BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CƠ ĐIỆN XÂY DỰNG VIỆT XÔ
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ NGOẠI NGỮ
GIÁO TRÌNH
Mơ đun: XỬ LÝ ẢNH NÂNG CAO
NGHỀ : THIẾT KẾ ĐỒ HỌA
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
BÀI 1: SỬ DỤNG BẢNG CHỈNH MÀU
1. GIỚI THIỆU VỀ BẢNG CHỈNH MÀU
Các thành phần giao diện Photoshop
1.1. Bảng cơng cụ – Tool panel
Toolbar hay Tool panel
Có lẽ thành phần quan trọng nhất trong giao diện photoshop dó chính là bảng cơng cụ, nó chứa
hàng loạt các biểu tượng (icons) khác nhau của photoshop dể giúp thay đổi và tạo ra các hình
ảnh. Các cơng cụ quan trọng bao gồm các công cụ chọn lựa (selection) giúp giới hạn khu vực
cụ thể cần chỉnh sửa trên hình ảnh, các cơng cụ biến đổi hình ảnh như kéo, xóa, thêm và nhiều
hơn nữa… Chúng ta sẽ quay lại tìm hiểu kỹ hơn ở các bài hướng dẫn sau.
Hệ màu trong photoshop
a. Hệ màu trong Photoshop: Bitmap
Hệ màu này cho ta hình ảnh chỉ thuần màu đen và trắng; Khơng có bất kì một sắc độ nào khác.
Khi phóng to hình lên chúng ta sẽ thấy hình ảnh chỉ được tạo bởi những chấm đen và trắng.
Trong ảnh bitmap: Những Options sửa chữa của photoshop không thể thực hiện được. Như
vậy nó phải được chỉnh sửa từ khi ảnh cịn là grayscale. Ảnh bitmap có dung lượng nhỏ gấp
nhiều lần các mode ảnh khác.
Mode bitmap được sử dụng trong xuất film cho các kỹ thuật in công nghiệp (Offset, Helio,…).
b. Hệ màu Grayscale
Grayscale là hệ màu trong photoshop sử dụng 256 sắc độ xám của hình ảnh. Tất cả các màu
sắc đều được chuyển về trắng, đen, xám, độ đậm nhạt của màu xám phụ thuộc vào độ đậm nhạt
của màu nguyên thủy. Với hệ màu Grayscale, màu xám chiếm diện tích nhiều hơn trắng và
đen.
Hệ màu grayscale trong Photoshop
Ảnh Gray được sử dụng trong nhiếp ảnh ngày xưa. Hiện tại vẫn được sử dụng cho một số dạng
ảnh nghệ thuật.
c. Hệ màu Doutone Color
Hệ màu Duotone Color là bước chuyển tiếp của hệ màu Grayscale. Để sử dụng hệ màu này,
chúng ta cần chuyển hình ảnh về Grayscale trước, sau đó vào menu Image > Mode > Duotone
Color. Sau đó áp dụng lên hình ảnh 1,2,3 hoặc 4 tone màu khác nhau. Kết quả cho ta hình ảnh
gồm 1 màu bất kì và màu đen.
Duotone ( bao gồm cả triotone và quadtone ) là: một chế độ màu rất chuyên biệt; Chỉ dành cho
việc in thưong mại, vốn sử dụng hai, 3 hay 4 màu mực trải rộng ra khắp ảnh.
d. Hệ màu trong photoshop cho hình ảnh 8 bit với 256 màu sắc – Indexed Color
Hệ màu Indexed cho ta hình ảnh 8 bit với 256 màu sắc. Do là hình 8 bit nên độ chuyển màu
của hình ảnh sẽ khơng được mịn. Với hình ảnh hệ Indexed: Những vùng có điểm ảnh gần giống
nhau sẽ được tự động gộp lại chung thành 1 mảng. Nên khi phóng to hình ảnh lên, chúng ta sẽ
nhìn rõ từng mảng màu riêng biệt.
