Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và điều trị bệnh viêm nha chu tấn công khu trú tại Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng năm 2020-2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.27 KB, 6 trang )

Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, X QUANG VÀ ĐIỀU TRỊ
BỆNH VIÊM NHA CHU TẤN CÔNG KHU TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HẢI PHÒNG NĂM 2020-2021
Phạm Văn Liệu*, Bùi Minh Khuê*, Phạm Thị Thanh Dung*.
TÓM TẮT

20

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm
lâm sàng, X quang và nhận xét kết quả điều trị
của những bệnh nhân viêm nha chu tấn công khu
trú đến khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y
Hải Phòng 2020-2021. Phương pháp nghiên
cứu: mô tả loạt ca, cách chọn mẫu thuận tiện, lựa
chọn bệnh nhân được chẩn đoán là bệnh viêm
nha chu tấn công khu trú. Điều trị bằng cách làm
sạch ổ viêm, ghép xương ổ răng bằng xương
nhân tạo, cố định răng 3 tháng. Kết quả: Trong
14 trường hợp viêm nha chu tấn cơng khu trú có
các triệu chứng điển hình như Viêm lợi, túi lợi
sâu, tiêu xương ổ răng tại vùng răng hàm lớn thứ
nhất (răng 6), mà nhiều nhất là 2 răng 6 hàm trên.
Các triệu chứng này cũng sảy ra ở vùng răng cửa
nhưng mức độ tiêu xương nhẹ hơn. Đặc biệt là
bệnh tiến triển rất nhanh và diễn ra ở người trẻ
tuổi dẫn đến người bệnh bị lung lay răng, miệng
hôi và mất răng sớm. Kết quả điều trị có 8 trường
hợp đạt kết quả tốt, 4 trường hợp đạt trung bình
và 2 trường hợp cho kết quả kém.


Từ khóa: Bệnh nha chu, tấn cơng, khu trú.

SUMMARY
RESEARCH CHARACTERISTICS OF
CLINICAL, X- RAY, AND TREATMENT

*Trường Đại học Y Dược Hải Phịng
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Liệu
Email:
Ngày nhận bài: 11.01.2022
Ngày phản biện khoa học: 19.3.2022
Ngày duyệt bài: 25.5.2022

140

OF INTENSE EACH REGION
PERIODONTITIS
AT HAI PHONG MEDICAL
UNIVERSITY HOSPITAL IN 2020 – 2021
Objective: The study aimed to describe
clinical, radiological characteristics and comment
on treatment results of patients with Intense each
region periodontitis who came for examination
and treatment at Hai Phong Medical University
Hospital 2020-2021. Research methods: case
series description, convenient sampling method,
selection of patients diagnosed with Intense each
region periodontitis. Treatment is by cleaning the
inflammation, grafting the alveolar bone with
artificial bone, fixing the tooth for 3 months.

Results: In 14 cases of Intense each region
periodontitis, there were typical symptoms such
as gingivitis, deep gingival pockets, alveolar
bone loss in the first molar tooth area (sixth
tooth), but at most 2 upper first molar teeth.
These symptoms also occur in the incisors but
the degree of bone loss is milder. Especially, the
disease progresses very quickly and occurs in
young people, leading to patients with loose
teeth, bad mouth and early tooth loss. Treatment
results have 8 cases with good results, 4 cases
with average results and 2 cases with poor
results.
Keywords: periodontitis, Intense, each region.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh viêm nha chu tấn công khu trú là
bệnh viêm tổ chức quanh răng thường xảy ra
ở người trẻ tuổi, khu trú ở một số răng, tốc


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

độ tiêu xương nhanh gấp 3-4 lần so với viêm
nha chu mạn, răng lung lay và mất răng sớm,
ảnh hưởng đến sức nhai [1] đến thẩm mỹ và
ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân. Trên thế
giới, Hiệp hội nha chu Thế Giới dùng thuật
ngữ viêm nha chu thanh thiếu niên khu trú để
mơ tả tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi hiện

