Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

HƯỚNG dẫn ôn tập địa 9 kì i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.32 KB, 32 trang )

ĐỊA LÝ 9
BÀI 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM
I. Các dân tộc ở Việt Nam
- Việt Nam có 54 dân tộc
- Mỗi dân tộc có những nét văn hóa riêng, thể hiện trong ngơn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán
- Trình độ phát triển kinh tế khác nhau, cùng nhau chung sống đoạn kết, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.
- Dân tộc Kinh chiếm khoảng 86,2%, có kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, các nghề thủ công, là
lực lượng lao động đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học - kĩ thuật.
- Các dân tộc ít người chiếm khoảng 13,8% dân số, có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, mỗi dân tộc
kinh nghiệm riêng trong một số lĩnh vực trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi,nghề thủ công…
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
II. Phân bố các dân tộc
1. Dân tộc Việt (Kinh): Phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du
và ven biển.
2. Các dân tộc ít người
- Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.
+ Trung du và miền núi phía Bắc: Có các dân tộc Tày, Nùng, Thái, Mường, Dao, Mơng, …
+ Khu vực Trường Sơn – Tây Nguyên: Ê Đê, Gia Rai, Ba na...
+ Cực Nam Trung Bộ và Nam bộ: Chăm, Khơ me, Hoa, …
BÀI 2. DÂN SỐ VÀ GIA TĂNG DÂN SỐ
I. Dân số
- Dân số: 99 triệu người (2022), đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippin) và thứ 15
trên thế giới.
- Diện tích nước ta đứng thứ 58 trên thế giới.
II. Gia tăng dân số
- Cuối những năm 1950, dân số nước tăng nhanh đã dẫn đến hiện tượng “bùng nổ dân số” và chấm dứt
vào những năm cuối thế kỉ XX. (Do KTXH được cải thiện => tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử giảm)
- Hiện nay, tỉ lệ gia tăng tự nhiên giảm mạnh (do thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hố gia
đình), tỉ lệ gia tăng tự nhiên ở mức khoảng 1 => 1,1%. Tuy vậy, mỗi năm nước ta có thêm khoảng 1
triệu người (Do dân số đông và số người trong độ tuổi sinh đẻ chiếm tỉ lệ cao).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa các vùng miền: ở thành thị, đồng bằng và khu cơng nghiệp


có tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
- Dân số tăng nhanh đã tạo nên sức ép lớn đối với kinh tế - xã hội, tài nguyên môi trường và việc nâng
cao chất lượng cuộc sống ở nước ta.
III. Cơ cấu dân số
- Nước ta có cơ cấu dân số trẻ nhưng hiện nay đang có xu hướng già hóa => đặt ra những vấn đề cấp
bách về văn hóa, y tế, giáo dục…
-GV:
XuTrần
hướng:
Dưới tuổi lao động giảm dần, trong tuổi lao động tăng nhanh về tỉ lệ Năm học: 2022 Thị Huyền
2023


- Cơ cấu dân số theo giới tính đang có sự thay đổi
+ Tỉ lệ nữ luôn cao hơn nam, nhưng đang có xu hướng giảm đi đáng kể.
+ Những vùng nhập cư, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khá cao
Câu hỏi tham khảo
1. Dân số đông và tăng nhanh đã gây ra những hậu quả gì về kinh tế, xã hội và môi trường?
- Kinh tế: làm cho thu nhập bình qn đầu người khơng cao, năng suất lao động thấp, gây nhiều khó
khăn cho phát triển kinh tế, tích lũy xã hội thấp.
- Xã hội: đặt ra những vấn đề cấp bách về văn hóa, y tế, giáo dục, giải quyết việc làm cho số người bước
vào tuổi lao động.
- Tài nguyên, môi trường: gây sức ép làm cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
2. Nêu những lợi ích của sự giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số ở nước ta?
- Kinh tế: góp phần vào tăng năng suất lao động, đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế đất nước, tăng thu
nhập bình quân đầu người,.
- Chất lượng cuộc sống của người dân: tạo điều kiện nâng cao chất lượng về y tế, giáo dục, cải thiện đời
sống, đảm bảo các nhu cầu phúc lợi XH, tăng tuổi thọ,…)
3. Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh?
- Dân số đông, quy mô dân số lớn

- Số người trong độ tuổi sinh đẻ cao
BÀI 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư
1. Mật độ dân số
- Mật độ dân số nước ta thuộc loại cao trên thế giới: 296 người/km 2 (năm 2020). Mật độ dân số nước ta
ngày càng tăng
* CT tính mật độ dân số (MDDS): Số dân/ Diện tích *100
2. Phân bố dân cư
- Dân cư nước ta phân bố không đều theo lãnh thổ: Tập trung đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị.
Thưa thớt ở miền núi, cao nguyên.
* Nguyên nhân: Đồng bằng, duyên hải, đơ thị có nhiều thuận lợi về điều kiện sống so với miền núi và
cao nguyên (địa hình, đất, nguồn nước, giao thơng, trình độ phát triển KT …)
- Có sự chênh lệch giữa thành thị (34,3%) và nông thôn (65,7%) (năm 2019).
II. Các loại hình quần cư
Đặc điểm
Tên gọi
Kiến trúc,
quy hoạch
Mức độ tập trung
dân cư
Hoạt động kinh tế
III. Đô thị hóa

GV: Trần Thị Huyền

Quần cư nơng thơn
Làng, xóm, ấp, bản, buôn...
Nhà cửa xen lẫn ruộng vườn
Phân bố trải rộng, các điểm quân
cư cách xa nhau

Nông, lâm, ngư nghiệp

Quần cư thành thị
Phố, phường, tổ dân phố...
Nhà cao tầng, biệt thự, nhà
vườn, nhà ống...
Đông đúc, phân bố tập trung
Công nghiệp, dịch vụ

Năm học: 2022 2023


- Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta tăng liên tục, lối sống thành thị ngày càng phổ biến
- Q trình đơ thị hóa ở nước ta đang diễn ra với tốc độ cao, trình độ đơ thị hóa cịn thấp.
- Phần lớn các đô thị ở nước ta thuộc loại vưa và nho.
- Phân bố tập trung ở đồng bằng ven biển.
BÀI 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
I. Nguồn lao động và sử dụng nguồn lao động
1. Nguồn lao động
a. Thế mạnh
- Nguồn lao động dồi dào và tăng nhanh, trung bình mỗi năm tăng thêm 1 triệu lao động.
- Giàu kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm, thủy sản, thủ cơng nghiệp
- Có khả năng tiếp thu khoa học kĩ thuật.
- Chất lượng nguồn lao động đang được nâng cao.
b. Hạn chế
- Phần lớn lao động nước ta chưa qua đào tạo
- Còn nhiều hạn chế về thể lực và trình độ chun mơn.
- Tác phong cơng nghiệp chưa cao
- Tập trung quá đông ở nông thôn
2. Sử dụng lao động

- Lao động có việc làm ngày càng tăng.
- Cơ cấu sử dụng lao động đang có sự thay đổi theo hướng tích cực: Tăng dần tỉ lệ lao động trong các
ngành công nghiệp và dịch, giảm tỉ lệ lao động trong ngành Nông, lâm, ngư nghiệp.
II. Vấn đề việc làm
1. Thực trạng
- Nơng thơn: tình trạng thiếu việc làm. (Do tính mùa vụ trong SXNN + hạn chế phát triển ngành nghề).
- Thành thị :Tỉ lệ thất nghiệp cao (6 %)
2. Nguyên nhân: Nguồn LĐ dồi dào + Điều kiện nền KT chưa phát triển
3. Giải pháp
- Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
- Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nơng thôn
- Phát triển hoạt động CN, DV ở các đô thị
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, đẩy mạnh hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề, giới thiệu việc làm,
xuất khẩu lao động.
III. Chất lượng cuộc sống
1. Thành tựu
- Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện. Tính đến năm 2017:
+ Tỉ lệ người biết chữ ở nước ta cao hàng đầu thế giới: 95,7%.
+ Thu nhập bình quân đầu người là 3 098 nghìn đồng/người/năm.
+ Tuổi thọ trung bình: 73,5 tuổi.
+ Tỉ lệ tử vong, suy dinh dưỡng ở trẻ em ngày càng giảm.
+ Nhiều dịch bệnh đã bị đẩy lùi.
- Người dân được hưởng các dịch vụ xã hội ngày cành tốt hơn.
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


