Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

Đề tài Bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.88 KB, 71 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ly hôn là một hiện tượng xã hội xuất hiện ngày càng nhiều cùng với sự
phát triển của xã hội và ngày càng được xã hội quan tâm vì những hậu quả nặng
nề, khơng mong muốn của nó. Khi cuộc sống vợ chồng rơi vào tình trạng trầm
trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục đích của hơn nhân khơng đạt
được thì ly hơn là lối thốt cho cuộc sống bế tắc, khơng cịn tình cảm của hai vợ
chồng. Nhưng hậu quả pháp lý và xã hội mà nó để lại ảnh hưởng nghiêm trọng
đến một đối tượng vốn là niềm hạnh phúc của hai vợ chồng - đó là những đứa
con. Những đứa trẻ ngây thơ vốn cần sự yêu thương, chăm sóc của cả cha và mẹ
trong một gia đình êm ấm phải chịu cảnh gia đình tan nát, nếu khơng có sự bảo
vệ sẽ rất dễ đánh mất cả tuổi thơ và tương lai. Vì vậy, vấn đề rất được xã hội
quan tâm khi vợ chồng ly hôn là bảo vệ quyền lợi của những đứa con. Và pháp
luật đã đóng vai trị khơng thể thiếu để bảo vệ những đứa trẻ vô tội này. Đó cũng
là nguyên tắc cơ bản, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong Luật HN&GĐ Việt Nam.
Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời đã góp phần tích cực và quan trọng trong
việc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn với những nội dung cơ bản như
quy định về nguyên tắc giao con cho ai nuôi là vì quyền lợi mọi mặt của con;
quy định về mức cấp dưỡng, phương thức cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm nom
con; quy định về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con khi quyền lợi mọi mặt
của con không được đảm bảo …
Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng lớn lao mà nguyên tắc đem lại, trên
thực tế vấn đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hơn cịn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc do nhiều ngun nhân khác nhau.Vậy, trên thực tế, nguyên tắc
đó đã được Tồ án áp dụng như thế nào, những gì đã làm được và chưa làm
được và những giải pháp thích hợp để nguyên tắc đó được áp dụng hiệu quả
trong các vụ ly hôn là một vấn đề thực tế rất cần được quan tâm.
Được nghiên cứu rõ hơn về nguyên tắc này là nung nấu của tôi từ khi
bước chân vào trường đại học Luật, và với sự giúp đỡ của các thầy, cô giáo


trong tổ bộ môn Luật HN&GĐ, tôi mạnh dạn chọn đề tài : ‘‘Bảo vệ quyền lợi


của con khi cha mẹ ly hơn’’ làm đề tài khố luận tốt nghiệp.
Để thực hiện khố luận này, tơi có sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu như : Phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin,
phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh…
Kết cấu khố luận:
Chương I: Khái quát chung về nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi
cha mẹ ly hôn.
Chương II: Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn theo
Luật HN&GĐ năm 2000.
Chương III: Thực tiễn áp dụng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện
nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn.
Trong khuôn khổ một đề tài khoa học với thời lượng nghiên cứu và trình
độ chun mơn cịn hạn hẹp, chắc chắn bản khố luận này sẽ khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tơi hy vọng rằng những ý kiến đóng góp quý giá của thầy cô
giáo và các bạn sinh viên sẽ giúp khố luận này được hồn thiện hơn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn !


CHƯƠNG I
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI
CỦA CON KHI CHA MẸ LY HƠN
1. Ly hơn và hậu quả pháp lý, xã hội của ly hôn đối với con
1.1. Khái niệm ly hôn
Ly hôn là một vấn đề xã hội được quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên
thế giới. Đây là vấn đề không mới nhưng luôn nhức nhối bởi những hậu quả
nặng nề mà nó để lại. Có thể nói từ khi pháp luật ra đời, những quy định tương
tự như ly hôn đã xuất hiện, bởi vì quan hệ HN&GĐ là quan hệ chủ đạo trong xã
hội, mà ly hơn là điều khó tránh khỏi khi quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.
Tuy nhiên, ở mỗi hình thái kinh tế xã hội trong lịch sử, những quan điểm, những
quy định về vấn đề này lại khơng giống nhau. Bởi vì mỗi giai cấp thống trị đều

đưa ra những quy định để bảo vệ tối đa cho giai cấp mình, cho chế độ của mình.
C.Mác đã nói: Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được đề lên thành luật

(1)

.

Vì vậy, khi các hình thái kinh tế xã hội thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ
thì vấn đề ly hơn ngày càng được nhìn nhận một cách tiến bộ hơn.
Đặc trưng của quan hệ HN&GĐ dưới chế độ phong kiến là tư tưởng trọng
nam khinh nữ, bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ông, chế độ đa thê và
những quy định hà khắc, những căn cứ bất bình đẳng về ly hôn… Khi hôn nhân
không xuất phát từ tình u, gia đình khơng được xây dựng trên nguyện vọng
cùng nhau xây đắp thì ly hơn chỉ là một thứ công cụ để bảo vệ cho hệ tư tưởng
của chế độ phong kiến cũng như lợi ích của giai cấp phong kiến. Nó chỉ là cơng
cụ để người chồng có cơ hội tự cho mình quyền bỏ vợ với những lý do hết sức
bình thường như khơng có con, ghen tuông, lắm lời… và lấy đi của người vợ
quyền bỏ chồng khi cuộc hơn nhân đó chỉ cịn là xiềng xích trói buộc, là một sự
đau khổ dằn vặt về cả thể chất lẫn tinh thần.
Trong xã hội tư sản, khi xã hội đã tiến lên một bước dài trong lịch sử,
những quan hệ về HN&GĐ cũng có sự phát triển đáng kể với những quy định
1()

Theo Mac-Anghen, Tuyển tập, Tập 1, Nxb. Sự thật, H. 1980, tr.262, 263


như tự do yêu đương, hôn nhân một vợ một chồng, tự do ly hơn… Tuy nhiên,
nhìn vào bản chất vấn đề, những quy định trên vẫn khơng thốt khỏi hệ tư tưởng
của giai cấp tư sản do bị rằng buộc bởi những quy định ngăn cấm của nhà làm
luật. Vì vậy, những quy định này dù rất tiến bộ nhưng rất khó thực hiện trên thực

tế, và chỉ mang tính hình thức. Lê nin đã nói: ‘‘Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa,
quyền ly hôn cũng như tất cả mọi quyền dân chủ khác, không loại trừ một quyền
nào đều không thể thực hiện một cách dễ dàng được, nó lệ thuộc vào nhiều điều
kiện, bị giới hạn, bị thu hẹp và có tính chất hình thức’’(1). Chúng ta có thể thấy rõ
điều đó qua quy định về căn cứ ly hôn : Việc ly hôn thường căn cứ vào lỗi của
một bên đương sự. Lỗi là yếu tố quyết định cuộc hơn nhân đó có thể tồn tại được
hay khơng và ai là người có quyền xin ly hơn. Như vậy, khơng cần quan tâm tới
tình trạng cuộc hơn nhân, cuộc sống của một gia đình trong một thời gian dài đã
diễn ra như thế nào, chỉ cần một bên có lỗi, cuộc hơn nhân đó có căn cứ chấm
dứt. Như vậy, ly hôn đã không được phản ánh đúng bản chất của nó.
Trong xã hội XHCN, khi pháp luật là ý chí số đơng trong xã hội, quy định
về ly hôn đã phản ánh được đúng bản chất của vấn đề. Nếu như hôn nhân là sự
kết tinh của tình yêu và sự đồng thuận của hai bên nam nữ thì ly hơn là một lối
thốt khi cuộc hôn nhân mà họ đã chọn là thực sự sai lầm. Vì vậy, nó là cơ hội
mới để người ta có thể làm lại cuộc đời, thốt khỏi đau khổ, bất hạnh. Bởi vì bản
chất của ly hơn ‘‘chỉ là việc xác nhận một sự kiện: cuộc hôn nhân này chỉ là
một cuộc hôn nhân đã chết, sự tồn tại của nó chỉ là bề ngồi và giả dối’’(2) và
bởi vì: ‘‘Tự do ly hơn tuyệt khơng có nghĩa là làm tan rã những mối liên hệ gia
đình mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ,
những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh’’(3)
Đứng trên quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa Mac - Lê nin, Khoản 8 Điều 8 Luật
HN&GĐ Việt Nam năm 2000 quy định: ‘‘ Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hơn
nhân do Tồ án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng
hoặc cả hai vợ chồng’’. Như vậy khi nhận thấy cuộc hơn nhân của mình là sai
1()