tượng tiêu xương ổ nhanh chóng của răng
vĩnh viễn (1999), và gần đây thuật ngữ này
được đổi tên thành Viêm nha chu tấn công
khu trú [6]. Tại Việt nam, trong một điều tra
răng miệng ở các tỉnh phía bắc năm 1991 cho
thấy tỉ lệ người bị viêm quanh răng lứa tuổi
35-45 là 22,33%. Gần đây nhất theo số liệu
điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm
2001 của GS Trần Văn Trường và cộng sự
(2002), tỉ lệ người bị viêm lợi là 74,6%,
riêng lứa tuổi 35-44, tỉ lệ Viêm quanh răng là
29,7% [4]. Nguyễn Bích Vân, Nguyễn Thị
Bảo Đan (2015) [5], cho thấy các đặc điểm
của viêm nha chu tấn công khu trú thường
gặp là: tiêu xương và mất bám dính diễn ra
nhanh mà khơng có sự hiện diện của nhiều
mảng bám và vôi răng. Viêm nha chu tấn
công thường xảy ra ở người trẻ từ 10-30 tuổi,
thường là ở tuổi dậy thì, có liên quan với di
truyền. Các vi khuẩn thường gặp gồm có
Aggregatibacteria actinomycetemcom- itans
(trước đây là Actinobacillus actinomycetemcomitans). Những người mắc bệnh này có
các tế bào viêm hoạt động quá mức, sản xuất
ra một lượng lớn các cytokine và các enzyme
gây phá hủy mô nha chu nhanh chóng. Dạng
khu trú thường gặp ở răng cối lớn thứ nhất và
các răng cửa. Dạng toàn thể thường liên quan

với 3 răng khác ngoài răng hàm lớn thứ nhất
và các răng cửa.

Trong thực tế khám chữa bệnh tại bệnh
viện, những bệnh nhân mắc bệnh viêm quanh
răng khá phổ biến, nhất là viêm nha chu mạn
tính, tiếp đó là bệnh viêm nha chu tấn cơng
khu trú điển hình như trong mơ tả phân loại
của Thế giới và Việt Nam. Vì vậy, đề tài
“Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, X quang và
điều trị bệnh viêm nha chu tấn công khu trú
tại bệnh viện Đại học Y Hải Phòng 20202021” được nghiên cứu với mục tiêu sau:
1. Mô tả lâm sàng, X quang của bệnh
viêm nha chu tấn công khu trú ở bệnh nhân
đến khám bệnh và điều trị tại bệnh viện Đại
học Y Hải Phòng 2020 - 2021.
2. Nhận xét kết quả điều trị của những
bệnh nhân được nghiên cứu trên.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Bệnh nhân đến
khám và điều trị tại bệnh viện Đại học Y Hải
Phịng, được chẩn đốn là viêm nha chu tấn
cơng khu trú.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu loạt
ca, cách chọn mẫu thuận tiện, bệnh nhân
được khám lâm sàng, X quang chẩn đốn.
Sau đó được điều trị theo phương pháp bảo
tồn, lấy sạch tổ chức viêm và ghép xương ổ
răng bằng xương nhân tạo, cố định răng được
ghép xương với răng kế bên với thời gian 3
tháng. Nhận xét kết quả điều trị.
Các triệu chứng lâm sàng và X quang của
bệnh nhân được khám và thu thập vào hồ sơ

nghiên cứu.

141


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

Bảng 1: Bảng đánh giá kết quả điều trị theo các tiêu chí sau:
Tình trạng
Tình trạng
Tình trạng
Tình trạng
Mức/TC
lợi
răng
ăn nhai
hơi thở
Hết viêm,
Khơng hơi
Tốt
Túi lợi 1-2
Chắc
Bình thường
(Halimeter
mm
ppb < 40)
Cịn viêm ít ở
Trung
Hơi ít
lợi viền,

Lung lay độ 1
Tạm được
bình
(ppb:40 -69)
Túi 3-5 mm
Lợi cịn
Lung lay độ 2
Rất hơi
Kém
viêm, nề.
Khó khăn
trở lên
(ppb ≥ 70)
Túi ≥5 mm
(Halimeter: máy đo hơi miệng)

Hình ảnh X
quang
Xương OR
tái tạo bình
thường
Tái tạo được
≥ 60%
Tái tạo được
< 60%

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Lâm sàng và X quang:
Kết quả thu được trong 14 trường hợp được chẩn đoán là viêm nha chu tấn cơng khu trú,
có những đặc điểm về tuổi và giới như sau:

Bảng 2: Bảng phân bố các ca bệnh theo tuổi và giới
Tuổi / Giới
Nam
Nữ
Cộng
0-10
0
0
0
11-20
2
0
2
21-30
1
0
1
31-40
6
1
7
41-50
2
2
4
CỘNG
11
3
14
Nhận xét: trong 14 trường hợp được chẩn đoán là viêm nha chu tấn cơng khu trú theo

phân loại Quốc tế, có 7 trường hợp trong lứa tuổi 31- 40, nhiều nhất trong nhóm được nghiên
cứu.
Bảng 3: Bảng phân bố các triệu chứng lâm sàng nổi bật tại các vùng răng:
R cửa
R cửa
TC/vùng
R16
R26
R36
R46
R7
R5
trên
dưới
Viêm lợi
12
11
6
6
9
6
9
1
Lợi nề, dễ rỉ máu
9
9
5
5
7
5

