Tải bản đầy đủ (.docx) (73 trang)

Pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.28 KB, 73 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC___________________________________________________________2
1.

Nguồn gốc và đặc điểm của Nhà nước_________________________________________________________2

2.

Bản chất, chức năng của Nhà nước____________________________________________________________5

3.

Hình thức Nhà nước và chế độ chính trị của Nhà nước____________________________________________6

4.

Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam_________________________________________________8

CHƯƠNG II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA PHÁP LUẬT____________________________________13
1.

Nguồn gốc và đặc điểm của pháp luật________________________________________________________13

2.

Bản chất của pháp luật____________________________________________________________________16

3.

Chức năng của pháp luật___________________________________________________________________17


CHƯƠNG III. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN HỆ PHÁP LUẬT___________________________________________19
1.

Quy phạm pháp luật_______________________________________________________________________19

2.

Quan hệ pháp luật________________________________________________________________________23

CHƯƠNG IV. HỆ THỐNG PHÁP LUẬT________________________________________________________________29
1.

Khái niệm về hệ thống pháp luật_____________________________________________________________29

2.

Một số ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam____________________________________32

CHƯƠNG V. THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ PHÁP CHẾ_____________________________________________________38
1.

Thực hiện pháp luật_______________________________________________________________________38

2.

Vi phạm pháp luật________________________________________________________________________39

3.

Trách nhiệm pháp lý_______________________________________________________________________46


4.

Pháp chế________________________________________________________________________________50

5.

Tham nhũng_____________________________________________________________________________52

CHƯƠNG VI. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ_________________________________________________________________53
1.

Công pháp quốc tế________________________________________________________________________53

2.

Tư pháp quốc tế__________________________________________________________________________55

BỔ SUNG______________________________________________________________________________________59

1


CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC
1. Nguồn gốc và đặc điểm của Nhà nước
Câu 1: Chứng minh Nhà nước là một hiện tượng lịch sử.
Khái niệm: Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân
chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về KT, CT, XH lập
nên để điều hành toàn bộ hoạt động của XH trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp
thống trị.

Nhà nước là một hiện tượng lịch sử được thể hiện ở hai khía cạnh:
-

Nhà nước khơng tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội.

-

Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định với hai điều kiện:
 Điều kiện kinh tế: Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
 Điều kiện xã hội: Có giai cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được.

Chứng minh:
-

Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy:
 Điều kiện về kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
 Điều kiện về xã hội: Thị tộc là tế bào cơ sở của xã hội và được tổ chức theo quan hệ huyết thống.

 Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy chưa tồn tại điều kiện để Nhà nước ra đời.
-

Giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy:
 Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt  Dẫn đến sự dư thừa của cải đầu tiên trong xã hội.
 Thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp  Q trình phân hố xã hội ngày càng sâu sắc.
 Thương nghiệp đã tách ra thành một hoạt động độc lập  Xuất hiện tầng lớp thương nhân và đồng
tiền  mâu thuẫn giàu – nghèo, nô lệ - chủ nô ngày càng sâu sắc.

 Sau 3 lần phân công lao động lớn trong XH, tổ chức thị tộc tan rã, tồn tại những điều kiện để NN ra đời.
 Nhà nước ra đời một cách khách quan do nhu cầu của tồn xã hội để điều hịa mâu thuẫn giai cấp.
Vậy Nhà nước là một hiện tượng lịch sử.

Câu 2. Nêu và chứng minh quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc ra đời của NN.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, "Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến.
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, có quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong". Quan điểm được thể
hiện qua hai khía cạnh:
-

Nhà nước khơng tồn tại trong mọi hình thái kinh tế xã hội.

-

Nhà nước chỉ ra đời khi xã hội phát triển đến một giai đoạn nhất định với hai điều kiện:
 Điều kiện kinh tế: Xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
2


 Điều kiện xã hội: Có giai cấp và tồn tại những mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hịa được.
Chứng minh:
-

Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy:
 Điều kiện về kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
 Điều kiện về xã hội: Thị tộc là tế bào cơ sở của xã hội và được tổ chức theo quan hệ huyết thống.

 Giai đoạn đầu của xã hội cộng sản nguyên thủy chưa tồn tại điều kiện để Nhà nước ra đời.
-

Giai đoạn cuối của xã hội cộng sản nguyên thủy:
 Chăn nuôi tách ra khỏi trồng trọt  Dẫn đến sự dư thừa của cải đầu tiên trong xã hội.
 Thủ công nghiệp tách ra khỏi nơng nghiệp  Q trình phân hố xã hội ngày càng sâu sắc.
 Thương nghiệp đã tách ra thành một hoạt động độc lập  Xuất hiện tầng lớp thương nhân và đồng

tiền  mâu thuẫn giàu – nghèo, nô lệ - chủ nô ngày càng sâu sắc.

 Sau 3 lần phân công lao động lớn trong XH, tổ chức thị tộc tan rã, tồn tại những điều kiện để NN ra đời.
Như vậy, Nhà nước là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia
thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm được quyền thống trị về KT, CT, XH lập nên để
điều hành toàn bộ hoạt động của XH trong một nước với mục đích là bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị.
Câu 3. Trình bày đặc điểm của Nhà nước.
Khái niệm: Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân
chia thành những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nằm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị,
xã hội lập nên đề điều hành tồn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị.
Đặc điểm của Nhà nước:
Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý dân sự theo đơn vị hành chính lãnh thổ:


-

Nhà nước là một bộ máy tổ chức quyền lực, thực hiện quản lý dân cư theo lãnh thổ quốc gia và
trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.

-

Nhà nước tổ chức dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ khơng phụ thuộc vào huyết thống,
nghề nghiệp, giới tính.
Nhà nước thiết lập quyền lực cơng đặc biệt:


-

Quyền lực công đặc biệt là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí, nguyện vọng

của giai cấp đó.

-

Nhà nước thiết lập quyền lực cơng đặc biệt để quản lý xã hội, duy trì quyền thống trị về kinh tế và
chính trị của giai cấp thống trị.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia:


-

Chủ quyền quốc gia của Nhà nước là quyền tối cao của Nhà nước trong hoạt động đối nội và độc
lập trong hoạt động đối ngoại.
3


-

Chủ quyền quốc gia có tính tối cao: Quyền lực Nhà nước phổ biến trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ,
áp dụng với mọi đối tượng.



