Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

đề tài bảo vệ quyền lợi cho công ty TNHH MTV tư thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.68 KB, 18 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LUẬT

Họ tên sinh viên
Mã số sinh viên
Lớp/ mơn học
Họ tên Giảng viên
Tên đề tài

Nhóm 6
Luật sở hữu trí tuệ N04
Trương Thị Dạ Thảo
Bảo vệ quyền lợi cho Công ty TNHH MTV
Tư Thuận

Số chữ
Hạn nộp bài

20/12/2021

Cam kết của sinh viên:
Tôi xin cam kết rằng tài liệu đính kèm là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu
được sử dụng để tham khảo đã được ghi nhận và trích dẫn theo đúng quy định.

Chữ ký của sinh viên: _________________________ Ngày: 20/12/2021_____________

1

0

0




2

0

0


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA LUẬT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu chữ viết tắt

1

LSHTT

2

LDN 2020

Chữ viết đầy đủ
Luật Sở hữu trí tuệ (hiện
hành)
Luật Doanh nghiệp 2020


1

0

0


2

0

0


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
----------o0o---------Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12 năm 2021
BẢN TRÌNH BÀY Ý KIẾN
Kính gửi: Tịa án nhân dân (1)...............
Tôi tên là:................................................;
Sinh ngày:.....................................;
Số CMND:....................................... do cơ quan..........................cấp vào ngày… tháng…
năm…..;
Nơi ĐKTT:................................................;
Chỗ ở hiện tại:...............................................;
Nhận được Thông báo về việc thụ lý vụ án vào ngày......tháng......năm........của Tòa án nhân
dân................. đã thụ lý vụ án dân sự số (2):...../....../TLST-........về việc (3) .............
Theo đơn khởi kiện của (4)......................
Tơi xin trình bày ý kiến theo yêu cầu của người khởi kiện như sau(5):
1. Chứng minh: “Tư Thuận” là tên thương mại của Công ty TNHH MTV Tư Thuận.

2. Chứng minh khả năng phân biệt nhãn hiệu của Công ty TNHH MTV Tư Thuận.
3. Hành vi xâm phạm và biện pháp xử lý.
Các tài liệu, chứng cứ kèm theo (6):
I. CHỨNG MINH: “TƯ THUẬN” LÀ TÊN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY TNHH
MTV TƯ THUẬN.
1. Tên thương mại
Theo Khoản 21 Điều 4 của LSHTT quy định: “ Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá
nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với
chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Tên thương mại là
một yếu tố quan trọng để cá biệt hóa, phân biệt các chủ thể kinh doanh trong hoạt động
thương mại giúp cho khách hàng có thể nhận diện được, thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. Việc
phân biệt này đặt ra khi xem xét trong phạm vi cùng một lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Hơn thế nữa, một chủ thể kinh doanh có thể sở hữu và sử dụng nhiều nhãn hiệu khác nhau
1

0

0


để phân biệt hàng hóa, dịch vụ nhưng chỉ có thể sử dụng một tên thương mại. Tên thương
mại thường là tên doanh nghiệp.
Tên thương mại phải là tập hợp các chữ, phát âm được và có nghĩa; gồm có hai phần:
phần mơ tả và phần phân biệt. Trong đó, phần mơ tả là một tập hợp các từ có nghĩa mơ tả
tóm tắt loại hình doanh nghiệp và lĩnh vực kinh doanh. Còn phần phân biệt là tập hợp các
chữ cái phát âm được, có thể có nghĩa hoặc khơng có nghĩa.
Phần mơ tả khơng có khả năng tạo nên tính phân biệt cho tên thương mại (hai doanh
nghiệp có tên thương mại khác nhau có thể có phần mơ tả giống nhau).
Ví dụ: Với tên Cơng ty TNHH MTV Tư Thuận. Phần mô tả là “Công ty TNHH MTV”,
phần phân biệt là “Tư Thuận” phân biệt với “Công ty TNHH MTV Tiến Thành”.

