QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
HỆ THỐNG CẢNH BÁO SỚM THIÊN TAI GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
Bùi Quang Bình*
Đỗ Thị Ngân**
Tóm tắt: Nhiều năm gần đây, thế giới vẫn đang phải chứng kiến những tổn thất nặng nề do
thiên tai như lũ quét và trượt lở đất. Nhiều giải pháp về kỹ thuật và quản trị rủi ro thiên tai đã
được nghiên cứu và ứng dụng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Bài viết này trình bày một số
giải pháp kỹ thuật bao gồm việc xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai phục vụ cho việc quản lý cả
về dài hạn và cảnh báo sớm. Bên cạnh đó, hệ thống quan trắc và một số mơ hình dự báo thiên tai
ở Việt Nam cũng được đề cập, qua đó một số bất cập và khó khăn cũng được đưa ra. Cuối cùng,
giải pháp toàn diện cả về quản trị cũng như kỹ thuật phù hợp cho Việt Nam được đề xuất, nhằm
giảm thiểu các thiệt hại về người và của do thiên tai gây ra.
Từ khóa: Cảnh báo sớm thiên tai;Rủi ro thiên tai.
1. Đặt vấn đề
Những trận lũ lụt kinh hoàng hồi tháng 4/2021 tại Trung Quốc và tháng 6/2021 tại Đức đã
ảnh hưởng đến cuộc sống người dân cho thấy rằng biến đổi khí hậu (BĐKH) đang làm cho thời
tiết trở nên khắc nghiệt và bất thường hơn ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ít nhất 25 người chết ở
tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, trong đó có hàng chục người bị mắc kẹt trong một tàu điện
ngầm của thành phố Trịnh Châu khi nước chảy qua sau nhiều ngày mưa như trút nước (Reuters,
2021a).
Thảm họa lũ lụt tương tự xảy ra tại châu Âu cũng đã gây thiệt hại nghiêm trọng với ít nhất
160 người chết ở Đức và 31 người ở Bỉ (Reuters, 2021b). Các trận lũ lụt này xảy ra rất bất ngờ và
diễn ra trong thời gian rất ngắn, làm cho chính quyền và người dân khơng kịp chuẩn bị ứng phó.
Các thảm họa trên đã cho thấy rằng công tác dự báo sớm trở nên vơ cùng quan trọng nhằm
ứng phó với những bất thường của thời tiết tương tự trong tương lai. Chỉ trong 18 ngày, từ 18/10
- 6/11/2020, bên cạnh bão, mưa lũ, ngập lụt lịch sử, miền Trung còn liên tiếp xảy ra sạt lở vùi lấp
hàng trăm con người. Chỉ một số ít người may mắn sống sót. Trong đó, 192 người chết và 57 người
cho đến hiện tại vẫn đang mất tích, tổng thiệt hại kinh tế khoảng 30.000 tỷ đồng (Chính phủ, 2020).
*
Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng, email:
Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng
**
24
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
Các giải pháp về mặt kỹ thuật và quản trị rủi ro thiên tai nhằm ứng phó và giảm thiệt hại về
người và của đã được nghiên cứu và ứng dụng ở một số nước trên thế giới. Trong đó, việc xây
dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai và nâng cấp bộ máy quản lý rủi ro thiên được ứng dụng. Các
giải pháp này đã thực sự mang lại những hiệu quả nhất định giảm thiệt hại về người và của, cung
cấp thông tin cho các cơ quan quản lý liên quan trong việc ra quyết định kịp thời và chính xác. Vì
thế, giải pháp kỹ thuật quản lý rủi ro thiên tai đã được ứng dụng tại một số nước trên thế giới như
ở Trung Quốc và châu Âu, Việt Nam có thể áp dụng nhằm ứng phó với các hiện tượng thời tiết
càng ngày càng cực đoan xảy ra trong thời gian tới.
2. Hệ thống cảnh báo thiên tai
Khoảng 52% diện tích của châu Á là vùng núi với lượng mưa lớn thường xuyên, những khu
vực này đã phải hứng chịu những thảm họa lũ quét trong suốt chiều dài lịch sử (Haichen Li và
nnk, 2017). Do lũ quét và trượt lở đất có sự phân bố và phạm vi ảnh hưởng trên diện rộng, nên
việc phòng chống thiên tai lũ quét chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật truyền thống như dựa vào
dự báo hiện tượng thời tiết, đo lượng mưa và cảnh báo chậm là không hợp lý và khá tốn kém. Kể
từ những năm 1990, với sự phát triển khoa học cơng nghệ máy tính, nhiều nước trên thế giới bắt
đầu nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cảnh báo sớm thiên tai, đây là những phương pháp tối ưu
cho các nước đang phát triển với mật độ dân số dày đặc và thường xuyên xảy ra thiên tai như lũ
quét và sạt lở đất hàng năm (Haichen Li và nnk, 2017).
Cảnh báo sớm thiên tai trên thế giới được phân loại thành cảnh báo dài hạn (long term) và
cảnh báo theo thời gian thực (real time). Hai phương pháp cơ bản này được đánh giá có hiệu quả
trong thời gian vừa qua với việc không ngừng nghiên cứu nhằm cải thiện độ chính xác phân tích
cảnh báo dài hạn, tính tốn cho các chỉ số cảnh báo thời gian thực, cơ sở dữ liệu được sử dụng cho
xây dựng hệ thống thông tin địa lý.
