Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

An ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.1 MB, 201 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ HỒNG VIỆT

AN NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2022




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN
QUAN ĐẾN AN NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH
TẾ THỊ TRƯỜNG..........................................................................................................8
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
NGỒI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH TÀI CHÍNH TRONG
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ....................................................................... 8

1.1.1. Những công trình nghiên cứu bàn về khái niệm, nội dung, các nhân tố
ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường ........................................... 8
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu bàn về khung khổ và các tiêu chí đánh
giá an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường .............................................................14
1.1.3. Những cơng trình nghiên cứu đánh giá thực tế tình hình an ninh tài
chính của Việt Nam và một số quốc gia trong điều kiện kinh tế thị trường..........................17
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP


TỤC NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 25

1.2.1. Đánh giá chung các kết quả nghiên cứu đã công bố ......................................................25
1.2.2. Khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ......................................................26

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN
VỀ AN NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG....................................................................................................................... 29
2.1. KHÁI NIỆM VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẢM BẢO AN NINH TÀI
CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ....................................... 29

2.1.1. Khái niệm an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường ....................................29
2.1.2. Sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị
trường .................................................................................................................................................36
2.2. NỘI DUNG, TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƯỞNG TỚI AN NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG .............................................................................................................. 38

2.2.1. Nội dung của an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường ...............................38
2.2.2. Các tiêu chí đánh giá về an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị
trường .................................................................................................................................................42
2.2.3. Các nhân tố ảnh tới an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường.....................51
2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA VỀ ĐẢM BẢO AN
NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ
BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ........................................................................................ 58

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về đảm bảo an ninh tài chính trong
điều kiện kinh tế thị trường.............................................................................................................58
2.3.2. Bài học rút ra cho Việt Nam về đảm bảo an ninh tài chính trong điều
kiện kinh tế thị trường......................................................................................................................65



CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG AN NINH TÀI CHÍNH CỦA VIỆT
NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG GIAI
ĐOẠN 2011-2021.......................................................................................................... 68
3.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM ....................... 68

3.1.1. Các định chế tài chính ..........................................................................................................68
3.1.2. Thị trường và các cơng cụ tài chính ...................................................................................72
3.1.3. Hạ tầng tài chính....................................................................................................................76
3.2. TÌNH HÌNH AN NINH TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
2011-2021 ....................................................................................................................... 80

3.2.1. Thực trạng về tính ổn định, lành mạnh tài chính và hiệu quả trong phân
bổ nguồn lực cho nền kinh tế .........................................................................................................80
3.2.2. Thực trạng về nâng cao khả năng quản lý, phòng ngừa rủi ro của cơ
quan quản lý và các định chế tài chính.........................................................................................94
3.2.3. Thực trạng về khả năng hấp thụ, chống đỡ các cú sốc.................................................108
3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ AN NINH TÀI CHÍNH CỦA VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2011-2021 ................................................................................. 112

3.3.1. Những kết quả đạt được.....................................................................................................112
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân.......................................................................................116

CHƯƠNG 4 QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN
NINH TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM TỚI NĂM 2030............................... 125
4.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TÁC ĐỘNG TỚI AN
NINH TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM ...................................................................... 125

4.1.1. Bối cảnh trong nước ...........................................................................................................125

4.1.2. Bối cảnh quốc tế ..................................................................................................................131
4.2. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN NINH TÀI CHÍNH
CỦA VIỆT NAM TỚI NĂM 2030 ............................................................................ 135

4.2.1. Quan điểm về đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam tới năm 2030 ....................135
4.2.2. Giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam tới năm 2030............................139

KẾT LUẬN.................................................................................................................. 160
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CƠNG
BỐ CỦA TÁC GIẢ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................... 162
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 163
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 172


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

AFSI

: Chỉ số an ninh tài chính tổng hợp

BASEL

: Hiệp ước Basel

BHTG VN


: Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

CAMELS

: Tiêu chuẩn CAMELS xếp hạng ngân hàng

CIC

: Trung tâm Thơng tin tín dụng quốc gia

CSTT

: Chính sách tiền tệ

CSTK

: Chính sách tài khóa

CTCK

: Cơng ty chứng khốn

DNBH

: Doanh nghiệp bảo hiểm

EWS

: Mơ hình cảnh báo sớm khủng hoảng


FDI

: Chỉ số phát triển tài chính

FSIs

: Bộ chỉ số lành mạnh tài chính

GDP

: Tổng sản phẩm quốc nội

ICOR

: Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư

IMF

: Quỹ tiền tệ quốc tế

MPIs

: Bộ chỉ số an tồn vĩ mơ

NHM

: Ngân hàng thương mại

NHNN


: Ngân hàng Nhà nước

NSNN

: Ngân sách nhà nước

ODA

: Vốn viện trợ phát triển chính thức

ROA

: Tỷ suất lợi nhuân trên tài sản

ROE

: Tỷ suât lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

ROS

: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

SGDCK

: Sở Giao dịch chứng khốn

TCTD

: Tổ chức tín dụng


TPCP

: Trái phiếu chính phủ


TPDN

: Trái phiếu doanh nghiệp

TTCK

: Thị trường chứng khoán

UBCKNN

: Ủy ban chứng khoán nhà nước

UBGSTCQG

: Ủy ban giám sát tài chính quốc gia

VAMC

: Cơng ty quản lý tài sản của các tổ chức tín
dụng Việt Nam

WB

: Ngân hàng thế giới



DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bộ chỉ số phát triển tài chính (FDI).........................................................46
Bảng 2.2: Các nhân tố bên trong hệ thống tài chính ...............................................53
Bảng 2.3: Các nhân tố bên ngồi hệ thống tài chính ...............................................55
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu ngành bảo hiểm giai đoạn
2014-2020 ...............................................................................................71
Bảng 3.2: Bộ chỉ số phát triển tài chính của Việt Nam, 2011-2019.......................93
Bảng 3.3: Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của các TCTD năm 2020 ............................98