2. Điều kiện bảo hộ
Điều 76 LSHTT quy định: “Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ
thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác tronng cùng lĩnh vực
và khu vực kinh doanh”. Được xem là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng đủ 3 điều kiện:
Chứa thành phần tên riêng, không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương
mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh, không
trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của người khác đã
được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
2.1. Chứa thành phần tên riêng:
Như đã nêu trên, tên thương mại thường có 2 thành phần là mô tả và tên riêng. Ở đây
Công ty TNHH MTV Tư Thuận đủ hai thành phần. Trong đó “ Tư Thuận” là tên riêng (theo
cách gọi người con thứ 3 trong gia đình).Phần mơ tả là “Cơng ty TNHH MTV ”
Nên Công ty TNHH MTV Tư Thuận đã thõa mãn điều về thành phần tên riêng là “Tư
Thuận”.
2.2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người
khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
Quy định này thể hiện rõ chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh. TroFng LDN 2020
cũng quy định là “cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký
trước đó” (Điều 38 LDN 2020). Để thõa mãn nhu cầu này quy định pháp luật yêu cầu 3 nội
dung:
2

0

0


- Thứ nhất, tên thương mại không được trùng hay tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên
thương mại khác.
- Thứ hai, xác định thời điểm sử dụng tên thương mại để biết chủ thể nào sử dụng tên

thương mại đó trước.
- Thứ ba, xác định lĩnh vực và khu vực kinh doanh xem có trùng hay khơng.
Xem xét tên thương mại giữa Công ty TNHH MTV Tư Thuận và Cơ sở Sản Xuất Bánh
Tư Thuận là trùng hoàn toàn và điều này sẽ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng khi sử dụng
sản phẩm trên thị trường, không đảm bảo các điều kiện bảo hộ tại Điều 76, 77, 78 LSHTT.
Tên thương mại của hai doanh nghiệp bị trùng nhau nên cần xem xét đến việc thời điểm sử
dụng để xem chủ nào sử dụng trước. Ngoài ra việc bảo hộ tên thương mại còn được quy định
tại Điều 6 Nghị định 105/2006/NĐ-CP: “ Đối với tên thương mại, đối tượng được bảo hộ
được xác định trên cơ sở quá trình sử dụng, lĩnh vực và lãnh thổ sử dụng tên thương mại
đó”. Ở đây tên Tư Thuận được Công ty TNHH MTV Tư Thuận sử dụng từ năm 1958 ở
Đồng Tháp và được biết đến với cái tên đó như gắn liền với gia đình ơng. Cho đến năm
2006, cái tên này tiếp tục được phát triển khơng chỉ ở Đồng Tháp mà cịn được biết đến ở
Tp. Hồ Chí Minh và tiếp tục sử dụng cho đến khi thành lập Công ty TNHH MTV Tư Thuận.
Trong khi đó tên Tư Thuận ở bên đối phương khơng xác định chính xác rõ ràng thời điểm sử
dụng cái tên Tư Thuận đó có trước năm 1958 hay khơng? Nếu như vậy thì cái tên Tư Thuận
này được Cơng ty TNHH MTV Tư Thuận sử dụng trong suốt quá trình phát triển từ năm
1958 ở Đồng Tháp cho đến 2003 được biết đến ở cả Tp. Hồ Chí Minh. Về khu vực kinh
doanh, Công ty TNHH MTV Tư Thuận có trụ sở ở Tp. Hồ Chí Minh và có nhiều xe đẩy
phân phối khắp các quận, huyện; không những vậy cái tên Tư Thuận này còn được biết đến
rộng rãi ở Đồng Tháp từ năm 1958, trong khi đó Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận chỉ biết
đến ở Biên Hịa, Đồng Nai. Vì thế khu vực hoạt động của Công ty TNHH MTV Tư Thuận
rộng hơn nhiều so với cơ sở của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận. Về lĩnh vực kinh doanh thì
hai bên có nhiều ngành nghề đăng ký kinh doanh giống nhau nên cũng có cùng lĩnh vực kinh
doanh. Nhưng Cơng ty TNHH MTV Tư Thuận cịn có thêm nhóm ngành 29 về sản xuất:
nem, lạp xưởng, chả.. đó là ngành nghề truyền thống và được biết đến rộng rãi của Công ty
TNHH MTV Tư Thuận.
3

