Tải bản đầy đủ (.pdf) (312 trang)

100 năm sau Cách mạng Tháng Mười của nước Nga: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 312 trang )




A-PDF Page Cut DEMO: Purchase from www.A-PDF.com to remove the watermark

2

Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Putin, Vladirmir Vladimirovich
Nước Nga: 100 năm sau Cách mạng Tháng Mười / V. Putin. H. : Chính trị Quốc gia, 2017. - 408tr. ; 21cm
1. LÞch sư 2. Kinh tÕ 3. ChÝnh trÞ 4. X· héi 5. Nga
947.08 - dc23
CTM0168p-CIP


5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Đối với Việt Nam, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga
được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Giống như mặt trời
chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu,
thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái
đất. Trong lịch sử lồi người chưa từng có cuộc cách mạng nào có
ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”1.
Dưới ánh sáng soi đường của Cách mạng Tháng Mười Nga,
Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam lật đổ chế độ phong kiến
và đập tan ách thống trị của thực dân, làm nên Cách mạng Tháng
Tám vĩ đại vào năm 1945; xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo cơ
sở chính trị và kinh tế - xã hội, quốc phịng - an ninh để hồn thành


thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đánh bại cuộc
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, thống nhất đất nước. Hiện
nay, Đảng ta đã kiên quyết khắc phục những sai lầm, thiếu sót
trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, khởi xướng
công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ đất nước dựa trên nền tảng
của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kế thừa những
giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại.

__________
1. Hồ Chí Minh: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật,
Hà Nội, 2011, t. 15, tr. 387.


6

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

Để thiết thực kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga,
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Đại tá
Lê Thế Mẫu, chuyên gia phân tích chính trị - quân sự quốc tế,
đồng thời là một trong các bình luận viên của Chương trình
“Người quan sát” trên kênh truyền hình Quốc phịng Việt Nam,
Chương trình “Tồn cảnh thế giới” của VTV1, Chương trình “Thế
giới 360 độ” của Truyền hình Thơng tấn,... tổ chức ấn hành tác
phẩm Nước Nga: 100 năm sau Cách mạng Tháng Mười, tập
hợp các bài nói và bài viết của Tổng thống Nga V. Putin (một số
bài được nói và viết trong thời gian ông là Thủ tướng Nga), trong
đó có những bài do chính Đại tá Lê Thế Mẫu biên dịch, cịn các
Thơng điệp Liên bang là bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam.
Cuốn sách gồm ba phần: Phần I nói về nước Nga và thế giới

đang thay đổi sau 100 năm Cách mạng Tháng Mười; Phần II đề
cập việc bảo vệ và phát huy các di sản của Cách mạng Tháng
Mười ở Nga; Phần III khẳng định vai trò đi đầu của nước Nga
trong cuộc đấu tranh vì một trật tự thế giới mới công bằng và
dân chủ.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc!
Tháng 8 năm 2017
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT


7

LỜI TỰA
Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ CỦA CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI
ĐỐI VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ NƯỚC NGA
HIỆN NAY VÀ ẢNH HƯỞNG TỚI THỰC TIỄN
CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Đại tá LÊ THẾ MẪU

Trong lịch sử mỗi quốc gia là thành viên của Liên hợp
quốc đều có một hoặc nhiều sự kiện có ý nghĩa xác định vị
thế của họ trên bản đồ chính trị thế giới. Nước Nga là một
trong số ít các quốc gia đã từng trải qua nhiều sự kiện có ý
nghĩa như vậy, trong đó trước hết phải kể đến cuộc Cách
mạng Tháng Mười năm 1917, cách đây vừa trịn 100 năm,
với kết quả hình thành Liên bang Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Xơviết, gọi tắt là Liên Xô - nhà nước xã hội chủ
nghĩa đầu tiên trong lịch sử loài người.
Một thực tế lịch sử không thể phủ nhận là, chỉ trong

một giai đoạn lịch sử ngắn ngủi, trong điều kiện phải
đương đầu với các âm mưu và thủ đoạn chống phá vô
cùng xảo quyệt của các thế lực thù địch, Liên Xô đã đạt
được những thành tựu vĩ đại chưa từng có trong lịch sử


