Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phát triển kinh tế TBCN trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.13 KB, 15 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Quá trình lịch sử thăng trầm của chủ nghĩa xã hội mấy thập kỷ qua
đem lại những bài học to lớn trong xây dựng CNXH hiện nay.Sự thất bại
của đường lối nhà nước hóa nền kinh tế cũng tất yếu như sự thắng bước
đầu của đường lối chuyển sang cơ chế thị trường nhiều thành phần dưới sự
quản lý của nhà nước ở Việt Nam.
Nhưng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần không phải chỉ toàn
có ưu điểm mà còn tồn tại nhiều khuyết tật. Đó là mâu thuẫn về lợi ích giữa
các thành phần kinh tế, là sự chạy theo lợi nhuận làm ảnh hưởng không tốt
tới phúc lợi xã hội mà nếu như không có sự điều tiết vĩ mô của nhà nước
thì xã hội sẽ không thể tiến tới công bằng dân chủ văn minh như mục tiêu
đã đề ra.
Song trong điều kiện ngân sách nhà nước còn hạn hẹp, thu nhập quốc
dân còn thấp nếu chỉ trông vào nhà nước thì việc thực hiện những nhiệm vụ
nói trên sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Giải phóng mọi năng lực kìm hãm sự từ
trước tới nay, khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng về vốn, công
nghệ, phần kinh tế là đòi hỏi khách quan của công cuộc xây dựng
CNXH.Tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ
trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước, nó như những cầu nối trạm
trung gian cần thiét để đâ nước ta từ nước sản xuất nhỏ đi lên CNXH bỏ
qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
Đó là lý do vì sao em chọn đề tài: “Phát triển kinh tế TBNN trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam hiện nay”.Với việc nghiên cứu đề
tài này em hy vọng có thể lám sáng tỏ thêm vai trò quan trọng của kinh tế
TBNN ở nước ta hiện nay và tìm ra được một số giải pháp để phát triển
thành phần kinh tế này trong thời gian tới.
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1.Lý luận về kinh tế TBNN và vai trò của kinh tế tư bản
nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiện nay.


1.1 Khái niệm kinh tế tư bản nhà nước
Vào đầu thế kỷ XX, Lênin dùng phạm trù “chủ nghĩa tư bản nhà
nước” để chỉ một khái niệm mới phản ánh một hiện tượng kinh tế mới.Hiện
tượng này được dùng với phạm trù “ kinh tếTBNN ”. ở Việt Nam.
Trong thực tiễn xây dựng CNXH ở các nước trước đây và ở nước ta
hiện nay, khái niệm CNTB được hiểu rất khác nhau.
Sở dĩ có sự khác nhau này là do các cách tiếp cận khác nhau từ nhiều
góc độ, ví dụ như:
Nếu Xét về mặt quan hệ sản xuất: Đó được coi là quan hệ kinh tế
giữa nhà nước với tư nhân và tư bản tư nhân.
Xét về mặt trình độ của lực lượng sản xuất: Nó được coi là nền sản
xuất tiên tiến, nền sản xuất cơ khí hóa.
Hệ thống hóa các cách giải thích trên và liên hệ với thực tiễn xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta hiên nay có thể
tóm tắt khái niệm kinh tế TBNN mà nước ta đang dùng như sau:
Kinh tế tư bản nhà nước là hình thức kinh tế tổ chức liên kết kinh
tế tư bản tư nhân, kinh tế tư nhân với kinh tế nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Đó là hình thức kinh tế hiện đại để phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần thành tế thị trường xã hội chủ nghĩa, là hình thức kin tế kết hợp nội
lực với ngoại lực trong chính sách mở cửa và hội nhập.
1.2 Bản chất của thành phần kinh tế TBNN
Ngày nay không thể nghi ngờ sự phát triển KTTT là con đường duy
nhất để tăng trưởng kinh tế đem lại sự giàu có cho xã hội.Nhưng phát triển
KTTT như thế nào? Đó là sự phát triển kinh tế nhiều thành phần mà kinh tế
TBNN là một
trong những bộ phận phát triển cao nhất. Ở đó có trình độ phát triển
LLSX cao nhất, có cách tổ chức kinh tế hiệu quả nhất.
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về bản chất thì đây là hình thức quá độ trung gian lên CNXH.Hình

