Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
KHẢO SÁT CHIỀU CAO XƯƠNG KẼ RĂNG VÙNG RĂNG HÀM LỚN
HÀM TRÊN VÀ KHOẢNG CÁCH TỪ CHÓP CHÂN RĂNG HÀM LỚN
HÀM TRÊN ĐẾN SÀN XOANG TRÊN PHIM CT CONEBEAM
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2020
Phan Thi Thanh Giang*, Nguyễn Thị Phương Anh*, Phạm Thanh Hải*
TÓM TẮT
7
Mục tiêu: Khảo sát khoảng cách từ chóp chân
răng hàm lớn hàm trên đến sàn xoang hàm và
chiều dài xương kẽ răng vùng răng hàm lớn hàm
trên bằng phim Conbeam CT tại Bệnh viện Đại
học y Hải Phòng. Đối tượng: 50 phim CT
conebeam của các bệnh nhân đến khám tại khoa
răng hàm mặt của Bệnh viện trường Đại học y
Hải Phòng. Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020.
Phương pháp: Nghiên cứu mơ tả cắt ngang. Kết
quả và kết luận: Chóp chân răng gần ngoài của
cả 4 răng hàm lớn hàm trên gần sàn xoang nhất
so với các chân còn lại của cùng một răng.
Khoảng cách từ chóp chân gần ngồi đến sàn
xoang của răng 16,17,26,27 lần lượt là
0.97±2.39; -0.55±2.17; 0.83±2.32; -0.12±1.89
(mm). Chóp của chân răng 6 xa sàn xoang hơn so
với răng 7. Chiều cao xương kẽ răng vùng răng
hàm lớn thứ nhất <10mm, chiếm 55,5%. Từ các
kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa
khoảng cách từ chóp răng hàm lớn hàm trên đến
sàn xoang và chiều cao xương kẽ của các răng
này có sự biến thiên giống nhau. Khoảng cách
này ngắn thì chiều cao xương kẽ cũng ngắn,
khoảng cách khoảng cách dài thì chiều cao
xương kẽ cũng dài.
*Trường Đại học Y Dược Hải Phòng
Chịu trách nhiệm: Phan Thi Thanh Giang
Email:
Ngày nhận bài: 28.01.22
Ngày phản biện khoa học: 25.3.22
Ngày duyệt bài: 17.5.22
48
Từ khoá: xương vùng kẽ răng hàm lớn hàm
trên, xoang hàm.
SUMMARY
SURVEY ON INTERDENTAL BONE
HEIGHT IN THE MAXILLARY
MOLARS AND ON DISTANCE FROM
THESE ROOT TIPS TO THE FLOOR
OF THE MAXILLARY SINUS ON
CONEBEAM CT FILM AT HOSPITAL
OF HAI PHONG MEDICAL
UNIVERSITY IN 2020
Objective: To investigate the distance from
the root tip of the maxillary molar to the floor of
the maxillary sinus and the length of the
interdental bone in the maxillary molar using
Conbeam CT film at Hai Phong Medical
University Hospital.
Subjects: 50 CT conebeam films of patients
who came to the dental department - Hospital of
Hai Phong Medical University. From September
2019 to March 2020
Methods: Cross-sectional descriptive study
Results and conclusions: The tips of the
mesolateral root of all 4 maxillary molars is
closest to the sinus floor compared with other
root tips of the same tooth. The distance from the
tip of the mesiolateral root to the sinus floor of
the tooth 16,17,26,27 is: 0.97±2.39, respectively;
-0.55±2.17; 0.83±2.32; -0.12±1.89 (mm). The tip
of root 16.26 is farther from the sinus floor than
tooth 17.27.
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022
The interdental bone height of the first molar
is <10mm. (55.5%). The results show that the
relationship between the distance from the tip of
the maxillary molars to the sinus floor and the
interdental bone height of these teeth has the
same variation. If this distance is short, the bone
height is also short; if the distance is long, the
bone height is also long.
Keywords: interdental bone of maxillary
maxillary teeth, maxillary sinus
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xoang hàm (XH) là một xoang nằm trong
hệ thống các xoang cạnh mũi, nằm trong thân
xương hàm trên.
XH là một hốc lớn hình tháp 3 mặt có
đỉnh hướng ra ngồi được tạo bởi mỏm gị
má, đáy ở trong được tạo bởi thành ngồi hốc
mũi (vách ngăn mũi-xoang). Ba mặt (thành)
của XH tương đối mỏng và tương ứng với
mặt ổ mắt (thành trên) mặt trước (thành
trước) và mặt gị má (thành sau). Mỗi xoang
có 4 bờ: trên, dưới, trước, sau và 5 ngách:
ngách dưới ổ mắt, ngách gò má, ngách huyệt
răng, ngách khẩu cái trên, ngách khẩu cái
dưới.
