Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong lắp đặt mặt dựng unitized tại dự án tòa nhà văn phòng thương mại becamex, công ty cổ phần BM windows

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.25 MB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG ĐỒN

CHU GIA KIÊN

CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG TRONG LẮP ĐẶT MẶT DỰNG
UNITIZED TẠI DỰ ÁN TỊA NHÀ
VĂN PHỊNG THƯƠNG MẠI BECAMEX,
CƠNG TY CỔ PHẦN BM WINDOWS

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ AN TOÀN
VÀ SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
Mã số: 834 04 17

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VŨ LIỆU

HÀ NỘI, NĂM 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ “Cơng tác quản lý an tồn vệ sinh
lao động trong lắp đặt mặt dựng Unitized tại dự án tòa nhà văn phịng
thương mại Becamex, cơng ty cổ phần BM Windows” là cơng trình nghiên
cứu độc lập do tác giả thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Trần Vũ Liệu.
Luận văn chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu nào. Các số
liệu, nội dung được trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ
ràng, hợp lệ và đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
Tơi xin chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung của luận văn thạc sĩ.
Tác giả luận văn

Chu Gia Kiên




LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng quý thầy,
cô giáo Trường Đại học Cơng đồn đã giúp đỡ, tận tình giảng dạy và tạo điều
kiện tốt trong suốt thời gian qua tôi học tập tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh
đạo và các thầy, các cô khoa Sau đại học, khoa An toàn lao động và sức khỏe
nghề nghiệp đã tận tâm truyền đạt tất cả các kiến thức chuyên ngành, các kỹ
năng sống, để tơi có nền tảng vững chắc, vận dụng các kiến thức đã học được
vào thực tế, cuộc sống.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giảng viên hướng dẫn TS.
Trần Vũ Liệu. Trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn, thầy
đã rất nhiệt tình dạy dỗ, giúp đỡ và hướng dẫn để tơi có thể hồn thành tốt
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo cơng ty Cổ phần
BM Windows cùng tồn thể đồng nghiệp đã ủng hộ, tạo mọi điều kiện giúp
đỡ tơi trong suốt thời gian tìm hiểu và hồn thành luận văn tại Công ty.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã đứng đằng sau là chỗ dựa vững
chắc kể cả về tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong thời gian học tập và thực
hiện luận văn này.
Mặc dù đã cố gắng để hồn thành khóa luận một cách tốt nhất, nhưng vẫn
cịn nhiều thiếu sót trong q trình trình bày và diễn giải báo cáo, tác giả rất
mong nhận được sự góp ý của q Thầy Cơ giáo để khóa luận hồn thiện hơn.
Trân trọng!


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu, hình, sơ đồ
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 2
4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2
5. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu .............................................................. 3
6. Kết cấu của luận văn ....................................................................................... 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN VỆ SINH
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THI CƠNG LẮP DỰNG KÍNH HỆ UNITZED
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG ........................................................................... 4

1.1. Tổng quan về hệ kính Unitized ................................................................. 4
1.1.1. Giới thiệu hệ mặt dựng kính Unitized....................................................... 4
1.1.2. Cấu tạo hệ mặt dựng Unitized................................................................... 4
1.1.3. Ứng dụng của hệ mặt dựng Unitized ........................................................ 5
1.1.4. Ưu và nhược điểm của hệ mặt dựng Unitized .......................................... 6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến đề tài .......... 7
1.2.1. Tại Albania ................................................................................................ 7
1.2.2. Tại Ấn độ................................................................................................... 8
1.2.3. Tại Singapore ............................................................................................ 9
1.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài ........................ 9
1.4. Tổng quan các phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro................. 10
1.4.1. Ý nghĩa của việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro ....................... 10
1.4.2. Một số phương pháp xác định nguyên nhân và nhận diện mối nguy ............. 11


1.5. Các bước đánh giá rủi ro và tiêu chí đánh giá ...................................... 13

1.5.1. Các bước đánh giá rủi ro ......................................................................... 13
1.5.2. Các tiêu chí ước lượng, đánh giá rủi ro................................................... 14
Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 16
Chương 2. THỰC TRẠNG CƠNG TÁC AN TỒN VỆ SINH LAO ĐỘNG
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BM WINDOWS ..................................................... 17

2.1. Giới thiệu về công ty ................................................................................ 17
2.2. Thông tin chung về dự án thực hiện nghiên cứu................................... 20
2.3. Thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động và những rủi ro tại dự
án Becamex ...................................................................................................... 22
2.3.1. Tình hình áp dụng tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an tồn ISO
45001:2018 ........................................................................................................ 22
2.3.2. Tình hình sử dụng lao động .................................................................... 23
2.3.3. Tình hình tai nạn lao động của công ty trong 5 năm gần đây ................. 26
2.3.4. Tổ chức kiểm sốt an tồn, sức khỏe, môi trường tại dự án ................... 29
2.3.5. Chế độ chính sách của cơng ty về an tồn vệ sinh lao động ................... 32
2.3.6. Lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động ................................................... 33
2.3.7. Công tác tự kiểm tra An toàn vệ sinh lao động....................................... 33
2.3.8. Phương tiện bảo vệ cá nhân .................................................................... 34
2.3.9. Cơng tác an tồn điện .............................................................................. 35
2.3.10. Cơng tác quản lý thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh
lao động ............................................................................................................. 38
2.3.11. Tuyên truyền, huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại dự án .............. 40
2.3.12. Thực trạng công tác văn hóa An tồn, vệ sinh lao động ....................... 44
2.3.13. Thực trạng kiểm sốt rủi ro cơng tác thi cơng lắp đặt hạng mục kính
mặt dựng hệ Unitized tại cơng ty cổ phần BM Windows ................................. 46
2.3.14. Những điểm mạnh và hạn chế trong cơng tác an tồn vệ sinh lao động
đã và đang thực hiện tại công ty cổ phần BM Windows, dự án tòa nhà văn
phòng Becamex ................................................................................................. 54



Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 57
Chương 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH
LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI CƠNG TÁC LẮP KÍNH MẶT DỰNG HỆ UNITIZED
TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN BM WINDOWS ..................................................... 59

3.1. Thứ tự ưu tiên kiểm soát rủi ro .............................................................. 59
3.2. Các giải pháp kỹ thuật ............................................................................. 61
3.2.1. Giải pháp phòng ngừa rủi ro ngã cao ...................................................... 61
3.2.2. Giải pháp kiểm soát rủi ro vật rơi ........................................................... 66
3.2.3. Giải pháp gia cố và cố định khung chân Gondola .................................. 68
3.3. Các giải pháp về tổ chức, hành chính..................................................... 71
3.4. Các giải pháp về phương tiện bảo vệ cá nhân ....................................... 72
3.4.1. Giải pháp về dây an toàn toàn thân chống sốc ........................................ 72
3.4.2. Giải pháp giảm thiểu chấn thương cho đầu gối ...................................... 73
3.5. Đề xuất giải pháp đánh giá rủi ro mới cho cơng tác lắp kính mặt
dựng hệ Unitized và các giải pháp an toàn kèm theo .................................. 74
3.5.1. Cơ sở đánh giá rủi ro ............................................................................... 75
3.5.2. Đánh giá các nguy cơ mất an tồn đối với cơng việc lắp đặt kính
Unitized tại cơng trường xây dựng dự án tịa nhà trung tâm thương mại và
dịch vụ Becamex theo phương pháp mới.......................................................... 76
3.5.3. Nhận xét và đề xuất giải pháp kiểm soát rủi ro cho hạng mục lắp đặt
kính unitized ...................................................................................................... 80
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 90


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt

ATVSLĐ:

An toàn vệ sinh lao động

ATSKNN:

An toàn sức khỏe nghề nghiệp

BCH:

Ban chỉ huy

BNN:

Bệnh nghề nghiệp

BHLĐ:

Bảo hộ lao động

BLĐTBXH:

Bộ lao động thương binh xã hội

BXD:

Bộ xây dựng

CSSX:


Cơ sở sản xuất

CHCN:

Cứu hộ cứu nạn

NLĐ:

Người lao động

NSDLĐ:

Người sử dụng lao động

PCCC:

Phòng cháy chữa cháy

PTBVCN:

Phương tiện bảo vệ cá nhân

QLRR:

Quản lý rủi ro

TNLĐ:

Tai nạn lao động


TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

Tiếng Anh
HSE: Health – Safety – Environment (Sức khỏe – An tồn – Mơi trường)
ILO: International labour organization (Tổ chức lao động quốc tế )
ISO: International standazide organization (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế)
PPE: Personal Protective Equipment (Phương tiện bảo vệ cá nhân)
TBM: Toolbox meeting (cuộc họp triển khai công việc ngắn hàng ngày)
OH&S: Ocupational health and safety (an toàn và sức khỏe nghề nghiệp)


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng
Bảng 1.1. Tần suất xảy ra rủi ro ........................................................................ 14
Bảng 1.2. Hậu quả thương tật ........................................................................... 14
Bảng 1.3. Tính mức độ rủi ro ............................................................................ 15
Bảng 1.4. Quy định mức rủi ro (C) ................................................................... 15
Bảng 2.1. Lực lượng lao động phân theo giới tính ........................................... 23
Bảng 2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi.............................................. 24
Bảng 2.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chun mơn đầu năm 2022.... 25
Bảng 2.4. Thống kê số sự cố liên quan đến an tồn của cơng ty từ năm 2017- 2021 ... 28
Bảng 2.5. Ma trận lựa chọn phương tiện bảo vệ cá nhân.................................. 35
Bảng 2.6. Một số thiết bị sử dụng ..................................................................... 48
Bảng 2.7. Rủi ro hạng mục lắp kính Unitized................................................... 49
Bảng 2.8. Rủi ro và mức độ rủi ro tương ứng công ty đang áp dụng ............... 51
Bảng 2.9. Đánh giá mức độ rủi ro hạng mục lắp kính Unitized hiện tại cơng ty
đang áp dụng .................................................................................... 52
Bảng 3.1. Bảng tra lực đứt tối thiểu của cáp ..................................................... 65

Bảng 3.2. Thông số kĩ thuật Gondola ............................................................... 69
Bảng 3.3. Rủi ro trong q trình thi cơng gondola ........................................... 69
Bảng 3.4. Tần suất xảy ra sự cố (A).................................................................. 75
Bảng 3.5. Hậu quả (B)....................................................................................... 75
Bảng 3.6. Mức độ rủi ro .................................................................................... 76
Bảng 3.7. Đánh giá rủi ro theo phương pháp tác giả đề xuất............................ 76
Bảng 3.8. Giải pháp kiểm soát rủi ro và phân công thực hiện .......................... 81
Biểu đồ
Biểu đồ 2.1. Lao động theo giới tính ................................................................ 24
Biểu đồ 2.2. Lực lượng lao động phân theo độ tuổi ......................................... 25
Biểu đồ 2.3. Lực lượng lao động phân theo trình độ chuyên môn ................... 26
Biểu đồ 3.1.Mức độ rủi ro trong lắp đặt mặt dựng Unitized ............................ 80


DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình
Hình 1.1. Hệ mặt dựng Unitized ......................................................................... 4
Hình 1.2. Cấu tạo hệ kính Unitized ..................................................................... 5
Hình 1.3. Dự án trụ sở tập đoàn Viettel và Dự án IFC one Sài Gịn .................. 6
Hình 1.4. Dự án Imperia Hải Phòng và Dự án Metropolis Hà Nội .................... 6
Hình 2.1. Tồn cảnh nhà máy chi nhánh Bình Dương cơng ty cổ phần BM
Windows ........................................................................................... 17
Hình 2.2: Phối cảnh dự án Văn phịng Thương mại Dịch vụ Becamex Bình
Dương ............................................................................................... 20
Hình 2.3. Hình dự án Văn phịng Thương mại Dịch vụ Becamex Bình Dương
đang triển khai lắp đặt ...................................................................... 21
Hình 2.4. Dự án Văn phịng Thương mại Dịch vụ Becamex Bình Dương ...... 22
Hình 2.5. Chứng nhận ISO 45001:2018 của cơng ty BM Windows ................ 22
Hình 2.6. Buổi Site Walk kiểm tra an toàn vệ sinh lao động định kỳ .............. 34
Hình 2.7. Phương tiện bảo vệ cá nhân cơ bản của cơng nhân, giám sát, giám

sát an tồn lần lượt từ trái qua phải. ................................................. 34
Hình 2.8. Kiểm tra thiết bị điện đầu vào ........................................................... 36
Hình 2.9. Mã màu tem kiểm tra thiết bị điện hàng tháng ................................. 36
Hình 2.10. Dây điện 3 lõi, 2 lớp cách điện được sử dụng tại dự án ................. 37
Hình 2.11. Ổ cắm cơng nghiệp sử dụng tại dự án............................................. 37
Hình 2.12. Hộp nguồn di động có ELCB chống rị điện................................... 37
Hình 2.13. Máy cắt cầm tay lắp đặt đầy đủ nắp chụp bảo vệ ........................... 38
Hình 2.14. Cơng nhân thi cơng vận hành xe cắt kéo tại dự án ......................... 39
Hình 2.15. Triển khai công việc, nhắc nhở công tác an tồn trước mỗi ca làm
việc ................................................................................................... 40
Hình 2.16. Sinh hoạt an tồn thứ 2 hàng tuần ................................................... 41
Hình 2.17. Hình buổi diễn tập phòng cháy chữa cháy ...................................... 44


Hình 2.18. Chính sách an tồn sức khỏe nghề nghiệp và môi trường của công
ty cổ phần BM Windows .................................................................. 45
Hình 2.19. Các cơng đoạn thi cơng lắp kính Unitized ...................................... 46
Hình 2.20. Cơng tác vận chuyển và tập kết vật tư trên sàn............................... 46
Hình 2.21. Cơng tác neo buộc cáp vào kính Unitized trước khi cẩu đến vị trí
lắp đặt ............................................................................................... 47
Hình 2.22. Cơng tác lắp đặt kính Unitized tại dự án......................................... 47
Hình 2.23. Qy vùng cảnh báo phía dưới khu vực thi cơng lắp kính Unitized .. 48
Hình 3.1: Cấp độ ưu tiên kiểm soát rủi ro ......................................................... 59
Hình 3.2. Thiết lập dây cứu sinh theo phương ngang hiện tại cơng ty đang áp
dụng .................................................................................................. 61
Hình 3.3. Độ cao rơi ngã từ các vị trí móc dây an tồn khác nhau ................... 62
Hình 3.4. Cơng nhân được giữ lại bởi hệ dây cứu sinh đảm bảo khoảng cách
an tồn .............................................................................................. 63
Hình 3.5. Bulong nở D-Bolt M18 tác giả đề xuất sử dụng và bảng catalog
thông số kĩ thuật đi kèm ................................................................... 64

Hình 3.6. Chiều siết dây cáp bằng cóc cáp đúng tiêu chuẩn............................. 65
Hình 3.7. Minh họa thiết kế hệ dây cứu sinh phương ngang ............................ 66
Hình 3.8. Biện pháp neo buộc dụng cụ thi cơng ............................................... 67
Hình 3.9. Dây dù xanh trịn Ø 6 mm ................................................................. 68
Hình 3.10. Giới thiệu các bộ phận của Gondola ............................................... 68
Hình 3.11. Khung chân Gondola trước khi áp dụng giải pháp an tồn ............ 70
Hình 3.12. Khung chân sau của Gondola đã áp dụng giải pháp an toàn cải tiến ... 71
Hình 3.13. Cơng nhân sử dụng dây an tồn tồn thân khơng có bộ phận chống
sốc ..................................................................................................... 72
Hình 3.14. Dây an tồn tồn thân có chống sốc tác giả đề xuất sử dụng ......... 73
Hình 3.15. Cơng nhân thi cơng tì gối xuống mặt sàn ....................................... 74
Hình 3.16. Băng gối bảo hộ lao động ............................................................... 74


Sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ xương cá ................................................................................ 11
Sơ đồ 2.1. Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần BM Windows ....................... 19
Sơ đồ 2.2. Quy trình điều tra tai nạn sự cố của công ty đang áp dụng ............. 27
Sơ đồ 2.3. Tổ chức bộ phận HSE tại cơng trường ............................................ 29
Sơ đồ 2.4. Quy trình quản lý nhà thầu phụ của công ty BM Windows ............ 42