Nhà nước đặt ra Pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống.
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất
định.




Nhà nước quy định và thu các loại thuế.
Nhà nước quy định và thu các loại thuế nhằm duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước, đáp ứng nhu
cầu chi tiêu của Nhà nước trong các hoạt động đối nội, đối ngoại.

Câu 4. Phân biệt Nhà nước và thị tộc.
Khái niệm:
- Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành
những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nằm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội
lập nên đề điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị.
-

Thị tộc là tập hợp một số người cùng chung huyết thống và có ràng buộc về kinh tế (QHSX).

Phân biệt:
Nhà nước

Thị tộc

Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý
dân cư theo đơn vị theo đơn vị hành chính lãnh
thổ.
Nhà nước thiết lập quyền lực cơng đặc biệt

Thị tộc có lãnh thổ và quản lý dân cư trên nguyên tắc
nội tộc hôn, huyết thống.
Thiết lập quyền lực xã hội

Nhà nước có chủ quyền quốc gia
Khơng có chủ quyền

Nhà nước đặt ra Pháp luật để quản lý mọi mặt
Theo điều lệ, nội dung, tập quán, đạo đức, tôn giáo
của đời sống xã hội
Nhà nước quy định và thu các loại thuế
Khơng có thuế
Câu 5. Phân biệt quyền lực xã hội và quyền lực Nhà nước.
Khái niệm:
- Quyền lực xã hội là quyền lực chưa tách ra khỏi xã hội mà vẫn gắn liền với xã hội, hịa nhập với xã
hội. Quyền lực đó do tồn xã hội tổ chức ra và nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng.
- Quyền lực Nhà nước là quyền lực do giai cấp thống trị thiết lập, phản ánh ý chí và nguyện vọng của
giai cấp thống trị.
Phân biệt:
Tiêu chí
Chủ thể nắm giữ
Biện pháp thực hiện

Quyền lực xã hội
Các thành viên trong xã hội.
Tự giác, tự nguyện.
4

Quyền lực Nhà nước
Giai cấp thống trị.
Cưỡng chế Nhà nước.


Cơng cụ thực hiện
Mục đích

Tập qn, đạo đức, tơn giáo.

Pháp luật.
Đảm bảo quyền lợi cho các Đảm bảo quyền lợi cho giai
thành viên trong xã hội.
cấp thống trị.

2. Bản chất, chức năng của Nhà nước
Câu 6. Trình bày bản chất của Nhà nước.
Bản chất của Nhà nước là những yếu tố đặc trưng cốt lõi của Nhà nước được thể hiện ở hai khía cạnh:
* Tính giai cấp:
-

Tại sao:
 Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
 Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lý, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo cho xã hội phát
triển.

-

Sự thể hiện:
 Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ để giai
cấp thống trị duy trì sự thống trị của mình với giai cấp khác trong xã hội.
 Nhà nước là công cụ để tổ chức thực hiện quyền lực của giai cấp thống trị.

* Tính xã hội:
-

Tại sao:
 Nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, sự tồn tại của giai cấp này là tiền đề cho sự tồn tại
của giai cấp khác và ngược lại.
 Nhà nước ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lý, ổn định trật tự xã hội, đảm bảo cho xã hội phát

triển.

-

Sự thể hiện:


Nhà nước khơng chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà cịn quan tâm tới lợi ích của giai cấp
khác trong xã hội và cộng đồng.



Nhà nước phải giải quyết các cơng việc chung mang tính xã hội.

Câu 7. Bình luận về ý kiến sau: “Tùy thuộc vào cơ sở kinh tế và xã hội của mỗi Nhà nước, bản chất
của Nhà nước có thể là bản chất giai cấp hoặc bản chất xã hội”.
-

Khẳng định trên là khẳng định SAI.

-

Bản chất của NN là những yếu tố đặc trưng cốt lõi tạo nên nội dung thực chất của Nhà nước và được thể
hiện ở hai khía cạnh: tính giai cấp và tính xã hội.

* Tính giai cấp:
 Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụ để giai cấp
thống trị duy trì sự thống trị của mình với giai cấp khác trong xã hội.
 Nhà nước là công cụ để tổ chức thực hiện quyền lực của giai cấp thống trị.
5



* Tính xã hội:
 Nhà nước khơng chỉ bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị mà cịn quan tâm tới lợi ích của giai cấp
thống trị mà cịn quan tâm tới lợi ích của các giai cấp khác trong xã hội và cộng đồng.
 Nhà nước phải giải quyết các cơng việc chung mang tính xã hội.
- Vậy, Bản chất của nhà nước được thể hiện ở hai khía cạnh là tính giai cấp và tính xã hội.
Câu 8. Trình bày chức năng của Nhà nước.
Khái niệm: Chức năng của Nhà nước là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện
những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước.
Phân loại:
-

Phạm vi hoạt động:


Chức năng đối nội: Là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước.



Chức năng đối ngoại: Là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện mối quan hệ giữa
Nhà nước đó với các quốc gia, dân tộc khác.

-

Nội dung hoạt động: Chức năng kinh tế, CN xã hội, CN đảm bảo an ninh quốc phịng…

Câu 9. Trình bày mối liên hệ giữa CN đối nội và CN đối ngoại.
Các chức năng đối nội và đối ngoại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Các chức năng đối ngoại xuất
phát và phục vụ cho chức năng đối nội. Thực hiện tốt các chức năng đối nội sẽ tạo thuận lợi cho việc thực

hiện tốt các chức năng đối ngoại và ngược lại. Kết quả của việc thực hiện các chức năng đối ngoại có tác
động mạnh mẽ tới việc thực hiện các chức năng đối nội.
VD: Phải đảm bảo an ninh quốc phòng, chống giặc ngoại xâm thì mới có thể đảm bảo an ninh trật tự xã
hội….

