Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của một số quốc gia tại ASEAN và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.23 KB, 12 trang )

RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI VÀ THÍCH ỨNG
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TẠI ASEAN
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Nguyễn Hà Phương*

Tóm tắt: Trong khu vực ASEAN, Indonesia và Malaysia là hai quốc gia nằm trong nhóm nước
có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cung cấp nguồn sinh kế cho một lượng lớn người dân.
Tuy nhiên, trong hững năm gần đây, hai quốc gia này phải đối mặt với nhiều khó khăn khi các
hiện tượng thiên tai liên tiếp xảy ra và tình hình biến đổi khí hậu gia tăng. Để khắc phục những
thách thức này, Chính phủ Indonesia và Malaysia đã ban hành nhiều chính sách dựa trên các cam
kết khu vực và quốc tế, với sự hỗ trợ của các cấp chính quyền cũng như cộng đồng người dân. Các
chính sách nhìn chung đã giúp người dân giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí
hậu. Dựa trên những kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại của hai quốc gia này, một số bài học
kinh nghiệm có thể rút ra cho Việt Nam như sau: (1) Cần xây dựng khung chính sách tổng thể về
giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của quốc gia một cách có hiệu quả hơn, (2) Xây dựng chính sách riêng về phục hồi và đa dạng
hóa sinh kế; (3) Tăng cường sự tham gia của cộng đồng; và (4) Nâng cao năng lực, nhận thức của
chính quyền địa phương và cộng đồng.
Từ khố: Giảm thiểu rủi ro thiên tai; Indonesia; Kinh nghiệm cho Việt Nam; Malaysia; Thích
ứng với biến đổi khí hậu.
1. Đặt vấn đề
Indonesia và Malaysia là hai quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú trong
ASEAN. Indonesia được mệnh danh là quốc gia vạn đảo với 17.508 hòn đảo lớn nhỏ (trong đó có
6.000 hịn đảo có người sinh sống) (FAO, 2014). Indonesia có đường bờ biển dài khoảng 81.000
km với lãnh thổ bao gồm 5,8 triệu km2 diện tích biển và 4.000 ha rừng ngập mặn. Diện tích, khí
hậu nhiệt đới cùng với hình thế địa lý quần đảo của Indonesia khiến nước này có mức độ đa dạng
sinh học đứng thứ hai thế giới chỉ sau Brazil (Lester and Brown, 1997). Cùng với đó, Malaysia
cũng có đường bờ biển dài 4.675 km với hầu hết các thành phố nằm gần bờ biển. Rừng mưa nhiệt
đới chiếm khoảng 63,3% tổng diện tích đất của Malaysia, trong đó 11,6% là ngun sơ (Mongabay,


2021). Malaysia có diện tích rừng ngập mặn lớn thứ năm trên thế giới, tổng diện tích hơn nửa triệu

*

Tiến sĩ, Nghiên cứu viên,Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, email:

55


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

hecta (Nationsencyclopedia, 2021). Sinh thái của Malaysia rất đa dạng với hệ thực vật và động vật
được tìm thấy trong các vùng sinh thái khác nhau trong cả nước.
Tuy nhiên hiện nay, cộng đồng cư dân tại hai quốc gia này gặp phải nhiều tác động của biến
đổi khí hậu và hứng chịu nhiều rủi ro do thiên tai liên tiếp diễn ra. Sự can thiệp của con người đặt
ra một mối đe dọa đáng kể đối với môi trường tự nhiên của đất nước này. Indonesia được dự đoán
sẽ trải qua mức tăng nhiệt độ xấp xỉ 0,8°C vào năm 2030. Khoảng 40% dân số Indonesia có nguy
cơ gặp phải những hiểm họa do biến đổi khí hậu gây ra. Đến năm 2100, tác động của biến đổi khí
hậu sẽ gây thiệt hại ước tính khoảng 2,5-7% GDP của Indonesia (Ministry of Foreign Affairs of
the Netherlands, 2018). Mực nước biển dâng tại Indonesia được dự báo là xảy ra ở mức tăng
khoảng 5 mm mỗi năm. Mực nước biển dâng sẽ làm thay đổi sự phân bố của các loài sinh vật biển
và làm giảm sản lượng đánh bắt cá (giảm 23% từ năm 2005 đến năm 2055) (MetOffice, 2011);
làm gián đoạn hoạt động nuôi tôm và cá ven biển. Mực nước biển dâng lên 1m sẽ có thể làm ngập
405.000 ha đất ven biển, đặc biệt là ở bắc Java, đông Sumatra và nam Sulawesi. An ninh lương
thực và nguồn nước sẵn có sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do nhiệt độ tăng, mùa vụ ngắn hơn, lượng
mưa khơng thể đốn trước và xâm nhập mặn. Đối với Malaysia, tác động rõ ràng nhất là sự gia
tăng nhiệt độ với mức tăng trung bình 0,25°C mỗi thập kỷ (Ministry of Natural Resources and
Environment Malaysia, 2015), theo đó, nhiệt độ ở Malaysia sẽ tiếp tục tăng từ 0,6°C đến 4,5°C
vào năm 2060 (Intergovernmental Panel on Climate Change -IPCC, 2007). Malaysia cũng phải
đối mặt với tình trạng nước biển dâng khi mức độ dao động từ 2,67 ± 0,81 đến 6,05 ± 0,78 mm/năm