Chế độ Indexed Color dành cho web. Bạn lưu các ảnh GIF và PNG -8 trong Indexed Color.
Nhưng chỉ các dạng file đó là cần 1 số lựong màu như vậy. Điều đó giúp giảm kích cở file ,
giảm lượng khoảng trống mà ảnh đòi hỏi trên web server của bạn. Đồng thời tăng nhanh thời
gian tải xuống
e. Hệ màu RBG Color
Hệ màu RBG là: Một hệ màu phổ biến, được tạo bởi 3 màu chính Red, Green, Blue. Giá trị
các màu của hệ RBG dao động từ 0 đến 255. Màu thuần đen khi tất cả các giá trị bằng 0; Thuần
trắng khi tất cả các giá trị bằng 255. RGB là một chế độ màu phụ gia – Nghĩa là bạn thêm càng
nhiều lượng màu của mổi thành phần thì: Bạn càng tiến đến màu trắng .
Hệ màu RGB trong photoshop
Đây là một hệ màu được sử dụng cho những hình ảnh đươc dùng để hiển thị trên màn hình;
Hoặc để rửa ảnh ở phịng lab. Để sử dụng ảnh RGB trong in ấn; Bạn cần chuyển hệ màu RGB
sang CMYK trong photoshop.
e. Hệ màu CMYK trong photoshop
Hệ màu CMYK trong Photoshop
CMYK cũng là một hệ màu trong photoshop phổ biến. Được tạo bởi những màu gốc à Cyan,
Magenta, Yellow, Black. Người ta sử dụng ký tự K thay cho màu đen vì kí tự B tương ứng với
Blue (xanh da trời). Đây là hệ màu sử dụng rộng rãi trong in ấn. 4 màu gốc của CMYK tương
ứng với 4 màu của hộp mực máy in. Giá trị từng màu của CMYK dao động từ 0 đến 100%.
Màu thuần trắng khi tất cả các giá trị bằng 0; Thuần đen khi tất cả các giá trị bằng 100%.
CMYK là một chế độ màu khử – nghĩa là: Lượng màu của mổi thành phần càng íi thì bạn càng
tiến đến màu trắng.
f. Hệ màu Lab Color
Hệ màu lab trong Photoshop
Hệ màu Lab giúp ta phân cách hình ảnh ra ánh sáng và màu sắc riêng biệt. Ở hệ màu Lab chúng
ta sử dụng bảng Channels ( menu Window > Channels) để thao tác. Lab cho ta 3 channels:
Lightness: chứa những vùng sáng tối của hình ảnh.
Kênh a: những vùng có màu green và red của hình ảnh.
Kênh b: những vùng có màu blue và yellow cảu hình ảnh.
Bạn khơng nên in các ảnh LAB trên một máy in phun mực hoặc upload chúng lên web site của
bạn. Bạn nên chuyển đổi các ảnh RGB hay CMYK của bạn sang chế độ LAB; Trước khi sử
dụng một trong các bộ lọc: Sharpen của Photoshop. Hãy áp dụng bộ lọc Unsharp Mask. Sử
dụng lệnh Edit > Fade Unsharp Mask , và thay đổi chế độ hòa trộn từ Normal sang Lunilosity.
Cùng một kết quả , nhưng tác vụ được thực hiện ít hơn. Đồng thời hả năng làm giảm chất lượng
ảnh cũng thấp hơn
g. Hệ màu Multichannel Color
Multichannel là một hệ màu trong photoshop rất đặc biệt. Nó thể hiện 256 cấp độ xám ở mỗi
kênh. Tuy nhiên, với hệ màu này, tất cả các layers sẽ bị flatten ( gộp lại làm 1). Đồng thời
chúng ta không được phép sử dụng layer trong hệ này.
Giống như Duotone; Multichannel là 1 chế độ màu chỉ dùng giới hạn trong các máy in thương
mại. Bởi vì nó phụ thuộc vào các màu mực đã được pha trộn sẳn để áp lên giấy.