3. Hình thức Nhà nước và chế độ chính trị của Nhà nước
Câu 10. Trình bày hình thức Nhà nước.
Khái niệm: Hình thức Nhà nước là cách thức tổ chức quyền lực Nhà nước.
2 góc độ:
* Hình thức chính thể:
-

Khái niệm: Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất trong bộ
máy Nhà nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

-

Các loại hình thức chính thể:
 Chính thể qn chủ: Là hình thức Nhà nước trong đó quyền lực tối cao của NN tập trung tồn bộ
hay một phần trong tay một cá nhân theo nguyên tắc thừa kế.
6




Chính thể quân chủ tuyệt đối: Người đứng đầu nắm mọi quyền lực.



Chính thể quân chủ tương đối: Quyền lực tối cao của Nhà nước tập trung một phần vào người

đứng đầu, còn lại trong các cơ quan khác (Nghị viện).

 Chính thể cộng hịa: Là hình thức Nhà nước trong đó quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ
quan được bầu ra trong một thời gian nhất định.



Chính thể cộng hịa đại nghị: Quyền lực tập trung ở Nghị viện.



Chính thể cộng hịa tổng thống: Tổng thống vừa là người đứng đầu vừa là nguyên thủ quốc gia.



Chính thể cộng hịa lưỡng tính: Vừa có đặc điểm của cộng hịa đại nghị vừa có đặc điểm của
cộng hịa tổng thống.

* Hình thức cấu trúc:
-

Khái niệm: Hình thức cấu trúc là sự tổ chức Nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối
quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước trung ương với các cơ quan Nhà nước địa phương.

-

Các loại hình thức cấu trúc:
 Nhà nước đơn nhất: Là Nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý
thống nhất từ TW đến địa phương.



Có một hệ thống Hiến pháp và luật pháp duy nhất.



Có một hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.



Có một quốc tịch.



Có một hệ thống Tòa án.



Lãnh thổ được chia thành các đơn vị hành chính trực thuộc TW.

 Nhà nước liên bang: Là Nhà nước có từ hai hay nhiều Nhà nước thành viên có chủ quyền.
 Có 2 Hiến pháp: Hiến pháp của Nhà nước thành viên và Hiến pháp liên bang. Hiến pháp của
Nhà nước thành viên không được mâu thuẫn với Hiến pháp Liên bang.
 Các Nhà nước thành viên có quyền thành lập hệ thống các cơ quan Nhà nước trực thuộc.
7


 Có 2 hệ thống Pháp luật: của Nhà nước thành viên và liên bang. Hệ thống Pháp luật của Nhà
nước thành viên không được mâu thuẫn với hệ thống Pháp luật của liên bang.
 Khi trở thành thành viên của Nhà nước Liên bang thì khơng cịn là một Nhà nước có chủ
quyền, đặc biệt về đối ngoại. Các Nhà nước Liên bang không được tự tiện rút khỏi liên bang.

 Lãnh thổ Nhà nước Liên bang hình thành từ lãnh thổ của các Nhà nước thành viên tự nguyện
liên hiệp thành.
Câu 11. So sánh chính thể quân chủ và chính thể cộng hịa.
Giống nhau: đều là hình thức chính thể:
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất trong bộ máy Nhà
nước và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.
Khác nhau:
Tiêu chí
Chủ thể nắm giữ quyền lực
Cách thức lập nên quyền
lực
Thời gian nắm giữ quyền

Chính thể quân chủ
Vua

Chính thể cộng hịa
Một cơ quan

Do thừa kế, truyền ngơi

Do bầu cử

Vô hạn

Trong một thời hạn nhất định

lực

4. Nhà nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Câu 12. Trình bày bản chất của Nhà nước Việt Nam.
* Tính giai cấp:
- Tại sao:
 NNVN là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
 NNVN ra đời để bảo vệ và duy trì lợi ích của giai cấp cơng nhân và tồn dân.
-

Sự thể hiện: Vai trò lãnh đạo của ĐCSVN
 Pháp luật của NNVN, tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước đều phải thấm nhuần và thể
hiện rõ nét tư tưởng, quan điểm lãnh đạo của Đảng.
 Đảng và Nhà nước luôn chăm lo và củng cố vững chắc nền tảng đó.

* Tính xã hội:
- Tại sao:
 NNVN là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Sự tồn tại của giai cấp này là tiền đề cho sự tồn tại
của giai cấp khác và ngược lại.
 NNVN ra đời do nhu cầu của toàn xã hội với mục đích quản lý, ổn định trật tự xã hội.
-

Sự thể hiện:
8


 NNVN khơng chỉ quan tâm tới lợi ích của GCCN mà cịn quan tâm tới lợi ích của tồn dân.
 NNVN phải giải quyết những công việc chung mang tính xã hội: xây dựng các cơng trình phúc
lợi xã hội, bảo vệ mơi trường, phịng và chống các dịch bệnh…
* Tính dân tộc:
- Tại sao:
 NNVN là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước VN.
 Mỗi dân tộc có những nét văn hoá, phong tục, tập quán khác nhau.

-

Sự thể hiện:
 Nhà nước thực hiện chính sách bình đẳng, đồn kết, tương tự giữa các dân tộc, nghiêm cấm mọi
hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc.
 Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong
tục tập quán, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình.

* Tính nhân dân:
Theo Hiến pháp, NNCHXHCNVN là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
-

Của dân: Nhân dân là chủ thể của quyền lực Nhà nước, là người kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ quan Nhà nước.

-

Do dân: Nhân dân có thể thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại diện quyền lực của mình.

-

Vì dân: Nhà nước luôn coi trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân, chú trọng việc xem xét, giải quyết
các đơn khiếu nại, tố cáo của nhân dân, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Câu 13. Trình bày chức năng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Khái niệm: Chức năng của Nhà nước CHXHCN VN là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước Việt
Nam nhằm thực hiện những nhiệm vụ đặt ra cho Nhà nước VN.
Các loại:
-


Dựa vào phạm vi hoạt động:
 Chức năng đối nội: là những mặt hoạt động chủ yếu của NNVN trong nội bộ đất nước. Các loại:
CN kinh tế, chức năng đảm bảo an ninh chính trị trật tự an tồn xã hội…
 Chức năng đối ngoại: là những mặt hoạt động chủ yếu của NNVN thể hiện mối quan hệ giữa
NNVN với các quốc gia dân tộc khác. Các loại: CN củng cố và tăng cường tình hữu nghị với các
Nhà nước khác,…

-

Dựa vào nội dung hoạt động: CN kinh tế, CN đảm bảo an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội, CN
bảo vệ Tổ quốc XHCN, CN củng cố và tăng cường tình hữu nghị với các Nhà nước khác.