XH bắt đầu phát triển từ tháng thứ 3 của
thai kỳ, lúc đầu chỉ là một rãnh nhỏ thông
với rãnh sàng. Rãnh nhỏ này phát triển song
song với hệ thống răng và dần dần ăn sâu vào
xương hàm trên. Lúc mới sinh, cấu trúc này
chứa đầy dịch, trước 4-5 tháng tuổi XH vẫn
chưa thấy được trên phim X-quang. Sự tăng
trưởng của XH qua 2 giai đoạn: 0-3 tuổi và
7-13 tuổi. Ba năm đầu tiên sau sinh là giai
đoạn mở rộng của xoang hàm, khi trẻ 4 tuổi
bắt đầu thấy hình ảnh của xoang trên phim
X-quang. Khi trẻ được 6 tuổi thì XH phát
triển đầy đủ như xoang của người trưởng
thành.
Trong q trình phát triển của XH, có sự
khí hóa quan trọng đến phần dưới khi răng
vĩnh viễn mọc. Sự khí hóa có thể lan rộng
đến mức xoang tiếp xúc với chân răng qua
một lớp màng xương mỏng. Chính do sự khí
hóa này nên nền xoang có thay đổi. Từ lúc
mới sinh đến lúc 9 tuổi nền của XH nằm phía
trên nền hốc mũi 4mm, từ 9 tuổi, nền XH
nằm cùng bình diện với sàn hốc mũi, sau đó
nền XH tiếp tục tụt xuống nằm thấp hơn sàn
hốc mũi từ 1-5,5mm sau khi trẻ được 12 tuổi
Xương kẽ răng là vùng xương nằm giữa 2
răng, kéo dài từ mào xương ổ xuống hết phần
xương ổ răng. Đối với hàm trên vùng răng
sau thì xương kẽ răng kéo dài đến sàn xoang
hàm hoặc sát với sàn xoang hàm
Bệnh lí xoang hàm liên quan đến Đường
hô hấp, Dị ứng và các cơ quan lân cận như
Răng Hàm Mặt với các bệnh lý như: viêm
quanh cuống răng, Minivis nắn chỉnh răng
rơi vào lòng xoang, Vis implant rơi vào lòng
xoang.
Phim CT Conebeam là một phần mềm
chẩn đốn hình ảnh 3D đang được sử dụng
rộng rãi để khảo sát toàn bộ cấu trúc của
răng, xương và xoang hàm đồng thời giúp
các nhà lâm sàng đo đạc được kích thước
theo 3 chiều khơng gian của các cấu trúc
trên.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu với 2 mục
tiêu sau đây:
1. Khảo sát khoảng cách từ chóp chân
răng hàm lớn hàm trên đến sàn xoang hàm
2. Khảo sát chiều dài xương kẽ răng vùng
răng hàm lớn hàm trên
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Phim CTCB của bệnh nhân đến khám tại
Bệnh viện Đại học y Hải phòng từ tháng
9/2019 đến tháng 3/2020
49
Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
2. Tiêu chuẩn lựa chọn:
• Phim CTCB của bệnh nhân là người
Việt Nam
• Tuổi : từ 13 tuổi trở lên
• Có đủ các răng sau hàm trên
• Khơng có tiền sử chấn thương vùng
hàm mặt, khơng có bệnh lí vùng hàm mặt,
đặc biệt là các chấn thương và bệnh lí của
vùng răng hàm trên
• Chưa có bệnh lý vùng cuống cũng như
chưa phải điều trị nội nha vùng răng hàm lớn
hàm trên.