thức kinh tế TBNN ở nước ta khác về căn bản so với kinh TBNN ở các
nước tư bản chủ nghĩa. Vì nhà nước ở các nước XHCN đại diện cho giai
cấp vô sản chứ không phải đại diện cho giai cấp tư sản như ở các nước
TBCN.Đây là thành phần kinh tế gắn liền với nhà nước, là loại hình thu hút
tư bản tư doanh hùm vốn với tư bản trong nước để làm lợi cho giai cấp
công nhân nhằm -đội tiên phong lãnh đạo thực hiện các mục tiêu mà người
cộng sản đề ra thực hiện sứ mệnh lịch sử là xây dựng cơ sở vật chất cho
CNXH.
KT TBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH là thành phần kinh tế
chịu sự kiểm kê kiểm soát của nhà nước. Vì nền kinh tế Việt Nam là nền
kinh tế có sự điều tiết của nhà nước để đảm bảo phát triển theo định hướng
XHCN để đạt được những mục tiêu mà xã hội đề ra.
KTTBNN là hệ thống các quan hệ khách quan của nhà nước XHCN
với thành phần kinh tế tư nhân, tư bản tư nhân trong và ngoài nước. Đó là
các mối quan hệ dựa trên nguyên tắc bình đẳng, đôi bên cùng có lợi.
KTTBNN là loại hình kinh tế được dung nạp và phát triển trong một
giai đoạn nhất định. Giới hạn đó do nhà nước vô sản ấn định và được điều
chỉnh theo những mục tiêu của nhà nước vô sản phù hợp với từng giai đoạn
phát triển.
Như vậy kinh tế tư bản nhà nước hoàn toàn bị kiểm soát và nó hoạt
động chỉ nhằm mục tiêu làm cho LLSX phát triển hơn và được sử dụng
một cách có hiệu quả hơn.
1.1.3 Các hình thức của kinh tế tư bản nhà nước.
Trên cở sở xác định bản chất, phạm vi, giới hạn của kinh tế TBNN
Lênin đã chỉ ra các hình thức của thành phần kinh tế này trong thời kỳ quá
độ lên CNXH bao gồm:
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Hình thức tô nhượng trong quan hệ với tư bản nước ngoài, kinh tế tư
bản nhà nước đối với tư bản trong nước và hình thức hợp tác xã trong quan

hệ với nến sản xuất nhỏ trong nước.
Hình thức tô nhượng: Là hình thức hoạt động bằng cách “ chính
quyền nhà nước XHCN giao cho nhà tư bản TLSX của mình: nhà máy, vật
liệu, hầm mỏ; nhà tư bản tiến hành kinh doanh với tư cách là một bên ký
kết, là người thuê TLSX XHCN, và thu lợi nhuận do nhà tư bản bỏ ra rồi
nộp cho nhà nước XHCN một phần sản phẩm”.Tô nhượng không đáng sợ
nếu chúng ta chỉ giao cho những người được tô nhượng một vài nhà máy,
còn đa số nhà máy thì vẫn giữ lại. Đây là hình thức đơn giản nhất, sáng tỏ
nhất, rành mạch nhất, sáng tỏ nhất, có hình thù rõ rệt nhất”.
Hình thức hợp tác xã(HTX): hình thức này ít đơn giản hơn và phức
tạp hơn.Nó tạo điều kiện thuận lợi cho sự kiểm kê, kiểm soát theo dõi
những quan hệ đã ghi trong hợp đồng giữa nhà nước và nhà tư bản. Lênin
cũng chỉ ra rằng bộ máy phân phối tốt nhất là hợp tác xã mà CNTB đã để
lại cho chúng ta và chúng ta phải biết tận dụng và giữ lại nó.Người cũng
coi HTX là một phương thức cơ bản để tiến lên CNXH ở một nước tiểu
nông.Nếu tô nhượng dựa trên đại công nghiệp cơ khí thì HTX dựa trên cơ
sở tiểu nông nghiệp, vì vậy việc chuyển từ chế độ HTX của những người
sản xuất nhỏ lên CNXH là việc chuyển từ chế độ tiếu sản xuất lên đại sản
xuất, nghĩa là một bước quá độ phức tạp có thể nhổ được những quan hệ cũ
tiền XHCN, thậm chí tiền tư bản- những quan hệ chống lại mọi sự đổi mới
một cách kịch liệt.
Hình thức kinh tế tư bản tư nhân, Lênin cho rằng từ trình độ xuất
phát thấp về kinh tế, kỹ thuật thì đi lên CNXH là một quá trình lâu
dài.Trong quá trình
đó những người cộng sản phải học tập các nhà tư bản, phải làm phần
việc mà nhà tư bản cần làm là xây dựng kinh tế TBNN. Để làm được điều
đó cách tốt nhất là tạo điều kiện cho kinh tế tiểu tư sản và tư bản tư nhân
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phát triển nhưng phải tìm cách hướng nó vào con đường kinh tế tư bản nhà

