Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Luận án kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông, tỉnh long an 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.53 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

DƯƠNG NGUYÊN QUỐC

KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TỈNH LONG AN

Chuyên ngành: Quản lí giáo dục
Mã số: 62.14.01.14

TĨM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022


Cơng trình được hồn thành tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Đức Danh
Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Lộc

Phản biện 1: Phó Giáo sư Tiến sĩ Dương Minh Quang

Phản biện 2: Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Đạt

Phản biện 3: Tiến sĩ Trần Xuân Phú

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
..................................................................................................vào
hồi……………giờ………..….ngày…….….….tháng……..……năm….…..
….



Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Thư viện Đại học Sư phạm TP.HCM
- Thư viện Khoa học Tổng hợp TP.HCM


3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Chất lượng GD&ĐT ngày nay đã trở thành vấn đề quốc gia. Đảm bảo chất
lượng của GD phổ thông là nhiệm vụ, đồng thời cũng là một trong các biện
pháp quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội ở mỗi địa bàn nhất định. Thông
thường những yếu tố sau đây được xem là có vai trị tác động đến chất lượng
của một cơ sở giáo dục: đội ngũ CBQL và biện pháp quản lí của họ, đội ngũ
nhà giáo, sinh viên/học sinh, quá trình dạy và học, nghiên cứu khoa học (nếu là
trường đại học, cao đẳng) cơ sở vật chất; tài chính; các lĩnh vực khác (hợp tác
quốc tế, dịch vụ ...). Ðây được xem là tám lĩnh vực (tiêu chuẩn) quan trọng
nhất, tác động trực tiếp đến chất lượng GD. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động
KĐCLGD trường THPT hiện nay chưa chú trọng đến việc xây dựng và hình
thành hệ thống đảm bảo chất lượng bên trong nhà trường.
KĐCLGD là một trong những hoạt động đảm bảo chất lượng, đồng thời là
một trong những biện pháp để nâng cao, thúc đẩy và cải thiện chất lượng GD
của mỗi cơ sở GD. Trong giai đoạn hiện nay, nền GD nhân dân đang dần dần
chuyển từ nền GD bao cấp sang GD tiếp cận kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, dưới sự quản lí của Nhà nước. Điều này đã tạo ra một sự dịch
chuyển mục tiêu, từ định hướng học thuật của nhà trường sang nền GD theo
định hướng của thị trường lao động. Vì thế, chất lượng GD phải khơng ngừng
nâng cao mà cịn để duy trì các chuẩn mực chất lượng GD và thúc đẩy đáp ứng
với nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, nhận thức về KĐCLGD ở các cấp quản lí đang cịn mơ hồ,
khơng tránh khỏi chạy theo thành tích bằng cách đối phó hơn là xây dựng. Việc
KĐCLGD để đạt mục tiêu thành tích khơng những khơng phản ánh đúng chất
lượng mà cịn gây trở ngại cho quản lí nâng cao chất lượng ở các cơ sở GD,
làm lệch lạc thông tin cho việc đưa ra những quyết sách quan trọng của chính
quyền địa phương đối với lĩnh vực GD&ĐT.
Long An là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, giáp với thành phố
Hồ Chí Minh nên có điều kiện kinh tế- xã hội đặc trưng và đại diện cho Nam
Bộ. GD phổ thơng của Long An có xu hướng giảm về số lượng, gia tăng về
chất lượng và qui mô. Đối với cấp THPT, năm 2011 có 48 trường cơng lập thì
đến đầu năm học 2018 – 2019, chỉ còn 43 trường, giảm 5 trường do sát nhập
(Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An, 2019). Trong Báo cáo thực hiện kế hoạch
năm 2018 và kế hoạch phát triển năm 2019 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An
có nêu "Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị cho ngành giáo dục, tiếp tục
đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới; năm 2019, tỉ lệ trường đạt
chuẩn quốc gia theo tiêu chí mới đạt 48%" (Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An,
2019). Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển GDĐT, chính quyền tỉnh Long
An đã đầu tư cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng GD và thực hiện


4
KĐCLGD. Đây chính là vấn đề đặt ra đối với cơng tác quản lí chất lượng GD,
trong đó KĐCLGD trở thành khâu then chốt để đáp ứng yêu cầu của mục tiêu
nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ở Long An.
Từ những lí do nêu trên, nên tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Kiểm
định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông, tỉnh Long An” cho
luận án Tiến sĩ khoa học giáo dục, chuyên ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác lập cơ sở lý luận về KĐCLGD cơ sở giáo dục phổ
thông và khảo sát, đánh giá thực trạng KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh

Long An, luận án đề xuất các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường
THPT tỉnh Long An góp phần nâng cao chất lượng giáo dục THPT.
3. Khách thể, đối tượngnghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quản lí chất lượng giáo dục trường THPT.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Công tác KĐCLGD trường THPT đã được qui định chặt chẽ thông qua
các văn bản pháp qui của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, có thể vẫn chưa có phương
pháp tiếp cận thích hợp nên hiệu quả của cơng tác này chưa thúc đẩy mạnh mẽ
đến chất lượng của các cơ sở giáo dục. Luận án ứng dụng mô hình Quản lí và
cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn để đánh giá, chỉ rõ những hạn chế thực trạng về
quản lí q trình mục tiêu hố các các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo
dục, thực trạng về quản lí các hoạt động thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn,
thực trạng về đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn, thực
trạng về công nhận thành tích đạt được mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn. Nếu đề
xuất được các biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD theo tiêu chuẩn kiểm
định chất lượng các trường THPT tỉnh Long An thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng công tác KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận KĐCLGD, trên cơ sở đó xây dựng
khung lí thuyết về quản lí KĐCLGD trong các trường THPT.
5.2. Đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh
Long An.
5.3. Đề xuất các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh
Long An.
5.4. Khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.
5.5. Thực nghiệm một biện pháp trong hệ thống các biện pháp quản lí
KĐCLGD được đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi của biện pháp.



5
6. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận án được xác định như sau:
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng KĐCLGD,
quản lí KĐCLGD và các biện pháp quản lí KĐCLGD của các trường THPT
tỉnh Long An dựa trên mơ hình SBM-R. Chủ thể quản lý: Hiệu trưởng các
trường THPT.
6.2. Giới hạn về khách thể khảo sát: Thu thập số liệu khảo sát về chất
lượng giáo dục nhà trường dựa trên tiêu chí của KĐCLGD đối với đối tượng là
cán bộ quản lí, cán bộ kiêm nhiệm công tác KĐCLGD, giáo viên của 13 trường
THPT (chọn mẫu ở 2.2.3- chương 2) là 500 người. Thu thập số liệu khảo sát về
quản lí KĐCLGD trong các trường THPT bao gồm cán bộ quản lí, GV, NV
tham gia công tác kiểm định của 13 trường (theo chọn mẫu ở phần sau là 156
người).
6.3. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Tổ chức khảo sát tại 13 trường THPT
ở thành phố Tân An và các huyện của tỉnh Long An.
6.4. Giới hạn về thử nghiệm: 2 trường, gồm: Trường THPT Đức Huệ,
Trường THCS&THPT Hà Long.
7. Quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Quan điểm tiếp cận
7.1.1. Tiếp cận theo mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn
(SBM-R)
Đây là tiếp cận chủ yếu của luận án sử dụng để thực hiện nghiên cứu hoạt
động KĐCLGD. Mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn gồm bốn
bước theo qui trình: cụ thể hóa tiêu chí đánh giá thành tiêu chuẩn của mục tiêu
quản lí chất lượng, thực hiện và đánh giá các tiêu chuẩn, đo lường tiến độ và
đối chiếu các tiêu chuẩn với các tiêu chí đánh giá, cơng nhận kết quả và khen
thưởng.

