Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

ĐỀ TÀI VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.59 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA

BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN BỔ SUNG KIẾN THỨC 1
(TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN, KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
& CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC)

ĐỀ TÀI

VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
LỚP: - NHÓM: - BS7.2

GVHD: THS. VŨ QUỐC PHONG SINH VIÊN THỰC HIỆN

STT

MSSV

HỌ

TÊN

1
2
3
4
5
6


2247505

Nguyễn Anh
Nguyễn Phan Đại
Phạm Đình
Nguyễn Vũ
Trần Hữu
Phan Lê Vĩnh

Chương
Dương
Hn
Khiêm
Quyết
Quỳnh

2247533
2247546
2247578
2247579
Tổng

% ĐIỂM ĐIỂM
BTL
BTL
20
20
20
20
20

100

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022

GHI
CHÚ


BÁO CÁO KẾT QUẢ LÀM VIỆC
NHÓM
STT

Mã số SV

1

2247505

2

Họ

Tên

Nguyễn Anh

Chương

Nguyễn Phan Đại


Dương

3

2247533

Phạm Đình

Hn

4

2247546

Nguyễn Vũ

Khiêm

5

2247578

Trần Hữu

Quyết

6

2247579


Phan Lê Vĩnh

Quỳnh

Nhiệm vụ được
phân cơng

Ký tên


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................... 2
Chương 1: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................................... 4
1.1. Khái niệm gia đình................................................................................................ 4
1.2. Vị trí và chức năng của gia đình.......................................................................... 4
1.3. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH................................. 6
1.4. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH................7
1.5. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình....................................... 14
1.6. Phương thức cơ bản xây dựng & phát triển gia đình trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam hiện nay...................................................................................... 19
Chương 2: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HỐ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY................................................................................................ 24
KẾT LUẬN................................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 28

1


PHẦN MỞ ĐẦU


1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: GIA ĐÌNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG GIA
ĐÌNH VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Không gian:
Thời gian:
4. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thứ nhất,
Thứ hai,
Thứ ba,
Thứ tư,
Thứ năm,
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và các phương pháp nghiên cứu
như trừu tượng hóa khoa học, phân tích tổng hợp, thống kê mơ tả.
6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
Ngồi mục lục, phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, đề tài gồm 02 chương:

- Chương 1: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG
THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
- Chương 2: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
VĂN HỐ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


Chương 1: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Khái niệm gia đình
Khái niệm gia đình Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con
người, một thiết chế văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển

trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo
dục… giữa các thành viên.
1.2. Vị trí và chức năng của gia đình
Gia đình là một tế bào cơ bản và tự nhiên cấu thành nên từng cộng đồng, xã hội. Gia
đình giữ vai trò trung tâm trong đời sống của mỗi con người, là nơi bảo đảm đời sống
vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, là một trong những giá trị xã hội quan trọng bậc
nhất của người Á Đông, trong đó có Việt Nam. Đối với mỗi quốc gia thì gia đình được
coi là “một tế bào xã hội có tính sản sinh”. Do vậy sức mạnh trường tồn của quốc gia,
dân tộc phụ thuộc rất nhiều vào sự tồn tại và phát triển của gia đình.”
Đối với sự phát triển của xã hội trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, sự vững vàng bền
bỉ của nền tảng gia đình cũng sẽ là yếu tố quyết định đến sự giàu mạnh, thịnh vượng
của đất nước. Cho nên, việc quan tâm coi trọng đến yếu tố gia đình chính là hướng đi
đúng đắn cho việc tạo dựng một xã hội phát triển ổn định và bền vững. Điều này càng
thấy rõ khi chúng ta nhìn nhận đầy đủ vị trí, vai trị, chức năng của gia đình trong xã
hội hiện nay. Đúng như C.Mác đã nói: “…hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân
mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở – đó là quan hệ giữa
vợ và chồng, cha mẹ và con cái, đó là gia đình”. Cho nên yếu tố huyết thống và tình
cảm là nét bản chất nhất của gia đình. Nhưng, xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình
khơng chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lý, mà còn là một tổ chức kinh tế
– tiêu dùng, một môi trường giáo dục – văn hóa, một cơ cấu – thiết chế xã hội đặc biệt.
Với tất cả những đặc biệt đó, cho thấy gia đình có một vị trí vai trị cực kỳ quan trọng
trong sự phát triển của xã hội nói chung.
Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này chúng ta ln ln khẳng định và dù
trong hồn cảnh nào, xã hội nào nó vẫn ln ln đúng. Nó nói lên mối quan hệ mật


thiết giữa gia đình và xã hội, quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình
trao đổi chất, duy trì sự sống của cơ thể. Xã hội (cơ thể) lành mạnh tạo điều kiện cho
các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hòa của
xã hội.

Trong mối quan hệ ấy, trình độ phát triển về mọi mặt của xã hội quyết định đến
hình thức, tính chất, kết cấu và quy mơ của gia đình. C.Mác nhiều lần lưu ý rằng: tơn
giáo, gia đình, nhà nước, pháp quyền, đạo đức, khoa học, nghệ thuật…chỉ là những
hình thức đặc thù của sản xuất và phục tùng quy luật chung của sản xuất. Và thực tế
cũng cho ta thấy, gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển xã
hội khác nhau.
Gia đình là cầu nối giữa mọi thành viên trong gia đình với xã hội. Nhiều thông
tin về xã hội tác động đến con người thơng qua gia đình. Xã hội nhận thức đầy đủ và
toàn diện hơn về một người khi nhận rõ hoàn cảnh gia đình của người ấy. Nhiều nội
dung quản lý xã hội không chỉ thông qua hoạt động của các thiết chế xã hội, mà cịn
thơng qua hoạt động của gia đình để tác động đến con người; nghĩa vụ và quyền lợi xã
hội của mỗi người được thực hiện với sự hợp tác chung của các thành viên trong gia
đình. Qua đó ý thức cơng dân được nâng cao và sự gắn bó giữa gia đình và xã hội có ý
nghĩa thiết thực.
Gia đình là tổ ấm thân u đem lại hạnh phúc cho mỗi con người. Trong gia
đình, mỗi cá nhân được đùm bọc về mặt vật chất và giáo dục về tâm hồn; trẻ thơ có
điều kiện được an tồn và khơn lớn, người già có nơi nương tựa, người lao động có
điều kiện để phục hồi sức khỏe và thoải mái tinh thần…Ở đó, hàng ngày diễn ra các
mối quan hệ thiêng liêng giữa vợ – chồng, cha – con, anh – em,…những người đồng
tâm, đồng cảm, nâng đỡ nhau suốt cả cuộc đời. Khi đó, gia đình thực sự là một tổ ấm
thực sự của mỗi con người.
Gia đình là nơi cung cấp nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước hiện nay ngày càng địi hỏi trình độ và u cầu cao, đó phải là những người “giàu
lịng u nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khỏe, lao
động giỏi; sống có văn hóa, nghĩa tình; có tinh thần quốc tế chân chính”. Gia đình
chính “là mơi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”