Lênin: Về một sự biếm hoạ chủ nghĩa Mác và về Chủ nghĩa kinh tế đế quốc, toàn tập,
nxb. Tiến Bộ, Matxcova, 1981, t.30, tr.166.
2()
C.Mac và PH.Anghen:Tồn tập, nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.234

3()
Lê nin: về quyền dân tộc tự quyết, Toàn tập, NXB tiến bộ, Matxcova, 1980, T.25, tr.335


lầm, quan hệ vợ chồng luôn căng thẳng, nặng nề thì ai cũng có thể đứng ra u
cầu Tồ án chấm dứt quan hệ đó. Tồ án sẽ là người thứ ba nhìn nhận, xem xét
tồn diện vấn đề và đưa ra quyết định cuối cùng. Đảm bảo quyền tự do ly hôn là
một nội dung quan trọng của nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ đã được
ghi nhận tại Điều 64 Hiến pháp Việt Nam năm 1992 và được cụ thể hoá tại Điều
2 Luật HN&GĐ năm 2000. Tuy nhiên, tự do ly hôn không phải là tự do một
cách tuỳ tiện mà phải dựa vào những căn cứ luật định. Đó là khi quan hệ vợ
chồng lâm vào “tình trạng trầm trọng, đời sống chung khơng thể kéo dài, mục
đích của hơn nhân khơng đạt được’’(Khoản 1 Điều 89 Luật HN&GĐ năm
2000). Và ly hơn chỉ có giá trị pháp lý khi nó được Tồ án cơng nhận.
Căn cứ ly hôn đã được đánh giá một cách tổng quát mà sâu sắc, đi đến tận
cùng bản chất của mọi ngun nhân. Đó là khi quan hệ hơn nhân ấy thực sự tan
vỡ, mọi cố gắng để duy trì đời sống chung đã trở thành vơ ích, sự tồn tại của nó
chỉ làm cho tình trạng gia đình càng thêm trầm trọng. Điều này rất khác với
những căn cứ ly hôn dựa vào yếu tố lỗi – chỉ dựa vào hiện tượng mà không đi
vào bản chất của vấn đề.
Như vậy, trong các thời kỳ khác nhau, khái niệm ly hôn được hiểu rất
khác nhau về bản chất. Ở chế độ phong kiến và tư sản ly hôn chỉ được nhìn nhận
dưới góc độ tiêu cực: do lỗi của một bên gây ra, thì ở chế độ XHCN nó được
nhìn nhận ở một khía cạnh tích cực: là lối thốt cho một cuộc sống bế tắc. Vì
vậy, căn cứ ly hơn và vai trị của cơ quan xét xử ở các thời kỳ khác nhau cũng
rất khác nhau. Ở thời kỳ phong kiến và tư bản, cơ quan xét xử khơng quan tâm
nhiều đến cuộc sống tình cảm của vợ chồng đã thực sự chấm dứt chưa mà chỉ
cần xem xét “ lỗi’’ mà các bên đưa ra có đúng và hợp lý khơng. Vì vậy, việc xét
xử hồn tồn thụ động. Cịn ở chế độ XHCN, Tồ án với vai trị là người thứ ba
nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, đi vào bản chất của vấn đề để quyết định

mở ra một lối thoát hay giữ lại cuộc sống bình yên sau những quyết định nhất
thời của các bên.
1.2. Hậu quả pháp lý và xã hội của việc ly hôn đối với con và sự cần thiết
phải bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn


Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ
huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng. Khi vợ chồng ly hôn, quan hệ hôn nhân
chấm dứt, tuy nhiên quan hệ huyết thống hay quan hệ nuôi dưỡng giữa cha mẹ
và con vẫn không hề thay đổi. Vì vậy, trên phương diện pháp lý, các quyền và
nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau sẽ chấm dứt nhưng các quyền và nghĩa vụ
của cha mẹ đối với con thì vẫn khơng thay đổi. Trên phương diện đạo đức, cha
mẹ là người sinh thành ra các con, cha mẹ có trách nhiệm chăm sóc, ni dưỡng
các con khi chúng chưa thể tự lo cho bản thân mình mà khơng phụ thuộc vào
hồn cảnh gia đình. Khi ly hơn, vợ chồng cảm thấy thoả mãn vì đã tìm thấy lối
thốt cho bản thân nhưng lại khơng thể tránh khỏi việc gây ra đau khổ, thiệt thòi
cho con cái – những đứa trẻ vô tội trong sự tan vỡ của gia đình. Ngun nhân
của ly hơn là tình cảm của vợ chồng đã rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống
chung khơng thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được, nên mọi
người khi đi đến quyết định ly hơn đã muốn có một cuộc sống riêng cho mình.
Vì vậy, sau khi ly hơn họ khơng cịn sống chung là một điều đương nhiên. Cha
mẹ khơng cịn sống chung, vì vậy, pháp luật quy định con chỉ được sống với một
người. Đó là hậu quả pháp lý mà trẻ phải chịu, dù không ai muốn nhưng khơng
cịn cách nào khác. Vì vậy, để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em, pháp luật quy định
con chỉ được sống với một người và đó là người có khả năng bảo đảm quyền lợi
về mọi mặt cho chúng, còn người kia sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình một cách
gián tiếp. Sự thiệt thịi, mất mát khơng chỉ dừng lại ở việc chúng không được
sống cùng cả cha và mẹ mà ngay cả sự gần gũi, gắn bó giữa các anh, chị, em
trong gia đình cũng bị chia rẽ. Bởi vì, khi một người khơng đủ khả năng chăm
sóc cho tất cả các con thì họ buộc phải lựa chọn đứa con nào ở với mình thì

quyền lợi của chúng sẽ được đảm bảo hơn. Quyết định khó khăn đó cũng là để
bảo đảm cuộc sống vật chất cho con, nhưng lại làm mất đi một cuộc sống vui vẻ
với tình cảm yêu thương, quấn quýt nhau giữa các anh, chị, em trong một gia
đình.
Sau khi ly hơn, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con vẫn không hề thay
đổi nhưng do con chỉ được sống với một người nên cách thức thực hiện các


quyền và nghĩa vụ của cha mẹ có một số thay đổi, đặc biệt là đối với người
không trực tiếp ni con. Đứa con chỉ được sự chăm sóc, ni dưỡng trực tiếp
bởi một người và người kia thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình một cách gián
tiếp. Đối với người không trực tiếp nuôi con, trẻ chỉ nhận được sự chăm sóc,
ni dưỡng qua việc thăm nom, cấp dưỡng. Đây chỉ là một sự cố gắng bù đắp
chứ khơng thể lấp đầy khoảng trống về tình cảm trong lịng những đứa trẻ cịn
ngây thơ. Chính những hậu quả pháp lý đó đã gây ra những hậu quả về mặt xã
hội rất nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống và sự phát triển của các em.
Cha mẹ bất hoà luôn ảnh hưởng tới sự phát triển của con về mặt tâm lý.
Những cảnh cãi vã nhau, những câu chì chiết, những câu chửi hay những lần
đánh nhau trước mặt con lúc nào cũng có hại và sẽ rất khó xố nhồ trong những
ký ức tuổi thơ của con. Trẻ rơi vào tình trạng ln lo lắng, bất an, có cảm giác bị
bỏ rơi. Cũng có trường hợp trẻ tự kết tội mình có phần nào trách nhiệm trong sự
chia ly của bố mẹ. Sự buồn bã, sự suy nhược, sự cách ly, sự mất ngủ, những cơn
ác mộng và những nỗi sợ hãi, ám ảnh ban đêm… đều có khả năng chế ngự trong
đời sống tinh thần của đứa trẻ. Kết quả học tập cũng có phần sụt giảm. Đơi khi
đứa trẻ chuyển sự thơ bạo trong gia đình sang những quan hệ xã hội. Trong
những trường hợp khác, chúng chọn thái độ của một người lớn trưởng thành
sớm, chúng già dặn và khơng cịn sự hồn nhiên như bạn bè cùng lứa.
Trẻ sống trong các gia đình ly hôn thường rất mặc cảm trong cuộc sống,
ngại tiếp xúc, kín kẽ khi nói về bản thân và gia đình khơng trọn vẹn của mình.
Nhìn xa hơn ở những trường hợp cha mẹ ly hôn mà cả hai đều chạy theo cuộc

