Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Lựa chọn chiến lược sinh kế thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu của người dân vùng duyên hải Nam Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.69 KB, 11 trang )

RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC SINH KẾ
THÍCH ỨNG VỚI THIÊN TAI VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA NGƯỜI DÂN VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
Bùi Quang Bình*
Đỗ Thị Ngân**
Nguyễn Dương Hoa***

Tóm tắt: Sinh kế của người dân Nam Trung Bộ phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.
Tuy nhiên, thiên tai và biến đổi khí hậu là những thách thức lớn mà người dân nơi đây đang
phải đối mặt. Kết quả phân tích đã chỉ ra mối tương quan chặt chẽ giữa các chiến lược sinh kế
dựa trên nghề nghiệp chính của chủ hộ và sinh kế chính của hộ gia đình. Bên cạnh đó, mức sống
của hộ gia đình cũng là một yếu tố quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến các nguồn lực để lựa chọn
các biện pháp cải thiện sinh kế như đầu tư cơng cụ, kỹ thuật, cơng nghệ thích ứng với biến đổi
khí hậu. Trong ba nguồn vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội thì vốn con người và vốn
tài chính có ảnh hướng lớn đến việc lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ gia đình. Trong khi
đó, vốn xã hội lại chưa thể hiện được vai trị của mình trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu
tại địa bàn nghiên cứu.
Từ khóa: Biến đổi khí hậu; Nam Trung Bộ; Sinh kế.
1. Đặt vấn đề
Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam với đặc thù nơng nghiệp
điển hình là đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản, làm muối, trồng lúa, rau màu và lâm nghiệp. Trong
khoảng 10 năm trở lại đây, người dân của hai địa phương đang chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến đổi
khí hậu (BĐKH) cùng hiện tuợng khơ hạn, sa mạc hóa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế của người
dân. Đặc biệt là sự xuất hiện của dịch bệnh và khan hiếm về lương thực, nước ngọt, mất đất canh
tác nông nghiệp khiến cho đời sống của người dân càng thêm phần khó khăn.
Tiếp cận theo hướng sinh kế bền vững thì Ninh Thuận, Bình Thuận nằm trong khu vực có
nhiều nguy cơ chịu tác động của BĐKH, nhất là tình trạng khơ hạn và sa mạc hóa. Ninh Thuận,
Bình Thuận có hệ sinh kế phụ thuộc trực tiếp vào nguồn lực tự nhiên, do vậy đang gặp khơng ít
khó khăn về tài chính và kỹ thuật để đảm bảo sự phục hồi các hệ sinh thái có liên kết với nhau.



*

Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng. Email:

**

Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

***

Thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng.

179


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Trên quan điểm sinh kế bền vững, sinh kế của người dân Ninh Thuận, Bình Thuận chỉ có thể phát
triển bền vững khi nó có thể ứng phó và phục hồi được từ những tác động, cú sốc từ BĐKH.
Chiến lược sinh kế là một hợp phần quan trọng trong sinh kế của nơng hộ, có mối quan hệ
phụ thuộc vào các tài sản sinh kế của nông hộ. Chiến lược sinh kế được thực hiện thông qua các
hoạt động sinh kế dựa trên các tài sản sinh kế hiện có nhằm tạo ra các nguồn thu nhập đáp ứng các
nhu cầu đa dạng của nông hộ tại các thời điểm khác nhau. Nhìn chung, các hoạt động sinh kế có
tính đa dạng và có tính thay đổi qua thời gian nhằm thích ứng với các cơ hội và thách thức được
tạo ra do sự thay đổi của môi trường sinh kế và sự tương tác của chúng qua thời gian (Scoones,
1998; Ellis, 2000; Carney, 1998; Barrett and Reardon, 2000).
Bài viết sử dụng Khung sinh kế bền vững của Allison và Ellis (2001) để phân tích, trong đó
có tính đến bối cảnh biến đổi khí hậu dựa trên 3 nguồn vốn: vốn tài chính, vốn con người và vốn
xã hội trong bối cảnh dễ bị tổn thương (biến đổi khí hậu) cho các giải pháp ứng phó trong sản xuất

