Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Biến đổi khí hậu và tác động tới hoạt động khai thác hải sản tại một số làng nghề ven biển Bắc bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.4 KB, 19 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG
KHAI THÁC HẢI SẢN TẠI MỘT SỐ LÀNG NGHỀ
VEN BIỂN BẮC BỘ
Nguyễn Thị Ngọc*

Tóm tắt: Bài viết xem xét, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động khai thác hải
sản của doanh nghiệp, hộ gia đình tại các làng nghề ven biển Bắc Bộ. Đây là khu vực tập trung
phần lớn các làng nghề khai thác và chế biến hải sản của cả nước. Chúng góp phần tạo việc làm,
tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Những năm gần đây, tình hình biến đổi khí hậu diễn ra
mạnh mẽ tại các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Nó để lại hậu quả rất nặng nề cho
doanh nghiệp và người dân khu vực, đặc biệt là tại các làng nghề. Từ những dữ liệu được các cơ
quan nhà nước công bố và nghiên cứu điển hình ở một số làng nghề khai thác hải sản khu vực Bắc
Bộ, bài viết này cho rằng các làng nghề khai thác hải sản ven biển ở khu vực này có lịch sử tồn
tại lâu đời, có đóng góp quan trọng vào q trình phát triển kinh tế, xã hội của khu vực. Những
năm gần đây, hoạt động khai thác và chế biến hải sản tại làng nghề được mở rộng, song cũng chịu
tác động đáng kể từ những hệ quả của biến đổi khí hậu. Nhận thức được vấn đề này, các doanh
nghiệp, hộ gia đình có nhiều biện pháp để ứng phó với biến đổi khí hậu, nhưng hiệu quả vẫn chưa
cao. Do đó, nghiên cứu cho rằng nhà nước cần chú ý hơn nữa tới việc nâng cao khả năng dự báo
sớm, chính xác địa điểm, diễn biến của mưa, bão, áp thấp và ngư dân, hộ gia đình, doanh nghiệp
cần chủ động hơn nữa trong việc trang bị thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên tàu, thuyền khi ra khơi.
Từ khoá: Khai thác hải sản; Tác động của biến đổi khí hậu; Làng nghề; Bắc Bộ.
1. Đặt vấn đề
Như đã biết, biến đổi khi hậu tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, đời sống và sức
khỏe cộng đồng (Nguyễn Văn Thắng và nnk., 2010). Là quốc gia có đường bờ biển dài, nước biển
dâng gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Việt Nam. Theo khuyến cáo của Ủy ban Liên chính
phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), khi mực nước biển dâng lên 100 cm, diện tích đất bị mất đi của
Việt Nam sẽ lên tới 40.000 km2(chiếm 12,1% tổng diện tích đất hiện có), 10% diện tích khu vực
Đồng bằng sơng Hồng và Quảng Ninh sẽ có nguy cơ bị ngập, kéo theo hệ quả 17,1 triệu người sẽ
mất đi nơi sinh sống, chiếm 23,1% dân số (OpenDevelopment Việt Nam, n.d).



*

Viện Nghiên cứu Châu Âu, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, email:

190


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Khu vực Bắc Bộ được sử dụng để chỉ vùng địa lý ở phía bắc Việt Nam, bao gồm các tỉnh và
thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Bắc Bộ gồm có 25 tỉnh thành được chia thành 3 tiểu
vùng (vùng Đồng bằng sông Hồng gồm 10 tỉnh và thành phố, vùng Tây Bắc Bộ gồm 6 tỉnh, vùng
Đông Bắc Bộ gồm 9 tỉnh). Tuy nhiên, tùy theo từng thời điểm lịch sử và thói quen sử dụng mà
cách sử dụng khái niệm này có lúc mang hàm ý khác nhau. Đây cũng là khu vực có địa hình đa
dạng và phức tạp, gồm đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Trong đó có 2 thành phố lớn
là Hà Nội và Hải Phịng, nơi có hoạt động sản xuất, kinh doanh diễn ra rất sôi động. Khu vực Bắc
Bộ cũng là thị trường lớn tiêu thụ các sản phẩm của cả nước. Với hệ thống sông, suối dày đặc, bờ
biển và thềm lục địa dài tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sống, sản xuất, kinh doanh, giao
thương của người dân, doanh nghiệp. Các làng nghề ở khu vực Bắc Bộ vì thế mà phát triển khá
mạnh, với nhiều loại ngành nghề khác nhau. Vì vậy, đời sống của người dân trong khu vực ngày
càng được nâng lên trong những năm gần đây. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực đang chịu ảnh
hưởng nặng lề của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tại các làng nghề khai thác hải sản ven biển.
Bài viết này sẽ phân tích, đánh giá một số đặc điểm làng nghề khai thác hải sản, tình hình biến
đổi khí hậuvà đánh giá tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động khai thác hải sản của ngư dân,
doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại làng nghề khai thác hải sản khu vực Bắc Bộ, từ đó đưa ra một số
các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh hành động ứng phó với biến đổi khí hậu của các chủ thể này tại
khu vực.
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát thực tế về hoạt động của một số
làng nghề khai thác hải sản và nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp, hộ kinh doanh, ngư dân về