2. Khó khăn
- Chất lượng cuộc sống cịn chênh lệch giữa các vùng, miền, tầng lớp xã hội.

- Tỉ lệ hộ nghèo còn cao, chỉ số HDI còn thấp.
Câu hoi tham khao
1. Tại sao giải quyết việc làm là vấn đề xã hội gay gắt?
- Dân số đơng, bình qn mỗi năm tăng thêm hơn 1 trịêu lao động.
- Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn là phổ biến.
2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển KT - XH. Nêu
biện pháp khắc phục?
a. Thuận lợi
- Nguồn lao động và dự trữ lao động dồi dào.
- Một thị trường tiêu thụ mạnh.
b. Khó khăn
- Gây sức ép lớn đến vấn đề giải quyết việc làm.
- Mất ổn định xã hội.
- Tài nguyên cạn kiệt, môi trường ô nhiễm, nhu cầu giáo dục y tế, nhà ở,… tăng.
- Chăm sóc sức khoe người già và phúc lợi xã hội.
c. Biện pháp
- Có chính sách phát triển dân số hợp lý, tập trung giáo dục, đào tạo nghề.
- Phân bố lại lực lượng lao động theo ngành và theo lãnh thổ.
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
- Có chính sách đón đầu chăm sóc người già.
BÀI 6 SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
I. Nền kinh tế nước ta trước thời kì đổi mới (KHƠNG HỌC)
II. Nền kinh tế nước ta trong thời kì đổi mới
1. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế
a. Chuyển dịch cơ cấu ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở nước ta có sự thay đổi theo
hướng tích cực, phù hợp với quá trình CNH - HĐH đất nước.
+ Giảm tỉ trọng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp.
+ Tăng tỉ trọng khu vực công nhghiệp - xây dựng.
+ Khu vực dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhưng xu hướng còn nhiều biến động.
b. Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ

- Hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, các vùng kinh tế phát triển năng động.
- Nước ta có 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm (Phía Bắc, Miền Trung, Phía Nam).
(Xem Atlat để kể tên 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm, các tỉnh và thành phố thuộc vùng kinh
tế trọng điểm)
* Lưu ý từ năm 2019 có thêm vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long
c. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: Xuất hiện nền kinh tế nhiều thành phần
III. Những thành tựu và thách thức
1. Thành tựu
- Kinh tế tăng trưởng tương đối vững chắc.
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hố.
- Hình thành một số ngành trọng điểm nổi bật là ngành dầu khí, điện, chế biến thực phẩm, sản xuất hàng
tiêu dùng.
- Sản xuất hàng hóa hướng ra xuất khẩu đang thúc đẩy hoạt động ngoại thương và thu hút vốn đầu tư
nước ngoài.
- Nước ta đang trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và nền kinh tế toàn cầu.
2. Thách thức
- Sự phân hố giàu – nghèo, và tình trạng vẫn cịn các xã nghèo, vùng nghèo.
- Nhiều loại tài nguyên đang bị khai thác quá mức, môi trường bị ô nhiễm.
- Vấn đề việc làm, phát triển văn hoá, giáo dục, ytế ...chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội.
- Biến động của thị trường thế giới, các thách thức khi gia nhập AFTA, WTO…
Câu hoi tham khao
1. Kể tên 7 vùng kinh tế và 3 vùng kinh tế trọng điểm. Vùng Kinh tế nào không giáp biển?
- 7 vùng kinh tế: Trung du và miền núi Bắc Bộ, ĐB. Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, ĐB. Sông Cửu Long
- 3 vùng kinh tế trọng điểm: Phía Bắc, Miền Trung, Phía Nam

+ Vùng kinh tế trọng điểm Phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc
Ninh, Vĩnh Phúc
+ Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung: Thưa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định.
+ Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Tây Ninh, Tiền Giang.
- Vùng kinh tế không giáp biển: Tây Nguyên
2. Nét đặc trưng của quá trình đổi mới nền kinh tế nước ta là gì? Thể hiện ở mặt nào?
- Nét đặc trưng của quá trình đổi mới là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Thể hiện ở ba mặt chủ yếu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, theo lãnh thổ và theo thành phần
kinh tế.
BÀI 7. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Các nhân tố tự nhiên (tiền đề)
1. Tài nguyên đất
- Đất là tài nguyên quý giá, là tư liệu không thể thay thế được của nghành nông nghiệp.
- Gồm 2 nhóm đất chính:
+ Đất phù sa khoảng 3 triệu ha, phân bố ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sơng Cửu Long, đồng
bằng ven biển Trung Bộ, thích hợp cây lúa nước và nhiều loại cây ngắn ngày khác.
+ Đất feralit khoảng 16 triệu ha, tập trung chủ yếu ở trung du, miền núi, thích hợp trồng cây cơng
nghiệp lâu năm như cà phê, chè, cao su, cây ăn quả và một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, đậu tương...
* Khó khăn
- Diện tích đất nơng nghiệp ít (9 triệu ha) => sử dụng hợp lí tài nguyên đất có ý nghĩa to lớn đối với phát
triển nơng nghiệp
- Tài ngun đất bị giảm sút (thối hóa, bạc màu, bị xói, mịn, rửa trơi, nhiễm phèn…)
2. Tài ngun khí hậu
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Nguồn nhiệt ẩm phong phú, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng,

phát triển quanh năm => thâm canh, tăng vụ.
- Phân hóa rõ rệt theo chiều bắc - nam, theo mùa, theo độ cao cho phép nền nông nghiệp sản xuất được
nhiều nông sản đa dạng:cây nhiệt đới, cây cận nhiệt đới và cả cây ơn đới.
* Khó khăn:
- Nhiều sâu bệnh, dịch bệnh, nấm mốc… hại cây trồng, vật nuôi.
- Mùa khơ thiếu nước.
- Miền Bắc, vùng núi cao có mùa đơng lạnh kéo dài; miền Trung có gió Lào.
- Nhiều thiên tai (bão, lũ…)
3. Tài nguyên nước
- Mạng lưới ao, hồ, sơng ngịi dày đặc, có giá trị về thủy lợi.
- Nguồn nước ngầm dồi dào => nguồn nước tưới quan trọng cho sản xuất nơng nghiệp.
* Khó khăn
- Mùa mưa gây lũ lụt, lũ quét, sạt lở.
- Mùa khô gây hạn hán.
* Biện pháp: Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm cang nông nghiệp ở nước ta.
4. Tài nguyên sinh vật
- Tài nguyên động thực vật phong phú => thuần dưỡng, tạo nên các giống cây trồng vật ni.
- Nhiều giống cây trồng vật ni có chất lượng tốt thích nghi với các điều kiện sinh thái của tưng địa
phương.
II. Các nhân tố kinh tố - xã hội (quyết định)
1. Dân cư và lao động nông thôn
- Phần lớn dân cư nước ta sống ở nông thôn (chiếm 64,9% dân số) và hoạt động kinh tế chính trong lĩnh
vực Nơng - lâm - thủy sản (chiếm 34,5% lao động cả nước). - năm 2019
- Giàu kinh nghiệm sản xuất nơng nghiệp, gắn bó với đất đai, đồng ruộng.
- Bản chất cần cù, sáng tạo.
2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật
- Bao gồm: hệ thống thủy lợi, hệ thống dịch vụ trồng trọt, hệ thống dịch vụ chăn nuôi và các cơ sở vật
chất kĩ thuật khác.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng được hồn thiện và đồng bộ.
- Cơng nghiệp chế biến nơng sản được phát triển rộng khắp đã góp phần tăng giá trị và khả năng cạnh

tranh của nông sản, nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định và phát triển vùng chun canh.
3. Chính sách phát triển nơng nghiệp
- Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước là cơ sở để động viên nông dân vươn lên làm giàu, thúc
đẩy sự phát triển nơng nghiệp.
- Một số chính sách cụ thể là: phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, nơng nghiệp hàng hóa
hướng ra xuất khẩu...
4. Thị trường tiêu thụ
- Thị trường ngày càng được mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


- Tuy nhiên, sức mua, sự biến động thị trường xuất khẩu, khả năng cạnh tranh đã ảnh hưởng không nho
đến sản xuất nông nghiệp.
Câu hoi tham khao
1. Phát triển và phân bố cơng nghiệp chế biến có ảnh hưởng như thế nào đến phát triển và phân bố
nông nghiệp?
- Tiêu thụ nông sản, giúp cho nông nghiệp phát triển ổn định
- Tăng giá trị và khả năng cạnh tranh của nơng sản
- Thúc đẩy hình thành các vùng chun canh.
- Đẩy mạnh q trình chuyển tư nền nơng nghiệp cổ truyền sang nền nơng nghiệp hàng hóa, hiện đại.
2. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nơng, ngư nghiệp đối với ngành công nghiệp chế
biến lương thực thực phẩm?
- Ngành nông, ngư nghiệp cung cấp các sản phẩm là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực
thực phẩm như:
+ Sản phẩm ngành trồng trọt: lúa, nông sản như cà phê, chè, hồ tiêu, bông…để phát triển công nghiệp
xay xát, chế biến đồ khô...
+ Sản phẩm ngành chăn nuôi: sản phẩm tư thịt, trứng, sữa..là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản

phẩm đồ hộp, chế biến sữa...
+ Sản phẩm ngành thủy sản: tôm, cá, mực… là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến sản phẩm đông
lạnh, đóng hộp,...
- Việc phát triển các vùng chuyên canh trong nông, lâm, ngư nghiệp tạo điều kiện cho công nghiệp chế
biến lương thực, thực phẩm phát triển ổn định và có điều kiện đa dạng hóa sản phẩm.
3. Tại sao thủy lợi là biện pháp hàng đầu trong thâm canh nông nghiệp ở nước ta?
- Đảm bảo nước tưới vào mùa khô, chống ngập úng vào mùa mưa bão
- Tạo điều kiện cải tạo, mở rộng diện tích đất canh tác, thâm canh, tăng vụ, thay đổi cơ cấu mùa vụ và
cây trồng
- Tăng năng suất và sản lượng cây trồng
BÀI 8. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ NÔNG NGHIỆP
I. Ngành trồng trọt
1. Cây lương thực
- Cây lương thực gồm: lúa, ngơ, khoai, sắn...trong đó lúa là cây lương thực chính.
- Những năm qua, diện tích, sản lượng và năng suất lúa ở nước ta liên tục tăng.
- Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là vùng trọng điểm lúa lớn nhất.
- Nước ta trở thành nước xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới.
- Xu hướng: Giảm dần tỉ trọng cây LT => Đa dạng hoá cây trồng.
2. Cây cơng nghiệp
- Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để sản xuất cây công nghiệp.
- Cơ cấu:
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dưa, chè...
+ Cây công nghiệp hàng năm: lạc, đậu tương, thuốc lá, mía,...
- Cây cơng nghiệp, nhất là cây lâu năm ngày càng phát triển mạnh mẽ.
- Các vùng trọng điểm cây công nghiệp là: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Trung du và miền núi Bắc Bộ...
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023



3. Cây ăn quả
- Cơ cấu đa dạng: cây ăn quả nhiệt đới (vú sữa, mít, xồi, sầu riêng,...), cây ăn quả ưa lạnh (đào, lê, táo,
mận...).
- Các vùng trọng điểm cây ăn quả là Đồng bằng sông Cửu Long, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đông
Nam Bộ...
II. Ngành chăn ni
- Tình hình phát triển:
- Chiếm tỉ trọng cịn nho trong nông nghiệp; đàn gia súc gia cầm tăng nhanh.
- Chăn ni theo hình thức cơng nghiêp đang mở rộng.
1. Chăn ni trâu, bị
- Năm 2017, nước ta có gần 2,5 triệu con trâu và 5,7 triệu con bò.
- Trâu được nuôi nhiều ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...
- Bị được ni chủ yếu để lấy thịt, sữa, tập trung chủ yếu ở Duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Những năm gần đây, chăn ni bị sữa đang phát triển ở ven các thành phố lớn.
2. Chăn nuôi lợn
- Đàn lợn tăng khá nhanh, đến năm 2017 nước ta có gần 27,5 triệu con lợn.
- Tập trung ở vùng có nhiều hoa màu lương thực hoặc đông dân ( Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng
sông Cửu Long)
3. Chăn nuôi gia cầm
- Đàn gia cầm: 385,5 triệu con (năm 2017).
- Phát triển nhanh ở đồng bằng.
Câu hoi tham khao
1. Nhận xét và giải thích sự phân bố các vùng trồng lúa ở nước ta?
a. Nhận xét
- Lúa được trồng chủ yếu ở đồng bằng, nhất là hai đồng bằng châu thổ sông Hồng và sơng Cửu Long.
Ngồi ra, lúa được trồng thêm ở một số đồng bằng ven biển.
b. Giải thích
- Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là 2 vùng trồng lúa trọng điểm của nước ta vì: Ở
các vùng này có nhiều điều kiện để cây lúa phát triển tốt như đất đai phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi,
cơ sở vật chất kĩ thuật trong nông nghiệp tốt, hệ thống sơng ngịi thủy lợi để tưới tiêu, nguồn lao

động….
2. Nêu ý nghĩa của việc đẩy mạnh cây cơng nghiệp?
- Tạo ra sản phẩm có giá trị xuất khẩu.
- Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến.
- Tận dụng tài nguyên.
- Phá thế độc canh của cây lúa trong nơng nghiệp.
- Góp phần bảo vệ mơi trường.
3. Vì sao lợn được ni nhiều nhất ở ĐB sơng Hồng?
- Do nguồn thức ăn phong phú (đặc biệt tư phụ phẩm của cây lương thực)
-Thị trường đông dân.
- Nhu cầu thực phẩm lớn
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


BÀI 9. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN
I. Lâm nghiệp
1. Tài nguyên rừng
- Hiện nay, tài nguyên rưng ở nước ta đã bị cạn kiệt ở nhiều nơi.
- Diện tích rưng nước ta khoảng 14,6 triệu ha, độ che phủ rưng đạt 42,01%. (2020)
- Cơ cấu và chức năng tưng loại rưng ở nước ta:
+ Rưng sản xuất: cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Rưng phòng hộ: rưng đầu nguồn, rưng chắn cát ven biển, rưng ngập mặn.
+ Rưng đặc dụng: gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển.
2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp
- Hàng năm nước ta khai thác khoảng 2,5 triểu m3 gỗ, chỉ được khai thác tại khu vực rưng sản xuất.
- Giá trị sản xuất lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất nho: 3,2% (2017)
- Một số địa phương có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ,
Trung du và miền núi Bắc Bộ…

- Công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu.
- Phát triển mơ hình nơng - lâm kết hợp.
II. Ngành thủy san
1. Nguồn lợi thủy sản
a. Thuận lợi
- Vùng biển rộng, diện tích mặt nước lớn
- 4 ngư trường trọng điểm => khai thác thủy sản: Cà Mau- Kiên Giang, Ninh Thuận –Bình Thuận-Bà
Rịa-Vũng Tàu, Hải Phịng-Quảng Ninh, Quần đảo Hồng Sa- Trường Sa.
- Dọc bờ biển có những bãi triều, đầm, phá, các dãi rưng ngập mặn => nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Nhiều vùng biển ven các đảo, vũng, vịnh => nuôi trồng thủy sản nước mặn.
- Nhiêù sông suối, ao hồ => ni tơm, cá nước ngọt.
b. Khó khăn
- Thiên tai: bão, gió mùa đơng bắc, sương mù...đã hạn chế số ngày ra khơi.
- Thiếu vốn, quy mô nho.
- Mơi trường bị suy thối, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm khá mạnh.
2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản
- Khai thác chiếm tỉ trọng lớn , nuôi trồng chiếm tỉ trọng nho nhưng tốc độ tăng nhanh
- Khai thác hải sản: Sản lượng tăng khá nhanh. Các tỉnh dẫn đầu: Kiên Giang, Cà Mau, Bà Rịa – Vũng
Tàu và Bình Thuận.
- Ni trồng thuỷ sản: gần đây phát triển nhanh, đăc biệt là nuôi tôn, cá. Các tỉnh có sản lượng ni
trồng lớn: Cà Mau, An Giang, Bến Tre…
- Xuất khẩu thuỷ sản phát triển vượt bậc.
Câu hoi tham khao
1. Tại sao cần phải trồng rừng?
- Việc trồng rưng mang lại nhiều lợi ích:
+ Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, dược liệu,...
+ Điều hịa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023



+ Điều hịa dịng chảy sơng ngịi, giữ đất, giữ nước
+ Phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường (chống lũ, bảo vệ đất, chống xói mịn, bảo vệ bờ biển,
chống cát bay,...)
+ Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên và mơi trường sống của các lồi động vật hoang dã
- Hiện nay, diện tích rưng đang giảm sút, cần phải làm giàu rưng.
2. Nêu cơ cấu các loại rừng ở nước ta?
* Cơ cấu các loại rừng nước ta gồm:
- Rưng sản xuất: cung cấp gỗ cho cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu.
- Rưng phịng hộ: rưng đầu nguồn, rưng chắn cát ven biển, rưng ngập mặn.
- Rưng đặc dụng: gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển.
3. Việc trồng rừng đem lại lợi ích gì? Tại sao chúng ta vừa khai khác lại vừa bảo vệ rừng?
* Lợi ích của việc trồng rừng:
- Kinh tế: Cung cấp gỗ, củi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cho dược liệu...
- Xã hội: Tạo việc làm, đem lại thu nhập cho bà con miền núi
- Mơi trường: Phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường (chống lũ, bảo vệ đất chống xói mịn, bảo vệ bờ
biển, chống cát bay, cát chảy...); Bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên, Điều hòa khí hậu.
* Phải vừa khai thác vừa bảo vệ vì: Để trách cạn kiệt rưng, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường,
bảo tồn nguồn gen, các hệ sinh thái tự nhiên, đảm bảo lợi ích cho cả thế hệ hiện tại và cho các thế hệ
mai sau.
4. Hãy kể tên các ngư trường trọng điểm ở nước ta. Giải thích vì sao các ngư trường trọng điểm tập
trung chủ yếu ở vùng biển phía nam nước ta?
* Các ngư trường trọng điểm ở nước ta: Cà Mau - Kiên Giang, Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa Vũng Tàu, Hải Phòng - Quảng Ninh và ngư trường quần đảo Hoàng Sa - Trường Sa
* Các ngư trường trọng điểm tập trung chủ yếu ở vùng biển phía nam nước ta vì
- Diện tích biển rộng
- Vùng biển ấm, khí hậu ít biến động, ít có bão.
5. Nêu những khó khăn của nghề khai thác và ni trồng thủy sản ở nước ta?
- Thiên tai: bão, gió mùa đơng bắc, sương mù...đã hạn chế số ngày ra khơi.
- Đòi hoi vốn lớn, quy mơ ngành thủy sản cịn nho.