dựa trên các sinh kế của hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Theo Ellis, chiến lược sinh kế là sự
tập hợp của các hoạt động nhằm tạo ra các phương tiện, các nguồn thu nhập cho sự tồn tại và phát
triển của các nơng hộ (Ellis, 2000). Nói một cách khác, chiến lược sinh kế là các khả năng phối
kết hợp các hoạt động, các sự lựa chọn để tối ưu hóa việc sử dụng các tài sản sinh kế hiện có của
nơng hộ nhằm đạt được các mục tiêu của nông hộ như các hoạt động sản xuất, hoạt động đầu tư
và hoạt động tái sản xuất.
2. Phương pháp nghiên cứu
Phân tích tài liệu thứ cấp: nhóm nghiên cứu đã thu thập các nguồn thông tin thứ cấp liên quan
đến bài viết gồm các số liệu điều tra khảo sát quốc gia như Tổng điều tra dân số và nhà ở, Điều tra
nông lâm nghiệp, thủy sản,...; các báo cáo đánh giá tác động của BĐKH đến sinh kế của người
dân; báo cáo tổng kết của các Bộ/ ban/ ngành và địa phương về kinh tế, xã hội và môi trường.
Điều tra xã hội học: Dữ liệu được sử dụng trong bài viết là từ kết quả khảo sát của Đề tài cấp
Bộ, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vững Vùng tại huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận và huyện
Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận năm 2019. Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, 270
hộ gia đình đã được lựa chọn ở 4 xã của 2 tỉnh, các hộ được lựa chọn đảm bảo có tính đại diện về
các loại hình sinh kế, mức sống, đặc điểm kinh tế, xã hội, địa hình của địa bàn nghiên cứu. Trong
mỗi hộ gia đình, người trả lời bảng hỏi là người trong độ tuổi lao động, nắm rõ các hoạt động sản
xuất, chi tiêu của gia đình (Bảng 1).
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Chỉ số
Tỉnh
Tuổi của chủ hộ

%

Ninh Thuận

131

48,5


Bình Thuận

139

51,5

Dưới 35 tuổi

34

12,6

164

60,7

72

26,7

Từ 35 – 60 tuổi
Trên 60 tuổi
180

Số lượng


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT


Giới tính của chủ hộ
Dân tộc của chủ hộ

Học vấn của chủ hộ

Nghề nghiệp chính
của chủ hộ

Mức sống của hộ gia đình

Nam
Nữ
Kinh

195
75
265

72,2
27,8
98,1

Chăm

3

1,1

Dân tộc khác


2

0,7

173
56
41
91

64,1
20,7
15,2
33,7

Cơng nhân

17

6,3

Dịch vụ, buôn bán

33

12,2

Lương, nghỉ hưu

18


6,7

Nội trợ, không làm việc

46

17,0

Khác

65

24,1

Nghèo

58

21,5

212

78,5

Tiểu học trở xuống
THCS
THPT trở lên
Nơng dân

Khơng nghèo

Nguồn: Bùi Quang Bình & cộng sự 2020.

Trong số các biến được mô tả trong bảng 1, biến số về dân tộc, trong đódân tộc Kinh là 98,1%
nên biến về dân tộc sẽ không được sử dụng trong mơ hình hồi quy đa biến. Chủ hộ gia đình là nam
tại địa bàn nghiên cứu chiếm tỷ lệ lớn (72,2%). Độ tuổi của chủ hộ phần lớn nằm ở độ tuổi trung
niên (từ 35 - 60 tuổi). Học vấn của chủ hộ tương đối thấp (chủ hộ có học vấn từ tiểu học trở xuống
chiếm tới 64,1%). Mặc dù trình độ học vấn khơng phải là nhân tố quyết định đến việc người dân
có kỹ năng trong thích ứng với thiên tai và biến đổi sinh kế hay khơng nhưng nó là yếu tố rất quan
trọng ảnh hưởng đến mức độ nhận thức, sự hiểu biết cũng như khả năng thích ứng, chuyển đổi
sinh kế trước sự thay đổi của môi trường sống. Bảng tần suất cho thấy có sự phân bố đa dạng về
nghề nghiệp chính của chủ hộ.Có sáu nhóm nghề nghiệp chính của chủ hộ, trong đó chủ hộ là nơng
dân chiếm tỷ lệ cao nhất 33,7%; tiếp đến là nhóm khác, chiếm 21,5% bao gồm những người lao
động làm thuê thời vụ hoặc làm nghề tự do; nhóm chủ hộ là cơng nhân chiếm tỷ lệ nhỏ nhất (6,7%)
nhưng cũng đã phản ánh được nhóm nghề nghiệp cịn ở mức độ khiêm tốn tại địa bàn nghiên cứu.
Mức sống của hộ gia đình được chia thành hai nhóm là “nghèo” và “khơng nghèo”, trong đó, nhóm
nghèo được xác định dựa trên chuẩn nghèo quốc gia ở khu vực nông thôn, chiếm 21,5%.(Bùi
Quang Bình& cộng sự, 2020).
3. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân
3.1. Biểu hiện của biến đổi khí hậu tại địa bàn nghiên cứu
Theo kịch bản BĐKH (Bộ TN&MT, 2016), mức tăng nhiệt độ trong 50 năm trở lại đây tại
vùng Nam Trung Bộ là 0,30C và lượng mưa cũng thay đổi ở mức 20%. Các con số này so với các
181