để hình thành nên những phẩm chất tốt đẹp của mỗi cá nhân, mỗi con người, góp phần

đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng u cầu
của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Gia đình là nơi ni dưỡng, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp
của dân tộc. Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với
những chuẩn mực giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc.
Những giá trị truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương, đùm
bọc lẫn nhau, thủy chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất
khuất kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ,
vun đắp trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc và phát huy trong
giai đoạn hiện nay.
Có thể thấy rằng, trong sự phát triển chung của xã hội hiện nay, gia đình ln
đóng một vai trị quan trọng. Khơng thể có một xã hội giàu mạnh, văn minh nếu như
khơng dựa trên cơ sở xây dựng những gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ. Vì vậy, xây
dựng và phát triển gia đình với những giá trị tốt đẹp trong xã hội hiện đại là một trong
những yếu tố cốt lõi trong mục tiêu chung của xây dựng nền văn hóa mới XHCN.
1.3. Cơ sở xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Cơ sở chính trị để xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là việc
thiết lập chính quyền nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Trong đó, lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân lao động được thực
hiện quyền lực của mình khơng có sự phân biệt giữa nam và nữ. Nhà nước cũng chính
là cơng cụ xóa bỏ những luật lệ cũ kỹ, lạc hậu, đè nặng lên vai người phụ nữ đồng thời
thực hiện việc giải phóng phụ nữ và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Như V.I.Lênin đã
khẳng định: “Chính quyền xơ viết là chính quyền đầu tiên và duy nhất trên thế giới đã
hoàn toàn thủ tiêu tất cả pháp luật cũ kỹ, tư sản, đê tiện, những pháp luật đó đặt người
phụ nữ vào tình trạng khơng bình đẳng với nam giới, đã dành đặc quyền cho nam
giới… Chính quyền xơ viết, một chính quyền của nhân dân lao động, chính quyền đầu
tiên và duy nhất trên thế giới đã hủy bỏ tất cả những đặc quyền gắn liền với chế độ tư
hữu, những đặc quyền của người đàn ơng trong gia đình…”.



Nhà nước xã hội chủ nghĩa với tính cách là cơ sở của việc xây dựng gia đình trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thể hiện rõ nét nhất ở vai trò của hệ thống pháp luật,
trong đó có Luật Hơn nhân và Gia đình cùng với hệ thống chính sách xã hội đảm bảo
lợi ích của cơng dân, các thành viên trong gia đình, đảm bảo sự bình đẳng giới, chính
sách dân số, việc làm, y tế, bảo hiểm xã hội… Hệ thống pháp luật và chính sách xã hội
đó vừa định hướng vừa thúc đẩy quá trình hình thành gia đình mới trong thời kỳ quá độ
đi lên chủ nghĩa xã hội. Chừng nào và ở đâu, hệ thống chính sách, pháp luật chưa hồn
thiện thì việc xây dựng gia đình và đảm bảo hạnh phúc gia đình cịn hạn chế.
1.4. Sự biến đổi của gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Biến đổi quy mơ, kết cấu của gia đình
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình q độ” trong bước chuyển
biến từ xã hội nơng nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại. Trong quá trình
này, sự giải thể của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái mới là
một tất yếu. Gia đình đơn hay cịn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở
các đô thị và cả ở nông thôn - thay thế cho kiểu gia đình truyền thống từng giữ vai trị
chủ đạo trước đây.
Quy mơ gia đình ngày nay tồn tại xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên
trong gia đình trở nên ít đi. Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba bốn
thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay, quy mơ gia đình hiện đại đã
ngày càng được thu nhỏ lại. Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế hệ cùng sống
chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng khơng nhiều như trước, cá biệt cịn
có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy
mơ nhỏ.
Quy mơ gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu và điều kiện của
thời đại mới đặt ra. Sự bình đẳng nam nữ được đề cao hơn, cuộc sống riêng tư của con
người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống của gia đình
truyền thống. Sự biến đổi của gia đình cho thấy chính nó đang làm chức năng tích


cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã

hội trở nên thích nghi và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới.
Tất nhiên, quá trình biến đổi đó cũng gây những phản chức năng như tạo ra sự ngăn
cách không gian giữa các thành viên trong gia đình, tạo khó khăn, trở lực trong việc
gìn giữ tình cảm cũng như các giá trị văn hóa truyền thống của gia đình. Xã hội ngày
càng phát triển, mỗi người đều bị cuốn theo cơng việc của riêng mình với mục đích
kiếm thêm thu nhập, thời gian dành cho gia đình cũng vì vậy mà ngày càng ít đi. Con
người dường như rơi vào vịng xốy của đồng tiền và vị thế xã hội mà vơ tình đánh
mất đi tình cảm gia đình. Các thành viên ít quan tâm lo lắng đến nhau và giao tiếp với
nhau hơn, làm cho mối quan hệ gia đình trở nên rời rạc, lỏng lẻo...
Biến đổi các chức năng của gia đình
- Chức năng tái sản xuất ra con người
Với những thành tựu của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiến
hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con.
Hơn nữa, việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách xã hội của Nhà nước, tùy
theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội. Ở nước ta, từ những năm
70 và 80 của thế kỷ XX, Nhà nước đã tuyên truyền, phổ biến và áp dụng rộng rãi các
phương tiện và biện pháp kỹ thuật tránh thai và tiến hành kiểm sốt dân số thơng qua
Cuộc vận động sinh đẻ có kế hoạch, khuyến khích mỗi cặp vợ chồng chỉ nên có từ 1
đến 2 con. Sang thập niên đầu thế kỷ XXI, dân số Việt Nam đang chuyển sang giai
đoạn giá hóa. Để đảm bảo lợi ích của gia đình và sự phát triển bền vững của xã hội,
thơng điệp mới trong kế hoạch hóa gia đình là mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ hai con.
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán và nhu cầu sản xuất nơng
nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện trên ba
phương diện: phải có con, càng đơng con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi
thì ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiện ở việc giảm mức sinh
của phụ nữ, giảm số con mong muốn và giảm nhu cầu nhất thiết phải có con trai của
các cặp vợ chồng. Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hơn nhân phụ thuộc


rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không phải chỉ là các yếu tố có