• Chưa can thiệp chỉnh nha ở răng hàm
trên
• Phim có hình ảnh xoang hàm, các răng
hàm rõ ràng
• Các răng hàm lớn khơng trồi ( mọc thụ
động) do mất răng đối diện ở hàm dưới
3. Tiêu chuẩn loại trừ: không đáp ứng
đầy đủ tiêu chuẩn lựa chọn
4. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt
ngang
5. Cỡ mẫu: 50 phim CTCB
6. Địa điểm nghiên cứu: khoa RHM bệnh
viện Đại học y Hải Phòng
7. Thời gian nghiên cứu: 9/2019-3/2020
8. Phần mềm đo: 3D imaging software
9. Thước đo: sử dụng thước đo trực tiếp
trên phần mềm
10. Xử lí số liệu: sử dụng phần mềm spps
20.0
11. Cách đo
B1: trên mặt phẳng axial di chuyển chuột
đến vùng răng hàm lớn hàm trên, điều chỉnh
mặt phẳng sagittal vng góc với mặt phẳng
cắn và song song với đường nối tâm các răng
hàm lớn
B2: mở mặt phẳng sagittal và tiến hành
đo. Tìm vị trí chân răng gần xoang nhất của
mỗi răng hàm lớn và đo khoảng cách từ chóp
chân răng đấy đến nền xoang
B3: di chuyển chuột tìm vị trí mào xương
ổ để đo chiều dài xương ổ răng ở vùng kẽ
răng 5,6 và kẽ răng 6,7
B4: thoát ra khỏi mặt phẳng sagittal
,chuyển sang mặt phẳng coronal. Tiến hành
đo khoảng cách từ chóp của chân răng gần
xoang nhất của mỗi răng đến sàn xoang
12. Cách khắc phục sai số:
• Sử dụng thống nhất 1 phần mềm để
đọc phim x quang
• Người nghiên cứu trực tiếp thu thập
thơng tin
• Tiến hành đo mỗi vị trí 3 lần rồi cộng
lại chia trung bình
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Biểu đồ 3.1: Phân bố mẫu theo giới
Nhận xét: trong số nghiên cứu có tỉ lệ nam chiếm 44%, nữ chiếm 56%
50
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022
Biểu đồ 3.2: Phân bố mẫu theo lứa tuổi
Nhận xét: trong các nhóm tuổi thì nhóm tuổi từ 20- 40 tuổi chiếm số lượng đông nhất
70%.
Biểu đồ 3.3: Phân loại chân răng gần xoang nhất trên mặt phẳng sagital
Nhận xét: Chân hàm ếch của răng 6 và chân ngoài gần của răng 7 gần sàn xoang nhất so
với các chân còn lại.
Biểu đồ 3.4: Phân loại chân răng gần xoang trên mặt phẳng coronal
51
Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHỊNG
Biểu đồ 3.5: Khoảng cách từ chóp răng 6,7 đến sàn xoang theo nhóm tuổi
Nhận xét: Đối với răng 6 thì khoảng cách từ chóp chân ngồi xa của nhóm tuổi 0 và từ
chóp chân ngồi gần của nhóm tuổi 1,2 là ngắn nhất. Đối với răng 7 thì khoảng cách từ chóp
chân ngồi gần của tất cả các nhóm tuổi là ngắn nhất. Khoảng cách trung bình từ chóp các
chân răng của các răng tăng dần theo tuổi ngoại trừ chân hàm ếch của răng 6 và chân ngoài
gần của răng 7. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Tử Hùng và Nguyễn Văn Cát.
Biểu đồ 3.6 và 3.7: Phân loại chiều cao kẽ răng so với 10mm
52
TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022
Nhận xét: Chiều cao từ mào xương ổ đến
đáy xoang ở kẽ giữa răng 5 và răng 6 lớn hơn
10mm chiếm số lượng nhiều 52/100. Chiều
cao từ mào xương ổ đến đáy xoang ở kẽ răng
6 và răng 7 nhỏ hơn 10mm chiếm số lượng
nhiều 65/100, ngược lại với kẽ răng 5,6.
Nhìn tổng thể tất cả các kẽ răng thì chiều cao
từ mào xương ổ đến đáy xoang trong trường
hợp < 10mm chiếm số lượng nhiều 111/200
tương ứng 55.5%
Bảng 3.1: Phân loại chiều cao xương kẽ răng theo nhóm tuổi
Kẽ răng
Kẽ R 15,16
Kẽ R 16,17
Kẽ R 25,26
Kẽ R 26,27 Tổng
Phân loại 10mm <10 >10 10mm <10 >10 10mm <10 >10 10 <10 >10
<20tuổi
0
2
2
0
2
2
0
1
3
0
2
2
4
20-40
tuổi
1
17
17
0
22
13
0
20
15
0
26
9
35
>40 tuổi
0
3
8
0
6
5
1
3
7
1
7
3
11
Tổng
1
22
27
0
30
20
1
24
25
1
35
15
50
Nhận xét: Nhóm tuổi <20: khơng có sự
khác biệt về chiều cao xương kẽ răng giữa
nhóm < 10mm và nhóm > 10mm ( nhóm cịn
lại)
Nhóm tuổi 20-40: khơng có sự khác biệt
về chiều cao xương kẽ răng giữa nhóm <
10mm và nhóm > 10mm ở kẽ răng 15,16 và
25,26 nhưng lại có sự khác biệt ở kẽ răng
16,17 và kẽ răng 26,27. Chiều cao kẽ răng
26,27 và kẽ răng 16,17 < 10mm chiếm số
lượng lớn hơn nhóm cịn lại.