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

vùng khác trên cả nước là thấp hơn, tuy nhiên chúng cho thấy những biểu hiện về BĐKH là hiện
hữu đối với vùng này. Ninh Thuận và Bình Thuận là hai tỉnh thuộc vùng cực Nam Trung Bộ, do
đặc thù về vị trí địa lý và địa hình, Ninh Thuận và Bình Thuận trong những năm gần đây chịu ảnh
hưởng rõ rệt của biến đổi khí hậu và các loại hình thiên tai khắc nghiệt. Trong những thập kỷ gần

đây, khu vực này chịu ảnh hưởng lớn của các hiện tượng thời tiết cực đoan như nhiệt độ tăng,
lượng mưa giảm, hạn hán, hoang mạc hóa, khơ nóng, bão, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt... Biến đổi
khí hậu đã tác động xấu đến số lượng và chất lượng nguồn nước, làm suy giảm nguồn nước của
các sông suối, gây xâm nhập mặn ở một số vùng cửa sông, ven biển, đồng thời mưa lớn kết hợp
với nhiệt độ tăng cao làm tăng nguy cơ sạt lở đất và gây áp lực lớn lên hệ thống hồ chứa (Hình 1).
Hạn hán, thiếu nước là loại hình thiên tai rõ rệt nhất tại địa bàn nghiên cứu. Do lượng mưa ít,
dung tích tại các hồ chứa nước trên địa bàn lúc cao nhất chỉ đạt 60 - 70 % thiết kế (Sở TN&MT
Ninh Thuận, 2018). Nhiều hồ chứa trong tình trạng hết mùa mưa hết nước. Các sông suối nhỏ đã
bị tắt dịng ngay từ giữa tháng Một. Khơ hạn, thiếu nước sản xuất, thiếu nước sinh hoạt gay gắt
diễn ra trên diện rộng, ở hầu khắp các địa bàn trong tỉnh. Số ngày nắng nóng trong mùa khơ cũng
tăng bất thường với trên 80 ngày. Người dân phải đào giếng dưới lịng hồ, lịng suối để chắt nguồn
nước ít ỏi, sử dụng cho sinh hoạt, nước uống gia súc.
Mặc dù lượng mưa có xu hướng giảm trong khoảng 5 năm trở lại đây nhưng tại một số nơi
trên địa bàn nghiên cứu có những đợt mưa trong thời gian ngắn với cường độ lớn bất thường đặc
biệt là tại vùng miền núi, gây ra những đợt lũ gây ra nhiều thiệt hại về tài sản. Nguyên nhân là do
các hiện tương thời tiết như bão (tháng 9 - tháng 11), áp thấp nhiệt đới, khơng khí lạnh... hoặc do
mưa lớn ở thượng nguồn (Tây Nguyên), gây ra các đợt lũ trên nhiều địa bàn hai tỉnh. Cụ thể, trong
giai đoạn từ năm 2014 - 2016 ở Ninh Thuận, xảy ra hiện tượng hạn chồng lên hạn. Lượng mưa chỉ
đạt 60 - 85%, thấp hơn trung bình nhiều năm150 - 262 mm, trong đó số ngày mưa trên 50 mm
(lượng mưa có khả năng gây lũ), lại có xu thế tăng (WB, 2016).
Theo thống kê của Trung tâm Dữ liệu khí tượng thủy văn Quốc gia, số lượng bão và áp thấp
nhiệt đới đổ bộ hoặc gây ảnh hưởng vào hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận trong giai đoạn từ
năm 1967 đến năm 2017 là 14 cơn (TTDLKTTV, 2018). Đây có thể là con số khá thấp so với số
lượng bão áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào các tỉnh duyên hải Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên,
nếu so sánh tần suất bão đổ bộ vào khu vực này thì thấy trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm
1990, số lượng bão đổ bộ vào chỉ là 1 cơn, giai đoạn 1991 đến 2000 là 2 cơn thì đến giai đoạn
2001-2010 tăng lên 4 cơn. Từ năm 2011 đến 2017, số cơn đổ bộ vào là 7. Như vậy, số lượng bão
áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận có xu hướng tăng lên rõ rệt cho
thấy sự biến đổi của thời tiết so với các thập kỷ trước.
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến sinh kế của người dân