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, kiến trúc bao quanh mặt ngồi tịa nhà hay cịn được gi l
Faỗade ang l mt trong nhng xu hng kin trúc được quan tâm hàng đầu
đối với các cơng trình xây dựng tịa nhà cao tầng. Một cơng trình sẽ khơng thể
hồn thiện, có giá trị, có vẻ đẹp và được bảo vệ bởi các yếu tố tác động từ mụi

trng bờn ngoi nu khụng cú phn kin trỳc Faỗade bao quanh.
Kính mặt dựng hệ Unitized là một trong những h ph bin trong kin
trỳc Faỗade hin nay vi nhng ưu điểm nổi trội như vách kính hệ Unitized
có bề mặt tạo thành các mảng kính lớn đồng nhất giúp cho tầm nhìn được tốt
hơn cũng như sự hài hịa về thẩm mỹ. Thời gian thi công, lắp đặt vách kính
nhanh chóng, có thể đáp ứng được tiến độ của các cơng trình. Thi cơng và sử
dụng an tồn, kính có khả năng cách âm cách nhiệt gần như tuyệt đối. Sau thi
cơng, hệ thống có khả năng bám chịu tốt, vững chắc và có thể thích nghi được
với cả những tác động dịch chuyển của tòa nhà.
Để lắp đặt, hồn thiện hệ kính mặt dựng Unitized, địi hỏi đơn vị thi cơng
cần có biện pháp kĩ thuật thi cơng chuẩn xác, chất lượng chuyên môn của
nhân lực thực hiện công việc cao cũng như trang thiết bị hiện đại, chất lượng
vật liệu cao cấp,…Do đặc thù thi công lắp đặt bên ngồi tịa nhà, chủ yếu là
các cơng tác làm việc trên cao, mép biên nguy hiểm, đồng thời sử dụng rất
nhiều thiết bị nằm trong danh mục yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao
động nên địi hỏi về cơng tác an tồn vệ sinh lao động rất cao.
Trong những năm gần đây tại Việt Nam đã xảy ra nhiều vụ tai nạn liên
quan đến công tác lắp kính mặt dựng hệ Unitized mặt ngồi, phần lớn do
khơng tn thủ biện pháp an tồn và việc thực hiện nội quy, quy trình an tồn
đối với cơng tác thi cơng lắp mặt dựng hệ Unitized cịn nhiều hạn chế, thiếu
sót. Bên cạnh đó khơng có cơng tác đánh giá rủi ro và đưa ra biện pháp kiểm
soát an toàn theo quy định pháp luật dẫn đến những hậu quả rất lớn về người
và tài sản.


2

Và với mục tiêu mang lại sự hiệu quả trong thi cơng và sự an tồn cho
người lao động thực hiện cơng tác lắp đặt kính mặt dựng hệ Unitized mặt
ngoài, cũng như nhận diện mối nguy và đưa ra phương án đánh giá rủi ro phù

hợp, đồng thời đề xuất được các giải pháp an tồn nhằm phịng ngừa và hạn
chế TNLĐ xảy ra trong q trình thi cơng. Tác giả nghiên cứu đề tài “Công tác
quản lý an toàn vệ sinh lao động trong lắp đặt mặt dựng Unitized tại dự án
tòa nhà văn phòng thương mại Becamex, công ty Cổ phần BM Windows”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng cơng tác an tồn vệ sinh lao động và các mối nguy
dẫn đến rủi ro ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến người lao động trong khi thi
công lắp kính mặt dựng hệ Unitized của cơng ty Cổ phần BM Windows tại dự
án Tòa nhà văn phòng thương mại dịch vụ Becamex.
- Đề xuất giải pháp mới đảm bảo ATVSLĐ cho các công việc trên.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và hạn chế những nguy cơ, rủi ro để
đảm bảo an toàn cho người lao động.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Công tác ATVSLĐ trong ngành xây dựng
- Các phương pháp đánh giá rủi ro trong thi công xây dựng
- Những nguy cơ rủi ro khi thi cơng lắp đặt kính mặt dựng hệ Unitized
tại dự án Tòa nhà văn phòng thương mại dịch vụ thương mại Becamex.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Công tác ATVSLĐ và hạng mục lắp đặt kính mặt dựng hệ Unitized tại
Dự án tịa nhà văn phịng thương mại dịch vụ Becamex của Cơng ty cổ phần
BM Windows.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Hồi cứu tài liệu: Sử dụng các nguồn tài liệu liên quan làm cơ sở để hệ


3


thống hóa lý thuyết về các rủi ro trong hạng mục lắp đặt mặt dựng hệ Unitized
tại dự án tòa nhà văn phịng, thương mại, dịch vụ Becamex Bình Dương.
Ngồi ra tác giả tham khảo các tài liệu thực tế tại dự án để làm cơ sở đánh giá
rủi ro nghề nghiệp.
- Phương pháp thống kê số liệu, dữ liệu, bảng biểu,... từ đó đưa ra kết luận
để đánh giá số liệu đã được thống kê có hiệu quả.
- Mơ tả, tổng hợp và phân tích cơng tác an tồn tại dự án đã và đang
triển khai (đánh giá ưu và nhược điểm), từ đó đề xuất các giải pháp cơng tác
quản lý an tồn vệ sinh lao động trong lắp đặt mặt dựng Unitized tại Công ty
Cổ phần BM Windows.
5. Đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
- Góp phần đánh giá được thực trạng cơng tác an tồn trong thi cơng lắp
đặt kính mặt dựng hệ Unitized của công ty cổ phần BM Windows.
- Là tài liệu tham khảo cho cán bộ làm công tác ATVSLĐ trong lĩnh vực
lắp đặt kính mặt dựng hệ Unitized cho các doanh nghiệp khác ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn được kết cấu làm 3 chương.
Chương 1. Tổng quan về cơng tác quản lý an tồn vệ sinh lao động đối
với thi cơng lắp dựng kính hệ Unitzed trong ngành xây dựng
Chương 2. Thực trạng công tác an tồn vệ sinh lao động tại cơng ty cổ
phần BM Windows
Chương 3. Đề xuất các giải pháp đảm bảo an tồn vệ sinh lao động đối
với cơng tác lắp kính mặt dựng hệ Unitized tại cơng ty cổ phần BM Windows