con hay khơng có con, có con trai hay khơng có con trai như gia đình truyền thống.
Biến đổi chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
Xét một cách khái quát, cho đến nay kinh tế gia đình đã có hai bước chuyển mang tính
bước ngoặt: Thứ nhất, từ kinh tế tự cấp tự túc thành kinh tế hàng hóa, tức là từ một đơn
vị kinh tế khép kín sản xuất để đáp ứng nhu cầu của gia đình thành đơn vị mà sản xuất
chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của người khác hay của xã hội. Thứ hai, từ đơn vị kinh tế
mà đặc trưng là sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc gia thành tổ
chức kinh tế của nền kinh tế thị trường hiện đại đáp ứng nhu cầu của thị trường tồn
cầu.
Hiện nay, kinh tế gia đình đang trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội nhập kinh tế và cạnh tranh sản phẩm hàng hóa
với các nước trong khu vực và trên thế giới, kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn, trở
ngại trong việc chuyển sang hướng sản xuất kinh doanh hàng hóa theo hướng chuyên
sâu trong kinh tế thị trường hiện đại. Nguyên nhân là do kinh tế gia đình phần lớn có
quy mơ nhỏ, lao động ít và tự sản xuất là chính.
Sự phát triển của kinh tế hàng hóa và nguồn thu nhập bằng tiền của gia đình tăng lên
làm cho gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng của xã hội. Các gia đình
Việt Nam đang tiến tới “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra”, tức là sử dụng
hàng hóa và dịch vụ xã hội.
Biến đổi chức năng giáo dục (xã hội hóa)
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, giáo dục gia đình là cơ sở của giáo dục xã hội thì
ngày nay, giáo dục xã hội bao trùm lên giáo dục gia đình và đưa ra những mục tiêu,
những yêu cầu của giáo dục xã hội cho giáo dục gia đình. Điểm tương đồng giữa giáo
dục gia đình truyền thống và giáo dục của xã hội mới là tiếp tục nhấn mạnh sự hy sinh
của cá nhân cho cộng đồng.
Giáo dục gia đình hiện nay phát triển theo xu hướng sự đầu tư tài chính của gia đình
cho giáo dục con cái tăng lên. Nội dung giáo dục gia đình hiện nay khơng chỉ


nặng về giáo dục đạo đức, ứng xử trong gia đình, dịng họ, làng xã, mà hướng đến giáo

dục kiến thức khoa học hiện đại, trang bị công cụ để con cái hòa nhập với thế giới.
Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống giáo dục xã hội, cùng với sự phát triển kinh tế
hiện nay, vai trò giáo dục của các chủ thể trong gia đình có xu hướng giảm. Nhưng sự
gia tăng của các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và trong nhà trường, làm cho sự kỳ
vọng và niềm tin của các bậc cha mẹ vào hệ thống giáo dục xã hội trong việc rèn luyện
đạo đức, nhân cách cho con em của họ đã giảm đi rất nhiều so với trước đây.
Mâu thuẫn này là một thực tế chưa có lời giải hữu hiệu ở Việt Nam hiện nay. Những
tác động trên đây làm giảm sút đáng kể vai trị của gia đình trong thực hiện chức năng
xã hội hóa, giáo dục trẻ em ở nước ta thời gian qua.
Hiện tượng trẻ em hư, bỏ học sớm, lang thang, nghiện hút ma túy, mại dâm… cũng
cho thấy phần nào sự bất lực của xã hội và sự bế tắc của một số gia đình trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm
Trong xã hội hiện đại, độ bền vững của gia đình không chỉ phụ thuộc vào sự ràng buộc
của các mối quan hệ về trách nhiệm, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; cha mẹ và con cái; sự
hy sinh lợi ích cá nhân cho lợi ích gia đình, mà nó cịn bị chi phối bởi các mối quan hệ
hịa hợp tình cảm giữa chồng và vợ; cha mẹ và con cái, sự đảm bảo hạnh phúc cá nhân,
sinh hoạt tự do, chính đáng của mỗi thành viên gia đình trong cuộc sống chung.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, nhu cầu thỏa mãn tâm lý - tình cảm đang tăng lên,
do gia đình có xu hướng chuyển đổi từ chủ yếu là đơn vị kinh tế sang chủ yếu là đơn vị
tình cảm. Việc thực hiện chức năng này là một yếu tố rất quan trọng tác động đến sự tồn
tại, bền vững của hơn nhân và hạnh phúc gia đình, đặc biệt là việc bảo vệ chăm sóc trẻ
em và người cao tuổi, nhưng hiện nay, các gia đình đang đối mặt với rất nhiều khó
khăn, thách thức. Đặc biệt, trong tương lai gần, khi mà tỷ lệ các gia đình chỉ có một con
tăng lên thì đời sống tâm lý - tình cảm của nhiều trẻ em và kể cả người lớn cũng sẽ kém
phong phú hơn, do thiếu đi tình cảm về anh, chị em trong cuộc sống gia đình.


Tác động của cơng nghiệp hóa và tồn cầu hóa dẫn tới tình trạng phân hóa giàu nghèo
sâu sắc, làm cho một số hộ gia đình có cơ may mở rộng sản xuất, tích lũy tài sản, đất

đai, tư liệu sản xuất thì trở nên giàu có, trong khi đại bộ phận các gia đình trở thành lao
động làm thuê do khơng có cơ hội phát triển sản xuất, mất đất đai và các tư liệu sản
xuất khác, khơng có khả năng tích lũy tài sản, mở rộng sản xuất. Nhà nước cần có
chính sách hỗ trợ các hơ nghèo, khắc phục khoảng cách giàu nghèo đang có xu hướng
ngày càng gia tăng.
Cùng với đó, vấn đề đặt ra là cần phải thay đổi tâm lý truyền thống về vai trị của con
trai, tạo dựng quan niệm bình đẳng giữa con trai và con gái trong trách nhiệm nuôi
dưỡng, chăm sóc cha mẹ già và thờ phụng tổ tiên. Nhà nước cần có những giải pháp,
biện pháp nhằm bảo đảm an tồn tình dục, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản cho
các thành viên sẽ là chủ gia đình tương lai; củng cố chức năng xã hội hóa của gia đình,
xây dựng những chuẩn mực và mơ hình mới về giáo dục gia đình, xây dựng nội dung
và phương pháp mới về giáo dục gia đình, giúp cho các bậc cha mẹ có định hướng
trong giáo dục và hình thành nhân cách trẻ em; giải quyết thỏa đáng mâu thuẫn giữa
nhu cầu tự do, tiến bộ của người phụ nữ hiện đại với trách nhiệm làm dâu theo quan
niệm truyền thống, mâu thuẫn về lợi ích giữa các thế hệ, giữa cha mẹ và con cái. Nó địi
hỏi phải hình thành những chuẩn mực mới, bảo đảm sự hài hịa lợi ích giữa các thành
viên trong gia đình cũng như lợi ích giữa gia đình và xã hội.
Sự biến đổi quan hệ gia đình
-Biến đổi quan hệ hơn nhân và quan hệ vợ chồng
Trong thực tế, hôn nhân và gia đình Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức,
biến đổi lớn. Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoa học cơng nghệ hiện đai, tồn
cầu hóa… khiến các gia đình phải gánh chịu nhiều mặt trái như: quan hệ vợ chồng - gia
đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hơn, ly thân, ngoại tình, quan hệ tình dục trước hơn nhân
và ngồi hơn nhân, chung sống không kết hôn. Đồng thời, xuất hiện nhiều bi kịch, thảm
án gia đình, người già cơ đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình, xâm hại tình
dục… Từ đó, dẫn tới hệ lụy là giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ, kiểu gia
đình truyền thống bị phá vỡ, lung lay và hiện tượng gia tăng số hộ gia đình đơn thân,
độc thân, kết hơn đồng tính, sinh con ngồi giá thú… Ngồi ra, sức



ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyển nhiều…)
cũng khiến cho hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người trong xã hội.
Trong gia đình truyền thống, người chồng là trụ cột của gia đình, mọi quyền lực trong
gia đình đều thuộc về người đàn ông. Người chồng là người chủ sở hữu tài sản của gia
đình, người quyết định các cơng việc quan trọng của gia đình, kể cả quyền dạy vợ,
đánh con.
Trong gia đình Việt Nam hiện nay, khơng cịn một mơ hình duy nhất là đàn ơng làm
chủ gia đình. Ngồi mơ hình người đàn ơng - người chồng làm chủ gia đình ra thì cịn
có ít nhất hai mơ hình khác cùng tồn tại. Đó là mơ hình người phụ nữ - người vợ làm
chủ gia đình và mơ hình cả hai vợ chồng cùng làm chủ gia đình. Người chủ gia đình
được quan niệm là người có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được
các thành viên trong gia đình coi trọng. Ngồi ra, mơ hình người chủ gia đình phải là
người kiếm ra nhiều tiền cho thấy một đòi hỏi mới về phẩm chất của người lãnh đạo
gia đình trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế.
- Biến đổi quan hệ giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình
Trong bối cảnh xã hội Việt Nam hiện nay, quan hệ giữa các thế hệ cũng như các giá trị,
chuẩn mực văn hóa của gia đình cũng khơng ngừng biến đổi. Trong gia đình truyền
thống, một đứa trẻ sinh ra và lớn lên dưới sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ
ngay từ khi cịn nhỏ. Trong gia đình hiện đại, việc giáo dục trẻ em gần như phó mặc cho
nhà trường, mà thiếu đi sự dạy bảo thường xuyên của ông bà, cha mẹ. Ngược lại, người
cao tuổi trong gia đình truyền thống thường sống cùng với con cháu, cho nên nhu cầu
về tâm lý, tình cảm được đáp ứng đầy đủ. Cịn khi quy mơ gia đình bị biến đổi, người
cao tuổi phải đối mặt với sự cô đơn thiếu thốn về tình cảm.
Những biến đổi trong quan hệ gia đình cho thấy, thách thức lớn nhất đặt ra cho gia đình
Việt Nam là mâu thuẫn giữa các thế hệ, do sự khác biệt về tuổi tác, khi cùng chung
sống với nhau. Người già thường hướng về các giá trị truyền thống, có xu hướng bảo
thủ, áp đặt nhận thức của mình đối với người trẻ. Ngược lại, tuổi trẻ thường hướng tới
những giá trị hiện đại, có xu hướng phủ nhận yếu tố truyền thống. Gia đình càng nhiều
thế hệ, mâu thuẫn thế hệ càng lớn.



Ngày càng xuất hiện nhiều hiện tượng mà trước đây chưa hề hoặc ít có như: bạo lực
gia đình, ly hơn, ly thân, ngoại tình, sống thử... Chúng đã làm rạn nứt, phá hoại sự bền
vững của gia đình, làm cho gia đình trở nên mong manh, dễ tan vỡ hơn. Ngoài ra, các
tệ nạn như trẻ em lang thang, nghiện hút, buôn bán phụ nữ qua biên giới... cũng đang
đe dọa, gây nhiều nguy cơ làm tan rã gia đình.
Xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam hiện nay vừa phải kế thừa và phát huy
những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với
những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất
yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là
tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người.
Thứ ta, tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình
văn hóa
Gia đình văn hóa là một mơ hình gia đình tiến bộ, một danh hiệu hay chỉ tiêu mà nhiều
gia đình Việt Nam mong muốn hướng đến. Đó là, gia đình ấm no, hịa thuận, tiến bộ,
khoẻ mạnh và hạnh phúc; Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; Thực hiện kế hoạch hóa
gia đình; Đồn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư.
Được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ XX, tại một địa phương của tỉnh Hưng
n, đến nay, xây dựng gia đình văn hóa đã trở thành phong trào thi đua có độ bao phủ
hầu hết các địa phương ở Việt Nam. Phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã thực sự
tác động đến nền tảng gia đình với những quy tắc ứng xử tốt đẹp, phát huy giá trị đạo
đức truyền thống của gia đình Việt Nam. Chất lượng cuộc sống gia đình ngày càng
được nâng cao. Do vậy, để phát triển gia đình Việt Nam hiện nay cần tiếp tục nghiên
cứu, nhân rộng xây dựng các mơ hình gia đình văn hóa trong thời kỳ cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa với những giá trị mới tiên tiến cần tiếp thu và dự báo những biến đổi về
gia đình trong thời kỳ mới, đề xuất hướng giải quyết những thách thức trong lĩnh vực
gia đình.
Ở đây cần tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh khơng thực chất phong trào
và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp
và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, cơng tác bình xét danh hiệu gia

đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên ngun tắc cơng


bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình
hưởng ứng của nhân dân
1.5. Biến đổi trong thực hiện các chức năng của gia đình
Xu hướng biến đổi giá trị đạo đức, tâm lý và tình cảm của gia đình Việt Nam
đương đại
Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan
trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và tự do
hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa làm xuất hiện
những quan điểm cởi mở hơn về hôn nhân và gia đình Việt Nam.
Gia đình là giá trị quan trọng hàng đầu
Người dân Việt Nam vốn coi gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống, sau đó là
sức khỏe, việc làm, thu nhập, bạn bè, học vấn, thời gian giải trí, địa vị, tín ngưỡng tơn
giáo và chính trị (Biểu 1). Khái niệm gia đình ở đây là mơ hình gia đình truyền thống
được xây dựng trên cơ sở hơn nhân.
Có thể thấy, gia đình và hơn nhân là một giá trị quan trọng ở Việt Nam và là thiết chế xã
hội phổ biến. Phần lớn những người được hỏi vẫn khẳng định tầm quan trọng của hơn
nhân, theo đó, thanh niên đến tuổi trưởng thành nhất thiết cần lập gia đình.
Quan điểm của nhóm những người chưa kết hôn cho thấy xu hướng hôn nhân vẫn là xu
hướng chủ đạo trong tương lai (với 80,5% số người chưa kết hơn cho biết sẽ “kết hơn,
có gia đình”, 46,2% cho rằng “thanh niên đến tuổi trưởng thành phải lập gia đình”; tỷ lệ
người đồng ý với việc sống độc thân thấp hơn nhiều so với số người khơng đồng ý).
Gia đình Việt Nam trong q trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa tiếp thu yếu
tố hiện đại
Trong số các giá trị đạo đức, tâm lý, tình cảm của gia đình, giá trị chung thủy là giá trị
rất được coi trọng trong quan hệ hôn nhân và gia đình, được người dân đánh giá cao
nhất, sau đó là đến các giá trị tình u thương, bình đẳng, có con, chia sẻ việc nhà, hịa
hợp, có thu nhập. Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 41,6% coi chung thủy là “quan

trọng”, và 56,7% coi chung thủy là “rất quan trọng” trong hôn nhân. Đồng thời, nghiên


cứu cho thấy hiện tượng bảo lưu những tiêu chuẩn kép khắt khe với phụ nữ và xu
hướng vị tha hơn cho nam giới trong vấn đề chung thủy (giá trị “chung thủy quan trọng
hơn với phụ nữ” có tỷ lệ đồng ý cao là 66,2%). Điều này cho thấy, chung thủy vẫn là
thước đo phẩm giá của người phụ nữ khi họ được kỳ vọng là nhân tố giữ gìn cho sự êm
ấm, tốt đẹp của gia đình và xã hội.
Người dân Việt Nam vốn coi gia đình là ưu tiên hàng đầu trong cuộc sống_Ảnh
minh họa
Giá trị tình yêu là một giá trị bảo đảm sự bền vững của hôn nhân, nhất là hôn nhân hiện
đại dựa trên tình u để kết hơn. Kết quả nghiên cứu cho thấy, khơng có sự khác biệt
theo giới tính, tuổi, học vấn trong đánh giá tầm quan trọng của tình yêu với sự gắn kết
hôn nhân (trong số người được khảo sát có 89,7% số người được hỏi cho rằng tình yêu
là quan trọng và rất quan trọng). Thực tế khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ người đánh giá
thấp tiêu chí này nhất thuộc về nhóm người trẻ nhất, người dân tộc Kinh, người đi làm,
người sống ở đô thị, ở các khu vực có đời sống kinh tế phát triển và mức độ hiện đại
hóa cao.
Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số người dân đánh giá khá cao tầm
quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay đổi
của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Cùng với đó là
những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia đình. Sự xuất
hiện các nhân tố mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự độc lập về kinh tế
giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp phần làm chuyển dịch
từ gia đình lớn nhiều thế hệ (ông bà - cha mẹ - con cháu) sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2
thế hệ).
Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách nhiệm,
chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm, lắng nghe tâm
tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình. Các gia đình có mức độ hiện đại hóa
càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đơ thị, có việc làm, có học vấn

cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá trị chia sẻ và trân
trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ. Tuy nhiên thực tế cho thấy, người phụ
nữ vẫn chưa bình đẳng thực sự với nam giới, thể hiện trong tỷ lệ được người


chồng chia sẻ, lắng nghe tâm tư và chia sẻ suy nghĩ. Các gia đình được khảo sát ở khu
vực Đơng Nam Bộ đạt điểm số trung bình cao nhất trong các hoạt động chia sẻ, lắng
nghe những mối quan tâm, tâm tư của vợ/chồng. Cịn nhóm nữ giới, dân tộc thiểu số,
có mức sống thấp, ở nơng thơn, học vấn thấp thì có tỷ lệ cao trong việc cho rằng bạn
đời coi thường hoặc đánh giá thấp việc ứng xử hằng ngày hoặc đóng góp của họ đối với
gia đình.
Các giá trị truyền thống và xu hướng dịch chuyển sang các giá trị hiện đại trong tiêu
chuẩn lựa chọn bạn đời
Cùng với việc coi trọng giá trị gia đình, các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của người Việt
Nam vẫn nghiêng về các giá trị truyền thống nhưng đang có xu hướng dịch chuyển sang
các giá trị mang tính cá nhân và hiện đại. Có thể thấy, tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của
người dân được khảo sát ưu tiên các phẩm chất về tư cách, đạo đức hơn là các tiêu
chuẩn về ngoại hình hay tiêu chuẩn về kinh tế. Tiêu chuẩn đầu tiên của lựa chọn bạn
đời là người đó “có tư cách đạo đức tốt” (chiếm 66,7%), tiếp theo là tiêu chuẩn “biết
cách ứng xử” (chiếm 45%), tiêu chuẩn “khỏe mạnh” đứng thứ 3 trong các tiêu chuẩn
lựa chọn bạn đời (chiếm 36,1%). Các tiêu chuẩn liên quan đến điều kiện kinh tế, vật
chất được lựa chọn nhưng với tỷ lệ thấp, như biết cách làm ăn (chiếm 28,6%), có nghề
nghiệp ổn định (chiếm 12,9%). Trong các nhóm tiêu chí lựa chọn bạn đời hiện nay, tiêu
chí tình u được người trả lời đề cập đến cao nhất. Điều này nói lên rằng những giá trị
về tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời đã có sự chuyển đổi rõ nét từ giá trị truyền thống sang
các giá trị hiện đại. Khi cá nhân được giải phóng thì yếu tố tình cảm và sự tự do lựa
chọn hơn nhân được đề cao. Vì thế, hơn nhân đã chuyển dần từ thể chế kinh tế là chính
sang thể chế tâm lý là chính. Tiêu chuẩn lựa chọn gia đình tương đồng về điều kiện kinh
tế, địa vị xã hội “gia đình mơn đăng hộ đối” hầu như khơng cịn là giá trị cần chú ý
trong thang tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời. Nghiên cứu cũng cho thấy, tiêu chuẩn nội hơn,

hơn nhân cùng nhóm xã hội/tộc người/tơn giáo trong xã hội truyền thống khơng cịn là
tiêu chí hàng đầu. Có đến 69% số người được hỏi cho rằng tiêu chuẩn người “cùng
làng, cùng địa phương” không quan trọng; 64,1% cho rằng “cùng dân tộc, cùng tôn
giáo” không phải là những tiêu chí quan trọng trong lựa chọn người yêu. Quá trình này
tạo nên sự di động xã hội nhanh và đa dạng. Bên cạnh đó, nhiều loại hình nghề nghiệp
xuất hiện và sự phát triển của công nghệ thông tin là những yếu