Câu 14. Trình bày hình thức NNVN.
Khái niệm: Hình thức NN CHXHCNVN là cách thức tổ chức quyền lực NNVN được thể hiện dưới 2 góc độ.
a) Hình thức chính thể:
9


-

Hình thức chính thể là cách tổ chức, trình tự thành lập các cơ quan cao nhất trong bộ máy Nhà nước
VN và mối quan hệ giữa các cơ quan đó.

-

Hình thức chính thể của NNVN là hình thức Chính thể cộng hịa dân chủ, trong đó:
 Chính thể cộng hịa: là hình thức NN trong đó quyền lực tối cao của NN thuộc về một cơ quan
được bầu ra trong một thời gian nhất định. Mà đối với NNVN, quyền lực tối cao của Nhà nước
tập trung trong tay Quốc hội với nhiệm kỳ kéo dài 5 năm.
 Dân chủ: Quốc hội do nhân dân cả nước trực tiếp bầu ra.


 Vậy hình thức chính thể của Nhà nước Việt Nam là hình thức chính thể cộng hịa dân chủ.
b) Hình thức cấu trúc:
-

Hình thức cấu trúc là sự tổ chức NNVN thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và mối quan hệ giữa
các cơ quan NNVN TW và các cơ quan NNVN địa phương.

-

Hình thức cấu trúc của NNVN là Nhà nước đơn nhất. Bởi NNVN có đầy đủ đặc điểm của một Nhà
nước đơn nhất:
 Có 1 hệ thống Hiến pháp duy nhất.
 Có 1 hệ thống Pháp luật thống nhất.
 Có 1 hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý thống nhất từ trung ương đến địa phương.
 Có 1 hệ thống Tịa án.
 Lãnh thổ NNVN được chia thành các đơn vị hành chính lãnh thổ trực thuộc.

 Vậy hình thức cấu trúc của NNVN là hình thức Nhà nước đơn nhất.
Câu 15. Trình bày các bộ phận và vai trị của các bộ phận trong hệ thống chính trị của NNVN.
Khái niệm: Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm: Nhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị xã
hội tồn tại và hoạt động trong khuôn khổ của Pháp luật hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp
cầm quyền, nhằm tác động vào các quá trình kinh tế xã hội với mục đích duy trì và phát triển xã hội đó.
Các bộ phận và vai trị:
-

Nhà nước CHXHCN VN giữ vị trí trung tâm và đóng vai trị quyết định, vì:
 NNVN có chủ quyền quốc gia, là chủ thể của công pháp quốc tế.
10



 NN CHXHCN VN là đại diện về pháp lý cho mọi tầng lớp dân cư và thực hiện sự quản lý đối với
toàn thể dân cư trong phạm vi lãnh thổ và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
 NN CHXHCN VN là chủ sở hữu đặc biệt và lớn nhất trong xã hội.
 NN CHXHCN VN có hệ thống CQNN từ TW đến địa phương để thực hiện quyền lực NN
 NN CHXHCN VN có quyền đặt ra PL để thực hiện sự quản lý đối với mọi mặt của đời sống xh.
-

Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò lãnh đạo:
 Là một bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị Nhà nước VN.
 Là hạt nhân chi phối quan trọng của hệ thống chính trị.

-

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên, như: Hội Nông dân Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ
Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM,… là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân.

Câu 16. Phân biệt Đoàn Thanh niên Việt Nam và Nhà nước.
Khái niệm:
- Hệ thống chính trị là một cơ cấu bao gồm: Nhà nước, các đảng phái, các tổ chức chính trị xã hội tồn
tại và hoạt động trong khn khổ của PL hiện hành, được chế định theo tư tưởng của giai cấp cầm
quyền, nhằm tác động vào các q trình kinh tế xã hội với mục đích duy trì và phát triển xã hội đó.
- Nhà nước, sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp xuất hiện từ khi xã hội loài người bị phân chia thành
những giai cấp đối kháng, là bộ máy do giai cấp nằm được quyền thống trị về kinh tế, chính trị, xã hội
lập nên đề điều hành toàn bộ hoạt động của xã hội trong một nước với mục đích bảo vệ quyền lợi của
giai cấp thống trị.
Phân biệt:
Đoàn Thanh niên Việt Nam
Đồn Thanh niên VN là tổ chức chính trị thuộc bộ
máy Nhà nước VN.

- ĐTN VN khơng có lãnh thổ và không thực hiện
quản lý dân sự theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
- ĐTN VN khơng thiết lập quyền lực cơng đặc
biệt.
- ĐTN VN khơng có chủ quyền quốc gia.
- ĐTN VN không đặt ra Pháp luật để quản lý mọi
mặt của đời sống.
- ĐTN VN không quy định và thu các loại thuế.

Nhà nước

-

Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự quản lý
dân sự theo đơn vị hành chính lãnh thổ.
Nhà nước thiết lập quyền lực cơng đặc biệt.
Nhà nước có chủ quyền quốc gia.
Nhà nước đặt ra Pháp luật để quản lý mọi mặt
của đời sống.
Nhà nước quy định và thu các loại thuế.

Câu 17. Trình bày vị trí trung tâm, vai trị quyết định của NNVN trong hệ thống chính trị VN.
-

NN CHXHCN VN có chủ quyền quốc gia. Với thuộc tính này, chỉ có Nhà nước mới là chủ thể của
công pháp quốc tế.

-

NN CHXHCN VN là đại diện pháp lý cho mọi tầng lớp dân cư và thực hiện sự quản lý đối với toàn

thể dân cư trong phạm vi lãnh thổ và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
11


-

NN CHXHCN VN là chủ sở hữu đặc biệt và lớn nhất trong xã hội.