- Nhiều nơi, mơi trường bị suy thối và nguồn lợi thủy sản bị suy giảm khá mạnh.
6. Tại sao việc đẩy mạnh ni trồng và đánh bắt thuỷ san có ý nghĩa quan trọng trong san xuất
lương thực, thực phẩm?
- Bổ sung nguồn đạm động vật trong cơ cấu bữa ăn.
- Góp phần sử dụng hợp lí tài ngun.
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Góp phần đa dạng hố sản xuất nơng nghiệp, chuyển dịch sử dụng lao động ở nông thôn; tạo nguồn
nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm; tạo ra nguồn hàng xuất khẩu
quan trọng.
BÀI 11. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Các nhân tố tự nhiên
- Nước ta có tài nguyên thiên nhiên đa dạng => cơ sở để phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành.
GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


- Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm.
+ Khống sản nhiên liệu (than, dầu khí) => phát triển cơng nghiệp năng lượng, hóa chất
+ Khống sản kim loại(quặng sắt, mangan, crơm, thiếc, chì, kẽm…) => phát triển ngành luyện kim
màu, luyện kim đen
+ Khoáng sản phi kim loại (apatit, pirit, photphorit…) => phát triển CN hóa chất
+ Ngành CN sản xuất vật liệu xây dựng được phát triển dựa trên cơ sở các khoáng sản vật liệu xây
dựng (sét, đá vôi,..)
+ Nguồn thủy năng dồi dào của các sông, suối => phát triển CN năng lượng (thủy điện)
+ Tài nguyên đất, nước, khí hậu, rưng, nguồn lợi sinh vật biển là cơ sở để phát triển các ngành nông lâm - ngư => cung cấp nguyên liệu phát triển CN chế biến nông, lâm, thuỷ sản.
- Sự phân bố các loại tài nguyên khác nhau tạo ra các thế mạnh khác nhau của tưng vùng.
II. Các nhân tố kinh tế - xã hội
1. Dân cư và lao động
- Dân số đông, sức mua đang tăng lên, thị hiếu có nhiều thay đổi.

- Nguồn lao động dồi dào và có khả năng tiếp thu khoa học - kĩ thuật học tạo điều kiện phát triển công
nghiệp và thu hút đầu tư nước ngoài
2. Cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng
- Nhìn chung trình độ cơng nghệ cịn thấp, hiệu quả sử dụng thiết bị chưa cao, mức tiêu hao năng lượng
còn lớn.
- Cơ sở hạ tầng giao thông, viễn thông, điện nước tưng bước được cải thiện.
- Cơ sở vật chất kĩ thuật chưa đồng bộ và tập tung ở một số vùng kinh tế.
3. Chính sách phát triển cơng nghiệp
- Chính sách phát triển cơng nghiệp thay đổi qua tưng thời kì.
- Chính sách cơng nghiệp hóa, phát triển kinh tế nhiều thành phần...
4. Thị trường
- Thị trường trong nước khá rộng lớn
- Thị trường ngoài nước đang mở rộng, đặc biệt là xuất khẩu
- Tuy nhiên, còn hạn chế về mẫu mã, chất lượng, bị cạnh tranh mạnh mẽ…
=> Tạo sức ép giúp cơ cấu CN đa dạng hơn

GV: Trần Thị Huyền

Năm học: 2022 2023


Câu hoi tham khao
1. Phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông - ngư nghiệp đối với ngành CN chế biến LTTP?
- Sự phát triển nông, lâm, thủy sản tạo cơ sở nguyên liệu cho phát triển ngành CN chế biến LTTP, ví dụ:
+ Ngành trồng trọt: Lương thực là cơ sở nguyên liệu cho phát triển CN xay xát, mía là nguyên liệu cho
CN đường mía, chè là nguyên liệu cho CN chế biến chè, ….
+ Ngành chăn nuôi: các cơ sở chăn nuôi cung cấp thịt để sản xuất thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích, cung
cấp sữa để sản xuất sữa hộp, bơ, pho mát….
+ Ngành nuôi trồng thủy sản: cung cấp tơm, cá để đóng hộp, đông lạnh, cá để chế biến nước mắm…
2. Hãy cho biết một số ngành CN trọng điểm nước ta phát triển trên cơ sở nguồn tài nguyên nào?

Các ngành công nghiệp trọng điểm nước ta hiện nay:
- Công nghiệp năng lượng: Than, dầu mo, khí đốt, sức nước.
- Cơng nghiệp luyện kim: Sắt, đồng, chì, kẽm, crơm…
- Cơng nghiệp hố chất: Than, dầu khí, a patit, phốt phát...
- Cơng nghiệp VLXD: Đất sét, đá vôi...
- CN chế biến nông lâm thủy sản: Nguồn lợi sinh vật biển, rưng, các sản phẩm nông, lâm ngư nghiệp.
BÀI 12. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CƠNG NGHIỆP
I. Cơ cấu ngành cơng nghiệp
- Đa dạng về thành phần kinh tế: Các cơ sở nhà nước, ngồi nhà nước và có vốn đầu tư nước ngồi.
- Đa dạng ngành, có đầy đủ các ngành cơng nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau
- Công nghiệp trọng điểm là ngành:
+ Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu giá tị sản lượng công nghiệp.
+ Phát triển dựa trên những thế mạnh về tài nguyên, nguồn lao động.
+ Đáp ứng nhu cầu trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.
+ Thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Các ngành CN trọng điểm (mục II)
II. Các ngành CN trọng điểm
1. Công nghiệp khai thác nhiên liệu
- Khai thác than: Quảng Ninh, Na Dương, Phú Lương...khai thác lộ thiên là chính.
- Khai thác dầu khí: thềm lục địa phía Nam, Vũng Tàu là trung tâm cơng nghiệp dầu khí lớn nhất cả
nước.
2. Cơng nghiệp điện lực
- Thủy điện: Hịa Bình, Sơn La, Lai Châu, Tun Quang, Yaly
- Nhiệt điện: Phả Lại, ng Bí, Na Dương, Phú Mĩ, Bà Rịa, Cần Thơ...
3. Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp.
- Cơ cấu ngành đa dạng:
+ Chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát, sản xuất đường rượu bia...
+ Chế biến sản phẩm chăn nuôi: đông lạnh, đồ hộp, chế biến thịt, trứng, sữa...
+ Chế biến thủy sản: nước mắn, sấy khô, đông lạnh...

- Phân bố rộng khắp cả nước, tập trung nhất là ở TP. HCM, Hà Nội, Hải Phòng...


4. Công nghiệp dệt may
- Phát triển dựa trên ưu thế về nguồn lao động rẻ, thị tường rộng lớn.
- Các trung tâm công nghiệp dệt may lớn: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nam Định...
III. Các trung tâm công nghiệp lớn
- Hai vùng công nghiệp lớn nhất: ĐB sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Các trung tâm công nghiệp lớn: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Biên Hịa...
Câu hoi tham khao
1. Vì sao cơng nghiệp chế biến LTTP chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp nước ta?
- Nguồn tài nguyên tự nhiên về nông lâm ngư nghiệp rất phong phú, có rất nhiều vùng nguyên liệu có
khả năng cung cấp cho các ngành cơng nghiệp chế biến.
- Lực lượng lao động dồi dào, có truyền thống, kinh nghiệm.
- Các sản phẩm được thị trường thế giới ưa chuộng, mang lại giá trị xuất khẩu cao.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn ở trong và ngoài nước.
2. Nêu những thế mạnh của ngành công nghiệp chế biến LTTP của nước ta?
- Có nguồn nguyên liệu dồi dào tư ngành trồng trọt, chăn ni, thủy sản.
- Có nguồn lao động dồi dào, thị trường trong và ngoài nước rộng lớn.
- Cơ sở vật chất phát triển
- Đòi hoi ít vốn, thu hồi vốn nhanh.
- Làm tăng giá trị của sản phẩm ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản sau khi chế biến. Tạo việc làm,
tăng thu nhập.
BÀI 13. VAI TRÒ ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA DỊCH VỤ
I. Cơ cấu và vai trò của ngành dịch vụ trong nền kinh tế
1. Cơ cấu ngành dịch vụ
- Dịch vụ là các hoạt động đáp ứng nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của con người.
- Cơ cấu:
+ Dịch vụ tiêu dùng: thương nghiệp, dịch vụ sửa chữa, khách sạn, nhà hang, dịch vụ cá nhân và cơng
cộng

