Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Kết quả sớm phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng nối máy điều trị ung thư trực tràng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.04 KB, 5 trang )

HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT
ĐẠI TRỰC TRÀNG NỐI MÁY ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRỰC TRÀNG
Đào Quang Minh*, Nguyễn Văn Phước*,
Nguyễn Thành Vinh*, Phạm Văn Biên*
TÓM TẮT

3

Mục tiêu: Đánh giá kết quả sớm của phẫu
thuật nội soi cắt đại trực tràng nối máy điều trị
ung thư trực tràng 1/3 trên và 1/3 giữa tại Bệnh
viện Thanh Nhàn.
Đối tượng và phương pháp: - Gồm 45 BN
UTTT đoạn trên và giữa cách rìa hậu mơn trên 5
cm, được điều trị phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại
trực tràng sử dụng máy cắt – nối tại bệnh viện
Thanh Nhàn từ 1/2017 đến 5/2020.
Kết quả: Thời gian mổ trung bình là 153,8 ±
28,9 phút. Bệnh nhân trung tiện thường trong
vòng 3 ngày sau mổ (46,7%). Thời gian hậu phẫu
trung bình là 15,5 ± 6,2 ngày, chỉ gặp biến chứng
nhiễm trùng vết mổ 13,3%.
Kết luận: Việc ứng dụng máy cắt – nối trong
phẫu thuật UTTT đạt hiệu quả không chỉ an tồn
về mặt ung thư học và ngoại khoa mà cịn góp
phần nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân.

SUMMARY
EARLY RESULTS OF LAPAROSCOPIC


COLORECTAL CANCER SURGERY
Objectives: To evaluate the early results of
laparoscopic colectomy with machine-connected
colorectal cancer treatment for upper third and
middle third of rectal cancer at Thanh Nhan
Hospital.
*Bệnh viện Thanh Nhàn
Chịu trách nhiệm chính: Phạm Văn Biên
Email:
Ngày nhận bài: 01/03/2022
Ngày phản biện khoa học: 01/06/2022
Ngày duyệt bài:01/07/2022

16

Subjects and methods: - Including 45
patients with cervical cancer in the upper and
middle segments more than 5 cm from the anal
margin, who were treated by laparoscopic
colorectal resection using a cutter - anastomosis
at Thanh Nhan hospital since January 2017. until
May 2020.
Results: The average surgery time was 153.8
± 28.9 minutes. Patients pass stool usually within
3 days after surgery (46.7%). The average
postoperative time was 15.5 ± 6.2 days, with only
13.3% complication of wound infection.
Conclusion: The application of the cuttingsplicing machine in colorectal cancer surgery is
not only safe in terms of oncology and surgery,
but also contributes to improving the quality of

treatment for patients.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư trực tràng (UTTT) là một trong
những bệnh thường gặp và chiếm khoảng
một nửa trong ung thư đại trực tràng [1].
Bệnh đang ngày càng tăng lên [2], [3], [4],
[5], [6]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO
2000) hàng năm trên thế giới có khoảng 10
triệu người bị ung thư, trong đó ung thư đại
trực tràng đứng hàng thứ 3.
Điều trị ung thư trực tràng là điều trị đa
mô thức với sự phối hợp của phẫu thuật, tia
xạ và các phương pháp tồn thân, trong đó
phẫu thuật đóng vai trị chính. Trước đây
phẫu thuật cắt trực tràng phá hủy cơ thắt hậu
môn đã trở thành phương pháp phẫu thuật
chính trong nhiều thập kỷ đối với UTTT giữa


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

và thấp, vì các tác giả tuân theo nguyên tắc
cắt xa bờ khối u ít nhất 5 cm. Tuy nhiên, xu
hướng điều trị triệt căn này đã làm cho tâm
lý bệnh nhân ln có cảm giác nặng nề, mất
đi đường tiêu hoá tự nhiên, phải mang hậu
môn nhân tạo suốt đời, Qua thập kỷ 70 và 80,
kỹ thuật cắt đoạn trực tràng nối ngay ngày
càng tỏ ra có hiệu quả. Ranh giới an tồn đã