0


0


Từ đó có thể kết luận rằng tên thương mại của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận khơng có
khả năng phân biệt với tên thương mại của Công ty TNHH MTV Tư Thuận vì đã xác lập
trước, nên hành vi này còn bị xem là xâm phạm đến quyền của Công ty TNHH MTV Tư
Thuận.
2.3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của
người khác đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Như đã chứng minh trên, tên thương mại của Công ty TNHH MTV có từ năm 1958 và có
trước khi nhãn hiệu của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận được cấp giấy chứng nhận vào năm
2012. Từ đó có thể thấy tên thương mại này có trước ngày mà nhãn hiệu kia được bảo hộ. Vì
vậy khơng thể nói tên thương mại nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được bảo hộ.
Từ những ý trên, có thể nói tên thương mại Tư Thuận đủ điều kiện bảo hộ theo quy định
của pháp luật. Nên có thể xác lập quyền sở hữu cơng nghiệp đối với tên thương mại Tư
Thuận trên cơ sở sử dụng hợp pháp mà không cần dựa trên văn bằng bảo hộ (điểm b Khoản
3 Điều 6 Luật SHTT). Vì vậy viêc xác định thời điểm sử dụng tên thương mại của Công ty
TNHH MTV Tư Thuận (từ năm 1958) là có căn cứ xác đáng, quyết định được Cơng ty
TNHH MTV Tư Thuận được bảo hộ trước. Có quan điểm cho rằng việc xác định chủ thể
kinh doanh nào sử dụng tên thương mại trước là căn cứ vào thời điểm đăng ký doanh ngiệp.
Nhưng theo Khoản 6 Điều 124 Luật SHTT: “Sử dụng tên thương mại là việc thực hiện hành
vi nhằm mục đích thương mại bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt
động kinh doanh, thể hiện tên thương mại trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm,
hàng hố, bao bì hàng hoá và phương tiện cung cấp dịch vụ, quảng cáo”. Nói vậy thì hai thời
điểm này có thể trùng nhau hoặc khác nhau, nên việc xác định cần phải căn cứ vào thời điểm
sử dụng trên thực tế của chủ thể kinh doanh. Mà thời điểm sử dụng trên thực tế của Công ty
TNHH MTV Tư Thuận là vào năm 1958. Như vậy thì tên Tư Thuận được bảo hộ theo
nguyên tắc tự động mà không cần qua một thủ tục pháp lý nào. Và còn được bảo hộ vô thời
hạn cho đến khi Công ty TNHH MTV Tư Thuận không sử dụng tên này trong hoạt động
kinh doanh, sản xuất.

II. CHỨNG MINH KHẢ NĂNG PHÂN BIỆT NHÃN HIỆU CỦA CÔNG TY TNHH
MTV TƯ THUẬN.
4

0

0


1. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu Bánh mì Tư Thuận
Căn cứ quy định tại Điều 72, Điều 74 và Điều 78 LSHTT
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba
chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ
của chủ thể khác.
Điều 74. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu
1. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu
tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ
ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 78. Khả năng phân biệt của tên thương mại
Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
2. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã
sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh;
3. Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với
chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.
Và Điều 39.6 Thơng tư 01/2007/TT-BKHCN:
39.6 Đánh giá tính phân biệt của dấu hiệu kết hợp giữa dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình (sau

đây gọi là “dấu hiệu kết hợp”)
Một dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình
kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt, cụ thể:
a) Dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả
năng phân biệt;
b) Thành phần mạnh của nhãn hiệu (yếu tố tác động mạnh vào cảm giác người tiêu dùng,
gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát) là dấu hiệu chữ hoặc dấu hiệu hình có khả
năng phân biệt, mặc dù thành phần cịn lại khơng có hoặc ít có khả năng phân biệt;
Điều kiện để được bảo hộ nhãn hiệu đối với một nhãn hiệu bao gồm có:
5