Sinh kế người dân vùng Nam Trung Bộ nói chung và hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận nói
riêng chủ yếu là nông nghiệp như trồng trọt (rau màu, cây ăn quả...), chăn ni (bị, dê, cừu...),
đánh bắt và ni trồng thủy hải sản... Những năm gần đây, một số loại hình sinh kế khác đang có
182


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

xu hướng phát triển tại vùng này như dịch vụ (hậu cần nghề cá, du lịch...) và công nghiệp (dự án
năng lượng, khai thác muối...). Dưới tác động tiêu cực của hiện tượng thời tiết bất thường và
BĐKH, sinh kế người dân trong 10 năm trở lại đây đang bị thay đổi nhanh chóng do sự thay đổi
về khí hậu, nguồn nước, đất đai... Những thiệt hại do BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan
đến đời sống và sản xuất của người dân rất lớn (Hình 1, Bảng 2).
Kết quả điều tra khảo sát đã được tổng kết về các ảnh hưởng của nhân tố biến đổi khí hậu lên
sinh kế người dân (chọn 5 ngành sinh kế chịu tác động theo thứ tự từ cao đến thấp) theo 3 mức độ
rủi ro: cao, trung bình và thấp, có xét đến khả năng thích ứng của cộng đồng theo bảng sau:
Bảng 2. Ảnh hưởng của các nhân tố biến đổi khí hậu lên sinh kế của người dân
Hiện tượng
thiên tai và
BĐKH
Nhiệt độ cao –
Lượng mưa ít –
Khơ hạn kéo dài

Hoang mạc hóa Sa mạc hóa

Bão và áp thấp
nhiệt đới gần bờ lũ lụt - Xâm nhập
mặn


Địa bàn chịu ảnh
hưởng
Phước Minh, Phước
Diêm (huyện Thuận
Nam,
tỉnh
Ninh
Thuận), Vĩnh Hảo,
Phong Phú (huyện
Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận)
Phước Minh, Phước
Diêm (huyện Thuận
Nam,
tỉnh
Ninh
Thuận), Vĩnh Hảo,
Phong Phú (huyện
Tuy Phong, tỉnh Bình
Thuận)
Phước Minh, Phước
Diêm (huyện Thuận
Nam,
tỉnh
Ninh
Thuận), Phong Phú
(huyện Tuy Phong,
tỉnh Bình Thuận)

Cấp độ

rủi ro

Loại hình sinh kế/ lĩnh vực bị tác
động

Cao

(1) Canh tác nơng nghiệp (cây hàng năm
và cây lâu năm)
(2) Chăn ni (bị, dê, cừu)
(3) Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản
(4) Cấp nước sinh hoạt
(5) Buôn bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng

Trung
bình

(1) Ni trồng và đánh bắt thủy hải sản
(2) Canh tác nông nghiệp (cây hàng năm
và cây lâu năm)
(3) Chăn ni (bị, dê, cừu)
(4) Làm muối
(5) Bn bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng

Thấp

(1) Canh tác nông nghiệp (cây hàng năm
và cây lâu năm)
(2) Chăn ni (bị, dê, cừu)
(3) Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản

(4) Cấp nước sinh hoạt
(5) Buôn bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng

Nguồn: Bùi Quang Bình & cộng sự, 2020

Kết quả khảo sát ở hai tỉnh cho thấy người dân có ít kinh nghiệm thích nghi và ứng phó với
BĐKH và các hiện tượng thời tiết cực đoan như nắng nóng kéo dài, hạn hán, lũ lụt, xâm nhập
mặn... Hiểu biết về biến đổi khí hậu đối với họ vẫn cịn khá mới mẻ và họ vẫn chưa có một kế
hoạch cụ thể trước mắt hoặc dài hạn cho việc đối phó hay thích nghi cho hiện tượng này. Các hộ
183