Nhóm tuổi >40: khơng có sự khác biệt về
chiều cao xương kẽ răng giữa nhóm < 10mm
và nhóm >10 mm ở kẽ răng 16,17 và kẽ răng
26,27 nhưng lại có sự khác biệt ở kẽ răng
15,16 và kẽ răng 25,26. Chiều cao kẽ răng
15,16 và kẽ răng 25,26 >10mm chiếm số
lượng lớn hơn nhóm cịn lại.
V. KẾT LUẬN
1. Khoảng cách từ chóp răng hàm lớn
hàm trên đến sàn xoang trên 2 mặt phẳng
sagital và coronal trên 50 phim CTCB của
bệnh nhân đến khám tại khoa Răng Hàm
Mặt bệnh viện đại học y Hải Phịng
- Chóp chân răng gần ngồi của cả 4 răng
hàm lớn hàm trên gần sàn xoang nhất so với
các chân còn lại của cùng một răng. Khoảng
cách từ chóp chân gần ngồi đến sàn xoang
của răng 16,17,26,27 lần lượt là 0.97±2.39; 0.55±2.17; 0.83±2.32; -0.12±1.89 (mm).
- Chóp của chân răng 6 xa sàn xoang hơn
so với răng 7. Khoảng cách của chóp răng
16,17,26,27 lần lượt là 1.11±2.68; 0.21±2.42;
1±2.71; 0.44±2.20 mm.
- Khoảng cách từ chóp chân răng của răng
hàm lớn hàm trên đến sàn xoang ở nữ giới
lớn hơn ở nam giới ở tất cả các chân răng.
- Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê khoảng cách từ chóp chân răng hàm lớn
53
Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
hàm trên đến sàn xoang giữa bên trái và bên
phải.
- Khoảng cách từ chóp chân răng hàm lớn
hàm trên đến sàn xoang thì tăng dần theo
theo nhóm tuổi.
2. Chiều cao xương kẽ răng vùng
răng hàm lớn hàm trên đo trên mặt phẳng
sagital của 50 phim CTCB của bệnh nhân
đến khám tại khoa Răng Hàm Mặt bệnh
viện đại học y Hải Phòng
- Chiều cao xương kẽ răng vùng răng hàm
lớn thứ nhất <10mm, với số lượng kẽ răng là
111, chiếm 55,5%.
- Chiều cao xương kẽ răng ở nữ giới lớn
hơn nam giới.
- Chiều cao xương kẽ răng ở nhóm tuổi từ
21-40 tuổi <10mm ở kẽ răng 16,17
(22/35,chiếm 63%) và 26,27 (26/35, chiếm
74%) và >10mm ở kẽ răng 15,16 (8/11,
chiếm 73%) và 25,26 (7/11,chiếm 64%)
trong nhóm tuổi 41-60 tuổi.
- Chiều cao xương kẽ răng 15,16 và 25,26
trong nhóm tuổi 21-40 tuổi , và chiều cao
xương kẽ răng 16,17 và 26,27 trong nhóm
54
tuổi 41-60 tuổi khơng có sự khác biệt có ý
nghĩa.
Từ các kết quả đã nêu trên cho thấy mối
quan hệ tỷ lệ thuận giữa khoảng cách từ chóp
răng hàm lớn hàm trên đến sàn xoang và
chiều cao xương kẽ của các răng này.
Khoảng cách này ngắn thì chiều cao xương
kẽ cũng ngắn, và ngược lại
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tử Hùng (2003), Giải phẫu răng,
NXB Y học, trang 186, 187, 189, 190, 193,
195, 199
2. Hồng Tử Hùng (2010), Mơ phôi răng
miệng, NXB Y học
3. Trịnh Văn Minh (1998). Giải phẫu đầu mặt
cổ, Giải phẫu người tập 1, NXB Y Học, tr
402-510.
4. Nguyễn Văn Cát (1977). “Hình thành và phát
triển răng”, Răng Hàm Mặt tập I, Nhà xuất
bản Y học, tr. 73-89.
5. Nguyễn Mạnh Hà (2013), Phẫu thuật trong
miệng - Tập 2, NXB GD, trang 57, 58, 59, 67,
69.