2.1. Nghiên cứu cảnh báo lũ quét và trượt lở đất dài hạn
Phân tích thống kê dựa trên dữ liệu lịch sử
Về cơ bản, phương pháp này thu thập dữ liệu về những trận lũ quét xảy ra trong quá khứ, từ
đó tần suất và chu kỳ lặp lại đã được xác định. Qua đó, các nhà khoa học đã dự đốn xu hướng
xuất hiện của các thảm họa trong tương lai (Cheng W., 2013). Cụ thể, tần suất được tính tốn bằng
cách lấy số lần xảy ra thiên tai trừ đi vụ thảm họa lịch sử của khu vực nghiên cứu cụ thể, sau đó
lấy khoảng thời gian xảy ra của các thảm họa lịch sử chia cho giá trị này. Phương pháp tính tần
suất xuất hiện của thảm hoạ đưa ra kết quả phản ánh mức độ hoạt động của thảm họa và qua đó có
thể được sử dụng để suy đốn xác suất dài hạn. Tuy nhiên, để có thể tính tốn bằng phương pháp
này, các dữ liệu về thiên tai trong quá khứ phải đáng tin cậy, chính xác và đầy đủ (Binh Bui, 2010;
Chen, G. và nnk, 2007). Thêm vào đó, phương pháp này chỉ có thể ứng dụng trên một lưu vực
sơng, suối hoặc dịng chảy cụ thể.
Phân tích rủi ro dựa trên cơ chế gây ra thảm họa
Sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ kỹ thuật, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công
nghệ viễn thám (RS), đã được ứng dụng xây dựng mơ hình cảnh báo lũ qt dài hạn dựa trên các
25
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
yếu tố gây thiên tai như lượng mưa, địa hình, độ dốc, thảm thực vật, mạng lưới sông suối và địa
chất… Bằng cách áp dụng cơng thức tốn học, tất cả các yếu tố này đều được đưa vào tính tốn
dựa trên các đánh giá về nguy cơ và tính dễ tổn thương. Qua đó, mơ hình dự báo về lũ quét và sạt
lở đất đã được tạo ra với độ chính xác cao.
Phân tích rủi ro dựa trên cơ chế gây ra lũ lụt và trượt lở đất bằng cơng nghệ GIS và RS có ưu
điểm là mức độ bao phủ rộng lớn như một tỉnh hoặc vùng có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng giống
nhau. Bên cạnh đó, mơ hình dự báo này là những bằng chứng quan trọng, khoa học giúp cho việc
ra quyết định của các cơ quan liên quan trong công tác quy hoạch sử dụng đất, bố trí khu dân cư.
Cuối cùng, trong quá trình xây dựng mơ hình này có được sự tham gia về mặt kỹ thuật của rất
nhiều chuyên gia ở các lĩnh vực khác nhau.
Tuy nhiên, mơ hình dự báo này chỉ được xây dựng tại một thời điểm cụ thể với các yếu tố gây
ra thảm hoạ được xác định, để có độ chính xác cao thì phải thường xuyên cập nhật số liệu sau mỗi
đợt xảy ra thiên tai và chạy lại mơ hình. Thêm vào đó, để vận hành, bảo trì mơ hình cần hệ thống
máy tính có cấu hình mạnh địi hỏi chi phí đầu tư lớn và nhân lực thực hiện cần phải được đào tạo
chuyên sâu.
Zhao đã đánh giá rủi ro thiên tai lũ qt trên khu vực thượng nguồn sơng Minjiang bằng phân
tích cường độ và tần suất (Hapuarachchi, P và nnk, 2011). Hơn nữa, Tang và Shi đưa ra một hệ
thống phương pháp và lộ trình kỹ thuật tích hợp, bao gồm việc thu thập dữ liệu bằng GIS, xây
dựng cơ sở dữ liệu không gian, lựa chọn hệ thống chỉ số đánh giá, dự báo, đánh giá rủi ro và phân
vùng (Hu, J., & Liu, Z., 2011). Theo hệ thống phương pháp và lộ trình kỹ thuật này, Guan và Chen
đã vẽ bản đồ đánh giá rủi ro thiên tai lũ quét của tỉnh Giang Tây, dựa trên bản đồ địa lý và phân
tích khí hậu, lượng mưa, địa hình, độ dốc và mạng lưới sông để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương
bản đồ phân vùng rủi ro thiên tai lũ quét (Hu, J. và nnk, 2014). Trong quá trình phân tích tính dễ
bị tổn thương do lũ qt ở thành phố Wenshan, phạm vi và độ sâu của lũ quét được coi là các chỉ
số quan trọng để nâng cao độ chính xác của đánh giá (Huang, X., và nnk; Institute of Mountain
Hazards and Environment, Chinese Academy of Sciences and Ministry of Water Conservation,
1991). Hệ thống chỉ số phân vùng nguy cơ lũ quét dựa trên vi địa mạo, địa hình và vị trí độ dốc,
tích tụ dịng chảy đã được xây dựng.