-

NN CHXHCN VN có hệ thống cơ quan Nhà nước từ TW đến địa phương để thực hiện quyền lực Nhà
nước. Mỗi cơ quan NN có quyền và nghĩa vụ khác nhau và đều được bảo đảm thực hiện bằng nhiều
biện pháp khác nhau mà biện pháp đảm bảo cao nhất là cưỡng chế Nhà nước.

-

NN CHXHCN VN có đặt ra Pháp luật để thực hiện sự quản lý đối với mọi mặt của đời sống xh.

Câu 18. Trình bày đặc điểm của cơ quan Nhà nước.
Khái niệm: Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ
chức, cơ cấu, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của Pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện
những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do PL quy định.
Cơ quan Nhà nước có những đặc điểm sau:
-

Cơ quan Nhà nước được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật.

-

Hoạt động của cơ quan Nhà nước mang tính quyền lực Nhà nước: có thẩm quyền đặt ra văn bản quy

phạm Pháp luật nhất định có hiệu lực thi hành đối với mọi cơ quan, tổ chức hoặc mọi công dân trong
phạm vi lãnh thổ hoặc ngành, lĩnh vực mà cơ quan đó phụ trách.

-

Cơ quan Nhà nước không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội nhưng có tác động quan
trọng đối với q trình đó.

-

Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong cơ quan Nhà nước phải là cơng dân VN.

Câu 19. Cho một ví dụ về cơ quan Nhà nước trong bộ máy Nhà nước VN. Giải thích?
Khái niệm: Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ
chức, cơ cấu, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của Pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện
những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do PL quy định.
Quốc Hội là một cơ quan Nhà nước vì đáp ứng đủ những điều kiện:
-

Quốc hội được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật tổ chức Quốc hội.

-

Hoạt động của Quốc hội mang tính quyền lực Nhà nước. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập
hiến và lập pháp.

-

Quốc hội khơng trực tiếp sx ra của cải vật chất nhưng có tác động quan trọng đối với q trình đó.


-

Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong Quốc hội là công dân Việt Nam.

12


Câu 20. Học viện Tài chính có phải cơ quan Nhà nước không? Tại sao?
Khái niệm: Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, có tính độc lập tương đối về tổ
chức, cơ cấu, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của Pháp luật, nhân danh Nhà nước thực hiện
những nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước bằng những hình thức và phương pháp do PL quy định.
-

Học viện Tài chính đáp ứng được các đặc điểm:
 Được thành lập hợp pháp bởi Bộ Tài chính và hoạt động theo quy định của Pháp luật.
 Không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng có tác động quan trọng đối với q trình đó.
 Các cá nhân đảm nhiệm chức trách trong học viện là công dân VN.

-

Nhưng Học viện Tài chính khơng phải là một cơ quan Nhà nước vì khơng đáp ứng được đặc điểm:
hoạt động của Học viện Tài chính khơng mang tính quyền lực Nhà nước, khơng có thẩm quyền đặt ra
bất cứ văn bản quy phạm Pháp luật nào.

Như vậy, Học viện Tài chính khơng phải cơ quan Nhà nước, nó là đơn vị sự nghiệp cơng lập trực thuộc
Bộ Tài chính.
Câu 21. Ý kiến: “Quốc hội là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất trong bộ máy Nhà nước CHXHCN
VN” là đúng hay sai? Giải thích.
Ý kiến “Quốc hội là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất trong bộ máy Nhà nước CHXHCN VN” là
SAI, vì: Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong bộ máy NN CHXHCNVN, Chính phủ là cơ quan

quản lý Nhà nước cao nhất trong bộ máy NN CHXHCNVN.
Câu 22. Bình luận ý kiến sau: “Bệnh viện Nhiệt đới TW là một CQ hành chính trong bộ máy NN VN”.
-

Khẳng định trên là khẳng định SAI.

-

Bệnh viện Nhiệt đới TW đáp ứng được đặc điểm:
 Bệnh viện Nhiệt đới TW được thành lập và hoạt động theo quy định của Pháp luật.
 Những cá nhân đảm nhiệm chức trách trong Bệnh viện Nhiệt đới TW là công dân VN.
 Bệnh viện Nhiệt đới TW không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất trong xã hội nhưng có
tác động quan trọng đối với q trình đó.

13


-

Những bệnh viện Nhiệt đới TW không đáp ứng được các đặc điểm: Hoạt động của Bệnh viện Nhiệt
đới TW khơng mang tính quyền lực Nhà nước.

 Như vậy, Bệnh viện Nhiệt đới TW không phải là một cơ quan hành chính Nhà nước, mà là đơn vị sự
nghiệp cơng lập trực thuộc Bộ Y tế.

14


CHƯƠNG II. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG
CỦA PHÁP LUẬT

1. Nguồn gốc và đặc điểm của pháp luật
Câu 1. Tại sao nói: “ Pháp luật là một hiện tượng lịch sử”?
Quan điểm: “Pháp luật là một hiện tượng lịch sử” được thể hiện qua hai khía cạnh:
-

Khơng phải trong giai đoạn xã hội nào cũng có pháp luật.
Pháp luật chỉ ra đời khi xã hội phát triển tới một trình độ nhất định khi có đủ hai điều kiện:
 Điều kiện kinh tế: Có sự xuất hiện của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động.
 Điều kiện xã hội: Xuất hiện các giai cấp có sự đối kháng và mâu thuẫn giữa các giai cấp khơng
thể điều hịa được.
Chứng minh:
-

Giai đoạn xã hội chưa có nhà nước:

Quan hệ xã hội trong thời kỳ này được duy trì bởi các quy phạm xã hội như tập quán, đạo đức,
tôn giáo. Vào thời điểm đó, các quy phạm xã hội này đã đủ sức để duy trì trật tự của xã hội CSNT –
một xã hội chưa có tư hữu và giai cấp, vì nó ln thể hiện và phản ánh lợi ích của mọi thành viên
trong xã hội do đó được mọi thành viên trong xã hội tự giác thực hiện theo.
 Giai đoạn xã hội chưa có nhà nước thì cũng chưa có pháp luật.
-

Giai đoạn xã hội đã có nhà nước:
 Cùng với sự phát triển của xã hội, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp. Các quan
hệ xã hội trong thời kỳ này duy trì bởi các quy phạm xã hội như: tập quán, đạo đức, tơn giáo,…
trong đó có một cơng cụ quan trọng khơng thể thiếu là quy phạm pháp luật.
 Có hai con đường hình thành pháp luật, cụ thể:
 Con đường thừa nhận: Nhà nước duy trì những quy phạm sẵn có phù hợp với lợi ích của
giai cấp thống trị đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với thời đại.
 Con đường đặt ra (ban hành mới): Các quy phạm pháp luật mới được đặt ra thể hiện ý chí và

bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
 Nhà nước và pháp luật có cùng nguồn gốc, những nguyên nhân ra đời của nhà nước cũng là những
nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật.
Như vậy, Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.
Câu 2. Trình bày con đường hình thành pháp luật.
-

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.