sống riêng tư của mình, những đứa trẻ bỗng dưng bị bỏ rơi, lạc lõng giữa cuộc
đời. Và một thực tế là những trẻ đó rất dễ vướng vào những cạm bẫy của cuộc
đời và rơi vào con đường phạm pháp.
Do những thiệt thịi khơng dễ bù đắp, những nguy cơ mà các em dễ mắc
vào, những hậu quả xã hội mà các em phải chịu, bảo vệ trẻ em có cha mẹ ly hơn
là một việc làm rất cần thiết và cấp thiết.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp người
kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nếu không được sự quan tâm của


xã hội, sự bảo vệ của pháp luật thì những mầm non của hôm nay không thể trở
thành những công dân có ích cho xã hội mai sau được. Những trẻ có cha mẹ ly
hơn phải chịu nhiều thiệt thịi so với các bạn bè đồng lứa, hơn nữa, chúng vẫn
cịn chưa thể tự lo được cho mình, vì vậy, rất cần có sự quan tâm đặc biệt đến
đối tượng này. Mặt khác, chúng đang trong quá trình phát triển về nhân cách và
nhận thức, rất cần được dạy đỗ, chỉ bảo, định hướng của những người đi trước.
Đây cũng là lứa tuổi dễ bị lợi dụng, dễ sa vào cạm bẫy nên sự quan tâm, sự định
hướng của người lớn lại càng cần thiết.
1.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi
của con khi cha mẹ ly hôn



Là cơ sở pháp lý để nâng cao tinh thần trách nhiệm của cha mẹ

Cha mẹ là người sinh thành ra các con, cho con sự sống, vì vậy cha mẹ
cũng là người có trách nhiệm ni dưỡng con. Dù cuộc sống khó khăn hay đầy
đủ, cha mẹ có hạnh phúc hay khơng thể sống chung với nhau thì cũng khơng
được từ chối trách nhiệm của mình. Trong gia đình, việc cùng nhau chăm sóc,
dạy dỗ con là một niềm hạnh phúc của vợ chồng. Sự vất vả, bận rộn luôn được

động viên bởi ý nghĩ là để đem lại sự đầy đủ, niềm vui cho con. Tuy nhiên, khi
mục đích của hơn nhân khơng đạt được, vợ chồng kết tội cho nhau về sự tan vỡ
của gia đình thì những kết quả của tình u đã chết đó cũng rất dễ rơi vào tình
trạng bị bỏ rơi hoặc chỉ nhận được một nửa sự yêu thương. Vì vậy, để bảo vệ
quyền lợi cho trẻ pháp luật đã quy định nuôi con không chỉ là quyền mà cịn là
nghĩa vụ của cha mẹ. Ni con là một nghĩa vụ luật định nhằm nâng cao ý thức
trách nhiệm của người làm cha, mẹ, đặc biệt là khi họ đã ly hơn. Đó cũng là cơ
sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi cho con khi người làm cha mẹ khơng thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình.



Sự cụ thể hoá của nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em

trong trường hợp đặc biệt
Bảo vệ trẻ em luôn là một điều được xã hội quan tâm, nhất là trong giai
đoạn hiện nay. Cả xã hội đã luôn cố gắng tạo điều kiện cho trẻ em được phát
triển một cách toàn diện. Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chủ trương, chính sách và


nâng lên thành luật. Rất nhiều quyền lợi của trẻ được pháp luật bảo vệ như
quyền được cha mẹ chăm sóc, ni dưỡng, được học hành, được vui chơi và
phát triển tồn diện… Trẻ em có cha mẹ ly hơn là một đối tượng đặc biệt bởi vì
so với những trẻ khác thì chúng phải chịu nhiều thiệt thịi và bất hạnh. Do vậy,
pháp luật đã có những quy định để bảo đảm quyền lợi cho chúng. Và những quy
định của Luật HN&GĐ về trách nhiệm của cha mẹ khi ly hơn và những quyền
lợi của trẻ chính là một sự cụ thể hoá của nguyên tắc bảo vệ trẻ em trong trường
hợp đặc biệt.




Sự tiếp nối truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

Lịch sử đất nước ta từ xưa đến nay, tình mẫu tử, tình phụ tử ln chiếm
một vị trí thiêng liêng trong trái tim người Việt. Dù cuộc sống vất vả, lam lũ, dù
đất nước chiến tranh liên miên nhưng giữa những khó khăn ấy vẫn sáng lồ tình
cảm gia đình, tình u thương, sự hy sinh của cha mẹ cho con cái. Nó đã kết tinh
thành một giá trị tinh thần quý báu, đó là truyền thống dân tộc. Ngày nay khi
đất nước đang có những bước chuyển lớn trong lịch sử, truyền thống đó vẫn
được tiếp nối. Khi xã hội càng phát triển, sự quan tâm của xã hội đến trẻ em
ngày càng được chú trọng. Chúng ta đang cùng nhau nỗ lực để xây dựng một
nhà nước pháp quyền. Sự ghi nhận nghĩa vụ nuôi con của cha mẹ trong pháp
luật là một trong những biểu hiện của sự tiếp nối truyền thống đạo đức dân tộc,
đặc biệt là trong Luật HN&GĐ



Thể hiện tính chất cơng bằng, dân chủ, nhân đạo của pháp luật

xã hội chủ nghĩa
Qua phân tích về bản chất của ly hôn dưới chế độ XHCN, chúng ta đã
thấy được sự tiến bộ của pháp luật XHCN. Việc quy định căn cứ ly hôn không
liệt kê ra các trường hợp cụ thể tức là khi đã nhìn nhận tồn diện vấn đề và cảm
thấy cuộc hơn nhân đó là khơng thể cứu vãn thì Tồ mới cho phép ly hơn. Quy
định đó đã hạn chế được rất nhiều trường hợp gia đình tan vỡ khi vợ chồng dù
có xung đột nhưng chưa đến mức trầm trọng và còn cứu vãn được. Vì vậy, số trẻ
em phải chịu cảnh gia đình tan vỡ do những sai lầm nhất thời của cha mẹ cũng
vì thế mà giảm đi. Cịn khi đã đủ căn cứ để ly hơn, việc duy trì một cuộc hôn



nhân đã chết chỉ làm cho tình trạng gia đình càng trầm trọng thêm, và tất nhiên
sẽ ảnh hưởng xấu đến con cái thì việc ly hơn của cha mẹ ở một khía cạnh nào đó
cũng tốt hơn cho những đứa con. Quy định về giao con cho ai nuôi cũng thể hiện
tính nhân đạo của pháp luật. Việc giao con cho ai ni là vì lợi ích của con chứ
không phải dựa vào lỗi của cha mẹ - căn cứ dẫn đến ly hôn trong pháp luật tư
bản chủ nghĩa. Trong mọi trường hợp thì quyền lợi của con luôn được đặt lên
hàng đầu, đã thể hiện được bản chất nhân đạo của pháp luật XHCN.
2. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn trong pháp luật
hơn nhân gia đình Việt Nam
Trước cách mạng tháng Tám năm 1945, quan hệ HN&GĐ chưa được ghi
nhận riêng biệt ở một văn bản pháp luật nào của Việt Nam. Các quy định về bảo
vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hơn cịn rất ít ỏi và sơ lược. Điểm đáng chú ý
nhất là quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của cha mẹ khi ly hôn ở các bộ
dân luật trong thời kỳ Pháp thuộc. Ở thời kỳ phong kiến, có thể nói, vấn đề bảo
vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn chưa được quan tâm và đề cập vào luật
pháp.
Một trong những văn bản đầu tiên về pháp luật HN&GĐ của nhà nước
Việt Nam dân chủ cộng hoà là Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950 về sửa đổi một
số quy lệ và chế định trong dân luật và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy
định về vấn đề ly hôn. Nếu như pháp luật phong kiến hạn chế quyền ly hôn của
người vợ hoặc quy định căn cứ ly hơn riêng cho người vợ và người chồng thì
Sắc lệnh số 159-SL lần đầu tiên ghi nhận quyền bình đẳng của người vợ qua
việc quy định năm duyên cớ ly hôn chung cho cả vợ và chồng (Điều 2). Về vấn
đề bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hơn, Sắc lệnh đã có những quy định
rất tiến bộ, dù cịn đơn lẻ: ‘‘Tồ sẽ căn cứ vào quyền lợi của con vị thành niên
để ấn định việc trông nom, nuôi nấng và dạy dỗ chúng. Hai vợ chồng đã ly hơn
phải cùng nhau chịu phí tổn về việc nuôi dạy con, mỗi bên tuỳ theo khả năng
của mình’’ (Điều 6). Với những quy định hết sức tiến bộ, Sắc lệnh đã thể hiện
được tinh thần bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và trẻ em, góp phần xố bỏ
hơn nhân phong kiến, và là cơ sở để xây dựng Luật HN&GĐ năm 1959 và các