được Dukes và William nghiên cứu kỹ qua
phẫu tích và quan sát vi thể và chứng minh
khoảng cách 2 cm được coi là khoảng cách
an toàn tối thiểu cho việc cắt đoạn trực tràng
(97,5% khơng có ung thư xâm lấn). Trước
thập kỷ 70 do khơng có máy nối, nối bằng
tay không thể thực hiện được do miệng nối
sâu và khung chậu hẹp (nhất là ở nam giới).
Các loại máy khâu nối hiện đại được chế tạo
vào năm 1973 tại Hoa Kỳ và ngày càng được
cải tiến đã thể hiện các ưu điểm là dễ thực
hiện, rút ngắn thời gian phẫu thuật, tăng khả
năng bảo tồn cơ thắt (BTCT) đặc biệt là các
miệng nối thấp, nên máy khâu nối ngày càng
được áp dụng trên lâm sàng. Trong suốt thời
gian dài, phẫu thuật mở vẫn là kinh điển
trong điều trị ngoại khoa ung thư trực tràng.
Song từ những năm đầu thập niên 1990 với
sự bùng nổ của phẫu thuật nội soi ổ phúc
mạc, phẫu thuật nội soi điều trị ung thư trực
tràng bắt đầu được áp dụng rộng rãi ở khắp
các trung tâm ngoại khoa trên thế giới, với
những ưu điểm đã được chứng minh như ít
gây thương tổn thành bụng, ít đau sau mổ,
giảm tỷ lệ nhiễm trùng, giảm thoát vị thành
bụng, rút ngắn thời gian nằm viện, phục hồi
sức khoẻ nhanh hơn, và có tính thẩm mỹ cao.
Đặc biệt, phương pháp phẫu thuật nội soi cho
phép tiếp cận vùng tiểu khung dễ dàng hơn
so với phẫu thuật mở ở những bệnh nhân ung


thư trực tràng nên ngày càng được áp dụng
một cách rộng rãi. Ở Việt Nam, phẫu thuật
nội soi có sử dụng máy khâu nối đại trực
tràng đã được áp dụng tại nhiều bệnh viện:
Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện 103, … trong
đó có Bệnh viện Thanh Nhàn. Cũng đã có
một số báo cáo tuy vậy chưa có nghiên cứu
nào đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi cắt
đoạn và nối máy trong ung thư trực tràng
đoạn 1/3 trên và giữa tại Bệnh viện Thanh
Nhàn. Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu
đề tài với mục tiêu sau: Đánh giá kết quả
sớm của phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng
nối máy điều trị ung thư trực tràng 1/3 trên
và 1/3 giữa tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng
- Gồm 45 BN UTTT đoạn trên và giữa
cách rìa hậu mơn trên 5 cm, được điều trị
phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại trực tràng sử
dụng máy cắt – nối tại bệnh viện Thanh
Nhàn từ 1/2020 đến nay.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu
mô tả hồi cứu kết hợp tiến cứu. Được tiến
hành từ tháng 1/2020 đến nay.
Cỡ mẫu thuận tiện.
2.2.2. Chỉ định:
BN được chẩn đoán UTTT đoạn 1/3 trên

và 1/3 giữa, đoạn từ trên 5cm từ bờ dưới u
tới rìa hậu mơn với mơ bệnh học là UTBM
tuyến.
Giai đoạn bệnh Dukes A, B, C.
BN được phẫu thuật có kế hoạch, theo
phương pháp cắt đoạn đại trực tràng nối máy,
có biên bản phẫu thuật chi tiết.
2.2.3. Quy trình phẫu thuật

17


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

Bệnh nhân được đặt tư thế sản khoa, chân
phải thấp hơn chân trái, đầu thấp 20 độ và
nghiêng phải 15 độ