tố thúc đẩy việc hình thành hơn nhân giữa các tiểu văn hóa (dân tộc, vùng, miền) và
giữa các nền văn hóa (hơn nhân có yếu tố nước ngồi).
Như vậy, có thể thấy, nếu chia tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời theo nhóm giá trị cá nhân
(tình u, hình thức, thu nhập, công việc, học vấn) và giá trị tập thể (gia đình tương
đồng, sự chấp thuận của bố mẹ, cùng địa phương, cùng dân tộc) thì các giá trị cá nhân
trong chọn lựa bạn đời là xu hướng nổi bật hiện nay, nhất là với nhóm có đặc điểm hiện
đại, như học vấn cao, sống ở thành thị.
Gia đình truyền thống và mức độ chấp nhận cởi mở dần với một số hiện tượng hơn
nhân gia đình mới
Các kiểu loại gia đình mới như hơn nhân đồng giới, chung sống không kết hôn, làm mẹ
đơn thân, tùy từng giai đoạn, thường rất hiếm hoặc khơng có trong truyền thống nhưng
lại có xu hướng gia tăng trong các xã hội đang chuyển đổi từ xã hội nông nghiệp sang
xã hội công nghiệp, hiện đại. Ở Việt Nam hiện nay, một bộ phận người dân, chủ yếu là
người dân tộc Kinh, trẻ tuổi, học vấn cao, ở thành thị có tỷ lệ chấp nhận những kiểu
loại gia đình mới cao hơn, tuy rằng có thể chưa thực sự hiểu rõ những hệ quả tiêu cực
của nó.
Với những thay đổi lớn trong kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế, những hình thức hơn
nhân gia đình mới ủng hộ tính cá nhân có xu hướng tăng. Nghiên cứu cho thấy 38,5%
người trả lời chấp nhận sống độc thân - mức độ này được chấp nhận cao hơn ở nữ giới
và nhóm xã hội mang nhiều đặc điểm hiện đại; 28,4% có nhu cầu, mong muốn sống
thử trước khi kết hôn; 58,3% không ủng hộ sống thử. Tỷ lệ này cho thấy nhóm người
vẫn theo khn mẫu truyền thống trong kết hơn tuy vẫn chiếm tỷ lệ cao nhưng khơng

mang tính gần như tuyệt đối như trong xã hội truyền thống trước đây.
Gần đây, hôn nhân đồng giới là vấn đề gây ra tranh cãi gay gắt giữa những người ủng
hộ và khơng ủng hộ. Hơn nhân đồng tính mới được chấp nhận dè dặt, chỉ có 27,7%
người đồng ý, phần lớn ở nhóm mang nhiều đặc điểm hiện đại.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con
thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình. Hiện nay, hôn
nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy vậy, cùng


với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng được pháp
luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hơn và có con.
Quyền làm mẹ khơng chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là biểu hiện của
sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.
Gia đình hiện đại và xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng
Quan hệ của gia đình với dòng họ trong xã hội Việt Nam hiện nay còn khá chặt chẽ, gắn
kết, mức độ gắn kết mạnh mẽ hơn ở nhóm mang những đặc điểm truyền thống (như cao
tuổi, học vấn thấp, nghèo, cư trú ở nông thôn); thể hiện ở số gia đình đồng ý cao với
nhận định mỗi gia đình, thành viên cần ln gắn kết với dòng họ để giúp đỡ lẫn nhau,
đạt điểm trung bình 4,04 theo thang đo 5 điểm, coi trọng việc giữ gìn nền nếp gia phong
cho con cháu, đạt điểm trung bình 4,17 theo thang đo 5 điểm.
Thực tế cho thấy có xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng theo mức độ hiện
đại hóa. Ở một chừng mực nhất định, những giá trị truyền thống về tình làng nghĩa xóm
vẫn được duy trì. Điều này cho thấy tính liên tục của các giá trị văn hóa nhưng cũng đã
có những biểu hiện mới ở thế hệ trẻ về thái độ đối với quan hệ tình cảm và quan hệ vật
chất giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong khi người cao tuổi đề cao
việc ứng xử có lễ nghĩa, có trước có sau trong mọi hồn cảnh thì nhiều thanh niên lại
gắn khía cạnh kinh tế với khía cạnh tình cảm, hạnh phúc gia đình. Họ cho rằng khơng
thể có hạnh phúc nếu khó khăn về kinh tế.
So với điểm trung bình về mức độ gắn kết với dòng họ, mức độ gắn kết giữa gia
đình với cộng đồng thấp hơn. Chẳng hạn, điểm trung bình về nhận định “bạn bè xóm

giềng giúp đỡ bất cứ khi nào tôi cần” là 3,52/5 điểm, khá thấp so với nhiều giá trị về
quan hệ gắn kết với cha mẹ, anh chị em và dòng họ. Một chiều quan hệ khác của gia
đình với cộng đồng là mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng của gia đình và thành
viên gia đình. Kết quả cho thấy, điểm trung bình tham gia các hoạt động cộng đồng là
3,54, trên ngưỡng trung bình một chút, cho thấy, tính cộng đồng của người dân Việt
Nam đang trên đà suy giảm.
Tình làng nghĩa xóm theo nghĩa được giúp đỡ, hỗ trợ thể hiện nhiều hơn ở nhóm
các gia đình mang đặc điểm hiện đại thấp hơn. Điểm trung bình về mức độ sẵn sàng hy
sinh lợi ích vì cộng đồng của gia đình Việt Nam trong diện được khảo sát là 3,60,