Luật HN&GĐ tiếp theo. Tuy nhiên, hạn chế của Sắc lệnh là sự quy định chưa
đầy đủ, ví dụ chưa có quy định nào bảo vệ những người con đã thành niên
nhưng khơng có khả năng tự đảm bảo cuộc sống.
Cuối những năm 50, ở miền Bắc, cuộc cải cách ruộng đất đã căn bản hoàn
thành, đất nước ta đang chuẩn bị những điều kiện vật chất và con người để tiến
lên XHCN nhưng những tàn dư của chế độ HN&GĐ phong kiến vẫn còn tác
động rất lớn đến cuộc sống của gia đình và xã hội. ‘‘Việc ban hành một đạo luật
mới về HN&GĐ trở thành một đòi hỏi cấp bách của tồn thể xã hội. Đó là một
tất yếu khách quan thúc đẩy sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc
nước ta’’(1). Ngày 29/12/1959, Luật HN&GĐ đầu tiên của Nhà nước ta ra đời, là
công cụ pháp lý nhằm xố bỏ những tàn tích của chế độ HN&GĐ phong kiến,
chống những ảnh hưởng của hôn nhân tư sản, xây dựng chế độ HN&GĐ mới
XHCN. Luật dựa trên bốn nguyên tắc cơ bản: hôn nhân tự do tiến bộ; một vợ
một chồng; nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ trong gia
đình; bảo vệ quyền lợi của con cái. Luật đã dành hẳn một chương để quy định về
vấn đề ly hôn và hậu quả pháp lý của ly hôn. Luật quy định: ‘‘Vợ chồng đã ly
hơn vẫn có đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với con chung’’ (Điều 31); ‘‘Khi ly
hôn, việc cho ai nuôi nấng, giáo dục con cái chưa thành niên, phải căn cứ vào
quyền lợi mọi mặt của con cái. Về nguyên tắc, con còn bú phải do mẹ phụ
trách. Người khơng có quyền giữ con vẫn có quyền thăm nom, săn sóc con. Vợ
chồng đã ly hơn phải cùng chịu phí tổn về việc ni nấng và giáo dục con, mỗi
người tuỳ theo khả năng của mình. Vì lợi ích của con cái, khi cần thiết, có thể
thay đổi việc ni giữ hoặc góp phần vào phí tổn ni nấng giáo dục con cái’’
(Điều 32). Như vậy, bảo vệ quyền lợi của con cái nói chung đã trở thành một
điều bắt buộc, là căn cứ cần xem xét khi giải quyết các mối quan hệ khác trong
gia đình. So với Sắc lệnh số 159-SL, những quy định trong Luật HN&GĐ năm
1959 đã thể hiện một bước tiến bộ rõ rệt. Tuy nhiên, nó vẫn cịn một số hạn chế
như một số quy định vẫn chưa cụ thể, vì vậy, việc vận dụng vào thực tế vẫn gặp

nhiều bất cập. Ví dụ quy định con cịn bú có vẻ mơ hồ, nên khi giải quyết Tồ án
1()

Tờ trình của Chính phủ trước Quốc hội ngày 23/12/1959 về dự luật HN&GĐ – Công báo
số 1 năm 1960


rất khó làm vừa lịng cả hai bên đương sự. Luật chưa quy định triệt để vấn đề
bảo vệ quyền lợi của các con, cụ thể là quyền của người con đã thành niên
nhưng khơng có khả năng lao động vẫn chưa được pháp luật ghi nhận và bảo vệ.
Trong khi đó miền Nam vẫn chịu sự thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai,
hệ thống các văn bản pháp luật HN&GĐ được ban hành bởi Ngụy quyền Sài
Gòn đã thể hiện một quan niệm hết sức lạc hậu và cực đoan. Điều 55 Luật gia
đình ngày 2/1/1959 dưới chế độ Ngơ Đình Diệm quy định: “Cấm chỉ vợ chồng
ruồng bỏ nhau và sự ly hôn’’, trừ trường hợp đặc biệt do tổng thống quyết định.
Vì thế, cũng khơng tồn tại những quy định về bảo vệ quyền của con khi cha mẹ
ly hơn.
Sau khi chế độ Ngơ Đình Diệm bị lật đổ, Luật gia đình ngày 2/1/1959 đã
được thay thế bởi Sắc luật số15/64 ngày 23/7/1964 và sau đó là Bộ Dân luật Sài
Gịn năm 1972, vấn đề ly hôn đã được đặt ra. Những văn bản này đã xuất hiện
những quy định về bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn. Pháp luật đã
xem xét đến quyền lợi của những đứa con, nhất là khi con cịn nhỏ: ‘‘… nếu
khơng có lý do gì cản trở, những đứa trẻ còn thơ ấu cần sự chăm sóc của người
mẹ sẽ được giao cho người này’’ (Điều 198 Bộ Dân luật Sài Gòn). Tuy nhiên do
ảnh hưởng của quan niệm về ly hôn của chủ nghĩa tư bản, việc giải quyết ly hôn
dựa trên cơ sở lỗi của hai vợ chồng nên những quy định về quyền và nghĩa vụ
của vợ chồng cũng đi theo hướng đó. Người khơng có lỗi trong việc làm gia
đình tan vỡ sẽ đương nhiên có quyền ni con dưới 16 tuổi, cịn người có lỗi thì
có nghĩa vụ cấp dưỡng và quyền thăm nom con (Điều 89 và 90 Sắc luật số
15/64). Mặc dù đã có quy định cụ thể, rõ ràng về người trực tiếp nuôi con sau

khi vợ chồng ly hơn nhưng quy định này vẫn cịn nhiều hạn chế. Con cái được
giao cho ai nuôi không dựa trên nguyên tắc vì quyền lợi của con mà dựa vào
những sai lầm của bố mẹ, cho dù sai lầm đó có thể là nhất thời, khơng liên quan
đến khả năng chăm sóc, ni dưỡng con cái. Vì vậy trong nhiều trường hợp,
quyền lợi chính đáng của con khơng được bảo vệ mặc dù có khả năng thực hiện
được điều đó.