với trung bình tổng thể là 4,56 ± 0,68 mm/năm (Din, A. H. M., Reba, M. N. M., Mohd Omar, K.,
Pa’suya, M. F., & Ses, S., 2015). Tác động do biến đổi khí hậu đối với tài nguyên và sinh kế của
người dân ở Malaysia khá lớn. Ngập lụt do thủy triều, dự báo sẽ có khoảng 1.200 km2 chỉ riêng ở
bán đảo Malaysia sẽ bị nhấn chìm và rừng ngập mặn sẽ bị biến mất nếu nước biển dâng với tốc độ
0,9 cm/năm (Rahman, H. A, 2018).
Để đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế và giảm nghèo, nâng cao đời sống của người dân,
điểm mấu chốt là phải giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chính phủ
Indonesia và Malaysia cũng đã đưa ra nhiều biện pháp và chiến lược hướng đến mục tiêu phát
triển bền vững. Các sáng kiến này bao gồm các điều khoản được quy định trong luật pháp, các
chương trình một mặt giảm thiểu rủi ro thiên tai do các tác động của con người; một mặt hỗ trợ,
xây dựng năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu. Nhìn chung, các chính sách của Indonesia và
Malaysia phần nào giúp nâng cao sức khoẻ của môi trường và hệ sinh thái. Bằng chứng cho thấy
chỉ số hoạt động môi trường (Environmental Performance Index- EPI) của hai quốc gia này đã có
sự cải thiện đáng kể từ năm 2010-2020. Cụ thể, trong vòng 10 năm, EPI của Malaysia tăng 4,4
điểm nhất là đối với chỉ số về biến đổi khí hậu (tăng 20,6 điểm), xếp 68 trên thế giới; EPI của
Indonesia cũng tăng 4,1 điểm với chỉ số biến đổi khí hậu tăng nhiều nhất (tăng 11,6 điểm), xếp thứ
116 thế giới. Trong khi đó, mặc dù có sự cải thiện đáng kể trong 10 năm qua, song EPI của Việt
56


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Nam xếp thứ 18 trên 25 quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và xếp thứ 141 trên
thế giới (Wendling, Z.A., Emerson, J.W., de Sherbinin, A., Esty, D.C., et al, 2020). Với những
thành cơng đó, Việt Nam có thể học hỏi hai quốc gia này để giảm thiểu rui ro thiên tai và thích
ứng với tình hình biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng mạnh mẽ.
Như vậy, có thể thấy rằng hai quốc gia này có đặc điểm địa lý và tự nhiên khá tương đồng với
Việt Nam như cùng nằm trên khu vực Đông Nam Á, đường bờ biển dài, khí hậu nhiệt đới với
nguồn tài nguyên phong phú, sinh kế của nhiều người dân phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Cùng
với đó, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với tình hình biến đổi khí hậu và thảm hoạ thiên nhiên

gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và đời sống của người dân. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và
học hỏi kinh nghiệm của hai quốc gia láng giềng là Malaysia và Indonesia trong việc giảm thiểu
rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu là cần thiết cho Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
2. Khung lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cần
hiểu rõ bản chất của hai khái niệm này. Giảm thiểu rủi ro thiên tai là phải đảm bảo được việc
quản lý các rủi ro tồn đọng, hiện có và ngăn ngừa các hiện tượng thiên tai mới để góp phần tăng
khả năng chống chịu và đạt được mục tiêu phát triển bền vững. (UNISDR, 2016). Thích ứng với
biến đổi khí hậu có nghĩa là hành động để chuẩn bị và điều chỉnh các tác động hiện tại của biến
đổi khí hậu và các tác động dự báo trong tương lai (European Commission, 2021). Qua định
nghĩa này có thể thấy được việc hồn thiện thể chế là chìa khố để định hướng và xây dựng các
chương trình phù hợp từ ngắn hạn đến dài hạn. Hay nói cách khác chất lượng thể chế là một
công cụ hiệu quả để đảm bảo tính bền vững của một quốc gia (Hassan, S. T., Khan, S. U. D.,
Xia, E., & Fatima, H, 2020; Alimi, O. Y., & Ajide, K. B., 2020). Chính sách có giải quyết được
vấn đề đang tồn tại của một quốc gia hay khơng và những thành phần có liên quan thực hiện
được theo định hướng của chính phủ hay khơng dựa vào khung chiến lược tổng thể. Cùng với
đó, tất cả những chính sách đề ra chủ yếu để đảm bảo cuộc sống của con người hiện tại và trong
tương lai. Thiên tai và biến đổi khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người dân, đặc biệt
là những người nghèo và dễ bị tổn thương (UNDP, 2017). Việc khôi phục hoặc cải thiện sinh kế
của một cộng đồng hoặc xã hội bị ảnh hưởng bởi thiên tai và biến đổi khí hậu sẽ giúp quốc gia
phát triển bền vững (Van Niekerk, D, 2011; UNISDR, 2016). Các chính sách đều hướng đến
cộng đồng, do vậy việc tham gia của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế… là điều cần
thiết hỗ trợ cho kế hoạch giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu mà chính
phủ đưa ra (Donovan Amy, 2017). Nâng cao năng lực và nhận thức của chính quyền địa phương
và cộng đồng sẽ giúp hiện thực hố các chính sách một cách hiệu quả và nhanh chóng. Trong
khn khổ của bài viết này, tác giả sẽ nghiên cứu và phân tích chính sách về giảm thiểu rủi ro
thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu của các quốc gia theo các vấn đề sau: (1) Khung chiến
57



QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

lược tổng thể, (2) Sinh kế, (3) Sự tham gia của cộng đồng, (4) Nâng cao năng lực và nhận thức
của chính quyền địa phương và cộng đồng.
Hình 1: Khung lý thuyết

Khung chiến lược
tổng thể
Chính sách giảm
thiểu rủi ro thiên tai
và thích ứng với
biến đổi khí hậu

Sinh kế

Sự tham gia
của cộng đồng
Indonesia
Malaysia

Kết
quả

hạn
chế

Bài học cho
Việt Nam

Nâng cao năng lực

và nhận thức

Nguồn: Tác giả.
Từ khung lý thuyết trên, bài viết sẽ sử dụng cách tiếp cận phân tích chính sách. Phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong bài chủ yếu là phương pháp tổng hợp và phân tích các tài
liệu liên quan đến chính sách giảm thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu của Indonesia
và Malaysia. Phương pháp này dựa trên nguồn thông tin thu thập được từ chiến lược quốc gia,
luật pháp, kế hoạch hành động của chính phủ và các cơ quan có liên quan của hai quốc gia. Đồng
thời, tác giả cũng nghiên cứu các tài liệu thứ cấp từ tổ chức quốc tế và các nhà khoa học có liên
quan đến chủ đề.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1.Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Indonesia
Indonesia xây dựng khung chiến lược tổng thể để quản lý các hoạt động liên quan đến giảm
thiểu rủi ro và thích ứng với biến đổi khí hậu. Về quản lý thiên tai, định hướng của Indonesia là
tập trung vào mục tiêu phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro thay vì ứng phó với thiên tai. Do vậy,
Chính phủ đã ban hành Kế hoạch Hành động Quốc gia về Giảm thiểu Rủi ro Thiên tai và Chiến
lược Quốc gia về Quản lý thiên tai được lồng ghép vào hệ thống quy hoạch phát triển địa phương
của quốc gia trong Luật Hệ thống Quy hoạch Phát triển Quốc gia (Luật số 25/2004). Việc tích
hợp này cho thấy Indonesia hướng đến việc phát triển quy hoạch đồng bộ, gắn nhiệm vụ phòng
ngừa và giảm thiểu rủi ro trong mơ hình phát triển chung của quốc gia. Ngoài ra, Indonesia cũng
ban hành Luật số 24/2007 về Quản lý thiên tai. Luật này quy định các nguyên tắc, phân công
nhiệm vụ và trách nhiệm, tổ chức và thực hiện hệ thống quản lý thiên tai quốc gia đối với tất cả
58


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

các thành phần tham gia bao gồm chính phủ, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý thiên tai,
doanh nghiệp, người dân và đặc biệt cả vai trò của các tổ chức quốc tế. Dựa vào đó, Indonesia
đã thành lập Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia để điều phối các chương trình và hoạt động giảm