DANH MỤC BIỀU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Số lượng các CTCK tại Việt Nam từ năm 2000 đến 2021.................. 70
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ số chứng chỉ hành nghề theo các nghiệp vụ của CTCK .............. 70
Biểu đồ 3.3: Quy mô giao dịch trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng,
2011-2020 ........................................................................................... 72
Biểu đồ 3.4: Lãi suất bình quân liên ngân hàng bằng VND, 2011-2020 ................. 73
Biểu đồ 3.5: Tăng trưởng tín dụng và GDP ở Việt Nam, 2012-2021 ...................... 73
Biểu đồ 3.6: Dư nợ tín dụng theo ngành nghề, 2012-2021 ....................................... 74
Biều đồ 3.7: Lãi suất tiền gửi và cho vay, 2011-2020 ............................................... 75
Biều đồ 3.8: Số lượng báo cáo thơng tin tín dụng do CIC cung cấp cho
TCTD, 2016-2020 .............................................................................. 79
Biều đồ 3.9: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam, 2011-2021 ........................... 81
Biều đồ 3.10: GDP bình quân đầu người thực Việt Nam và các nước
trong khu vực (USD).......................................................................... 82
Biểu đồ 3.11: Bội chi NSNN so với Tổng thu NSNN, 2015-2021 .......................... 83
Biều đồ 3.12: Bội chi NSNN so với GDP ở Việt Nam, 2011-2021......................... 84
Biểu đồ 3.13: Nợ công so với GDP của Việt Nam, 2011-2021 ............................... 84
Biểu đồ 3.14: Nợ Chính phủ so với GDP ................................................................... 85

Biểu đồ 3.15: Nghĩa vụ nợ của Chính phủ so với thu NSNN ................................... 85
Biểu đồ 3.16: Diễn biến nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP ........................... 86
Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, 2011-2021 ........................................... 88
Biểu đồ 3.18: Cán cân vãng lai của Việt Nam, 2013-2021 ....................................... 90
Biểu đồ 3.19: Tỷ giá USD/VND 2014-2021 .............................................................. 91
Biểu đồ 3.20: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam, 2011-2021 ....................................... 92
Biểu đồ 3.21: Chỉ số phát triển tài chính của Việt Nam so với thế giới và
khu vực, 2011-2019............................................................................ 93
Biểu đồ 3.22: Tỷ lệ nợ xấu nội bảng hệ thống ngân hàng, 2012-2020 .................... 96


Biểu đồ 3.23: Tỷ lệ nợ xấu giai đoạn 2016 – 2021 (% tổng dư nợ) ......................... 99
Biểu đồ 3.24: Tổng tài sản và dự phòng nghiệp vụ của các công ty bảo
hiểm, 2014-2020 ............................................................................... 102
Biểu đồ 3.25: Danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm năm
2014-2020 ......................................................................................... 103
Biểu đồ 3.26: Tỷ lệ vốn khả dụng trung bình của các CTCK ở Việt Nam,
2013-2019 ......................................................................................... 106
Biểu đồ 3.27: Chỉ tiêu ROS, ROA và ROE của các CTCK ở Việt Nam,
2013-2019 ......................................................................................... 107
Biểu đồ 3.28: So sánh ROA, ROE năm 2019 của các CTCK Việt Nam
với một số nước Châu Á .................................................................. 107


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Khung phân tích đánh giá an ninh tài chính ................................................ 51
Hình 2.2: Sơ đồ mơ tả các nhân tố tác động tới an ninh tài chính .............................. 52


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đảm bảo an ninh tài chính đang ngày càng trở thành vấn đề cấp thiết đối với
mỗi quốc gia, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập, tồn cầu
hóa và tự do hóa kinh tế - tài chính đang diễn ra nhanh và mạnh như hiện nay. An ninh
tài chính là một bộ phận của an ninh quốc gia, đảm bảo an ninh tài chính khơng chỉ góp
phần ổn định mơi trường kinh tế vĩ mơ, mà còn là yếu tố quan trọng đảm bảo ổn định
về chính trị, an ninh quân sự. Khủng hoảng, mất an ninh tài chính có thể dẫn tới sự sụp
đổ về chính trị.
Trong nền kinh tế thị trường, vai trị của tài chính giống như mạch máu của cơ
thể nền kinh tế, giúp cho các nguồn lực được vận động, phân bổ một cách thông suốt,
hiệu quả, là cơ sở đảm bảo cho quá trình tái sản xuất ở phạm vi cá biệt và toàn xã hội.
Tuy nhiên, chỉ khi an ninh tài chính được đảm bảo thì vai trị của tài chính với nền kinh
tế mới được phát huy. Nếu bất ổn và khủng hoảng tài chính xảy ra, nền kinh tế có thể
bị rối loạn, những thiệt hại đối với nền kinh tế là khó có thể lường trước được cả ở cấp
độ vi mơ (hộ gia đình, doanh nghiệp, các định chế tài chính) và cấp độ vĩ mô (tăng
trưởng, ngân sách, nợ quốc gia…). Khi nền tài chính bị khủng hoảng sẽ kéo theo sự
bất ổn trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phịng và có thể ảnh
hưởng tới sự phát triển bền vững của quốc gia.
Bởi vậy, an ninh tài chính là điều kiện và cũng là động lực quan trọng cho sự
phát triển của quốc gia. Tuy nhiên đây cũng là một nhiệm vụ khó khăn, nhất là trong
điều kiện kinh tế thị trường. Các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra vơ cùng đa dạng
và phức tạp, bất ổn và khủng hoảng có thể khởi phát từ rất nhiều lĩnh vực khác nhau
của nền kinh tế, tài chính. Các cuộc khủng hoảng tài chính gần đây cho thấy tác động
của chúng ngày càng mạnh, diễn ra với quy mơ rộng trên phạm vi tồn cầu, và cần
rất nhiều thời gian để khôi phục lại nền kinh tế.
Ở Việt Nam, lĩnh vực tài chính mới đạt được trình độ phát triển bước đầu của
quá trình vận hành kinh tế thị trường và quá trình hội nhập. Các định chế tài chính
cịn nhiều khiếm khuyết, yếu kém. Khả năng đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về an