4

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC QUẢN LÝ AN TỒN VỆ SINH

LAO ĐỘNG ĐỐI VỚI THI CƠNG LẮP DỰNG KÍNH HỆ UNITZED
TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
1.1. Tổng quan về hệ kính Unitized
1.1.1. Giới thiệu hệ mặt dựng kính Unitized
Hệ mặt dựng Unitized là hệ thống mặt dựng nhơm kính được sản xuất,
gia cơng và hồn thiện thành các tấm module (hay cịn gọi là panel) ngay từ
trong nhà máy, sau đó được chuyển đến cơng trình để lắp dựng và hồn thiện
tổng thể. Hệ mặt dựng nhơm kính Unitized sử dụng tốt nhất cho cơng trình có
mặt ngồi đồng nhất và các tầng có chiều cao như nhau.

Hình 1.1. Hệ mặt dựng Unitized
Nguồn: [15]
1.1.2. Cấu tạo hệ mặt dựng Unitized
Cấu tạo cơ bản của hệ mặt dựng Unitized gồm: nhơm, kính, hệ gioăng
(hoặc keo silicone) và bulong, ốc vít. Mặt dựng Unitized bản chất là một mặt
phẳng đồng nhất do đó nó chỉ có 1 kết cấu duy nhất là hệ giấu đố (khơng lộ
đố nhơm bên ngồi giữa các tấm kính).
Về hệ nhơm: Thơng thường sẽ được chỉ định rất rõ ràng trong hồ sơ thiết


5

kế. Khi đó, dựa vào thiết kế chi tiết nhà máy sẽ thực hiện sản xuất, gia công
theo đúng yêu cầu thiết kế đã được duyệt với độ chính xác cao.
Về kính: Kính sử dụng cho hệ mặt dựng Unitized phần lớn là kính hộp,
ngồi ra vẫn có thể sử dụng kính đơn hoặc kính dán an tồn. Trường hợp sử
dụng kính hộp, thơng thường là sự kết hợp của một tấm kính an tồn phản
quang phía ngồi và một tấm kính trắng cường lực phía trong.

Hình 1.2. Cấu tạo hệ kính Unitized

[Nguồn: 15]
1.1.3. Ứng dụng của hệ mặt dựng Unitized
Dùng làm tường kính bên ngồi các tồ nhà, cao ốc văn phòng, trung
tâm thương mại, khách sạn,…. tăng khả năng lấy sáng, hiện đại, tầm nhìn
trong khơng gian lắp đặt.
Hệ mặt dựng Unitized là sản phẩm kỹ thuật cao trong xây dựng, có thể
dùng cho các tồ nhà có yêu cầu đặc biệt như chống ồn, cách âm hay cách
nhiệt tuyệt đối. Một số dự án nổi tiếng ở Việt Nam đã sử dụng hệ mặt dựng
kính Unitized do Công ty cổ phần BM Windows thi công như Trụ sở tập đồn
Viettel tại Hà Nội, Tịa Metropolis tại Liễu Giai- Hà Nội, Hilton Sài Gòn, IFC
one Sài Gòn, Imperia Hải Phòng,…


6

Hình 1.3. Dự án trụ sở tập đồn Viettel và Dự án IFC one Sài Gịn

Hình 1.4. Dự án Imperia Hải Phòng và Dự án Metropolis Hà Nội
Nguồn: Tác giả
1.1.4. Ưu và nhược điểm của hệ mặt dựng Unitized
Ưu điểm:
 Kiểm soát chất lượng sản phẩm theo đúng các tiêu chuẩn hiện hành vì

hệ thống được gia cơng và hồn thiện ngay tại nhà máy. Hơn hẳn hệ nhơm
kính khác vì thời gian bơm keo ở cơng trường mất q nhiều và phụ thuộc
quá nhiều vào thời tiết.
 Kiểm soát thời gian lắp đặt, chất lượng lắp đặt rất tốt, quản lý hao hụt
vật tư tối ưu hơn hệ stick hay semi khi phải gia công tại công trường.



7

 Hệ thống vững chắc, khả năng bám chịu đặc biệt tốt, chống thấm tốt,
kết cấu kín khít, đảm bảo cách âm và cách nhiệt.
 Các tấm panel đã được gia công chuẩn xác nên việc thi công lắp đặt
cũng diễn ra dễ dàng hơn, có thể thi cơng nhanh đáp ứng được u cầu của
các cơng trình địi hỏi tiến độ gấp.
 Vách và khung bao lớn, tạo kết nối khơng gian đảm bảo tầm nhìn, thể
hiện tính thẩm mỹ cao nhờ cấu trúc đồng nhất.
 Hệ Unitized vượt trội khi giải quyết bài toán chống thấm, giãn nở nhiệt
và chống động đất tốt hơn hệ nhơm kính khác trên thị trường.
Nhược điểm:
 Quá trình khảo sát, định vị chính xác; u cầu cơng nhân lắp đặt có
trình độ tay nghề cao, máy móc gia cơng cũng địi hỏi độ chính xác cao.
 Với chất lượng sản phẩm được kiểm sốt tốt thì giá thành cao hơn so
với mặt bằng chung.
 Với các tấm panel đã hồn thiện có kích thước và khối lượng lớn thì
việc vận chuyển các tấm panel ra công trường là một vấn đề phức tạp.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngồi liên quan đến đề tài
1.2.1. Tại Albania
Nghiên cứu của tác giả Raya Trifonova, tại hội nghị Balkans quốc tế lần
thứ nhất về những thách thức của kỹ thuật xây dựng, tổ chức từ ngày 19 đến
21 tháng 5 năm 2016, Đại học Epoka, Tirana.
Nghiên cứu này nói về các hoạt động tốt và kinh nghiệm trong lĩnh vực
lắp đặt kính mặt dựng Unitized. Tổng quan về các tiêu chuẩn và quy định liên
quan được trình bày. Trình tự của các công việc lắp đặt và các chiến lược,
phương pháp và thiết bị thích hợp về sức khỏe và an tồn được mơ tả và phân
tích. Tham khảo chương trình xây dựng dự án của cơng trình, một số điều
kiện tiên quyết cần thiết để bắt đầu việc lắp đặt kính mặt dựng và các quy
định của nhà thầu chính được thảo luận. Các khuyến nghị và hướng dẫn cho