không quá cao, nhưng cũng không quá thấp. Điều đáng chú ý là, mức độ sẵn sàng vì tập
thể, vì cái chung cao hơn ở khu vực có mức độ hiện đại thấp hơn, tức là khu vực cịn
duy trì tính cộng đồng cao hơn. Mức độ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì cái chung
giảm dần theo đồn hệ tuổi, cho thấy càng nhóm trẻ, mức độ chấp nhận tính cộng đồng,
tính tập thể càng thấp, tính cá nhân càng cao. Chiều hướng này cũng tương tự nếu nhìn
theo mức độ chấp nhận hy sinh lợi ích cá nhân vì cái chung theo trình độ học vấn của
người trả lời và mức sống. Sự chấp nhận giá trị cộng đồng, giá trị tập thể cao hơn ở
những nhóm có đặc điểm truyền thống hoặc yếu thế hơn.
Như vậy, các kết quả nghiên cứu về giá trị gia đình Việt Nam hiện nay cho thấy có sự
dịch chuyển từ các giá trị gia đình truyền thống sang giá trị gia đình hiện đại, đồng thời
có sự bền vững tương đối của văn hóa trong q trình hiện đại hóa.
1.6. Phương thức cơ bản xây dựng & phát triển gia đình trong thời kỳ quá độ lên
CNXH ở Việt Nam hiện nay
Gia đình là tế bào của xã hội, nơi lưu giữ, giáo dục, trao truyền các giá trị văn hóa
dân tộc cho các thành viên trong gia đình. Cơng tác xây dựng gia đình vừa là mục tiêu,
vừa là động lực của sự phát triển bền vững đất nước. Việt Nam đã ban hành nhiều cơ
chế, chính sách về gia đình và xây dựng gia đình phát triển bền vững. Thực hiện chủ
trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, hiện nay chúng ta vẫn tiếp tục nhiệm vụ
xây dựng và củng cố gia đình bằng nhiều giải pháp, trong đó có thực hiện phong trào

xây dựng Gia đình văn hóa ngày càng phát triển và có hiệu quả, góp phần tích cực để
củng cố, hồn thiện gia đình hiện nay.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Quan tâm đến gia đình là đúng vì nhiều gia
đình cộng lại mới thành xã hội, gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình
càng tốt hơn, hạt nhân của xã hội là gia đình. Chính vì vậy, muốn xây dựng chủ nghĩa
xã hội là phải chú ý hạt nhân cho tốt”1.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì và củng
cố trên cơ sở hơn nhân, huyết thống và nuôi dưỡng. Quan hệ thuyết thống và tình cảm
(giữa vợ với chồng, cha mẹ với con, anh chị em với nhau...) là nét bản chất nhất của gia
đình.


Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh và mạnh mẽ của xã hội đã có
nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó vấn đề gia đình cũng xuất hiện những biến đổi rất
phong phú. Năm 1993, Liên hợp Quốc đã lấy ngày 15/5 hàng năm là ngày Quốc tế Gia
đình”, nhằm nâng cao nhận thức về những vấn đề gia đình trên tồn thế giới. Mỗi năm,
Tổng thư ký Liên hợp quốc đều gửi thông điệp về một chủ đề riêng của ngày Quốc tế
Gia đình, ví dụ: năm 2017, chủ đề là: “Gia đình, giáo dục và hạnh phúc”, năm 2021,
chủ đề là: “Gia đình và các cơng nghệ mới”... đó là những ý tưởng tốt đẹp của cộng
đồng quốc tế nhằm động viên các quốc gia cần chú ý hơn đến việc xây dựng và củng cố
gia đình. Qua đó, một lần nữa cho thấy, gia đình đã trở thành một vấn đề thời sự được
nhân loại quan tâm.
Nhận thức đúng vị trí, vai trị và chức năng của gia đình trong q trình xây dựng chủ
nghĩa xã hội, năm 1981, Đảng và Nhà nước ta đã chính thức lấy ngày 28/6 hàng năm là
ngày Gia đình Việt Nam và với phương châm: xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, bình
đẳng, tiến bộ, hạnh phúc. Từ đó yêu cầu các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc các cấp
và các tổ chức chính trị - xã hội quán triệt thực hiện, thường xuyên quan tâm tuyên
truyền, giáo dục cho mọi công dân nâng cao trách nhiệm trong xây dựng gia đình có
đời sống mới là một trong những vấn đề quan trọng, thiết yếu ở nước ta.
Việt Nam đã và đang thực hiện sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, với mục tiêu:

“Phấn đấu đến năm 2030, là nước đang phát triển có cơng nghiệp hiện đại, thu nhập
trung bình cao...; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy sức sáng tạo, ý chí
và sức mạnh tồn dân tộc, xây dựng xã hội phồn vinh, dân chủ, công bằng, văn minh,
trật tự, kỷ cương, an toàn, bảo đảm cuộc sống bình yên, hạnh phúc của Nhân dân...”
2. Trong sự nghiệp chung ấy, có sự đóng góp khơng nhỏ của từng gia đình. Vì
vậy, quan điểm Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta tiếp tục xác định: “... thực hiện các
chuẩn mực văn hóa gia đình Việt Nam ấm no, hạnh phúc, tiến bộ và văn minh. Đề cao
vai trò của gia đình trong ni dưỡng, giáo dục thế hệ trẻ”
3. Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của
xã hội, là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách của mỗi cá nhân, nhất là thanh thiếu niên. Đây là một nhận thức, một phương
hướng


lớn quan trọng và chính xác trong xây dựng gia đình mới, góp phần quan trọng ổn định
an ninh chính trị xã hội và phát triển đất nước vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh”
4.Thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, trong điều kiện tình hình thế
giới, khu vực và trong nước có cả thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhất là
đại dịch Covid-19 đã và đang tác động đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trước
hết là từng gia đình ở cả trong cơng việc làm, học tập, sinh hoạt... không thể không tác
động sâu sắc đến gia đình ở nước ta hiện nay. Để mỗi gia đình ở nước ta bền vững, là
tế bào lành mạnh của xã hội và “... con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh
nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo bệ Tổ quốc”
5. con người phát triển tồn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo,
ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, cần có sự kết hợp giữa những giá trị của gia đình
truyền thống và gia đình hiện đại. Nếp sống của gia đình truyền thống địi hỏi mỗi
người phải đặt tình cảm lên trên hết, con cháu có hiếu với cha mẹ, ơng bà, kính trên
nhường dưới; bên trong ln đồn tụ, thuỷ chung; bên ngồi ln nhân hậu với người
xung quanh, hàng xóm láng giềng… Với gia đình hiện đại, mọi người sống hồ thuận,

bình đẳng dân chủ: vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh chị em cùng bàn bạc và quyết định
những vấn đề quan trọng, đồng thời tơn trọng những sở thích riêng chính đáng của
nhau. Mỗi người cần biết giữ gìn, phát huy và chọn lọc những giá trị của gia đình
truyền thống trong xây dựng gia đình của mình phù hợp với xã hội hiện nay. Đây là
trách nhiệm tuyên truyền, vận động của tồn xã hội, nhưng trước hết là cơng việc giáo
dục và thực hiện của từng gia đình, của mỗi người trực tiếp vun đắp cho tổ ấm của
mình để hình thành nhân cách cho các công dân của xã hội.
Trong điều kiện hiện nay, một trong những chức năng quan trọng hàng đầu của gia đình
Việt Nam là chức năng giáo dục. Cha mẹ có nghĩa vụ thương u, ni dưỡng, giáo
dục con cái, chăm lo việc học tập và sự trưởng thành lành mạnh của con cả về thể chất
và tinh thần. Nội dung giáo dục gia đình chính là những yếu tố của vấn đề văn hố gia
đình và văn hoá cộng đồng nhằm tạo lập và phát triển nhân cách của con người, như:
đạo đức, lối sống, ứng xử, tri thức khoa học, lao động, học tập, dám dấn thân vì sự
nghiệp chung của đất nước…