0

0


Thứ nhất là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả
hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc
Thứ hai là dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi dấu hiệu chữ và dấu
hiệu hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt.
Thứ ba là có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng
hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Xét với nhãn hiệu “Bánh mì Tư Thuận ” ta có thể thấy:
Đầu tiên, nhãn hiệu “ Bánh mì Tư Thuận” là dấu hiệu kết hợp bởi nhiều yếu tố bao gồm
cả chữ cái, từ ngữ là “chữ Bánh mì Tư Thuận” và hình vẽ (hình ảnh là hình phác thảo mặt
ơng Sang). Do đó, có thể khẳng định, dấu hiệu này là dấu hiệu có thể nhìn thấy được. Hai
dấu hiệu đó kết hợp lại thành một tổng thể và nó có khả năng phân biệt, trong đó hình ảnh
phác họa mặt ơng Sang có thể được xem là yếu tố tác động mạnh vào cảm giác người tiêu
dùng, gây chú ý và ấn tượng về nhãn hiệu khi quan sát. Đó là dấu hiệu được xem là độc nhất
(bởi vì khn mặt của mỗi người đều có những nét khác nhau, khơng tương đồng). Khuôn

mặt được phác họa là một biện pháp để phân biệt nó với các nhãn hiệu có hàng hóa, dịch vụ
trùng hoặc tương tự khác. Khiến cho logo của ông Sang có đặc điểm nhận dạng riêng không
hề tương tự hoặc gây nhầm lẫn với “Tư Thuận - Since 2010”. Ví dụ nhãn hiệu KFC có sự kết
hợp giữa chữ KFC và hình ơng già mỉm cười. Và hình ảnh ông già mỉm cười là dấu hiệu
nhận dạng đặc trưng cho nhãn hiệu KFC này. Giúp cho KFC có đặc điểm nhận dạng riêng
biệt với các dấu hiệu hình của các nhãn hiệu khác.
Tiếp đến, nhãn hiệu “Bánh mì Tư Thuận” chưa được đăng ký cho sản phẩm hàng hóa,
dịch vụ cùng loại nào đang được bảo hộ tại thời điểm Công ty TNHH MTV Tư Thuận đi
đăng ký. Tuy nhiên, Cục Sở hữu trí tuệ lại cho rằng, nhãn hiệu này tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với nhãn hiệu “ Tư Thuận - Since 2010” của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận đang
được bảo hộ.
2. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu Bánh mì Tư Thuận với nhãn hiệu Cơ sở Sản
Xuất Bánh Tư Thuận
Ở Điều 39.5 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN qui định:
39.5 Các ngoại lệ sau đây được áp dụng khi đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu chữ
và dấu hiệu hình:
6

0

0


a) Dấu hiệu thuộc các trường hợp nêu tại các điểm 39.3.a, b, c, g, h và các điểm 39.4.a, b, c,
d, e của Thông tư này đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu
dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với
hàng hoá, dịch vụ liên quan.
b) Để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng
một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện
nay..., trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành

trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng
chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn
hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi
được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.
Căn cứ tại 39.3.g Thông tư 01/2007/TT-BKHCN:
39.3 Đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu dạng chữ viết, chữ số (sau đây gọi là “dấu
hiệu chữ”)
Trừ các trường hợp ngoại lệ quy định tại điểm 39.5 của Thông tư này, các dấu hiệu chữ sau
đây bị coi là khơng có khả năng phân biệt:
g) Một từ hoặc một tập hợp từ mang nội dung mơ tả chính hàng hố, dịch vụ mang nhãn
hiệu như dấu hiệu chỉ dẫn về thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý (trừ trường hợp nhãn hiệu
được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của hàng hoá hoặc nhãn hiệu tập
thể), phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất (trừ trường hợp nhãn
hiệu được đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của hàng hoá, dịch vụ), thành phần,
cơng dụng, giá trị của hàng hố, dịch vụ;
Trong đó, dấu hiệu thuộc trường hợp nêu tại điểm 39.3.g của Thơng tư này chính là
trường họp của nhãn hiệu “Bánh mì Tư Thuận”. Cụm từ “Bánh mì” trong “Bánh mì Tư
Thuận” mang nội dung mơ tả chính hàng hố, dịch vụ mang nhãn hiệu là chủng loại, thành
phần.
Nhãn hiệu “Bánh mì Tư Thuận” đã được biết đến rộng rãi ở Đồng Tháp, sau đó lại chuyển
đến Tp. Hồ Chí Minh và được nhiều người biết đến. Vì vậy, nhãn hiệu này có thể được xem
là đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hóa, dịch vụ liên quan như hàng hóa của “Tư
Thuận – Since 2010”.
7

