Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giáo trình thực hành hàn (nghề cắt gọt kim loại CĐTC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 86 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
KHOA CƠ KHÍ – XÂY DỰNG

TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
MÔ ĐUN: THỰC HÀNH HÀN
NGHỀ: CẮT GỌT KIM LOẠI
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số:……, ngày……, tháng……, năm 2017
của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Đồng Tháp)

Đồng Tháp năm 2017


2


Bài mở đầu

NỘI QUI XƯỞNG
1. Đến đúng giờ thực tập theo qui định chung của xưởng.
2. Cá nhân tự trang bị trang phục bảo hộ lao động gồm: áo, quần, giầy,
bảng tên đúng theo qui định chung của trường…
3. Giữ vệ sinh chung của trường gồm: Tiền cảnh, khu vực chung quanh
xưởng, hành lan chung, xưởng thực tập, nhà vệ sinh….
4. Không xã rác bừa bãi nơi nhà xưởng.
5. Không hút thuốc lá trong xưởng.
6. Chấp hành tốt về nội qui nhà phòng cháy, chữa cháy.
7. Chỉ được sử dụng máy khi đã được học và có sự chỉ dẫn của giáo viên.
8. Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các bài thực hành, không la hét và đùa
giỡn trong khi thực tập.
9. Không tự ý ra khỏi xưởng hoặc đến các xưởng khác nếu không được


phép của giáo viên hướng dẫn.
10. Giữ gìn, bảo quản và bảo dưỡng tốt các trang thiết bị máy móc trong
xưởng.
11. Sắp xếp dụng cụ, đồ đá, dụng cụ đo… ngăn nắp chung quanh nơi làm
việc.
12. Làm vệ sinh, dụng cụ, máy móc, bàn nguội và nhà xưởng sau mỗi ca
thực
tập.
13. Hoàn trả đầy đủ các thiết bị, dụng cụ vào cuối ca thực tập.
14. Kiểm tra đóng các cửa, tắt các công tắc máy móc, đèn, quạt trước khi ra
khỏi xưởng.
15. Học sinh, sinh viên vi phạm các điều trên đây sẽ không được thực tập.

3


PHẦN I: HÀN ĐIỆN
Bài 1. Khái niệm chung về hàn - Kỹ thuật an toàn khi hàn điện I.
Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Trình bày được các khái niệm chung về
hàn.
- Nắm được kỹ thuật an toàn khi hàn điện.
II. Nội dung của bài:
1. Thực chất q trình hàn:
Hàn là quá trình nung nóng cục bộ kim loại tại vị trí mối ghép lên đến trạng
thái nóng chảy (hay chảy dẻo) bằng nhiều phương pháp, sau đó kim loại tại chổ
mối ghép sẽ kết tinh (hoặc sau khi có áp lực tác dụng) cho ta mối nối hàn.
2. Đặc điểm của q trình hàn:
- Liên kết hàn được đặc trưng bởi tính liên tục và nguyên khối, đó là liên

kết cứng và không tháo rời được.
- So với tán đinh, hàn tiết kiệm được 10 - 20% khối lượng kim loại do mặt
cắt làm việc của chi tiết hàn triệt để hơn, hình dáng cân đối hơn.
- Giảm được thời gian và giá thành chế tạo kết cấu.
- Hàn có thể nối được những kim loại có tính chất khác nhau.
- Thiết bị hàn tương đối đơn giản và dể chế tạo.
- Độ bền của mối hàn cao, mối hàn kín.
- Giảm được tiếng ồn trong sản xuất.
* Nhược điểm: Sau khi hàn còn tồn tại ứng suất dư, tổ chức kim loại gần mối hàn
không tốt… sẽ giảm khả năng chịu tải trọng động của mối hàn, vật hàn cong vênh…
3. Phân loại các phương pháp hàn:
a. Theo dạng năng lượng sử dụng:
- Các phương pháp hàn điện: hàn điện hồ quang, hàn điện tiếp xúc, … Các phương pháp hàn hoá học: hàn khí, hàn nhiệt nhôm, … b. Theo trạng thái
kim loại mối hàn tại thời điểm hàn:
- Hàn nóng chảy: hàn hồ quang tay, hàn khí, hàn hồ quang dưới lớp thuốc
và trong môi trường khí bảo vệ.
4


- Hàn áp lực: hàn tiếp xúc giáp mối, hàn tiếp xúc điểm, hàn tiếp xúc
đường, …
4. Cơng dụng của phương pháp hàn:
- Về chế tạo: Ứng dụng phương pháp hàn để chế tạo nồi hơi, bình chứa,
sườn nhà, cầu, tàu thuyền, thân máy bay, vỏ máy, tên lửa, toa xe, ôtô, tàu du
hành vũ trụ…
- Về tu sưả: Những bộ phận hỏng và cũ như: xi-lanh rạn, bánh răng bị nứt,
mòn, mặt đường ray bị mòn, những vật đúc bị khuyết… đều có thể dùng phương
pháp hàn để tu sửa vừa nhanh, vừa rẻ.
5. Tính hàn của kim loại và hợp kim:
a. Khái niệm:

Tính hàn là tổ hợp các tính chất của kim loại hay hợp kim cho phép nhận được
liên kết hàn thoả mãn các yêu cầu và chất lượng cần thiết. Người ta dùng khái
niệm tính hàn để chỉ mức độ dể hay khó hàn đối với một vật liệu cơ bản nào đó.
b. Phân loại: Tính hàn của vật liệu được qui ước chia thành 4
nhóm:
- Vật liệu có tính hàn tốt: Bao gồm các loại vật liệu có thể hàn được bằng
nhiều phương pháp, chế độ hàn dược điều chỉnh trong phạm vi rộng, không cần
dùng các biện pháp công nghệ phức tạp (nung nóng sơ bộ, nung nóng kèm
theo, nhiệt luyện sau khi hàn…). Thép cacbon thấp, thép hợp kim thấp đều thuộc
nhóm này.
- Vật liệu có tính hàn trung bình: Nhóm này chỉ thích hợp với một số
phương pháp hàn nhất định, các thông số của chế độ hàn chỉ có thể dao động
trong phạm vi hẹp. Một số biện pháp công nghệ như nung nóng sơ bộ , giảm tốc
độ nguội và xử lý nhiệt sau khi hàn có thể được áp dụng. Một số mác thép hợp
kim thấp, thép cacbon và hợp kim trung bình thuộc nhóm này.
- Vật liệu có tính hàn hạn chế: Thường phải sử dụng các biện pháp xử lý
nhiệt hoặc hàn trong những môi trường bảo vệ đặc biệt (khí trơ, chân không…),
chế độ hàn nằm trong phạm vi rất hẹp. Tuy vậy, liên kết hàn vẫn có khuynh
hướng bị nứt và dể xuất hiện các khuyết tật khác. Phần lớn các loại thép
cacbon cao, thép hợp kim cao thuộc nhóm này.
- Vật liệu có tính hàn xấu: Thường phải hàn bằng các công nghệ đặc biệt,
phức tạp và tốn kém. Tổ chức kim loại mối hàn xấu, dể bị nứt nóng và nứt
nguội.
Gang và một số hợp kim đặc biệt thuộc nhóm này.
6. Kỹ thuật an tồn khi hàn điện:
a. Dụng cụ thợ hàn:
5


- Mặt nạ hàn: Có 2 loại: Mặt nạ cầm tay và mặt nạ đeo.

- Búa gõ xỉ.
- Bàn chảy sắt.
- Trang bị bảo hộ: Quần áo bảo hộ, kính bảo hộ, nón bảo hộ, giày bảo hộ,
găng tay…
b. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh ánh sáng do hồ quang phát ra và những kim
loại nóng chảy bắn ra:
- Khi làm việc cần phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao động: mặt nạ
hàn, kính hàn, mũ, găng tay, quần áo đảm bảo an toàn lao động.
- Xung quanh nơi làm việc không để những chất dể cháy nổ.
- Khi làm việc ở trên cao phải có dây an toàn, phải để tấm sắt ở dưới vật
hàn để tránh khi hàn những kim loại bị nóng chảy nhỏ giọt xuống làm những
người ở dưới bị bỏng hoặc gây nên hỏa hoạn.
- Xung quanh nơi làm việc phải để những tấm che, trước khi gây hồ quang
phải quan sát ở bên cạnh để tránh những tia hồ quang ảnh hưởng đến sức khoẻ
của những người xung quanh.
- Cho phép dùng những thanh thép có hình dáng bất kỳ để nối mát nhưng
phải có tiết diện ngang không nhỏ hơn 25 mm2.
c. Kỹ thuật an toàn nhằm tránh điện giật:

6


Điện giật là một điều hết sức nguy hiểm cho nên đối với công nhân cần thiết phải
tránh điện giật bằng những phương pháp sau đây:
- Vỏ ngoài máy hàn và cầu dao phải tiếp đất tốt, tránh tình trạng chạm vỏ
gây nên tai nạn.
- Tất cả những dây dẫn dùng để hàn cần được cách điện tốt, vỏ dây không
bị hỏng hoặc bị cháy.
- Khi đóng ngắt cầu dao thường phải đeo găng tay da khô và phải nghiêng
đầu về một bên tránh tình trạng bị bỏng do tia lửa điện gây nên, lúc đóng mở

cầu dao cần phải kìm hãm găng tay da, quần áo làm việc và giày phải khô ráo.
- Khi làm việc ở những nơi ẩm ướt phải đi giày cao su.
- Khi làm việc ở trong ống tròn và những vật đựng kim lọai phải đệm
những tấm cách điện ở dưới chân để tránh thân thể tiếp xúc với vật hàn.
- Khi làm việc ở những nơi thiếu ánh sáng hoặc ban đêm cần phải trang bị
đủ bóng điện.
- Cấm hàn ngoài trời khi có mưa và giông bão.
- Cấm thợ hàn điện để kìm hàn có điện mà không giám sát hoặc để người
lạ vào khu vực làm việc.
- Nếu thấy có người bị điện giật thì phải lập tức ngắt nguồn điện hoặc tách
người bị điện giật ra khỏi nguồn điện, tuyệt đôi không được dùng tay để kéo
người bị điện giật ra khỏi nguồn điện.