2.2. Cảnh báo sớm thiên tai, lũ quét, trượt lở đất theo thời hạn thực
Phương pháp tính tốn cho các chỉ số cảnh báo thời gian thực
Cho đến nay, hầu như các nghiên cứu về hệ thống cảnh báo sớm thiên tai vẫn chưa có sự
thống nhất về các yếu tố gây ra thảm họa thiên tai như lũ quét và trượt lở đất, chẳng hạn như hướng
và tốc độ gió, vận tốc và lưu lượng dòng chảy, mực nước, cường độ và lượng mưa, v.v. Thay vào
đó, hầu hết các mơ hình thường tập trung vào yếu tố là lượng mưa, một số thì tập trung vào các
mơ hình cảnh báo mực nước dâng. Các phương pháp tính tốn lượng mưa cảnh báo sớm có thể
được chia thành hai loại: theo hướng dữ liệu và theo cơ chế (Hình 1).
26
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
Hình 1. Sơ đồ hệ thống kỹ thuật cảnh báo sớm thiên tai theo thời gian thực
đã được ứng dụng trên thế giới
Khảo sát trường hợp
Lượng mưa tới hạn
của trạm đo hoặc vùng
Hướng
dữ liệu
Phân tích tần suất về mưa
và thiên tai
Phân tích tương quan
Nội suy
Phân tích tần
xuất lượng mưa
và lũ lụt
Cảnh báo sớm
lượng mưa
Cơng thức thực tiễn
Kinh
nghiệm
Cơng thức
phù hợp
Hướng cơ chế
Cân bằng
mực nước
Mơ hình
thuỷ văn
Dữ liệu
Mơ hình thuỷ
động lực học
Các phương pháp tính tốn lượng mưa cảnh báo sớm
Trên thực tế, phương pháp dựa trên dữ liệu là cách cơ bản nhất để tính toán lượng mưa cảnh
báo sớm thiên tai. Với điều kiện lũ quét phải có mối tương quan nhất định với lượng mưa, phương
pháp này tính tốn lượng mưa và đưa ra cảnh báo sớm bằng cách phân tích dữ liệu thiên tai lịch
sử. Tuy nhiên, phương pháp này lại không tính đến cơ chế gây ra thiên tai. Vì vậy, cần phải xem
xét tổng thể và phân loại các số liệu đầu vào như khảo sát trường hợp bao gồm lượng mưa tới hạn
một trạm, lượng mưa tới hạn khu vực, phân tích tần suất mưa và thiên tai, phân tích tương quan,
phương pháp loại suy và nội suy (Li, X., 2015).
Để tính lượng mưa tới hạn thì cần thơng qua thống kê lượng mưa của các trận thiên tai lịch
sử bằng cách lấy lượng mưa tối thiểu của từng khoảng thời gian làm giá trị ban đầu và so sánh với
giá trị của các khu vực lân cận, qua đó xác định lượng mưa tới hạn cho cảnh báo sớm lũ quét. Nếu
có đủ dữ liệu lịch sử từ mạng lưới quan trắc thủy văn, khí tượng hiện có, thì lượng mưa tới hạn
cho từng trạm và khu vực sẽ được tính tốn.
Bên cạnh đó, phương pháp tính tốn tổng hợp về lưu lượng dòng chảy tới hạn khu vực đồi
núi, độ bão hòa độ ẩm của đất. Phương pháp này được tính tốn bằng cách sử dụng lượng mưa tới
27
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
hạn của một trạm quan trắc duy nhất và phân tích tần suất của mưa và thiên tai để phân vùng lượng
mưa của một khu vực (Li, P. và nnk, 2017). Ví dụ, để cảnh báo sớm lũ qt, có thể sử dụng lượng
mưa 24 giờ và lượng mưa 10 ngày trước để dự đoán (Liao, M., 2012).
Với mối tương quan giữa lượng mưa và các thông số lưu vực, một số phương pháp khác cũng
đã được nghiên cứu như xây dựng mơ hình thống kê liên quan đến lượng mưa tới hạn, diện tích
lưu vực, chiều dài sơng chính và độ dốc sơng. Bằng cách sử dụng mơ hình này, lượng mưa cảnh
báo sớm cho các lưu vực nhỏ (Lin D., 2014). Hơn thế nữa, bằng cách phân tích các trường hợp dữ
liệu về địa chấn và tai biến địa chất, lượng mưa tới hạn được tính tốn dựa trên năm cấp độ để
cảnh báo sớm lũ quét và trượt lở đất (Lin X và nnk, 2015).
Phương pháp ngoại suy và nội suy cũng được sử dụng để tính toán lượng mưa tới hạn từ các
trạm đo mưa xung quanh như nội suy Kriging, nghịch đảo khoảng cách (invert distance to a
power), nội suy song tuyến trong lưới (Bilinear interpolation in a grid) (Liu Y., và nnk, 2014). Bản
chất của phương pháp này là tính tốn lượng mưa tới hạn tương ứng với mực nước mà lũ quét có
thể xảy ra. Mối tương quan giữa mực nước và lưu lượng, lượng mưa và lưu lượng được phân tích
để tính lượng mưa gây ra lũ quét theo các cấp độ khác nhau (Liu C. và nnk., 2015).