2
tồn tài chính cịn thấp. Thị trường tài chính cịn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Quy mô thị
trường nhỏ và dễ bị tác động từ những biến động của thị trường quốc tế. Hạ tầng tài
chính ở nước ta cũng cịn nhiều bất cập. Mơi trường pháp lý cịn thiếu đồng bộ, chưa
theo kịp sự phát triển của thị trường, mức độ ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn thấp
so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, chưa đáp ứng kịp với những đòi hỏi
của thực tế. Biểu hiện của nhiều yếu kém nêu trên thời gian qua đó là xuất hiện hàng
loạt các lỗ hổng an ninh tài chính như: vụ chuyển tiền 30.000 tỷ khơng rõ chủ thể; thao
túng thị trường trái phiếu, thất thoát lớn trong sử dụng ngân sách nhà nước liên quan
đến công ty Việt Á… Đây là những vấn đề rất cấp thiết của an ninh tài chính hiện nay.
Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, thực tiễn đang đặt ra nhiều vấn đề cấp
bách. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại, các quan hệ kinh tế, tài chính phát
triển theo xu hướng ngày càng tự do hóa, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, các chủ
thể chạy theo lợi ích, lợi ích nhóm, các hoạt động kinh tế, tài chính vì thế diễn ra
phức tạp, khó kiểm sốt. Nếu hệ thống tài chính khơng được điều chỉnh, hồn thiện
kịp thời để có thể phịng ngừa và giám sát thì bất ổn và khủng hoảng rất dễ xảy ra.
Bên cạnh đó, các yếu tố mang tính quốc tế như sự phát triển của khoa học công nghệ
nhất là công nghệ tài chính (Fintech), những thay đổi chính sách của các nước lớn,
các tổ chức tài chính quốc tế cũng đều làm tăng nguy cơ dẫn tới bất ổn và khủng
hoảng tài chính. Điều này đang đặt ra nhiều thách thức cho Việt Nam trong việc
đảm bảo an ninh tài chính.
Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “An ninh tài chính trong điều kiện
kinh tế thị trường của Việt Nam” để nghiên cứu làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành kinh tế chính trị.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ hơn cơ sở lý luận, kinh nghiệm
thực tiễn về an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường; từ đó phân tích, đánh
giá thực trạng về an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường của Việt Nam;

và đề xuất các giải pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam tới năm 2030.


3

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án xác định thực hiện các
nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, tổng quan các các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế đã
cơng bố liên quan tới chủ đề an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường, nhằm
làm rõ những vấn đề đã được giải quyết có thể kế thừa và phát triển, những khoảng
trống cần bổ khuyết về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Thứ hai, xây dựng khung lý luận về an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế
thị trường: Làm rõ khái niệm, sự cần thiết phải đảm bảo an ninh tài chính trong điều
kiện kinh tế thị trường; Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới an
ninh tài chính; Nghiên cứu kinh nghiệm về đảm bảo an ninh tài chỉnh ở một số quốc
gia trên thế giới và rút ra bài học cho Việt Nam.
Thứ ba, phân tích thực trạng về an ninh tài chính của Việt Nam giai đoạn 20112021 trên khung lý luận đã xây dựng, nhằm chỉ ra những kết quả đã đạt được và hạn
chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Thứ tư, đề xuất những quan điểm và giải pháp vừa mang tính cấp thiết trước
mắt, vừa mang tính cơ bản lâu dài để đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong
thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là “an ninh tài chính trong điều kiện kinh
tế thị trường”. Trong đó bao gồm việc đảm bảo mơi trường để các quan hệ tài
chính được diễn ra một cách ổn định, lành mạnh, các nguồn lực được phân bổ hiệu
quả, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của các chủ thể trong nền kinh tế; nâng cao năng
lực quản lý, phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính; hình
thành và xác lập cơ chế hấp thụ hoặc chống đỡ trước các cú sốc kinh tế nói chung.

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận
- Phạm vi về nội dung:
Luận án nghiên cứu an ninh tài chính ở tầm vĩ mơ là an ninh tài chính quốc
gia, khơng đi sâu nghiên cứu an ninh tài chính của từng khu vực tài chính cụ thể,


