Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Đánh giá kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế việt nam giai đoạn 2011 2020 và đề xuất giải pháp giai đoạn 2021 2030.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 49 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ HOẠCH VÀ PHÁT TRIỂN

BÀI TẬP NHÓM
KẾ HOẠCH HÓA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Đề Tài 2:
Thực trạng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn
2011 – 2020 và những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030
Giảng viên: T.S Ngơ Quốc Dũng
Nhóm sinh viên: Nhóm 10

HÀ NỘI, NĂM 2022


Các thành viên nhóm 10
Họ Tên

Mã sinh viên

Tham gia

Hồng Văn Nam (trưởng nhóm)

11193561

100%

Chu Bích Vi

11197062



95%

Phạm Vinh Quang

11194394

95%

Ngơ Cao Thái Tuấn

11195592

95%

Mai Hồng Nhung

11194044

95%


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
2011 – 2015 ...............................................................................................................13
Hình 2: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
2016 – 2020 ...............................................................................................................14
Hình 3: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các khu vực kinh tế giai đoạn 2011 –
2015 ...........................................................................................................................16
Hình 4: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các khu vực kinh tế giai đoạn 2016 –

2020 ...........................................................................................................................17
Hình 5: Tốc độ tăng trưởng bình quân hai giai đoạn của các khu vực kinh tế.18
Hình 6: Tỷ trọng các ngành trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giai
đoạn 2011 – 2020 .....................................................................................................19
Hình 7: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2011
– 2015 (%) ................................................................................................................20
Hình 8: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2016
– 2020 (%) ................................................................................................................21
Hình 9: Tốc độ tăng trưởng ngành khai khoáng và chế biến chế tạo giai đoạn
2011 – 2020 ...............................................................................................................22
Hình 10: Cơ cấu nội bộ ngành dịch vụ trong GDP theo giá hiện hành giai đoạn
2011 – 2020 ...............................................................................................................23
Hình 11: Tốc độ tăng trưởng một số ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020 .......24
Hình 12: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2015 .....................................................................25
Hình 13: Tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc hàng năm theo ngành kinh
tế giai đoạn 2011 – 2015 ..........................................................................................26
Hình 14: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm phân theo
ngành kinh tế giai đoạn 2016 – 2020 .....................................................................27
Hình 15: Tốc độ tăng trưởng lao động đang làm việc hàng năm theo ngành kinh
tế giai đoạn 2016 – 2020 ..........................................................................................28
Hình 16: Tốc độ tăng lao động bình quân giai đoạn phân theo ngành kinh tế .29


Hình 17: Thực trạng và kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế năm 2020
...................................................................................................................................30
Hình 18: Kết quả thực hiện và kế hoạch tăng trưởng giá trị ngành nông, lâm
nghiệp và thủy sản giai đoạn 2016 – 2020 .............................................................31
Hình 19: Kết quả thực hiện và kế hoạch tăng trưởng giá trị ngành công nghiệp
và xây dựng giai đoạn 2016 – 2020 ........................................................................31

Hình 20: Kết quả thực hiện và kế hoạch tăng trưởng giá trị ngành dịch vụ giai
đoạn 2016 – 2020 .....................................................................................................32
Hình 21: Tỷ trọng vốn đầu tư tồn xã hội thực hiện phân theo ngành kinh tế giai
đoạn 2011 – 2020 .....................................................................................................35
Hình 22: Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện phân theo ngành
kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 .................................................................................36


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2020 của Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011 - 2020 ......................................................................................8
Bảng 2: Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020 ..............................9
Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế ........................................10
Bảng 4: Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thái Lan và Phi-li-pin
năm 2019 ..................................................................................................................11
Bảng 5: Chỉ tiêu cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 của
một số nước trong khu vực .....................................................................................12
Bảng 6: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn
2011 – 2020 ...............................................................................................................15
Bảng 7: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế năm 2019 ..32
Bảng 8: Cơ cấu GDP nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành kinh tế
năm 2019 ..................................................................................................................33


MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT ................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................1
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ..............................................................................1
4. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................2
5. KẾT CẤU ĐỀ TÀI ................................................................................................2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRONG
PHÁT TRIỂN KINH TẾ ...................................................................................................3
1.1. CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế .................................................................3
1.1.2. Nội hàm của cơ cấu ngành kinh tế .............................................................3
1.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU ....................4
1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.............................................4
1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ..............4
1.3. KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ............................................5
1.3.1. khái niệm kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ..............................6
1.3.2. Nhiệm vụ .....................................................................................................6
1.3.3. Vị trí ............................................................................................................6
1.4. CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ........................7
1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP ...........................................................................7
1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế .................7
1.4.3. Bộ chỉ tiêu đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế .................................................................................................................8
1.5. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ ...............12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ
CẤU NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2020........................................................13
2.1. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU GDP ............................................................................13
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ...........................................................13
2.1.2. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành ..................................................19
2.2. CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC TRONG NỀN KINH TẾ........25
2.2.1. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế.........................................................25
2.2.2. Tốc độ tăng lao động bình quân theo ngành theo từng giai đoạn ...........29


CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011 – 2020...............................................................................30

3.1. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ...................30
3.1.1. So với kế hoạch năm 2020 ........................................................................30
3.1.2. So với các nước trong cùng khu vực ........................................................32
3.2. NGUYÊN NHÂN ................................................................................................34
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ THỰC HIỆN ....................................37
4.1. NHỮNG NỘI DUNG CẦN TẬP TRUNG TRONG KẾ HOẠCH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU
NGÀNH KINH TẾ CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2021-2030 .................................................37
4.2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP .........................................................................................37
4.2.1. Về nguồn nhân lực ....................................................................................37
4.2.2. Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư ...............................................................37
4.2.3. Về cơ chế ..................................................................................................38
KẾT LUẬN ..............................................................................................................39


1

Mở đầu
1. Tính cấp thiết
Để đạt được mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững, Việt Nam chúng ta cần
lựa chọn cho mình một hướng đi riêng trên cơ sở kế thừa những bài học kinh nghiệm quý
báu của các nước đi trước, tiếp thu những tiến bộ về khoa học kĩ thuật của thế giới và vận
dụng một cách sáng tạo vào điều kiện thực tế của nước ta. Làm được điều đó khơng phải
là đơn giản, chúng ta phải xây dựng cho mình một hệ thống phát triển kinh tế - xã hội(PT
KT-XH) hợp lý, nhạy bén; các bộ phận cấu thành hệ thống kế hoạch hóa phải có mối quan
hệ gắn bó chặt chẽ với nhau nhưng vẫn phát huy được vai trị của mình. Là một bộ phận
của hệ thống kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế đóng một vai trị quan trọng khơng thể phủ nhận được. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế được thực hiện một cách có hiệu quả, đạt mục tiêu đề ra sẽ góp phần khơng
nhỏ vào việc đạt được mục tiêu của kế hoạch tổng thể nói riêng và mục tiêu phát triển bền
vững nói riêng. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2011

– 2020 có nội dung như thế nào? Tình hình thực hiện bản kế hoạch này tính đến hết năm
2020 ra sao? những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành
là gì? Những nội dung nào cần được quan tâm trong bản kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh
tế sắp tới và giải pháp nào để thực hiện?
Để trả lời những câu hỏi đó nhóm xin phép chọn đề tài “Thực trạng kế hoạch chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 và những giải pháp chủ yếu nhằm thực
hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030” cho bài
tập nhóm mơn Kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020
- Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
- Thành tựu đạt được và hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
giai đoạn 2011 – 2020
- Đề xuất giải pháp, chính sách để đạt được mục tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế theo kế hoạch đã đặt ra
3. Đối tượng nghiên cứu
- Thực trạng chuyển kế dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2020


2

4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Thời gian từ 2011 – 2020
- Phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, đánh giá; phương pháp khảo sát tài
liệu.
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận chuyển dịch cơ cấu ngành trong phát triển kinh tế
Chương 2: Thực trạng thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn
2011-2020

Chương 3: Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2020
Chương 4: Đề xuất giải pháp để thực hiện