0

0



Từ hai luận điểm trên nên có thể kết luận, Cơng ty TNHH MTV Tư Thuận hồn tồn có
đủ điều điện cần để áp dụng ngoại lệ này.
Sau đây là các bằng chứng về việc nhãn hiệu này được người tiêu dùng biết đến và sử
dụng một cách rộng rãi. Thời gian bắt đầu sử dụng tên Tư Thuận là năm 1958. Phạm vi và
mức độ sử dụng cái tên Tư Thuận là từ năm 1958 đã nổi tiếng được biết đến là buôn bán
nem, chả, lạp xưởng thủ công ở tỉnh Đồng Tháp. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra xuyên
suốt đến năm 2006, ông Sang chuyển vào Tp. Hồ Chí Minh thành lập Hộ kinh doanh Tư
Thuận và vẫn giữ cái tên Tư Thuận, sau được nhiều người biết đến và ưa chuộng. Sau đó đến
năm 2013 ơng Sang đã giải thể Hộ kinh doanh Tư Thuận để thành lập Công ty TNHH MTV
Tư Thuận Phát triển chuỗi nhiều xe đẩy bán bánh mì, xơi, nem, chả, lạp xưởng. Như vậy, cái
tên Tư Thuận được sử dụng liên tục trong 55 năm và nó có mức độ phổ biến trong khu vực.
Căn cứ vào 39.8 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về đánh giá sự tương tự đến mức gây
nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn hiệu khác
39.8 Đánh giá sự tương tự đến mức gây nhầm lẫn của dấu hiệu yêu cầu đăng ký với nhãn
hiệu khác
a) Để đánh giá dấu hiệu yêu cầu đăng ký nêu trong đơn có trùng hoặc tương tự đến mức gây
nhầm lẫn với một nhãn hiệu khác (sau đây gọi là “nhãn hiệu đối chứng”) hay không, cần
phải so sánh về cấu trúc, nội dung, cách phát âm (đối với dấu hiệu chữ), ý nghĩa và hình thức
thể hiện của dấu hiệu (đối với cả dấu hiệu chữ và dấu hiệu hình), đồng thời phải tiến hành so
sánh hàng hóa, dịch vụ mang dấu hiệu với hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng theo
quy định tại điểm này.
c) Dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đối chứng nếu:
(i) Dấu hiệu đó gần giống với nhãn hiệu đối chứng về cấu trúc hoặc/và nội dung hoặc/và
cách phát âm hoặc/và ý nghĩa hoặc/và hình thức thể hiện đến mức làm cho người tiêu dùng
tưởng lầm rằng hai đối tượng đó là một hoặc đối tượng này là biến thể của đối tượng kia
hoặc hai đối tượng đó có cùng một nguồn gốc
(ii) Dấu hiệu chỉ là bản phiên âm hoặc dịch nghĩa từ nhãn hiệu đối chứng nếu nhãn hiệu đối
chứng là nhãn hiệu nổi tiếng.
Thứ nhất, về cấu trúc: Công ty TNHH MTV đăng ký bảo hộ cho nhãn hiệu “Bánh mì Tư
Thuận và hình”, cấu trúc nhãn hiệu ở đây gồm hai phần là phần dấu hiệu từ ngữ và phần dấu