tác động của biến đổi khí hậu đối với hoạt động khai thác hải sản đang diễn ra tại ba tỉnh khu vực
Bắc Bộ là Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hố. Đây là ba tỉnh giáp biển, tập trung chủ yếu các
làng nghề khai thác và chế biến hải sản ở khu vực Bắc Bộ. Đồng thời nghiên cứu này cũng được
thực hiện dựa trên dữ liệu từ các báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các
tỉnh, thành phố và dữ liệu thu thập được từ báo cáo của các Hiệp hội Làng nghề Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu được dựa trên cách tiếp cận định giá ngẫu nhiên (Contingent
Valuation Method - CVM), từ đó xác định mức sẵn lịng tham gia, chi trả, thực hiện cho các hoạt
động nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, hạn chế tới mức thấp nhất những tác động do chúng gây
ra đối với việc khai thác hải sản của ngư dân, hộ gia đình, doanh nghiệp tại làng nghề khai thác
hải sản ven biển khu vực Bắc Bộ. Với tổng số mẫu được điều tra chính thức là 100 mẫu, trong đó
có 50 mẫu tại làng nghề khai thác hải sản Quảng Ninh và 50 mẫu tại Thái Bình.
2. Làng nghề khai thác hải sản và tình hình biến đổi khí hậu ở khu vực Bắc Bộ
2.1. Làng nghề khai thác hải sản
Cho đến nay, khái niệm làng nghề có nhiều cách hiểu khác nhau tại Việt Nam. Đó có thể là
một nơi quần cư đơng người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa rộng.
Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà là những người cùng nghề sống hợp
quần thể để phát triển tạo ra việc làm lúc nông nhàn. Đặc trưng của các làng nghề Việt Nam đó là
191


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và nó có những đặc trưng khác biệt của địa
phương so với các địa phương khác (Phạm Côn Sơn, 2004:6).
Làng nghề có thể là một thực thể vật chất và tinh thần được tồn tại cố định về mặt địa lý, ổn
định về nghề nghiệp hay một nhóm các nghề có mối liên hệ mật thiết với nhau để làm ra một sản
phẩm, có bề dày lịch sử và được tồn tại lưu truyền trong dân gian (Trịnh Thị Hoà, 2007: tr.61-68).
Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, làng nghề được hiểu theo quy định về mặt pháp lý. Thông
tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về

việc phát triển ngành nghề nông thôn quy định: làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thơn,
ấp, bản, làng, bn, phum, sóc hoặc các điểm dân cư tương tự trên địa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt động ngành nghề nơng thơn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm khác nhau.
Sản phẩm làng nghề khá đa dạng, bao gồm: mây, tre đan; gốm, sứ, pha lê; dâu tằm; thêu, dệt,
lụa; đánh bắt, chế biến thuỷ sản; đúc đồng, chạm bạc; đóng, sửa chữa tàu thuyền; sản xuất hàng
dân dụng; hoa, cây cảnh; làm chiếu; thủ công mỹ nghệ; điêu khắc, chạm khắc gỗ; sơn mài; làm
giấy; làm trống; chế biến thực phẩm….
Làng nghề khai thác hải sản là làng nghề mà người dân có nghề chính là khai thác các loại
hải sản và sinh vật trên biển. Khai thác hải sản gồm hoạt động đánh bắt hoặc hoạt động hậu cần
đánh bắt nguồn lợi hải sản tại khu vực biển, tuy nhiên trong nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào
hoạt động đánh bắt. Tại các làng nghề, căn cứ vào nguyên lý đánh bắt chủ động hoặc thụ động có
thể chia ra làm 6 loại nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, lưới vó, nghề cố định và nghề câu (Hội
Nghề cá Việt Nam, 2007). Ở khu vực ven biển Bắc Bộ, hoạt động khai thác và chế biến hải sản
thường gắn liền với nhau trong cùng làng nghề. Hiếm khi xuất hiện làng nghề khai thác riêng hay
chế biến hải sản riêng.
Bảng 1: Số lượng làng nghề khai thác hải sản tại một số tỉnh ven biển khu vực Bắc Bộ
Tên ngành nghề

Khai tháchải sản sản

Các ngành nghề khác

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Số lượng

Tỉ lệ (%)


Quảng Ninh

6

30,00

14

70,00

20

Hải Phịng

4

11,11

32

88,89

36

Thái Bình

7

2,76


247

97,24

254

Ninh Bình

4

2,47

71

97,53

75

Nam Định

11

26,83

30

73,17

41


Tổng

32

7,51

394

92,49

426

Tỉnh

Tổng số

Nguồn: Hồng Giang, 2020; Đinh Xuân Nghiêm, 2010; Cục Thống kê tỉnh Thái Bình, 2017 và
tính tốn của tác giả, 2020
192


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Bảng trên cho thấy, làng nghề này tập trung chủ yếu ở 5 tỉnh ven biển là Quảng Ninh, Hải
Phịng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Mặc dù các tỉnh Bắc Bộ có nhiều ao, hồ, sơng, suối lớn
và có lượng thủy sản nước ngọt khá phong phú, song hầu như khơng có làng nghề khai thác thủy
sản nước ngọt. Điều này có thể được lý giải bởi các loại thủy sản nước ngọt có sản lượng không
ổn định; không thể áp dụng các phương thức khai cơng nghiệp, chỉ có thể sử dụng phương thức
khai thác nhỏ lẻ, thơ sơ; địa hình nơi có sơng suối thường dốc, khúc khỷu, khó xây dựng khu cảng
khai thác... Vì vậy, thủy sản nước ngọt chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng tại địa phương.