Bạn có thể cần chế độ Multichannel khi tạo 1 logo cho khách hàng
BÀI 2. CÁC BẢNG CHỈNH MÀU CƠ BẢN
Photohop panels (panes)
Các bảng này cũng là những điểm đáng chú ý trong giao diện của photoshop. Tất cả các loại
thông tin sẽ được hiển thị trên các bảng, đôi khi sẽ khiến bạn bối rối. Những thơng tin đó bao
gồm thơng số vị trí, kích thước ảnh, tùy chọn thay đổi cho các công cụ, lịch sử các hành động
của bạn trên photoshop, đơi khi có nhiều bảng hiện lên cùng lúc, chúng sẽ bị che mất, bạn có
thể vào menu Window để mở lại. Chúng ta cũng sẽ biết nhiều hơn về các bảng này ở các bài
sau.
Menu – bảng phân nhánh chức năng
Photoshop menu
Menu là thành phần quen thuộc nhất đối với những người mới bắt đầu sử dụng photoshop. Nó
chứa các loại tham số mà đơi khi khơng xuất hiện trên cả thanh công cụ lẫn các bảng chức
năng, người sử dụng chỉ có thể mở các tham số này từ thanh menu. Chúng ta có thể dành chút
ít thời gian để tham khảo sơ qua.
File chứa những chức năng cơ bản nhất một phần mềm phải có và bổ sung thêm một vài
thứ hữu ích như Import để đưa các hình ảnh từ máy Scan hay chức năng Save for Web dùng
để lưu các hình ảnh ở định dạng được hỗ trợ dành cho web.
Edit là một nhánh menu cũng khá quen thuộc. Trong photoshop, Edit chứa những chức
năng cơ bản để thay đổi các bức ảnh, đáng chú ý như Fill & Stroke (tô màu và đường
viền), Transform (xoay, lật, kéo giản ảnh)
Image là một nhánh menu bao gồm các chức năng có thể tác động lên toàn bộ bức ảnh
như Color Adjustments (chỉnh màu sắc), Size Adjustments (chỉnh kích thước) và một số
chức năng khác có thể thay đổi tồn bộ một bức ảnh trong photoshop.
Layer tương tự như nhánh menu Image, nhưng nó có chức năng giới hạn sự thay đổi chỉ
tác động tại một Layer (lớp). Tơi sẽ giải thích sâu hơn về Layer ở các phần sau. Ở phần này
bạn chỉ hiểu đơn giản một Image (ảnh) trong photoshop được cấu tạo bởi nhiều Layer (lớp)
trong suốt chồng lên nhau. Do vậy, những chức năng trong nhánh Layer chỉ sẽ có tác dụng
ở một hoặc nhiều Layer được chọn khác với menu Image là chúng ảnh hưởng đến toàn bộ
bức ảnh.
Type là menu chứa các chức năng về thay đổi, biến đổi về hiệu ứng cho chữ và kiểu chữ.
Select menu bao gồm các chức năng về Selection (vùng chọn) bạn tạo ra. Vùng chọn trên
ảnh mà bạn muốn thay đổi là phần khó nhất khi làm việc trong Photoshop. Ở
nhánh menu này bạn có thể lưu vùng chọn, tinh chỉnh vùng chọn hoặc thêm, bớt, đảo vùng
chọn. Nắm vững chức năng các vùng chọn sẽ giúp bạn tiết kiệm nhiều thời gian trong lúc
làm việc với photoshop.
Filter (bộ lọc) menu là thứ người ta thường nhắc đến khi nói đến photoshop. Các bộ lọc có
thể áp dụng lên bất kỳ phần nào của ảnh và tạo những hiệu ứng độc đáo.
View (Xem) menu là nơi bạn có thể thay đổi các thông số hiển thị để xem trên giao diện
photoshop. Bạn có thể sử dụng chức năng tắt / mở các đường dẫn (guidelines) trên ảnh,
phóng to (zoom out) thu nhỏ (zoom in) có tại nhánh menu này.