3

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1.1. Cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện
mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số lượng và chất lượng giữa các bộ phận.
Có nhiều dạng khác nhau của cơ cấu kinh tế, mỗi dạng phản ánh một khía cạnh nhất định
của sự phát triển như cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu đối
ngoại, cơ cấu tích lũy… trong đó cơ cấu ngành kinh tế được xem là cơ cấu kinh tế quan
trọng, phản ánh trình độ phát triển của một nền kinh tế.
Cơ cấu ngành kinh tế là tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế, thể
hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các ngành với
nhau. Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế - xã hội nhất
định, luôn luôn vận động và hướng vào những mục tiêu cụ thể.
1.1.2. Nội hàm của cơ cấu ngành kinh tế
- Số lượng ngành kinh tế được hình thành. Số lượng ngành kinh tế khơng cố định,
nó ln được hồn thiện theo sự phát triển của phân công lao động xã hội.
-Nguyên tắc phân ngành xuất phát từ tính chất phân cơng lao động xã hội, biểu hiện
cụ thể qua sự khác nhau về quy trình cơng nghệ của các ngành trong quá trình tạo ra sản
phẩm vật chất và dịch vụ. Các ngành kinh tế được phân thành 3 khu vực hay gọi là 3 ngành
gộp: Khu vực I bao gồm các ngành nông - lâm - ngư nghiệp; Khu vực II là các ngành công
nghiệp và xây dựng; Khu vực III gồm các ngành dịch vụ. Sự phân chia cụ thể và chi tiết
hơn được dựa trên phân ngành chuẩn quốc tế (ISIC). Hiện nay dựa trên phân ngành chuẩn
ISIC 4.0, Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam (Mã ngành theo VSIC), được ban hành

kèm theo quyết định số 10/2007/QĐ-TTg ngày 23/01/2007, gồm 05 cấp: Ngành cấp 1 gồm
21 ngành; ngành cấp 2 gồm 88 ngành; ngành cấp 3 gồm 242 ngành; ngành cấp 4 gồm 437
ngành; ngành cấp 5 gồm 642 ngành.
- Mối quan hệ tương hỗ giữa các ngành: Mối quan hệ này bao gồm cả mặt số và chất
lượng. Mặt số lượng thể hiện ở tỷ trọng (tính theo GDP(tổng sản phẩm quốc nội), lao động,
vốn v.v...) của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân; cịn khía cạnh chất lượng
phản ánh vị trí, tầm quan trọng của từng ngành và tính chất của sự tác động qua lại giữa
các ngành với nhau. Sự tác động qua lại giữa các ngành có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp.
Mối quan hệ trực tiếp bao gồm tác động cùng chiều và ngược chiều. Mối quan hệ cùng


4

chiều (FL) là quan hệ giữa một ngành và các ngành sử dụng đầu ra của nó, cịn mối quan
hệ ngược chiều (BL) là mối quan hệ giữa một ngành và các ngành cung cấp đầu vào cho
nó. Mối quan hệ gián tiếp được thể hiện theo các cấp 1, 2, 3 v.v… Nói chung mối quan hệ
của các ngành cả số và chất lượng đều thường xuyên biến đổi và ngày càng trở nên phức
tạp hơn theo sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội trong nước
và quốc tế.
Xét trên khía cạnh tăng trưởng và phát triển kinh tế, cơ cấu ngành kinh tế là dạng cơ
cấu kinh tế quan trọng nhất, được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất vì nó phản ánh sự phát
triển của khoa học công nghệ, lực lượng sản xuất, phân cơng lao động, chun mơn hóa và
hợp tác sản xuất, đồng thời nó cũng thể hiện tính hiệu quả của việc phân bổ các yếu tố
nguồn lực có lợi thế tương đối. Trạng thái cơ cấu ngành kinh tế do đó phản ánh trình độ
phát triển của một nền kinh tế, khả năng cạnh tranh của quốc gia và hội nhập của nền kinh
tế khu vực và thế giới.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế và ý nghĩa nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu ngành là quá trình thay đổi của cơ cấu ngành từ trạng thái này
sang trạng thái khác ngày càng hoàn thiện hơn, phù hợp với môi trường và điều kiện phát