Trong khi đó, các làng nghề khai thác hải sản ven biển ở nước ta ra đời và phát triển gắn liền
với lịch sử dựng nước và giữ nước. Có thể khái quát một số đặc điểm chính về sản xuất và sản
phẩm của làng nghề khai thác hải sản khu vực Bắc Bộ như sau:
Thứ nhất, làng nghề khai tháchải sản nói riêng và làng nghề nói chung tại Việt Nam ra đời
gắn liền với đời sống của người dân khu vực nông thôn, thu hút đông đảo lực lượng lao động, đồng
thời là nguồn thu nhập chính của phần lớn các hộ gia đình. Tại khu vực ven biển, hoạt động canh
tác, trồng trọt không thuận lợi nên khai thác, chế biến hải sản được coi là ngành nghề quan trọng,
đảm bảo cuộc sống của người dân.
Thứ hai, khu vực Bắc Bộ trong đó có vùng Đồng bằng sơng Hồng là khu vực có dân số sống
tập trung lớn, với lực lượng lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ sản phẩm hải sản rộng lớn. Đây
là điều kiện ban đầu khá thuận lợi cho ngành khai thác, chế biến hải sản phát triển trong những
năm qua, góp phần quan trọng vào cơng tác xố đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập của người dân
ở địa phương.
Thứ ba, nghề chế biến hải sản gắn chặt với quá trình khai thác hải sản trên biển cho nên cần
lượng lao động đáng kể, có thể giải quyết cơng ăn việc làm trong các hộ gia đình tại khu vực. Hơn
nữa, nếu khai thác theo cách truyền thống thì lượng vốn đầu tư vào khơng nhiều, quay vịng vốn
nhanh cịn nếu khai thác theo cách hiện đại thì địi hỏi lượng vốn đầu tư tương đối lớn. Đây là bài
tốn khó cho người dân khu vực ven biển trong giai đoạn hiện nay, khi thị trường tiêu thụ sản
phẩm mở rộng, các phương pháp khai thác truyền thống khó đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng. Tuy nhiên, cách khai thác, chế biến theo kiểu truyền thống lại tạo ra những “nét
riêng” cho sản phẩm chế biến từ hải sản trong khu vực nên trong những năm gần đây, người dân
khu vực làng nghề thường đầu tư một phần máy móc, trang thiết bị hỗ trợ, những khâu quan trọng
vẫn được tiến hành theo cách truyền thống, vì vậy các sản phẩm vẫn giữ được “nét riêng” và có
sự khác biệt khá rõ rệt giữa các địa phương.
Thứ tư, việc tổ chức sản xuất các sản phẩm trong các làng nghề khai thác, chế biến hải sản
hiện nay chủ yếu vẫn ở quy mơ hộ gia đình, một số đã có sự phát triển thành tổ chức hợp tác xã và
doanh nghiệp tư nhân. Theo thống kê gần đây, số đơn vị khai thác hải sản có quy mơ từ 1 đến 3
người chiếm đến 86,8%, quy mô từ 4 đến 9 người chiếm 13,05%, chỉ có khoảng 0,15% số đơn vị
sản xuất có quy mơ từ 10 người trở lên (Tổng cục Thống kê, 2018: tr.487). Trước đây, sản xuất
theo hình thức hộ gia đình chủ yếu huy động các thành viên trong hộ làm những công việc khác

193


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

nhau của quá trình sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay theo nhu cầu cơng việc, hộ gia đình có thể thuê
mướn thêm người lao động thường xuyên hoặc lao động thời vụ. Hình thức tổ chức kinh doanh
theo hộ gia đình đảm bảo được sự gắn bó giữa quyền lợi và trách nhiệm, huy động được mọi lực
lượng có khả năng lao động tham gia, tận dụng được thời gian và nhu cầu đầu tư thấp. Đây là hình
thức tổ chức thích hợp với quy mơ sản xuất nhỏ, chúng hạn chế nhiều khả năng phát triển kinh
doanh. Để khắc phục tình trạng đó, các doanh nghiệp tư nhân, có tư cách pháp nhân, có hình thức
tổ chức sản xuất chặt chẽ hơn dần hình thành. Đây là điều kiện thuận lợi để các làng nghề khai
thác, chế biến hải sản phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Thứ năm, các làng nghề khai thác hải sản cơ bản vẫn mang tính nhỏ lẻ, phân tán, mặt bằng
sản xuất nhỏ hẹp, cơ sở sản xuất lẫn vào khu dân cư… Tính kết gắn trong sản xuất và tiêu thụ giữa
các làng nghề gần như khơng có. Điều này gây nên một số bất lợi khi sản xuất các sản phẩm có số
lượng lớn.
Thứ sáu, cơng nghệ, quy trình khai thác hải sản của các làng nghề còn lạc hậu, gây suy giảm
tài nguyên và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Hầu hết ngư dân, hộ gia đình, doanh nghiệp vẫn
cịn sử dụng loại lưới khai thác có tính chất tận diệt. Rác thải từ các tàu, thuyền khai thác hải sản
thải trực tiếp ra trên biển. Trên đất liền, các làng nghề này cũng tạo ra lượng nước thải khá lớn.
Nước thải chứa nhiều vi sinh vật, lẫn hóa chất đổ trực tiếp ra mơi trường hoặc đổ cùng nước thải
sinh hoạt ra hệ thống thoát nước chung, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng đến
sức khỏe người dân. Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất làng nghề thường nằm xen kẽ giữa khu
dân cư, nên việc xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải gặp nhiều khó khăn với chi phí
tốn kém (Kiều Tuyết, Hải Hà, 2020).
2.2. Tình hình biến đổi khí hậu
Cơng ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) ghi rõ biến đổi khí hậu
được quy cho trực tiếp hoặc gián tiếp do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí
hậu tồn cầu và sự thay đổi này được cộng thêm vào khả năng biến động tự nhiên của khí hậu quan

sát được trong những thời kỳ có thể so sánh được (United Nations, 1992:3). Điều 3, khoản 13 của
Luật Khí tượng Thuỷ văn 2015 của Việt Nam định nghĩa biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí
hậu trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện tự nhiên và hoạt động của con
người, biểu hiện bởi sự nóng lên tồn cầu, mực nước biển dâng và gia tăng các hiện tượng khí
tượng thuỷ văn cực đoan. Như vậy, theo định nghĩa này, biến đổi khí hậu là do cả nguyên nhân tự
nhiên và nguyên nhân con người, được thể hiện bằng các hiện tượng khí hậu thay đổi đang xảy ra.
Trước đây, biến đổi khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài do tác động của các điều kiện
tự nhiên, tuy nhiên thời gian gần đây, biến đổi khí hậu xảy ra chủ yếu do tác động của các hoạt
động của con người như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong giao thông vận tải và sản xuất
công nghiệp, thải ra mơi trường khí nhà kính.
Tại Việt Nam nói chung, khu vực Bắc Bộ nói riêng biểu hiện của biến đổi khí hậu khá rõ rệt,
bao gồm:
194