Window là menu cho phép bạn hiển thị hoặc giấu các bảng chức năng trong giao
diện photoshop. Nếu bạn bị mất một bảng chức năng nào đó, bạn có thể mở lại tại đây.
Help là phần thông tin trợ giúp bằng tiếng Anh. Tuy hơi vắn tắt nhưng đôi lúc cũng hữu
dụng trong một số trường hợp.
Thanh tham số – option bar
Photoshop option bar
Nó nằm ngay dưới thanh menu, là cơng cụ bổ sung hữu ích khi bạn đang sử dụng các công cụ
khác của photoshop. Như các bạn thấy ở hình minh họa, khi bạn sử dụng công
cụ Selection (vùng chọn), thanh option sẽ hiển thị các thay đổi trong quá trình bạn sử dụng. Ở
đây bạn sẽ có nhiều tham số vùng chọn khác nhau, như kiểu vùng chọn, cách chọn thậm chí
tạo vùng chọn theo đúng chính xác kích thước ở đơn vị pixel. Khi bạn chọn cơng cụ khác, thí
dụ như bạn chuyển sang chọn cơng cụ paintbrush (cọ vẽ) thì tham số trên thanh option cũng
thay đổi tương ứng với công cụ này. Nói tóm lại, thanh option là nơi bạn phải luôn chú ý khi
làm việc với công cụ của photoshop.
Một vài định nghĩa cần biết trong photoshop
.psd : tập tin psd là tập tin định dạng của photoshop được lưu lại mặc định. Nó chứa
nhiều layer và cùng các tham số bạn đã soạn thảo trước đó. Trong nhiều trường hợp, bạn
có thể chuyển đổi tập tin .psd thành các tập tin ảnh ở nhiều định dạng khác nhau.
Layer: Tập tin photoshop được kết hợp bởi nhiều layer (lớp), theo cách giống như từng
lớp trong suốt chứa từng phần của một bức ảnh chồng lên nhau. Các layer có thể chứa
ảnh, chữ hoặc các hình đồ họa vector … chúng có thể được nhóm (group) lại với nhau
hoặc đổi vị trí trên dưới lẫn nhau theo ý đồ người sử dụng. Đơi khi mới sử dụng
photoshop, bạn có thể lúng túng khi không chọn đúng layer để chỉnh sửa, do đó bạn lưu ý
cần chọn đúng layer hiện hành bằng cách nhấp chuột vào tên layer. Trong photoshop, khi
bạn thêm chữ vào, một layer mới sẽ được tạo tự động. Khi muốn ghép 2 layer lại với
nhau, bạn có thể sử dụng chức năng merge down hoặc faltten image để ghép tất
cả layer thành một layer duy nhất.
Selection (vùng chọn): Vùng chọn là khu vực chịu sự tác động bởi các công cụ và chức
năng được áp dụng lên ảnh. Vùng chọn trên photoshop cũng tương tự như các bạn dánh
dấu một đoạn chữ trong chương trình MS Word. Khi có một vùng chọn, bạn có thể áp
dụng các công cụ như paintbrush (cọ vẽ), copy (nhân bản) hoặc crop ( cắt xén). Vùng
chọn trong photoshop có các hình dáng và kích cỡ bất kỳ tùy theo bạn sử dụng cơng
cụ selection nào.
Vùng chọn chỉ có tác động lên layer hiện hành. Nếu vùng chọn nằm ở layer rỗng, chương
trình sẽ báo lỗi. Khi gặp trường hợp này, bạn cần chú ý đến bảng layer panel và xem đã
chọn đúng layer hay chưa.
Resolution (độ phân giải) là thuật ngữ chỉ đến số pixel trên toàn bộ một bức ảnh. Một bức
ảnh High Resolution (độ phân giải cao) chứa nhiều thông tin hơn một bức ảnh Low
Resolution (độ phân giải thấp). Do đó người ta thường khơng gặp vấn dề gì khi chuyển
đổi ảnh có độ phân giải cao xuống ảnh có độ phân giải thấp, nhưng nếu làm ngược lại,
bức ảnh sẽ bị nhịe hoặc khơng đạt chất lượng bởi vì lượng thơng tin bị mất khơng được
bù đắp đúng cách.