-

Pháp luật được hình thành qua 2 con đường:
 Con đường thừa nhận: Nhà nước duy trì những quy phạm sẵn có phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với thời đại.
15


 Con đường đặt ra/ban hành mới: Các quy phạm pháp luật được đặt ra thể hiện ý chí và bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị trong xã hội.
Câu 3. Khẳng định sau Đ/S: “Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do NN thừa nhận”
- Nhận định này là SAI.
- Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai
cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.
- Có hai con đường hình thành pháp luật:
 Con đường thừa nhận: Nhà nước duy trì những quy phạm sẵn có phù hợp với lợi ích của giai cấp
thống trị đồng thời có sự bổ sung, sửa đổi sao cho phù hợp với thời đại.
 Con đường đặt ra/ban hành mới: Các quy phạm pháp luật được đặt ra thể hiện ý chí và bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị trong xã hội.

- Nhận định trên sai vì mới chỉ ra được một con đường hình thành pháp luật là con đường thừa nhận, còn
thiếu con đường ban hành mới.
 Như vậy, Pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
Câu 4. Trình bày đặc điểm của Pháp luật.
Khái niệm: Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí
của giai cấp thống trị, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất
định.
Đặc điểm:
a) Tính quy phạm phổ biến:
-

Sự thể hiện:
Tính quy phạm: Pháp luật là quy tắc xử sự mang tính khn mẫu, chuẩn mực được xã hội cơng



nhận và làm theo.
Tính quy phạm phổ biến:





Pháp luật có tính bao qt, rộng khắp hơn so với các quy phạm xã hội khác. Pháp luật được áp
dụng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ, với mọi đối tượng.



Về nguyên tắc, Pháp luật có thể điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Tuy nhiên trên thực tế, Pháp
luật chỉ lựa chọn điều chỉnh mọi quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng đã phát triển tới mức phổ

biến, điển hình.

-

Tại sao: Pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, mà nhà nước có quyền lực cơng đặc biệt (quyền
lực nhà nước áp dụng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ, với mọi đối tượng).

b) Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức:
-

Sự thể hiện:


Pháp luật phải tồn tại dưới những hình thức nhất định.
16




Nội dung pháp luật phải được diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý, cụ thể, rõ ràng, chính xác, dễ hiểu
và một nghĩa.



Các văn bản pháp luật phải được đặt ra theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền được quy định chặt
chẽ trong pháp luật.

-

Tại sao:

 Giúp giảm thiểu lỗ hổng trong pháp luật.
 Giúp các chủ thể thực hiện pháp luật hiểu và áp dụng tình huống thực tế dễ dàng hơn.

c) Tính được đảm bảo bằng nhà nước:
-

Tại sao: pháp luật do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, nhà nước bảo đảm pháp luật cũng như bảo
đảm ý chí và vị trí của giai cấp thống trị trong xã hội.

-

Sự thể hiện:
 Nhà nước đảm bảo cho pháp luật có tính bắt buộc chung. Đây khơng phải là sự bắt buộc chung
chung trừu tượng, mà là sự bắt buộc đối với một số đối tượng cùng tham gia một quan hệ xã hội do
pháp luật điều chỉnh.
 Nhà nước tổ chức thực hiện pháp luật bằng nhiều biện pháp khác nhau (tuyên truyền, đòn bẩy về
kinh tế, giáo dục, chính trị, tư tưởng,..) và sử dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

Câu 5. Phân biệt/so sánh Pháp luật với quy phạm xã hội khác (tập quán, tôn giáo, đạo đức…).
Giống nhau:
-

Là những khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách xử sự cho mọi người trong xã hội, để bất kỳ ai
khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh do chúng dự liệu đều phải xử sự theo những cách thức mà chúng đã
nêu ra. Căn cứ vào đó, các chủ thể sẽ biết mình được làm gì, khơng được làm gì, phải làm gì và làm
như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

-

Là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người. Căn cứ vào các quy định của

pháp luật, các quy tắc đạo đức, có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là hợp đạo
đức, hành vi nào là trái pháp luật, hành vi nào là trái đạo đức.

-

Đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể mà là cho tất cả các chủ thể
tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh.

-

Được thực hiện nhiều lần trong thực tế cuộc sống, bởi vì chúng được đặt ra không phải để điều chỉnh
một quan hệ xã hội cụ thể, một trường hợp cụ thể mà để điều chỉnh một quan hệ xã hội chung, tức là
mọi trường hợp, khi điều kiện hoặc hoàn cảnh do chúng dự kiến xảy ra.

-

Tham gia điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, vừa có tính giai cấp,
vừa có tính xã hội và tính dân tộc.

Khái niệm:

17


-

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, được Nhà nước

-


bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.
Tập quán/Đạo đức/Tôn giáo là tập hợp những quan điểm của một xã hội, một địa phương, một
nhóm người nhất định về thế giới, về cách sống mà nhờ đó con người điều chỉnh hành vi của mình
sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng xã hội.

18


Khác nhau:
Pháp luật
Quy phạm xã hội khác
Pháp luật có tính phổ biến, bắt buộc chung Chỉ được áp dụng với một vùng, một địa
đối với tất cả mọi cá nhân, tổ chức trên tồn phương, một nhóm người nhất định.
bộ lãnh thổ tham gia quan hệ xã hội mà nó
điều chỉnh.
Do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo Được bảo đảm thực hiện trên cơ sở tự
đảm thực hiện bằng các biện pháp của nhà nguyện, tự giác của các thành viên, sự lên
nước bao gồm cưỡng chế và thuyết phục.