việc lập kế hoạch an toàn và sức khỏe, được cung cấp trong nghiên cứu, nhằm


8

mục đích đảm bảo an tồn vệ sinh lao động trong thi cơng lắp đặt kính
Unitized. Việc phân tích các khía cạnh được đưa thảo luận chủ yếu là các dự
án của Vương quốc Anh, nơi ngành công nghiệp sản xuất và lắp đặt kính
Unitized đang trên đà phát triển và được coi là phát triển tốt [25].
1.2.2. Tại Ấn độ
Nghiên cứu của tác giả Mian Imad ur Rehman về “An tồn làm việc trên
cao trong cơng tác vệ sinh kính mặt ngồi” xuất bản ngày 11 tháng 6 năm
2015 cho rằng: An toàn làm việc trên cao là yêu cầu cơ bản đối với loại công
việc được thực hiện trong ngành xây dựng. Ngành này sử dụng nhân lực lớn
thứ hai ở Ấn Độ nhưng cũng có tỷ lệ tai nạn và tử vong cao nhất, gấp 4 lần so
với châu Âu.
Hầu hết các nước phát triển đều có quy định làm việc trên cao và sử dụng
giàn giáo. Trong trường hợp khơng có quy định, có các hiệp hội mạnh mẽ và
thực hành được xác định rõ. Ngoài ra cịn có các tài liệu chính thức như BSI –
Tiêu chuẩn Anh, Hướng dẫn an toàn cho người vận hành.
Về việc sử dụng thiết bị tiếp cận được hỗ trợ như xe nâng dạng cắt kéo
hoặc xe nâng dang cần dài, có một hiệp hội được gọi là IPAF (Liên đoàn tiếp
cận được hỗ trợ quốc tế). Liên đoàn này thực sự đào tạo và chứng nhận mọi
người sử dụng các loại thiết bị được hỗ trợ tiếp cận khác nhau. Thật không
may, chứng nhận như vậy không được thực hiện ở Ấn Độ mặc dù việc sử
dụng rộng rãi quyền truy cập được hỗ trợ trên khắp đất nước.

90
80
70

60
East

50
40

West

30
20

North

10
0
1st

2nd

3rd

4th

Qtr

Qtr

Qtr

Qtr


Hiện tại khơng có quy định về làm việc trên độ cao ở Ấn Độ. Bộ luật Hình
sự Ấn Độ quy định Hình phạt tối đa là 2 năm tù giam trong trường hợp có
hành vi cẩu thả. Tuy nhiên, trách nhiệm này chỉ thuộc về chủ lao động chính
chứ không thuộc về nhà thầu thực tế. Trên thực tế, trách nhiệm thuộc về chủ
sở hữu tòa nhà, nhà thầu, công ty quản lý cơ sở vật chất và nhà thầu phụ. Điều
bắt buộc là phải đảm bảo rằng lao động tại công trường được đào tạo bài bản,
được chứng nhận và được đào tạo chuyên sâu về máy móc, thiết bị sẽ được sử
dụng, cách sử dụng chúng, các tính năng và thực hành an tồn.


9

Trong thời gian gần đây, có một số cơng ty ở Ấn Độ đã bắt đầu Vệ sinh
kính mặt ngồi. Họ cần đào tạo những người lao cơng của mình, khơng chỉ về
kỹ năng vệ sinh mà cịn về kỹ năng làm việc trên cao [24].
1.2.3. Tại Singapore
Nghiên cứu từ 126 trường hợp tai nạn ngã cao được đồng phát hành bởi
Bộ nhân lực, hội đồng an toàn và sức khỏe nơi làm việc và lực lượng đặc
nhiệm quốc gia về an toàn lao động trên cao của Singapore đã cho rằng, làm
việc trên cao là một lĩnh vực quan tâm chính đối với an tồn tại nơi làm việc ở
Singapore, vì ngã từ trên cao là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong tại nơi
làm việc ở Singapore trong những năm qua.
Mục tiêu của báo cáo nghiên cứu này: Lực lượng đặc nhiệm quốc gia về
an toàn làm việc trên cao đã phát triển báo cáo khuyến nghị và phân tích an
tồn này nhằm:
1) Xác định các yếu tố góp phần chính gây ra sự cố ngã cao thông qua
nghiên cứu các trường hợp đã điều tra liên quan đến ngã từ trên cao để xác
định các nguyên nhân chính;
2) Đưa ra các khuyến nghị để cải thiện An toàn làm việc trên cao. Phần