thiểu rủi ro thiên tai. Ngoài ra, chương VII của Luật số 24/2007 cũng nhấn mạnh rằng việc quản
lý thiên tai phải tính đến lợi ích và hiệu quả bền vững; hài hoà với đời sống xã hội, kinh tế và
văn hóa, bảo tồn mơi trường và tài nguyên thiên nhiên. Quản lý thiên tai cần được thực hiện liên
tục trong giai đoạn trước, trong và sau thiên tai; đặc biệt là cần chú trọng ứng phó khẩn cấp với
những hiện tượng thiên tai bất thường khó dự báo. Không chỉ vậy, đảm bảo cho cộng đồng được
an toàn là điều cần thiết để giảm các tác hại khó lường của thiên tai do biến đối khí hậu gây ra.
Do vậy, Indonesia đã thiết kế khung quy hoạch khơng gian và định cư an tồn hơn cho cư dân
tại các khu vực phải hứng chịu nhiều thiên tai. Đối với vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu,
chính phủ đã đề ra Kế hoạch Hành động Quốc gia về Thích ứng với Biến đổi Khí hậu (20132025). Đây là một phần của khuôn khổ phát triển trên tồn quốc và đã được tích hợp vào các
chiến lược của các bộ, ban, ngành khác nhau.
Bên cạnh các chính sách được ban hành, Indonesia cũng đưa ra một số sáng kiến khác nhau
để phục hồi sinh kế cho người dân sau thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mục tiêu của
các chương trình này là hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sau thiên tai; đưa ra các phương án đầu tư
cho những người nghèo ở vùng bị ảnh hưởng dựa trên năng lực của địa phương và nhu cầu của
người dân (Suprayoga Hadi, 2006). Dưới sự chỉ đạo của chính phủ, các chương trình này chủ yếu
được thực hiện bởi cơ quan tại địa phương, kết hợp với các nhà tài trợ và tổ chức phi chính phủ.
Nhiều cách tiếp cận và sáng kiến khác nhau đã được Chính phủ Indonesia phối hợp với các
cơ quan phát triển quốc tế và các tổ chức phi chính phủ thực hiện tại các cộng đồng địa phương
với mục đích nâng cao, đa dạng hóa hoặc đưa ra các chiến lược cải thiện sinh kế sau thiên tai và
thích ứng với biến đổi khí hậu. Bao gồm các hoạt động tạo ra các cơ hội nuôi trồng các giống thích
ứng được với thiên tai và biến đổi khí hậu; cải thiện việc sản xuất thông qua việc áp dụng công
nghệ kỹ thuật tiên tiến; hệ thống quản lý môi trường dựa trên cách tiếp cận hệ sinh thái; du lịch
sinh thái bền vững và sản xuất thủ công mỹ nghệ; các phương pháp tiếp cận dựa trên thị trường để
nâng cao giá trị của các sản phẩm và cải thiện các tài sản sinh kế (ví dụ: đào tạo, thiết bị và các
chương trình tín dụng vi mơ).
Hiện nay, Indonesia cũng tích cực nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ làm công tác
giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu cũng như tăng cường kiến thức của
người dân về các vấn đề môi trường thông qua “Chiến lược học tập về biến đổi khí hậu quốc gia
của Indonesia” được đưa ra vào năm 2013. Tập trung vào việc xây dựng năng lực cá nhân và thể
chế để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, lồng ghép biến đổi khí hậu vào hệ thống giáo dục quốc

dân, nâng cao nhận thức và kiến thức về biến đổi khí hậu. Do vậy, nhiều người Indonesia đã và
đang thích ứng với biến đổi khí hậu bằng nhiều cách khác nhau như xây nhà sàn để ứng phó với
lũ lụt gia tăng, hoặc đối phó với việc giảm sản lượng đánh bắt cá và tránh thiên tai bằng cách đa
dạng hóa sinh kế.
59


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Mặc dù có nhiều chương trình để xây dựng sinh kế bền vững nhằm thích ứng với biến đổi khí
hậu song tính dễ bị tổn thương của cộng đồng tại một số khu vực của Indonesia như ven biển, miền
núi vẫn cao và năng lực thực hiện thấp. Do đó, nhìn chung, trên thực tế, các chính sách trên khơng
thực sự hiệu quả khi thực hiện. Rất ít chiến lược cụ thể liên quan đến việc hỗ trợ tài chính cho các
dự án đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân (Smit B, Wandel J. Adaptation, 2006).
3.2. Giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu tại Malaysia
Cũng như Indonesia, Malaysia đã và đang hồn thiện khung chính sách của quốc gia một
cách tồn diện, phối hợp chặt chẽ các chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến
đổi khí hậu tích hợp trong các kế hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội. Các hướng dẫn
quốc gia về quản lý thiên tai tại Malaysia chủ yếu dựa trên Chỉ thị số 20 “Chính sách và cơ chế
quốc gia về quản lý và cứu trợ thiên tai”. Chỉ thị này thiết lập một cơ chế phối hợp cho các giai
đoạn trước, trong và sau thảm họa; đồng thời xác định vai trò và trách nhiệm của tất cả các cơ
quan liên quan (từ tìm kiếm và cứu nạn đến y tế, hậu cần và truyền thông) cũng như xây dựng
khung tài chính phù hợp. Tất cả các hoạt động liên quan đến thiên tai ở Malaysia hiện do Cơ
quan Quản lý Thảm họa Quốc gia điều hành, được hỗ trợ bởi Lực lượng Phòng vệ Dân sự
Malaysia, Cảnh sát Hoàng gia Malaysia, Cục Cứu hỏa và Cứu hộ và Cục Phúc lợi Xã hội, cùng
nhiều cơ quan khác (Rahman, H. A., 2018). Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan với nhau
khiến cho q trình ứng phó và phục hồi sau thảm hoạ của Malaysia được thực hiện đồng bộ và
hiệu quả. Không chỉ vậy, phương thức quản lý hoạt động được thông qua Hệ thống Ủy ban ở ba
cấp từ liên bang đến tiểu bang và các quận. Ở cấp quốc gia, Ủy ban Cứu trợ và Quản lý Thảm
họa Liên bang có nhiệm vụ xây dựng các chính sách và chiến lược, thực hiện các chính sách và