7.1.2. Tiếp cận thực tiễn
Vấn đề nghiên cứu KĐCLGD trường THPT được đề cập trong Luận án này
có nguồn gốc xuất phát từ thực tiễn. Chiến lược phát triển của GD&ĐT đáp
ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã đặt ra yêu
cầu nâng cao chất lượng GD. Cán bộ quản lí và giáo viên của nhà trường cần
nâng cao nhận thức về KĐCLGD là một hoạt động đảm bảo chất lượng phù
hợp với xu thế phát triển hiện nay.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu lí thuyết để:
- Thu thập, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các vấn đề lí thuyết có liên
quan, tìm hiểu những cốt lõi của vấn đề nghiên cứu để nhận ra những mối quan
hệ biện chứng giữa đảm bảo chất lượng GD và KĐCLGD.


6
- Phân tích, làm rõ các khái niệm cốt lõi, các vấn đề lí thuyết liên quan đến
KĐCLGD.
- Làm rõ tính chất và những vấn đề đặc thù của quản lí KĐCLGD trong các
trường THPT tỉnh Long An.
7.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quản lí kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông tỉnh Long An
được khảo sát thông qua việc sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu
như: phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu sản phẩm,
phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp xử lí số liệu.
7.2.2.1. Phương pháp điều tra bảng hỏi: Dựa trên những vấn đề lí thuyết về
KĐCLGD, xây dựng các bảng hỏi để điều tra thực trạng chất lượng GD và
quản lí KĐCLGD trong các trường THPT ở tỉnh Long An; tính cần thiết và tính
khả thi của các biện pháp quản lí để khắc phục những hạn chế của thực trạng
này.

7.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL, GV về một số vấn đề
cần xác minh tính trung thực, khách quan của kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.
7.2.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Sử dụng để xem xét hồ sơ
KĐCLGD so với thực tiễn và kết quả điều tra.
7.2.3. Phương pháp xử lí số liệu
+ Sử dụng phương pháp mơ tả để phân tích thực trạng về chất lượng
GD và quản lí KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An.
+ Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lí số liệu và đánh giá kết
quả thu được.
+ Sử dụng phần mềm SPSS nhập và xử lí các số liệu thu được để phân
tích và đưa ra kết luận từ các kết quả thu được.
8. Luận điểm cần bảo vệ
8.1. Đảm bảo chất lượng giáo dục được hiểu là một cơ chế quản lí nhằm
duy trì các chuẩn mực và khơng ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục.
KĐCLGD trong các trường THPT là một hoạt động của quản lí chất lượng.
Những vấn đề lí luận sẽ được làm rõ luận điểm này.
8.2. Hoạt động KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An hiện nay dựa
trên các tiêu chuẩn đánh giá của Qui định về kiểm định chất lượng giáo dục và
công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông
tư 18/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT. Để hoạt động này có hiệu quả, luận
án bổ sung điều chỉnh các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá chất lượng GD trường
THPT với 5 tiêu chuẩn 30 tiêu chí.
8.3. Các biện pháp quản lí KĐCLGD dựa trên mơ hình SBM-R của các
trường THPT được xây dựng dựa trên sự kết hợp của cơ sở lí luận và những


7
vấn đề đặt ra từ thực trạng. Nó phải được kiểm chứng bằng các phương pháp
khảo sát và thực nghiệm.

9. Đóng góp mới của luận án
9.1. Về lí thuyết
Trên cơ sở lí thuyết về KĐCLGD, luận án xây dựng cơ sở lí thuyết quản lí
KĐCLGD của trường THPT theo mơ hình Quản lí và cơng nhận dựa trên tiêu
chuẩn (SBM-R).
9.2. Về thực tiễn
- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng về chất lượng GD và quản lí
KĐCLGD trong trường THPT và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý KĐCLGD
trong các trường THPT tỉnh Long An.
- Đề xuất một số biện pháp quản lí KĐCLGD trong trường THPT góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục THPT tỉnh Long An.
- Thực nghiệm 01 biện pháp để đánh giá mức độ khả thi cơng tác quản lí
hoạt động KĐCLGD trong trường THPT hiện nay.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận án
gồm có 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận về quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thơng
Chương 2. Thực trạng quản lí kiểm định chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An
Chương 3. Biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các
trường trung học phổ thông tỉnh Long An


8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
GIÁO DỤC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở nước ngoài
Những tranh luận về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục ở các nước

phương Tây cũng đã đến lúc dừng lại khi các vấn đề đã được làm sáng tỏ,
ĐBCLGD và KĐCLGD tồn tại tương hỗ như là một mối quan hệ biện chứng
giữa nội lực và ngoại sinh trong mỗi cơ sở giáo dục. Nhiều vấn đề về đảm bảo
chất lượng và KĐCLGD đã được cơng bố trong những cơng trình học thuật và
các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí chuyên ngành. Vào những thập niên
cuối của thế kỉ XX, xu hướng quốc tế hóa giáo dục đặt ra nhiều thách thức đối
với KĐCLGD, nhất là ở các cơ sở GD đại học. Từ những vấn đề nghiên cứu
đối với chất lượng và cách tiếp cận chất lượng, các nghiên cứu về quản lí giáo
dục vận dụng để mở rộng phạm vi nghiên cứu đối với KĐCLGD. Sang đầu thế
kỉ XXI, trong xu hướng tồn cầu hóa về chất lượng giáo dục, cùng với sự mở
rộng các dịch vụ giáo dục và sự di chuyển xuyên quốc gia của người học,
KĐCLGD không chỉ được đề cập bởi cấu trúc nội tại của chất lượng mà chính
là cách tiếp cận nó và sự xuất hiện ngày càng nhiều mơ hình quản lí và đảm bảo
chất lượng chi phối cách tiếp cận KĐCLGD ở mỗi quốc gia.
Trong phần tổng quan tài liệu của luận án này, chúng tôi quan tâm đến
02 vấn đề: Xu hướng tiếp cận KĐCLGD và các mơ hình KĐCLGD.
1.1.2. Ở Việt Nam
Trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vấn đề đảm bảo chất
lượng và KĐCLGD đã có những tác động đến chính sách phát triển GDĐT
nước ta trong vài thập niên gần đây. Tuy nhiên, các bộ tiêu chuẩn đánh giá chất
lượng GD ở Việt Nam, nhất là đối với GD đại học chưa phù hợp, nhiều vấn đề
còn bất cập và nặng về hình thức, bệnh thành tích, thiếu tính khả thi (V õ Sỹ
Mạnh, 2013; Lê Đức Ngọc & Sái Công Hồng, 2013). Trong cuộc hội thảo về
Tiêu chuẩn ĐBCLGD đại học ở Việt Nam: Các vấn đề và giải pháp thực hiện
(tổ chức ở Hà Nội, tháng 12/2013), Nguyễn Đức Chính đã đưa ra quan điểm về
xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục đại học đảm bảo tính tồn
cầu vừa phải mang đặc trưng về điều kiện kinh tế - xã hội và văn hóa Việt Nam
(Nguyễn Đức Chính, 2013). Những luận án Tiến sĩ thuộc chuyên ngành Quản lí
giáo dục và những bài báo nghiên cứu hướng đến quản lí đảm bảo chất lượng
GD ở các trường phổ thơng đã có những đóng góp nhất định vào quản lí nhà

trường theo mục tiêu KĐCLGD như Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Phạm Thành
Nghị (2000), Nguyễn Quang Toản (2014), Đỗ Thị Thúy Hằng (2014)… Do vấn
đề quản lí đảm bảo chất lượng khá mới mẻ đối với Việt Nam nên nhiều tác giả
vẫn còn quan niệm về quản lí KĐCLGD là một hoạt động tách rời với quản lí
phát triển chất lượng GD nhà trường, coi quản lí KĐCLGD ở trong trường phổ