6
1
Túi lợi ≥ 5 mm
12
11
6
6
9
6
9
1
Áp xe-rò mủ
3
3
2
1
2
2
2
0
Răng lung lay
2
2
1
1
4
3
2
0
độ 1


142


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

Độ 2
2
3
2
2
2
1
5
1
Độ 3
3
1
1
0
1
1
2
0
Độ 4
5
5
2
3
2

1
0
0
Hơi miệng
12
11
6
6
9
6
9
1
Nhận xét: trong 14 trường hợp, có tới 11-12 trường hợp bị viêm vùng răng 6 hàm trên. Tất
cả các trường hợp đều viêm lợi, túi lợi sâu, răng lung lay theo các độ và hôi miệng. Tiếp sau
là triệu chứng lợi nề đỏ dễ chảy máu, một số trường hợp có áp xe-rị mủ lợi.
Bảng 4: Bảng liệt kê mức độ tiêu xương tại các vùng răng trên phim X quang:
Cửa
Cửa
FILM/vùng
R16
R26
R36
R46
R7
R5
trên
dưới
4012
95%
95%

50%
4013
95%
95%
95%
95%
50%
70%
50%
4017
95%
95%
95%
95%
70%
95%
50%
4018
95%
95%
95%
70%
4024
95%
95%
95%
4029
50%
50%
70%

95%
25%
25%
70%
4031
70%
50%
4032
50%
M
M
50%
4033
70%
70%
50%
50%
35%
25%
35%
4034
25%
25%
50%
4035
35%
35%
25%
4036
70%

50%
50%
4038
50%
M
50%
50%
35%
35%
4039
35%
35%
25%
50%
(M: mất răng)
Nhận xét: trong 14 Film được đọc của 14 bệnh nhân, tất cả các vùng viêm được mơ tả
theo phân loại đều có sự tiêu xương từ mức độ 25% - 95%. Riêng vùng răng 6 hàm trên bị
tiêu xương nhiều nhất.

Hình 1: Tiêu xương quanh răng 26

Hình 2: Sau điều trị răng 26
143


Công trình nghiên cứu KHOA HC TRNG I HC Y DƯỢC HẢI PHÒNG

2. Nhận xét kết quả điều trị của những bệnh nhân được nghiên cứu:
Tất cả 14 trường hợp đều được điều trị theo phương pháp phẫu thuật nha chu, mở bộc lộ
vùng viêm, lấy hết tổ chức viêm và tổ chức cao răng, làm sạch và ghép xương nhân tạo, cố

định răng vùng viêm với răng lành. Hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc, theo dõi 3 tháng,
kiểm tra mỗi tháng 1 lần.
Bảng 5: Kết quả điều trị
Các tiêu chí về lâm
Tiêu chí về xương
Mức/TC
Cộng
sàng
theo X quang
Tốt
8
8
8
Trung bình
4
4
4
Kém
2
2
2
Cộng
14
14
14
Nhận xét: trong 14 trường hợp được nghiên cứu, trường hợp nào sau ghép xương 3 tháng
mà có sự tái tạo xương tốt thì khỏi bệnh, có 2 trường hợp khơng tái tạo được xương nên các
bệnh cảnh lâm sàng vẫn rõ.
IV. BÀN LUẬN
Theo phân loại Quốc tế 1999, bệnh viêm

nha chu tấn công là một trong 8 loại viêm
nha chu. Bệnh có thể ở dạng khu trú hoặc
tồn thể. Dạng khu trú thường gặp ở răng
hàm lớn thứ nhất và các răng cửa. Dạng toàn
thể thường liên quan với 3 răng khác ngoài
răng cối lớn thứ nhất và các răng cửa. Bệnh
thường xảy ra ở người trẻ từ 10-30 tuổi [6].
Trong nghiên cứu này, có sự phù hợp về
vùng tổn thương. Nhưng khi bệnh nhân đến
khám thì bệnh đã nặng hơn và có sự lan sang
răng 7 kế bên và lứa tuổi có lui về lứa tuổi
31-40.
Trong 14 trường hợp, có tới 11-12 trường
hợp bị viêm vùng răng 6 hàm trên. Tất cả các
trường hợp đều viêm lợi, túi lợi sâu, răng
lung lay theo các độ và hôi miệng. Tiếp sau
là triệu chứng lợi nề đỏ dễ chảy máu, một số
trường hợp có áp xe-rị mủ lợi. Các triệu
144