án, phê phán của xã hội…nhưng không

phải bằng sự cưỡng chế Nhà nước.
Phản ánh ý chí nhà nước và được thể hiện Phản ánh ý chí của một nhóm người và
dưới hình thức xác định như văn bản quy thường tồn tại ở dạng tập quán, thói quen,
phạm pháp luật, diễn đạt bằng ngôn ngữ truyền miệng.
pháp lý rõ ràng, chính xác, dễ hiểu và một
nghĩa.
Câu 6. Khẳng định sau Đ/S: Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.
- Nhận định này là SAI.
- Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận thể hiện ý chí của giai

cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện, nhằm thiết lập duy trì một trật tự xã hội nhất định.
- Mặc dù trên thực tế pháp luật có khả năng điều chỉnh bất kỳ quan hệ xã hội nào cần thiết nhưng pháp
luật không điều chỉnh tất cả các quan hệ xã hội mà chỉ lựa chọn điều chỉnh những quan hệ xã hội cơ
bản, quan trọng đã phát triển tới mức phổ biến, điển hình. Ngồi pháp luật cịn có đạo đức, tơn giáo, tập
qn,…song song điều chỉnh các quan hệ xã hội.
 Trên thực tế, pháp luật không điều chỉnh mọi quan hệ xã hội.

2. Bản chất của pháp luật
Câu 7. Trình bày bản chất của pháp luật.
Khái niệm: Bản chất của pháp luật là những thuộc tính bền vững, cốt lõi tạo nên nội dung, thực chất của
PL.
Bản chất:
a) Tính giai cấp:
-

Tại sao:
 Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp.
 Pháp luật ra đời do nhu cầu bảo vệ và duy trì lợi ích của giai cấp thống trị.
- Sự thể hiện:
 Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội.
19


 Mục đích điều chỉnh quan hệ xã hội: pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát triển có lợi cho giai
cấp thống trị.
b) Tính xã hội:
-

Tại sao:
 Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp. Sự tồn tại của giai cấp này làm tiền đề cho sự tồn tại

của giai cấp khác và ngược lại.
 Pháp luật ra đời do nhu cầu của toàn xã hội, bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong xã hội nhằm
thiết lập trật tự xã hội.

-

Sự thể hiện: pháp luật là công cụ giúp nhà nước quản lý xã hội, bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các
thành viên trong xã hội nhằm thiết lập trật tự xã hội.

c) Tính dân tộc:
-

Tại sao: Mỗi nhà nước khác nhau đều phát triển dựa trên những điều kiện kinh tế, chính trị, yếu tố
địa lý, lịch sử, phong tục, tập quán, truyền thống dân tộc khác nhau. Vì vậy để điều chỉnh quan hệ xã
hội thì pháp luật phải điều hịa được lợi ích của các dân tộc khác nhau.

-

Sự thể hiện: Pháp luật của bất kỳ nhà nước nào cũng được xây dựng trên nền tảng dân tộc, thấm
nhuần bản sắc dân tộc, phản ánh những phong tục tập quán, đặc điểm lịch sử, trình độ văn minh, văn
hố của mỗi dân tộc.

d) Tính mở:
-

Mở: là khả năng học hỏi lẫn nhau giữa các hệ thống pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

-

Thay đổi: pháp luật có thể thay đổi trong giới hạn nhất định để có thể đáp ứng điều kiện hội nhập,

phát triển kinh tế văn hoá xã hội với thế giới.

3. Chức năng của pháp luật
Câu 8. Nêu các chức năng của pháp luật. Chức năng nào là quan trọng nhất?
Khái niệm: Chức năng của Pháp luật là những phương tiện, những mặt hoạt động chủ yếu của pháp luật,
thể hiện bản chất và giá trị xã hội của pháp luật.
Chức năng: Pháp luật có hai chức năng chủ yếu, đó là:
* Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội:
-

Khái niệm: Là sự tác động của pháp luật tới các quan hệ xã hội thông qua việc tác động tới các
hành vi của chủ thể nhằm đạt được những mục đích xác định.

-

Tại sao: Mỗi người khi tham gia quan hệ xã hội sẽ có cách ứng xử khác nhau trước các sự kiện,
sự vật, sự việc. Để đảm bảo lợi ích của xã hội.

-

Nội dung: Pháp luật ghi nhận sự vận động và phát triển khách quan của các quan hệ xã hội, luôn
hướng tới việc tác động và điều chỉnh các quan hệ xã hội đó. Cách thức điều chỉnh các quan hệ
xã hội của pháp luật là thông qua việc định hướng, khuyến khích hoặc bắt buộc.
20


-

VD: Chỉ thị 16, tham gia giao thông phải đội mũ, thắt dây an toàn…


21


* Chức năng giáo dục:
-

Khái niệm: Là sự tác động có định hướng của pháp luật lên chủ thể pháp luật để hình thành ở
họ ý thức pháp luật đúng đắn và thói quen hành động phù hợp với yêu cầu của pháp luật.

-

Nội dung: Pháp luật tác động lên ý thức của các chủ thể tham gia và quan hệ xã hội buộc các
chủ thể phải có cách xử sự nhất định phù hợp với quy định của pháp luật.

-

Các quá trình thể hiện chức năng:
 Sự tồn tại của hệ thống pháp luật tự bản thân nó đã có ý nghĩa giáo dục, tác động tới nhận
thức và tư tưởng của mỗi thành viên trong xã hội, giáo dục ý thức họ.
 Thể hiện thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật cũng như thơng
qua hành vi của chính các chủ thể những thành viên có nhiều cống hiến cho Nhà nước và
xã hội; xử lý và trừng phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm pháp luật.
 PL đưa đến cho con người những lượng thơng tin chính xác về các giá trị và yêu cầu của
xh.

Kết luận: Hai chức năng của pháp luật quan trọng ngang nhau.

CHƯƠNG III. QUY PHẠM PHÁP LUẬT VÀ QUAN
HỆ PHÁP LUẬT
1. Quy phạm pháp luật

Câu 1. Trình bày đặc điểm của quy phạm pháp luật.
Khái niệm: Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa
nhận và bảo đảm thực hiện, được biểu thị bằng hình thức nhất định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội
nhất định.
Đặc điểm:
-

Là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người, điều chỉnh mối quan hệ
giữa người với người.