4
không nghiên cứu chi tiết các nội dung, phương pháp, chỉ tiêu mang tính định lượng,
kỹ thuật chuyên ngành tài chính để đánh giá, phân tích diễn biến an ninh tài chính.
Thay vào đó, luận án tập trung phân tích làm rõ mối quan hệ giữa an ninh tài chính với
phát triển kinh tế-xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường, từ đó nhận diện rõ hơn các
quan hệ lợi ích giữa những chủ thể liên quan trong việc đảm bảo an ninh tài chính để đưa
ra những quan điểm và giải pháp phù hợp. Trong đó, luận án tập trung vào 3 khía
cạnh: đảm bảo mơi trường để các quan hệ tài chính được diễn ra một cách ổn định,
lành mạnh, các nguồn lực được phân bổ hiệu quả, minh bạch, đáp ứng nhu cầu của
các chủ thể trong nền kinh tế; nâng cao năng lực quản lý, phòng ngừa rủi ro của cơ
quan quản lý và các định chế tài chính; hình thành và xác lập cơ chế hấp thụ hoặc
chống đỡ trước các cú sốc kinh tế nói chung. Các số liệu minh họa được tập trung
vào các lĩnh vực cơ bản như: sức mạnh của nền kinh tế, các thị trường tài chính, thị
trường bảo hiểm, tín dụng, ngân sách, chỉ số nợ quốc gia.
- Phạm vi về không gian:
Luận án nghiên cứu an ninh tài chính trong phạm vi nền kinh tế Việt Nam
- Phạm vi về thời gian:
Luận án tập trung nghiên cứu an ninh tài chính của Việt Nam từ 2011 đến nay
và định hướng tới năm 2030.
Khoảng thời gian 10 năm (2011-2021) là khoảng thời gian đủ dài để có thể
đánh giá về sự vận động, diễn biến, tình hình an ninh tài chính cũng như đánh giá kết
quả của các chính sách, các biện pháp đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam kể từ
sau khủng hoảng tài chính thế giới 2008. Từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp
đảm bảo an ninh tài chính gắn với định hướng phát triển ngành tài chính giai đoạn

2021-2030 và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội tới 2030.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận của luận án
Một là, luận án sử dụng cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, trong đó chú trọng lý luận về mối quan hệ giữa an ninh tài chính và sự ổn
định của q trình sản xuất và tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường.


5
Hai là, luận án kế thừa một số quan điểm, lý thuyết của các nhà kinh tế học,
các tổ chức có uy tín nghiên cứu về an ninh tài chính. Trong đó, đặc biệt là những
nghiên cứu của IMF về khung phân tích, đánh giá an ninh tài chính, những quan
điểm lý thuyết về an ninh tài chính của các ngân hàng trung ương, các nhà kinh tế
học trong và ngoài nước.
Ba là, luận án nghiên cứu và quán triệt quan điểm, đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực tài chính và an ninh tài chính.
4.2. Phương pháp nghiên cứu của luận án
Về phương pháp luận, luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin trong nghiên cứu về an ninh tài chính
trong nền kinh tế thị trường.
Về phương pháp nghiên cứu cụ thể, luận án sử dụng các phương pháp nghiên
cứu của chuyên ngành kinh tế chính trị gồm: phương pháp trừu tượng hóa khoa học,
logic kết hợp với lịch sử, hệ thống hóa, phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh,
sơ đồ hóa, biểu đồ hóa... để nghiên cứu làm rõ bản chất, nội dung và sự vận động của
đối tượng nghiên cứu là an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường. Những
phương pháp cụ thể này được áp dụng phù hợp theo mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ của
từng chương, tiết. Cụ thể:
Chương 1: Luận án chủ yếu sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích,
đánh giá tổng hợp kết quả nghiên cứu của các cơng trình trong và ngồi nước liên
quan đến đề tài luận án, rút ra các kết luận khoa học về kết quả đạt được, vấn đề đang

nghiên cứu và vấn đề chưa được nghiên cứu.
Chương 2: Luận án sử dụng phương pháp hệ thống hóa, trừu tượng hóa khoa
học, phân tích và tổng hợp, logic kết hợp với lịch sử để tìm hiểu khái niệm, vai trị,
nội dung, các nhân tố ảnh hưởng và các chỉ tiêu đánh giá an ninh tài chính; khái quát
một số bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới gắn với nội dung luận án.
Chương 3: Luận án sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh để đưa
ra những nghiên cứu định tính về tình hình an ninh tài chính của Việt Nam gồm: tính
ổn định, lành mạnh tài chính và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế;
khả năng quản lý, phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính;


6
khả năng hấp thụ, chống đỡ các cú sốc, qua đó làm rõ thực trạng nội dung nghiên
cứu. Đồng thời sử dụng phương pháp sơ đồ hóa, biểu đồ hóa để minh họa cho kết quả
nghiên cứu.
Về số liệu, dữ liệu: Luận án chủ yếu sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp được
công bố bởi các tổ chức uy tín trong nước và quốc tế như: IMF, World Bank, Bộ Tài
chính, Ngân hàng Nhà nước, Tổng cụ thống kê..; và kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học trong và ngoài nước như: các bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí
khoa học uy tín, các đề tài nghiên cứu cấp Bộ, cấp Nhà nước, các luận án tiến sĩ, các
sách chuyên khảo.
Chương 4: Luận án sử dụng phương pháp phân tích, dự báo để làm rõ bối
cảnh trong nước và quốc tế tác động tới an ninh tài chính của Việt Nam.
Luận án cũng sử dụng phương pháp hệ thống hố và phân tích tổng hợp để
chỉ ra các quan điểm và giải pháp đảm bảo an ninh tài chính trong thời gian tới.
5. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, luận án xây dựng khung lý luận rõ hơn về an ninh tài chính trong điều
kiện kinh tế thị trường. Trong đó, luận án làm rõ khái niệm, sự cần thiết, nội dung, các
nhân tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính dưới góc độ kinh tế chính trị và đưa ra được hệ
tiêu chí đánh giá an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường.