triển. Chuyển dịch cơ cấu ngành không chỉ là sự thay đổi về số lượng các ngành, tỷ trọng
mỗi ngành mà còn còn bao gồm sự thay đổi về vị trí, tính chất mối quan hệ trong nội bộ cơ
cấu ngành. Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội
dung của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ
cấu mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện đại và phù hợp
hơn. Thực chất của chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là sự phát triển không đều giữa các
ngành. ngành có tốc độ phát triển cao hơn tốc độ phát triển chung của nền kinh tế thì sẽ
tăng tỷ trọng và nghiên cứu lại, ngành có tốc độ phát triển thấp hơn sẽ giảm tỷ trọng. Nếu
tất cả các ngành có tốc độ tăng trưởng như nhau thì tỷ trọng các ngành sẽ khơng đổi, nghĩa
là khơng có chuyển dịch cơ cấu ngành. Nhưng trong thực tế điều này ít xảy ra. Trong q
trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo xu hướng
tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản ngày càng giảm trong khi tỷ trọng của
các ngành công nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng.
1.2.2. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là một phạm trù động, nó ln ln thay đổi theo từng thời kỳ
phát triển bởi các yếu tố hợp thành cơ cấu khơng cố định. Q trình thay đổi của cơ cấu
ngành từ trạng thái này sang trạng thái khác ngày càng hồn thiện hơn, phù hợp với mơi


5

trường và điều kiện phát triển gọi là sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Chuyển dịch cơ
cấu ngành kinh tế gắn liền với sự thay đổi tầm quan trọng tương đối của các ngành theo
thời gian, dẫn tới sự thay đổi tỷ trọng của các ngành trong tổng thể kinh tế. Sự thay đổi này
là kết quả của quá trình xuất hiện thêm ngành mới hoặc mất đi những ngành đã có (sự thay
đổi số lượng các ngành, loại ngành); thay đổi trong mối quan hệ tác động qua lại giữa các
ngành thông qua quy mô đầu ra mà mỗi ngành cung cấp cho các ngành và quy mô đầu vào
mà mỗi ngành sử dụng của các ngành ở trong nền kinh tế (thay đổi thông qua các liên kết
xuôi, ngược); và do quy mô, nhịp độ tăng trưởng của các ngành là khác nhau.
Việc chuyển dịch cơ cấu ngành phải dựa trên cơ sở một cơ cấu hiện có và nội dung

của sự chuyển dịch là cải tạo cơ cấu cũ, lạc hậu hoặc chưa phù hợp để xây dựng cơ cấu
mới tiên tiến, hoàn thiện và bổ sung cơ cấu cũ nhằm biến cơ cấu cũ thành cơ cấu mới hiện
đại và phù hợp hơn. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành diễn ra liên tục, gắn liền với tăng
trưởng và phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với các lợi
thế tương đối của nền kinh tế là cơ sở cho tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững. Mối
quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu ngành với sự phát triển chung của nền kinh tế có ý nghĩa
hết sức quan trọng vì gắn với nó là sự phân bố các nguồn lực hạn hẹp của một quốc gia
trong những thời điểm nhất định vào những hoạt động sản xuất riêng.
Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng quan điểm rằng tình trạng kém phát triển thường
gắn liền với sản xuất nơng nghiệp, trong khi trình độ phát triển kinh tế cao luôn đi kèm với
một khu vực cơng nghiệp phát triển. Từ đó, xu hướng có tính quy luật chung của sự chuyển
dịch cơ cấu ngành kinh tế là chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất
nước. Muốn chuyển một nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp đều phải
trải qua các bước: chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế cơng - nơng nghiệp để từ đó
chuyển sang nền kinh tế công nghiệp phát triển. Những nội dung cụ thể của xu hướng này
thể hiện: Một là tỷ trọng nơng nghiệp có xu hướng giảm đi trong khi đó tỷ trọng cơng
nghiệp và dịch vụ ngày càng tăng kể cả GDP và lao động. Một xu hướng khác cho thấy
khi nền kinh tế bước sang những giai đoạn phát triển cao thì tốc độ tăng của ngành dịch vụ
sẽ ngày càng cao hơn so với tốc độ tăng của ngành công nghiệp. Trong ngành công nghiệp
tỷ trọng các ngành sản xuất sản phẩm có dung lượng (hàm lượng) vốn cao ngày càng lớn
và gia tăng với tốc độ nhanh, tỷ trọng các ngành sản phẩm có dung lượng lao động cao sẽ
giảm dần. Đối với ngành dịch vụ, theo sự phát triển kinh tế, các ngành dịch vụ chất lượng
cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, luật, giáo dục, y tế, du lịch sẽ có tốc độ tăng nhanh
và chiếm tỷ trọng cao.