chứng này rất phù hợp với bệnh cảnh của
viêm nha chu tấn cơng, phù hợp với nhận xét
của Nguyễn Bích Vân, Nguyễn Thị Bảo Đan
[5].
Trong 14 Film được đọc của 14 bệnh
nhân, tất cả các vùng viêm được mô tả theo
phân loại đều có sự tiêu xương từ mức độ
25%-95%. Riêng vùng răng 6 hàm trên bị
tiêu xương nhiều nhất, một số trường hợp sự
tiêu xương lan sang cả răng 7 kế bên, cá biệt

có 1 trường hợp có sự tiêu xương lan sang
răng 5 kế bên. Có lẽ vì bệnh nhân đến khám
khi bệnh đã nặng, cho nên cần phải có sự
tuyên truyền và phát hiện sơm về bệnh để
điều trị kịp thời.
Về kết quả điều trị, đề tài được áp dụng
phương pháp điều trị làm sạch ổ viêm và
ghép xương ổ răng bằng xương nhân tạo, cố
định răng được ghép xương với các răng kế
bên [2]. kết quả điều trị của 14 trường hợp,


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 515 - THÁNG 6 - SỐ ĐẶC BIỆT - PHẦN II - 2022

có 8 trường hợp đạt kết quả tốt, 4 trường hợp
đạt trung bình vì sự tái tạo xương ổ răng chỉ
ở mức 70%, và 2 trường hợp cho kết quả
kém vì không thấy tái tạo xương, răng lung
lay và rụng. Một số tác giả nghiên cứu trước
đây cũng có nhận xét về tỷ lệ thành công
trong điều trị bệnh viêm nha chu tấn công
với kết quả tương tự [3]. Tuy nhiên, cũng cần
phải lưu ý đến tình trạng vệ sinh răng miệng
của bệnh nhân và năng lực điều trị đối với 2
trường hợp thất bại này.
V. KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu bệnh viêm nha chu tấn
công khu trú đối với 14 trường hợp cho thấy
các triệu chứng điển hình như Viêm lợi, túi
lợi sâu, tiêu xương ổ răng tại vùng răng hàm

lớn thứ nhất, mà nhiều nhất là 2 răng hàm
lớn thứ nhất hàm trên. Các triệu chứng này
cũng sảy ra ở vùng răng cửa nhưng mức độ
tiêu xương nhẹ hơn. Đặc biệt là bệnh tiến
triển rất nhanh và diễn ra ở người trẻ tuổi dẫn
đến người bệnh bị lung lay răng, miệng hôi
và mất răng sớm.
2. Phương pháp điều trị làm sạch ổ viêm
và ghép xương nhân tạo, kết quả điều trị của
14 trường hợp, có 8 trường hợp đạt kết quả
tốt, 4 trường hợp đạt trung bình và 2 trường

hợp cho kết quả kém. Những trường hợp có
kết quả tốt là những trường hợp được chẩn
đoán sớm, mức độ tiêu xương cịn ít và điều
trị kịp thời. Vậy rất cần thiết phải đi khám
răng định kỳ để phát hiện bệnh và điều trị
sớm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Tử Hùng và cộng sự (2003). Giải
phẫu răng. NXB Y học chi nhánh TP. Hồ Chí
Minh.
2. Lê Đức Lánh (2014) “Vật liệu cấy ghép”
Cấy ghép nha khoa. NXB Y học chi nhánh
TP. Hồ Chí Minh 2014. Tr. 29-48.
3. Đỗ Quang Trung (2000), “Bệnh học quanh
răng”, Bài giảng răng hàm mặt, Đại học Y Hà
Nội, Nhà xuất bản Y học 2000, tr. 27- 32.
4. Trần Văn Trường và cộng sự (2002). Điều
tra sức khỏe răng miệng tồn quốc. NXB Y

học.
5. Nguyễn Bích Vân, Nguyễn Thị Bảo Đan
(2015). “Phân loại bệnh nha chu”, “Giải phẫu
học nha chu”, Nha chu học tập 1, NXB Y học
chi nhánh TP. Hồ Chí Minh. Tr.1-44. Tr.127140.
6. N. Geurs, V. Lacono (2014), “American
Academy of Periodontology Task Force
Report on the Update to the 1999
Classification of Periodontal Diseases and
Conditions”. Journal of periodontology.

145



×