7


d. Kỹ thuật an toàn phòng nổ, trúng độc và những nguy hại khác:
Để tránh những tai nạn do nổ, trúng độc và những nguy hại khác gây nên, trong
khi thao tác cần những biện pháp an toàn như sau:
+ Khi hàn những thùng chứa (như két xăng…) mà trước đây đựng những chất dễ
cháy thì phải cọ rửa sạch sẽ và để nơi khô ráo sau đó mới hàn.
+ Khi làm việc trong những nồi hơi và trong những thùng lớn sau một thời gian
nhất định phải ra ngoài hít thở không khí sạch.
+ Khi cạo và làm sạch xỉ hàn phải đeo kính trắng thường để đề phòng xỉ hàn bắn
vào mắt.
+ Chổ làm công việc hàn phải được thông gió tốt đặc biêt là khi hàn trong
thùng kín, khi hàn những kim loại màu. 7. Thực hành:
Học sinh tự tìm hiểu và luyện tập (có sự quan sát, hướng dẫn của GV) cách sử
dụng các dụng cụ, thiết bị hàn đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Bài 2. Kỹ thuật
hàn hồ quang tay

I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng: Nắm vững các khái niệm về hồ quang hàn.
- Tính tốn được chế độ hàn hồ quang tay.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.
II. Nội dung của bài:
1. Khái niệm về hồ quang hàn:
Hồ quang là hiện tượng phóng điện cực mạnh và liên tục qua môi trường khí
đã bị ion hoá giữa các điện cực. Hồ quang hàn phát ra một nguồn ánh sáng rất
mạnh và cung cấp một nguồn nhiệt rất lớn. Nguồn nhiệt có độ tập trung cao dùng
để làm nóng chảy vật liện hàn và kim loại cơ bản. nh sáng mạnh của hồ quang
dể gây viêm mắt và bỏng da. Do vậy, khi hàn người thợ hàn phải đeo mặt nạ,
găng tay, mặc quần áo bảo vệ và phải có biện pháp che chắn hoặc cảnh báo đối
với những người xung quanh.
8


Nhiệt độ cao và ánh sáng mạnh là hai đặc tính của hồ quang, nhiệt độ vùng xung
quanh cột hồ quang là 12000C, vùng trung tâm nhiệt độ lên đến 60000C, được ứng
dụng nhiều trong công nghiệp, lợi dụng sức nóng của nó để hàn hồ quang, luyện
thép, nấu đất đèn…
2. Chế độ hàn hồ quang tay:
Chế độ hàn: Là tổng hợp các tính chất cơ bản của quá trình hàn để đảm bảo
nhận được mối hàn có hình dáng và kích thước mong muốn. Đặc trưng cho chế độ
hàn: là đường kính que hàn d, cường độ dòng điện Ih, điện áp hồ quang Uh, tốc độ
hàn Vh.
a. Đường kính que hàn (d):
- Để nâng cao hiệu suất có thể chọn loại que hàn có đường kính tương đối
lớn, tăng thêm cường độ lao động của người hàn. Nhưng hàn bằng que hàn có
đường kính lớn, hình dạng mối hàn không tốt hoặc hàn chưa ngấu.
- Cách chọn que hàn to hay nhỏ có liên quan đến mấy nhân tố sau đây:

+ Chiều dày của vật hàn ( )
+ Loại đầu nối: Đối vơí loại đầu nối chữ T, chồng mí, nên chọn que hàn có d
tương đối lớn.
+ Vị trí mối hàn: Đường kính que hàn khi hàn bằng lớn hơn ở các vị trí khác,
d khi hàn đứng không lớn quá 5mm, d khi hàn ngửa, ngang không quá lớn hơn
4mm.
- Để tạo vùng nóng chảy tương đối nhỏ thì phải giảm bớt số kim loại nóng
chảy nhỏ xuống dưới.
- Thứ tự lớp hàn: Khi thực hiện mối hàn nhiều lớp, lớp thứ nhất ta nên
chọn đường kính que hàn 3 ÷ 4mm, các lớp sau đó có thể căn cứ vào bề dày
của vật hàn để chọn que hàn có đường kính tương đối lớn.
- Quan hệ của que hàn đối vơí chiều dày : Có thể dùng công thức sau:
+

Đối với hàn giáp

mối:
d

1

(mm)

2

+ Đối vơí mối hàn góc,

chữ T:

k

d

2
2

(mm)

+ : chiều dày vật hàn (mm)
+ k : cạnh của mối hàn (mm)
b. Cường độ dịng điện hàn (Ih):