Bước sang những năm 80, khi đất nước đã thống nhất và dần ổn định, tình
hình kinh tế xã hội đã có những biến chuyển, Hiến pháp năm 1980 ra đời quy
định nhiều nguyên tắc bảo vệ quyền lợi của trẻ em… việc ban hành Luật
HN&GĐ mới áp dụng trên phạm vi cả nước là một nhu cầu cấp bách. Và sự ra
đời của Luật HN&GĐ năm 1986 đã tạo nên một bước phát triển lớn của pháp
luật HN&GĐ Việt Nam nói chung và bảo vệ quyền lợi của trẻ em khi cha mẹ ly
hơn nói riêng. Lần đầu tiên, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ và trẻ em được ghi nhận
là một nguyên tắc cơ bản của Luật HN&GĐ (Điều 3).
Đến những năm 90, đất nước ta đã gặt hái được những thành công của
công cuộc đổi mới. Hiến pháp năm 1992 và BLDS năm 1995 là những văn bản
pháp luật lớn ra đời bổ sung rất nhiều quy định quan trọng liên quan đến lĩnh
vực HN&GĐ. Để cụ thể hoá các quy định trong Hiến pháp năm 1992 và BLDS
năm 1995 về HN&GĐ, củng cố gia đình theo truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tránh ảnh hưởng của lối sống thực dụng của kinh tế thị trường đối với quan hệ
HN&GĐ, ngày 9/6/2000, Quốc hội đã thông qua Luật HN&GĐ năm 2000. Luật
HN&GĐ năm 2000 tiếp tục ghi nhận bảo vệ quyền lợi của trẻ em là một trong
những nguyên tắc cơ bản của chế độ HN&GĐ : “Cha mẹ có nghĩa vụ ni dạy
con thành cơng dân có ích cho xã hội…’’, ‘‘Nhà nước, xã hội và gia đình có
trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, trẻ em…’’ (Điều 2 Luật HN&GĐ năm 2000). Các
quy định về bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn được quy định một cách
cụ thể và khá đầy đủ như quy định về vấn đề đối tượng con được bảo vệ, giao
con cho ai chăm sóc, ni dưỡng, nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm

nom con, vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con, hỏi ý kiến của con khi con đủ
chín tuổi trở lên… Và những quy định này đã được hướng dẫn chi tiết trong các
văn bản dưới luật.
Qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, pháp luật HN&GĐ Việt Nam đã có
một quá trình phát triển theo hướng ngày càng tiến bộ và hợp lý. Trong đó, các
quy định về bảo vệ quyền lợi của con khi cha mẹ ly hôn ngày càng phù hợp với
những đòi hỏi phức tạp của xã hội, góp phần quan trọng vào việc đảm bảo cho


những đứa trẻ có một cuộc sống bình thường, ổn định sau khi cha mẹ chúng ly
hôn.

CHƯƠNG II


NGUYÊN TẮC BẢO VỆ QUYỀN LỢI CỦA CON KHI CHA MẸ LY HƠN
THEO LUẬT HƠN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2000
1. Các con được bảo vệ khi cha mẹ ly hơn
Khi ly hơn, vợ chồng thốt khỏi cuộc sống khơng hạnh phúc, căng thẳng
kéo dài nhưng thiệt thòi nhất lại thuộc về những đứa con – niềm hạnh phúc một
thời của cha mẹ. Dù sau đó cha, mẹ có cố gắng bù đắp nhưng những đứa con
vẫn thấy đau xót và thiếu hụt về tình cảm, ln mong muốn một niềm hạnh phúc
giản dị là sống trong một mái ấm gia đình có cả cha, mẹ và các anh, chị, em.
Những đứa con không phải là tác nhân gây ra sự nạn nứt, tan vỡ của một mái
ấm, khơng có quyền quyết định sự mất hay còn của một gia đình nhưng là người
phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất, những thiệt thịi khơng thể bù đắp
được. Sống trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ, những đứa con rơi vào cảnh thiếu
tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ của cả cha và mẹ. Ly hơn làm
cho các thành viên trong gia đình xa cách và dù thế nào cũng để lại một nổi
buồn lặng suốt quảng đời còn lại của mỗi người. Nhưng đáng thương hơn cả là

những đứa con. Chúng còn thơ dại chưa từng biết sự phức tạp của cuộc sống,
chưa thể hiểu được tại sao gia đình tan nát lại phải hứng chịu những mất mát đó.
Vì vậy, khi rơi vào cảnh cha mẹ ly hôn nhiều đứa trẻ đã trở nên thay đổi tính nết,
chúng già dặn hơn so với tuổi, hoặc trở thành những đứa trẻ trầm lặng, lầm lỳ vì
mặc cảm với bạn bè, hoặc trở nên thù ghét cha mẹ, thù ghét cuộc đời và rất dễ
hư hỏng. Sự phát triển và trưởng thành của những đứa trẻ ln cần có sự vỗ về
u thương, chăm sóc dịu dàng của người mẹ, sự dìu dắt, dạy dỗ của người cha.
Nếu thiếu đi một người, sự phát triển về tính cách, lối sống, suy nghĩ của đứa trẻ
sẽ khơng đầy đủ và tồn diện. Và dù cuộc sống vật chất có đầy đủ thì cũng khó
mà bù đắp được cho tuổi thơ của các em, khó xóa đi được những mặc cảm của
các em trước xã hội. Cũng từ những vấn đề đó đã nảy sinh nhiều vấn đề đáng
quan tâm trong xã hội. Một phần lớn những đứa trẻ hư hỏng là những em có gia
đình khơng hạnh phúc, cha mẹ ly hôn, con cái không được quan tâm và phạm
pháp khi chúng còn vị thành niên. Vì vậy, sự can thiệp của xã hội, của pháp luật


để cha mẹ chúng thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ của mình sau khi ly hơn
là rất cần thiết. Khoản 1 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 cũng quy định : ‘‘Sau
khi ly hơn, vợ chồng vẫn có nghĩa vụ trơng nom, chăm sóc, giáo dục, ni
dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực
hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni
mình’’.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì đối tượng con mà cha mẹ có
nghĩa vụ ni dưỡng và được pháp luật bảo vệ quyền lợi khi cha mẹ ly hơn có
thể chia làm hai nhóm:
1.1. Các con chưa thành niên
Theo quy định của pháp luật dân sự, người chưa thành niên là người chưa
đủ mười tám tuổi. Ở lứa tuổi này các em có quyền nhận được sự chăm sóc, ni
dưỡng, giáo dục của cha mẹ vì chúng cịn ngây thơ, chưa thể tự lo cho bản thân
mình được. Bảo vệ trẻ em là trách nhiệm của toàn xã hội. Trẻ có cha mẹ ly hơn

có quyền được hưởng những quyền mà mọi trẻ em được hưởng như học tập, vui
chơi, sự quan tâm, chăm sóc… Chúng chưa đủ sức khoẻ và trình độ tham gia
vào các quan hệ lao động phức tạp để tự nuôi sống bản thân. Hơn nữa pháp luật
cũng quy định chúng chưa có đủ quyền và nghĩa vụ của một công dân độc lập.
Rất nhiều trường hợp chúng cần có người đại diện để thực hiện các giao dịch
dân sự hoặc tham gia vào các quan hệ pháp luật khác. Vì vậy, chúng chưa thể tự
sống một cuộc sống độc lập và rất cần sự ni dưỡng, dìu dắt của cha mẹ, người
thân. Cịn những người đã thành niên mà có khả năng tự ni mình thì khơng
phải là đối tượng pháp luật hướng đến để bảo vệ khi cha mẹ họ ly hôn. Vì cả
trên phương diện thực tế và pháp lý thì họ đều đã có đầy đủ khả năng để trở
thành một con người độc lập trong xã hội. Cha mẹ cũng khơng có nghĩa vụ phải
ni dưỡng họ nữa. Đây là sửa đổi rất hợp lý của Luật HN&GĐ năm 2000. Luật
HN&GĐ năm 1986 không chỉ ra mốc thời gian cụ thể mà trong khoảng thời
gian đó, nghĩa vụ ni dưỡng con của cha mẹ là bắt buộc: ‘‘Cha mẹ có nghĩa vụ
thương u, ni dưỡng giáo dục con’’ (Điều 19). Ni con là trách nhiệm của
cha mẹ nhưng đó khơng phải là nghĩa vụ suốt đời. Bởi vì khi con đã thành niên,