Thứ hai, luận án phân tích, đánh giá khách quan thực trạng an ninh tài chính
của Việt Nam giai đoạn 2011-2021 trên các nội dung quan trọng như: tính ổn định,
lành mạnh tài chính và hiệu quả trọng phân bổ nguồn lực cho nền kinh tế; năng lực
quản lý phòng ngừa rủi ro của cơ quan quản lý và các định chế tài chính; khả năng
hấp thụ và chống đỡ các cú sốc, từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và
nguyên nhân.
Thứ ba, luận án làm rõ bối cảnh trong nước và quốc tế tác động tới an ninh tài
chính của Việt Nam như: tác động của đại dịch Covid-19, tác động của quá trình hội
nhập, xu thế chuyển đổi số, những bất ổn và xung đột chính trị quốc tế, tồn cầu hóa và
sự phân chia thị trường, ảnh hưởng của các nước lớn; luận án cũng đưa ra 5 quan điểm
về đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam; từ đó luận án đề xuất 4 nhóm giải pháp
nhằm đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam tới năm 2030. Các giải pháp gồm: nhóm


7
giải pháp nâng cao tính ổn định, lành mạnh tài chính và hiệu quả phân bổ nguồn lực;
nhóm giải nâng cao năng lực quản lý, phòng ngừa rủi ro; giải pháp về hoàn thiện cơ chế
hấp thụ và chống đỡ các cú sốc; giải pháp thiết lập nền tảng tài chính số và phát triển hạ
tầng tài chính hiện đại trong điều kiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
6. Ý nghĩa của luận án
6.1. Ý nghĩa về mặt lý luận
Luận án góp phần bổ sung, làm rõ hơn lý luận về an ninh tài chính của Việt
Nam, đặc biệt là an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường. Đây là vấn đề
mới, nhìn chung chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu tồn diện cả về lý luận và thực
tiễn đầy đủ dưới góc độ kinh tế chính trị.
6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
nhằm phục vụ nghiên cứu và giảng dạy Kinh tế chính trị, đồng thời là tài liệu có thể
tham khảo đối với các cơ quan liên quan trong tham mưu, hoạch định các chính sách
nhằm đảm bảo an ninh tài chính của Việt Nam trong thời gian những năm tới.

7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, hình vẽ, bảng biểu minh
họa và phụ lục, nội dung luận án được kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.


8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CĨ LIÊN QUAN
ĐẾN AN NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. NHỮNG CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NGỒI
NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN AN NINH TÀI CHÍNH TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG

1.1.1. Những cơng trình nghiên cứu bàn về khái niệm, nội dung, các nhân
tố ảnh hưởng tới an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường
Tác giả Tào Hữu Phùng (2004) trong “An ninh tài chính quốc gia. Lý luận –
Cảnh báo – Đối sách” [46] đã phân tích làm rõ nhiều nội dung lý luận về an ninh tài
chính trong phát triển và hội nhập quốc tế.
Tác giả đã xây dựng định nghĩa về an ninh tài chính, đó là mộ trạng thái tài
chính ổn đinh, an tồn, vững mạnh và khơng bị khủng hoảng. Từ đó tác giả phân tích
nội hàm, bản chất của an ninh tài chính. Theo tác giả, an ninh tài chính có thể được
phân theo cấp hay pham vi quản lý, theo lĩnh vực, theo phạm vi địa lý, theo tính chất
hay theo mức độ. Trong cơng trình nghiên cứu của mình tác giả đã xây dựng khung
lý luận làm cơ sở nghiên cứu, đánh giá an ninh tài chính và đảm bảo an ninh tài chính,
xây dựng hệ thống các tiêu thức chuẩn mực nghiên cứu và đánh giá an ninh tài chính,
hệ thống các cơng cụ đảm bảo an ninh tài chính, cơ sở xác định hành lang an tồn và
khả năng bảo đảm an ninh tài chính: an ninh tài chính vĩ mơ, an ninh tài chính khu
vực doanh nghiệp, an ninh tài chính trong khu vực tín dụng – ngân hàng, an ninh tài
chính trong lĩnh vực đầu tư, an ninh tài chính trong lĩnh vực tài chính đối ngoại, an

ninh tài chính đối với luân chuyển các luồng vốn trên thị trường tài chính.
Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích những cơ hội và thách thức của tồn cầu
hóa, tự do hóa đối với an ninh tài chính quốc gia. Theo tác giả tồn cầu hóa và tự do
hóa là tất yếu khách quan, song bí quyết thành cơng là phải hội nhập có điều kiện,
bước đi và lộ trình phù hợp. Đối với an ninh tài chính, mặt trái của tồn cầu hóa và
tự do hóa kinh tế - tài chính là: dễ gây ra khủng hoảng tài chính nếu tự do hóa khơng