9
thơng là quản lí qui trình tự đánh giá (Lê Thanh Trà, 2019; Đặng Thị Thùy
Linh, 2015;…)
Một trong những xu hướng nghiên cứu về KĐCLGD ở Việt Nam là tiếp
cận dựa trên những kinh nghiệm nước ngoài (Phạm Thị Hương, 2019; Phạm
Thị Tuyết Nhung, 2018;…).
1.1.3. Đánh giá chung
Từ những vấn đề tổng quan tài liệu nói trên, có thể rút ra một số vấn đề
sau:
- Về quan điểm: KĐCLGD gắn bó chặt chẽ với cải tiến thể chế và hệ
thống quản lí giáo dục và là một thành tố của quá trình đảm bảo chất lượng.
- Về phương pháp quản lí: Để diễn ra KĐCLGD và kết quả của nó, cơ sở
GD phải thực hiện phương pháp quản lí theo mục tiêu chất lượng.
- Về đối tượng và không gian nghiên cứu: Chưa có những cơng trình
nghiên cứu về các hoạt động tạo ra chất lượng GD ở trường THPT, nền tảng để
đảm bảo cho KĐCLGD được thực hiện.
- Về khơng gian nghiên cứu, cho đến nay, chưa có một nghiên cứu nào
về quản lí KĐCLGD trong các trường THPT thuộc địa bàn tỉnh Long An.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông
1.2.1.1. Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực của cuộc
sống bao gồm cả giáo dục. Chất lượng là một thuật ngữ phức tạp hơn nhiều để

định nghĩa so với nó xuất hiện bởi vì nhiều quan điểm khác nhau như quan
điểm của khách hàng và quan điểm dựa trên đặc điểm kỹ thuật cần được xem
xét. Một định nghĩa hiện đại về chất lượng là “đáp ứng hoặc vượt quá mong đợi
của khách hàng” đã bắt nguồn từ định nghĩa do Juran đưa ra vào năm 1951 về
chất lượng là “phù hợp với mục đích sử dụng” (Juran & Godfrey, 1999).
1.2.1.2. Chất lượng giáo dục
Thuật ngữ Chất lượng giáo dục được tiếp cận ở phương diện KĐCLGD
thì “Chất lượng giáo dục trường trung học là sự đáp ứng mục tiêu của trường
trung học, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục của Luật giáo dục, phù
hợp với sự phát triển kinh tế – xã hội của địa phương và cả nước” (Điều 2
Thơng tư 18/2018/TT-BGDĐT).
1.2.1.3. Quản lí chất lượng
Quản lí chất lượng diễn ra theo các q trình: kiểm soát chất lượng
(Quality control - QC), đảm bảo chất lượng (Quality Assurance), cải tiến chất
lượng (Quality Improvement).
1.2.1.4. Đảm bảo chất lượng


10
Mặc dù có sự khác biệt, các định nghĩa này ngụ ý ĐBCL là các chính
sách, thủ tục và hoạt động nhằm đánh giá, xác định, xác nhận, tạo điều kiện,
thúc đẩy và hỗ trợ các cơ sở giáo dục đạt được, duy trì và cải thiện các tiêu
chuẩn giáo dục.
1.2.1.5. Kiểm định chất lượng
Kiểm định chất lượng (sản phẩm) là thực hiện kiểm tra, kiểm định,
chứng nhận sản phẩm đó đạt chất lượng. Chất lượng ở đây có thể do nhà sản
xuất đưa ra hoặc là một tiêu chuẩn hoặc một quy định nào đó.
1.2.1.6. Kiểm định chất lượng giáo dục
KĐCLGD là một cụm từ chỉ hoạt động quản lí, đồng thời cũng là một
thuật ngữ của ĐBCL trong lĩnh vực GD&ĐT. Vì thế, Từ điển Bách khoa (mở)

định nghĩa:
Kiểm định chất lượng giáo dục là một quá trình đảm bảo chất lượng,
trong đó các dịch vụ và hoạt động của các tổ chức hoặc chương trình giáo dục
được đánh giá và xác nhận bởi một cơ quan bên ngoài để xác định xem các tiêu
chuẩn áp dụng và được cơng nhận có được đáp ứng hay khơng. Nếu các tiêu
chuẩn được đáp ứng, tình trạng được cơng nhận sẽ được cấp bởi cơ quan thích
hợp.
1.2.1.7. Kiểm định chất lượng trường trung học phổ thông
Kiểm định chất lượng giáo dục trong trường THPT nhằm mục đích hồn
thiện chất lượng giáo dục của nhà trường theo tiêu chuẩn cùng với các tiêu chí
đánh giá, cơng nhận chung của cả nước. Qua đó, cơng khai kết quả ĐBCL giáo
dục của nhà trường với cộng đồng (thể hiện trách nhiệm giải trình trước xã
hội); đồng thời giúp nhà trường xây dựng kế hoạch “không ngừng cải tiến chất
lượng giáo dục” nhằm phục vụ học sinh học tập ngày một tốt hơn, đáp ứng nhu
cầu xã hội, theo cam kết chất lượng của các chủ thể trong trường THPT.
1.2.2. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ
thơng
1.2.2.1.Quản lí
Quản lí là những tác động của chủ thể quản lí bằng việc tổ chức và điều
khiển đối tượng quản lí nhằm huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh,
phối hợp các nguồn lực trong và ngoài tổ chức thơng qua các chức năng quản lí
để đạt được mục tiêu của tổ chức.
1.2.2.2. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường phổ thơng
Quản lí KĐCLGD trong trường phổ thơng là một q trình quản lí mà chủ
thể quản lí tác động lên đối tượng quản lí để đảm bảo các hoạt động của nhà
trường vận hành theo tiêu chuẩn chất lượng nhằm đạt mục tiêu KĐCLGD.
1.2.3. Quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ
thông dựa trên tiêu chuẩn
1.2.3.1. Tiêu chuẩn



11
Tiêu chuẩn là tài liệu được thiết lập bằng cách thoả thuận và được một tổ
chức được thừa nhận phê duyệt, nhằm cung cấp những qui tắc, hướng dẫn hoặc
các đặc tính cho những hoạt động, hoặc kết quả hoạt động để sử dụng chung và
lặp đi lặp lại nhằm đạt được một trật tự tối ưu trong một khung cảnh nhất định.
1.2.3.2. Tiêu chuẩn hóa
Tiêu chuẩn hóa là quá trình mã hóa những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá
chất lượng thành mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ phù hợp với bối cảnh, nguồn lực,
điều kiện của một tổ chức nhất định.
Đối với quản lí KĐCLGD trong trường trung học phổ thơng, tiêu chuẩn
hóa là sự mã hóa các tiêu chuẩn của KĐCLGD thành các mục tiêu, nhiệm vụ
ĐBCL của nhà trường để nhằm phát triển, phê chuẩn và thực hiện các tiêu
chuẩn.
1.2.3.3. Quản lí dựa trên tiêu chuẩn
Quản lí dựa trên tiêu chuẩn là một quá trình tác động của chủ thể quản lí
đến đối tượng quản lí trong trường THPT để thực hiện các hoạt động: tiêu
chuẩn hóa mục tiêu, tổ chức các hoạt động để đạt mục tiêu, đo lường kết quả
thực hiện mục tiêu, công nhận và khen thưởng thành tích đạt được mục tiêu
nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng kiểm định chất lượng giáo dục nhà trường.
1.2.4. Đánh giá chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục dựa trên tiêu chuẩn
Ðánh giá chất lượng GD đối với cơ sở GD là thông qua bộ cơng cụ bao
gồm các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số đánh giá phù hợp với đối tượng đánh giá
khi đã đáp ứng điều kiện bảo đảm chất lượng của một cơ sở giáo dục nhằm
xem xét và đánh giá hoạt động các tiêu chuẩn chất lượng của cơ sở giáo dục có
đạt chuẩn về các lĩnh vực của KĐCLGD hay không.
1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông dựa
trên tiêu chuẩn
1.3.1. Cơ sở xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
trường trung học phổ thông

Các văn bản pháp qui của Bộ GDĐT từ năm 2008 đến 2018 về
KĐCLGD trường THPT.
1.3.2. Hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường
trung học phổ thơng
Từ việc nghiên cứu lí luận về KĐCLGD, kết hợp với phân tích các văn
bản pháp qui của Bộ GDĐT từ năm 2008 đến 2018, luận án điều chỉnh, bổ sung
để hoàn thiện bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng GD trường THPT theo 5 tiêu
chuẩn và 30 tiêu chí.
1.3.3. Sử dụng các tiêu chuẩn của kiểm định chất lượng giáo dục vào
mục tiêu phát triển nhà trường