9


Khi hàn việc nâng cao Ih một cách thích đáng có thể tăng tốc độ hàn của que
hàn, có lợi cho việc nâng cao năng suất. Ih đối với chất lượng mối hàn có những
ảnh hưởng dưới đây:
+ Nếu Ih quá lớn dể làm cho hai bên vật khuyết cạnh, thân chi tiết bị chảy thủng
đồng thời cấu tạo của kim loại cũng do quá nóng mà bị thay đổi.
+ Nếu Ih quá nhỏ, thì kim loại vật hàn không giữ nhiệt đầy đủ dể gây nên
những khuyết tật như: hàn chưa ngấu, lẫn xỉ, nó làm giảm cường độ cơ học của
đầu mối hàn, khi hàn phải căn cứ nhiều mặt để quyết định Ih như: loại que hàn,
đường kính que hàn, chiều dày, loại đầu nối, vị trí, thứ tự các lớp… nhưng đều chủ
yếu là đường kính que hàn và vị trí mối hàn bằng phương pháp tính toán gần
đúng, khi hàn thép ở vị trí hàn bằng có thể dùng công thức sau:
I = ( + d ) d (A)
+ , : là hệ số thực nghiệm, khi hàn bằng que hàn thép:
+ d: đường kính que hàn (mm)

= 20,


-

Nếu

> 3d để đảm bảo hàn ngấu phải tăng Ih lên 15%

-

Nếu

< 1,5 d phải giảm xuống 15%

-

Có thể tính công thức Ih theo công thức thực nghiệm sau:
I h = (40 ÷ 60)d

=6

(A)

I : Cường độ dòng điện (A)
d : đường kính que hàn (mm) c. Điện
áp hàn (Uh):
- Điện thế của hồ quang phụ thuộc vào chiều dài của hồ quang, hồ quang
dài điện thế cao, hồ quang ngắn điện thế thấp.
- Trong quá trình hàn, hồ quang không nên dài quá nếu dài quá sẽ có
những hiện tượng tốt sau đây:
+ Hồ quang cháy không ổn định, dể bị lắc, sức nóng của hồ quang bị phân tán,

kim loại nóng chãy bị bắn ra nhiều gây lãng phí kim loại và điện.
+ Độ sâu nóng chảy ít, dể sinh khuyết cạnh và những khuyết tật khác.
+ Những thể khí có hại như nitơ, oxy trong không khí dể thấm vào trong làm cho
mối hàn dể sinh lỗ hơi.
Do đó nên sử dụng hồ quang ngắn chiều dài của hồ quang không nên vượt quá
đường kính que hàn.
Theo thực nghiệm
Uh =
thức sau:
B.lhq

A

+

điện thế hàn có thể được xác theo công
(V)

10


Trong đó: + A = 15 ÷20 (V): điện áp lỏi anốt và catốt
+ B = 1,57 V/mm: điện áp rơi trên một đơn vị chiều dài hồ quang
+ lhq = (0,8÷1)d: chiều dài của cột hồ quang (mm) d. Tốc độ hàn (Vh):
- Đây là thông số ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của mối hàn.
Khi hàn
thức sau:

thép


cacbon thấp, Vh có thể được xác định bằng công
I.
Vh

h
đ

Trong đó :

3600. .Fđ : cường độ dòng điện hàn đã chọn (A)

+ Ih
+
+

đ

( mm/s )

: hệ số của kim loại đắp (

đ

= 7 ÷11 g/Ah)

: khối lượng riêng kim loại đắp ( = 7,85.10-3 g/mm3 )

+ Fđ : tiết diện ngang của kim loại đắp được xác định như sau:
+ Đối với mối hàn


giáp mí:
Fd a.

2

b.c (mm )

. a: khe hở hàn (mm)
. : chiều dày vật hàn (mm)
. b: chiều rộng mối hàn (mm)
. c: chiều cao mối hàn (mm) +
Đối với mối hàn góc và chữ T:
F đ = k 2 /2

(mm2)

k: cạnh mối hàn (mm)
e. Các phương pháp di chuyển que hàn:
* Di chuyển theo kiểu đường thẳng:

- Que hàn chuyển động về hướng trước của chiều hàn, nhưng không
được dao động.
- Phương pháp này hồ quang cháy rất ổn định, độ sâu nóng chảy tốt
nhưng chiều rộng mối hàn tương đối hẹp thường không quá 1,5 lần đường
kính que hàn.
- Phương pháp này được ứng dụng hàn lớp thứ nhất của mối hàn
nhiều lớp hoặc để hàn các tấm chiều dày từ 3 ÷ 5 mm nhưng không vát
cạnh hoặc mối hàn nhiều đường, nhiều lớp.
* Di chuyển theo kiểu đường thẳng đi lại:
11



- Đầu que hàn chuyển động đi lại chiều dọc của mối hàn.
- Đặc điểm của phương pháp đưa que hàn này là tốc độ hàn nhanh
mối hàn hẹp, tỏa nhiệt cũng nhanh do đó được ứng dụng nhiều khi hàn
đường hàn lớp thứ nhất kiểu nhiều lớp của những đầu nối có khe hở tương
đối lớn và hàn thép tấm mỏng.