Với sự phát triển của khoa học, các nghiên cứu đã đưa ra mô hình số tính tốn các chỉ số cảnh
báo lũ qt theo thời gian thực. Các mơ hình số này thường được xây dựng dựa trên cân bằng
nước, các nguyên tắc thủy văn hoặc thủy động lực học. Họ đã đưa ra phương pháp tính tốn lượng
mưa tới hạn tối thiểu với điều kiện cảnh báo phải tính đến cả lượng mưa và cường độ (Meng H.,
2014).
Cải thiện nguồn dữ liệu được sử dụng để cảnh báo
Mặc dù các mô hình và phương pháp tính tốn đã được nghiên cứu nhiều, tuy nhiên hạn chế
lớn nhất đối với cảnh báo sớm lũ quét theo thời gian thực là thiếu dữ liệu về lượng mưa, lưu lượng
và mực nước theo thời gian thực. Để giải quyết vấn đề này khơng có cách nào khác là tăng cường
mạng lưới quan trắc khí tượng thuỷ văn, lượng mưa và lưu lượng dòng chảy. Vì vậy, đã có một số
nghiên cứu đưa ra tiêu chuẩn kỹ thuật và chỉ số bố trí các trạm khí tượng thủy văn theo nhu cầu
phịng chống lũ lụt vùng núi (Wang L., 2014; Wang X. và nnk, 2009).
Cùng với việc tăng dày mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn, việc ứng dụng công nghệ
viễn thám trong việc thu thập dữ liệu và mở rộng khoảng thời gian dự báo dựa trên công nghệ dự
báo thời tiết hiện đại. Tuy nhiên, việc cảnh báo sớm lũ quét vẫn khó nếu chỉ dựa vào số liệu quan
trắc thời gian thực, cần phải sử dụng phương pháp dự báo tổng hợp như xây dựng mơ hình vật lý
khác nhau của mơ hình nhằm kéo dài khoảng thời gian dự báo sớm (Wu J. và nnk, 2014).
Thông tin dữ liệu đầu vào hệ thống cảnh báo
Việc cập nhật thông tin nhanh chóng, đầy đủ là vơ cùng quan trọng để rút ngắn thời gian cảnh
báo sớm lũ quét theo thời gian thực. Các thông tin cảnh báo sớm lũ quét bao gồm thu thập, truyền
dữ liệu, phân tích cảnh báo sớm, mơ phỏng thiên tai và phát sóng cảnh báo tới người dân theo thời
28
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
gian thực. Đối với vùng núi, hệ thống kỹ thuật máy móc thu thập dữ liệu cần tối ưu tiêu thụ điện
năng, hiệu suất ổn định và độ chính xác cao (Xu X., & He W., 2015). Trong đó, thiết bị cảm biến
từ xa cảnh báo sớm mực nước sông, suối và hệ thông truyền tin di động có sẵn trên máy điện thoại
như GPRS hoặc SMS nhằm cung cấp thông tin cho người dân ngay lập tức (Ye J. và nnk, 2014).
Một số mô hình thậm chí cịn ứng dụng cơng nghệ dựa trên Internet of Things (ToT) và công nghệ
GIS trên nên tảng web (WebGIS) (Ye J. và nnk, 2013; Ye Y. và nnk, 2008).
3. Hệ thống cảnh báo, dự báo thiên tai ở Việt Nam
3.1. Thực trạng hệ thống quan trắc thời tiết và hệ thống cảnh báo thiên tai ở Việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, tại các tỉnh miền núi trên cả nước đã liên tục xảy ra các trận lũ
quét và trượt lở đất với cường độ ngày một lớn, gây tổn thất nghiêm trọng về tài sản và cướp đi
sinh mạng của nhiều người dân (Bảng 2). Về tổng thể, hệ thống cảnh báo thiên tai ở Việt Nam nói
chung và các tỉnh miền núi nói riêng vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ và đặc biệt là chưa có chức năng
cảnh báo theo thời gian thực. Mới chỉ có một số dự án nhỏ với quy mơ dự báo, cảnh báo ở cấp độ
cơ sở như xã, phường.
Gần đây, nhất đề án “Ðiều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các
vùng miền núi Việt Nam” theo Quyết định 351/QÐ-TTg ngày 27-3-2012 của Thủ tướng Chính
phủ đặt ra thời hạn đến năm 2020 là xây dựng hệ thống bản đồ cho 37 tỉnh, thành phố có nguy cơ
trượt lở cao. Nhưng đến nay mới chỉ xây dựng được cho 15 tỉnh, thành phố. Kết quả của Ðề án là
xây dựng bản đồ tỷ lệ 1/50.000. Với tỷ lệ rất nhỏ thì trên bản đồ, tính hiệu quả của việc cảnh báo
gần như bằng 0; khơng thể xác định được điểm có nguy cơ trượt lở, cũng như các đối tượng bị tác
động để phục vụ cơng tác chỉ đạo ứng phó. Để có thể xác định được các điểm trượt lở, cần phải
xây dựng đến tỷ lệ 1/5000 thì mới có thể ứng dụng trong quy hoạch đất đai và cung cấp thông tin
cho các cơ quan liên quan. Bên cạnh đó, các bản đồ này cũng chưa có khả năng dự báo được thời
gian xảy ra trượt lở đất. Nội dung các bản đồ này khoanh định các diện tích có hiện trạng và nguy
cơ trượt lở theo các cấp độ rất cao, cao, trung bình và thấp; phân loại các vị trí trượt lở theo quy
mơ rất lớn, lớn, trung bình và nhỏ, và theo các kiểu trượt như trượt xoay, trượt nêm, trượt phẳng,
trượt hỗn hợp và trượt dạng dịng… Ngồi ra, đề án cịn tiến hành điều tra hiện trạng, phân vùng
cảnh báo trượt lở ở tỷ lệ 1:10.000 cho 200 xã trọng điểm có nguy cơ trượt lở cao, đến nay đã thực
hiện được 64 xã. Các kết quả điều tra, đánh giá của Ðề án đã và đang được chuyển giao cho các
địa phương và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai.