trừ những trường hợp ngoại lệ, họ hồn tồn có khả năng ni sống bản thân
mình, trong khi đó luật vẫn quy định những người làm cha, mẹ phải nuôi, dưỡng
cấp dưỡng, thăm nom... là khơng phù hợp. Vì con cũng không thể dựa dẫm vào
cha mẹ mãi được, hơn nữa điều luật đó cũng khơng đạt được tính khả thi.
1.2. Các con đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng
có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự ni mình
Đây là những người về độ tuổi đã thoả mãn quy định của pháp luật là một
công dân độc lập nhưng họ lại bị khiếm khuyết về thể chất hoặc nhận thức nên
khơng có khả năng lao động. Nếu khơng có tài sản để tự ni mình thì họ cũng
khơng biết bám víu vào ai để tồn tại được. Nếu họ là một người bình thường thì
cha mẹ có thể coi như đã hết trách nhiệm với họ. Nhưng họ không thể tự chăm
sóc mình nên pháp luật vẫn quy định việc cha mẹ chăm sóc ni dưỡng con

trong trường hợp này là nghĩa vụ bắt buộc. Quy định này thể hiện tính nhân văn
sâu sắc, tính nhân đạo của pháp luật. Bởi vì, nếu chỉ dựa vào đạo đức, trách
nhiệm của cha mẹ, quyền lợi của những người con này khơng phải lúc nào cũng
được đảm bảo. Việc nó trở thành một nghĩa vụ luật định đã nâng cao trách
nhiệm của những người làm cha, mẹ. Pháp lệnh người tàn tật năm 1998 quy
định : người tàn tật là người ‘‘… bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả
năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn’’.
Nhưng khơng phải mọi người con đã thành niên bị tàn tật cha mẹ đều có nghĩa
vụ ni dưỡng mà chỉ những người khơng có khả năng lao động và khơng có tài
sản để tự ni mình. Cịn những người đã đủ mười tám tuổi, bị tàn tật nhưng vẫn
lao động được thì họ có trách nhiệm với bản thân mình chứ không được dựa
dẫm hết vào cha mẹ.
Người mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của BLDS là người do
bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà khơng thể nhận thức, làm chủ được
hành vi của mình và có quyết định của Tồ án tun bố người đó mất năng lực
hành vi dân sự. Vì vậy, pháp luật cũng quy định ‘‘Giao dịch dân sự của người
mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực


hiện’’ (Khoản 2 Điều 22 BLDS năm 2005). Thường thì người tàn tật có thể nhận
thức được nhưng họ lại khơng có sức khoẻ để lao động, vì vậy họ cần người
ni dưỡng, chăm sóc ; người mất năng lực hành vi dân sự có thể có sức khoẻ
nhưng họ lại khơng ý thức được việc mình làm vì vậy họ phải có người trơng
nom, chăm sóc và đại diện trước pháp luật. Vì vậy, luật HN&GĐ năm 2000 nêu
ra các đối tượng này là rất cụ thể và đầy đủ.
Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ đối với con là nội dung cơ bản của Luật
HN&GĐ trong các thời kỳ. Tuy nhiên, quy định của pháp luật trong từng giai
đoạn có sự khác nhau và càng về sau càng tiến bộ, hợp lý hơn. Nếu như Luật
HN&GĐ năm 1959 mới chỉ dừng lại ở quy định một cách chung chung ‘‘Cha

mẹ có nghĩa vụ thương u, ni nấng, giáo dục con cái’’ (Điều 17) thì đến Luật
HN&GĐ năm 1986 quy định này đã nhấn mạnh thêm trường hợp ‘‘cha mẹ có
nghĩa vụ ni dưỡng con đã thành niên mà khơng có khả năng lao động’’(Điều
20). Mặc dù đã tiến bộ hơn khi đã có sự quan tâm đến những người con khơng
có khả năng lao động nhưng quy định đó vẫn chưa đầy đủ và rõ ràng. Có những
trường hợp mặc dù con khơng có khả năng lao động nhưng họ lại có tài sản để
tự ni mình thì việc đóng góp để ni con là cũng khơng thật sự cần thiết. Hơn
nữa pháp luật cũng chưa chỉ ra khơng có khả năng lao động là những trường hợp
nào. Luật HN&GĐ năm 2000 ra đời đã khắc phục được những hạn chế này với
việc chỉ ra một cách cụ thể và rõ ràng : ‘‘cha mẹ có nghĩa vụ và quyền cùng
nhau chăm sóc, ni dưỡng con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn
tật, mất năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động, và khơng có tài
sản để tự ni mình’’. (Khoản 1, Điều 36 Luật HN&GĐ năm 2000). Quy định
đã cụ thể hố trường hợp ‘‘khơng có khả năng lao động’’ ở Luật HN&GĐ năm
1986. Nó vừa thể hiện tính nhân văn sâu sắc khi nêu ra các trường hợp đặc biệt
cha mẹ có nghĩa vụ ni dưỡng vừa phù hợp với thực tế khi coi việc nuôi con đã
thành niên và có khả năng tự ni mình chỉ là quyền mà không phải là nghĩa vụ
của cha mẹ.
Khi thực hiện nghĩa vụ của mình, cha mẹ khơng được có sự phân biệt đối
xử giữa những người con bình thường và những người con tàn tật, mất năng lực


hành vi dân sự. Người trực tiếp nuôi con không được giành sự quan tâm, yêu
thương của mình cho một người con và bỏ bê người con khác mà phải dựa vào
nhu cầu chăm sóc, nhu cầu tình cảm của mỗi đứa con để chúng khơng cảm thấy
bị thiệt thịi. Cịn người khơng trực tiếp ni con cấp dưỡng cho con ở mức độ
nào là căn cứ vào nhu cầu chữa bệnh, học tập... của con, không được viện lý do
cấp dưỡng cho các con là bằng nhau mà gây thiệt thịi cho người có nhu cầu lớn
hơn.
Tuy pháp luật không quy định rõ nhưng chúng ta vẫn phải ngầm hiểu rằng

đối tượng con mà luật quy định trong những trường hợp này phải là con chung
của hai vợ chồng. Nếu là con riêng của vợ hoặc chồng thì pháp luật không đặt ra
cho bố dượng hoặc mẹ kế những nghĩa vụ như nuôi con, cấp dưỡng cho con,
thăm nom con... mặc dù khi chưa ly hôn đứa con sống cùng trong gia đình và
việc trơng nom, chăm sóc, giáo dục con là nghĩa vụ luật định của họ.
Một đối tượng rất cần chú ý mà pháp luật cần quan tâm bảo vệ, đó là
những người con ni. Pháp luật Việt Nam quy định : ‘‘Nhà nước và xã hội
không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, giữa con trai và con gái, con
đẻ và con nuôi, con trong giá thú và con ngoài giá thú’’ (Khoản 5 Điều 2 Luật
HN&GĐ năm 2000). Tuy nhiên, dù thế nào thì những người con này cũng
khơng có quan hệ huyết thống với cả cha và mẹ nuôi nên khi tình cảm giữa cha
mẹ ni đã hết, mái ấm gia đình khơng cịn thì quyền lợi của các em cũng rất
mong manh. Trên cơ sở không thừa nhận sự phân biệt đối xử giữa các con, pháp
luật đã mặc nhiên thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của các em. Vì vậy, sau khi ly
hơn cha mẹ ni vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của mình cho đến khi các em đã
thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự ni sống bản thân.
2. Vấn đề giao con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất năng
lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và khơng có tài sản để tự
ni mình cho ai ni dưỡng, giáo dục trực tiếp
Giao con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục là một vấn đề hết sức quan trọng,
có ý nghĩa quyết định đối với cuộc sống, với tương lai của các con. Bởi vì,
người trực tiếp ni con là người cùng sống với con trong một mái nhà, là người


có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, thể chất của người
con. Một quyết định sai lầm khi giao con cho người kia nuôi có thể dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng khơng thể khắc phục được. Vì vậy, dù việc giao
con cho ai nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp là sự thoả thuận của cha mẹ hay quyết
định của Tồ án thì đều phải được xem xét một cách toàn diện và cẩn thận, dựa
trên quyền lợi của con.