12
Quản lí nhà trường dựa trên việc xác định mục tiêu phát triển đơn vị dựa
trên các tiêu chuẩn KĐCLGD là hình thức của quản lí chất lượng. Trong đó,
các mục tiêu về từng yếu tố của chất lượng GD đã trở nên rõ ràng và cụ thể. Nó
có khả năng định hướng hành động cho các cá nhân, tổ chức trong nhà trường
vận hành theo mục tiêu chất lượng. Để phát huy lợi thế của cơng tác quản lí này
địi hỏi phải có một mơ hình quản lí chất lượng theo tiêu chuẩn của KĐCLGD.
Điều này được luận án giải quyết ở các phần sau đây.
1.4. Vận dụng mô hình quản lí dựa trên tiêu chuẩn để quản lí kiểm
định chất lượng trong trường trung học phổ thông
1.4.1. Mô hình quản lí dựa trên tiêu chuẩn (Standards-based
Management SBM-R)
Mơ hình SBM-R (Standards-Based Management and Recognition) do
JHPIEGO, một tổ chức phi lợi nhuận về y tế quốc tế liên kết với Đại học Johns
Hopkins khởi xướng và lần đầu tiên được áp dụng cho quản lí đào tạo nhân
viên điều dưỡng hệ tại chức vào năm 2003 tại Afghanistan, thời điểm GD hộ
sinh ở đây đang được cải cách đáng kể. Hiệu quả của mơ hình quản lí đào tạo ở
Afghanistan đã được chia sẻ với các quốc gia khác (ví dụ: Ethiopia, Ghana,

Mozambique và Liberia…). Sau đó, Edgar Necochea và Débora Bossemeyer
(Necochea, 2005) biên tập, hiệu đính, bổ sung và cho xuất bản cuốn Hướng dẫn
thực địa về Quản lí và công nhận dựa trên tiêu chuẩn: một hướng dẫn có minh
họa về phương pháp tiếp cận thực tế để cải thiện hiệu suất và chất lượng dịch
vụ y tế (Standards-Based Management and Recognition-A Field Guide: A
Practical Approach for Improving the Performance and Quality of Health
Services). Mơ hình này ngày càng được các nhà khoa học phát triển, hoàn thiện
để trở thành chương trình đào tạo các nhà quản lí hiệu quả.
1.4.2. Nguyên tắc tiếp cận và điều kiện vận dụng mơ hình SBM-R trong
quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông
1.4.2.1. Nguyên tắc tiếp cận mơ hình SBM-R
Về ngun tắc tiếp cận, dựa trên nguyên tắc hành động của vấn đề chất
lượng GDĐT, một trong các nguyên tắc chỉ đạo cho công tác đánh giá và
KĐCLGD của các văn bản pháp qui hiện hành, tác giả thống nhất vận dụng
phương pháp tiếp cận SBM-R vào quản lí chất lượng các cơ sở GDPT dựa trên
nguyên tắc của 4 bước
1.4.2.2. Điều kiện vận dụng mơ hình SBM-R
Về điều kiện vận dụng, mơ hình SBM-R được áp dụng trong môi
trường GD, bao gồm 3 yếu tố: (1) Bối cảnh, (2) Các tiêu chuẩn, (3) Các cơng
cụ.
1.4.3. Nội dung quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong trường
trung học phổ thơng theo Mơ hình SBM-R


13
1.4.3.1. Mục tiêu hóa chiến lược phát triển nhà trường dựa trên tiêu chuẩn
KĐCLGD
(a) Phân tích tiêu chuẩn
(b) Phân tích bối cảnh
(c) Đánh giá khả năng, tiềm năng của các nguồn lực ở đơn vị mình

(d) Xác định khoảng cách của tiêu chuẩn
(e) Quyết định và công khai mục tiêu
1.4.3.2. Thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn
(a) Xác lập cơ sở của hiệu suất thực tế
(b) Chi tiết hóa mục tiêu thành nhiệm vụ
(c) Rút ngắn khoảng cách đi đến mục tiêu
(d) Phối hợp và hợp tác để cùng đạt mục tiêu
(e) Kiểm tra thường xuyên để bảo đảm đúng tiến độ
1.4.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn
(a) Tự đánh giá để xác định nhu cầu đánh giá
(b) Đề xuất nhu cầu được đánh giá với cơ quan KĐCLGD
(c) Phối hợp với cơ quan đánh giá ngoài để đánh giá đúng chất lượng
(d) Hoàn thiện các tiêu chuẩn do cơ quan đánh giá ngồi tư vấn, u cầu
1.4.3.4. Cơng nhận thành tích đạt được các mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn
(a) Xác định mức độ thành tích
(b) Lượng hóa thành tích
(c) Khen thưởng
(d) Tổng kết và chuẩn bị thiết lập tiêu chuẩn mới cho chu kì tiếp theo
1.5. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất lượng
trong trường trung học phổ thông
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- Nhận thức.
- Sai lệch về tính mục tiêu trong quản lí nhà trường.
- Sự quan tâm của chính quyền địa phương.
- Tính chưa chuyên nghiệp, chế độ chính sách cho hoạt động này chưa
thỏa đáng nên hiệu quả không thể cao được.
- Hệ thống website trường học chưa đủ các nội dung để đảm bảo tính
cơng khai và giám sát từ nhiều phía.
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Điều kiện kinh tế - xã hội, mơi trường văn hóa của địa phương.

- Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về đánh giá chất lượng trong hệ
thống GD quốc dân chưa thống nhất.
- Cơ chế ĐBCLGD chưa rõ cịn mang tính thủ tục hành chính.
- Chiến lược phát triển KT-XH của địa phương chưa có những chính
sách quan trọng về ĐBCLGD.


14
Tiểu kết Chương 1
Nghiên cứu KĐCLGD ở các nước phát triển đã có từ lâu và đang ảnh
hưởng đến nhiều quốc gia khác mang tính tồn cầu. Những nghiên cứu ở nước
ngoài đều tập trung vào ĐBCLGD, nhất là đối với giáo dục đại học. Ở Việt
Nam, bắt đầu nghiên cứu về KĐCLGD vào năm 2002, cũng bắt đầu từ bậc đại
học là chủ yếu, sau đó mở rộng dần sang các cấp học mầm non, giáo dục phổ
thông và giáo dục nghề nghiệp. Những nghiên cứu ở Việt Nam chưa thâm nhập
vào tính chun mơn và chun mơn hóa cơng tác KĐCLGD.
Những vấn đề lí luận trong Chương 1 là cơ sở tiếp cận phương pháp quản lí
và đánh giá dựa trên tiêu chuẩn (SBM-R) để xác lập khung lí thuyết giúp cho
việc đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD trong trường THPT và đề xuất biện
pháp quản lí đối với hoạt động này.
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG
TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG AN
2.1. Khái quát về kinh tế, xã hội, giáo dục và hoạt động kiểm định chất
lượng giáo dục các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
2.1.1. Vài nét về kinh tế - xã hội và giáo dục tỉnh Long An
2.1.2. Hệ thống trường trung học phổ thông tỉnh Long An
Hệ thống trường THPT tỉnh Long An có 49 trường, tăng 8 trường so với
năm 2016. Trong đó: trường THPT có 33 trường; trường có nhiều cấp học: 16
trường. Trong số những trường có nhiều cấp học, có 14 trường 2 cấp học (cấp
THCS và THPT); có 2 trường 3 cấp học (cấp tiểu học - THCS – THPT).