chiến lược đó là trách nhiệm của Thảm họa Ủy ban Quản lý và Cứu trợ Văn phòng cấp Tiểu
bang và thấp hơn là cấp quận (CFE-DM, 2019). Với việc quản lý phân cấp như vậy, việc xử lý
các vấn đề liên quan đến thiên tai được thực hiện nhanh chóng và chính xác phù hợp với điều
kiện và năng lực của địa phương. Bên cạnh việc giảm thiểu rủi ro của thiên tai, Malaysia cũng
chú trọng đến vấn đề thích ứng với biến đối khí hậu, Malaysia ban hành Chính sách quốc gia về
biến đổi khí hậu (National Policy on Climate Change- NPCC) chung vào năm 2010. Chính sách
này là cơ sở cung cấp khn khổ cho các hoạt động khác nhau của quốc gia hướng đến thích ứng
và giảm nhẹ rủi ro của biến đổi khí hậu. Bên cạnh khuôn khổ về giảm nhẹ rủi ro, NPCC bao gồm
khung thích ứng với biến đổi khí hậu với mục tiêu giảm nhẹ tính dễ bị tổn thương và tăng cường
khả năng phục hồi đến tổng hoà các nguồn lực tự nhiên, vấn đề kinh tế và xã hội của quốc gia
(Ministry of Natural Resources and Environment Malaysia, 2010).
Dựa vào khung chính sách trên, Malaysia tăng cường đa dạng hoá sinh kế cho người dân để
linh hoạt chuyển đổi nghề khi thảm hoạ xảy ra. Bộ Nông nghiệp của Malaysia đã phối hợp với các
trường đại học để nghiên cứu lai tạo các giống mới thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu để
người dân có thể ni trồng một cách có hiệu quả. Điều này giúp quá trình chuyển đổi từ đánh bắt,
khai thác sang ni trồng, sản xuất được nhanh chóng và phù hợp. Khi sản lượng các ngành nông
nghiệp chủ chốt như cao su, dầu cọ giảm, Malaysia đã chuyển hướng sang xây dựng chuỗi cung
60


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

ứng để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao hơn. Điều này có nghĩa là, thay vì khai thác
các mặt hàng thô như trước kia, Malaysia đã đầu tư vào hệ thống nhà máy chế biến các sản phẩm
chất lượng hơn từ nguồn nguyên liệu trong nước và một phần nhập khẩu (World Bank Group,
2019). Do vậy, giá trị kinh tế nhận được từ các ngành nông nghiệp cao hơn trước kia trong khi sản
lượng thô giảm. Các địa phương cũng tăng cường đào tạo nguồn nhân lực đối với các ngành nghề
khác nhau, tập trung vào chuyển hướng sang lao động sản xuất. Việc chuyển đổi mơ hình sản xuất
và đa dạng hố sinh kế giúp Malaysia thích ứng với những biến đổi của môi trường trong những
năm gần đây.

Malaysia nằm trong số các quốc gia ASEAN có thế mạnh về giám sát và thực thi trong quản
lý, đặc biệt là trước tình hình biến đổi khí hậu gia tăng. Tuy nhiên, việc quản lý dựa vào cộng đồng
vẫn còn thiếu. Malaysia thiếu các chiến lược thích ứng ngắn hạn và dài hạn dựa trên sự phối hợp
của cộng đồng. Đặc biệt, việc điều chỉnh chính sách về sinh kế để thích ứng với biến đổi khí hậu
của quốc gia tại cộng đồng, cấp địa phương, cấp ngành và cấp quốc gia chưa được hồn thiện. Các
tổ chức chính phủ, cơ quan khu vực, các tổ chức tư nhân và các tổ chức phi chính phủ đã cố gắng
cùng nhau để hoạch định chiến lược và xây dựng khung sinh kế bền vững cho cư dân, song nguồn
kinh phí nghiên cứu chưa đủ để đề xuất và thực thi các chính sách thấu đáo và hiệu quả.
Nâng cao giáo dục, đào tạo và nâng cao nhận thức của cộng đồng về biến đổi khí hậu là một
biện pháp quan trọng để thuyết phục toàn xã hội cùng tham gia vào các hoạt động giảm nhẹ và
thích ứng với biến đổi khí hậu. Do vậy, để đẩy mạnh khung sinh kế bền vững, các chương trình
đào tạo cho người dân được đẩy mạnh, các cơ quan liên quan cần tổ chức các chương trình đào
tạo, hướng dẫn người dân về cách thức khai thác các điều kiện tự nhiên an toàn và phương pháp
ni trồng tiên tiến để thích ứng với biến đổi khí hậu. Khơng chỉ vậy, người dân cũng được quan
tâm và hướng dẫn chuyển đổi làm sang các nghề khác không phụ thuộc quá nhiều vào điều kiện
tự nhiên chẳng hạn như các lớp học về may vá và kinh doanh. Các chương trình đào tạo này nhằm
mục đích bổ sung thu nhập hộ gia đình của người dân, đa dạng hố sinh kế để thích ứng với tình
hình biến đổi khí hậu đang gia tăng trong những năm gần đây.
4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Nhờ các chính sách và chương trình hành động mà Indonesia, Malaysia đã và đang phần nào
giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu gia tăng. Qua những nghiên
cứu ở trên, một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được rút ra như sau:
Thứ nhất, cần xây dựng khung chính sách tổng thể về giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng
biến đổi khí hậu gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia một cách có hiệu quả hơn.
Hiện nay, mặc dù Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, song “chất lượng cơng tác dự báo và
quy hoạch còn nhiều hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu phát triển, chưa đảm bảo tính tổng thể, tính
liên ngành, liên vùng; chưa rõ trọng tâm trọng điểm và nguồn lực thực hiện” (Văn kiện Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ XII, 2016). Dựa trên kinh nghiệm của Indonesia, Malaysia, Việt Nam
cần nâng cao năng lực thể chế bằng việc củng cố các chính sách và tăng cường hoạt động quản lý
61



QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

giám sát để giải quyết tác động của các dự án phát triển gây ảnh hưởng đến hệ sinh thái của quốc
gia. Các chính sách cần hướng đến quản lý tổng hợp trên toàn quốc, đảm bảo khả năng phục hồi
và phát triển bền vững; cần thống nhất với mục tiêu phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi
khí hậu chung của quốc gia dựa trên luật pháp và quy định quốc tế. Đồng thời, cần xây dựng khung
chính sách bảo tồn thiên nhiên kết hợp với các hoạt động sinh kế để có những kế hoạch và hướng
dẫn cụ thể cho các địa phương có thể dễ dàng thực hiện. Việt Nam cũng có thể áp dụng cách tiếp
cận quản lý dựa vào hệ sinh thái để vừa tăng cường thu nhập của người dân mà vẫn bảo vệ được
môi trường trước nguy cơ của biến đổi khí hậu. Các vấn đề cần chú trọng đó là các hành vi xâm
hại đến môi trường như xả thải các chất độc hại ra môi trường, phá rừng, hoạt động kinh tế gây
ảnh hưởng đến hệ sinh thái… Thúc đẩy hợp tác các bên trong việc bảo vệ, phục hồi và sử dụng
bền vững môi trường; phản ứng và đối phó với nguy cơ ơ nhiễm và các mối đe dọa đối với hệ sinh
thái, đặc biệt là đối với các khu vực dễ bị ảnh hưởng bằng các chính sách cụ thể.
Thứ hai, có chính sách phục hồi sinh kế sau thảm hoạ và đa dạng hóa sinh kế thích ứng
với biến đổi khí hậu. Mặc dù Việt Nam, Indonesia và Malaysia đã có nhiều chương trình để
phục hồi sinh kế của người dân sau thảm họa cũng như đa dạng hố sinh kế để thích ứng với
biến đổi khí hậu song cả ba quốc gia vẫn chưa có chính sách tổng thể mang tầm quốc gia. Với
tình hình biến đổi khí hậu, gia tăng, thiên tai liên tiếp diễn ra, các hoạt động kinh tế phụ thuộc
nhiều vào mơi trường sẽ gây khó khăn cho người dân, thu nhập của hộ gia đình sẽ giảm. Do
vậy, việc phục hồi và chuyển đổi sinh kế cho người dân sẽ giảm rủi ro và nâng cao thu nhập
trước những biến đổi khó lường của thiên nhiên hiện nay. Một chính sách riêng về phục hồi và
đa dạng hố sinh kế tầm quốc gia là cần thiết. Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi Indonesia và
Malaysia trong việc phát triển đa dạng nghề nghiệp trong một hộ gia đình đã tạo thêm một
nguồn thu nhập ổn định và tránh rủi ro khi phải dựa hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên. Chính
quyền địa phương cần nghiên cứu, thử nghiệm các mơ hình kinh tế mới phù hợp với khả năng
của cư dân và đặc điểm tự nhiên của khu vực mình quản lý. Để người dân có đủ điều kiện
chuyển đổi nghề nghiệp, tạo sinh kế mới, chính quyền địa phương cần hỗ trợ cho cá nhân, tổ

chức được vay vốn với lãi suất ưu đãi để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh phát
triển nghề mới. Đây là động lực để người dân chủ động đầu tư xây dựng mơ hình kinh tế phù
hợp với khả năng của gia đình. Đồng thời, chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ mới,
hướng dẫn và hỗ trợ người dân về chuyên môn kỹ thuật và thực hành sản xuất các mơ hình tiên
tiến và bền vững là điều cần thiết hiện nay. Các cơ quan liên quan cũng chú trọng tìm kiếm các
doanh nghiệp trong và ngồi khu vực bao tiêu sản phẩm để giúp bà con tiêu thụ ổn định, yên
tâm sản xuất. Cuối cùng, chính phủ và các cơ quan có liên quan cần ưu tiên đầu tư cơ sở hạ
tầng, nhất là các công trình điện, giao thơng, thuỷ lợi, ứng dụng cơng nghệ cao vào sản xuất và
hỗ trợ người dân phục hồi và chuyển đổi sinh kế.
Thứ ba, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn thiên nhiên, giảm thiểu rủi
ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngồi sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, vai
trò của cư dân và các tổ chức như hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính
62