9
được tiến hành theo những bước hợp lý và thiếu đồng bộ với những chính sách kinh
tế vĩ mơ khác; thị trường tài chính trong nước có thể bị thao túng bởi các thế lực bên
ngồi, tội phạm tài chính có thể xuất hiện nhiều và phức tạp hơn. Tác giả đã tổng kết
5 nguy cơ chủ yếu mà toàn cầu hóa và tự do hóa kinh tế - tài chính tạo ra đối với an
ninh tài chính là: (1) nguy cơ mất giá nội tệ do chính sách tỷ giá hối đối khơng hợp
lý và nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng chuyển vốn ra nước ngoài; (2) nguy cơ tiền tháo
chạy do thiếu các biện pháp kiểm soát dòng vốn ngắn hạn; (3) nguy cơ vỡ nợ do sử
dụng tiền vay ngắn hạn vào đầu tư dài hạn; (4) nguy cơ lây nhiễm khi nền kinh tế
quốc gia chịu những cú sốc tài chính từ bên ngồi, nhất là những cuộc khủng hoảng
tài chính – tiền tệ. Nguy cơ này cao hay thấp phụ thuộc vào “sức đề kháng” của mỗi
nước dựa vào thực lực kinh tế - tài chính và mức độ đúng đắn của các chính sách kinh
tế vĩ mô; (5) nguy cơ mất chủ quyền khi chính phủ có thể phải hy sinh một số mục
tiêu chiến lược để đối phó với các nguy cơ khi thực hiện tự do hóa tài chính, đồng
thời giảm khả năng độc lập trong hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội, nhất là
khi xảy ra khủng hoảng tài chính.
Phan Thị Bích Nguyệt (2006) trong Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Kiểm
soát an ninh tài chính nhằm giảm thiểu rủi ro quốc gia trong tiến trình hội nhập kinh
tế của Việt Nam”[44] đã chỉ ra rằng, muốn đảm bảo an ninh tài chính thì cần phải
nắm bắt được các nguyên nhân sâu xa gây ra bất ổn tài chính để từ đó có thể áp dụng
hàng loạt các giải pháp một cách liên tục và có hệ thống.
Tác giả cũng nhấn mạnh cần phải kiểm sốt an ninh tài chính trong tiến trình

hội nhập kinh tế quốc tế, vì quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là tự do hóa tài
chính các nước sẽ phải đối mặt với rủi ro tài chính ngày càng cao và khủng hoảng tài
chính trở thành mối đe dọa thường trực. Từ đó, tác giả phân tích những tác động của
hội nhập kinh tế quốc tế tới an ninh tài chính trên các lĩnh vực: tác động tới nguồn thu
NSNN, tới cán cân vãng lai, rủi ro với các khoản nợ nước ngồi khơng kiểm sốt…
Tào Khánh Hợp (2008) trong “An ninh tài chính nhà nước của Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” [21] đã có những phân tích về khái niệm an ninh
tài chính nói chung. Trong đó, tác giả đã đưa ra được khái niệm an ninh tài chính mà
theo đó đã được nhiều nhà nghiên cứu đồng tình và thường xuyên trích dẫn trong các


10
cơng trình nghiên cứu. Theo tác giả, an ninh tài chính có thể được hiểu là sự ổn định,
an tồn và phát triển vững mạnh của nền tài chính quốc gia. Từ đó tác giả phân tích
rõ các thuật ngữ ổn đinh, an toàn, phát triển vững mạnh để làm rõ nội hàm của khái
niệm an ninh tài chính.
Phí Trọng Hiển (2009) trong “Ổn định tài chính”: các quan điểm và
phương pháp tiếp cận hiện nay [18] đã tiếp cận an ninh tài chính dưới thuật ngữ
“ổn định tài chính”. Trong đó tác giả đi sâu phân tích tính phức tạp, phạm vi bao
trùm của khái niệm ổn định tài chính, tác giả cũng chỉ ra khơng có khái niệm về
“ổn định tài chính tuyệt đối” cũng giống như khơng tồn tại con người có sức khỏe
ổn định tuyệt đối. Do đó, xem xét khái niệm ổn định tài chính, theo tác giả chỉ nên
đặt ra ở mức độ tương đối.
Trong nghiên cứu này tác giả phân tích 3 phương pháp tiếp cận với ổn định
tài chính gồm: phương pháp tiếp cận chính diện (Xác định ổn định tài chính),
phương pháp tiếp cận phản diện (Xác định mất ổn định tài chính) và phương pháp
tiếp cận hỗn hợp. Theo tác giả, khi nghiên cứu về ổn định tài chính cần chú ý đến
các đặc tính: sự đa dạng về tình trạng ổn định (không thể định nghĩa ở một dấu
hiệu duy nhất), tính tương đối của ổn định tài chính, nền tảng niềm tin đối với hệ
thống tài chính, khả năng hấp thụ các cú sốc của hệ thống tài chính… Cùng với

đó, tác giả cũng phân tích mối tương quan giữa trách nhiệm thực thi và phạm trù ổn
định tài chính. Theo đó, với những cách định nghĩa khác nhau – theo nghĩa hẹp và
rộng - về ổn định tài chính thì trách nhiệm của các nhà hoạch định, của ngân hàng
trung ương có những sự thay đổi. Tác giả cũng phân tích làm rõ mối quan hệ giữa
khái niệm ổn định tài chính và các khái niệm kinh tế khác như: ổn định tiền tệ, khủng
hoảng tài chính, rủi ro hệ thống, tính vững chắc tài chính, tính mỏng manh của hệ
thống tài chính và khả năng chống đỡ của hệ thống tài chính với các tác động và cú
sốc bên ngồi, từ đó làm rõ hơn về khái niệm ổn định tài chính.
Phan Thị Bích Nguyệt (2017) trong “Hội nhập quốc tế và sự cần thiết của
kiểm sốt an ninh tài chính”[43] đã chỉ ra rằng một hệ thống tài chính ổn định có thể
trở nên bất ổn nếu các chính sách kinh tế vĩ mơ khơng bền vững, các thỏa thuận dàn
xếp về tỷ giá thiếu tính tin cậy, giám sát tài chính yếu kém, tính minh bạch tài chính