2.1.3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Long An, tình hình CBQL và GV các
trường THPT tỉnh Long An cơ bản đảm bảo về số lượng, nhưng xét về cơ cấu
bộ môn thì vẫn cịn tình trạng thiếu GV. Về tình hình HS, phần lớn số HS của
các trường THPT tỉnh Long An đã đúng độ tuổi theo qui định. Tuy nhiên, ở một
số trường vẫn cịn có HS chưa đúng độ tuổi.
2.1.4. Cơ sở vật chất
Nhìn tổng thể, cơ sở vật chất của các trường THPT tỉnh Long An khá đầy đủ.
2.1.5. Tổ chức đoàn thể
Theo số liệu thống kê, các trường THPT ở tỉnh Long An đã có đầy đủ các tổ
chức, đoàn thể theo qui định.
2.1.6. Chất lượng giáo dục
Theo số liệu thống kê, chất lượng GD của các trường THPT tỉnh Long An
tương đối cao.
2.1.7. Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông tỉnh
Long An qua các giai đoạn
- Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013


15
- Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018
- Giai đoạn từ năm 2020 đến nay
2.1.8. Nhận xét chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục cấp trung
học phổ thơng tỉnh Long An
2.1.8.1. Mặt tích cực
Giáo dục cấp THPT ở tỉnh Long An đã có một hệ thống trường lớp
phân bố khá đều trên các địa bàn, từ thành thị đến nông thôn, vùng sâu vùng xa
vùng giáp biên giới với nhiều loại hình trường khác nhau.
Về KĐCLGD, GD cấp THPT ở tỉnh Long An đã có nhiều cơ sở GD
tham gia KĐCLGD khá sớm và đã duy trì cho đến hơm nay. Hoạt động này

cũng đã góp phần cải thiện chất lượng GD đối với cấp THPT ở tỉnh Long An.
2.1.8.2. Một số hạn chế
GD cấp THPT tỉnh Long An phát triển chưa tương xứng với vị thế địa
kinh tế của tỉnh đặt ra.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
2.2.2. Nội dung khảo sát
2.2.3. Phương pháp khảo sát
2.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ
thông tỉnh Long An
2.3.1. Về tổ chức và quản lí nhà trường
Phần lớn các trường THPT cơng lập hiện nay ít chú trọng đến việc xây
dựng chiến lược phát triển nhà trường và họ cho rằng kế hoạch năm học đã thể
hiện được điều đó. Cịn chiến lược phát triển giáo dục nói chung thì phải nằm ở
cấp quản lí cao hơn bởi họ có muốn cũng khơng đủ điều kiện để thực hiện.Với
đa số ý kiến đánh giá các tiêu chí của tiêu chuẩn “Tổ chức và quản lí nhà
trường” (80%) chưa đạt tiêu chuẩn của KĐCLGD.
2.3.2. Về đội ngũ quản lí, giáo viên, nhân viên
Những biến quan sát thể hiện 3 tiêu chí về đội ngũ quản lí và giáo viên đều
đạt ở Mức 2, tức là đủ tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Tiêu
chuẩn về chế độ chính sách và GD đối với HS là khó thực hiện bởi vì tiêu
chuẩn này bị chi phối bởi nhiều yếu tố và điều kiện khác nhau. Đối chiếu với
kết quả khảo sát cho thấy, trong 4 tiêu chí thì tiêu chí thứ 4 như đã đề cập có kết
quả thấp nhất.
2.3.3. Về cơ sở vật chất
Các trường THPT đã được ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất phục vụ các hoạt
động dạy học. Giữa tiêu chí trang thiết bị dạy học và tiêu chí về hiệu suất sử
dụng trang thiết bị dạy học có giá trị trung bình tương đối gần nhau. Điều đó
chứng tỏ giáo viên thường xuyên sử dụng trang thiết bị dạy học, đồng nghĩa với
sự đổi mới phương pháp dạy học nhìn từ 1 yếu tố trong quá trình của nó; đó là



16
mối quan hệ giữa nội dung – phương pháp – phương tiện trong quá trình dạy
học để đạt mục tiêu giáo dục.
2.3.4. Về sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội
Ban đại diện cha mẹ học sinh ở các trường THPT đã được thành lập nhưng
hoạt động chưa hiệu quả. Bên cạnh đó, việc tham mưu với cấp ủy đảng và
chính quyền để tạo điều kiện để thực hiện chiến lược phát triển nhà trường và
sự phối hợp với các tổ chức đoàn thể khác tổ chức được các hoạt động mang
tính giáo dục cao chưa thật hiệu quả nên khơng nhận được nhiều ý kiến đồng
tình của giáo viên.
2.3.5. Về hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục
Kết quả đo lường thực trạng hoạt động giáo dục này cho thấy các trường
THPT tỉnh Long An đã thực hiện đúng chương trình giáo dục và có nhiều hoạt
động giáo dục học sinh. Sự vượt trội tỉ lệ bình qn các tiêu chí so với tỉ lệ
trung bình các tiêu chí của 4 tiêu chuẩn cịn lại chứng tỏ giáo dục THPT tỉnh
Long An có nhiều tiến bộ xét về chất lượng.
2.3.6. Tổng hợp đánh giá thực trạng về chất lượng giáo dục các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An
Chất lượng các trường THPT tỉnh Long An ở dưới mức trung bình, tức là
giá trị bình quân còn chỉ ở Mức 1 (= 1.692). Hiệu quả của công tác KĐCLGD
trong những năm qua chưa thực sự thúc đẩy mạnh mẽ chất lượng các trường
THPT tỉnh Long An.
Trong các tiêu chuẩn đạt được, tiêu chuẩn 2 “Đội ngũ quản lí, giáo viên và
nhân viên” và tiêu chuẩn 5 “Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục” là cao
hơn cả.
2.4. Thực trạng về quản lí hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
trong các trường trung học phổ thơng tỉnh Long An
2.4.1. Thực trạng quản lí q trình mục tiêu hoá các các tiêu chuẩn của

kiểm định chất lượng giáo dục
Mục tiêu cho sự phát triển nhà trường thường được các hiệu trưởng nêu
trong kế hoạch năm học của đơn vị mình. Việc xác định mục tiêu thường xuất
phát từ ba yếu tố: văn bản chỉ đạo của ngành, văn bản hướng dẫn thực hiện
nhiệm vụ năm học của Sở GD&ĐT, thành tích giáo dục của nhà trường đạt
được từ năm học trước. Tuy nhiên, việc xác lập mục tiêu phát triển nhà trường
dựa trên các tiêu chí đánh giá của KĐCLGD lại có ít người thực hiện.
2.4.2.Thực trạng quản lí các hoạt động thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn
Điều này cho thấy các trường THPT tỉnh Long An thực hiện đúng chức
năng quản lí, chỉ có sự tiếp cận tiêu chuẩn KĐCLGD để quản lí nhà trường là
chưa được thực hiện hoặc thực hiện một cách tự phát, ngẫu nhiên nên chỉ đạt
giá trị trung bình.


17
2.4.3. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn
Kết quả của hoạt động quản lí này phản ánh sự tiến bộ trong việc thực hiện
chức năng quản lí ở các trường THPT tỉnh Long An. Đây chính là điều kiện để
thực hiện quản lí các hoạt động đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu bên trong
đạt hiệu quả. Những hoạt động quản lí đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu
trong nhóm hoạt động này nằm ở mức “trung bình” và sự chênh lệch nhau về
giá trị trung bình khơng nhiều chứng tỏ các hoạt động này không thường xuyên
mà tập trung chủ yếu ở các trường đã được KĐCLGD và đang phấn đấu để đạt
được ở mức cao hơn.
2.4.4. Thực trạng công nhận thành tích đạt được mục tiêu dựa trên tiêu
chuẩn
Kết quả cho thấy: đa số CBQL, GV các trường đều đánh giá “hoạt động tiêu
chí hóa kết quả KĐCLGD đối với công tác thi đua khen thưởng hàng năm” là