+ Dịch vụ sản xuất: GTVT, BCVT, tài chính, tín dụng, kinh doanh tài sản, tư vấn.
+ Dịch vụ công cộng: KHCN, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, quản lý nhà nước, đoàn thể và bảo hiểm
bắt buộc.
2. Vai trò của dịch vụ trong sản xuất và đời sống
- Cung cấp nguyên liệu, vật tư sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho các ngành KT
- Tạo ra mối liên hệ giữa các ngành sản xuất các vùng trong nước và giữa nước ta với nước ngoài.
- Tạo việc làm, góp phần nâng cao đời sống và đem lại nguồn thu nhập lớn cho nền KT
II. Đặc điểm phát triển và phân bố ngành dịch vụ nước ta
1. Đặc điểm phát triển
- Chiếm 34,0% lao động và 45,8% trong cơ cấu GDP (2017)
- Phát triển nhanh, ngày càng có nhiều cơ hội vươn ra khu vực và quốc tế
- Trở thành thị trường thu hút nhiều công ty nước ngồi, với nhiều loại hình dịch vụ
* Thách thức


- Nâng cao trình độ cơng nghệ
- Đào tạo lao động lành nghề
- Xây dựng cơ sở HT kĩ thuật hiện đại
2. Đặc điểm phân bố
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất
- Các hoạt động dịch vụ ở nước ta phân bố không đều
- Các hoạt động dịch vụ tập tung ở những nơi đông dân cư và kinh tế phát triển (Thành phố, thị xã, đồng
bằng có dân cư đơng, tập trung nhiều ngành sản xuất => dịch vụ phát triển. Miền núi, dân cư thưa thớt,
kinh tế chậm phát triển => dịch vụ kém phát triển)
- Hà Nội và TP. HCM là hai trung tâm dịch vụ lớn và đa dạng nhất cả nước.
Câu hoi tham khao
1. Hãy phân tích vai trị của ngành BCVT trong sản xuất và đời sống?
- Sản xuất: cập nhật thông tin, liên hệ giữa các doanh nghiệp, giữu nước ta với nước ngoài..,
- Đời sống: đảm bảo việc vận chuyển thư tư, báo chí, điện báo, cứu hộ, cứu nạn…và các dịch vụ khác.
2. Tại sao nói Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là 2 trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất

nước ta?
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và da dạng nhất ở nước ta, vì:
- Đây là hai thành phố đơng dân, hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.
- Tập trung nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.
- Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.
- Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,... phát triển mạnh.
3. Tại sao Các hoạt động dịch vụ nước ta phân bố không đều?
- Sự phân bố dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố dân cư, sự phát triển của sản xuất.
- Dân cư và các hoạt động kinh tế phân bố không đều:
+ Các thành phố lớn, thị xã, đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là
nơi tập trung nhiều hoạt động dịch vụ.
+ Các vùng núi,dân cư thưa thớt, hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.
4. Tại sao ở những nơi đơng dân thì tập trung nhiều họat động dịch vụ?
- Sự họat động và phân bố ngành dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hoi dịch
vụ, trước hết là phân bố dân cư. Vì vậy, ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập
trung đông dân cư cũng là nơi lập trung nhiều hoạt động dịch vụ. Ngược lại, ở các vùng núi, dân cư
thưa thớt, các họat động dịch vụ nghèo nàn.
- Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai thành phố đông dân nhất cũng là hai trung tâm dịch vụ lớn
nhất và đa dạng nhất ở nước ta.
5. Tại sao nói nền kinh tế càng phát triển thì các hoạt động dịch vụ càng trở nên đa dạng?
- Khi kinh tế chưa phát triển các phương tiện giao thơng cịn hạn chế; khi kinh tế phát triển các loại hình
giao thơng đa dạng và phổ biến rộng rãi (ô tô, tàu hoa, máy bay, grap,…)
- Cơ cấu kinh tế đa dạng sẽ làm xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ khác nhau như chứng khốn, nhà đất,
bảo hiểm, xây dựng khu vui chơi giải trí, tư vấn du học, chăm sóc sắc đẹp, tư vấn tâm lí...


- Sản xuất phát triển, nhu cầu về dịch vụ càng lớn. Do vậy, các ngành dịch vụ ngày càng phát triển mạnh
và phân bố rộng rãi, đặc biệt như các ngành tài chính, ngân hành, giao thơng vận tải…
BÀI 14 và 15. GIAO THƠNG VẬN TẢI VÀ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH

Ngành
Vai trị
Đặc điểm phát triển
Phân bố
- Phân bố rộng khắp cả nước, chất lượng
Rất quan trọng đối với sự phát ngày càng được nâng cao.
triển kinh tế:
- Loại hình: đa dạng (đường bộ, đường sắt,
+ Phục vụ nhu cầu đi lại.
đường sông, đường biển, đường hàng
+ Tạo mối liên hệ trong nước
không, đường ống).
và quốc tế.
- Quan trọng nhất: đường bộ (Do cơ động,
Rộng khắp
GTVT
+ Tạo điều kiện và thúc đẩy sự di chuyển nhanh, có thể đi lại trên nhiều
cả nước
phát triển của các vùng cịn
dạng địa hình với qng đường dài ngắn
khó khăn.
khác nhau)
+ Tăng cường sức mạnh quốc
- Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất: đường
phịng.
hàng khơng (Do: tốc độ vận chuyển nhanh
nhất, nhu cầu ngày càng tăng)
Có ý nghĩa chiên lược:
- Loại hình: đa dạng
Các trung

- Phục vụ nhu cầu sinh hoạt,
- Hiện đại hóa nhanh chóng, phát triển
tâm BCVT
học tập.
mạnh mẽ.
lớn nhất
- Tiếp cận kịp thời các thông
- Tốc độ phát triển điện thoại đứng thứ 2
nước: TP.
BCVT tin KT-XH và các tiến bộ
TG, số thuê bao Internet tăng nhanh.
Hồ Chí
KHKT.
- Đã lắp đặt 6 trạm thông tin vệ tin, 3 tuyến
Minh, Hà
=> Góp phần đưa nước ta hịa
cáp quang biển quốc tế.
Nội, Đà
nhập nhanh với nền KT thế
- Nhiều dịch vụ chất lượng cao ra đời.
Nẵng…
giới
- Nước ta hòa mạng Internet năm 1997
a. Nội thương:
- Đa dạng về hàng hóa, hình thức, thành
phần kinh tế.
- Phát triển khơng đều giữa các vùng:
+ Phát triển cao: ĐNB, ĐBSCL, ĐBSH.
Thúc đầy sản xuất, cải thiện
+ Chậm phát triển: miền núi.

Thương đời sống và tăng cường quan
Hà Nội, TP
b. Ngoại thương:
mại
hệ hợp tác kinh tế với các nước
Hồ Chí Minh
- XK: hàng CN nhẹ và tiểu thủ CN, hàng
trong KV và trên TG.
CN nặng và khống sản, hàng nơng-lâmthủy sản.
- NK: máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu.
- Thị trường lớn: Châu Á-TBD, châu Âu,
Bắc Mỹ.
Đem lại nguồn thu lớn, cải
- Tiềm năng du lịch phong phú: (phong


thiện đời sống nhân dân, góp
phần mở rộng giao lưu giữa
nước ta với các nước trên TG.
Du lịch

cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu thuận lợi, các
vườn quốc gia...) và tài ngun du lịch
nhân văn (cơng trình kiến trúc, lễ hội
truyền thống, di tich lịch sử, lễ hội văn hoá
Hà Nội, TP
dân gian,...). Nhiều địa điểm du lịch nổi
Hồ Chí
tiếng đã được công nhận là di sản của thế
Minh, Huế,

giới: Vịnh Hạ Long, Động Phong Nha, Cố
Đà Nẵng, Đà
Đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An.
Lạt…
- Ngày càng phát triển, lượng khách du lịch
tăng nhanh. Năm 2016: 10 triệu lượt khách
quốc tế, 62 triệu lượt khách trong nước.