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Thứ nhất, các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng tần suất và khó dự đốn hơn.
Cho đến nay, có nhiều kỷ lục mới về thời tiết cực đoan được thiết lập “mưa kỷ lục”, hay “nắng
nóng kỷ lục”, “lũ lụt kỷ lục”, “kỷ lục về bão, lụt”…
Nhiều quy luật của bão ở nước ta trong khoảng 20 năm qua đã bị phá vỡ. Tổng số cơn bão,
số cơn bão cấp 12 trở lên và số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta đều tăng lên, cụ
thể: giai đoạn 1999-2008, tổng số cơn bão là 78; giai đoạn 2009-2018 là 93. Giai đoạn 1999-2008
số cơn bão mạnh trên cấp 12 là 32; giai đoạn 2009-2018 là 36. Số cơn bão ảnh hưởng trực tiếp đến
đất liền nước ta giai đoạn 1999-2008 là 28, giai đoạn 2009-2018 là 44. Vào năm 2013, lần đầu tiên
ở giai đoạn này ghi nhận số lượng bão lên đến 14 cơn bão, cao hơn trung bình năm 4 cơn bão, đến
năm 2017 có tới 16 cơn bão hoạt động trên Biển Đông. Các trận bão xuất hiện ở nước ta thường
không vượt quá cấp 15, nhưng từ năm 2016, cơ quan khí tượng đã phải bổ sung cấp siêu bão (cấp
16 trở lên) (Minh Hiếu, 2020). Hơn nữa, quy luật đổ bộ dị thường năm 2016, vào tháng 10 theo
quy luật bão phải độ bộ ở khu vực Trung Bộ nhưng bão số 7 lại đổ bộ vào Quảng Ninh; năm 2017,

bão số 2 Talas và bão số 4 Sonca hoạt động trong khoảng nửa cuối tháng 7 nhưng lại đổ bộ vào
khu vực miền Bắc và Trung Trung Bộ...
Thêm vào đó, liên tiếp 4 năm gần đây (2017-2020), Việt Nam đều ghi nhận trên 13 trận bão
đổ bộ vào đất liền, mặc dù trước đó số năm liên tiếp có lượng cơn bão trên 13 trận là không nhiều.
Thống kê bảng 2 dưới đây phần nào chỉ rõ các năm có số lượng cơn bão nhiều nhất:
Bảng 2: Thống kê các năm có số lượng trận bão nhiều nhất ở Việt Nam
Năm

Số trận bão

Năm

Số trận bão

2020

14

2010

7

2019

13

1995

14


2018

15

1994

14

2017

16

1990

18

2016

10

1983

14

2015

5

1974


13

2014

5

1973

23

2013

14

1972

18

2012

10

1964

15

2011

7


1952

14

Nguồn: PowerGIS, n.d;
Tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Quảng Ninh, Thanh Hoá là 2 tỉnh có số lượng cơn bão
trực tiếp đi qua nhiều nhất giai đoạn 2045-2018 lần lượt là 30 và 23 (xếp thứ 3 và thứ 5 trong danh
sách 10 tỉnh có số lượng bão đi qua nhiều nhất) (PowerGIS, n.d). Hải Phịng và Thanh Hố là 2
tỉnh phải hứng chịu những cơn bão có mức độ cảnh báo rất cao. Trung bình hàng năm các tỉnh ven
195


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

biển Bắc Bộ hứng chịu từ 2-5 cơn bão; tốc độ gió giật trung bình của các cơn bão từ 30m/s đến 60
m/s và có xu hướng tăng lên (PowerGIS, n.d).
Đi kèm với bão thường là mưa lớn và lũ lụt. Năm 2017, diễn ra các đợt mưa lớn kéo dài liên
tục từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 10 với tổng lượng vượt từ 10-30% so với trung bình nhiều năm.
Mưa lớn, trái mùa vào giữa tháng 10 ở Bắc Bộ làm lưu lượng nước về các hồ tăng cao đột ngột,
lần đầu tiên hồ Hịa Bình đã phải xả cấp tập 8 cửa đáy với lưu lượng xả lớn nhất là 16.520m3/s
(Diệu Thuỳ, 2017).
Mưa lớn đã gây một đợt lũ ở mức lịch sử tại một số sông thuộc các tỉnh Ninh Bình, Thanh
Hóa làm ngập lụt trên diện rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn hệ thống đê điều trong
khu vực. Lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng tại các tỉnh miền núi từ ngày 02-04/8/2017 và từ ngày
10-12/10/2017, trong đó đặc biệt nghiêm trọng tại Mường La (tỉnh Sơn La), Mù Căng Chải (tỉnh
Yên Bái) và các huyện Tân Lạc, Đà Bắc, TP Hồ Bình (tỉnh Hịa Bình),...(Diệu Thuỳ, 2017)
Thứ hai, sự gia tăng của lượng mưa trung bình. Thực tế cho thấy, tháng có lượng mưa cao
nhất tăng từ 270 mm trong giai đoạn 1901-1930 lên 281 mm trong giai đoạn 1991-2015
(OpenDevelopment Việt Nam, n.d). Theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình do Bộ Tài ngun
và Mơi Trường Việt Nam tính tốn năm 2016, tổng lượng mưa và lượng mưa trong mùa mưa ở tất