2.1. Nguyên tắc giao con chưa thành niên, con đã thành niên bị tàn tật, mất
năng lực hành vi dân sự, khơng có khả năng lao động và khơng có tài sản để
tự ni mình cho bên nào ni dưỡng, giáo dục là vì quyền lợi mọi mặt của
con
Khi gia đình tan vỡ, đó là lỗi của người làm cha, làm mẹ. Ly hôn là sự
giải thoát cho vợ chồng khỏi cuộc sống căng thẳng, khơng tình u và cũng là
một sự giải thốt về mặt pháp lý, tạo điều kiện cho họ xây dựng cuộc sống mới.
Nhưng mặt trái của vấn đề là hậu quả nặng nề của nó lại rơi vào những đứa con
– những đứa trẻ khơng hề có lỗi trong sự tan vỡ của gia đình. Bởi vậy, cha mẹ
cần bù đắp cho con, tạo điều kiện cho con có cuộc sống tốt đẹp nhất có thể. Vì
vậy, khi xác định người trực tiếp nuôi con là phải dựa vào quyền lợi của những
đứa trẻ vô tội này mà không dựa trên những toan tính hay quyền lợi của cha mẹ
chúng. Khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 quy định : ‘‘Vợ, chồng thoả
thuận người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn
đối với con; nếu khơng thoả thuận được thì Tồ án quyết định giao con cho một
bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con ; nếu con từ đủ chín
tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con’’. Đây là một quy định thể
hiện rõ tính ưu việt của pháp luật XHCN. So sánh với những văn bản pháp luật
dưới thời Mỹ Ngụy ở miền Nam Việt Nam chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Với quan
điểm giải quyết ly hơn trên cơ sở lỗi của hai vợ chồng, những quy định của luật
về vấn đề giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng cũng đi theo hướng này. Người
khơng có lỗi trong việc làm tan vỡ gia đình sẽ đương nhiên có quyền nuôi con
và quyền thăm nom, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con thuộc về người kia (Điều 89,
Điều 90 Sắc luật số15/64). Như vậy, việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dạy


khơng phải xuất phát từ lợi ích của đứa trẻ mà dựa vào ai là người có lỗi dẫn đến
ly hơn. Điều này là hết sức sai lầm vì chúng ta khơng thể đồng nhất giữa việc
khơng có lỗi trong việc dẫn đến ly hơn với khả năng chăm sóc, giáo dục con tốt.
Quy định này khơng hẳn là vì quyền lợi của con mà như một sự trừng phạt đối

với người có lỗi trong quan hệ vợ chồng. Trở lại với Luật HN&GĐ năm 2000,
chúng ta thấy bản chất của vấn đề đã được giải quyết : giao con cho ai nuôi
dưỡng được xem xét trên cơ sở ai sẽ đảm bảo được cho trẻ nhiều quyền lợi hơn.
Việc xác định quyền lợi về mọi mặt của con phải căn cứ vào hồn cảnh của
người trực tiếp ni con. Quyền lợi về mọi mặt của con không chỉ là đáp ứng
những nhu cầu tối thiểu mà còn bao gồm những điều kiện cần thiết cho sự phát
triển về thể chất và trí tuệ của con. Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày
23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy
định của Luật HN&GĐ năm 2000 chỉ rõ quyền lợi mọi mặt của con là ‘‘các điều
kiện cho sự phát triển thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự
phát triển tốt về tinh thần ’’.
Cũng có trường hợp cả cha và mẹ khơng ai có đủ tư cách hoặc điều kiện
để được trực tiếp ni con thì có thể giao con cho một người khác ni dưỡng.
Người đó có thể là ơng bà, cơ, gì, chú, bác... của đứa trẻ. Người đó cũng có thể
là anh chị đã thành niên, có điều kiện bảo đảm cuộc sống ổn định của đứa trẻ.
Miễn sao quyền lợi của những đứa con được bảo vệ toàn diện nhất. Tất nhiên là
nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái cũng khơng vì thế mà mất đi.
Xuất phát từ lợi ích của con, pháp luật quy định : ‘‘Nếu con từ đủ chín
tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con’’ (Điều 92 Luật HN&GĐ năm
2000). Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP quy định cụ thể : ‘‘... nếu con từ đủ chín
tuổi trở lên, thì trước khi quyết định, Toà án phải hỏi ý kiến của người con đó về
nguyện vọng được sống trực tiếp với ai’’. Như vậy, pháp luật đã giành cho
những đứa con từ đủ chín tuổi quyền lựa chọn sẽ ở với cha hay với mẹ. Ở độ
tuổi này, đứa con đã có thể nhận thức được cha hay mẹ là người quan tâm, chăm
sóc mình nhiều hơn, ở với ai thì tốt hơn cho chúng. Quy định này là rất phù hợp
vì con là nhân vật chính trong mối quan hệ này và chúng là người có thể cảm


nhận được tốt nhất tình cảm của cha mẹ qua sự chăm sóc, quan tâm hàng ngày
của họ. Chúng biết mình ở với ai thì hợp về tính cách và lối sống. Trong một vụ

án ly hôn, việc xem xét ý kiến, nguyện vọng của con và coi đó là một trong
những cơ sở để Toà án quyết định giao con cho ai ni là cần thiết xét cả góc độ
lý luận và thực tiễn. Bởi vì, khi cha mẹ ly hôn, con mất đi một điểm tựa quan
trọng nhất, đó chính là mái ấm gia đình. Việc hỏi ý kiến của con giúp nói lên
tâm tư, nguyện vọng của mình. Điều này là hồn tồn chính đáng và nó cũng
phù hợp với tinh thần của Điều 12 Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em mà
Việt Nam là quốc gia thành viên : ‘‘Các quốc gia thành viên phải bảo đảm cho
trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do
phát biểu những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em,
những quan điểm của trẻ em được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ
trưởng thành của các em’’. Dù khơng có quyền quyết định, nhưng việc được
bày tỏ ý chí của mình đã thể hiện sự tơn trọng của pháp luật đối với ý kiến, với
nhận thức của các em, sự cố gắng đem đến cho các em một cuộc sống tốt đẹp
hơn. Tuy nhiên, dù sao thì chúng cũng chỉ là những đứa trẻ. Ngoại trừ những
trường hợp rõ ràng mọi người ai cũng thấy được đứa trẻ ở với ai là tốt nhất cho
chúng thì phần lớn sự lựa chọn đó là rất khó khăn. Khi được hỏi trẻ muốn ở với
ai, đa số các em tỏ ra dè dặt, thậm chí sợ hãi, khơng nói gì mà ồ lên khóc hoặc
trả lời : ‘‘ở với ai cũng được’’, ‘‘ở với cả hai người’’, ‘‘không ở với ai hết’’... Các
sự lựa chọn của chúng hầu như đều thiên về cảm tính .Vì vậy, sự lựa chọn của
con cũng chỉ là một yếu tố để Toà án ‘‘xem xét’’. So với Luật HN&GĐ năm
1959 và 1986 thì đây là một quy định hoàn toàn mới, rất tiến bộ và hợp lý. Cùng
với những bổ sung khác về quyền được bày tỏ ý chí của những người từ đủ chín
tuổi trong lĩnh vực HN&GĐ và dân sự, quy định trên đã tạo nên sự thống nhất
và hợp lý của pháp luật.
Khoản 2 Điều 92 Luật HN&GĐ năm 2000 còn quy định một trường hợp
đặc biệt : ‘‘Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp
nuôi, nếu các bên khơng có thoả thuận khác’’. Quy định này là sự cụ thể hố
quy định có vẻ trừu tượng của Luật HN&GĐ năm 1986 : ‘‘...con còn bú giao



