Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Điểm đến du lịch là gì các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.75 KB, 6 trang )

Điểm đến du lịch là gì? Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch
Ngành du lịch đã và đang tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, để phát triển
bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như khai thác tiềm năng
và thế mạnh của từng địa phương thì cần đầu tư xây dựng điểm đến du lịch
một cách toàn diện nhằm thu hút du khách trong và ngoài nước. Để hiểu rõ
hơn về khái niệm điểm đến du lịch là gì và các nội dung liên quan, chúng
ta cùng đọc bài viết sau nhé.
Điểm đến du lịch là gì?
Theo tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): Điểm đến du lịch là một không
gian vật chất mà du khách ở lại ít nhất một đêm. Nó bao gồm các sản phẩm
du lịch , dịch vụ hỗ trợ, điểm đến và tuyến điểm du lịch trong thời gian một
ngày. Nó có các giới hạn vật chất, hình ảnh và sự quản lý trong thị trường
cạnh tranh. Các điểm đến du lịch thường là một cộng đồng, một tổ chức và
có thể kết nối lại với nhau để tạo thành một điểm đến du lịch lớn hơn.
Hu & Ritchie (1993) định nghĩa: Điểm đến du lịch là một gói sản phẩm và
dịch vụ du lịch, giống như bất kỳ sản phẩm tiêu dùng nào, là sự kết hợp
của rất nhiều thuộc tính đa chiều khác nhau. Điểm đến du lịch phản ánh
cảm xúc, niềm tin và lựa chọn mà du khách có thể thỏa mãn nhu cầu nghỉ
ngơi.
Theo Viện nghiên cứu Phát triển du lịch (2000): Điểm đến du lịch là một
khái niệm rất rộng nằm trong hoạt động kinh doanh du lịch, là nơi có sức
hấp dẫn và thu hút đối với khách du lịch. Điểm đến du lịch phát triển dựa
vào tài nguyên du lịch.
Theo Cooper và cộng sự (1999): Điểm đến du lịch giống như nơi tập hợp
các dịch vụ và điều kiện thuận lợi được thiết kế sẵn nhằm đáp ứng các nhu
cầu của du khách. Thực chất, một điểm đến có đầy đủ các khía cạnh của
ngành du lịch như nhu cầu, vận chuyển, cung cấp dịch vụ và tiếp thị. Nó là


yếu tố quan trọng nhất của hệ thống du lịch vì điểm đến và hình ảnh điểm
đến có thể thu hút khách du lịch, thúc đẩy du khách đến và tiếp sức cho


toàn bộ hệ thống du lịch.
Từ các khái niệm trên, có thể phát biểu về điểm đến du lịch như sau: Điểm
đến du lịch là một địa điểm có thể xác định vị trí địa lý cụ thể, có tài
nguyên du lịch và khả năng thu hút du khách thực hiện hành trình đến đó
để được thỏa mãn nhu cầu theo mục đích chuyến hành trình của mình.

Khái niệm điểm đến du lịch là gì?
Đặc điểm của điểm đến du lịch
Thứ nhất, điểm đến du lịch có sự tham gia của các bên liên quan với các
yêu cầu và mục tiêu khác nhau: Điểm đến du lịch là một khơng gian địa lý
cụ thể nên có sự can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp của các bên liên quan
đến hoạt động du lịch như chính quyền địa phương, cộn đồng dân cư tại
điểm đến, doanh nghiệp dịch vụ du lịch,…Mỗi đối tượng có những mục tiêu


và yêu cầu cụ thể riêng khi can thiệp vào điểm đến du lịch, ví dụ: Chính
quyền địa phương mong muốn phát triển du lịch để phát triển kinh tế- xã
hội nhưng vẫn đảm bảo an ninh và an toàn xã hội,…
Thứ hai, điểm đến du lịch có nhiều sản phẩm, dịch vụ của nhiều ngành,
nghề khác nhau cung cấp cho khách du lịch và cộng đồng dân cư địa
phương: Tại điểm đến du lịch, du khách được cung cấp các dịch vụ lưu trú,
ăn, uống, tham quan, giải trí,…Cịn cộng đồng dân cư địa phương được
cung cấp các sản phẩm như lương thực, thực phẩm, máy móc thiết bị mới,
…Do đó, điểm đến du lịch cần cân đối giữa nhu cầu của khách với nhu cầu
cộng đồng dân cư để đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng phù
hợp.
Thứ ba, điểm đến du lịch chịu tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động du lịch: Điểm đến du lịch chịu tác động của nhiều yếu tố như thời
tiết, khí hậu, các yếu tố khác của thiên nhiên như động đất, sóng thần,… và
điều này tạo nên tính chất mùa vụ của mỗi điểm đến du lịch. Ngoài ra, điểm

đến du lịch cũng chịu ảnh hưởng của tính ổn định chính trị, sự an tồn và
chính sách pháp luật thông qua cảm xúc và ấn tượng đối với khách du lịch.
Xem thêm :
➢ Chia sẻ mẫu đề tài luận văn thạc sĩ du lịch miễn phí
Phân loại điểm đến du lịch
Có 3 nhóm điểm đến du lịch như sau:


Những điểm đến du lịch nổi tiếng: Tức là các điểm đến du lịch có
hình ảnh tạo được ấn tượng mạnh với sự hấp dẫn và nhận thức của du
khách về điểm đến cao.



Những điểm đến du lịch tiềm năng: Hình ảnh của các điểm đến du
lịch này tạo được ấn tượng mạnh cho du khách nhưng nhận thức của


họ còn thấp, nhiều tiềm năng du lịch chưa được khai thác để trở thành
điểm đến du lịch nổi tiếng.