8

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

loài người và có ảnh hưởng rất lớn tới tiến trình phát
triển của thế giới trong thế kỷ XX, trong đó chiếm vị trí
hàng đầu là chiến cơng của Liên Xơ đánh bại chủ nghĩa
phát xít và chủ nghĩa quân phiệt, cứu loài người khỏi
thảm họa diệt chủng và tạo tiền đề cho hàng loạt quốc
gia khác trên thế giới đứng lên giải phóng và thốt khỏi
chế độ thực dân. Liên bang Nga là quốc gia được kế thừa
vị thế của Liên Xơ và do đó có trách nhiệm to lớn là kế
thừa, bảo vệ và phát triển những giá trị mà Cách mạng
Tháng Mười đã đem lại.
Sự kiện Liên Xô tan rã không phải là do “sai lầm
lịch sử” của Cách mạng Tháng Mười
Sau khi Liên Xô - sản phẩm ra đời từ Cách mạng Tháng
Mười bị tan rã vào ngày 26-12-1991, trên thế giới cũng như
ở nước Nga hình thành hai luồng tư tưởng trái ngược nhau.
Một luồng ý kiến cho rằng cùng với sự tan rã Liên Xô sản phẩm của Cách mạng Tháng Mười, lý tưởng về chủ
nghĩa xã hội do cuộc cách mạng này khởi xướng “đã chết”.
Thậm chí, có khơng ít ý kiến cho rằng Cách mạng Tháng
Mười là “sai lầm của lịch sử”, là “thảm kịch lịch sử ngẫu
nhiên”. Vì thế, ở nhiều nước trước đây thuộc hệ thống xã hội

chủ nghĩa không tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng
Tháng Mười. Một luồng ý kiến khác cho rằng sự sụp đổ Liên
Xô không phải là do lý tưởng về chủ nghĩa xã hội do Cách
mạng Tháng Mười khởi xướng là “sai lầm của lịch sử” và do
đó, lý tưởng của cuộc cách mạng này vẫn tồn tại và trường
tồn cùng với tiến trình lịch sử đi lên của nhân loại.


LỜI TỰA

9

Vì vậy, để có thể thấy rõ hơn ý nghĩa của Cách mạng
Tháng Mười đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ nước
Nga hiện nay cũng như đối với thực tiễn cách mạng Việt
Nam, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về nguyên nhân
dẫn tới sự tan rã Liên Xơ dưới góc nhìn của những sự kiện
đang diễn ra trên thế giới ngày hôm nay.
Nguyên nhân thứ nhất là những hạn chế và khiếm
khuyết của mơ hình chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô chậm
hoặc không được khắc phục, đã trở thành cản trở đối với
sự phát triển. Cũng như bất kỳ mơ hình phát triển nào
của nhân loại đều tiềm ẩn trong đó những khiếm khuyết
và hạn chế, cần được điều chỉnh và khắc phục trong quá
trình phát triển. Ngay cả mơ hình chủ nghĩa tư bản trong
hàng trăm năm phát triển từ thế kỷ XVII tới nay cũng đã
từng bộc lộ nhiều khiếm khuyết và hạn chế nhưng đã được
chính phủ nhiều nước tư bản tự điều chỉnh và khắc phục.
Trong khi đó, những hạn chế và khiếm khuyết của mơ
hình chủ nghĩa hiện thực ở Liên Xô đã chậm hoặc không

được khắc phục và điều chỉnh. Thí dụ điển hình là, do tác
động từ cuộc chiến tranh bao vây cấm vận của phương
Tây, J.Stalin đã xa rời chính sách kinh tế mới do V.I. Lênin
khởi xướng, trong đó có nội dung cơ bản là phát triển nền
kinh tế thị trường với nhiều thành phần và các hình thức
sở hữu khác nhau (sở hữu nhà nước, sở hữu tư nhân và sở
hữu tập thể) và thay bằng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập
trung, đồng thời phủ nhận kinh tế thị trường nhiều thành
phần. Tuy mơ hình này đã tạo ra sự phát triển nhanh,
thậm chí là thần kỳ, đưa Liên Xơ nhanh chóng trở thành
cường quốc cơng nghiệp, góp phần rất quan trọng để giành


10

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

thắng lợi trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại (1941-1945)
và khôi phục kinh tế sau chiến tranh, nhưng đã không
được kịp thời điều chỉnh phù hợp với điều kiện mới.
Sự vận dụng không đúng đắn, thiếu sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin vào thực tế cuộc sống cũng như chậm
tổng kết những bài học từ thực tiễn để điều chỉnh, bổ sung
đường lối, chính sách, phát triển lý luận đã làm cho Liên
Xơ lâm vào tình trạng trì trệ, duy trì q lâu một mơ hình
tổ chức xã hội có một số điểm không phù hợp với lý tưởng
nhân đạo xã hội chủ nghĩa do Cách mạng Tháng Mười
khởi xướng. Chủ trương nóng vội xóa bỏ mọi thành phần
kinh tế và các hình thức sở hữu đã vi phạm quy luật cơ
bản của chủ nghĩa xã hội là quan hệ sản xuất phải phù

hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Do
xóa bỏ một cách duy ý chí sản xuất hàng hóa và cơ chế thị
trường nhiều thành phần, Liên Xô và các nước xã hội chủ
nghĩa đã phải trả giá cho sự tách biệt giữa sản xuất với
nhu cầu, giữa sản xuất với tiêu dùng.
Những khiếm khuyết này là một trong những tiền đề
kinh tế dẫn tới sự sụp đổ Liên Xô. Xét về bản chất, những
hạn chế và khiếm khuyết của mơ hình chủ nghĩa hiện
thực ở Liên Xô không xuất phát từ những lý tưởng của
Cách mạng Tháng Mười và hồn tồn có thể khắc phục
được. Điều này đã được minh chứng bằng thành tựu vĩ đại
của Trung Quốc trong quá trình cải cách mở cửa và hội
nhập quốc tế với mơ hình “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” cũng
như sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, ở đó lý tưởng của chủ
nghĩa xã hội từ Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục được
phát triển và phát huy trong điều kiện mới.


LỜI TỰA

11

Ngun nhân thứ hai: sự thối hóa, biến chất của một
bộ phận không nhỏ cán bộ và đảng viên Đảng Cộng sản
Liên Xô. V.I. Lênin, lãnh tụ của Cách mạng Tháng Mười
đã có nhiều bài viết cảnh báo, phê phán và chỉ đạo hành
động thực tế để loại bỏ tệ sùng bái cá nhân, tệ quan liêu
độc đoán, bệnh hành chính, tệ tham ơ, tha hóa biến chất
trong hàng ngũ cán bộ Nhà nước Xôviết. V.I. Lênin cũng
kịch liệt đấu tranh chống bệnh hình thức, bệnh thành

tích, bệnh nóng vội, chủ quan duy ý chí. Tuy nhiên, từ khi
V.I. Lênin qua đời, những cảnh báo của ông về các căn
bệnh của chính quyền Xơviết đã bộc lộ, làm thui chột tính
tích cực và tính sáng tạo của quần chúng. Khơng ít người
lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xơ hơ hào trung thành với
chủ nghĩa Mác - Lênin nhưng lại hiểu một cách giáo điều về
học thuyết sáng tạo này. Từ đó, một bộ phận khơng nhỏ lãnh
đạo Đảng Cộng sản Liên Xô và Nhà nước Xôviết xa rời quần
chúng, trở nên tha hóa và đánh mất niềm tin của người dân,
đồng nghĩa với việc đánh mất vai trò lãnh đạo.
Nguyên nhân thứ ba: sự phản bội lớn nhất và nguy
hiểm nhất của tập đoàn lãnh đạo trong Đảng Cộng sản
Liên Xô do M.Gorbachev đứng đầu. Sự phản bội của tập
đồn lãnh đạo M.Gorbachev thể hiện trên nhiều bình diện
khác nhau. Đó là, thủ tiêu vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Liên Xô đối với xã hội; cho phép hình thành các tổ
chức chính trị và đảng đối lập, chấp nhận chế độ chính trị
đa nguyên, đa đảng trong xã hội Xơviết; xun tạc, thậm
chí xóa bỏ các giá trị lịch sử Liên Xô; dùng thủ đoạn tổ
chức để loại bỏ các đảng viên có quan điểm chống lại
đường lối “cải tổ” của M.Gorbachev; sử dụng khẩu hiệu


12

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

“tư duy chính trị mới” để xóa bỏ ý thức hệ tư tưởng về chủ
nghĩa xã hội, tạo ra quá trình “tự diễn biến” ngay trong
lịng Đảng Cộng sản Liên Xơ và xã hội Xôviết; chủ động