cả các vùng khí hậu của nước ta đều tăng, trong đó lượng mưa mùa khơ có xu hướng giảm, đặc
biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nước, lượng mưa cả năm vào cuối thế kỷ
21 tăng khoảng 5% so với thời kỳ 1980-1999. Ở các vùng phía Bắc mức tăng lượng mưa sẽ nhiều
hơn so với khu vực phía Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).
Thứ ba, sự gia tăng của nhiệt độ trung bình. Theo Bộ Tài ngun và Mơi trường, nhiệt độ
trung bình ở nước ta trong khoảng 50 năm qua tăng 0,70C (Nguyễn Hồng Thuỷ, n.d). Nhiệt độ
tháng cao nhất tăng từ 27,1°C giai đoạn 1901-1930 lên 27,5°C giai đoạn 1991-2015
(OpenDevelopment Việt Nam, n.d). Theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình do Bộ Tài ngun
và Mơi Trường Việt Nam tính tốn (2016) vào cuối thế kỷ 21, nhiệt độ trung bình năm có thể tăng
lên 2,6 0C ở Tây Bắc, 2,5 0C ở Đông Bắc và 2,4 0C ở Đồng bằng Bắc Bộ và 2,80C ở Bắc Trung Bộ
(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).
Thứ tư, mực nước biển sẽ dâng lên. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, mực nước biển Bắc
Bộ quan trắc ở các trạm Cửa Ông (Vịnh Hạ Long), Hịn Dấu (Đồi Sơn) tăng khoảng 20cm, tính
trung bình mực nước biển ở Việt Nam đã tăng thêm 12cm (Nguyễn Hồng Thuỷ, n.d). Kịch bản
trung bình tính tốn mực nước biển sẽ dâng 30cm vào năm 2050 và cuối thế kỷ 21 sẽ dâng khoảng
75cm, (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2016).
3. Tác động của biến đổi khí hậu tới khai thác hải sản tại các làng nghề ven biển khu
vực Bắc Bộ
Hoạt động của các làng nghề khai thác hải sản ven biển Việt Nam phụ thuộc nhiều vào điều
kiện tự nhiên tại khu vực như vị trí địa lý và khí hậu. Đây là những điều kiện bên ngoài, tồn tại và
196


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

có tác động tất yếu cả tác động tích cực và tiêu cực đến hoạt động khai thác hải sản của người dân
khu vực ven biển nói riêng và hoạt động sống của con người nói chung. Các yếu tố khí hậu gây
tác động chính có thể kể đến gồm: nhiệt độ, đổ ẩm, lượng mưa, áp suất, gió, bão, chế độ mưa, chế
độ thuỷ triều, chế độ hải lưu… Các yếu tố này quyết định đến khối lượng khai thác, phương tiện,
phương thức khai thác, thời gian khai thác… trong hoạt động khai thác hải sản.

Khi biến đổi khí hậu xảy ra, đồng nghĩa với việc thay đổi các yếu tố khí hậu chủ đạo làm
chúng có diễn biến bất thường, khơng theo quy luật như nhiệt độ, lượng mưa, gió, bão, mực nước
biển… sẽ tác động trực tiếp, gián tiếp đến các hoạt động khai thác và chế biến hải sản (Brander,
Keith, 2010: tr.389-402). Mặc dù biến đổi khí hậu có thể tác động cả tích cực đến hoạt động này
song những tác động tiêu cực được nhấn mạnh hơn cả.
Biến đổi khí hậu tác động đến hoạt động khai thác hải sản trên biển trên các khía cạnh: (1)
Tác động tới sản lượng, năng suất khai thác, (2) Tác động tới phương tiện, phương pháp đánh bắt,
(3) Tác động tới thời gian đánh bắt. Cơ chế tác động được tổng hợp ở bảng 3 dưới đây:
Bảng 3: Cơ chế tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác hải sản
Biến đổi
khí hậu

Nội dung tác động

Kết quả

Nhiệt độ
tăng

- Thay đổi phân bố, cấu trúc và chức năng quần thể cá
Năng suất đánh bắt
giảm
- Nguy cơ mất các hệ sinh thái nhạy cảm với nhiệt độ
- Thay đổi môi trường sống của tảo và các vi sinh vật gây
ảnh hưởng đến chế độ dinh dưỡng của nguồn nước
- Dịch bệnh tăng trong điều kiện nhiệt độ cao, do các loài
thuỷ sinh bị chết khi các đợt nắng nóng kéo dài

Lượng mưa
gia tăng


- Suy giảm hệ sinh thái do sự thay đổi chế độ mưa ảnh - Năng suất đánh
hưởng đến khối tích nguồn nước
bắt giảm
- Suy giảm hệ sinh thái do sự thay đổi chế độ mưa ảnh - Phương tiện đánh
hưởng đến khối tích nguồn nước
bắt bị hỏng
- Tàu thuyền, thiết bị đánh bắt hư hỏng

Mực nước
biển dâng

- Sự xâm nhập của các loài khác dẫn đến sự cạnh tranh mới Năng suất đánh bắt
- Nước mặn xâm nhập sâu vào vùng thuỷ, hải sản ven bờ giảm
- Mất các vùng đất ngập nước ven biển và sinh thái cửa
sông do sự thay đổi của dòng chảy và mực nước biển

Hiện tượng
thời tiết cực
đoan

Làm mất và hư hỏng tàu thuyền và các thiết bị đánh bắt

- Năng suất đánh
bắt giảm
- Phương tiện đánh
bắt bị hỏng

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.
Trong điều kiện khí hậu ít biến đổi, sản lượng khai thác có mối liên hệ chặt chẽ với trữ lượng

hải sản tự nhiên có trong khu vực. Trữ lượng hải sản tự nhiên phụ thuộc vào các yếu tố thành phần
của khí hậu. Chẳng hạn, với đặc điểm tự nhiên của nước biển ở khu vực Bắc Bộ ấm áp, nhiệt độ
197