đạt hiệu quả cao nhất. Hoạt động đạt hiệu quả thấp nhất đó là “Thiết lập tiêu
chuẩn mới cho chu kỳ tiếp theo”. Qua đó cho thấy kết quả của phương pháp
điều tra bằng bảng hỏi và phương pháp phỏng vấn có sự tương đồng.
2.4.5. Tổng hợp đánh giá thực trạng quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
Từ quan điểm này, việc đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD trong các
trường THPT tỉnh Long An là đánh giá quá trình tổ chức thực hiện mục tiêu
dựa trên tiêu chuẩn của KĐCLGD.
Tổng hợp các ý kiến đánh giá ở mỗi tiêu chuẩn cho thấy các tiêu chuẩn
quản lí này khơng có sự tương đồng. Về tiêu chuẩn “Đánh giá kết quả thực hiện
các mục tiêu dựa trên tiêu chuẩn” nhận được nhiều ý kiến đồng tình nhất, tiếp
theo là tiêu chuẩn “Mục tiêu hóa tiêu chuẩn KĐCLGD của nhà trường”.
Những ý kiến đánh giá về hai tiêu chuẩn này trội hơn vì trong một số nội
dung hoạt động quản lí, có những nội dung trùng lặp với quản lí nhà trường
như việc nghiên cứu các văn bản pháp qui của Đảng, Nhà nước về GD&ĐT;
hay tổ chức cho tập thể đánh giá thành tích đạt được trong cơng tác thi đua
khen thưởng, báo cáo kinh nghiệm hàng năm.
Tổng hợp từ kết quả phân tích số liệu điều tra, xác định mức độ thực hiện
các hoạt động quản lí KĐCLGD trường THPT dựa trên mục tiêu có thể nhận
định rằng: chất lượng quản lí KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long An chỉ
đạt ở mức độ trung bình.
2.5. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lí kiểm định chất
lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
2.5.1. Thực trạng các yếu tố khách quan
Cả 4 yếu tố khách quan được CBQL và GV các trường THPT tỉnh Long An
đánh giá là tác động đến quản lí KĐCLGD, trong đó yếu tố về sự quan tâm của


18
chính quyền địa phương và các cấp quản lí giáo dục được đánh giá tác động

cao nhất.
2.5.2. Thực trạng các yếu tố chủ quan
Có 2 yếu tố được đánh giá là có sự tác động rất mạnh đến chất lượng GD
của nhà trường theo tiêu chuẩn KĐCLGD là “Sự nhận thức sai lệch về mục tiêu
của quản lí KĐCLGD” (= 4.2821) và “Thiếu kinh nghiệm về quản lí
KĐCLGD” (= 4.3077). Hai yếu tố này có sự liên quan lẫn nhau ở góc độ quản
lí và thuộc về chủ thể quản lí.
2.6. Đánh giá chung
2.6.1. Ưu điểm
- Bối cảnh KT – XH đã có những tác động nhất định đến phát triển GD cấp
THPT nói riêng ở tỉnh Long An. Điều này cho thấy các trường THPT tỉnh Long
An sẽ có cơ hội để nâng cao chất lượng GD theo tiêu chuẩn của KĐCLGD.
- Một số trường THPT tỉnh Long An đã được KĐCLGD sớm nên đã có
kinh nghiệm trong quản lí chất lượng nhà trường theo tiêu chuẩn.
2.6.2. Hạn chế
Về thực trạng GD các trường THPT tỉnh Long An qua các yếu tố đảm bảo
chất lượng cho thấy phần lớn các tiêu chí trong từng tiêu chuẩn đã đạt
KĐCLGD, nhưng cịn một số tiêu chuẩn có các tiêu chí chưa đạt.
Tiểu kết Chương 2
Thực trạng về KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An được phản ánh
trong chương này ở các nội dung:
Thực trạng về chất lượng GD và KĐCLGD ở các trường THPT tỉnh Long
An qua tư liệu. Thực trạng chất lượng GD của các trường THPT tỉnh Long An
dựa trên tiêu chuẩn KĐCLGD. Bằng phương pháp đều tra xã hội học, dựa trên
các tiêu chí đánh giá KĐCLGD trường trung học hiện hành để xây dựng bảng
hỏi với 30 câu để đánh giá đầy đủ 5 tiêu chuẩn cho cả 3 đối tượng: cán bộ quản
lí, giáo viên, nhân viên ở các trường được chọn theo phương pháp chọn mẫu để
đánh giá chất lượng các trường THPT tỉnh Long An ở 4 mức độ.
Qua phân tích kết quả khảo sát, tổng hợp các mức độ đạt được nói trên cho
thấy các trường THPT tỉnh Long An có chất lượng trung bình.

Qua thực trạng quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An.
Luận án vận dụng mơ hình SBM-R để xác định q trình quản lí KĐCLGD ở
trường THPT qua 4 yếu tố: mục tiêu hóa tiêu chuẩn QLCLGD; tổ chức cho tập
thể, cá nhân thực hiện mục tiêu; tổ chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu;
công nhận thành tích đạt được mục tiêu và chuẩn bị cho mục tiêu mới. Để đánh
giá thực trạng quản lí KĐCLGD của các trường THPT tỉnh Long An, luận án
xây dựng phiếu khảo sát với 4 tiêu chuẩn, mỗi tiêu chuẩn có 5 tiêu chí tương
ứng với từng hoạt động quản lí KĐCLGD ở trường THPT. Lựa chọn 156 người


19
tham gia trả lời phiếu đảm bảo tính phù hợp đối tượng bao gồm cán bộ quản lí,
tổ trưởng chuyên môn, nhân viên phụ trách cơ sở vật chất và thư viện bằng
bảng phiếu điều tra Đánh giá chung về thực trạng quản lí KĐCLGD trường
THPT tỉnh Long An chỉ đạt mức trung bình.
Để nâng cao chất lượng giáo dục THPT tỉnh Long An trước hết cần phải
tăng cường nhận thức cho CB-GV-NV về bản chất, đặc điểm và yêu cầu của
KĐCLGD; đồng thời áp dụng mơ hình SBM-R vào quản lí KĐCLGD các
trường THPT tỉnh Long An. Đây khơng chỉ là định hướng và mục tiêu mà còn
các biện pháp quản lí KĐCLGD trường THPT tỉnh Long An mà luận án tiếp
tục triển khai ở chương sau.
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC TRONG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH LONG
AN
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và tính hiệu quả
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

3.2. Biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục trong các trường
trung học phổ thông tỉnh Long An dựa trên tiêu chuẩn
3.2.1 Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức về kiểm
định chất lượng giáo dục cho cán bộ - giáo viên – nhân viên của trường
3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.1.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức nghiên cứu và tuyên truyền về chất lượng giáo dục, KĐCLGD,
những yêu cầu đổi mới, căn bản toàn diện GD&ĐT đối với nâng cao chất lượng
giáo dục hiện nay.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1, đưa ra chủ trương và tạo sự động thuận về KĐCLGD nhà
trường.
Bước 2, chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể phổ biến, tuyên truyền chủ trương
của nhà trường.
Bước 3, tổ chức thực hiện phổ biến, tuyên truyền chủ trương KĐCLGD
bằng nhiều hình thức khác nhau.
Bước 4, kiểm tra - đánh giá nhận thức và sự đồng thuận của CB – GV – NV
với chủ trương KĐCLGD nhà trường.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.2. Biện pháp 2: Cụ thể hóa mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục
của nhà trường


20
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.2.2. Nội dung của biện pháp
Xác định mục tiêu phấn đấu của nhà trường dựa trên các tiêu chuẩn.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1, thành lập hội đồng thường trực KĐCLGD.
Bước 2, chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường xây dựng mục tiêu hoạt

động dựa trên tiêu chuẩn.
Bước 3, tổ chức triển khai các hoạt động thực hiện mục tiêu
Bước 4, kiểm tra - đánh giá mục tiêu hoạt động của các tổ chức, đoàn thể và
cá nhân trong toàn trường.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.3. Biện pháp 3: Kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường theo tiêu
chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Tổ chức cho toàn bộ hệ thống quản lí KĐCLGD xây dựng kế hoạch dựa
trên mục tiêu đã được xác định ở Biện pháp 2.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1, đưa ra những định hướng cho việc xây dựng kế hoạch.
Bước 2, chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể, bộ phận trong nhà trườngxây dựng
kế hoạchthực hiện mục tiêu
Bước 3, thực hiện qui trình xây dựng kế hoạch từ dưới lên trên.
Bước 4, kiểm tra - đánh giá kết quả xây dựng kế hoạch quản lí KĐCLGD nhà
trường.
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà
trường theo mục tiêu đảm bảo chất lượng giáo dục
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của các tập thể, cá nhân trong nhà
trường, đánh giá mức độ so với mục tiêu và tiến độ so với kế hoạch.
3.2.4.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1, phổ biến lịch trình kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch đến từng
bộ phận trong nhà trường.
Bước 2, chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể trong nhà trườngtiến hành việc thực
hiện kế hoạch dựa trên mục tiêu.