* Di chuyển theo kiểu hình răng cưa:

- Đầu que hàn chuyển dộng theo hình răng cưa mà chuyển động về
hướng trước ở hai cạnh thì ngừng một lúc để đề phòng khuyết cạnh.
- Phương pháp này dễ thao tác cho nên trong sản xuất được áp dụng
tương đối nhiều. Nhất là chiều dày vật liệu tương đối dày.
- Phạm vi ứng dụng cụ thể là hàn bằng, hàn ngửa các đầu nối, hàn
đứng giáp mí và hàn góc.
* Di chuyển theo kiểu hình bán nguyệt:

- Đầu que hàn chuyển động theo hình bán nguyệt từ trái sang phải
theo hướng hàn, tốc độ chuyển động căn cứ vào vị trí hình dáng yêu cầu và
cường độ dòng điện. Khi hàn dừng l ở hai bên một lúc để mối hàn chảy
thấu, không bị khuyết cạnh.
- Ưu điểm: Làm cho kim loại nóng chảy được tốt, thời gian giữ nhiệt
tương đối dài, làm cho thể hơi thoát ra và xỉ hàn nổi lên mặt trên của mối
hàn. Do đó nâng cao được chất lượng mối hàn.
- Phạm vi ứng dụng: hàn bằng lớp cuối, hàn đứng giáp mí.
* Di chuyển theo kiểu hình tam giác:

12



- Đầu que hàn chuyển động theo hình tam giác và không ngừng
chuyển động hướng về phía trước.
- Cách đưa que hàn theo tam giác nghiêng: thích hợp vơí những mối
hàn vát cạnh ở vị trí ngang và mối hàn góc ở vị trí hàn bằng, hàn ngửa.
- Cách đưa que hàn hình tam giác cân: thích hợp khi hàn đứng có vát
cạnh, hàn góc, hàn những vật dày.
* Di chuyển theo kiểu đường tròn:

13


Cho que hàn chuyển động liên tục theo vòng tròn và không ngừng chuyển
động về phía trước.
- Cách đưa que hàn theo hình tròn: thích hợp khi hàn những vật
hàn dày, ở vị trí hàn bằng, làm cho nhiệt độ nóng chảy cao, bảo đảm cho
oxy, nitơ hoà tan trong vùng nóng chảy có dịp thoát ra đồng thời cho xỉ
nổi lên.
- Cách đưa theo hình tròn lệch: thích hợp khi hàn vuông góc và
hàn ngang ở vị trí hàn bằng hàn ngửa. Đưa theo kiểu này chủ yếu là
khống chế kim loại nóng chảy không cho nhỏ giọt xuống để hình thành
mối hàn.
3. Bài tập chế độ hàn:
Tính chọn chế độ hàn cho các mối ghép hàn (ở vị trí bằng) sau đây: a.
Mối hàn giáp mí. Biết: = 4mm; a = 1mm; b = 6mm; c = 2mm
b. Mối hàn chữ T có cạnh K = 5mm
Bài 3. Mồi và duy trì hồ quang
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Chuẩn bị phôi đạt yêu cầu.

- Mồi được hồ quang bằng hai phương pháp.
- Duy trì được hồ quang trên đường hàn.
- Thực hiện tốt cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng. II. Nội dung của bài:
1. Chuẩn bị phơi:
- Phôi: Cắt đúng kích thước 5x50x200mm sau đó tiến hành sửa thẳng,
sửa phẳng, vạch dấu vị trí khởi đầu và kết thúc, vạch dấu trục đường hàn.
- Gá đính: Gá phôi chắc chắn trên bàn hàn bằng cách kẹp chặt hoặc sử
dụng vật nặng đè lên.
- Thiết bị: Kiểm tra máy hàn rồi điều chỉnh cường độ dòng điện hàn là
140(A) sau đó mới mở máy để hàn.
- Tư theá:

14


-

2. Mồi và duy trì hồ quang kiểu ma sát (quẹt diêm):

a) Quẹt mồi hồ quang:
Đưa que hàn tới vạch khởi đầu (nghiêng khoảng 45 0 so với vật hàn) sau đó cho
que hàn tiếp xúc với vật hàn, quẹt thẳng tới vạch kết thúc và nhấc dần que hàn lên
với khoảng cách đầu que hàn với vật hàn 2 ÷ 4 mm thì hồ quang sẽ cháy.
b) Đưa que hàn về vị trí khởi đầu đường hàn:
Hơi kéo dài hồ quang lên từ 5 ÷ 6 mm để soi sáng chúng ta sẽ xác định vị trí
khởi đầu đường hàn và mau chóng đưa que hàn về vị trí đó.
c) Duy trì hồ quang:
Khi hồ quang đã cháy do que hàn nóng chảy rớt xuống vũng hàn (cả kim loại
lỏng lẫn xỉ lỏng) cho nên để duy trì hồ quang, chúng ta phải thực hiện đồng thời hai
chuyển động: chuyển động V1 tịnh tiến của que hàn xuống vũng hàn để giữ chiều

dài hồ quang 2 ÷ 4 mm và chuyển động V2 dọc theo trục đường hàn để tạo điều
kiện cho hồ quang cháy và hoàn thành đường hàn.
* Nhược điểm: Dể làm hỏng bề mặt kim loại vật hàn.
* Chú ý:
- Tất cả thời gian gây hồ quang chỉ xảy ra 1 ÷ 2s cho nên phải tập trung
chú ý để làm chủ quá trình hồ quang xaûy ra.
15