Câu hoi tham khao
1. Việc phát triển các hoạt động dịch vụ điện thoại và internet tác động như thế nào đến dời sống kinh
tế - xã hội của nước ta?
- Đảm bảo thơng tin liên lạc nhanh chóng, kịp thời phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
- Là phương tiện phục vụ cho việc học tập, vui chơi, giải trí đồng thời cũng tạo điều kiện để người dân
có thể tiếp thu được các tiến bộ khoa học kĩ thuật, văn hóa, xã hội góp phần nâng cao trình độ nhận
thức về mọi mặt.
- Góp phần nhanh chóng đưa nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới.
2. Vai trị, vị trí ngành giao thơng vận tải nước ta?
- Giao thông vận tải tuy không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất nhưng nó khơng thể thiếu được trong
sản xuất và đời sống của côn người. Việc vận chuyển nguyên vật liệu tư nơi khác về cơ sở sản xuất và
đưa sản phẩm tư nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ ..đều cần đến giao thông vận tải.
- Giao thông vận tải chuyên chở hành khách trong nước, quốc tế, tham gia thúc đẩy thương mại với nước
ngồi và giữ gìn bảo vệ Tổ Quốc .
- Nhờ vào việc phát triển gioa thông vận tải mà nhiều vùng khó khăn nước ta có cơ hội phát triển .
3. Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với giao thông vận tải nước ta?
* Thuận lợi:
- Nước ta nằm trong vùng ĐNÁ và giáp biển thuận lợi giao thông đường biển trong nước và với các
nước trên thế giới.
- Phần đất liền địa thế kéo dài theo hướng B- N, có dải đồng bằng gần như liên tục ven biển, đường bờ
biển dài => Việc đi lại tư Bắc - Nam khá thuận lợi .
- Nước ta có mạng lưới sơng suối dày đặc => đi lại miền ngược - đến miền xuôi khá thuận lợi .

* Khó khăn:
- Hình thể nước ta hẹp ở miền trung, có nhiều đồi núi và cao nguyên chạy theo hướng TB- ĐN => đi lại
theo hướng Đ-T khó khăn.
- Sơng ngịi nước dày đặc, khí hậu nhiều mưa bão, lũ lụt => Việc đi lại, xây dựng, bảo vệ đường sá, cầu
cống đòi hoi tốn kém.


- Cơ sở vật chất kĩ thuật còn thấp, vốn đầu tư ít, phương tiện máy móc phải nhập khẩu tư nước ngoài tốn
nhiều ngoại tệ.
4. Dựa vào Atlat trang 23 kể tên các tuyến đường sắt, đường ô tô, sân bay, cảng biển...
- Các quốc lộ:
+ Quốc lộ 1A: Hà Nội – Cà Mau
+ Đường Hồ Chí Minh: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh.
+ Quốc lộ 5: Hà Nội – Hải Phòng.
+ Quốc lộ 18: Hà Nội – Quảng Ninh.
+ Quốc lộ 51: TP. Hồ Chí Minh – Vũng Tàu.
+ Quốc lộ 22: TP. Hồ Chí Minh – Tây Ninh – Campuchia.
- Các tuyến đường sắt: Bắc – Nam, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Hải Phòng, Hà
Nội - Thái Nguyên, Lưu Xá - Kép - Bãi Cháy...
- Các cang lớn: Cái Lân (Quảng Ninh), Hải Phòng, Cửa Lò (Nghệ An), Lăng Cơ (Thưa Thiên Huế),
Đà Nẵng, Quy Nhơn (Bình Định), Nha Trang, Cam Ranh (Khánh Hòa), Vũng Tàu, Rạch Giá (Kiên
Giang), Sài Gịn (TP.Hồ Chí Minh).
- Cang quốc tế: Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn
- Các sân bay quốc tế: Nội Bài (Hà Nội) , Cát Bi (Hải Phòng), Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất (TP. HCM)
5. Dựa vào Atlat trang 23 kể tên các tuyến đường bộ xuất phát từ thủ đơ Hà Nội và TP. Hồ Chí
Minh?
* Hà Nội:
- Tuyến QL 1A: Lạng Sơn - Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Cà Mau.
- Tuyến đường Hồ Chí Minh: Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
- Tuyến số 2: Hà Nội - Hà Giang.

- Tuyến số 3: Hà Nội - Cao Bằng.
- Tuyến số 4D: Hà Nội - Lào Cai.
- Tuyến số 5: Hà Nội - Hải Phòng.
- Tuyến số 6: Hà Nội - Lai Châu - Tây Trang - Lào.
- Tuyến số 18: Hà Nội - Quảng Ninh.
* TP. Hồ Chí Minh:
- Tuyến QL 1A: Cà Mau - TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội - Lạng Sơn
- Tuyến đường Hồ Chí Minh: TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội.
- Tuyến số 13: TP. Hồ Chí Minh - Bình Phước - Camphuchia
- Tuyến số 20: TP. Hồ Chí Minh - Đà Lạt.
- Tuyến số 22: TP. Hồ Chí Minh - Tây Ninh - Campuchia.
- Tuyến số 51: TP. Hồ Chí Minh - Vũng Tàu.
6. Ý nghĩa của hoạt động ngoại thương? Vì sao nước ta lại bn bán nhiều nhất với thị trường Châu
Á- Thái Bình Dương?
- Giải quyết đầu ra cho các sản phẩm.
- Đổi mới công nghệ.


- Mở rộng sản xuất với chất lượng cao.
- Cải thiện đời sống nhân dân.
* Vì:
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá, dân cư đông thị trường lớn, kinh tế phát triển thị
hiếu cao.
- Các nước có nhiều điểm tương đồng trong văn hố, lao động, sinh hoạt, thể trạng người…..
- Tiêu chuẩn hàng hóa khơng cao, phù hợp với trình độ sản xuất cịn thấp của Việt Nam.
7. Trình bày ý nghĩa của ngành du lịch nước ta. Chứng minh rằng tài nguyên du lịch nước ta đa dạng
và giàu có?
* Ý nghĩa:
- Đem lại nguồn thu nhập lớn
- Góp phần mở rộng giao lưu giữa nước ta với thế giới

- Cải thiện đời sống nhân dân
* Tài nguyên du lịch nước ta đa dạng và giàu có:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên: Phong cảnh, bãi tắm đẹp, khí hậu tốt, có nhiều vườn quốc gia và động thực
vật quý hiếm….
- Tài ngun du lịch nhân văn: Các cơng trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, các làng
nghề truyền thống, văn hóa nhân dân…
- Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng đã được công nhận là di sản thế giới: Vịnh Hạ Long, Động Phong
Nha, Cố đô Huế, Di tích Mỹ Sơn, Phố cổ Hội An.
8. Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có những điều kiện thuận lợi nào để trở thành các trung tâm
thương mại, du lịch lớn nhất cả nước?
- Có vị trí đặc biệt thuận lợi, là hai đầu mối giao thong lớn nhất nước.
- Hai thành phố đông dân nhất cả nước, thị trường tiêu thụ rộng lớn
- Là hai trung tâm kinh tế lớn nhất nước, cơ sở hạ tầng phát triển.
- Tập trung nhiều tài nguyên du lịch.
- Có nhiều trường học, bệnh viện....hàng đầu cả nước.
9. Những điều kiện cần thiết phát triển ngành du lịch?
Để ngành du lịch phát triển tốt cần hội đủ các điều kiện sau:
- Phải có tài nguyên du lịch phong phú:
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên: phong cảnh đẹp, bãi tắm tốt, nhiều động thực vật quí hiếm.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: Các cơng trình kiến trúc, di tích lịch sử, lễ hội truyền thống, văn hố
dân gian…
- Có các địa điểm du lịch nổi tiếng được xếp hạng di sản Thế giới như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha- Kẻ
Bàng, Cố đô Huế, Mĩ Sơn - Hội An.
- Cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu du lịch.
- Phải có nhu cầu về du lịch.
10. Dựa vào Atlat trang 25 kể tên các trung tâm du lịch nổi tiếng
- Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Hạ Long, Hải Phòng, Nha Trang, Đà Lạt, Cần Thơ


BÀI 17 - 18. VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

I . Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
- Nằm ở phía bắc của đất nước
- Tiếp giáp: Phía Bắc giáp với Trung Quốc, phía Tây giáp với Lào, phía Nam giáp với vùng Đồng bằng
sơng Hồng và vùng Dun hải Bắc Trung Bộ, Phía đơng giáp với biển Đơng.
- Là vùng có diện tích lãnh thổ lớn nhất nước ta. Gồm 15 tỉnh, thành phố, chia thành hai tiểu vùng: Đông
Bắc và Tây Bắc.
- Ý nghĩa:
+ Thuận lợi giao lưu kinh tế giữa các vùng trong nước và ngoài nước, lãnh thổ giàu tiềm năng
+ Ý nghĩa về an ninh quốc phòng.
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Đặc điểm
- Địa hình : cao, bị cắt xẻ mạnh.
- Khí hậu : có mùa đơng lạnh.
- Giàu tài ngun khống sản và thủy năng.
- Chia làm 2 tiểu vùng: Đông Bắc và Tây Bắc =>mỗi vùng có điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế
khác nhau.
2. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
Có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế đa ngành:
- Địa hình núi, trung du => trồng rưng, cây CN, chăn ni gia súc lớn…
- Khí hậu có một mùa đông lạnh => đa dạng cơ cấu cây trồng
- Vịnh Bắc Bộ => nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.
- Giàu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào => khai khoáng, thủy điện.
- Nhiều danh thắng : Vịnh Hạ Long, Sa Pa …=> du lịch.
b. Khó khăn
- Địa hình bị chia cắt mạnh, thời tiết diễn biến thất thường, gây trở ngại cho hoạt động giao thông và đời
sống của người dân.
- Phần lớn khống sản có trữ lượng nho, điều kiện khai thác phức tạp.
- Chặt phá rưng bưa bãi dẫn tới xói mịn, sạt lở đất, lũ qt, làm chất lượng môi trường bị giảm sút.
- Nhiều thiên tai: sương muối, sương giá, rét đậm, rét hại, lũ ống, lũ quét...