Bước 3, tổ chức kiểm soát, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch của các bộ phận.
Bước 4, kiểm tra – đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện biện pháp


21
3.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức tự đánh giá nhà trường theo tiêu chuẩn đảm
bảo chất lượng giáo dục
3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.5.2. Nội dung của biện pháp
Biện pháp giúp tất cả thành viên trong nhà trường nắm bắt được quy trình, kỹ
thuật, yêu cầu một báo cáo tự đánh giá đáp ứng việc cải tiến và nâng cao chất
lượng giáo dục cho toàn trường.
3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1, tập huấn đội ngũ trực tiếp làm công tác KĐCLGD nhà trường.
Bước 2, chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể và cá nhân trong nhà trườngtham gia
vào quá trình.
Bước 3, tổ chức kiểm tra chéo giữa các bộ phận về kết quả đạt được theo tiêu
chuẩn.
Bước 4, kiểm tra - đánh giá tổng thể chất lượng giáo dục nhà trường dựa trên
tiêu chuẩn.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.6. Biện pháp 6: Phối hợp tự đánh giá với đánh giá ngoài nhằm tăng
cường hiệu quả đảm bảo chất lượng giáo dục nhà trường
3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.6.2. Nội dung của biện pháp
Hội đồng thường trực KĐCLGD của nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ để Hội
đồng đánh giá ngoài của Sở GD&ĐT hoàn thành nhiệm vụ.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện biện pháp
Bước 1, phổ biến kế hoạch và lịch trình hoạt động của cơ quan kiểm

định ngồi cho toàn thể CB – GV – NV để họ sẵn sàng tham gia phối hợp.
Bước 2, chỉ đạo tổ chức và cá nhân liên quan tham gia phối hợp với cơ
quan đánh giá ngồi trong q trìnhKĐCLGD.
Bước 3, tổ chức thực hiện phối hợp KĐCLGD bên ngoài với bên trong để
nhằm nâng cao chất lượng GD.
Bước 4, kiểm tra - đánh giá kết quả của quá trình phối hợp KĐCLGD.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.2.7. Biện pháp 7: Cơng nhận thành tích và thúc đẩy chất lượng giáo
dục nhà trường
3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp
3.2.7.2. Nội dung của biện pháp
Biện pháp được thực hiện theo qui trình: cơng bố thành tích chung, cơng nhận
thành tích của tổ chức, cá nhân trong nhà trường; khen thưởng dựa trên thành tích
đạt được cho tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhà trường; tổ chức hội nghị cơng bố
thành tích và đưa ra chủ trương thiết lập tiêu chuẩn mới.
3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp


22
Bước 1, Xác định mức độ thành tích đạt được của nhà trường và tiêu
chuẩn đạt được của tổ chức, cá nhân.
Bước 2, chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể và hội đồng Thi đua – Khen thưởng
đánh giá thành tích của tổ chức, cá nhân dựa trên tiêu chuẩn đã được công
nhận. Bước 3, tổ chức công nhận và khen thưởng cho tổ chức, cá nhân có thành
tích vượt trội.
Bước 4, kiểm tra - đánh giá kết quả thực hiện cơng nhận thành tích sau
KĐCLGD.
3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo dục
trường trung học phổ thông

3.3.1. Mối quan hệ nối tiếp
3.3.2. Mối quan hệ cấu trúc – chức năng
3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi các biện pháp quản lí kiểm định
chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông tỉnh Long An
3.4.1. Mục đích khảo sát
3.4.2. Đối tượng khảo sát
3.4.3. Nội dung khảo sát
3.4.4. Phương pháp khảo sát
3.4.5. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.5.1. Tính cần thiết của các biện pháp
Khơng có những biện pháp đánh giá ở mức vượt trội hơn cho thấy,
quan điểm về tính cần thiết của các biện pháp khơng có nhiều khác biệt và có
nhiều ý kiến khơng đánh giá cao; bởi vì tính cần thiết của biện pháp quản lí đo
lường định tính chưa đủ, mà phải đo lường định lượng. Điều này đặt ra yêu cầu
các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An cần phải
được thử nghiệm.
3.4.5.2. Tính khả thi của các biện pháp
Các biện pháp quản lí này có tính khả thi cao, bởi ĐBCL là nhiệm vụ
chung của toàn thể CB - GV - NV trong tồn trường nhưng người điều hành và
chịu trách nhiệm chính là CBQL.
Mặc dù có một số khác biệt đánh giá nhưng nhìn chung các biện pháp quản
lí hoạt động KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long An đều được đánh
giá ở mức “cần thiết” và “khả thi”.
3.5. Tổ chức thực nghiệm biện pháp Kế hoạch hóa hoạt động của nhà
trường theo tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng giáo dục
3.5.1. Mục đích thực nghiệm
3.5.2. Đối tượng thực nghiệm
3.5.3. Nội dung thực nghiệm
3.5.4. Phương pháp thực nghiệm



23
3.5.5. Giả thuyết thực nghiệm
3.5.6. Tiến trình thực nghiệm
3.5.7. Phương pháp xử lí số liệu
3.5.8. Kết quả thực nghiệm
3.5.8.1. Kết quả đo lường tính khả thi của biện pháp trước thực nghiệm
Biện pháp sẽ đưa ra thực nghiệm đều đạt ở mức độ “khả thi” (các chỉ báo ở
các biến quan sát đều nằm trong giới hạn từ 3,56 đến 4,06). Điều này cho thấy
các nội dung thực nghiệm ở đây đã đảm bảo u cầu; khơng có nội dung nào
của biện pháp thực nghiệm được đánh giá ở các mức dưới mức “Khả thi”.
3.5.8.2. Kết quả đo lường tính khả thi của biện pháp sau thực nghiệm
Các công việc quản lí của biện pháp đưa ra thực nghiệm đều đạt ở mức độ
“khả thi” và “rất khả thi”. Có 2 biến quan sát (4) và (5) có giá trị nằm ở mức
“khả thi” (= 4.06) và (= 4.19); các biến cịn lại đều ở mức “rất khả thi”.
3.5.8.3. Tính khả thi của biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục thông qua khảo sát trước và sau thực nghiệm
Các cơng việc quản lí của biện pháp đưa ra thực nghiệm đều đạt giá trị cao
hơn so với kết quả thăm dò ý kiến về nội dung biện pháp quản lí trước khi thực
nghiệm. Trong đó, biến quan sát “Kiểm tra - đánh giá chất lượng và tính khả thi
của kế hoạch của từng bộ phận” có giá trị tương đồng trước và sau thực nghiệm
(= 4.06).
3.5.8.4. Tính khả thi của biện pháp quản lí kiểm định chất lượng giáo
dục thông qua chất lượng sản phẩm của thực nghiệm
Các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của kế hoạch đảm bảo chất lượng các
trường THPT Long An phần lớn (9/10) đạt ở mức tốt, trong đó có 2 tiêu chuẩn
đạt đến mức rất tốt, đó là TC1, TC3 có giá trị lần lượt là = 4.26; = 4.27.
Như vậy, kết quả thực nghiệm đã giải quyết được vấn đề mà giả thuyết
nghiên cứu đặt ra; có nghĩa là kết quả thực nghiệm đã chứng minh được vấn đề
đặt ra của cơng tác quản lí xây dựng kế hoạch nhà trường theo hướng đảm bảo

chất lượng đáp ứng mục tiêu KĐCLGD là phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và
nguyện vọng của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đồng
thời qua đó đã minh chứng thực tiễn cho các vấn đề lí luận đặt ra ở Chương 1
và những vấn đề thực trạng đặt ra ở Chương 2. Kết quả thực nghiệm đã cho
thấy, biện pháp quản lí xây dựng kế hoạch theo tiêu chuẩn KĐCLGD là phù
hợp với yêu cầu phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay.
Tiểu kết Chương 3
Các biện pháp quản lí KĐCLGD trong các trường THPT của tỉnh Long An
tuân thủ các nguyên tắc khoa học và thực tiễn, cụ thể là các biện pháp phải xuất
phát từ tính mục tiêu của KĐCLGD, phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả khi