6

1.3. kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.3.1. Khái niệm kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

Kế hoạch(KH) chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là một bộ phận cấu thành hệ thống
kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nó xác định các mục tiêu, chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu
ngành cần đạt tới trong kỳ KH gắn với KH tăng trưởng kinh tế và các giải pháp chính sách
nhằm thực hiện các mục tiêu đặt ra
Chỉ tiêu chủ yếu trong KH chuyển dịch cơ cấu là xác định tỷ trọng của mỗi ngành
cần đạt được trong tổng GDP kỳ KH. Các chỉ tiêu trong kế hoạch cần đảm bảo phản ánh
đúng xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành đặt ra, ảnh ánh đúng trình độ phát triển của nền
kinh tế cần hướng tới.
1.3.2. Nhiệm vụ
Mặc dù xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là mang tính quy luật khách quan, nhưng
trong thực tế khơng có một mơ hình chuyển dịch chung cho tất cả các nước. Do đó, nhà
nước cần can thiệp vào q trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế thơng qua việc kế hoạch
sự chuyển dịch nó. nhiệm vụ đặt ra cho kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế là:
- Xác định các điều kiện, yếu tố và các quan điểm chi phối sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, bao gồm: đánh giá xu hướng chuyển dịch quá khứ và thực trạng cơ cấu ngành kinh
tế tại thời điểm làm KH (kỳ gốc), điều tra, khảo sát, dự báo diễn biến cung, cầu thị trường,
sự phát triển khoa học công nghệ, phân công lao động, các yếu tố nguồn lực,v.v… Đây
chính là cơ sở để đưa ra các hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Xác định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu phản
ánh quan hệ tỉ lệ giữa các ngành sao cho đảm bảo phù hợp với xu thế biến đổi chung và
phản ánh được đặc điểm của nền kinh tế trong những điều kiện cụ thể.
- Xác định hướng huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào đặc biệt là cơ cấu vốn đầu
tư và cơ cấu lao động nhằm đảm bảo được cơ cấu đầu ra theo hướng đã xác định.
- Đề xuất các chính sách, giải pháp kinh tế - xã hội cần thiết để hướng dẫn hoạt động
nền kinh tế sao cho đáp ứng được các yêu cầu của sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
1.3.3. Vị trí
Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và cơ cấu ngành kinh tế nói
riêng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tăng trưởng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhằm hướng tới trình độ phát triển kinh tế cao hơn, đến lượt mình sự chuyển dịch cơ cấu
kinh tế tạo điều kiện duy trì tăng trưởng kinh tế nhờ sử dụng ngày càng có hiệu quả các

yếu tố nguồn lực. Chính vì vậy, trong q trình phát triển kinh tế, nếu kế hoạch tăng trưởng


7

được đánh giá là kế hoạch quan trọng nhất do các chỉ tiêu của kế hoạch tăng trưởng là cơ
sở để xác định các kế hoạch mục tiêu khác như mục tiêu cải thiện đời sống, tăng thu nhập
trong kế hoạch phát triển xã hội, thì kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế cũng luôn
cần phải xác định cùng với kế hoạch tăng trưởng, nó chính là bộ phận KH mục tiêu trong
hệ thống KH PTKTXH. Kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ngồi vị trí định vị
trình độ phát triển mà nền kinh tế muốn hướng tới khi kết thúc thời kỳ kế hoạch (tương
quan giữa các ngành trong nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển), nó cịn là cơ sở để
phân bổ các yếu tố nguồn lực vào các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế
(phát huy các mối liên kết kinh tế như thế nào).
1.4. Chỉ tiêu đánh giá sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.4.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP
Tỷ lệ phần trăm GDP của các ngành cấp I (khu vực nông nghiệp, công nghiệp và dịch
vụ) là một trong những tiêu chí đầu tiên thường được dùng để đánh giá quá trình chuyển
dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế.
Để đánh giá sát thực hơn sự chuyển dịch cơ cấu ngành, việc phân tích cơ cấu các
phân ngành (cấp II, cấp III…) có một ý nghĩa rất quan trọng. Thông thường, cơ cấu ngành
phản ánh sát hơn khía cạnh chất lượng và mức độ hiện đại hóa của nền kinh tế. Ví dụ, trong
khu vực công nghiệp, những ngành công nghiệp chế biến địi hỏi tay nghề kỹ thuật cao,
vốn lớn hay cơng nghệ hiện đại như cơ khí chế tạo, điện tử cơng nghiệp, dược phẩm, hóa
mỹ phẩm… chiếm tỷ trọng cao sẽ chứng tỏ nền kinh tế đạt mức độ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa cao hơn so với những lĩnh vực khai khống, sơ chế nơng sản, cơng nghiệp lắp ráp…
Trong khu vực dịch vụ, những lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, gắn với công nghệ hiện đại
như bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn, viễn thông, hàng không… chiếm tỷ trọng rất cao sẽ rất
khác với những lĩnh vực dịch vụ phục vụ sinh hoạt dân cư với công nghệ thủ cơng hoặc
trình độ thấp, quy mơ nhỏ lẻ.