=> trồng rưng, bảo vệ rưng.
Tiểu vùng
Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
- Khai thác khoáng sản: than, sắt chì, kẽm, thiếc,..
- Núi trung bình và núi thấp
- Phát triển nhiệt điện (ng Bí,…)
- Dãy núi hình cánh cung.
- Trồng rưng, cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn
Đông Bắc
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa
đới và cận nhiệt
đông lạnh.
- Du lịch: SaPa, hồ Ba Bể, Hạ Long
- Kinh tế biển: nuôi trồng, đánh bắt thủy sản


Tây Bắc

- Núi cao, địa hình hiểm trở.
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa
đơng ít lạnh hơn.

- Phát triển thủy điện (Hịa Bình, Sơn La)
- Trồng rưng, cây cơng nghiệp lâu năm, chăn nuôi
gia súc lớn (cao nguyên Mộc Châu)

III. Đặc điểm dân cư - xã hội
- Dân số: 13,9 triệu người, mật độ dân số thấp: 137 người/km2 (năm 2019)
- Nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Mơng, Dao, Tày, Lùng,…và người Kinh.

- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đơng Bắc và Tây Bắc.
+ Đơng Bắc có mật độ dân số cao hơn Tây Bắc, tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp hơn Tây Bắc.
+ Các chỉ tiêu về GDP/người, tỉ lệ người lớn biết chữ, tuổi thọ trung bình, tỉ lệ dân số thành thị ở Đông
Bắc đều cao hơn Tây Bắc.
- Cả hai vùng đều có tỉ lệ hộ nghèo cao hơn mức trung bình của cả nước.
- Đời sống cịn khó khăn nhưng đang được cải thiện nhờ cơng cuộc đổi mới.
a.Thuận lợi:
- Nhiều kinh nghiệm SX nông nghiệp
- Bản sắc văn hóa đa dạng.
- Nhiều di tích lịch sử
b. Khó khăn:
- Đời sống cịn nhiều khó khăn.
- Trình độ văn hóa, kĩ thuật cịn hạn chế, có sự chênh lệch giữa 2 tiểu vùng
III. Tình hình phát triển kinh tế
1. Cơng nghiệp
- Nhiều ngành: năng lượng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, chế biến lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, chế
biến LTTP, vật liệu xây dựng
a. Khai thác và chế biến khoáng sản: Than đá (Q Ninh), Fe, gang thép (Thái Nguyên), Cu, Apatit (Lào
Cai), Thiếc (Cao Bằng)
b. Thủy điện: Sơn La, Hồ Bình, Thác Bà => Phát triển mạnh dựa trên nguồn thủy năng và than, có vai
trò quan trọng trong sản xuất và đời sống, kinh tế.
* Vấn đề cần quan tâm: Bảo vệ môi trường trong SXCN và sử dụng tiết kiệm năng lượng, khoáng sản.
2. Nông nghiệp
* Đặc điểm chung: Sản phẩm đa dạng, có giá trị và sản xuất tương đối tập trung.
- Cây CN: Chè (Mộc Châu, Thái Nguyên, Hà Giang), hồi (Lạng Sơn).
- Cây ăn quả: Vải thiều, mận, mơ, lê, đào,...
- Nghề rưng: Phát triển theo hướng nông lâm kết hợp
- Chăn ni: Đàn trâu có tỉ trọng lớn nhất nước, chăn nuôi lợn phát triển. Nghề nuôi trồng thủy sản bắt
đầu mang lại hiệu quả.
3. Dịch vụ

- Giao thông vận tải và du lịch là thế mạnh nổi bật.
- Có mối giao lưu thương mại lâu đời với đồng bằng sông Hồng


- Trao đổi, buôn bán ở các tỉnh biên giới phát triển với nhiều khu kinh tế mở và cửa khẩu lớn (Lào Cai,
Hữu Nghị, Tây Trang, Trà Cổ)
- Hệ thống đường giao thông nối liền hầu hết các tỉnh, thành phố của vùng với các vùng khác, đặc biệt
là đồng bằng sông Hồng
- Du lịch phát triển với nhiều địa điểm nổi tiếng: Đền Hùng, Vịnh Hạ Long, SaPa, Tam Đảo, Mộc Châu,
Ba Bể,…
V. Các trung tâm kinh tế
Thành phố Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long, Lạng Sơn. Mỗi TP sẽ có ngành sản xuất đặc trưng.
Câu hoi tham khao
1. Phân biệt địa hình của vùng Tây Bắc, Đơng Bắc và trung du Bắc Bộ?
- Tây Bắc: địa hình núi cao và chia cắt sâu.
- Đông Bắc: phần lớn là địa hình núi trung bình.
- Trung du Bắc Bộ: đồi bát úp xen kẽ những cánh dồng và thung lung bằng phẳng, thuận lợi cho phát
triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, đô thị.
2. Tại sao trung du BắcBbộ là địa bàn đông dân và phát triển kinh tế - xã hội cao hơn miền núi Bắc
Bộ?
- Vì trung du bắc bộ có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Nằm liền kề Đồng bằng sơng Hồng, là vùng có trình độ phát triển kinh tế - xã hội cao.
+ Có nguồn nước tương đôi dồi dào, mặt bằng xây dựng tốt, lại có nhiều cơ sở cơng nghiệp và đơ thị đã
hình thành và đang phát triển.
+ Là địa bàn trồng cây công nghiệp (chè, đỗ tương, hoa quả), chăn nuôi gia súc.
+ Nguồn đất ở tương đối lớn, giao thông dễ dàng hơn, khí hậu khơng khắc nghiệt,... là điều kiện thuận
lợi cho dân cư sinh sống.
- Miền núi Bắc Bộ có nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống:
+ Địa hình núi cao hiểm trở.
+ Giao thơng khó khăn do địa hình chia cắt sâu sắc.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.
+ Đất nông nghiệp rất hạn hẹp, quỹ đất lâm nghiệp có rưng và đất chưa sử dụng chiếm tỉ trọng lớn
nhưng tài nguyên rưng đã bị cạn kiệt, muốn khai thác phải đầu tư nhiều tiền của và cơng sức.
+ Thị trường kém phát triển.
3. Vì sao việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống các dân tộc ở TDMNBB phải đi đôi với bảo vệ
môi trường tự nhiên và TNTN?
- Trong thực tế, nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng cạn kiệt:
+ Tài nguyên rưng, đất nơng nghiệp, khống sản, sinh vật…đang bị khai thác quá mức.
+ Diện tích đất trống, đồi trọc ngày 1 tăng lên.
+ Thiên tai diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn.
- Sự suy giảm chất lượng môi trường sinh tác tác dộng xấu đến nguồn nước các dịng sơng, hồ nước của
các nhà máy thủy điện => vì vậy, cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường tự nhiên và TNTN ở
TDMNBB.


4. Nêu sự phân bố cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Tại sao cây chè phát triển mạnh ở vùng
này?
- Sự phân bố cây chè: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Hà Giang, Lạng Sơn, Yên Bái
- Cây chè phát triển mạnh ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ vì có nhiều điều kiện thuận lợi:
+ Đất feralit có diện tích rộng
+ Khí hậu cận nhiệt thuận lợi cho cây chè
+ Địa hình đồi núi thấp, trung du
+ Nguồn nước tưới dồi dào
+ Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệp trong việc trồng và chế biến chè
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn
+ Chính sách hỗ trợ của nhà nước
5. Nêu sự phân bố các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, luyện kim, hóa chất ở TD và MN Bắc Bộ? Vì
sao khai thác khống sản là thế mạnh của tiểu vùng Đơng Bắc, cịn phát triển thủy điện là thế
mạnh của tiểu vùng Tây Bắc?
* Sự phân bố: Thủy điện (Hịa Bình, Sơn La), Nhiệt điện (ng Bí), luyện kim (Thái Ngun), Hóa chất

(Việt Trì, Bắc Giang)
* Khai thác khống sản là thế mạnh của tiểu vùng Đơng Bắc, cịn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu
vùng Tây Bắc vì:
- Sự phân bố CN liên quan trực tiếp đến sự phân bố các mo khoáng sản và tài ngun thiên nhiên khác
- Đơng Bắc có khống sản đa dạng, đặc biệt là than đá với chất lượng tốt và trữ lượng lớn, quặng sắt,
thiết, photphorit,…
- Tây Bắc có tiềm năng thủy điện lớn ở các dịng sơng, đặc biệt là sông Đà
6. Nêu ý nghĩa của việc phát triển nghề rừng theo mơ hình nơng lâm kết hợp ở TD và MN Bắc Bộ?
- Giúp tăng độ che phủ rưng =>
+ Hạn chế xói mịn đất, lũ lụt
+ Cải thiện điều kiện sinh thủy cho các dịng sơng
+ Điều tiết dòng chảy, nguồn nước các hồ thủy điện, thủy lợi
+ Cung cấp nguyên liệu cho CN chế biến, dược liệu
+ Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện đời sống
Bài 20 - 21. VÙNG ĐỒNG BẰNG SƠNG HỒNG
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Là đồng bằng châu thổ lớn thứ 2
- Tiếp giáp trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
- Ý nghĩa: Thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế với các vùng trong nước và nước ngoài
II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1. Đặc điểm
- Châu thổ do sông Hồng bồi đắp, đất phù sa
- Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đơng lạnh.
- Nguồn nước dồi dào
- Vịnh Bắc Bộ giàu tiềm năng.