nước và sau đó đảm bảo chuyển biến từ kinh tế TBNN sang CNXH trong
tương lai.Nhưng ông cũng viết: tìm cách ngăn cấm triệt để chặn đứng mọi
sự phát triển của sự trao đổi tư nhân của chủ CNTB.
Vận dụng những quan điểm của lênin, những hình thức của
KTTBNN ở nước ta hiện nay bao gồm:
+ Hình thức liên doanh liên kết giữa nhà nước với các chủ sở hữu
ngoài quốc doanh ở trong nước hoặc các chủ sở hữu ở các nước TBCN.
+ Công ty cổ phần với tính các là hình thức kinh tế tư bản nhà nước
và cổ phần hóa xí nghiệp để thành lập xí nghiệp TBNN.
+ Đặc khu kinh tế
+ khu công nghiệp chế biến xuất khẩu -khu chế xuất
+ Cho tư bản trong và ngoài nước cho nông dân thuê các tư liệu sản
xuất thuộc sở hữu toàn dân
+ Các tổ chức hợp tác liên doanh với tính cách là các hình thức kinh
tế TBNN
1.4 Vai trò của kinh tế TBNN trong thời kỳ quá độ lên CNXH
Chúng ta đã biết, KTTT nhiều thành phần tự nó có những xu hướng
tự phát TBCN. Đây là mâu thuẫn chủ yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH.
Vấn đề này được Lênin tính đến khi đề xuất hình thức kinh tế TBNN
trong điều kiện thực hiện chính sách kinh mới của Lênin (NEP).Nhưng tư
duy kiểu cũ đã không cho phép nhận ra điều này, thông thường người ta
nghĩ rằng, chỉ cần định hướng XHCN bằng chính trị, nghĩa là có sự lãnh
đạo của Đảng và quản lý của nhà nước. Điều này đi ngược lại với học
thuyết Mác đó là cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.Bài học
lịch sử chỉ ra rằng phải kết hợp định hướng bằng chính trị với định hướng
bằng kinh tế.
Ở nước ta các nhân tố định hướng XHCN bằng kinh tế bao gồm :
kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế TBNN.Trong đó định hướng
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368

trực tiếp cho sự phát triển kinh tế tư nhân và tư bản tư nhân là kinh tế
TBNN.
Với ý nghĩa đó, Lênin đã coi kinh tế TBNN là khâu trung gian, là
một thắng lợi lớn trên con đường tiến tới CNXH. Ở nước ta nó được thể
hiện ở các mặt sau đây:
- Đây là thành phần kinh tế có LLSX hiện đại và cách tổ chức quản lý
tiên tiến, có trình độ xã hội hóa cao nhất trong các thành phần kinh tế hiện
nay của một hệ thống mở.Ưu điểm này của kinh tế TBNN trong điều kiện
nhà nước quản lý tốt sẽ phát huy vai trò định hướng từ sức mạnh kinh tế và
tổ chức có hiệu quả của nó. Trên con đường xã hội hóa đi tới CNXH, bộ
phận nào có trình độ xã hội hóa cao hơn càng gần CNXH hơn.
Hơn nữa nó còn khắc phục dần tình trạng manh mún, phân tán, chia
cắt trong sản xuất và quản lý ở nước ta.
- Kinh tế TBNN có nhu cầu liên kết với nền nông nghiệp nhỏ thúc
đẩy sản xuất hàng hóa. Vì vậy nó có vị trí quan trọng trong quá trình công
nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn.
Là nhân tố quan trọng để kết hợp công nghiệp với nông nghiệp trên
phạm vi vùng, hình thành cơ cấu vùng kinh tế .
Kinh tế TBNN tạo cơ sở hình thành một hệ thống kiểm kê kiểm soát
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Là nhân tố chủ yếu khắc phục xu hướng tự
phát vô chính phủ trong kinh tế, nhất là trong nông nghiệp, thương mại
dịch vụ.
Kinh tế TBNN có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng
về vốn, khoa học kỹ thuật, công nghệ, khả năng tổ chức, quản lý... của các
nhà tư bản vì lợi ích của họ cũng như của công cuộc xây dựng và phát triển
đất nước.
V.I. Lênin cho rằng kinh tế TBNN là bắc những nhịp cầu nhỏ nói
liền giữa sản xuất nhỏ và sản xuất lớn thì ngày nay chúng ta cho rằng kinh
tế TBNN bắc những chiếc cầu bê tông cốt thép để nối liền từ kinh tế nông
6

×