1.4.2. Chuyển dịch cơ cấu lao động đang làm việc trong nền kinh tế
Cơ cấu lực lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế là chỉ tiêu phản ánh sát
thực nhất mức độ thành công về mặt kinh tế - xã hội của q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. So với cơ cấu GDP, cơ cấu lao động phân theo ngành được đánh giá cao và coi
trọng hơn vì chỉ tiêu này khơng chỉ phản ánh xác thực hơn mức độ chuyển biến sang xã
hội công nghiệp của một đất nước, mà nó cịn ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài
trong khi cơ cấu GDP lại chịu ảnh hưởng của tình trạng méo mó về giá cả. Tầm quan trọng
của chuyển dịch cơ cấu lao động thậm chí cịn được một số nhà kinh tế xem như chỉ tiêu


8

quyết định nhất để đánh giá mức độ thành công của q trình cơng nghiệp hóa trong nghiên
cứu so sánh giữa các nền kinh tế.
1.4.3. Bộ chỉ tiêu đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành
kinh tế
a) Chỉ tiêu so sánh theo kế hoạch
 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 – 2020 đặt ra các chỉ tiêu phát triển kinh
tế - xã hội, trong đó có một số chỉ tiêu về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế sau:
Bảng 1: Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 2020 của Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020
Chỉ tiêu

Mức cần đạt đến năm 2020

Tỉ trọng các ngành công nghiệp
trong GDP

40%


Tỉ trọng các ngành công nghiệp
trong GDP

45%

Tỉ trọng giá trị sản phẩm công
nghiệp chế tạo trong GDP

25%

Tỉ lệ lao động nông nghiệp trong lao
động xã hội

30 - 35%

Nguồn: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
 Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 đã thơng qua Nghị quyết số 142/2016/QH13
ngày 12/4/2016 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020. Trong đó
có một số chỉ tiêu thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế:


9

Bảng 2: Chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 – 2020
Kế
hoạch
2016

Kế
hoạch

2017

Kế
hoạch
2018

Kế
hoạch
2019

Kế
hoạch
2020

Kế
hoạch
2016 –
2020

%

6,7 – 6,9

6,5 – 6,9

6,5 – 7

6,6 – 7,1

6,6 – 7,2


6,5 – 7

Nông,
lâm
nghiệp
và thủy
sản

%

2,32 –
2,45

2,33 –
2,49

2,34 –
2,53

2,35 –
2,58

2,36 –
2,63

2,34 –
2,54

Công

nghiệp
và xây
dựng

%

9,13 –
9,36

8,58 –
9,38

8,59 –
9,43

8,6 – 9,5

8,61 –
9,6

8,7 –
9,45

Dịch vụ

%

6,58 –
6,82


6,59 –
6,83

6,6 –
6,85

6,61 –
6,9

6,62 – 7

6,6 –
6,68

Đơn
Chỉ tiêu vị
tính
Tăng
trưởng
kinh tế
Trong
đó

Tỷ
trọng
cơng
nghiệp
và dịch
vụ
trong

GDP

85%

Tỷ
lệ
lao
động
nơng
nghiệp
trong
tổng lao
động xã
hội

40%

Nguồn: Báo Điện Tử Chính Phủ


10

 Dựa trên những tham khảo từ kế hoạch của Đảng và Nhà nước trong thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội. Nhóm nghiên cứu đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá thực
trạng kế hoạch chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2011 – 2020 như sau:
Bảng 3: Chỉ tiêu đánh giá chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Chỉ tiêu