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

nghèo, bn bán nhỏ, ruộng đất ít, thiếu vốn chịu nhiều tổn thất do yếu tố khí hậu. Các bệnh liên
quan đến thời tiết, nguồn nước chiếm vị trí cao trong thống kê điều tra bệnh tật vùng nông thôn.
Theo người dân, thời tiết bất thường trong năm làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thời gian của họ và
gây hệ quả gián tiếp đến hoạt động sinh kế (Hình 1, Bảng 2).
4. Ảnh hưởng của các nguồn vốn đến việc lựa chọn chiến lược sinh kế ứng phó với thiên
tai và biến đổi khí hậu của người dân
Trong bài viết này, chiến lược sinh kế ứng phó với BĐKH của người dân là biến phụ thuộc,
được xem xét trong mối tương quan với các biến độc lập, gồm 3 nhóm nguồn lực sinh kế là vốn
con người, vốn tài chính và vốn xã hội.
Biến phụ thuộc là Chiến lược sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân với 4
phương án: 1/ Nghề cũ không cải tiến là các hộ không áp dụng bất cứ phương pháp nào để cải tiến
hay thích ứng với sự thay đổi của mơi trường, khí hậu; 2/ Nghề cũ cải tiến gồm những hộ vẫn làm
nghề cũ nhưng có áp dụng các biện pháp về kỹ thuật/ cơng nghệ để thích nghi với bối cảnh mới;
3/ Hỗn hợp nghề cũ mới gồm những hộ vẫn duy trì nghề cũ và tìm kiếm các sinh kế bổ sung nhằm
tăng thu nhập và thích nghi với sự thay đổi của khí hậu; 4/ Nghề mới hoàn toàn gồm những hộ
hoàn toàn bỏ nghề cũ và tìm kiếm các sinh kế mới. Hai chiến lược sinh kế chiếm tỷ lệ cao nhất là

số (1) và số (2) với tỷ lệ tương ứng là 33% và 41%. Hai chiến lược sinh kế số (3) và số (4) chiếm
tỷ lệ còn thấp, song đã cho thấy những biện pháp chuyển đổi và thích ứng với BĐKH của người
dân tại địa bàn nghiên cứu (Hình 2).

184


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Hình 2. Lựa chọn chiến lược sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu của các hộ gia đình

Nguồn: Tính tốn của nhóm tác giả, 2020.

Biến độc lập được xây dựng dựa trên lý thuyết về sinh kế bền vững, gồm 11 biến và chia làm
3 nguồn vốn là vốn con người (1-4), vốn tài chính (5-9) và vốn xã hội (10-11): 1) Giới tính của
chủ hộ; 2) Tuổi của chủ hộ: được xác định dựa trên năm sinh của chủ hộ và được chia làm 3 nhóm
là: 1. Dưới 35 tuổi; 2. Từ 35 - 60 tuổi; 3. Trên 60 tuổi; 3) Học vấn của chủ hộ: được xác định dựa
trên học vấn cao nhất mà chủ hộ đạt được và được chia làm 3 nhóm: 1. Tiểu học trở xuống; 2.
Trung học cơ sở (THCS); 3. Trung học phổ thông (THPT) trở lên; 4) Nghề nghiệp của chủ hộ, bao
gồm: 1. Nông dân; 2. Công nhân; 3. TCN, buôn bán nhỏ; 4. Hưởng lương, nghỉ hưu; 5. Nội trợ,
không làm việc; 6. Khác; 5) Mức sống của hộ gia đình: dựa trên sự đánh giá của chính quyền
(nghèo, cận nghèo) và tự đánh giá của hộ, được chia làm 2 nhóm là: 1. Nghèo và 2. Không nghèo;
6) Sinh kế của hộ gia đình: là các nguồn thu nhập dựa trên loại hình nghề nghiệp mà các thành
viên của gia đình đang tham gia và đóng góp vào thu nhập chính của hộ gia đình, được chia thành:
1. Nơng nghiệp; 2. Hỗn hợp; 3. Phi nơng nghiệp; 7) Hộ có người đi làm việc ngoại tỉnh khơng: hộ
có 1 thành viên trở lên hiện không sinh sống và làm việc tại địa phương (cấp huyện); 8) Hộ có
phải đi vay trong 1 năm vừa qua khơng; 9) Hộ có tiền tiết kiệm khơng; 10) Nguồn vay của hộ gia
đình: xem xét nguồn vay của hộ gia đình là chính thức (ngân hàng, quỹ tín dụng) hay phi chính
thức (bạn bè, gia đình, vay lãi); 11) Mạng lưới xã hội của hộ gia đình được xác định bằng việc các
thành viên của gia đình có tham gia từ 1 hội/ nhóm trở lên, được chia thành: 1. Chính quyền; 2.