Tốc độ di chuyển dọc theo đường hàn theo kinh nghiệm thường khoảng 2 ÷
3mm/s.
- Trong quá trình mồi và duy trì hồ quang phải chú ý giữ chiều dài hồ
quang không lớn hơn đường kính que hàn.
- Khoảng chiều dài quẹt không quá 50 ÷ 70 mm để giữ bề mặt vật hàn
và để dể đưa về điểm khởi đầu mà hồ quang không tắt.
3. Mồi và duy trì hồ quang kiểu mổ thẳng:

a) Mồi hồ quang:
Cho que hàn tiếp xúc thẳng vơí vật hàn, để đầu que hàn với vật hàn đụng nhẹ
vào nhau (vị trí không gian, que hàn gần như vuông góc vật hàn), rồi đưa nhanh
que hàn lên đảm bảo một khoảng cách nhất định 2÷4 mm, lúc đó hồ quang sẽ cháy
đều.
b) Đưa que hàn về vị trí khởi đầu đường hàn:
Hơi kéo dài hồ quang lên từ 5 ÷ 6 mm để soi sáng cho chúng ta thấy và mau
chóng đưa que hàn về vị trí khởi đầu đường hàn.
c) Duy trì hồ quang và di chuyển đều theo trục đường hàn:
Nếu chúng ta liên tục duy trì hồ quang khoảng 2÷4 mm thì hồ quang sẽ cháy.
Tốc độ dịch dọc theo đường hàn cũng đều và ổn định thì kích thước đường hàn
cũng đều và đúng như mong muốn (theo kinh nghiệm : Vh = 2÷3 mm/s) * Nhược
điểm:

Phương pháp này tương đối khó điều khiển, thường sinh ra hiện tượng hồ
quang bị tắt hoặc chập mạch (bị dính).
* Chú ý:
- Nên chia đoạn duy trì hồ quang khoảng 30 mm để còn có thời gian
quan sát và rút kinh nghiệm.
- Do diện tích bề mặt của phôi tương đối nhỏ nên trong quá trình hàn
phôi bị nóng lên khi đó phải lập tức ngưng lại chờ nguội rồi mới hàn tiếp.
4. Thực hành hàn:
16


- Luyện tập theo nhóm và vị trí được phân công.
- Học sinh tiến hành mồi hồ quang theo 2 phương pháp đã được truyền đạt,
đảm bảo các yêu cầu về an toàn.
- Học sinh tự luyện tập theo các nội dung đã được hướng dẫn.
Bài 4. Hàn bằng trên mặt phẳng
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Chuẩn bị phơi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Tính chế độ hàn hợp lý.
- Khởi đầu, nối đoạn, kết thúc đường hàn đạt yêu cầu.
- Biết cách dao động que hàn để đạt được bề rộng theo yêu cầu.
- Thực hiện công tác an toàn và vệ sinh phân xưởng. II. Nội dung của bài:
1. Chuẩn bị phơi và dụng cụ, thiết bị:
a/ Phôi: Kích thước 5 x 50 x 200mm, vạch dấu để thực hiện đường hàn. b/
Thiết bị:
-

Máy hàn, búa gõ xỉ, mặt nạ hàn, que hàn.


- Chuẩn bị các dụng cụ cần thiết, kiểm tra máy hàn và điều chỉnh cường
độ dòng điện 140A rồi mở máy hàn.
c/ Đính gá: Gá phôi chắc chắn trên bàn hàn bằng cách kẹp chặt hoặc sử dụng
vật nặng đè lên.
2. Gây và duy trì h quang:
Gây hồ quang theo kieồu moồ thaỳng cách đầu mối hàn (10 ~ 20) mm,
sau khi phát sinh hồ quang, đ-a que hàn quay lại điểm bắt đầu
để hàn.

3. Góc độ que hàn, dao động ngang que hàn:
17


Que hàn nghiêng 75 ÷ 800 so với trục đường hàn, khống chế sau
cho xỉ lỏng không chảy trước đường haứn.
Chiều dài hồ quang khoảng (2 ~ 3) mm.
Trong quaự trình hàn đồng thời thực hiện hai quá trình chuyển động:
Chuyển động đi xuống của đầu que hàn và chuyển động theo trục đường hàn để
tạo thành mối hàn.