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

trung bình dao động trong khoảng 25-27oC (Ngơ Anh Tuấn và cộng sự, 2013: 244), nhờ đó khu
vực biển này có nguồn hải sản phong phú, các đàn cá phân tán khá đều khắp các vùng. Trữ lượng
ở vùng biển Vịnh Bắc Bộ ước tính khoảng 0,74 triệu tấn (chiếm 17%) (Viện Nghiên cứu Hải sản,
2018). Thành phần loài chủ yếu gồm các lồi có kích thước nhỏ, sức sinh sản và tốc độ sinh trưởng
cao, chẳng hạn cá liệt, cá lượng, cá khế, cá phèn khoai, cá trác, cá hố, cá mối, cá nục sồ, tôm, cá
ngừ, mực nang và mực ống… Ngư dân có thể khai thác quanh năm. Do nằm ở khu vực phía Bắc
nên về mùa đơng, nhiệt độ vùng biển phía bắc thấp hơn so với phía nam, cùng với các dịng chảy
hải lưu tạo nên sự di chuyển của các đàn cá, đặc biệt là cá nổi. Thêm vào đó, gió mùa đơng bắc và
gió mùa tây nam chi phối mạnh mẽ đến nghề đánh cá trên biển, mùa cá ở khu vực Bắc Bộ từ tháng
11 năm trước đến tháng 3 năm sau. Trong thời gian này đàn cá có xu hướng di cư ra xa bờ, do đó
nghề cá khai thác xa bờ có năng suất cao hơn (Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012). Mùa mưa
từ tháng 5 đến tháng 9 có sự xuất hiện của các đàn cá ven bờ, hoạt động khai thác ven bờ sẽ có
hiệu suất cao hơn. Chế độ thuỷ triều liên quan mật thiết đến sự xuất hiện của các đàn cá. Năng suất
đánh bắt cao hơn trong những ngày nước sinh hay biên độ thuỷ triều nhỏ, bởi triều rút tạo điều
kiện cho cá tập trung lâu hơn, mật độ dày hơn. Tuy nhiên, các vùng biển phía Bắc nước ta có chế
độ nhật triều và bán nhật triều không đều nên năng suất khai thác không ổn định (Ngô Anh Tuấn
và cộng sự, 2013: tr.244). Về hải lưu, trong vùng biển phía Bắc có một phần nước trồi (Thanh
Hố, Thái Bình), nơi các sinh vật biển nổi phát triển mạnh, tạo điều kiện cho cá phát triển.
Khi xảy ra hiện tượng biến đổi khí hậu, nhiệt độ nước tăng lên, dịng hải lưu thay đổi, lượng
mưa gia tăng mùa hè có xu hướng kéo dài, mùa đông ngắn lại… tác động trực tiếp đến tốc độ tăng
trưởng, năng suất sinh sản, tập tính và thay đổi sự phân bố của các lồi thuỷ sản. Nhiệt độ nóng
dần lên các đàn cá có thể sẽ di cư đến các vùng nước lạnh hơn nơi có điều kiện sống và mơi trường
mát hơn. Lượng mưa tăng lên dẫn đến thay đổi nồng độ nước, nhất là độ mặn nước biển điều này

có thể mất hoặc thay đổi vị trí luồng cá (Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Mơi trường, 2011).
Dịng hải lưu thay đổi khiến cho vùng nước trồi khơng cịn, khơng có thức ăn cho các lồi hải sản
thì chúng sẽ không tập trung tại khu vực biển thường xuyên khai thác. Nói cách khác, các bãi cá
nổi và cá đáy ở khu vực tuyến bờ và tuyến lộng có xu hướng ra xa dần; mùa vụ cá cơm, cá ồ, cá
thu, cá nục từ tháng 3 đến tháng 5 hằng năm tại các ngư trường đều bị thay đổi trong những năm
gần đây. Những thay đổi về phân bố các loại hải sản sẽ dẫn đến việc thay đổi ngư trường cũng như
hoạt động đánh bắt hải sản. Có thể phải gia tăng đội tàu lớn để đánh bắt, thu mua hải sản xa bờ…
Thêm vào đó, khi nhiệt độ, lượng mưa tăng lên các hệ sinh thái bị tác động, giảm lượng thức ăn
và tăng dịch bệnh cho các lồi hải sản (Brander, Keith, 2010: 389), từ đó dẫn đến tổn thất về khối
lượng khai thác ảnh hưởng tới doanh thu, thu nhập của các doanh nghiệp và hộ gia đình hoạt động
trong lĩnh vực khai thác hải sản.
Sự thay đổi trữ lượng cá tại vùng biển khu vực Bắc Bộ được doanh nghiệp, hộ gia đình có
hoạt động khai thác, đánh bắt trên biển thừa nhận. Bằng kinh nghiệm thực tiễn khai thác nhiều
năm qua, họ nhận thấy rằng trữ lượng của hầu hết các loài hải sản hiện nay giảm đáng kể so với
trước đây. Có nhiều nguyên nhân khác nhau được chỉ ra, biến đổi khí hậu cũng được cho là nguyên
nhân chính.
198


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

Bảng 4: Sự thay đổi trữ lượng hải sản theo từng loài so với trước đây
Loại hải sản

Số
phiếu
khảo
sát

Sự thay đổi

Giảm

Không đổi

Tăng

Số lượng

Tỉ lệ
(%)

Số lượng

Tỉ lệ
(%)

Số lượng

Tỉ lệ
(%)