-

Do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện:
 2 con đường hình thành quy phạm pháp luật: do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
 Quy phạm pháp luật được bảo đảm bởi Nhà nước.

-

Phản ánh ý chí của Nhà nước và được thể hiện dưới hình thức xác định:
 Phản ánh ý chí Nhà nước do được Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận.
 Được thể hiện dưới hình thức xác định do pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức.

-

Tính phổ biến, bắt buộc chung đối với tất cả mọi người tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh:
 Được áp dụng trên toàn bộ lãnh thổ, với mọi cá nhân, tổ chức. Nó phổ biến vì nó do Nhà nước tổ
chức quyền lực công đặc biệt, quyền lực Nhà nước bao trùm trên toàn lãnh thổ.
22



 Không chỉ là sự bắt buộc chung chung trừu tượng.
-

Được thực hiện lặp đi lặp lại trong đời sống thực tế cho đến khi nó bị thay đổi hoặc hủy bỏ.
 Khi một bộ luật ra đời, nó ln phải được thực hiện lặp đi lặp lại để phù hợp với sự phát triển của
xã hội.
 Tuy nhiên, nó phải phù hợp với thực tế xã hội và quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.

Câu 2. Phân biệt/so sánh quy phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác.
Khái niệm:
-

QPPL là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực
hiện, được biểu thị bằng hình thức nhất định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.

-

Quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo là những quy tắc xử sự của con người hình thành từ thói quen,
phong tục tập quán ở mỗi vùng, mỗi địa phương nhằm điều chỉnh ý thức đạo đức trong đời sống.

Giống nhau: Đều là quy tắc xử sự chung, là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi con người, điều chỉnh quan hệ
giữa người với người.
Khác nhau:
Quy phạm pháp luật

Quy phạm tập quán, đạo đức, tôn giáo
Do các thành viên trong xã hội đặt ra trên cơ sở

Do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm phong tục tập quán, thói quen, truyền thống,…và
thực hiện bằng các biện pháp của Nhà nước bao được bảo đảm thực hiện nhờ sự tự nguyện, tự giác

gồm thuyết phục và cưỡng chế.

của các thành viên, sự lên án, phê phán của xã
hội…

Phản ánh ý chí Nhà nước và được thực hiện dưới
hình thức xác định như văn bản quy phạm pháp Khơng phản ánh ý chí của Nhà nước và thường
luật, được diễn đạt bằng ngôn ngữ pháp lý rõ tồn tại bằng hình thức truyền miệng.
ràng, chính xác, dễ hiểu và một nghĩa.
Có tính phổ biến, bắt buộc chung đối với tất cả Thường chỉ được áp dụng với một vùng, một địa
mọi cá nhân, tổ chức trên tồn bộ lãnh thổ tham phương, một nhóm người nhất định và khơng có
gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh.
tính bắt buộc.
Thực hiện lặp đi lặp lại trong đời sống thực tế
cho đến khi nó bị thay đổi hoặc hủy bỏ để phù Được thực hiện lặp đi lặp lại, tồn tại dai dẳng
hợp với sự phát triển của xã hội. Sự thay đổi trong đời sống xã hội và thường rất khó để loại bỏ
hoặc hủy bỏ quy phạm pháp luật đó sẽ được xã cho dù nó khơng cịn phù hợp với thực tế.
hội chấp nhận ngay lập tức.
Câu 3. Có phải tất cả các quy phạm pháp luật đều được cấu tạo từ 3 bộ phận: giả định, quy định, chế
tài hay khơng? Giải thích.
-

Quan điểm trên là SAI.
23


-

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và
bảo đảm thực hiện, được biểu thị bằng hình thức nhất định, nhằm điều chỉnh các QHXH nhất định.


-

Thông thường một quy phạm pháp luật được cấu tạo bởi ba bộ phận: giả định, quy định và chế tài có
liên quan mật thiết với nhau. Tuy nhiên khơng phải tất cả các quy phạm pháp luật đều được cấu tạo bởi
ba bộ phận nêu trên. Tùy vào từng bộ luật, ngành luật sẽ có những đặc thù và sự điều chỉnh các quan
hệ xã hội khác nhau nên cấu tạo của quy phạm pháp luật sẽ khác nhau và có thể khuyết đi một trong ba
bộ phận đó. Những bộ phận khuyết có thể được quy định tại điều luật khác trong văn bản quy phạm
pháp luật đó hoặc trong văn bản quy phạm pháp luật khác. Có quy phạm định nghĩa chỉ nêu về một
định nghĩa, khái niệm hay một ngun tắc thì cũng khơng có ba bộ phận nêu trên.

-

Ví dụ: “Khi có một bên tham gia vào giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc đe dọa, cưỡng ép thì có
quyền u cầu Tịa án tun bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu” (Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015)
 Giả định: “Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép”
 Quy định: “quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vơ hiệu”
 Chế tài: khơng có.

Kết luận: vậy quan điểm đã cho trên là sai.
Câu 4. Có phải các bộ phận của quy phạm pháp luật đều được sắp xếp theo thứ tự: Giả định – quy
định – chế tài hay không?
-

Quan điểm trên là SAI.

-

QPPL là quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm
thực hiện, được biểu thị bằng hình thức nhất định, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội nhất định.


-

Có trường hợp nhiều quy phạm pháp luật được trình bày trong một điều luật hoặc trật tự trình bày
các bộ phận của quy phạm pháp luật trong điều luật đó có thể thay đổi khơng nhất thiết theo đúng
logic: giả định – quy định – chế tài.

-

Ví dụ: Theo khoản 1 điều 21, nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực an ninh, trật tự, an tồn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn,
cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng - 4.000.000 đồng đối với hành
vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt
của người thi hành cơng vụ.
 Giả định: hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh
tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
 Quy định (quy định ngầm): không thực hiện với hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân, tổ
chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
 Chế tài: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng

 Quy phạm trên không xếp theo thứ tự Giả định – Quy định – Chế tài.
Kết luận: Vậy quan điểm đã cho là sai
24


25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×