4. Khởi đầu đường hàn:
Sau khi mồi hồ quang phải kéo dài hồ quang ra xa một ít để giữ nhiệt vật hàn
sau đó từ từ rút ngắn chiều dài hồ quang lại cho thích hợp và tiến hành hàn dài 50
mm.
5. Nối tiếp đường hàn:
- Trước khi tiếp tục hàn phải gõ thật sạch xỉ hàn ở đoạn trước rồi mới
tiến hành hàn để đảm bảo đường hàn được liên tục.
- Gây hồ quang cách chỗ nối khoảng 20 mm sau đó đ-a
quay lại điểm nối.
- Điều chỉnh cho kim loại điền đầy rÃnh hồ quang sau

đó di chuyển que hàn theo h-íng hµn.

6. Kết thúc đường hàn:
Khi hàn xong, mối hàn thường có vết lõm ở cuối đường hàn. Để lấp đầy rảnh
hồ quang đó khi ở cuối đường hàn ta ngừng que hàn không cho chuyển động một tí
sau đó từ từ nhấc que hàn ra khỏi vật hàn (nếu vật hàn có chiều dày bé ta phải
chớp hồ quang liên tục), đồng thời nghiên góc độ que hàn xuống nhỏ hơn cho đến
khi lấp đầy rãnh hồ quang mới thôi.
18


7. Các khuyết tật của mối hàn:
+ Kích thước mối hàn không đảm bảo, chiều rộng mối hàn không đồng đều.
+ Đường hàn không thẳng.
+ Bề mặt hàn nhấp nhô, bề mặt hàn đóng cục, hàn không ngấu, lẩn xỉ…
Nguyên nhân: Tính chọn chế độ hàn không hợp lý, duy trì hq không ổn định,
chất lượng của vật hàn không đảm bảo hoặc có thể do tay nghề của người thợ
thấp.
*Chú ý :
- Quan sát vũng hàn nóng chảy: Ở vũng hàn, xỉ lỏng màu vàng
nâu, kim loại lỏng màu vàng sáng. Khó có thể nhận được mối hàn chất
lượng tốt nếu xỉ lỏng chảy trước hướng hàn.
- Chiều dài hồ quang và cường độ dòng điện hàn là những công
cụ giúp cho người thợ hàn thực hiện công việc cho nên tăng hay giảm
dòng điện là tuỳ thuộc vào khả năng làm chủ của người thợ hàn.
- Sau mỗi đoạn hàn cần phải gỏ xỉ kiểm tra và quan sát lẫn nhau
để rút kinh nghiệm.
- Luyện tập cách khởi đầu, kết thúc đoạn hàn và nối tiếp đoạn
hàn.


19


8. Thực hành hàn:

20


-

Luyện tập theo nhóm và vị trí được phân cơng.

-

Học sinh tiến hành hàn, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.

- Học sinh tự luyện tập theo các nội dung đã được hướng dẫn. Bài 5. Hàn bằng
giáp mí
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Hàn được đường hàn thẳng, đều, đúng hướng, đúng kích thước: chiều rộng b = 6
8; chiều cao c = 1
- Chuẩn bị phôi hàn, thiết bị, dụng cụ hàn đầy đủ đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Chọn chế độ hàn (dh, Ih,Uh,Vh) phù hợp với chiều dày vật liệu.
- Phân tích tác dụng của các phương pháp chuyển động que hàn theo đường thẳng, hình
bán nguyệt, hình răng cưa, hình trịn.
- Gá lắp phôi hàn đảm bảo chắc chắn, đúng khe hở, đảm bảo các vị trí tương quan của
chi tiết.
- Thực hiện các thao tác hàn thành thạo.
- Hàn mối hàn giáp mối không vát mép đảm bảo độ sâu ngấu, xếp vảy đều, ít rỗ khí, rỗ

xỉ, đúng kích thước bản vẽ.
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng.
II. Nội dung của bài:
1. Mối hàn giáp mối:

2. Chuẩn bị phôi hàn, dụng cụ thiết bị hàn:
- ThÐp tÊm
5 x 50 x200mm: 2 tấm
- Máy hàn hồ quang xoay chiu.
- Bộ bảo hộ lao động.
- Bộ dụng cụ làm s¹ch.
21


- Sửa phôi cho thật thẳng và phẳng để ghép laùi vụựi nhau.
- Làm sạch vật hàn.
3. Ch hn mối hàn giáp mối ở vị trí bằng:
- Đường kính que hàn:
1 = 3,5

d
2

Chọn d = 3,2 (mm) Cường độ dòng diện:
Ih = ( 40 ÷ 60 ) d
= ( 40 ÷ 60 ) . 3,2 = 128 ÷ 192 (A)
Chọn Ih = 140 (A)
4. Kỹ thuật gá phơi hàn:


- Chiều dài mối đính: a = (3 5) , chọn a = 20
- Khoảng cách 2 mối đính: b = (30 50) , choùn b = 120
- Hàn đính ở mặt sau, tại mép ngoài cùng đ-ờng hàn.
- Hàn đính chắc chắn, tránh không làm ảnh h-ởng khi hàn mặt
tr-ớc.
- Hai tấm hàn đính phải phẳng mặt.
- Tạo biến dạng ng-ợc một góc khoảng 20 (góc bù biến dạng khi
hàn).