Hình 1. Tư thế BN và vị trí đặt trocar.
- Phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng
(kiểu cắt trước – AR, và cắt trước thấp
LAR)

- Bước 5: Kiểm tra lại diện bóc tách,
cầm máu và dẫn lưu.
- Bước 6: Lấy bỏ bệnh phẩm, xả khí
CO2, đóng các lỗ trocar.
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
18


- Bước 1: Phẫu tích và tách phần đại tràng
sigma và trực tràng.
- Bước 2: Tiếp tục xác định các động
mạch sigma, động mạch mạc treo tràng dưới
và phẫu tích nhẹ nhàng để bộc lộ động mạch
mạc treo tràng dưới bằng kềm phẫu tích sau
đó dùng clip, Hemolock hay chỉ buộc để
khống chế và cắt động mạch này.
- Bước 3: Cắt mạc treo kết tràng sigma để
làm cho phần đại tràng này tự do bằng cách:
Ngay vị trí cắt của mạch máu tiến hành cắt
mạc treo đại tràng sigma và kết tràng xuống
về phía trái.
- Bước 4: Xác định vị trí cần cắt, dùng
dụng cụ cắt tự động gọi là GIA cắt ngang
trực tràng đoạn dưới u và mở bụng một
đường nhỏ để đưa khối u và đoạn đại tràng ra
để tiếp tục thì nối ruột bằng máy.

- Đặc điểm chung: Tuổi, giới, vị trí u,
kích thước u.
- Cận lâm sàng: Nội soi đại trực tràng ống
mềm có sinh thiết, giải phẫu bệnh trước mổ


TẠP CHÍ Y HỌC VIỆT NAM TẬP 517 - THÁNG 8 - SỐ ĐẶC BIỆT - 2022

qua sinh thiết nội soi, chụp CT ổ bụng, xét
nghiệm máu trước mổ….


III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 1. Đặc điểm chung
Tuổi
Giới
Vị trí u

Kích thước u so với lòng trực tràng

- Kết quả điều trị: Kết quả sớm (thời gian
trung tiện, đau sau mổ, biến chứng sớm, thời
gian nằm viện sau mổ).

64,5 ± 12,7
Nữ: 33,33%
Nam: 66,67%
5-10 cm:62,2%
≥10 cm:37,8%
≤ 1/4 chu vi: 11,1%
1/4 -1/2 chu vi: 35,4%
1/2- 3/4 chu vi: 31,2%
> 3/4 chu vi: 22,3%

Bảng 2: Ứng dụng PTNS điều trị ung thư trực tràng nối máy
Thời gian phẫu thuật
153,8 ± 28,9 phút (90-220 phút)
29mm: 77,8%
Máy nối sử dụng trong phẫu thuật
31mm: 22,2%
Số hạch vét được
12, 5 ± 5,5 (5 – 15 hạch)

<2cm: 0 %
Khoảng cách từ cực dưới u đến diện cắt
2-3 cm: 22,2%
3-4 cm: 28,9 %
>4 cm: 48,9 %
Tai biến trong mổ: 5 BN đều là chảy máu chiếm 11,1 %.
Bảng 3. Kết quả sớm
Bệnh nhân trung tiện thường trong vòng 3
Thời gian trung tiện
ngày sau mổ (46,7%).
Thời gian đau sau mổ
2,14 ± 0,83 ngày(1 - 6 ngày)
Biến chứng sớm
3 TH nhiễm khuẩn vết mổ
Thời gian nằm viện sau mổ
15,5 ± 6,2 ngày
IV. BÀN LUẬN
Qua nghiên cứu 45 trường hợp UTTT
đoạn 1/3 trên và 1/3 giữa được phẫu thuật nội
soi cắt đoạn đại trực tràng - nối máy, chúng
tôi rút ra một số kết luận sau.
Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

Tuổi, giới: Tuổi trung bình: 64,5 ± 12,7
tuổi, chủ yếu tuổi >40 (95,6%), tỷ lệ nam/ nữ
= 2/1.
Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng chưa phản ánh
chính xác mức độ xâm lấn thành trực tràng.
CEA có độ nhạy thấp nhưng có giá trị tiên
lượng và theo dõi trong UTTT.