Một số trạm khí tượng thuỷ văn vùng núi phía Bắc
Theo Tổng cục KTTV (2019), tỉnh Yên Bái có 20 trạm đo mưa tự động, cung cấp số liệu đến
điện thoại của lãnh đạo chính quyền các cấp và thành viên Ban Chỉ huy phịng chống thiên tai và
tìm kiếm cứu nạn, cũng như các trang web chuyên ngành. 9 trạm đo khí tượng thủy văn được đặt
tại 9 địa phương. Bên cạnh đó, Yên Bái cũng đưa vào vận hành một hệ thống cảnh báo lũ quét ở
khu vực thị xã Nghĩa Lộ; 5 thiết bị cảnh báo mực nước nguy hiểm đặt ở các ngầm tràn thuộc huyện
Văn Chấn. Đặc biệt là hơn 100 thiết bị đo mưa được đặt trực tiếp ở các thôn, bản, nhằm kịp thời
29
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
đưa ra những thông tin cảnh báo cho nhân dân. Dự án cảnh báo sớm lũ quét được xây dựng từ năm
2006, đây là Dự án "Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét" được xây dựng thử nghiệm ở hai huyện
Văn Chấn và Trạm Tấu (Yên Bái). Tuy nhiên, tính hiệu quả của dự án này chưa được đánh giá và
hệ thống cảnh báo chưa một lần hoạt động.
Bảng 2. Thống kê số trận lũ quét xảy ra trong giai đoạn 2001-2019
tại vùng trung du miền núi phía Bắc
STT
Tỉnh
Số trận lũ quét từ
2001-2019
1
Tỉnh Hà Giang
56
2
Tỉnh Cao Bằng
48
3
Tỉnh Bắc Kạn
16
4
Tỉnh Tuyên Quang
30
5
Tỉnh Lào Cai
95
6
Tỉnh Điện Biên
42
7
Tỉnh Lai Châu
40
8
Tỉnh Sơn La
95
9
Tỉnh n Bái
47
10
Tỉnh Hồ Bình
37
11
Tỉnh Thái Ngun
13
12
Tỉnh Lạng Sơn
21
13
Tỉnh Quảng Ninh
19
14
Tỉnh Bắc Giang
7
15
Tỉnh Phú Thọ
24
Tổng
590
Nguồn: Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT, 2020
Tỉnh Lào Cai hiện có 9 trạm khí tượng thủy văn; 53 trạm đo mưa tự động; 3 hệ thống cảnh
báo sớm thiên tai được đầu tư, các hệ thống cảnh báo thiên tai của Hàn Quốc, trạm cảnh báo lũ
bùn đá của Đài Loan (Trung Quốc) đang chạy thử nghiệm... Đây là mơ hình cảnh báo thử nghiệm
đang được triển khai tại xã Bản Khoang, huyện Sapa. Hệ thống bao gồm một loạt các cảm biến
30
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
như: cảm biến chấn rung, thiết bị đo mực nước, cảm biến căng kế, camera hồng ngoại, trạm đo
mưa được lắp đặt ở ba khu vực thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn nhằm quan trắc, ghi nhận
nhưng thay đổi về điều kiện thời tiết (lượng mưa), địa chất (rung chấn địa tầng), thủy văn (dòng
chảy, mực nước) và sự di chuyển bề mặt của dòng bùn lỏng, đất đá. Tất cả các dữ liệu được thu
nhận và xử lý tại chỗ bằng Trung tâm xử lý số liệu.
Dữ liệu được thu thập, xử lý và phân tích dựa trên các ngưỡng cảnh báo thiên tai khác nhau
(An tồn - Có dấu hiệu - Có nguy cơ xảy ra - Chắc chắn xảy ra) và phát cảnh báo cho các bên liên
quan như: Chính quyền địa phương, Cơ quan PCTT các cấp, người dân trong khu vực ảnh hưởng
và các đơn vị liên quan. Đặc biệt, hệ thống cảnh báo sớm tại chỗ qua Còi ủ, tin nhắn SMS trong
trường mức cảnh báo nguy cấp cho người dân trong khu vực ảnh hưởng để có thông tin sơ tán kịp
thời nhằm giảm thiểu các thiệt hại về người và của do thiên tai xảy ra.