8

0

0


hiệu hình, trong khi nhãn hiệu “Tư Thuận – Since 2010” của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư
Thuận được bảo hộ chỉ gồm phần từ ngữ mà trong tình huống khơng nhắc đến dấu hiệu hình.
Thứ hai, về cách phát âm: chúng ta có thể thấy sự khác nhau trong cách phát âm của
“Bánh mì Tư Thuận” và “Tư Thuận- Since 2010”
Thứ ba, về ý nghĩa và hình thức thể hiện. Hình thức thể hiện của dấu hiệu là: chữ Tư
Thuận của Công ty TNHH MTV là tên của ông Trần Bá Thuận (tên thường gọi là Tư
Thuận). Đặt chữ “Bánh mì” trước sau đó đến chữ “Tư Thuận” cịn Cở sở sản xuất Bánh mì
Tư Thuận là chữ “Tư Thuận” dấu “- ” sau đó đến “ Since 2010”. Về ý nghĩa cũng có sự khác
biệt, chữ “Tư” trong “Tư Thuận” là cách gọi người con thứ 3 trong gia đình, cái tên được
truyền qua thế hệ ơng Sang nên đồng thời cái tên “Tư Thuận” còn mang ý nghĩa là một nghề
gia truyền lâu đời mà ông Thuận truyền lại cho thế hệ sau.
Thứ tư, về so sánh hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu: Cả hai nhãn hiệu đều được các chủ
thể đăng ký cho sản phẩm hàng hóa là nhóm 30. Tuy nhiên Cơng ty TNHH MTV Tư Thuận
là bánh mì ăn kèm với nem, chả, lạp xưởng cịn Cơ sở sản Bánh mì Tư Thuận là bánh mì,
bánh ngọt, bánh mặn, bánh kem. Sự khác biệt giữ hai nhãn hiệu là: Công ty TNHH MTV Tư
Thuận là kinh doanh bánh mì ăn kèm với nem, chả, lạp xưởng với phạm vi chính là nhóm
29: lạp xưởng, giị chả, nem và nhóm 30: xơi, bánh mì là phục vụ cho việc kinh doanh nem,
chả, lạp xưởng; cịn Cơ sở sản Bánh mì Tư Thuận lại đăng ký phạm vi nhóm 30: bánh ngọt,
bánh mì, bánh mặn, bánh kem chế biến sẵn phục vụ cho dịch vụ chính là nhà hàng ăn uống,
dịch vụ đồ ăn nhanh, dịch vụ bán thức ăn mang về thuộc nhóm 43.
Như vậy, từ những phân tích đánh giá nêu trên, có thể thấy, nhãn hiệu “Bánh mì Tư Thuận
và hình” của Công ty TNHH MTV Tư Thuận không tương tự đến mức gây nhầm lẫn với
nhãn hiệu “Tư Thuận – Since 2010” của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận đã được đăng ký

bảo hộ tại Việt Nam.
3. Nhãn hiệu “Tư Thuận – Since 2010” của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận khơng có
khả năng phân biệt với nhãn hiệu “Bánh mì Tư Thuận” của Cơng ty TNHH MTV Tư
Thuận
Căn cứ vào điểm k Khoản 2 Điều 74:
2. Nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một
trong các trường hợp sau đây:
9

0

0


k) Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa,
dịch vụ;
Tại điểm này quay định nhãn hiệu bị coi là khơng có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó
có dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại đang được sử dụng của người khác, nếu
việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hóa,
dịch vụ.
Xét với vụ việc này, cái tên “Tư Thuận” là tên thương mại của Công ty TNHH MTV Tư
Thuận và đang được sử dụng bởi công ty này từ năm 1958 đến nay (như chứng minh trên).
Cở sở bánh mì Tư thuận ra đời sau vào năm 2010 và lấy tên "Tư Thuận - Since 2010". Xét
về dấu hiệu chữ viết thì tên "Tư Thuận - Since 2010" tương tự với tên "Bánh mì Tư Thuận".
Vì nhãn hiệu của Cơ sở Sản Xuất Bánh Tư Thuận có dấu hiệu tương tự với tên thương mại
của Công ty TNHH MTV Tư Thuận đã và đang được sử dụng và có thể gây nhầm lẫn vì có
nhóm hàng hóa, dịch vụ tương tự nhau là nhóm 30. Nên nhãn hiệu "Tư Thuận - Since 2010"
khơng có khả năng phân biệt vì vi phạm điểm k Khoản 2 Điều 74 Luật SHTT.
III. HÀNH VI XÂM PHẠM VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ

1. Tôn trọng quyền được xác lập trước
Căn cứ Khoản 1 Điều 17. Tôn trọng quyền được xác lập trước "Quyền sở hữu cơng
nghiệp có thể bị huỷ bỏ hiệu lực hoặc bị cấm sử dụng nếu xung đột với quyền sở hữu trí tuệ
của tổ chức, cá nhân khác được xác lập trước."
Tên thương mại Tư Thuận của gia đình ơng Sang có từ 1958 nên gia đình ơng Sang có
quyền u cầu Cục Sở hữu trí tuệ hủy bỏ hiệu lực đối với nhãn hiệu Tư Thuận - Since 2010.
2. Cạnh tranh không lành mạnh
Căn cứ điểm a Khoản 1 Điều 130 LSHTT: "Sử dụng chỉ dẫn thương mại gây nhầm lẫn về
chủ thể kinh doanh, hoạt động kinh doanh, nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ".
Việc Tư Thuận - Since 2010 sử dụng chỉ dẫn thương mại cụ thể ở đây là nhãn hiệu Tư Thuận
- Since 2010 có thành phần là "Tư Thuận" trùng với tên thương mại của Tư Thuận được bảo
hộ của gia đình ơng Sang thì đây được xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
10

0

0


Căn cứ điểm d Khoản 1 Điều 130 LSHTT: "Đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử
dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ
của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình khơng có quyền sử dụng nhằm mục đích chiếm
giữ tên miền, lợi dụng hoặc làm thiệt hại đến uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương
mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng." Hành vi đăng kí quyền sở hữu cơng nghiệp đối với nhãn hiệu
Tư Thuận - Since 2010 là cũng là hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh vì dù có cố ý hay vơ
ý thì Tư Thuận của gia đình ơng Sang đang được bảo hộ và hành vi đăng kí nhãn hiệu Tư
Thuận - Since 2010 là hành vi vi phạm pháp luật.
Việc bị Tư Thuận - Since 2010 có hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh có thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, tạo ra sự nhầm lẫn đối với bạn hàng, khách hàng, lợi
dụng danh tiếng để kinh doanh sản phẩm không đúng với chất lượng và từ đó ảnh hưởng đến

doanh thu của Tư Thuận gia đình ơng Sang. Trường hợp này, gia đình ơng Sang có quyền tự
bảo vệ theo Khoản 1 Điều 198 LSHTT:
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở
hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp cơng nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ;
b) u cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt
hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính cơng khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí
tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Và Khoản 3 Điều 198 LSHTT:
Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh khơng
lành mạnh có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp dân sự
quy định tại Điều 202 của Luật này và các biện pháp hành chính theo quy định của pháp luật
về cạnh tranh.
Gia đình ơng Sang có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện
pháp dân sư tại Điều 202:
11

0

0


Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm
phạm quyền sở hữu trí tuệ:
a. Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;
b. Buộc xin lỗi, cải chính cơng khai;
c. Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

d. Buộc bồi thường thiệt hại;
e. Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng khơng nhằm mục đích thương
mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản
xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh
hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
3. Xâm phạm quyền đối với tên thương mại
Luật Sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại tại Điều
129, theo đó, hành vi bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại là: “Mọi hành vi sử
dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của người khác đã được sử
dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch vụ tương tự, gây nhầm
lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó
đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại.”
Căn cứ theo Điều 5 của Nghị định 105/2006/NĐ-CP: Hành vi bị xem xét bị coi là hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại các Điều 28, 35, 126, 127, 129 và 188 của Luật
Sở hữu trí tuệ, khi có đủ các căn cứ sau đây:
1. Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
(Tại đây tên thương mại Tư Thuận của gia đình ơng Sang được bảo hộ, thỏa mãn điều kiện)
2. Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét (hành vi sử dụng, đăng kí thể gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, tạo ra sự nhầm lẫn đối với bạn hàng, khách hàng, lợi
dụng danh tiếng để kinh doanh sản phẩm khơng đúng với chất lượng và từ đó ảnh hưởng đến
doanh thu của Tư Thuận gia đình ơng Sang).
3. Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và khơng
phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo quy định tại các
Điều 25, 26, 32, 33, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 125, Điều 133, Điều 134, khoản 2 Điều 137,
12