Đơn

vị
tính

Kế
hoạch
2016

Kế
hoạch
2017

Kế
hoạch
2018

Kế
hoạch
2019

Kế
hoạch
2020

Kế
hoạch
2016 –
2020

Tăng
trưởng

kinh tế

%

6,7 –
6,9

6,5 – 6,9

6,5 – 7

6,6 – 7,1

6,6 – 7,2

6,5 – 7

Nông,
lâm
nghiệp
và thủy
sản

%

2,32 –
2,45

2,33 –
2,49


2,34 –
2,53

2,35 –
2,58

2,36 –
2,63

2,34 –
2,54

Công
nghiệp
và xây
dựng

%

9,13 –
9,36

8,58 –
9,38

8,59 –
9,43

8,6 – 9,5


8,61 –
9,6

8,7 –
9,45

Dịch vụ

%

6,58 –
6,82

6,59 –
6,83

6,6 –
6,85

6,61 –
6,9

6,62 – 7

6,6 –
6,68

Trong
đó


Tỷ
trọng
cơng
nghiệp
trong
GDP

40%

Tỷ
trọng
dịch vụ
trong
GDP

45%

Tỷ
trọng
cơng

25%


11

nghiệp
chế biến
chế tạo

trong
GDP
Tỷ
lệ
lao
động
nơng
nghiệp
trong
tổng lao
động xã
hội

40%

Nguồn: Tổng hợp của nhóm
b) Chỉ tiêu so sánh chéo
 Các nước có cùng xuất phát điểm là sản xuất nông nghiệp giống Việt Nam, như
Thái Lan, Phi-lip-pin, In-đơ-nê-xi-a, Ấn Độ có cơ cấu kinh tế đến cuối năm 2019
như sau:
Bảng 4: Chỉ tiêu chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế của Thái Lan và Phi-lip-pin
năm 2019
Thái Lan

Phi-li-pin

Nông, lâm nghiệp và
thủy sản

8%


9%

Công nghiệp và xây
dựng

33%

30%

Dịch Vụ

58,6%

61%
Nguồn: Niên giám thống kê 2021


12

 Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP năm 2019 của một số
nước cùng khu vực với Việt Nam:
Bảng 5: Chỉ tiêu cơ cấu khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2019 của một số
nước trong khu vực
Quốc gia

Nông, lâm nghiệp và thủy sản

Ma-lai-xi-a


7%

In-đô-nê-xi-a

13%

Trung Quốc

7%
Nguồn: Niên giám thống kê 2021

1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
a) Nhân tố Chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh
tế trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chất lượng nguồn lao động thể hiện ở
trình độ học vấn của lao động, vị trí làm việc và tỷ trọng lao động có chứng chỉ nghề.
b) Nhân tố Vốn đầu tư
Vốn đầu tư là nhân tố quan trọng đối với các nền kinh tế đang phát triển. Việc huy
động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư góp phần thực hiện tăng trưởng kinh tế và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.
c) Nhân tố Khoa học và công nghệ
Khoa học và công nghệ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nền
kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa.
d) Nhân tố cơ chế
Cơ chế của Nhà nước có tác động thúc đẩy hoặc kìm hãm sự chuyển dịch cơ cấu
ngành kinh tế trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một nền kinh tế.


13


Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2011-2020
2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP
2.1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
Trong những năm 2011-2015, cơ cấu các khu vực kinh tế chuyển dịch theo hướng
tích cực. Năm 2011, tỷ trọng các khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; công nghiệp và
xây dựng; dịch vụ; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm trong GDP tương ứng 16,26%;
34,58%; 38,91%; 10,25%. Ở giai đoạn này, tỷ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng có
xu hướng khơng thay đổi và có sự tăng giảm đan xen, đến năm 2015 tỷ trọng trong khu
vực công nghiệp và xây dựng là 34,27%, giảm 0,31 điểm % so với năm 2011. Trong khi
đó, tỷ trọng khu vực nơng,lâm nghiệp và thủy sản có sự thay đổi tích cực khi có xu hướng
giảm theo các năm: từ 16,26% năm 2011 xuống còn 14,47% năm 2015. Khu vực dịch vụ
có xu hướng dịch chuyển tích cực nhất khi tăng từ 38,91% năm 2011 lên 42,19% năm
2015. Hình 1.