cuối cùng của báo cáo phân tích này tập trung vào các khuyến nghị và đề xuất
thay đổi/cải tiến phù hợp để cải thiện điều kiện làm việc hiện tại trên cao [26].
1.3. Tổng quan nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài
Đề tài: “Bộ công cụ đánh giá và đề xuất giải pháp kiểm soát nguy cơ tai
nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng” của đồng tác giả Nguyễn
Anh Tuấn, Nguyễn Sỹ Khánh Linh (viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao
động và Nguyễn Phương Hùng (viện Nghiên cứu cơ khí) đã được thực hiện
[21]. Đề tài thực hiện nhằm xây dựng được bộ công cụ đánh giá nguy cơ tai
nạn lao động trong thi công xây dựng nhà cao tầng. Đồng thời đề xuất được
các giải pháp khả thi kiểm soát các nguy cơ tai nạn lao động trong xây dựng
nhà cao tầng. Để thực hiện đúng mục tiêu đề ra, đề tài đã tiến hành nghiên cứu
các nội dung chủ yếu: Nghiên cứu, lựa chọn được phương pháp nhận diện các


10

mối nguy tai nạn lao động tại công trường xây dựng nhà cao tầng; Nghiên cứu
khảo sát thực trạng công tác an tồn lao động tại một số cơng trường xây
dựng nhà cao tầng; Xây dựng và sử dụng bộ công cụ để đánh giá nguy cơ trên
cơ sở dữ liệu mà để tài đã thu thập và xây dựng được; Xây dựng được các giải
pháp khả thi kiểm soát nguy cơ tai nạn lao động tại công trường xây dựng nhà
cao tầng; Xây dựng phần mềm công cụ đánh giá nguy cơ tai nạn lao động và
áp dụng thử nghiệm tại công trường thi công xây dựng nhà cao tầng. Về đối
tượng và phạm vi nghiên cứu cũng sẽ được thực hiện dựa trên việc khảo sát,
áp dụng thử nghiệm đánh giá nguy cơ gây tai nạn lao động trên cơng trình nhà
cao tầng (từ 10 tầng trở lên). Việc đánh giá các nguy cơ gây tai nạn lao động
chủ yếu được xem xét dựa trên hồ sơ biện pháp thi cơng, cũng như thực trạng
máy móc, thiết bị, công việc tại công trường xây dựng nhà cao tầng [21].
Năm 2018, Nguyễn Thị Thúy Hằng (Viện KH An toàn và vệ sinh lao
động) đã xây dựng Hệ thống quản lý an toàn và vệ sinh lao động cho NLĐ

làm việc trong các doanh nghiệp thuộc da vừa và nhỏ. Trong hệ thống quản lý
,nhóm thực hiện đã sử dụng phương pháp chuyên gia lập ma trận đánh giá
mức rủi ro của NLĐ khi tiếp xúc với hóa chất. Phương pháp này về bản chất
cũng có thể áp dụng cho các cơng đoạn sản xuất sử dụng hóa chất trong lĩnh
vực sản xuất công nghiệp [16].
1.4. Tổng quan các phương pháp nhận diện và đánh giá rủi ro
1.4.1. Ý nghĩa của việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro
Việc nhận điện mối nguy hiểm, đánh giá rủi ro có ý nghĩa cực kì cấp thiết
đối với việc phịng ngừa và hạn chế thiệt hại do TNLĐ gây nên.
Trong thực tế, để đánh giá rủi ro và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất, cần
phải xác định rõ được ngun nhân gốc rễ của vấn đề.
Ngồi ra, theo Thơng tư TT 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội
dung tổ chức thực hiện cơng tác an tồn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản
xuất, kinh doanh (Lĩnh vực thi công xây dựng nằm trong danh mục bắt buộc
phải thực hiện đánh giá rủi ro) thì việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro


11

là phải thực hiện. Bên cạnh đó, nội dung của tiêu chuẩn về hệ thống quản lý
an toàn ISO 45001:2018 cũng yêu cầu có yêu cầu tương tự.
1.4.2. Một số phương pháp xác định nguyên nhân và nhận diện mối nguy
1.4.2.1. Phương pháp sơ đồ xương cá
Biểu đồ xương cá hay còn gọi là biểu đồ nhân quả, trong tiếng Anh là
fishbone diagram. Biểu đồ xương cá là loại biểu đồ được thiết kế để nhận biết
những mối quan hệ nguyên nhân và kết quả.

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ xương cá
Nguồn: [20]
Quy trình thực hiện sơ đồ xương cá bao gồm:

Đầu tiên: Xác định vấn đề. Ghi lại cụ thể các vấn đề (áp dụng 5W 1 H:
why, when, who, where, what, How). Viết vấn đề vào ô bên phải tờ giấy. Sau
đó kẻ một đường ngang, chia giấy làm 2 phần. Lúc này đã hình thành “đầu &
xương sống” của con cá trong sơ đồ xương cá.
Thứ hai: Xác định các nhân tố ảnh hưởng. Ứng với mỗi nhân tố, vẽ một
nhánh “xương sườn”. Càng nhiều nguyên nhân càng tốt, ví dụ: Biện pháp thi
cơng, con người, máy móc, ngun vật liệu, sự đo lường, mơi trường…
Thứ ba: Tìm ra nguyên nhân, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong
bước 2), ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương nhỏ”. Nếu
nguyên nhân quá phức tạp thì có thể chia nhỏ thành nhiều cấp.
Thứ tư: Phân tích sơ đồ. Sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các
nguyên nhân có thể xảy ra. Từ đó có thể dùng các phương pháp để xác định