Nhóm, đồn thể xã hội.
Kết quả chạy tương quan cho thấy, trong nhóm các biến của nguồn vốn con người: Biến Tuổi,
Trình độ học vấn của chủ hộ và chiến lược sinh kế của hộ khơng có ý nghĩa về mặt thống kê. Có
2 biến có mối tương quan chặt và có ý nghĩa về mặt thống kê là giới tính (Hệ số Cramer’s V là
,207=20,7%) và Nghề nghiệp chính của chủ hộ (Hệ số Cramer’s V là ,257 = 25,7%). Đáng chú ý,
nghề nghiệp của chủ hộ là nơng dân có xu hướng lựa chọn các chiến lược sinh kế cao hơn so với
các nhóm nghề nghiệp cịn lại: chiến lược duy trì hỗn hợp nghề cũ mới (64,5%), chiến lược nghề
cũ cải tiến (38,7%), chiến lược chuyển sang nghề mới hoàn toàn (27,5%) (Bảng 3).

185


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Bảng 3. Bảng tương quan giữa nghề nghiệp của chủ hộ
và chiến lược sinh kế của hộ gia đình
Chiến lược sinh
kế của hộ

Nghề cũ không
cải tiến
Nghề cũ cải tiến

Nghề nghiệp chính của chủ hộ***
Đơn vị
tính

Nơng
dân


Tần suất

17

%
Tần suất
%

Hỗn hợp nghề cũ
mới

Tần suất

Nghề mới hồn
tồn

Tần suất

Tổng số

%

%
Tần suất
%

Tổng
số

TCN,

bn
bán nhỏ

Hưởng
lương,
nghỉ hưu

Nội trợ,
khơng
làm việc

Khác

5

13

7

25

21

88

19,3

5,7

14,8


8,0

28,4

23,9

100

43

6

8

5

11

38

111

38,7

5,4

7,2

4,5


9,9

34,2

100

20

2

2

2

1

4

31

64,5

6,5

6,5

6,5

3,2


12,9

100

11

4

10

4

9

2

40

27,5

10,0

25,0

10,0

22,5

5,0


100

91

17

33

18

46

65

270

33,7

6,3

12,2

6,7

17,0

24,1

100


Cơng
nhân

Nguồn: Tính tốn của nhóm tác giả, 2020
Ghi chú: *; **; *** = có ý nghĩa thống kê ở mức 90%, 95% và 99%.

Nhóm các biến của nguồn vốn tài chính có tương quan chặt chẽ với lựa chọn chiến lược sinh
kế của người dân trong ứng phó với BĐKH, có 4/5 biến của nhóm vốn tài chính có ảnh hưởng đến
việc lựa chọn chiến lược sinh kế của hộ. Trong đó, Mức sống của hộ gia đình, Gia đình có người
làm việc ngoại tỉnh và Gia đình phải đi vay tiền có ảnh hưởng đến việc lựa chọn sinh kế của hộ
với hệ số Cramer’s V lần lượt là: ,215; ,192; ,184. Biến Sinh kế của hộ gia đình có mối tương quan
mạnh nhất với việc lựa chọn sinh kế của hộ, với mức ý nghĩa Sig là ,000 và hệ số Cramer’s V là
,361 (tương đương 36,1%). Biến Gia đình có tiền tiết kiệm khơng có mối tương quan với lựa chọn
các chiến lược sinh kế của hộ gia đình, bởi mức ý nghĩa Sig = 0,108 (>0,05) khơng có ý nghĩa về
mặt thống kê.
Mức sống của hộ gia đình đóng vai trị quan trọng trong các hoạt động sinh hoạt, sản xuất của
hộ gia đình. Mức sống cũng đóng vai trị quan trọng trong việc lựa chọn các chiến lược sinh kế
của hộ. Giữa nhóm nghèo và nhóm khơng nghèo có sự khác biệt rất lớn trong việc lựa chọn chiến
lược sinh kế của hộ nhằm ứng phó với BĐKH ở cả 4 nhóm chiến lược. Nhóm chiến lược nghề cũ
cải tiến và hỗn hợp nghề cũ mới thì những hộ gia đình khơng nghèo có tỷ lệ lựa chọn rất cao, lần
lượt là 88,3% và 80,6%. Ở chiến lược chuyển sang nghề mới hồn tồn thì nhóm hộ không nghèo
chiếm tỷ lệ là 70%. Điều này cho thấy nguồn lực kinh tế đóng vai trị quan trọng trong việc áp
dụng các công nghệ, biện pháp trong ứng phó với BĐKH cũng như việc chuyển hồn tồn sang
nghề mới (Bảng 4).
186