Độ phân giải màn hình thường ở khoảng 72 dpi (pixel per inches), vì vậy dối với những
hình ảnh tạo ra với mục đích hiển thị trên các thiết bị màn hình, 72 pdi là ổn. Đối với các
ảnh dùng cho in ấn, tùy theo loại máy in bạn sử dụng, 300 dpi là độ phân giải chuẩn và
150 dpi là dộ phân giải thấp nhất có thể chấp nhận được.
Image size (kích thước ảnh): Độ phân giải đơi khi bị nhầm lẫn với kích thước ảnh, bởi vì
kích thước ảnh cũng có đơn vị bằng pixel. Kích thước ảnh được tính bằng số pixel dọc và
ngang của một bức ảnh. Để hình dung, bạn có thể mở menu Image > Image size để xem
mối liên hệ giữa độ phân giải và kích thước ảnh.
Color mode (hệ màu): là kiểu hệ màu sắc mà ảnh đang sử dụng. CMYK và RGB là hai hệ
màu phổ biến mà bạn cần biết.
CMYK là hệ màu được sử dụng cho ngành in ấn. 4 chữ CMYK là chữ viết tắt của 4 kênh
màu chính bao gồm: Cyan (xanh da trời), Magenta (đỏ sen), Yellow (vàng), và
BlacK (đen).
RGB là hệ màu gồm 3 kênh màu dành cho các ảnh hiển thị trên màn hình như web, quảng
cáo trên tv …. bao gồm Red (đỏ), Green (xanh lá) và Blue (xanh dương)
Nhưng trước khi áp dụng bộ lọc cho bất kỳ hình ảnh nào và để tơi nói cho bạn biết về việc sử
dụng bộ lọc không phá hủy bằng Bộ lọc Thông minh (Smart Filters).
3. SỬ DỤNG CÁC CHỨC NĂNG BIẾN ĐỔI ẢNH
BỘ LỌC THƠNG MINH (Smart Filters)
Bộ lọc thơng minh được sử dụng để áp dụng Bộ lọc không phá hủy. Điều đó có nghĩa là bạn
có thể dễ dàng tùy chỉnh giá trị của bộ lọc bất kỳ lúc nào và bộ lọc thông minh cũng đi kèm
với mặt nạ lớp bên trong, nó cho phép bạn giấu hiệu ứng của bộ lọc ở các khu vực không
mong muốn.
Để sử dụng Bộ lọc Thông minh, trước tiên, chúng ta cần chuyển đổi hình ảnh thành các đối
tượng thơng minh.Trước tiên, mở bất kỳ hình ảnh nào trong Photoshop và nhấp chuột phải
vào nó sau đó chọn "Convert to smart objects".
Ở đây chúng ta có hình ảnh được chuyển đổi thành các đối tượng thông minh và bây giờ
chúng ta đã sẵn sàng áp dụng Bộ lọc vào bất kỳ hình ảnh nào mà khơng làm ảnh hưởng đến
nó.
BỘ LỌC GAUSSIAN BLUR
Các bộ lọc Photoshop phổ biến nhất được sử dụng trong tất cả các loại hình thao tác
là Gaussian Blur filter. Bộ lọc rất đơn giản và nó được sử dụng để làm mờ hình ảnh hoặc bạn
có thể làm mềm hình ảnh cũng như từ bộ lọc này. Bạn cũng có thể sử dụng bộ lọc này để
chỉnh sửa và cũng được sử dụng để thêm chiều sâu để thao tác ảnh.
Thêm bộ lọc Gaussian Blur vào vùng núi bằng cách chọn Filters> Blur> Gaussian Blur.
Đây là kết quả. Bạn có thể tăng giá trị Radius để cho các hiệu ứng Gaussian Blur mạnh hơn.