12

đâu là các ngun nhân chính rồi từ đó có những giải pháp cụ thể.
1.4.2.2. Phương pháp 5 Whys
5 Whys (5 Tại sao) là một kĩ thuật giản đơn dùng để giải quyết vấn đề,
giúp người sử dụng nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gốc rễ thật sự bằng cách
đặt ra những câu hỏi tại sao.
Khi xuất hiện một vấn đề, đặt một câu hỏi tại sao nó xảy ra, khi trả lời
được câu hỏi tại sao thì một câu hỏi tại sao tiếp tục được đặt ra nhằm giải
thích cho câu trả lời trước. Nên tiếp tục ít nhất 5 cấp độ nguyên nhân và hậu
quả cho vấn đề được làm rõ. Cách hỏi của 5 tại sao sẽ cho phép truy vấn được
nguyên nhân sâu xa, thực sự của mỗi vấn đề và tìm đến các nguyên nhân thực
thụ, có tính gốc rễ. Tuy nhiên, nếu khơng tìm ra được câu trả lời rõ ràng, thỏa
đáng cần kết hợp thêm các phương pháp khác.
1.4.2.3. Các hướng dẫn đánh giá rủi ro của ILO
Đánh giá rủi ro cần thực hiện 5 bước cơ bản dưới đây theo hướng dẫn

của ILO gồm [17]:
Bước thứ 1: Xác định các mối nguy hiểm.
Bước thứ 2: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng
như thế nào ?
Bước thứ 3: Đánh giá rủi ro – Xác định và quyết định các biện pháp kiểm
sốt rủi ro về an tồn và sức khỏe.
Bước thứ 4: Ghi lại người chị trách nhiệm thực hiện biện pháp kiểm soát
rủi ro và khung thời gian.
Bước thứ 5: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc đánh giá rủi
ro và cập nhật khi cần thiết.
Trong luận văn này, tác giả vận dụng tổng hợp các phương pháp trên để
xác định gốc rễ nguyên nhân, vận dụng các phương pháp phân tích an tồn
cơng việc để nhận diện mối nguy.


13

1.5. Các bước đánh giá rủi ro và tiêu chí đánh giá
1.5.1. Các bước đánh giá rủi ro
* Phân nhóm khảo sát rủi ro
Phân nhóm khảo sát rủi ro là tiến hành khảo sát rủi ro theo từng nhóm cụ
thể, để đánh gía mức độ nguy hiểm có thể xảy ra. Từ đó, thiết lập những giải
pháp kiểm sốt rủi ro để triển khai cơng việc an tồn và hiệu quả, giảm thiểu
hậu quả có thể xảy ra.
Có thể phân nhóm rủi ro theo các cách như sau:
- Tần suất xảy ra các mối nguy.
- Quy trình sản xuất, máy móc (máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về
an toàn): Như các thiết bị nâng người (sàn treo Gondola, xe boomlift, xe cắt
kéo…), tời nâng, cẩu tự hành, bình áp lực,…
- Địa điểm làm việc: Mỗi địa điểm, vị trí làm việc có những mối nguy đặc

thù riêng biệt ảnh hưởng đến người lao động.
- Các yếu tố có hại:
+ Tư thế lao động, vi khí hậu, ồn, rung, bức xạ, phóng xạ, chiếu sáng, hóa
chất, vi sinh vật, các yếu tố khác,…
- Các yếu tố nguy hiểm:
+ Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học, nhóm yếu tố nguy hiểm về điện, nhóm
yếu tố nguy hiểm về hóa chất, nhóm yếu tố nguy hiểm nổ, nhóm yếu tố nguy
hiểm về nhiệt,…
* Nhận điện mối nguy hiểm và các định mức độ rủi ro
- Mối nguy là nguồn có khả năng gây ra thương tật, tổn thương cho con
người, tổn hại đến môi trường, thiệt hại tài sản,…
- Xác định mức độ rủi ro: Xác định mức độ nguy hiểm và tần suất xảy ra.
- Mức độ nguy hiểm: hậu quả gây ra bởi tai nạn, sự cố.
-Tần suất nguy hiểm tỷ lệ thuận với lần tiếp xúc với các thiết bị làm việc
hoặc những mối nguy hiểm trong công việc đó.
* Đặt ra hàng loại câu hỏi thường dùng trong quá trình đánh giá rủi ro
Dùng phương pháp 5 W-1H để đưa ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề


14

liên quan đến rủi ro, sự cố.
* Lập bảng đánh giá rủi ro
Bảng đánh giá rủi ro phải thể hiện rõ các bước thực hiện công việc, mối
nguy, rủi ro, mức độ ảnh hưởng như thế nào và đối tượng chịu ảnh hưởng,
giải pháp pháp kiểm soát, thời gian thực hiện. Bảng đánh giá rủi ro cần được
phê duyệt bởi người có thẩm quyền.
1.5.2. Các tiêu chí ước lượng, đánh giá rủi ro
Tiêu chí ước lượng tần suất xảy ra rủi ro
Tần suất xác suất/ xảy ra, thực hiện hoặc xác suất về một tình huống xảy

ra, hậu quả của việc tiếp xúc với mối nguy hiểm hay khía cạnh môi trường –
nguy cơ của một sự kiện dẫn đến hậu quả xấu.
Bảng 1.1. Tần suất xảy ra rủi ro
Tần suất

Mức điểm

Rất khó xảy ra

1

Khó có thể xảy ra

2

Có thể xảy ra

3

Rất có thể xảy ra

4

Thường xuyên xảy ra

5
Nguồn: Tác giả

Bảng 1.2. Hậu quả thương tật
Hậu quả


Mức điểm

Ảnh hưởng không đáng kể

1

Tai nạn nhẹ

2

Trung bình

3

Nghiêm trọng

4

Rất nghiêm trọng

5
Nguồn: Tác giả


×