Mô hình cảnh báo sớm thiên tai tại thành phố Đà Nẵng:
Dự án Mơ hình lũ lụt và Xây dựng năng lực cảnh báo sớm ở Việt Nam - Giai đoạn 2 (FEW2)
được triển khai bởi Trung tâm Thiên tai Thái Bình Dương (PDC) với hỗ trợ từ Văn phịng Trợ
giúp Thiên tai nước ngoài của USAID. Dự án xây dựng dựa trên các hoạt động trước đây nhằm
phát triển và triển khai hệ thống cảnh báo sớm và hỗ trợ ra quyết định VinAWARE ban đầu cho
cán bộ trung ương tại Hà Nội và cán bộ phòng chống lụt bão cấp tỉnh ở miền trung Việt Nam. Với
VinAWARE, các nhà quản lý thiên tai của Việt Nam có thể giám sát bão và các đợt lũ lụt nguy
hiểm, cung cấp cảnh báo kịp thời và chia sẻ với các cơ quan ứng phó liên quan về các kết quả nắm
bắt tình hình và đánh giá thiệt hại.
Hiện tại, hệ thống đã nâng cấp việc cung cấp dữ liệu khí tượng thủy văn cập nhật và có chất
lượng cao hơn, hỗ trợ thông tin địa lý và bản đồ lũ lụt trong VinAWARE.
Giám sát bão và lũ lụt trước đây phụ thuộc vào nhiều hoạt động như quan sát trực tiếp, điện
thoại và báo cáo qua fax giờ đây đã trở thành một quy trình báo cáo đáng tin cậy và cập nhật. Sử
dụng VinAWARE, các quyết định trong toàn bộ chu trình quản lý thiên tai hiện tại được đưa ra
dựa trên dữ liệu gần thời gian thực, được cụ thể hóa và trình bày theo hình thức dễ tiếp cận, dễ
hiểu và hồn tồn có thể chia sẻ, trong đó bao gồm các cộng đồng và tài sản bị ảnh hưởng, thông
tin nguy cơ và hơn thế nữa. Với hệ thống này, cảnh báo sớm có thể và sẽ cứu nhiều sinh mạng,
hoạt động sinh kế và các nguồn lực kinh tế. Tuy nhiên, việc thúc đẩy và triển khai các thỏa thuận
chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan liên quan chủ chốt tại Việt Nam còn nhiều bất cập, hạn chế cho
việc cải thiện năng lực hoạt động với thơng tin có chất lượng tốt hơn.
3.2. Những khó khăn, tồn tại đối với cơng tác cảnh báo thiên tai ở Việt Nam
Với nhiều thiệt hại nặng nền do thiên tai xảy ra hàng năm, nguyên nhân khiến khu vực miền
núi chịu thiệt hại lớn về người và của là do công tác dự báo và cảnh báo mưa lũ chưa đáp ứng yêu
cầu thực tế. Việc di dời nhân dân sinh sống ở khu vực có nguy cơ cao về sạt lở đất, lũ qt cịn
gặp khó khăn, thiếu quỹ đất đáp ứng nhu cầu di dời dân cư... Ngoài ra, do tập quán và điều kiện
sinh sống tại nơi ở mới không phù hợp nên nhiều hộ dân không chịu di chuyển… Công tác dự báo
31
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
và cảnh báo vẫn chưa được đầu tư nhiều về hạ tầng kỹ thuật, cịn nhiều thiếu sót, độ chính xác
khơng cao. Có thể tổng hợp hệ thống cảnh báo thiên tai ở Việt Nam theo hình sau (Hình 2):
Hình 2. Nguyên nhân, bất cập và khó khăn của hệ thống cảnh báo thiên tai ở Việt Nam
4. Đề xuất giải pháp về hệ thống kỹ thuật và nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai
Giải pháp kỹ thuật:
Về cơ bản, một số hệ thống cảnh báo sớm thiên tai theo thời gian thực sử dụng các thiết bị
cáp, dễ bị hư hỏng và mất kết nối khi lũ lụt xảy ra. Vì vậy, với sự phát triển của ngành công nghệ
thông tin và truyền thông, hệ thống cảnh báo lũ quét và trượt lở đất theo thời gian thực sẽ triển
khai hoàn toàn trên hệ thống mạng không dây với việc truyền dữ liệu thời gian thực và có được
kết quả giám sát tốt hơn. Do số lượng lớn tín hiệu tại chỗ cần được gửi khẩn cấp đến trung tâm
điều khiển, khả năng tính tốn của máy tính chắc chắn là trọng tâm của hệ thống cảnh báo và nó
cũng cần cung cấp nhiều giao diện đầu vào/đầu ra (I/O) khác nhau để kết nối nhiều thiết bị báo
động hoặc các thiết bị khác. Ngoài ra, một số tủ thiết bị đầu cuối được lắp đặt ngồi trời khơng có
phịng động cơ, có nghĩa là các thiết bị phần cứng có liên quan phải có đủ khả năng để đối phó với
các thách thức nghiêm trọng như khả năng chống chênh lệch nhiệt độ cao, tiêu thụ điện năng thấp,
có kích thước nhỏ gọn và các tính năng bền chắc khác. Để đảm bảo độ chính xác và truyền chính
xác, việc theo dõi trạng thái thiết bị của từng trạm thông qua các mô đun I/O cũng là một điều cần
thiết để đảm bảo hoạt động ổn định (Hình 3).