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

phủ là vô cùng quan trọng trong việc hỗ trợ thực thi các chính sách đã đề ra. Phương thức quản lý
theo định hướng cộng đồng sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho sinh kế của người dân trước tình hình
biến đổi khí hậu gia tăng và nhanh chóng cải thiện chất lượng mơi trường. Nguyên nhân là do các
chính sách được đề ra dựa trên nhu cầu của chính người dân và vì vậy sẽ giúp họ có động lực thực
hiện theo các chương trình được đề ra. Thời gian qua, cộng đồng dân cư tại Việt Nam đã thể hiện
vai trò ngày càng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Luật Bảo vệ môi trường
hiện nay chưa quy định cộng đồng dân cư là một chủ thể trong công tác bảo vệ mơi trường, vì vậy
chưa phát huy được vai trò quan trọng của cộng đồng dân cư (Nhân dân, 2020). Trong khi đó, các
phương pháp tiếp cận quản lý theo định hướng cộng đồng hoặc có sự tham gia nhiều của cộng
đồng nhiều hơn là xu hướng chủ đạo của các chiến lược bảo tồn và phát triển sinh kế một cách bền
vững của Indonesia, Malaysia. Việt Nam có thể học hỏi hai quốc gia này để tăng cường sự tham
gia của cộng đồng. Cộng đồng địa phương nên được tham gia và ghi nhận ý kiến trong q trình
xây dựng quy hoạch, xây dựng các chính sách chung về phát triển sinh kế bền vững thích ứng với

biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro do thiên tai; được bảo đảm các quyền lợi cả trong quá trình
xây dựng và thực hiện các dự án bảo tồn và chuyển đổi sinh kế. Thúc đẩy ý thức của cộng đồng
địa phương bằng cách trao quyền cho người dân trong việc thu thập thơng tin về tình hình thiên
tai, hạn hán, ngập lụt, nước biển dâng, cháy rừng…; và các hoạt động bảo vệ hệ sinh thái như trồng
cây, trồng rừng, bảo vệ rạn san hơ, chăm sóc khu vực sinh sản của cá, rùa tự nhiên... Không chỉ
vậy, cần tăng cường kết nối các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ trong việc hỗ trợ cư
dân giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Với kinh nghiệm và nguồn lực tài
chính, các tổ chức này sẽ đẩy nhanh tiến trình phát triển sinh kế bền vững cho cư dân một cách
hiệu quả. Để làm được điều này cần xây dựng và nỗ lực mở rộng mạng lưới liên kết quốc tế; tích
cực quảng bá địa phương bằng nhiều hình thức.
Thứ tư, nâng cao năng lực và nhận thức của chính quyền địa phương và cộng đồng nhằm giảm
thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng biến đổi khí hậu. Hiện nay, năng lực và nhận thức về giảm thiểu
rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu của chính quyền địa phương và cộng đồng tại Việt Nam còn
hạn chế (Nguyễn Hồng Sơn, 2021). Do vậy, để khắc phục được điều này có một chiến lược cụ thể
như Indonesia, từ đó đưa ra các kế hoạch chi tiết, lồng ghép trong quá trình đào tạo và giáo dục
các cấp. Với kinh nghiệm từ Indonesia, Malaysia, có thể thấy rằng năng lực quản lý cấp địa phương
là vô cùng quan trọng vì họ là người kết nối giữa chính phủ và người dân. Năng lực thể chế được
củng cố có thể thơng qua các khố đào tạo, hội thảo, hướng dẫn về đánh giá tính dễ bị tổn thương
của người dân trước các thiên tai và biến đổi khí hậu, các phương pháp tiếp cận và xây dựng chiến
lược, kế hoạch hành động cấp địa phương. Nhìn chung, người dân của Indonesia, Malaysia đều
chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu như trồng thêm rừng ngập mặn, xây dựng nhà chống thiên
tai… Để làm được điều này, chính quyền tại hai quốc gia đã và đang cố gắng nâng cao nhận thức
và vai trò của cư dân để họ chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế bền vững.
Phát triển năng lực của chính người dân là điều kiện tốt nhất để tăng cường tính khoẻ mạnh của
mơi trường, giảm thiểu rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu. Để làm được điều này
63