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT


Bảng 4. Bảng tương quan giữa mức sống và chiến lược sinh kế của hộ gia đình
Chiến lược sinh kế của hộ

Đơn vị tính
Tần suất
%
Tần suất
%
Tần suất
%
Tần suất
%
Tần suất
%

Nghề cũ không cải tiến
Nghề cũ cải tiến
Hỗn hợp nghề cũ mới
Nghề mới hoàn toàn
Tổng số

Mức sống của hộ**
Khơng nghèo
Nghèo
61
27
69,3
30,7
98
13

88,3
11,7
25
6
80,6
19,4
28
12
70,0
30,0
212
58
78,5
21,5

Tổng số
88
100
111
100
31
100
40
100
270
100

Nguồn: Tính tốn của nhóm tác giả, 2020
Ghi chú: *; **; *** = có ý nghĩa thống kê ở mức 90%, 95% và 99%.


Các chiến lược sinh kế của hộ dựa trên các sinh kế chính của hộ mang tính đặc thù nghề
nghiệp. Chiến lược duy trì nghề cũ khơng cải tiến ở nhóm hộ làm phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao
nhất (69%), tiếp đến là nhóm hộ nghề hỗn hợp (21,8%), nhóm hộ làm nghề nơng nghiệp chỉ có
9,2% là khơng cải tiến nghề cũ nhằm thích ứng với BĐKH. Ở hai nhóm nghề cũ có cải tiến và hỗn
hợp nghề cũ, mới thì nhóm hộ làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, lần lượt là 50,9% và 41,9%.
Điều này cho thấy người dân tại địa bàn nghiên cứu đã nhận thức rõ ràng hơn về những ảnh hưởng
của BĐKH đến hoạt động sản xuất nơng nghiệp và đã có những giải pháp nhằm thích ứng với
BĐKH. Tuy nhiên, cũng có đến 25% số hộ làm nông nghiệp lựa chọn chuyển sang nghề mới hoàn
toàn, cho thấy những ảnh hưởng của BĐKH đến các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi rất nặng nề.
Bên cạnh đó, các hộ làm nghề phi nơng nghiệp cũng lựa chọn chuyển sang nghề mới hoàn toàn
cao nhất trong 3 nhóm sinh kế chính của hộ (60%) cho thấy các nghề phi nông nghiệp chưa thực
sự phát triển bền vững tại các địa phương (Bảng 5).
Bảng 5. Bảng tương quan giữa sinh kế chính của hộ và chiến lược
sinh kế của hộ gia đình
Chiến lược sinh kế
của hộ
Nghề cũ khơng cải tiến
Nghề cũ cải tiến

Sinh kế chính của hộ***
Đơn vị tính
Tần suất

Nơng nghiệp

Hỗn hợp

Phi nơng
nghiệp


Tổng số

8

19

60

87

%

9,2

21,8

69,0

100

Tần suất

56

27

27

110


50,9

24,5

24,5

100

%

187


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Hỗn hợp nghề cũ mới

Tần suất
%

Nghề mới hoàn toàn

Tần suất
%

Tổng số

Tần suất
%


13

15

3

31

41,9

48,4

9,7

100

10

6

24

40

25,0

15,0

60,0


100

87

67

114

268

32,5

25,0

42,5

100

Nguồn: Tính tốn của nhóm tác giả, 2020
Ghi chú: *; **; *** = có ý nghĩa thống kê ở mức 90%, 95% và 99%.
Hai biến của nhóm nguồn vốn mạng lưới xã hội khơng có mối tương quan với lựa chọn chiến
lược sinh kế của hộ, bởi mức ý nghĩa Sig đều > 0,05, khơng có ý nghĩa về mặt thống kê.
5. Kết luận
Ninh Thuận và Bình Thuận là hai trong số các tỉnh khu vực Nam Trung Bộ bị ảnh hưởng
ngày một gia tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, sa mạc hóa, lũ lụt … do biến
đổi khí hậu và các hoạt động kinh tế - xã hội mang lại. Trong bối cảnh khan hiếm về nguồn lực,
sinh kế của người dân ngày càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Kết quả phân tích tương quan cho thấy các biến độc lập có tác động mạnh và có ý nghĩa về
mặt thống kê đối với việc lựa chọn chiến lược sinh kế ứng phó với biến đổi khí hậu của người dân
tại Ninh Thuận và Bình Thuận. Điều này có thể khẳng định lý thuyết về sinh kế bền vững dựa trên