32
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
Hình 3. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật cảnh báo sớm thiên tai
Giải pháp về nâng cao năng lực quản lý rủi ro thiên tai:
Cần tiến hành xây dựng hệ thống cảnh báo thiên tai theo thời gian thực, dựa trên các dữ liệu
quan trắc liên tục, việc này cần nguồn đầu tư rất lớn và cần phải kết hợp cả bốn nhóm giải pháp,
bao gồm: Xây dựng và sử dụng hệ thống cảnh báo sớm gắn liền với bộ bản đồ trực tuyến phân
vùng rủi ro và thảm họa thiên tai lũ quét, sạt lở đất... có chỉ rõ đường sơ tán và nơi trú ẩn an toàn
trên bản đồ cho người dân; đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho chính
quyền và nhân dân cấp cơ sở (thơn, bản, xã) về việc sử dụng bản đồ và hệ thống cảnh báo sớm;
đưa nội dung giáo dục về kỹ năng nhận biết, ứng phó thiên tai lũ quét, sạt lở đất vào chương trình
giáo dục tiểu học khu vực miền núi. Xã hội hóa nguồn lực đầu tư, quản lý vận hành, thuê bao các
thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất; tăng cường hướng dẫn, vận động nhân dân tự lắp đặt và sử
dụng các trạm đo mưa nhân dân để dự báo và cảnh báo được khả năng sắp xảy ra lũ quét, sạt lở
đất. Cuối cùng, cơ quan quản lý nhà nước các cấp cần đầu tư, triển khai các dự án quy mô lớn
nhằm xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát, cảnh báo sớm theo thời gian thực, mang tầm quy mô
quốc gia, liên kết trực tuyến thông suốt từ Ban Chỉ đạo T.Ư Phịng, chống thiên tai đến các cấp
chính quyền địa phương.
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của công tác quản lý rủi ro thiên tai:
- Cần xã hội hoá việc đầu tư hệ thống cảnh báo sớm thiên tai như thiết bị, cảm biến đo đạc,
hệ thống máy tính, phần mềm… Đối với hệ thống này, tất cả các thiết bị nêu trên sẽ do cơ quan
33
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
quản lý nhà nước chịu trách nhiệm vận hành, cập nhật và bảo trì. Nhà nước cần phải bảo đảm ngân
sách cho đội ngũ kỹ thuật vận hành 24/24. Cơ quan quản lý nhà nước cần thông qua các nhà cung
cấp dịch vụ viễn thông (Viettel, Mobiphone, Vinaphone…) để phổ biến các cảnh báo tới người
dân trên diện rộng, đồng thời sử dụng cơng nghệ điện tốn đám mây nhằm tiết kiệm chi phí.
- Hệ thống cảnh báo sớm thiên tai gồm có việc lắp đặt thiết bị và hệ thống, công tác nghiên
cứu, nâng cao nhận thức cộng đồng, vv. Để giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến hệ thống
này, cần sự phối hợp tham gia của khu vực tư nhân (máy móc, thiết bị, dịch vụ) và các nhà khoa
học (nghiên cứu kỹ thuật, xây dựng mơ hình, đánh giá độ chính xác). Nhà nước sẽ có vai trị điều
phối, lập kế hoạch và thúc đẩy các bên tham gia.
Tài liệu tham khảo
1. Chính phủ nước Cộng hoà XHCN Việt Nam (2020). Thiệt hại 30.000 tỷ đồng do thiên tai
dị thường ở miền Trung.
Http://baochinhphu.vn/Doi-song/Thiet-hai-30000-ty-dong-do-thien-tai-di-thuong-o-mienTrung/415797.vgp
2. Cheng, W. (2013). A review of rainfall thresholds for triggering flash flood. Advances in
Water Science in Chinese, 24, 901-908. [Google Scholar]
3. Chen, G., Yuan, Y., Guo, J., & Shen, H. (2007). Layout of hydro-meteorological station
network for mountain flood prevention. China Water Resources in Chinese, 14, 42-43+52.
[Google Scholar].
4. Haichen Li, Tao Qin and Xiaohui Lei (2017). Flash Flood Early Warning Research in
China. Engineering and Mathematical Topics in Rainfall, Theodore V Hromadka II and Prasada
Rao,
IntechOpen,
DOI:
10.5772/intechopen.69784.
Available
from:
/>5. Hapuarachchi, P., Wang, Q., & Pagano, T. (2011). A review of advances in flash
floodforecasting. HydrologicalProcesses, 25(18), 2771-2784. Doi:10.1002/hyp.8040.
6. Hu, J., & Liu, Z. (2011). Development and application of flash forecasting and warning
system for medium-and small-size river basins. Journal of China Hydrology in Chinese, 31, 1821. [Google Scholar].
7. Hu, J., Min, Y., Li, H., Li, X., Li, C., & Li, L. (2014). Meteorological early-warning
research of mountain torrent and geologic hazard in Yunnan province. Journal of Catastrophology
in Chinese, 29(1), 62-66. [Google Scholar].