22


5. Kỹ thuật hàn:

a/ Góc độ que
hàn: Que hàn nằm trong mặt phẳng vuông góc trục đường hàn
và nghiêng khoảng 70 ÷ 800 so với vật hàn.
b/ Dao động que hàn: theo kiểu đường thẳng, V = 2 ÷ 3 mm/s c/ Chiều dài hồ
quang: Càng ngắn càng tốt, miễn là còn làm chủ được thao
tác, còn nhìn rõ được hướng hàn.
- Chú ý:
. Nên hàn phân đoạn để rút kinh nghiệm và tập cách khởi đầu, nối đoạn và kết
thúc đoạn hàn.
. Hàn ở phía không đính trước rồi mới hàn ở phía có đính sau (đính ở mặt
trên thì hàn ở mặt dưới), trước khi hàn phải làm sạch xỉ hàn do đường hàn bên kia
chảy qua.
6. Kiểm tra ỏnh giỏ cht lng mi hn:
- Hình dạng mối hàn mặt trên (bề rộng mối hàn, chiều cao mối
hàn và vảy hàn).
- Điểm đầu và điểm cuối đ-ờng hàn.

- Khuyết cạnh và chảy tràn.

23


- Hình dạng, kích th-ớc phần mối hàn lồi mặt sau. - Kim loại bắn
tóe, xỉ hàn.
7. An ton lao động và vệ sinh phân xưởng:
- Tuân thủ các qui định nhằm tăng cường đảm bảo ATVSLĐ.
- Hạn chế sự lan truyền tiếng ồn ngay trong phạm vi xưởng và ngăn chặn tiếng ồn
lan ra các vùng xung quanh.
- Sử dụng quần áo bảo hộ lao động mặt nạ, khẩu trang.
- Chú ý việc phòng chống cháy, nổ.
8. Thực hành hàn:
- Luyện tập theo nhóm và vị trí được phân công.
- Học sinh tiến hành hàn, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật và an toàn.
- Học sinh tự luyện tập theo các nội dung đã được hướng dẫn.
Bài 6. Hàn bằng giáp mí tơn dày
I. Mục tiêu:
Sau khi học xong bài này người học sẽ có khả năng:
- Trình bày đúng các thông số cơ bản của mối hàn như: Chiều cao, bề rộng của mối
hàn, góc vát, khe hở, chiều dày mép vát của phôi hàn, tiết diện đắp.
- Chuẩn bị phôi hàn sạch, thẳng, phẳng và các loại dụng cụ, thiết bị hàn đầy đủ.
- Tính tốn chế độ hàn phù hợp với chiều dày vật liệu và kiểu liên kết hàn.
- Trình bày rõ kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối có vát.
- Gá lắp phơi hàn đảm bảo chắc chắn, đúng khe hở.
- Hàn mối hàn giáp mối đảm bảo độ sâu ngấu, xếp vảy đều, ít rỗ khí, lẫn xỉ, đúng kích
thước bản vẽ.
- Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn.
- Thực hiện cơng tác an tồn và vệ sinh phân xưởng. II. Nội dung của bài:

1. Mối hàn giáp mối có vát mép:

24


2. Chuẩn bị phôi hàn, thiết bị dụng cụ hàn:
- Hai phôi kích thước: 10 x 50 x 200, vạch dấu để thực hiện đường hàn.
- Vát cạnh: góc vát 300, phần không vát p = 2 1
- Máy hàn, búa gõ xỉ, mặt nạ hàn, que hàn, thước lá.
3. Gá phơi hàn:
- Đính cách mép 20 mm, đính dài 20mm, sử dụng 2 mối đính.
- Đính ở mặt không vát mép, khe hở lắp ghép a = 2 mm.
4. Chọn chế độ hàn:
- Đường kính que hàn:
d

1
2

10

1 6
2

Lớp hàn đầu chọn d = 3,2 (mm), lớp cuối chọn d = 4 (mm) Cường độ dòng diện:
Ih = ( 40 ÷ 60 ) d
Lớp đầu
Chọn
Lớp cuối
Chọn


= ( 40 ÷ 60 ) . 3,2 = 128 ÷ 192
Ih = 140 (A)
= ( 40 ÷ 60 ) . 4 = 160 ÷ 240
Ih = 160 (A)

- Ước định số lớp hàn, đường hàn: Hàn 4 đường 4 lớp.
5. Kỹ thuật hàn mối hàn giáp mối vát mép ở vị trí hàn bằng:
a/ Góc độ que hàn: Que hàn nằm trong mặt phẳng vuông góc bề mặt vật hàn
và nghiêng 75 ÷ 800 so với trục đường hàn.
b/ Dao động que hàn:
- Lớp thứ 1 và 2: Que hàn dao động kiểu đường thẳng.
- Lớp thứ 3 và 4: Que hàn dao động kiểu răng cưa hoặc bán nguyệt.
* Chú ý:
25


×