cho người mẹ trực tiếp nuôi giữ... ’’(Điều 45). Và có thể nói, độ tuổi mà Luật
HN&GĐ năm 2000 quy định là cao hơn. Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP đã cụ
thể con dưới ba tuổi là con dưới ba mươi sáu tháng tuổi. Dưới ba tuổi, hầu như
mọi hoạt động của trẻ đều cần sự trông chừng của người lớn. Mọi vật xung
quanh chúng đều mới lạ và khiến chúng thích thú cũng như sợ hãi. Nếu khơng
có người dành thời gian trơng nom thì nguy hiểm đối với trẻ có thể nói là thường
trực. Hơn nữa ở độ tuổi ‘‘cịn bú’’ này, đứa trẻ nào cũng cần nguồn dinh dưỡng
quý giá từ người mẹ. Vì vậy, người gần gũi và chăm bẵm cho trẻ thường là mẹ.
Người mẹ cũng là người khéo léo kiên nhẫn và chu đáo hơn trong việc ni con,
đặc biệt là khi con cịn nhỏ. Vì vậy, nếu khơng có lý do gì khác thì việc để cho
người mẹ quyền trực tiếp nuôi con dưới 3 tuổi là vì lợi ích mọi mặt của đứa trẻ.
Tuy nhiên, khơng phải lúc nào người mẹ cũng chăm sóc con tốt hơn người cha
hoặc những người trong gia đình người cha. Vì vậy, việc giao con cho mẹ ni
chỉ trong trường hợp các bên khơng có thoả thuận khác. Thơng tư liên tịch số
01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn : ‘‘Trong trường hợp các
bên có thoả thuận thì có thể giao con ‘‘dưới ba tuổi’’ cho người bố hoặc người
khác nuôi giữ ’’. Như vậy, pháp luật tôn trọng quyền quyết định của cha mẹ. Các
bên có quyền thoả thuận ai sẽ là người trực tiếp ni con vì họ là những người
nắm rõ nhất ai ni con thì tốt hơn. Quy định ưu tiên sự thoả thuận của cha mẹ
trong trường hợp này cũng giống như trong những trường hợp con trên ba tuổi.
Điểm khác nhau của hai trường hợp là nếu như trường hợp con trên ba tuổi mà
cha mẹ không có sự thoả thuận về người trực tiếp ni con thì Tồ án sẽ xem xét
về điều kiện của cả người cha lẫn người mẹ, và ai có điều kiện tốt hơn có thể
đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con thì Tịa án sẽ giao con cho người đó. Cịn
trong trường hợp con dưới ba tuổi thì nếu cha mẹ mà khơng có thoả thuận thì
Tồ án khơng cần xem xét điều kiện của hai bên bởi vì luật đã quy định một
nguyên tắc : giao cho người mẹ. Trường hợp này nhà làm luật đã dựa vào những
điều kiện thực tế, khi con dưới ba tuổi thì ở với mẹ là tốt hơn cho con vì những
lý do như chúng ta đã phân tích ở trên. Luật pháp đã mặc nhiên thừa nhận người
mẹ là người có thể trực tiếp chăm sóc ni dưỡng con tốt hơn trong giai đoạn



này. Tuy nhiên, cũng khơng phải là khơng có những ngoại lệ. Vì vậy nhà làm
luật đã nhấn mạnh cụm từ : ‘‘Về nguyên tắc’’ để khi Toà án xem xét mà có
trường hợp ngoại lệ thì Tồ án cũng phải xem xét cẩn thận vấn đề bằng thực tế.
Nếu thực sự người mẹ không thể thực hiện được trách nhiệm trực tiếp nuôi con
tốt bằng người cha mà hai bên cũng khơng có thoả thuận trước thì Tồ án cũng
có thể khơng giao con cho người mẹ ni. Như vậy, các nhà làm luật đã cố gắng
lường trước mọi trường hợp và quy định một cách linh hoạt để khi xét xử, Tồ
án có thể áp dụng pháp luật một cách đúng đắn và sát với thực tế nhất. Qua đó
quy định về bảo vệ quyền lợi của trẻ em khơng bị rơi vào hình thức.
2.2. Trường hợp có sự thoả thuận của cha mẹ
Quan hệ HN&GĐ cũng là một loại quan hệ dân sự. Vì vậy, rất nhiều
trường hợp pháp luật cho phép các bên có quyền thoả thuận và tơn trọng sự thoả
thuận đó. Việc giao con cho ai nuôi khi cha mẹ ly hôn cũng thuộc những trường
hợp trên. Cha mẹ là người sinh ra và u q con cái của mình nhất. Nhưng
cũng chính họ đã đem lại nỗi buồn cho con khi họ ly hôn, đánh mất niềm hạnh
phúc tưởng chừng như giản dị của người con - đó là một mái ấm gia đình có cả
cha và mẹ. Khi đi đến quyết định ly hôn họ cũng đã cân nhắc rất nhiều, dù
thương con nhưng khơng cịn cách nào khác. Trường hợp thuận tình ly hơn, khi
u cầu Tồ án giải quyết, mọi vấn đề về tài sản và con cái đã được họ thoả
thuận một cách hợp lý. Vì vậy, khi giải quyết những việc thuận tình ly hơn, Tồ
án tơn trọng sự thoả thuận của hai bên về vấn đề con cái và tài sản. Cũng có
những trường hợp khơng phải thuận tình ly hơn, nó trở thành vụ án ly hơn bởi vì
những thoả thuận về tài sản khơng đạt được. Tuy nhiên nếu như vấn đề nuôi con
đã được các bên thoả thuận thì Tồ án vẫn phải tơn trọng sự thoả thuận đó và chỉ
giải quyết những vấn đề về tài sản. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải sự thoả
thuận nào cũng là hợp lý và vì quyền lợi của con. Có những trường hợp người
khơng đủ điều kiện đảm bảo cuộc sống cho con lại nhận ni con, cịn người có
đầy đủ khả năng lại trốn tránh trách nhiệm nuôi con. Tất nhiên, nếu như hai bên

đã đi đến được thoả thuận về mức cấp dưỡng phù hợp thì đã giải quyết được
phần nào vấn đề. Nhưng cũng có những sự thoả thuận về mức cấp dưỡng là


không hợp lý, sống với người trực tiếp nuôi con, đứa con sẽ khơng có cơ hội để
học hành và phát triển trí tuệ... Nhưng do một bên là người vô trách nhiệm với
con, một bên do căm ghét người kia nên cũng khơng cần địi hỏi gì, chỉ cần được
nuôi con là đủ. Như vậy, thoả thuận đã đạt được nhưng thực tế thì nếu đứa con
sống với người nhận nuôi con sẽ không đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho
chúng. Tình cảm riêng tư của cha mẹ đã làm mất đi những quyền lợi chính đáng
của người con. Toà án nên can thiệp vào sự thoả thuận này vì dù sao đây cũng là
một sự thoả thuận khơng hợp lý.
2.3. Trường hợp khơng có sự thoả thuận của cha mẹ
Trên thực tế, khi ly hôn, hầu như cha mẹ nào cũng thương con và muốn
trực tiếp nuôi con để bù đắp những thiệt thòi, mất mát, những nỗi bất hạnh do
chính họ gây ra cho con. Đó là xu hướng tích cực thể hiện tinh thần trách nhiệm
của các bậc cha mẹ. Nhưng theo quy định của pháp luật, đứa con chỉ có thể sống
với một người. Cũng vì thế mà nhiều vụ ly hơn cha mẹ không thoả thuận được
về người trực tiếp nuôi con. Theo quy định của pháp luật, khi các bên không
thoả thuận được thì Tồ án sẽ là người đưa ra quyết định, căn cứ vào quyền lợi
mọi mặt của con. Khi yêu cầu Toà án giải quyết, bên nào cũng cố gắng đưa ra
những lý do, nêu ra các điều kiện tốt nhất để giành được quyền ni con. Vì vậy,
Tồ án phải hết sức cẩn thận để xem xét tất cả các điều kiện. Khi xem xét giao
con cho ai trực tiếp ni dưỡng thì phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố như đạo đức,
lối sống, điều kiện kinh tế, công tác, thời gian, môi trường sống... của cả cha và
mẹ, ai là người đã trực tiếp chăm sóc con trước khi ly hơn. Người trực tiếp ni
con có ảnh hưởng rất lớn đến con vì vậy, những vấn đề trên cần được Toà án
xem xét một cách cẩn thận và chính xác.
Trên thực tế, yếu tố đạo đức, lối sống của người trực tiếp nuôi con được
đặt lên hàng đầu. Bởi vì nếu người trực tiếp ni con có lối sống khơng tốt,

khơng quan tâm đến cuộc sống và nhu cầu hàng ngày của con thì dù họ có điều
kiện kinh tế tốt đến đâu, quyền lợi của người con vẫn khơng được đảm bảo.
Khơng ai có thể yên tâm giao những đứa trẻ cho người cha hoặc người mẹ suốt
ngày rượu chè, cờ bạc, đánh đập, chửi rủa con cái, coi con cái là gánh nặng...


×