tạo ra sự khan hiếm hàng hóa tiêu dùng và các thực phẩm
chủ yếu, từ đó đổ lỗi cho những sai lầm và khiếm khuyết
của chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô; nới lỏng và xóa
bỏ những hạn chế thuế quan cho các hoạt động xuất khẩu
hàng hóa của Liên Xơ ra nước ngồi, trong đó đáng chú ý
là Liên Xơ đã ồ ạt bán tháo vàng qua biên giới.
Nguyên nhân thứ tư: chiến lược chống phá toàn diện của
Mỹ và các nước phương Tây nhằm làm tan rã Liên Xô. Mỹ và
các nước phương Tây thực hiện chiến lược chống phá Liên Xô
ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười thành cơng, trong đó
14 nước tư bản tiến hành cuộc chiến tranh bao vây cấm vận
kết hợp với “diễn biến hịa bình” để làm tan rã Liên Xơ. Toan
tính này đã thất bại. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã
phát động Chiến tranh lạnh, thực chất là thực hiện chiến
lược “diễn biến hịa bình” để chống phá Liên Xơ thơng qua ba
cơng cụ quan trọng, trước hết và nguy hiểm nhất là tiến hành
cuộc chiến tranh thông tin - tư tưởng - tâm lý trên phạm vi
toàn cầu nhằm phá hoại Liên Xơ về tư tưởng, tổ chức, chính
trị, văn hóa, giáo dục. Sau Chiến tranh lạnh, tuy Liên Xơ
khơng cịn tồn tại, Mỹ vẫn tiếp tục thực hiện chiến lược làm
tan rã Liên bang Nga như một quốc gia có chủ quyền.
Nước Nga phát huy các giá trị của Cách mạng
Tháng Mười trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
đất nước
Năm 2017 vừa tròn 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga,


LỜI TỰA

13


Tổng thống Nga V. Putin đã ký chỉ thị về việc chuẩn bị các
hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng ở Nga.
Việc ban hành chỉ thị này chứng tỏ lý tưởng và những giá
trị của Cách mạng Tháng Mười vẫn đang được Liên bang
Nga - quốc gia kế thừa vị thế của Liên Xô, tiếp tục duy trì
và phát huy trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
trong điều kiện mới.
Một là, phát triển kinh tế theo mơ hình kinh tế thị
trường định hướng xã hội có sự quản lý của nhà nước. Để
phát triển kinh tế, nước Nga lựa chọn mơ hình tiên tiến
nhất và hiện đại nhất, trong đó kế thừa tính chất ưu việt
của chế độ xã hội chủ nghĩa từ Cách mạng Tháng Mười. Do
đó, nước Nga lựa chọn mơ hình kinh tế thị trường định
hướng xã hội, trong đó nhiệm vụ trung tâm là phục vụ các
mục đích xã hội và vì thế, các giá trị xã hội và chính sách
xã hội trở thành những yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế
chung. Mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội của
nước Nga hiện nay kế thừa một số nội dung trong chính
sách kinh tế mới của V.I. Lênin và kinh nghiệm của các
nước tư bản phát triển, từ đó lựa chọn những kinh nghiệm
tốt nhất để áp dụng vào điều kiện cụ thể của nước Nga
nhằm mục đích nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
của người dân.
Những nội dung cơ bản về phát triển mơ hình kinh tế
thị trường định hướng xã hội ở Nga đã được đề ra trong
các văn kiện “Chiến lược dài hạn phát triển kinh tế - xã hội
của Liên bang Nga tới năm 2020”, “Chiến lược an ninh quốc
gia của Liên bang Nga đến năm 2020” và “Chương trình mục
tiêu Liên bang nhằm khắc phục sự khác biệt trong phát



14

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

triển kinh tế - xã hội giữa các vùng và khu vực của Liên
bang Nga trong những năm 2002-2010 và tới năm 2015”.
Hai là, phát huy giá trị ưu việt không thể phủ nhận do
Cách mạng Tháng Mười đem lại để xây dựng chính sách xã
hội hướng tới người dân. Q trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội hiện thực ở Liên Xô đã đem lại cuộc sống ấm no, tự do,
hạnh phúc thực sự cho mọi tầng lớp nhân dân lao động.
Trên cơ sở chính quyền của nhân dân, người lao động đã có
được những đảm bảo về mặt xã hội mà khơng một nhà nước
tư sản đương thời nào có thể đạt tới. Những giá trị cơ bản
mang tính nhân văn cao cả như bảo đảm đời sống, chăm
sóc sức khỏe, đáp ứng nhu cầu nhà ở, giáo dục, công ăn việc
làm, giảm thiểu tệ nạn xã hội,... là những lĩnh vực mà
nhiều nước phương Tây chưa thể so sánh được với Liên Xơ.
Những giá trị đó của Cách mạng Tháng Mười đã được
Chính phủ Nga phát huy và hiện thực hóa trong chính sách
xã hội, trong đó nhà nước đã xây dựng hệ thống tiêu chuẩn
pháp lý và các thể chế nhằm hạn chế và thu hẹp sự chênh
lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư; chăm lo đời sống
của các đối tượng dễ bị tổn thương; ngăn chặn nguy cơ các
cơ quan nhà nước lạm dụng quyền lực để tranh giành lợi
ích kinh tế; có chính sách ổn định đời sống của người dân
trong điều kiện xảy ra khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế;
thu hẹp sự chênh lệch về thu nhập của các tầng lớp dân cư