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


cần đẩy mạnh công tác đào tạo nghề nông nghiệp nơng thơn. Hay nói cách khác, cần hỗ trợ người
dân trong khu vực chịu nhiều thiên tai có khả năng chuyển đổi sinh kế phù hợp để tránh phụ thuộc
nhiều vào thiên nhiên thông qua các lớp học khác nhau như may mặc, đầu bếp, bn bán kinh
doanh… Ngồi ra, hướng dẫn họ áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc tự kiểm sốt chính nguồn
tài ngun họ đang khai thác.
5. Kết luận
Tóm lại, khu vực Đơng Nam Á nói chung, Indonesia, Malaysia và Việt Nam nói riêng đều có
nguồn tài nguyên phong phú. Số lượng người dân tại các quốc gia này phụ thuộc vào thiên nhiên
là khá lớn. Tuy nhiên, tình hình biến đổi khí hậu cùng các hiện tượng thiên tai đang gia tăng khiến
cho cuộc sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Do vậy, để quản trị rủi ro thiên tai và đảm bảo
sinh kế cho người dân, Indonesia, Malaysia đã ban hành các chính sách, kế hoạch hành động để
giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu. Phần lớn các chính
sách nhằm bảo vệ hệ sinh thái, nâng cao nhận thức và năng lực thích ứng của các hộ gia đình và
cộng đồng, chuyển đổi sinh kế thơng qua sự tham gia tích cực của cộng đồng đã và đang đem lại
hiệu quả trong việc xây dựng khung sinh kế bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, Việt
Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia này để đưa ra các chính sách và chiến lược thích
hợp và hiệu quả.

Tài liệu tham khảo
1. Alimi, O. Y., & Ajide, K. B. (2020). The role of institutions in environment-health
outcomes Nexus: empirical evidence from sub-Saharan Africa. Economic Change and
Restructuring, tr 1-48.
2. CFE-DM (2019). Disaster Management Reference Handbook: Malaysia, Ford Island.
Center for Excellence in Disaster Management and Humanitarian Affairs.
3. Din, A. H. M., Reba, M. N. M., Mohd Omar, K., Pa’suya, M. F., & Ses, S. (2015), Sea
level rise quantification using multi-mission satellite altimeter over Malaysian seas, Paper
presented at 36th Asian Conference on Remote Sensing, Manila, Philippines.
4. Donovan, A (2017). Geopower: reflections on the critical geography of disasters. Progress
in Human Geography Vol 41(1), tr 44-67.
5. European Commission (2021). Adaptation to climate change, />policies/adaptation_en .Truy cập ngày 8/9/2021.

6. FAO (2014).Fishery and Aquaculture Country ProfilesThe Republic of
Indonesia Truy cập ngày
25/7/2021.
64


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

7. Hassan, S. T., Khan, S. U. D., Xia, E., & Fatima, H. (2020). Role of institutions in
correcting environmental pollution: An empirical investigation. Sustainable Cities and Society,
53, 101901.
8. Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC) (2007). Contribution of Working
Group II to the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental Panel on Climate Change.
9. Lester, Brown, R (1997). State of the World 1997: A Worldwatch Institute Report on
Progress Toward a Sustainable Society. New York: W. W. Norton & Company. tr. 7.
10. Met Office (2011). Climate: Observations, Projections and Impacts Indonesia.
11. Ministry of Natural Resources and Environment Malaysia (2010). National Policy on
Climate Change, Workshop on Climate Change & Biodiversity: Mobilizing the, UKM, Bangi.
12. Ministry of Natural Resources and Environment Malaysia(2015).Malaysia: Biennial
update report to the UNFCC.
13. Mongabay (2021), Malaysia Truy
cập ngày 5/8/2021.
14. Nationsencyclopedia (2021). Malaysia Environment ionsencyclopedia.
com/Asia-and-Oceania/.Truy cập ngày 5/8/2021.
15. Nguyễn Hồng Sơn (2021), Thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ mơi trường theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Tạp chí cộng sản Online,
cập ngày 5/8/2021.
16. Nhân dân (2020), Phát huy vai trị của cộng đồng dân cư trong cơng tác bảo vệ môi
trường, . Truy cập ngày 5/8/2021.
17. Rahman, H. A. (2018).Climate change scenarios in Malaysia: Engaging the

public. International Journal of Malay-Nusantara Studies, số1(2), tr 55-77.
18. Smit B, Wandel J. Adaptation (2006).Adaptive capacity and vulnerability.
GlobalEnvironment Change, số 16, tr 282-292.
19. Suprayoga Hadi (2006).Sustainable Livelihoods After Disaster- Case: Post Earthquake
27 May 2006 in Yogyakarta and Central Java.
20. UNDP (2017). Zimbabwe Human Development Report 2017 Climate Change and Human
Development:Towards Building a Climate Resilient Nation.
21. UNISDR (United Nations Office for Disaster Risk Reduction) (2016). Terminology
related to disaster risk reduction Updated technical non-paper.
22. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội 2016,tr
140 - 141.
65


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

23. Van Niekerk, D. (2011). Introduction to disaster risk reduction. USAID Disaster Risk
Reduction Training Course for Southern Africa.
24. Wendling, Z.A., Emerson, J.W., de Sherbinin, A., Esty, D.C., et al. (2020). 2020
Environmental Performance Index. New Haven, CT: Yale Center for Environmental Law &
Policy. epi.yale.edu.
World Bank Group(2019). Agricultural Transformation and Inclusive Growth: The
Malaysian Experience.
25.

66




×