Giáo dục gia đình là một bộ phận của giáo dục xã hội; với chức năng giáo dục, gia đình
thực sự góp phần lớn lao vào việc đào tạo thế hệ trẻ và xây dựng con người mới nói
chung, vào việc duy trì, phát triển đạo đức, văn hố dân tộc nhằm “xây dựng con người
Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện
đại”6. Với ý nghĩa đó, Đại hội XIII của Đảng xác định: “Tiếp tục xây dựng gia đình
kiểu mẫu ơng bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền, vợ chồng hịa thuận, anh chị em
đồn kết, thương yêu nhau”7. Đề cao trách nhiệm của gia đình và xã hội phối hợp chặt
chẽ với nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. Đây là việc kết hợp chặt chẽ giữa các mơi
trường giáo dục (gia đình - nhà trường - xã hội) để tiến tới mục tiêu nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây
dựng và bảo vệ tồn vẹn lãnh thổ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Để xây dựng gia đình mới ở nước ta hiện nay, phải ngăn chặn những hiện tượng tiêu
cực, mạnh dạn lựa chọn và xử lý đúng đắn những yếu tố mới nảy sinh, trong đó quan
trọng là tiếp thu có chọn lọc những nội dung tiến bộ của thời đại phù hợp với truyền

thống, văn hoá dân tộc và sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy, Đảng ta xác định:
“Sớm có chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, góp phần giữ gìn và phát
triển những giá trị truyền thống của văn hố, con người Việt Nam, ni dưỡng, giáo
dục thể hệ trẻ”8. Trong chiến lược quốc gia về xây dựng gia đình Việt Nam, cần tiếp tục
đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đi vào chiều sâu, thiết
thực và hiệu quả; thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh
hợp lý, quy mơ gia đình ít con. Làm tốt cơng tác chăm sóc sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ
bà mẹ và trẻ em, giảm mạnh tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng
dân số phấn đấu đạt mục tiêu “Chỉ số phát triển con người (HDI) duy trì trên 0,7”9. Bảo
đảm các quyền cơ bản của trẻ em, tạo môi trường lành mạnh đẻ trẻ em được phát triển
toàn diện về thể chất và trí tuệ. Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình
đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng bn bán phụ nữ và bạo
lực gia đình. Đẩy mạnh việc tạo điều kiện để phụ nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng
cao trình độ, đáp ứng u cầu cơng việc, nhiệm vụ, chức năng trong gia đình và xã hội.


Xây dựng gia đình Việt Nam là tế bào lành mạnh của xã hội là chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước ta, là nguyện vọng của tất cả mọi người. Một trong những
biện pháp lớn để thực hiện chủ trương đó là “nâng cao nhận thức và thực hiện nghĩa vụ
gia đình đối với mọi cơng dân”, xã hội hố việc xây dựng gia đình dưới chủ nghĩa xã
hội, thực hiện Nhà nước và Nhân dân cùng làm. Chủ nghĩa xã hội phải thực hiện xây
dựng gia đình mới khác về nhiều mặt so với gia đình truyền thống. Gia đình mới, hình
thành phát triển gắn liền với sự phát triển toàn diện của chủ nghĩa xã hội; đây là sự cố
gắng chung của từng thành viên, từng gia đình, của Nhà nước, địa phương và các tổ
chức xã hội thì mới có thể có gia đình “no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh”.
Lịch sử xã hội lồi người đã chứng minh gia đình ln là yếu tố quan trọng ảnh hưởng
to lớn đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia - dân tộc. Bởi chúng ta biết rằng gia
đình là “hạt nhân” của xã hội. Tuy nhiên, trên thế giới không phải quốc gia nào, giai
cấp cầm quyền nào cũng nhận thức đúng như vậy. Nhìn lại 35 năm thực hiện cơng
cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ

lên chủ nghĩa xã hội, với bối cảnh “Quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế tiếp tục mở
rộng và đi vào chiều sâu, tạo khung khổ quan hệ ổn định và bền vững với các đối
tác”10 và tồn cầu hóa hiện nay, Đảng ta càng nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị của
gia đình với tư cách là “tế bào” vững chắc của xã hội, là môi trường lành mạnh để xây
dựng nguồn lực con người; coi xây dựng gia đình mới xã hội chủ nghĩa là một trong
những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10
năm 2021 - 2030. Với tinh thần đó, mỗi chúng ta ln tin tưởng rằng vị trí, vai trị của
gia đình ở nước ta ngày càng được khẳng định và các gia đình Việt Nam ngày càng
“ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh” hơn để giữ vững là hạt nhân xã hội, nâng cao
chất lượng và cung cấp nguồn nhân lực, góp phần “phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI,
nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa”11.


Chương 2: VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH VÀ VIỆC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH VĂN HỐ Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY
Giá trị văn hóa gia đình và xây dựng giá trị văn hóa gia đình trong thời kỳ mới
Chỉ thị số 49-CT/TW, ngày 21-2-2005, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Việt Nam nhấn mạnh: “Trong thời gian tới, nếu chúng ta không quan tâm củng cố, ổn
định và xây dựng gia đình, những khó khăn và thách thức sẽ tiếp tục làm suy yếu gia
đình, suy yếu động lực của sự nghiệp cơng nhiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Đề cao
giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là mục tiêu vừa có tính chiến
lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc và phù hợp với quy luật phát
triển tất yếu của xã hội. Do đó, cơng tác xây dựng văn hóa gia đình và phong trào xây
dựng gia đình văn hóa trong giai đoạn mới cần tập trung vào một số nội dung sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với phong trào xây dựng gia đình văn
hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức
đồn thể từ trung ương đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị và tầm quan trọng
của văn hóa gia đình và cơng tác xây dựng gia đình văn hóa; coi đây là một trong những
động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội trong

thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung cơng tác xây dựng
văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và
chương trình kế hoạch công tác hằng năm của các bộ, ngành, địa phương.
Thứ hai, tiếp tục giáo dục, kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt
đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong
xã hội phát triển, từ đó đề cao trách nhiệm của mỗi gia đình trong việc xây dựng và bồi
dưỡng nhân cách cho mỗi thành viên trong gia đình. Giáo dục văn hóa gia đình là xây
dựng con người Việt Nam với những phẩm chất cao quý theo nội dung Nghị quyết
Trung ương 5 (khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc”, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước


×