trong điều kiện kinh tế thị trường thông qua cơ chế thuế,
trợ cấp giáo dục và nhà ở cho các gia đình khó khăn và
đơng con; trợ giúp các xí nghiệp vừa và nhỏ để họ có thể
cạnh tranh với các xí nghiệp lớn có nhiều vốn; phát triển
chế độ bảo hiểm xã hội bền vững; không ngừng tăng mức


LỜI TỰA

15

thu nhập tối thiểu của người lao động; nâng cao chất lượng
cuộc sống của người dân trên cơ sở đáp ứng các nhu cầu tối
thiểu cần thiết. Chính sách xã hội của Nga được thực hiện
thông qua các dự án quốc gia trong lĩnh vực giáo dục, y tế,
xây dựng nhà ở, phát triển nơng nghiệp, đẩy nhanh q
trình hiện đại hóa các lĩnh vực này nhằm đạt được sự tăng
trưởng kinh tế ổn định và tạo cơ sở để tiếp tục tái cơ cấu và
hoàn thiện các thể chế trên phạm vi quốc gia.
Ba là, phát huy giá trị của Cách mạng Tháng Mười,
Liên bang Nga chủ trương xây dựng trật tự thế giới mới,
trong đó tất cả các quốc gia dù mạnh hay yếu, giàu hay
nghèo, lớn hay nhỏ, đều được tơn trọng và có tiếng nói
được lắng nghe khi giải quyết các vấn đề nghị sự toàn cầu.
Xét trên phạm vi thế giới, Cách mạng Tháng Mười Nga
thành công đã mở ra tiền đề và khả năng giải quyết các
vấn đề dân tộc, tạo điều kiện giải phóng các dân tộc bị áp
bức, các nước thuộc địa và nửa thuộc địa khỏi ách thống
trị của chủ nghĩa đế quốc. Phát huy giá trị đó của Cách
mạng Tháng Mười, ngày nay nước Nga đang đi đầu trong

cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một trật tự thế giới mới
công bằng đối với tất cả các quốc gia, không chấp nhận
trật tự thế giới đơn cực do một siêu cường duy nhất áp đặt
ý chí chính trị cho tất cả các quốc gia khác. Chủ trương
này đã được Tổng thống Nga V. Putin lần đầu tiên đề xuất
tại Hội nghị an ninh quốc tế Munich năm 2007 và nhiều
diễn đàn quốc tế khác.
Bốn là, Liên bang Nga đang đi đầu trong cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa khủng bố - hiểm họa chung đối với
toàn thế giới. Phát huy truyền thống của Liên Xô - nhà


16

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên hình thành từ Cách mạng
Tháng Mười đã từng đi đầu trong cuộc đấu tranh chống
chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quân phiệt trong thế kỷ XX,
ngày nay nước Nga cũng đang đi đầu trong cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa khủng bố trên cơ sở tuân thủ Hiến
chương Liên hợp quốc và Nghị quyết của Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc về chống khủng bố. Tổng thống Nga
V. Putin còn kêu gọi cộng đồng quốc tế cần xây dựng liên
minh chống khủng bố dưới ngọn cờ của Liên hợp quốc.
Năm là, Liên bang Nga đang đi đầu trong cuộc đấu
tranh chống lại các âm mưu và thủ đoạn của các thế lực
thù địch xuyên tạc giá trị của Cách mạng Tháng Mười.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đứng đầu các nước
phương Tây tiến hành cuộc chiến tranh thông tin - tư

tưởng nhằm làm tan rã Liên Xơ, trong đó có nội dung then
chốt là xuyên tạc ý nghĩa và giá trị của Cách mạng Tháng
Mười cũng như bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thậm chí Yakovlev, một trong những kẻ phản bội trong
tập đồn chính trị phản động Gorbachev, cịn tun bố
rằng Cách mạng Tháng Mười là “sai lầm của lịch sử”.
Hiện nay, các thế lực thù địch trên thế giới đang ráo riết
tiếp tục tiến hành chiến tranh thông tin nhằm xuyên tạc ý
nghĩa và giá trị của Cách mạng Tháng Mười theo hướng
tiếp tục tuyên truyền về cái gọi là “sai lầm lịch sử” của
Cách mạng Tháng Mười, bác bỏ học thuyết cách mạng của
chủ nghĩa Mác - Lênin; tun truyền xun tạc về vai trị
lịch sử tồn thế giới của Liên Xô - sản phẩm ra đời từ
Cách mạng Tháng Mười. Thậm chí, các thế lực thù địch
cịn biến Liên Xơ là quốc gia đã từng đóng vai trò quyết