0

0



các Điều 145, 190 và 195 của Luật Sở hữu trí tuệ. (Tư Thuận - Since 2010 khơng nằm trong
các điều trên).
4. Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam.
Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng
internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Qua các căn cứ trên chúng đều thoả mãn điều kiện để đưa ra kết luận Tư Thuận - Since
2010 đã có hành vi xâm phạm quyền đối với tên thương mại căn cứ theo Khoản 2, Điều
129: "Mọi hành vi sử dụng chỉ dẫn thương mại trùng hoặc tương tự với tên thương mại của
người khác đã được sử dụng trước cho cùng loại sản phẩm, dịch vụ hoặc cho sản phẩm, dịch
vụ tương tự, gây nhầm lẫn về chủ thể kinh doanh, cơ sở kinh doanh, hoạt động kinh doanh
dưới tên thương mại đó đều bị coi là xâm phạm quyền đối với tên thương mại."
Gia đình ơng Sang có quyền u cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí hành vi xâm
phạm theo Khoản 2 Điều 129: "Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở
hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người
tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi
xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan."
Trân trọng cảm ơn.
Người làm bản trình bày
(Ký và ghi rõ họ tên)

*10 câu hỏi của nhóm 6:
1. Chứng minh việc vi phạm pháp luật của hành vi: nhãn hiệu ra đời trước chưa đăng
ký bảo hộ (A) mà bị trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nhãn hiệu ra đời sau đã được
bảo hộ (B ) thì là vi phạm quyền bảo hộ nhãn hiệu của bên B?
2. Sau những minh chứng bên mình đưa ra, bạn nghĩ liệu phía Cơ sở sản xuất bánh Tư
Thuận có xâm phạm quyền đối với tên thương mại của phía Cơng ty TNHH MTV Tư
Thuận hay không? Nếu không, nêu minh chứng chứng minh.
13


0

0


3. Bằng chứng chứng minh việc cơ sở sản xuất bánh Tư Thuận sử dụng tên thương mại
một cách hợp pháp mà khơng phải là cố tình trùng với tên của bên công ty TNHH
MTV Tư Thuận để gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ.
4. Căn cứ để chứng minh cơ sở sản xuất bánh Tư Thuận có quyền ngăn cấm bên Công
ty TNHH MTV Tư Thuận dỡ bỏ những vật phẩm, phương tiện có gắn logo Bánh mì Tư
Thuận?
5. Như đã chứng minh về tên thương mại Tư Thuận của công ty TNHH MTV Tư
Thuận được bảo hộ thì trong q trình đăng kí nhãn hiệu các bạn có biết đến sự tồn tại
của Tư Thuận bên mình hay khơng? Nếu biết thì bên phía cơ sở sản xuất bánh Tư
Thuận đã có hành vi xâm phạm ? Nếu khơng thì đó là lỗi của ai ?
6. Giả sử bên bạn bị hủy bỏ văn bằng bảo hộ thì bên bạn sẽ làm gì để giành lại quyền
lợi hoặc hạn chết thiệt hại hết mức có thể ?
7. Dựa vào những dấu hiệu phân biệt nào mà bạn cho rằng: " Tư Thuận - since 2010"
gây nhầm lẫn với nhãn hiệu " Bánh mì Tư Thuận" ? Tại sao?
8. Qua những minh chứng phía chúng tơi đưa ra cho thấy rằng nhãn hiệu “Tư Thuận
since 2010” đã có hành vi cạnh tranh không lành mạnh vi phạm luật SHTT. Các bạn có
đồng ý với ý kiến này khơng ? Tại sao ?
9. Bạn hãy chứng minh “Tư Thuận” của cơ sở sản xuất bánh mỳ Tư Thuận ra đời
trước công ty TNHH MTV Tư Thuận ?
10. Từ những minh chứng chúng tôi đã nêu trên để bảo vệ cho công ty TNHH MTV Tư
Thuận. Đề nghị các bạn đưa ra lí do để Tư Thuận 2010 được bảo vệ. ?

14


0

0



×