2. Thuận lợi và khó khăn
a. Thuận lợi
- Sơng Hồng => vai trò quan trọng với SX và đời sống.

- Đất phù sa, điều kiện khí hậu, thủy văn thuận lợi => thâm canh lúa nước.
-Thời tiết mùa đông => cây vụ đơng.
- Khống sản : Đá vơi, than nâu, khí tự nhiên => CN.
- Vịnh Bắc Bộ => ni trồng, đánh bắt thủy sản.
- Giàu tiềm năng du lịch .
b. Khó khăn
- Thời tiết thất thường, thiên tai (lũ lụt, rét đậm rét hại,…)
- Ít tài ngun khống sản
- Đất bị bạc màu, quỹ đất nông nghiệp hạn chế, suy thối mơi trường
III. Đặc điểm dân cư - xã hội
- Dân đông (hơn 22 triệu người - 2019), mật độ cao nhất nước (1413người/km2).
a. Thuận lợi
- Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn.
- Nhiều kinh nghiệm thâm canh lúa nước, trình độ kĩ thuật cao.
- Kết cấu hạ tầng nơng thơn hồn thiện nhất nước.
- Q trình đơ thị hóa sớm (Hà Nội, Hải Phịng) => Nhiều di tích lịch sử,văn hóa lâu đời.
b. Khó khăn
- Sức ép dân số quá đông, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm
- Bình qn đất nơng nghiệp thấp nhất nước.
- Tỉ lệ thất nghiệp cao, bình quân thu nhập đầu người thấp.
IV. Tình hình phát triển kinh tế
1. Cơng nghiệp
- Hình thành sớm và phát triển mạnh trong thời kì CNH, HĐH
- Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng mạnh
- Các ngành CN trọng điểm: Chế biến LTTP, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và
CN cơ khí
- Sản phẩm CN chính: máy cơng cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, điện tử, hàng tiêu dùng
- Phân bố tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Hải Phịng
2. Nơng nghiệp
a. Trồng trọt

- Diện tích và sản lượng đứng thứ 2 cả nước.
- Năng suất lúa cao nhất nước => Góp phần bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu.
- Phát triển cây ưa lạnh: Ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, đậu tương, hoa,…=> Tăng vụ, tăng sản
lượng, đa dạng sản phẩm, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
b. Chăn nuôi
- Lợn: tỉ trọng lớn nhất nước
- Bò sữa, gia cầm và nuôi trồng thủy sản đang phát triển.


3. Dịch vụ
- GTVT, bưu chính viễn thơng, du lịch phát triển.
- Hà Nội và Hải Phòng là 2 đầu mối giao thông vận tải.
- Nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng (Chùa Hương, Tam Cốc - Bích Động, Cúc Phương, Côn Sơn,…)
- Hà Nội là trung tâm lớn nhất nước về thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ. Đồng thời là một
trong 2 trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất nước.
V. Các trung tâm tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
- Trung tâm kinh tế: Hà Nội, Hải Phịng
- Hình thành tam giác kinh tế: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh
- Các tỉnh, TP thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Phòng,
Quảng Ninh, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
- Vai trò:
+ Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu KT
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên, nguồn lao động của vùng đồng bằng sông Hồng và TD miền núi Bắc Bộ
+ Tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển
Câu hoi tham khao
1. Sự phân bố các loại đất chính ở đồng bằng sông Hồng? Ý nghĩa của sông Hồng trong đời sống và
sản xuất?
* Sự phân bố các loại đất
- Đất phù sa chiếm phần lớn diện tích
- Đất feralit: rìa Tây Bắc và Tây Nam

- Đất lầy thụt: Ô trũng Hà - Nam - Ninh
- Đất xám trên phù sa cổ: rìa Tây Bắc
- Đất phèn, đất mặn: ven biển tư Hải Phòng đến Quảng Ninh
* Ý nghĩa của sông Hồng:
- Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và sinh hoạt
- Bồi đắp phù sa, mở rộng đồng bằng về phía vịnh Bắc Bộ
- Phát triển giao thơng vận tải đường sông
- Thủy điện
- Nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch
Tuy nhiên, sông Hồng cũng gây ra khơng ít khó khăn: lũ lụt, hạn hán => hệ thống đê điều phát triển
2. Ý nghĩa hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng?
- Tránh được nguy cơ phá hoại của lũ lụt hằng năm do sông Hồng gây ra, đặc biệt vào mùa mưa bão
- Mở rộng diện tích đồng bằng về phía biển
- Địa bàn dân cư được phủ khắp châu thổ, làng mạc trù phú, dân cư đông đúc
- Thâm canh tăng vụ, công nghiệp, dịch vụ phát triển sơi động
- Nhiều di tích lịch sử văn hóa được lưu giữ và phát triển
3. Sản xuất lương thực ở đồng bằng sơng Hồng có tầm quan trọng như thế nào? Đồng bằng sơng
Hồng có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì để phát triển sản xuất lương thực?
* Vai trò:


- Cung cấp lương thực cho người dân
- Cung cấp thức ăn cho ngành chăn nuôi
- Cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến LTTP
- Đảm bảo an ninh lương thực trong nước và xuất khẩu
* Thuận lợi và khó khăn trong phát triển sản xuất LT
- Thuận lợi:
+ Đất phù sa màu mỡ, đồng bằng rộng lớn với địa hình bằng phẳng
+ Nguồn nước tưới dồi dào tư sơng Hồng và s Thái Bình
+ Khí hậu có mùa đơng lạnh => thuận lợi cho việc thâm canh, tăng vụ

+ Người dân có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong việc thâm canh cây lúa nước
+ Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn (đặc biệt là thị trường tại chỗ)
- Khó khăn: Bão, lũ lụt, ngập úng, sâu bệnh, rét đậm rét hại, đất bị bạc màu, biến động thị trường
4. Chứng minh rằng đồng bằng sơng Hồng có điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch?
* Có tài nguyên du lịch phong phú:
- Tài nguyên du lịch tự nhiên:
+ Thắng cảnh: Hoa Lư - Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình), Tam Đảo, Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Tây,
hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội)…
+ Vườn quốc gia: Cát Bà (Hải Phịng), Cúc Phương (Ninh Bình), Ba Vì (Hà Tây), Xuân Thủy (Nam
Định).
+ Bãi tắm Đồ Sơn (Hải Phòng).
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
+ Di tích lịch sử - văn hóa: Lăng Hồ Chủ Tịch, Văn Miếu, thành Cổ Loa, chùa Một Cột … (Hà Nội),
Cơn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương), di tích Hoa Lư (Ninh Bình), chùa Tây Phương (Hà Tây), chùa Dâu
(Bắc Ninh), cầu Long Biên (Hà Nội)…
+ Lễ hội: chùa Hương (Hà Tây), hội Lim (Bắc Ninh), Phủ Giầy (Nam Định)…
+ Làng nghề; gốm Bát Tràng, đồng Ngũ Xá, Lụa Vạn Phúc … (Hà Nội), tranh Đông Hồ, mực Đồng Kị
(Bắc Ninh), sứ Thanh Trì (Hà Nội)…
- Cơ sở hạ tầng và mạng lưới giao thơng phát triển, có các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, cảng
Hải Phòng và sân bay quốc tế: Nội Bài, Hải Phòng.
5. Vai trò của cây vụ đông trong việc sản xuất LT ở đồng bằng sông Hồng?
- Cung cấp LTTP cho nhân dân
- Góp phần tăng thêm giá trị sản xuất lương thực của vùng
- Cung cấp sản phẩm, hàng hóa, cải thiện đời sống nhân dân
Bài 23 - 24. VÙNG BẮC TRUNG BỘ
I. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
- Phạm vi lãnh thổ tư dãy Tam Điệp đến dãy Bạch Mã
- Lãnh thổ hẹp ngang
- Tiếp giáp
+ Phía Bắc giáp vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và vùng đồng bằng sơng Hồng.

+ Phía Nam giáp vùng dun hải Nam Trung Bộ.


×