LỜI TỰA

17

định trong cuộc chiến tranh đánh bại chủ nghĩa phát xít
thành “quốc gia xâm lược” các nước châu Âu trong Chiến
tranh thế giới thứ hai. Bằng cách phủ nhận giá trị, ý
nghĩa của Cách mạng Tháng Mười và xuyên tạc vai trị
của Liên Xơ, các thế lực thù địch đang thực hiện chủ
trương làm tan rã nước Nga - cản trở lớn nhất đối với
tham vọng bá chủ thế giới của các tập đoàn tài phiệt Mỹ.
Ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga tới
thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trong những năm đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc
(Chủ tịch Hồ Chí Minh về sau này) là người đầu tiên tiếp
thu và vận dụng sáng tạo các giá trị của Cách mạng
Tháng Mười vào thực tiễn cách mạng Việt Nam. Tiếp thu
tư tưởng trong bản Luận cương của V.I. Lênin về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa, năm 1927, Nguyễn Ái Quốc
viết tác phẩm Đường cách mệnh làm tài liệu huấn luyện
cho các chiến sĩ cách mạng đầu tiên của Việt Nam, trong
đó nêu rõ chỉ có đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười con đường duy nhất đúng đắn, Cách mạng Việt Nam mới
giành được độc lập, tự do thực sự. Những chiến sĩ cách
mạng đầu tiên của Việt Nam tiếp thu lý tưởng của Cách
mạng Tháng Mười trở thành lực lượng nòng cốt thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 3-2-1930.
Chiến thắng vĩ đại của Hồng quân Liên Xô trong cuộc
chiến đánh bại đội qn Quan Đơng, buộc Chính phủ qn
phiệt Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện vào ngày 15-8-1945,
tạo tiền đề rất quan trọng cho nhân dân Việt Nam tiến


18

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

hành cuộc Tổng khởi nghĩa, đứng lên giành chính quyền
vào ngày 19-8-1945 và lập nên nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa - nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông
Nam Á vào ngày 2-9-1945.
Sự kiên định đi theo con đường Cách mạng Tháng
Mười, được sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô - nhà nước xã hội
chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới và các nước xã hội chủ

nghĩa anh em khác, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo
nhân dân lao động Việt Nam đấu tranh và giành thắng lợi
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ,
thống nhất đất nước vào năm 1975 và tiến bước trên con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Bằng nhãn quan chính trị sáng suốt trên cơ sở vận
dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Đại hội lần thứ VI
của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra và kiên định thực
hiện đường lối đổi mới từ năm 1986. Sau hơn 30 năm đổi
mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Những thành tựu trong công cuộc đổi mới
của Việt Nam là minh chứng rõ ràng nhất và sinh động
chứng tỏ giá trị và lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười
Nga vẫn còn nguyên giá trị trong thế giới ngày nay.


19

PHẦN I

NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI
SAU 100 NĂM CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI


20


21

CRIMEA - LÃNH THỔ THIÊNG LIÊNG CỦA NƯỚC NGA1


Kính thưa nghị sĩ Đuma Quốc gia Nga, thành viên
Hội đồng Liên bang Nga! Đại diện nước Cộng hòa Crimea
và Sevastopol, những người đang có mặt ở đây, trong số
chúng ta, những công dân Nga, người dân Crimea và
Sevastopol.
Các bạn thân mến, hôm nay chúng ta tụ họp tại đây
để bàn về vấn đề có ý nghĩa lịch sử, cực kỳ quan trọng
mang tính sống cịn đối với tất cả chúng ta. Ngày 16-3, tại
Crimea (Crưm) đã diễn ra cuộc trưng cầu ý dân, hoàn toàn
phù hợp với các chuẩn mực dân chủ và luật pháp quốc tế.
Hơn 82% cử tri đã đi bỏ phiếu. Hơn 96% phiếu bày tỏ ủng
hộ sáp nhập vào Nga. Một con số cực kỳ thuyết phục.
Để hiểu được tại sao người dân lại đưa ra sự lựa
chọn này, phải hiểu rõ lịch sử Crimea, cần phải biết
được nước Nga đã và đang có ý nghĩa như thế nào đối
__________
1. Phát biểu của Tổng thống Nga V. Putin về kết quả trưng cầu
ý dân ở Crimea liên quan đến việc sáp nhập về Liên bang Nga
năm 2014 (theo trang web của Tổng thống Nga Vladimir Putin
Bản dịch của Thông
tấn xã Việt Nam (TTXVN).