11
không đầy đủ, kỷ luật thị trường trong khu vực ngân hàng và doanh nghiệp lỏng lẻo.
Do vậy, muốn đảm bảo nền tài chính an tồn, bền vững, cần nắm bắt được các nguyên
nhân sâu xa gây ra những bất ổn để có giải pháp ngăn chặn kịp thời các nguy cơ gây
tổn hại cho hệ thống tài chính trong điều kiện tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế.
Tác giả đã phân tích tác động của tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính đối với
an ninh tài chính quốc gia, từ đó chỉ ra những u cầu về kiếm sốt tài chính tại Việt
Nam. Trong cơng trình này, tác giả cũng xây dựng được hệ thống các tiêu chuẩn, chỉ
tiêu đánh giá an ninh tài chính: chỉ tiêu về nợ nước ngồi của quốc gia, khả năng đề
kháng của doanh nghiệp, mức rủi ro trong hoạt động của hệ thống ngân hàng, tác
động của thị trường tài chính…
Jean-Pierre Allegret, Bernard Courbis, Philippe Dulbecco (2003) trong
“Financial Liberalization and Stability of the Financial System in Emerging
Markets: the institutional dimension of financial crises” [78] (Tự do hóa tài chính
và sự ổn định của hệ thống tài chính ở các thị trường mới nổi: khía cạnh thể chế
của các cuộc khủng hoảng tài chính) đã chỉ ra kể từ cuối những năm 80, các nền

kinh tế mới nổi đã bắt đầu q trình tự do hóa tài chính. Theo các tác giả, q trình
tự do hóa tài chính cũng đi kèm với sự gia tăng đáng kể số cuộc khủng hoảng ngân
hàng, điều này đặt ra câu hỏi về sự phù hợp trong con đường mà các nước đã thực
hiện. Theo đó, các tác giả đã nghiên cứu tự do hóa tài chính và bất ổn ngân hàng
tiếp cận dưới góc độ thể chế.
Thứ nhất, việc bãi bỏ những quy định về khung lãi suất dẫn đến tăng mặt
bằng lãi suất. Do sự không phù hợp về kỳ hạn liên quan đến chức năng chuyển đổi
kỳ hạn của các trung gian ngân hàng, hoạt động của trung gian này có thể xấu đi
khi bãi bỏ các quy định dẫn đến tăng chi phí tái cấp vốn ngân hàng. Đồng thời, lãi
suất trên tài sản (lãi suất dài hạn) không phản ứng nhanh do thời hạn dài hơn.
Thứ hai, tự do hóa tài chính đi kèm với mở cửa hệ thống tài chính. Đối với
các ngân hàng, việc mở cửa hệ thống tài chính có tác dụng mang lại khả năng huy
động vốn trên thị trường chứng khoán nước ngồi: đó là hiện tượng sai lệch tiền tệ,
trong đó các khoản tín dụng được cấp được đảm bảo bằng các cam kết tiền tệ ngắn
hạn. Hiện tượng này là một yếu tố làm suy yếu trong trường hợp dòng vốn chảy ra


12
ngoài. Sự tồn tại của sự mất cân đối như vậy có thể giải thích cho các cuộc khủng
hoảng ngân hàng ở Chile (1981), Mexico (1995), Đông Nam Á (1997), Thổ Nhĩ Kỳ
(1994), cũng như ở các nước Bắc Âu vào đầu những năm 90.
Thứ ba, việc bãi bỏ quy định các khoản vay ngân hàng dẫn đến số lượng các
khoản vay ngân hàng thương mại cấp cho khu vực tư nhân tăng nhanh. Sự bùng nổ
cho vay phản ánh sự gia tăng rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại, sự dao
động lòng tin của các nhà đầu tư.
Aerdt Houben, Jan Kakes, Garry Schinasi (2004) “Toward a Framework for
Safeguarding Finacial Stability”[69], (Hướng tới một khuôn khổ để bảo vệ ổn định
tài chính), đây là một nghiên cứu của quỹ tiền tệ quốc tế IMF. Trong nghiên cứu này,
các tác giả đã xây dựng khung lý luận về ổn định tài chính, trong đó các nội dung
quan trọng như: mối quan hệ giữa tài chính và nền kinh tế thực, giữa tài chính và các

chính sách cơng, khái niệm về ổn định tài chính, định lượng về ổn định tài chính, xu
hướng của hệ thống tài chính thơng qua một số nghiên cứu kinh nghiệm. Trong nghiên
cứu này, các tác giả tiếp cận và đưa ra định nghĩa về ổn định tài chính một cách chính
diện, đó là một trạng thái của hệ thống tài chính có khả năng: (1) phân bổ các nguồn
lực một cách hiệu quả giữa các hoạt động và theo thời gian; (2) đánh giá và quản lý
rủi ro tài chính, và (3) hấp thụ các cú sốc. Theo các tác giả, ổn định tài chính là một
vấn đề phức tạp, cụ thể: Đánh giá ổn định tài chính khơng thể chỉ sử dụng một thước
đo định lượng duy nhất, ổn định tài chính là một vấn đề khó dự báo, chỉ có thể kiểm
sốt ổn định tài chính từng phần, các chính sách nhằm ổn định tài chính thường liên
quan đến sự đánh đổi giữa khả năng phục hồi và hiệu quả kinh tế, các chính sách để
ổn định tài chính có thể không nhất quán về thời gian.
Các tác giả đã chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng tới ổn định tài chính bao gồm
những nhân tố bên trong và bên ngồi hệ thống tài chính. Những nhân tố bên trong
liên quan đến: các tổ chức tài chính (thanh khoản, rủi ro hoạt động, tín dụng, chiến
lược kinh doanh…), các nhân tố về thị trường (hoạt động thị trường, thanh khoản thị
trường, sự lây nhiễm…) và hạ tầng (quy định pháp lý, giám sát, hiệu ứng domino…).
Những nhân tố bên ngoài như: rối loạn kinh tế vĩ mô (rủi ro kinh tế- môi trường, mất