các nguồn vốn có thể được áp dụng để giải thích cho các chiến lược sinh kế mà các hộ gia đình đã
lựa chọn. Các giải pháp hộ gia đình lựa chọn tại địa bàn nghiên cứu áp dụng đã chỉ ra mối tương
quan mạnh mẽ giữa chiến lược sinh kế với nghề nghiệp chính của chủ hộ và sinh kế chính của hộ
gia đình. Bên cạnh đó, mức sống của hộ cũng là một nhân tố quan trọng, bởi mức sống sẽ có ảnh
hưởng lớn đến việc lựa chọn biện pháp cải thiện sinh kế như đầu tư công cụ, kỹ thuật hay cơng
nghệ nhằm thích ứng với sự biến đổi của khí hậu. Mức sống có ảnh hưởng đến quyết định có
chuyển sang nghề mới hay khơng.
Trong ba nguồn vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội thì vốn con người và vốn tài chính
có ảnh hướng lớn đến việc lựa chọn các chiến lược sinh kế của hộ gia đình. Trong khi đó, vốn xã
hội lại chưa thể hiện được vai trị của mình trong việc thích ứng với biến đổi khí hậu tại địa bàn
nghiên cứu.
Tài liệu tham khảo
1. Allison, Edward H, & Ellis, Frank (2001). "The livelihoods approach and management of
small-scale fisheries," Marine Policy, Elsevier, vol, 25(5), pages 377-388, September.
2. Allis F, (2000). Rural livelihoods and diversity in developing countries. Oxford University
Press.
188


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

3. Barrett, C,B, Reardon, T, (2000). Asset, Activity, and Income Diversifications Among
African Agriculturalist: Some Practical Issues, Project report to USAID BASIS CRSP, March
2000.
4. Bebbington, A, (1999). Capatals and capabilities: A framework for analyzing peasant
viability, rural livelihoods and poverty. World Development, Vol, 27, No, 12, Pp,2021-2044.
5. Bùi Quang Bình & cộng sự (2020). Sinh kế của người dân trong bối cảnh thiên tai và biến
đổi khí hậu: trường hợp vùng Nam Trung bộ. Đề tài cấp Bộ năm 2019-2020. Viện Nghiên cứu
PTBV vùng.
6. Bộ TN&MT (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Chương trình quốc

gia về BĐKH.
7. Carney, D,, ed (1998), Sustainable Rural Livelihoods. London: DFID, 1998.
8. Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận (2020), Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận năm 2019.
Https://www.cucthongke.vn/ngtk/2019/index.html.
9. Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2020), Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận năm 2019.
10. Đài Khí tượng Thủy văn Ninh Thuận (2016), Tác động của hạn hán thiếu nước đến sản
xuất nông nghiệp.
Https://sotnmt.ninhthuan.gov.vn/News/?ID=2138&CatID=71.
11. FAO (2011). Climate change impacts on agriculture in Vietnam
12. Scoones, I, (1998). Sustainable rural livelihoods a framework for analysis, IDS working
paper 72.
Https://sarpn.org/documents/d0001493/P1833-Sustainable-rural-livelihoods_IDSpaper72.pdf.
13. Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận (2019), Báo cáo kết quả thực hiện năm 2018, nhiệm vụ
và giải pháp triển khai thực hiện trong năm 2019 của ngành nông nghiệp.
14. Sở TN&MT Bình Thuận (2019), Khái quát về điều kiện tự nhiên tỉnh Bình Thuận,
Https://web.cema.gov.vn/modules.php?name=Content&op=details&mid=7819.
15. Sở TN&MT Ninh Thuận (2019), Báo cáo tổng kết năm 2019 và định hướng năm 2020
ngành TN&MT tỉnh Ninh Thuận.
16. World Bank (2016), Báo cáo dự án khắc phục hậu quả thiên tai tại các tỉnh miền Trung.
/>
189



×