Hình 1: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2011 –
2015
Nguồn: Tính tốn của nhóm nghiên cứu
Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 được tổ chức triển khai.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này có sự thay đổi rõ rệt giữa
các khu vực. Giảm tỷ trọng trong GDP của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ


14

trọng ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 2020, tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản trong GDP chiếm 12,66%, giảm 1,16 điểm % so với 2016; khu vực công nghiệp
và xây dựng chiếm 36,71% tăng 2,62 điểm %; khu vực dịch vụ chiếm 41,83% giảm 1,02
điểm %. Hình 2.


Hình 2: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 2016 – 2020
Nguồn: Tính tốn của nhóm nghiên cứu


15

Nhìn chung giai đoạn 2011 – 2020, xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế diễn
ra tích cực ở tất cả các khu vực. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 16,26%
năm 2011 xuống còn 12,66% năm 2020; khu vực công nghiệp tăng từ 34,58% năm 2011
lên 36,74% năm 2020; tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP tăng từ 38,91% năm 2011 lên
41,83% năm 2020. Xem Bảng 6.
Bảng 6: Cơ cấu GDP theo giá hiện hành phân theo khu vực kinh tế
giai đoạn 2011 – 2020
Trong đó
Tổng
số

Nơng,
lâm nghiệp
và thuỷ sản

Cơng
nghiệp và
xây dựng

Dịch
vụ

Thuế

sản phẩm
trừ trợ cấp
sản phẩm

2011

100,00

16,26

34,58

38,91

10,25

2012

100,00

16,20

35,86

39,12

8,82

2013


100,00

15,22

35,58

40,53

8,67

2014

100,00

14,88

35,30

40,92

8,90

2015

100,00

14,47

34,27


42,19

9,07

2016

100,00

13,82

34,12

42,85

9,21

2017

100,00

12,93

35,39

42,58

9,10

2018


100,00

12,31

36,54

42,17

8,98

2019

100,00

11,78

36,80

42,47

8,95

2020

100,00

12,66

36,74


41,83

8,77

Nguồn: Niên giám thống kê 2021


16

Về tốc độ tăng trưởng hàng năm của từng khu vực giai đoạn 2011 – 2015, tăng
trưởng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản thấp hơn so với tăng trưởng cả nước và có
xu hướng giảm dần từ 4,23% vào năm 2011 xuống còn 2,41% năm 2015. Tốc độ tăng
trưởng của khu vực dịch vụ lớn hơn so với tốc độ tăng trưởng tồn khu vực tuy nhiên lại
có xu hướng giảm dần khi giảm từ 7,47% năm 2011 xuống 6,33% năm 2015. Khu vực
công nghiệp và xây dựng là nhóm tăng trưởng tích cực nhất, duy trì tăng trưởng trên 5%
giai đoạn này, cá biệt tăng trưởng mạnh 9,64% năm 2015. Hình 3.

Hình 3: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các khu vực kinh tế
giai đoạn 2011 – 2015
Nguồn: Tính tốn của nhóm nghiên cứu


17

Giai đoạn 2016 – 2020, Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng trưởng chậm
hơn nhiều so với cả nước . Khu vực công nghiệp và xây dựng đạt mức tăng trưởng tốt khi
mức tăng có xu hướng đi lên trong giai đoạn 2016 – 2020; khu vực dịch vụ tăng trưởng ổn
định qua các năm 2016 – 2019. Đặc biệt năm 2020 xảy ra đại dịch Covid-19 khiến kinh tế
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng bị ảnh hưởng nặng nề. Hình 4.


Hình 4: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các khu vực kinh tế giai đoạn 2016 –
2020
Nguồn: Tính tốn của nhóm nghiên cứu


18

Trung bình giai đoạn 2011 – 2015 và giai đoạn 2016 – 2020 có thể thấy tốc độ tăng
trường trung bình của khu vực nơng, lâm nghiệp và thủy sản giảm 0,58 điểm %; tăng trưởng
trung bình khu vực cơng nghiệp và xây dựng tăng từ 7,22% giai đoạn 2011 – 2015 lên
7,45% giai 2016 – 2020. Trong khi đó khu vực dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân
giảm 0,48 điểm % xuống còn 6,2% giai đoạn 2016 – 2020. Hình 5.

Hình 5: Tốc độ tăng trưởng bình quân hai giai đoạn của các khu vực kinh tế
Nguồn: Tính tốn của nhóm nghiên cứu


×