13
cân đối chính sách…), rủi ro sự kiện (thảm họa thiên nhiên, sự kiện chính trị…). Việc
phân tích và đánh giá ổn định tài chính phải xem xét tới tất cả các yếu tố trên.
Garry Schinasi (2009) trong “Defining financial stability and a framework for
safeguarding it” [73] (Định nghĩa về ổn định tài chính và một khung khổ cho việc
đảm bảo ổn định tài chính) và “Safeguarding Financial Stability” - Theory and
Practice [74], (Bảo vệ ổn định tài chính” – Lý thuyết và thực tiễn) đã xây dựng định
nghĩa về ổn định tài chính dựa trên 3 đặc trưng quan trọng của nó: thứ nhất, hệ thống
tài chính phải tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả cho việc phân bổ nguồn lực; thứ
hai, phải dự báo và đánh giá được rủi ro tài chính trong tương lai và có giải pháp quản
lý kiểm soát phù hợp; thứ ba, hệ thống tài chính phải có khả năng chống chịu trước

những cú sốc về kinh tế và tài chính. Nếu một trong các yếu tố trên khơng được đảm
bảo, thì chắc chắn hệ thống tài chính sẽ rơi vào tình trạng mất ổn định.
Tác giả đã cũng đã xây dựng được khung lý thuyết để đánh giá ổn định tài
chính và sơ đồ hóa quy trình thực hiện đảm bảo ổn định tài chính, cũng như chỉ ra
những thách thức trong q trình đảm bảo ổn định tài chính từ q trình tự do hóa tài
chính, thách thức từ rủi ro của các phương thức giao dịch tài chính mới trên thị trường,
trên cơ sở đó tác giả đề xuất một số phương hướng, giải pháp trong việc đảm bảo ổn
định tài chính trên thị trường tài chính ở phạm vi quốc gia và quốc tế.
Viral V. Acharya và Matthew Richardson (2009) trong “Restoring Financial
Stability” – How to repair a failed system [85], (Phục hồi sự ổn định tài chính” –
Làm thế nào để sửa chữa một hệ thống thất bại), đã tập hợp nhiều nghiên cứu của bản
thân xoay quanh cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, trong đó các tác giả
cũng chỉ ra nguyên nhân của khủng hoảng tài chính chủ yếu từ lĩnh vực ngân hàng
do những tiêu chuẩn giám sát chưa đủ mạnh, việc sử dụng q mức địn bẩy tài chính,
sự nới lỏng các quy định về cho vay… Các tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm
tái thiết sự ổn định tài chính sau khủng hoảng như việc nhìn nhận lại vai trị của các
tổ chức tài chính, các vấn đề liên quan tới chính sách tăng trưởng tín dụng, tính minh
bạch. Ngoài ra, các tác giả cũng đưa ra những khuyến nghị về chính sách liên quan
tới những quy định về rủi ro hệ thống, vai trò của Cục Dự trữ liên bang Mỹ, những
sự chuẩn bị cho khủng hoảng trong tương lai.


14
Michelle Chan trong (2009) “Lessons Learned from the Financial Crisis:
Designing Carbon Markets for Environmental Effectiveness and Financial Stability”
[81], (Các bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính: Thiết kế các thị trường
khí nhà kính cho hiệu quả mơi trường và ổn định tài chính”. Nghiên cứu của tác giả
đã chỉ ra rằng, những thất bại pháp lý trên thị trường tài chính trong cuộc khủng hoảng
năm 2008 là lời cảnh báo trong việc cần ngăn chặn bong bóng đầu cơ quá mức, gây
ra rủi ro lớn cho hệ thống tài chính, từ đó tác giả nhấn mạnh sự cần thiết của các quy

định khắt khe hơn về tài chính. Bên cạnh đó, để đảm bảo tính tồn vẹn, hiệu quả về
mơi trường tài chính thì khơng chỉ quản lý tốt mà thị trường còn phải được thiết kế
đơn giản, nhỏ hơn và ổn định hơn.
Ashima Goyal (2010) trong “Regulatory Structure for Financial Stability and
Development”[70], (Cơ cấu pháp lý cho sự ổn định và phát triển tài chính) đã nghiên
cứu về ổn định tài chính dưới góc độ những quy định pháp lý, trong đó tập trung vào
những quy định trên thị trường tài chính. Theo tác giả, những quy định, chuẩn mực
về an tồn tồn cầu có thể thúc đẩy các cơng ty, tổ chức tài chính lựa chọn các chiến
lược an tồn hơn, khơng chấp nhận các chiến lược mạo hiểm.
Chris Brummer (2010) trong “Origins of the Financial Crisis and
International/National Responses: An Overview”[71], (Tổng quan về: Nguồn gốc
của khủng hoảng tài chính và phản ứng của các quốc gia/quốc tế) đã phân tích
tổng quan nguồn gốc của khủng hoảng tài chính 2008, trong đó chỉ ra các nguyên
nhân như mức lãi suất thấp đã tạo ra bong bóng tài sản, nhất là trong thị trường
nhà ở, việc sử dụng địn bẩy tài chính lớn đã làm tăng các sản phẩm tài chính dưới
mức an tồn từ các tổ chức tài chính. Nghiên cứu cũng chỉ ra các phản ứng ở cấp
độ quốc gia và quốc tế như việc cải tổ hệ thống tài chính, nâng cao các chuẩn mực
tài chính, tăng cường cơng tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo.
1.1.2. Những cơng trình nghiên cứu bàn về khung khổ và các tiêu chí đánh
giá an ninh tài chính trong điều kiện kinh tế thị trường
Trần Thọ Đạt và Tơ Trung Thành (2016) trong “An ninh tài chính tiền tệ
của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” [14] đã xây dựng được khái niệm
về an ninh tài chính, từ đó các tác giả phân tích nhiều nội dung về khủng hoảng


×