22

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

với Crimea và Crimea đối với nước Nga. Tại Crimea, tất
cả mọi thứ hòa quyện thành lịch sử và niềm tự hào

chung. Ở đây có thành phố cổ Chersonese, nơi Thánh
Vladimir rửa tội. Chiến công tinh thần của Thánh
Vladimir là hướng đến Chính thống giáo, tạo nền tảng
văn hóa, giá trị, văn minh chung gắn kết các dân tộc
Nga, Ucraina và Bêlarút với nhau. Tại Crimea có nhiều
ngơi mộ của binh sĩ Nga, những người với lòng quả cảm
đã đưa Crimea sáp nhập vào Nga năm 1783. Crimea, đó
là Sevastopol, thành phố - huyền thoại, thành phố có số
phận vĩ đại, thành phố - pháo đài và Tổ quốc của Hạm
đội Biển Đen của Nga. Crimea, đó là Balaklava và
Kerch, đồi Malakhov và núi Sapun. Mỗi địa điểm này
đối với chúng ta là thần thánh, đó là những biểu tượng
vinh quang chiến đấu của Nga và lịng dũng cảm chưa
từng thấy.
Crimea, đó là sự hịa quyện có một khơng hai các nền
văn hóa và những truyền thống của nhiều dân tộc khác
nhau. Crimea cũng giống một nước Nga lớn, nơi trong
nhiều thế kỷ qua khơng có bất cứ một dân tộc nào bị lu
mờ và biến mất vì sự hịa quyện này. Người Nga và
Ucraina, người Tatar ở Crimea và đại diện nhiều dân tộc
khác sinh sống và làm việc với nhau trên đất Crimea,
trong khi vẫn duy trì bản sắc, truyền thống, ngơn ngữ và
tín ngưỡng của mình.
Hiện, trong số khoảng 2 triệu 200 nghìn người dân
Crimea có gần nửa triệu người Nga, 350 nghìn người
Ucraina, song đa số coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ, gần
300 nghìn người Tatar, phần lớn trong số này cũng định


PHẦN I: NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI...


23

hướng sang Nga theo kết quả trưng cầu ý dân. Vâng,
cũng có thời kỳ người Tatar ở Crimea cùng với một số
dân tộc khác của Liên Xô bị đối xử một cách rất bất
công. Tôi chỉ ra một trường hợp: nhiều triệu người các
dân tộc khác nhau, tất nhiên trước hết là người Nga, bị
đàn áp. Những người Tatar ở Crimea đã quay về vùng
đất của mình. Tơi cho rằng cần phải thơng qua những
quyết định chính trị, luật pháp để hồn tất q trình
phục hồi danh dự cho dân tộc Tatar ở Crimea, những
quyết định khôi phục quyền và tiếng thơm một cách đầy
đủ cho cộng đồng này. Chúng ta kính trọng đại diện của
tất cả các dân tộc sinh sống ở Crimea. Đó là ngơi nhà
chung của họ, Tổ quốc nhỏ bé của họ, và sẽ đúng đắn
nếu ở Crimea có ba ngơn ngữ chính thức: tiếng Nga,
Ucraina và tiếng Crimea-Tatar, tôi được biết người dân
Crimea cũng ủng hộ điều này.
Các đồng nghiệp kính mến!
Trong trái tim, tiềm thức của người dân Crimea thì
bán đảo này đã và sẽ là một phần không thể tách rời khỏi
Nga. Niềm tin sắt đá này, vốn được hình thành dựa trên
sự đúng đắn và công bằng, được truyền từ thế hệ này
sang thế hệ khác. Tất cả những thay đổi bi kịch mà
chúng ta đã trải qua, đất nước của chúng ta trải qua
trong suốt thế kỷ XX, cũng như thời gian và hoàn cảnh
đều bất lực trước niềm tin này.
Sau cuộc cách mạng của những người Bơnsêvích, do
nhiều ngun nhân khác nhau, hãy để Chúa phán xét, một

phần lớn lãnh thổ miền Nam lịch sử của Nga bị người ta
sáp nhập. Hành động này khơng tính đến thành phần dân