Những điểm đến du lịch có vấn đề: Nhận thức của du khách về hình
ảnh của điểm đến du lịch thuộc nhóm này cao nhưng cảm xúc của du
khách đối với điểm đến du lịch này thấp vì nằm trong nhóm có chiến
tranh, xung đột sắc tộc, khủng bố,…

Các yếu tố cấu thành điểm đến du lịch là gì?
Tính hấp dẫn và thu hút du khách của điểm đến du lịch: Tính hấp dẫn của
điểm đến du lịch là một yếu tố quan trọng để đánh giá tài nguyên du lịch và

xây dựng hình ảnh của điểm đến du lịch, được thể hiện ở khả năng đáp ứng
nhiều loại hình du lịch có sức thu hút khách du lịch cao và khả năng đáp
ứng những nhu cầu của du khách đi tới điểm du lịch đó theo nguyên tắc “dễ
dàng, nhanh chóng, thuận tiện, an tồn và tiện nghi”. Tính hấp dẫn của
điểm đến du lịch còn phụ thuộc vào các yếu tố về mặt chính trị, kinh tếxã hội khác như: an ninh, nhận thức cộng đồng,…
Cơ sở hạ tầng du lịch và tiện nghi phục vụ: Là khả năng đáp ứng các nhu
cầu cơ bản của khách du lịch, giữ vai trò quan trọng và trực tiếp ảnh hưởng
đến việc khai thác các tài nguyên du lịch và khả năng phục vụ du khách. Để
điểm đến du lịch hấp dẫn cần có cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng du lịch
được đầu tư có hệ thống và đồng bộ, tiện nghi,…
Sự thuận lợi trong tiếp cận điểm đến du lịch: Những yếu tố ảnh hưởng đến
khả năng tiếp cận điểm đến du lịch gồm: khoảng cách giữa điểm đến du
lịch và thị trường khách, điều này chỉ thuận lợi khi có mạng lưới các
phương tiện vận chuyển khách đa dạng, dễ dàng và nhanh chóng, đối với du
khách quốc tế, đó là việc cải tiến, rút ngắn thời gian cấp thị thực để đơn
giản thủ tục,…


Nguồn nhân lực phục vụ du lịch: Du lịch là hoạt động dịch vụ và nó phụ
thuộc nhiều vào yếu tố con người, đó là những người trực tiếp hoặc gián
tiếp phục vụ du khách cũng như cộng đồng dân cư, người dân bản địa đều
có thể tham gia vào hoạt động dịch vụ này. Do đó, trình độ và tính chuyên
nghiệp trong phục vụ sẽ là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến thành công
của một điểm đến du lịch. Thái độ phục vụ du khách, khả năng ứng xử, các
phong tục tập quán,…có tác động mạnh mẽ đến mỗi du khách, nếu thực
hiện tốt sẽ là cách hiệu quả để quảng bá, tuyên truyền về điểm đến du
lịch.
Giá cả, các chi phí liên quan tại điểm đến du lịch: Đối với nhiều du khách,
vấn đề giá cả tại điểm đến du lịch có ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa
chọn điểm đến du lịch của họ. Với những người có thu nhập trung bình, khả

năng chi trả có hạn thì họ sẽ cân nhắc lựa chọn các điểm đến du lịch không
quá đắt đỏ. Với những khách hàng có tiềm lực tài chính lớn, khả năng chi
trả cao thì giá cả khơng phải là vấn đề bận tâm với họ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn điểm đến du lịch của du khách
là gì?
Yếu tố bên trong
Yếu tố động cơ đi du lịch: Là nội lực sinh ra từ các đặc điểm tâm lý cá
nhân. Động cơ thúc đẩy và duy trì hoạt động cá nhân, làm cho hoạt động
này diễn ra theo đúng mục tiêu đã định. Động cơ du lịch khác nhau dẫn đến
việc lựa chọn điểm đến du lịch cũng khác nhau.
Yếu tố thái độ: Thái độ của du khách đối với một điểm đến du lịch là tổng
hợp quan điểm, lòng tin, kinh nghiệm và mong muốn, phản ứng của người
tiêu dùng du lịch đối với điểm đến đó.


Yếu tố kinh nghiệm điểm đến: Kinh nghiệm của du khách sau khi tham
quan một điểm đến sẽ hình thành nên sự định cho sự lựa chọn điểm đến tiếp
theo trong tương lai.
Yếu tố bên ngồi
Các thuộc tính điểm đến: Trong các thuộc tính liên quan đến điểm đến,
hình ảnh điểm đến là yếu tố trọng tâm và có ảnh hưởng lớn nhất đến quyết
định lựa chọn điểm đến của khách du lịch. Hình ảnh điểm đến là sự thể
hiện của tất cả kiến trúc, ấn tượng, định kiến và cảm xúc của một cá nhân
hoặc một nhóm người đối với đối tượng hay địa điểm cụ thể.
Yếu tố tiếp thị: Bao gồm yếu tố về giá tour, địa điểm cung cấp tour du lịch
và hoạt động truyền thơng.
Nhóm tham khảo: Gồm bạn bè, gia đình và người thân có ảnh hưởng quan
trọng đến hành vi lựa chọn điểm đến của du khách.
Yếu tố thuộc đặc điểm chuyến đi: Yếu tố của đặc điểm chuyến đi ảnh
hưởng đến các khía cạnh khác nhau của hành vi lựa chọn điểm đến du

lịch.
Yếu tố thái độ: Thái độ của du khách đối với một điểm đến du lịch là tổng
hợp quan điểm, lòng tin, kinh nghiệm, mong muốn và phản ứng của họ đối
với điểm đến đó.



×