Xem bảng điều khiển Layer lúc này đã có sự thay đổi.
Khi bạn áp dụng bộ lọc cho các đối tượng thơng minh, chúng ta sẽ có thêm một khu vực có
tên "Smart Filters" để báo hiệu có bộ lọc thơng minh được áp dụng cho các đối tượng.
Bây giờ nếu bạn nhấp đúp vào bộ lọc thơng minh sau đó bạn sẽ có thể thay đổi giá trị của các
bộ lọc được áp dụng. Bạn sẽ thấy rằng có hình chữ nhật trắng ngay bên dưới các đối tượng
thông minh và đó là mặt nạ của Layer Smart Filters. Bạn có thể sử dụng nó để ẩn tác dụng
của bộ lọc thơng minh và nó cũng giống như một layer mặt nạ thông thường.
BỘ LỌC CHUYỂN ĐỘNG MỜ (MOTION BLUR FILTER)
Bộ lọc Motion blur được sử dụng thêm chuyển động cho ảnh. Bạn có thể thêm chuyển động
cho xe ơ tô, xe đạp và đồ vật.
Để thêm Motion blur vào bất kỳ hình ảnh nào hãy chọn Filter> Blur> Motion Blur.
Mở ảnh "vehicle" ở trên trong Photoshop.
Bây giờ thêm bộ lọc Motion Blur để hình ảnh xe. Đây là các giá trị.
Trong hình trên, góc xác định hướng di chuyển và thanh trượt khoảng cách được sử dụng để
đặt chiều dài của các vệt mờ chuyển động. Giá trị khoảng cách càng cao thì càng có nhiều vệt
dài nhất.
Đây là kết quả bạn cần phải dùng brush để ẩn tác dụng của hiệu ứng ở chiếc xe.
THÊM BỘ LỌC NOISE (NOISE FILTER)
Bộ lọc Noise được sử dụng để thêm hiệu ứng grainy cho ảnh của bạn. Bạn cũng có thể sử
dụng nó để thêm một chút kết cấu hình ảnh của bạn. Kết hợp bộ lọc Add Noise và Motion
Blur filter, bạn có thể áp dụng hiệu ứng mưa cho ảnh của mình.
Thêm Add Noise Filter bằng cách vào Filter > Noise > Add Noise. Đây là các giá trị.
Đây là kết quả.
Như bạn thấy, chúng ta đã có ảnh hưởng grainy trên hình ảnh.
BỘ LỌC CLOUDS (Clouds filter)
Clouds filter được sử dụng để tạo ra hiệu ứng khói và sương mù hoặc mờ. Với bộ lọc này
Photoshop, bạn sẽ tạo ra một hiệu ứng giống như đám mây ngẫu nhiên.
Hãy tạo hiệu ứng mây bằng Cloud Filter. Tạo một tài liệu mới trong Photoshop khoảng 500
đến 600 pixel và tơ màu nó bằng cách nhấn Alt + Backspace (đảm bảo rằng nền trước của
bạn và background được đặt thành đen trắng và bạn có thể đặt nó ở chế độ mặc định bằng
cách nhấn (D) bàn phím) hoặc bạn có thể vào Edit> Fill.
Bây giờ tạo một layer mới và chọn màu xanh nhạt hơn sử dụng công cụ Brush và tô màu trên
layer như trong hình dưới đây.
Bây giờ thêm layer mask vào layer mới tạo và sau đó áp dụng một bộ lọc Cloud bằng cách
chọn Filter> Render> Clouds trên layer mask mới tạo ra.
Như bạn thấy chúng ta có hiệu ứng đám mây rất khói.
LENS FLARE
Bộ lọc Lens Flare của Photoshop bổ sung hiệu ứng đổ bóng ống kính cho ảnh. Bạn có thể sử
dụng nó để thêm hiệu ứng glowing cho các bức ảnh của bạn. Nó cũng được sử dụng để tạo ra
một nguồn ánh sáng trong thao tác ảnh.