8. Huang, X., Chu, M., & Shi, J. (2015). Analysis on flash flood investigation and assessment
in China. China Water Resources in Chinese, (9), 17-18+29. [Google Scholar].
34
RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
9. Institute of Mountain Hazards and Environment, Chinese Academy of Sciences and
Ministry of Water Conservation. (1991). Zonation map of landslide distribution in China(1:600).
Chengdu: Chengdu Map.
10. Li, X. (2015). Design and implementation on the pre-alarming and supervising system
of mountain torrents disaster in Shandong province (master’s thesis). Dalian: Dalian University
of Technology. [Google Scholar].
11. Li, P., Qian, H., & Zhou, W. (2017). Finding harmony between the environment and
humanity: An introduction to the thematic issue of the Silk Road. Environmental Earth Sciences,
76(3), 881. doi:10.1007/s12665-017-6428-9 [Crossref], [Web of Science ®], [Google Scholar].
12. Liao, M. (2012). Application of Doppler radar in early warning of mountain flood
disasters. Journal of Agricultural Catastrophology in Chinese, 2, 84-88. [Google Scholar].
13. Lin, D. (2014). Design and implementation of prewarning information system for
Yueyang municipal mountain flood disaster (master’s thesis). Hunan: Hunan University. [Google
Scholar].
14. Lin, X., Lin, Q., Wang, M., Zhao, Y., & Li, Y. (2015). Hazard zoning of flash flood in
mountainous administrative region of town: A case study on Tiaoshi town. Journal of Natural
Disasters in Chinese, 24, 90-96. [Google Scholar].
15. Liu, Y., Hu, C., Zhang, H., & Liu, S. (2014). Analysis on method for determination of
critical rainfall of mountain torrent disaster in data deficient region. Water Resources and
Hydropower Engineering in Chinese, 45, 15-17. [Google Scholar].
16. Liu, C., Sun, T., Zhang, Q., Tang, X., & Guo, L. (2015). Application of unmanned aerial
vehicle laser radar technology in mountain flood survey and evaluation. China Water Resources
in Chinese, (21), 49-51+62. [Google Scholar].
17. Meng, H. (2014). Study on mountain flood warning system based on growing-pruning
neural network (master’s thesis). Wuhan: Wuhan University of Science and Technology. [Google
Scholar].
18. Reuter, 2021. From China to Germany, floods expose climate vulnerability.
Https://www.reuters.com/business/environment/china-germany-floods-expose-climatevulnerability-2021-07-22/
19. Jica (2019). Khảo sát thu thập dữ liệuvề tính khả dụng của các cơngcụ truyền thơng ICT
cho phòng chống thiên tai ở Việt Nam />20. Reuter, 2021a. At least 25 dead as rains deluge central China's Henan province.
Https://www.reuters.com/world/china/heavy-rainfall-kills-12-central-chinas-henan-provincialcapital-xinhua-2021-07-20/.
21. Reuter, 2021b. Total death toll in Germany due to floods rises above 100 - authorities.
/>35
QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG
22. Tổng cục KTTV (2019). Yên Bái sử dụng nhiều thiết bị cảnh báo sớm mưa lũ, sạt lở đất.
/>23. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, 2020. Những bài học kinh
nghiệm ứng phó với các trận lũ quét, sạt lở đất điển hình từ năm 2000-2019.
Http://phongchongthientai.mard.gov.vn/Pages/nhung-bai-hoc-kinh-nghiem-ung-pho-voi-cactran-lu-quet-sat-lo-dat-dien-hinh-20-nam-.aspx.
24. Wang, L. (2014). Country-level flash flood warning WebGIS dissemination system based
on RIA (master’s thesis). Jilin: Jilin University. [Google Scholar].
25. Wang, X., Cao, Z., & Tan, G. (2009). Shallow water hydrodynamic modelling of rainfallinduced flash flooding. Engineering Journal of Wuhan University in Chinese, 42, 413-416.
[Google Scholar].
26. Wu, J., Qian, H., Li, P., & Song, Y. (2014). A system-theory-based model for monthly
river runoff forecasting: Model calibration and optimization. Journal of Hydrology &
Hydromechanics, 62(1), 82-88. doi:10.2478/johh-2014-0006 [Crossref], [Web of Science ®],
[Google Scholar].
27. Xu, X., & He, W. (2015). Study on risk grade partition of mountain torrent disaster based
on land utilization analysis. Jiangxi Hydraulic Science & Technology in Chinese, 41, 283-290.
[Google Scholar]
28. Ye, J., Li, Z., & Chang, L. (2014). Research and application of flash flood early warning
method based on dynamic critical precipitation. Meteorological Monthly in Chinese, 40, 101-107.
[Google Scholar].
29. Ye, J., Li, Z., & Wu, Y. (2013). Study and application of flash flood warning method for
ungauged basins. Journal of Hydroelectric Engineering in Chinese, 32, 15-19+33. [Google
Scholar].
30. Ye, Y., Wang, Z., & Fan, B. (2008). An analysis method for ascertain critical rainfall of
mountain flood disaster of small watershed in ZheJiang Province. Journal of China Hydrology in
Chinese, 28(1), 56-58. [Google Scholar].
36