19


HỘI NGHỊ KHOA HỌC BỆNH VIỆN THANH NHÀN LẦN THỨ VIII NĂM 2022

Giải phẫu bệnh: Chủ yếu là ung thư biểu
mô tuyến (100%).
Kết quả ứng dụng máy cắt nối trong
phẫu thuật.
Thời gian mổ trung bình là 153,8 ± 28,9
phút. Bệnh nhân trung tiện thường trong
vòng 3 ngày sau mổ (46,7%). Thời gian hậu
phẫu trung bình là 15,5 ± 6,2 ngày.
Phẫu thuật đảm bảo về mặt ung thư học.
Sử dụng máy cắt- nối đã thể hiện ưu điểm
ở những miệng nối thấp.
Phẫu thuật đã đảm bảo tính an tồn: Tai
biến trong mổ thấp, khơng có trường hợp nào
tử vong trong và sau mổ.
Chỉ gặp biến chứng nhiễm trùng vết mổ
13,3%.
Việc ứng dụng máy cắt – nối trong phẫu
thuật UTTT đạt hiệu quả khơng chỉ an tồn
về mặt ung thư học và ngoại khoa mà cịn
góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho
bệnh nhân.
V. KẾT LUẬN
Việc ứng dụng máy cắt – nối trong phẫu
thuật UTTT đạt hiệu quả không chỉ an tồn
về mặt ung thư học và ngoại khoa mà cịn

góp phần nâng cao chất lượng điều trị cho
bệnh nhân.
Có thể áp dụng phẫu thuật cắt đoạn đại
trực tràng và nối máy trong UTTT đoạn trên
và giữa, hiện nay bảo hiểm y tế đã thanh toán
máy nối và máy cắt trong phẫu thuật nội soi
do vậy bệnh nhân giảm được chi phí phẫu
thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Perez Lara JF, Navarro Pinero A, de la

20

2.

3.

4.

5.

6.

7.

8.

9.

Fuente Perucho A. (2004), Study of factors

related to quality of life in patients with
locally advanced rectal cancer. Rev Esp
Enferm Dig 2004, 96(11), 746-757
Đoàn Hữu Nghị, Phạm Hoàng Anh (1994),
Ung thư trực tràng trên người Hà nội. Tạp chí
ngoại khoa, (2), 27- 72.
Phạm Hoàng Anh, Trần Hồng Trường,
Nguyễn Hoài Nga và cs (1995) Ung thư ở
người Hà Nội 1994. Tạp chí y học thực hành.
Chuyên san ung thư học, Hà Nội, 96-98.
Akbari R.P., Wong W.D (2003), Endorectal
ultrasound and the preoperative staging of
rectal cancer. Sandivian Journal of Surgery,
92, 25-33.
Faivre CF., Maurel J., Benhamiche AM.,
Herbert C., et al (1999), Evidence of
improving survival of patients with rectal
cancer in France: a population based study.
Gut, 44, 377-381.
Kim D.G., Madoft R.D. (1998), Transanal
treatment of rectal cancer: Ablative methods
and open resection. Surgical oncology, 15,
101-113.
ASC. Cancer facts and figures 2008 (2009).
10.
13/01/2009,
/>ll/ 58/ 2/7>
Hiệp hội quốc tế chóng ung thư (UICC)
(1991), Ung thư đại trực tràng và hậu môn,
Ung thư học lâm sàng. Nhà xuất bản y học,

chi nhánh TP Hồ Chí Minh, 475 - 493.
Nguyễn Hồng Tuấn (1996), Đặc điểm lâm
sàng, mức độ xâm lấn di căn trên thương tổn
phẫu thuật và mô bệnh học của ung thư biểu
mô tuyến trực tràng. Luận văn thạc sỹ khoa
học y dược, Học viện quân Y.



×