24

NƯỚC NGA: 100 NĂM SAU CÁCH MẠNG THÁNG MƯỜI

tộc của cư dân, và ngày nay đó là khu vực phía Đông Nam
Ucraina. Năm 1954, người ta ra quyết định chuyển giao
khu vực Crimea, thậm chí cả Sevastopol, cho Ucraina.
Người đưa ra sáng kiến này là đích thân người đứng đầu
Đảng Cộng sản Liên Xơ - ơng Khrushchev. Điều gì đã thơi
thúc ơng ta hành động như vậy? Đó là mong muốn nhận
được sự ủng hộ từ trước của Ucraina hay chuộc tội vì đã tổ
chức các cuộc đàn áp ồ ạt tại Ucraina vào những năm 1930 hãy để các nhà lịch sử nghiên cứu làm rõ điều này.
Đối với chúng ta, cịn có một vấn đề quan trọng khác:
đó là quyết định được thông qua vi phạm trắng trợn
những quy tắc Hiến pháp khi đó. Vấn đề được quyết định
ngoài hành lang, giữa những người thân cận với nhau. Rõ
ràng, trong điều kiện một nhà nước độc đốn thì người ta
cũng không thèm hỏi ý kiến người dân Crimea và
Sevastopol. Đơn giản người ta đặt vào cái sự đã rồi. Tất
nhiên, người dân nơi đây phân vân tự hỏi rằng vì sao
Crimea bỗng dưng trở thành vùng lãnh thổ của Ucraina.
Nhưng đa số, cần phải nói thẳng điều này, tất cả chúng ta
đều hiểu điều này, phần lớn quyết định này được thơng
qua chỉ mang tính hình thức, bởi vì vùng lãnh thổ được
chuyển giao trong khn khổ một nước lớn. Đơn giản khi
đó khơng thể hình dung được rằng Ucraina và Nga có thể

sẽ khơng ở trong một quốc gia, trở thành những quốc gia
khác nhau. Nhưng điều đó đã xảy ra.
Những gì tưởng chừng như khơng thể, rất tiếc đã trở
thành hiện thực. Liên Xô tan rã. Các sự kiện phát triển
nhanh chóng tới mức ít người dân hiểu được tồn bộ tính
chất bi kịch và những hậu quả của các sự kiện xảy ra lúc


PHẦN I: NƯỚC NGA VÀ THẾ GIỚI ĐANG THAY ĐỔI...

25

đó. Ngay cả nhiều người Nga, cũng như Ucraina và các
nước cộng hòa khác hy vọng rằng Cộng đồng các quốc gia
độc lập (SNG) xuất hiện lúc đó sẽ trở thành diễn đàn mới
của nhà nước chung. Bởi vì, người ta hứa hẹn với SNG việc
áp dụng đồng tiền chung, xây dựng không gian kinh tế
thống nhất, lực lượng vũ trang chung, nhưng tất cả chỉ là
những lời hứa, mà không trở thành một nước lớn. Và khi
đó, bỗng dưng Crimea thuộc quốc gia khác, khi đó Nga đã
cảm nhận được rằng nước Nga thậm chí khơng đơn thuần
bị ăn trộm, mà bị người ta cướp giật.
Bên cạnh đó, cũng cần phải thẳng thắn thừa nhận
rằng chính nước Nga, bng xi việc xem xét lại chủ
quyền, đã thúc đẩy sự tan rã của Liên Xơ, cịn khi Liên Xơ
tan rã lại quên cả Crimea, cả cơ sở chủ chốt của Hạm đội
Biển Đen đó là Sevastopol. Hàng triệu người Nga khi đi
ngủ thì trong một quốc gia, song khi thức giấc đã trở
thành “Nga kiều”, bỗng chốc trở thành những cộng đồng
dân tộc thiểu số tại những nước cộng hòa liên bang cũ, còn

dân tộc Nga đã trở thành một trong những dân tộc lớn
nhất, nếu khơng muốn nói rằng một dân tộc lớn nhất sống
rải rác khắp nơi trên thế giới.
Ngày nay, sau nhiều năm, tôi nghe được rằng cách
đây chưa lâu chính người dân Crimea nói rằng vào năm
1991, họ bị trao tay chẳng khác nào trao bì khoai tây.
Thật khó tán thành với điều này. Nhà nước Nga, nhà
nước gì vậy? Thế cịn nước Nga thì sao? Cúi đầu cam
chịu và nuốt cục hận này. Đất nước chúng ta khi đó
đang ở trong tình trạng hết sức tồi tệ đến nỗi đơn giản
trên thực tế không thể bảo vệ được lợi ích của mình.


×