24
vận dụng vào thực tiễn, phải phù hợp với hoàn cảnh của mỗi trường, phải nằm
trong một hệ thống và được trình bày theo phương pháp khoa học. Từ đó, kết
quả nghiên cứu quản lí hoạt động KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh Long
An là đưa ra được 7 biện pháp. Các biện pháp này được trình bày theo cấu trúc
- chức
năng của hoạt động quản lí. Việc tiếp cận mục tiêu với nghiên cứu vấn đề quản
lí hoạt động KĐCLGD trong các trường THPT đã chi phối mối quan hệ của các
biện pháp này: đó là mối quan hệ tiếp nối (thực hiện tốt biện pháp này là điều
kiện để thực hiện biện pháp tiếp theo); và quan hệ cấu trúc - chức năng (mỗi
biện pháp là thành tố của một cấu trúc và đảm nhiệm một chức năng cụ thể
trong hệ thống).
Các biện pháp quản lí hoạt động KĐCLGD trong các trường THPT tỉnh
Long An đã được kiểm chứng bằng việc tổ chức cho chính đối tượng nghiên
cứu là các trường THPT ở tỉnh Long An đánh giá về tính cần thiết và tính khả
thi của nó bằng phương pháp khảo sát. Đồng thời, 01 biện pháp được đưa ra
thực nghiệm ở 2 trường đại diện cho các trường THPT tỉnh Long An. Kết quả
thực nghiệm được đo lường bằng hình thức so sánh với kết quả trước và sau

thực nghiệm. Kết quả khảo sát và thực nghiệm đã minh chứng được tính khoa
học và tính thực tiễn của các biện pháp quản lí KĐCLGD ở trường THPT ở
tỉnh Long An.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc tổng quan tài liệu là cơ sở để xác lập những vấn đề lí luận của quản lí
KĐCLGD trường THPT. Mục đích chính của KĐCLGD là ĐBCL trong một cơ
sở GD thông qua việc sử dụng các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá nghiêm ngặt.
Đánh giá bên ngồi cũng có thể xem hoạt hoạt động này như một động cơ để
các cơ sở GD tìm kiếm một số hành động nhằm đảm bảo chất lượng GD của
mỗi cơ sở GD. Đây là nhiệm vụ của cơng tác quản lí trong các cơ sở GD nói
chung, các trường THPT nói riêng. Những học thuyết và kinh nghiệm của các
nhà nghiên cứu GD trên thế giới về KĐCLGD đã làm thay đổi tư duy về kiểm
định và đánh giá một cơ sở GD. Mục đích của quản lí KĐCLGD của trường
THPT khơng phải là “làm sao để được công nhận?” mà “làm như thế nào để đạt
được chất lượng và công nhận”. Vì thế, để đạt được mục đích phải bằng
phương pháp “xây dựng” thay cho “đối phó” để khắc phục được bệnh thành
tích kinh niên trong GD ở Việt Nam.
Để đánh giá thực trạng quản lí KĐCLGD các trường THPT tỉnh Long An,
luận án xây dựng bộ công cụ dựa trên các tiêu chí của việc vận dụng mơ hình
SBM-R với 4 tiêu chuẩn tương ứng với từng chức năng quản lí: mục tiêu hóa
tiêu chuẩn quản lí CLGD; tổ chức cho tập thể, cá nhân thực hiện mục tiêu; tổ
chức đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu; công nhận thành tích đạt được mục


25
tiêu và chuẩn bị cho mục tiêu mới. Mỗi tiêu chuẩn có 5 tiêu chí tương ứng với
từng hoạt động quản lí KĐCLGD ở trường THPT. Dựa trên kết quả phân tích
số liệu điều tra, có thể nhận thấy những trường chưa được KĐCLGD chưa thực
hiện hoặc rất ít khi thực hiện quản lí chất lượng nhà trường dựa trên tiêu chuẩn

KĐCLGD. Những trường đã KĐCLGD và đã được công nhận đạt chuẩn quốc
gia thì có một số trường đã có một số hoạt động quản lí nhà trường dựa trên
tiêu chuẩn KĐCLGD, một số trường thỉnh thoảng có thực hiện. Đánh giá chung
về thực trạng quản lí KĐCLGD trường THPT tỉnh Long An chỉ đạt mức trung
bình. Nguyên nhân chính của thực trạng chính là sự tách biệt quản lí KĐCLGD
ra khỏi quản lí ĐBCL.
Từ những vấn đề của quản lí KĐCLGD trường THPT và thực trạng quản lí
KĐCLGD ở trường THPT tỉnh Long An, luận án nghiên cứu đề xuất 7 biện
pháp cho công tác này, bao gồm: (1) Nâng cao nhận thức về KĐCLGD cho
toàn thể CB – GV – NV của trường; (2) Tiêu chuẩn hóa mục tiêu ĐBCL giáo
dục của nhà trường; (3) Kế hoạch hóa hoạt động của nhà trường theo tiêu
chuẩn ĐBCL giáo dục; (4) Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động của nhà
trường theo mục tiêu ĐBCL giáo dục; (5) Tổ chức tự đánh giá nhà trường theo
tiêu chuẩn ĐBCL giáo dục; (6) Phối hợp tự đánh giá với đánh giá ngoài nhằm
tăng cường hiệu quả ĐBCL giáo dục nhà trường; (7) Cơng nhận thành tích và
thúc đẩy chất lượng giáo dục nhà trường. Các biện pháp này được trình bày
theo cấu trúc – chức năng của hoạt động quản lí. Việc tiếp cận mục tiêu với
nghiên cứu vấn đề quản lí KĐCLGD trường THPT đã chi phối mối quan hệ của
các biện pháp này: đó là mối quan hệ tiếp nối (thực hiện tốt biện pháp này là
điều kiện để thực hiện biện pháp tiếp theo); và quan hệ cấu trúc – chức năng
(mỗi biện pháp là thành tố của một cấu trúc và đảm nhiệm một chức năng cụ
thể trong hệ thống).
Từ kết quả nghiên cứu nói trên, có thể rút ra vấn đề: đã đến lúc nhận ra
rằng, sự kì vọng về một nền GD chất lượng thay thế cho nền GD toàn dân bấy
lâu nay đang được đáp ứng. Nền GD chất lượng phải được ĐBCL, mà nguồn
gốc phát sinh nó từ nền GD thị trường, chi phối bởi kinh tế thị trường. Sản
phẩm được tạo ra từ GD phải là sản phẩm chất lượng trong sự cạnh tranh,
khơng chỉ trong mỗi quốc gia mà cịn mang tính tồn cầu. Vì thế, KĐCLGD
đối với cơ sở GD phải làm bộc lộ cái mà họ phải gánh lấy hậu quả trong quá
trình tổ chức và điều hành bởi những biện pháp quản lí xuất phát từ kinh

nghiệm.
Luận án đã chứng minh được giả thuyết khoa học, ứng dụng mơ hình Quản
lí và cơng nhận dựa trên tiêu chuẩn (Standards-Based Management and
Recognition - SBM-R) để đánh giá thực trạng và đề xuất biện pháp quản lí
KĐCLGD trong các trường THPT theo tiêu chuẩn là hoàn toàn phù hợp để
nâng cao chất lượng cơng tác KĐCLGD nói chung và CLGD nói riêng.


×