Mực

100

40

40,00

19


19,00

41

41,00

Cá thu

100

37

37,00

20

20,00

43

43,00

Cá hố

100

34

34,00


28

28,00

38

38,00

Sứa

100

33

33,00

27

27,00

40

40,00

Ruốc

100

37


37,00

20

20,00

43

43,00

Cá tạp

100

44

44,00

15

15,00

41

41,00

Cá bạc má

100


56

56,00

37

37,00

7

7,00

Cá trích

100

61

61,00

28

28,00

11

11,00

Cá bống


100

59

59,00

30

30,00

11

11,00

Cá nục

100

67

67,00

25

25,00

8

8,00


Tơm

100

68

68,00

19

19,00

13

13,00

Cá cơm

100

52

52,00

38

38,00

10


10,00

Cua, ghẹ

100

50

50,00

42

42,00

8

8,00

Nguồn: Kết quả khảo sát của tác giả năm 2020
Kết quả bảng 4 cho thấy, các đối tượng khảo sát cho rằng các loài hải sản ven bờ như cá bạc
má, cá trích, cá bống biển, cá nục, cá cơm, tơm biển, cua, ghẹ có trữ lượng giảm với tỉ lệ phiếu
chọn khá cao chiếm 50% trở lên. Riêng cá ruốc, cá tạp có tăng nhưng số phiếu cho rằng trữ lượng
cá này giảm cũng rất lớn, xấp xỉ số phiếu tăng. Các loài hải sản xa bờ theo đánh giá là có trữ lượng
tăng, nhưng ý kiến đánh giá có trữ lượng giảm cũng tương đương và ý kiến khơng đổi cũng nhiều.
Điều này cho thấy nhìn chung trữ lượng các loại hải sản khu vực Bắc Bộ có xu hướng giảm.
Sự gia tăng trữ lượng có thể do doanh nghiệp, hộ gia đình trang bị các loại tàu, thuyền hiện
đại hơn nên sản lượng đánh bắt được cao hơn, nên họ cho rằng trữ lượng tăng lên, song điều này
khơng phản ánh đúng thực tế, có thể trữ lượng không tăng. Nhiệt độ và lượng mưa tăng lên, sự
thay đổi của cá dòng hải lưu khiến cho luồng cá di cư xa bờ hơn nên hoạt động khai thác xa bờ

cũng có thể tăng trữ lượng. Cịn tại khu vực gần bờ, cá tạp, ruốc có nhiều thức ăn hơn khi biển ấm
lên có thể khiến số lượng gia tăng, song số lượng ý kiến cho rằng các loài này giảm vẫn chiếm tỉ
lệ rất cao.
Sự xuất hiện bất thường, cường độ mạnh, tần suất dày đặc của các trận bão, áp thấp nhiệt đới,
triều cường, gây thiệt hại lớn cho người, tài sản và phương tiện khai thác hải sản trên biển (Viện
Kinh tế quy hoạch thủy sản, 2012), đồng thời có thể làm thay đổi lịch trình, thời gian khai thác.
Bên cạnh đó, do đặc điểm tự nhiên của loài cá thường xuất hiện nhiều giữa hai đợt gió mùa, hoặc
199


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

khi có bão, áp thấp nhiệt đới đổ về, hoặc trước và sau mưa (thông thường vào tháng 9 đến tháng
11) (Ngô Anh Tuấn và cộng sự, 2013: 244), lượng phương tiện khai thác cũng gia tăng trong giai
đoạn này khiến rủi ro hỏng phương tiện tàu thuyền khai thác gia tăng. Lượng mưa gia tăng khiến
tàu thuyền đánh bắt cũng dễ bị hư hỏng. Theo thống kê của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo
quốc gia về phòng chống thiên tai, bão lũ, số lượng tàu, thuyền bị thiệt hại do các trận bão, áp thấp
nhiệt đới, mưa lớn năm 2015 là 38 chiếc, năm 2016 là 1459 chiếc, năm 2017 là 3682 chiếc, năm
2018 là 107 chiếc, năm 2019 là 243 chiếc (Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phịng
chống thiên tai, bão lũ, 2020).
Bình qn hàng năm, số ngày có gió thích hợp (cấp 0 đến 6) cho tàu thuyền đánh cá ở khu
vực Bắc Bộ là 220-240 ngày (Ngô Anh Tuấn và cộng sự, 2013: 244). Những năm gần đây, số
lượng các cơn bão, áp thấp nhiệt đới tăng lên đáng kể khiến cho thời gian bình quân khai thác giảm
xuống. Bởi khi biển có gió mạnh hơn cấp 6 gây biển động tàu thuyền không thể khai thác được.
Các đội tàu khai thác hải sản phải di chuyển dài ngày trên biển hơn và phải có tính tốn kỹ càng
chỗ trú ẩn khi bão đến.
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới hoạt động khai thác hải sản trên biển tại
các làng nghề đánh bắt ven biển khu vực Bắc Bộ được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 5: Tác động của biến đổi khí hậu tới hoạt động khai thác hải sản
tại các làng nghề khu vực Bắc Bộ

Mức độ đồng ý

Các vấn đề

SL Hồn tồn
khảo khơng
đồng ý
sát

Không
đồng ý

Phân vân

%

SL

%

SL

100

6

6,00

9


9,00

13

13,00 18 18,00 54

54,00 4,05

Sự gia tăng của các
trận bão, áp thấp nhiệt
đới khiến cho sản 100
lượng khai thác giảm
đáng kể

3

3,00

3

3,00

8

8,00

23 23,00 63

63,00 4,40


Bão lớn khiến tàu
100
thuyền bị hư hại,
khơng thể ra khơi, gây

1

1,00

7

7,00

13

13,00 26 26,00 53

53,00 4,23

200

SL

%

Hồn toàn Điểm
đồng ý
TB

SL

Sự gia tăng của nhiệt
độ, lượng mưa khiến
cho sản lượng hải sản
khai thác giảm

%

Đồng ý

SL

%


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
ra các thiệt hại về
người và tài sản
Mưa lớn, sương mù,
giá rét khiến cho việc
khai thác trở nên khó
khăn

100

4

4,00

11


11,00

21

21,00 31 31,00 33

33,00 3,78

Nước biển dâng khiến
cho hoạt động khai
100
thác hải sản ven bờ bị
đảo lộn

5

5,00

7

7,00

28

28,00 28 28,00 32

32,00 3,75

Ghi chú: Hồn tồn khơng đồng ý - 1 điểm; Không đồng ý - 2 điểm; Phân vân - 3 điểm; Đồng
ý - 4 điểm và Hoàn toàn đồng ý - 5 điểm.

Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả năm 2020-2021
Bảng trên cho thấy mức độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hoạt động khai thác hải sản
của các doanh nghiệp, hộ gia đình ven biển Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hố được thể hiện rất
rõ ràng. Kết quả khảo sát khẳng định “sự gia tăng của các trận bão, áp thấp nhiệt đới khiến cho
sản lượng khai thác giảm đáng kể” được đối tượng khảo sát đồng ý ở mức cao nhất với số điểm
trung bình là 4,40; đứng thứ hai là “bão lớn khiến tàu thuyền bị hư hại, không thể ra khơi, gây ra
các thiệt hại về người và tài sản” với số điểm trung bình là 4,23; tiếp đến là “sự gia tăng của nhiệt
độ, lượng mưa khiến cho sản lượng hải sản khai thác giảm” với số điểm trung bình là 4,05; tiếp
đến là “sương mù, giá rét khiến cho việc khai thác trở lên khó khăn” với điểm trung bình là 3,78;
sau cùng là “nước biển dâng khiến cho hoạt động khai thác hải sản ven bờ bị đảo lộn” với số điểm
trung bình là 3,75.
Trên thực tế, ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới tới sản lượng khai thác hải sản rất lớn,
đồng thời gây tai nạn đối với con người, phá hỏng tàu thuyền, ngư cụ. Mưa lớn, sương mù, rét có
ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động khai thác hải sản của doanh nghiệp, người dân ở khu vực làng
nghề. Các tàu khai thác nhỏ thì khó ứng phó với mưa lớn, nhưng đối với tàu lớn có cơng suất trên
20 CV, khi có mưa lớn vẫn có thể đi biển, khơng bị ảnh hưởng nhiều. Hầu hết các tàu công suất
nhỏ thực hiện khai thác ven bờ khi mưa lớn thì khơng đánh bắt được. Thêm vào đó, sương mù có
thể khiến tầm nhìn bị hạn chế, dễ xảy ra tai nạn trên biển nếu tàu không được trang bị hệ thống
đèn sương mù và không tuân thủ hạn chế tốc độ. Giá rét cũng là yếu tố thời tiết có thể cản trở hoạt
động đánh bắt hải sản trên biển khi ngư dân không trang bị đủ thiết bị chống rét.
Để ứng phó với biến đổi khí hậu, ngư dân, hộ gia đình, doanh nghiệp cũng có một số giải
pháp nhất định. Chẳng hạn, để ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới trên biển, họ thường theo dõi
thông tin dự báo thời tiết qua đài báo, sử dụng thiết bị dự báo thời tiết trước khi đi biển; trang bị
áo phao, phao cứu hộ, các loại dây chằng chéo; kiểm tra, sửa chữa máy móc và máy liên lạc đảm
bảo chúng hoạt động tốt; tích trữ lương thực đi biển dài ngày; khơng ra khơi nếu có bão. Đối với
201


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


tàu đã ra khơi và đang hoạt động trên biển, họ giữ liên lạc với đất liền, với các tàu xung quanh qua
bộ đàm; có thể di chuyển xa vùng bão hoặc đưa tàu vào nơi trú ẩn an toàn. Để ứng phó với sương
mù, giá rét, mưa lớn các tàu đánh bắt đang hoạt động cần trang bị đầy đủ áo rét, chỉ khai thác khi
đảm bảo tầm nhìn và an toàn, hạn chế đánh bắt dài ngày, ban đêm, trang bị đủ đèn báo, định vị,
đèn điện… Đối với lốc xoáy, đây là hiện tượng thời tiết khá nguy hiểm và diễn ra nhiều trong
những năm gần đây trong khi việc dự báo của các cơ quan khí tượng còn hạn chế nên nếu gặp lốc,
ngư dân sẽ tìm cách đưa tàu ra khỏi khu vực đó, buộc tàu chắc chắn vào vị trí dịng chảy yếu…
Kết quả khảo sát ở bảng 6 cũng chỉ ra mức độ cần thiết thực hiện các giải pháp ứng phó với biến
đổi khí hậu mà ngư dân, hộ gia đình, doanh nghiệp tại làng nghề khai thác hải sản khu vực Bắc Bộ
cần thực hiện.
Bảng 6: Đánh giá mức độ cần thiết thực hiện các giải pháp ứng phó
với biến đổi khí hậu tại làng nghề khai thác hải sản khu vực Bắc Bộ
Mức độ đồng ý
Hoạt động
bảo vệ môi trường

SL Hồn tồn
khảo khơng
đồng ý
sát

Khơng
đồng ý

Phân vân

%

%


SL

%

Nhà nước xây dựng và
củng cố điều kiện, trang
thiết bị cho ban chỉ đạo, cơ
quan cứu hộ cứu nạn trên 100
biển để có thể ứng cứu khi
cần thiết và tiến hành kiểm
tra thường xuyên

6

6,00

7

7,00

28 28,00 29 29,00 30 30,00 3,70

Nâng cao khả năng dự báo
sớm, dự báo chính xác địa
100
điểm, diễn biến của mưa,
bão, áp thấp

3


3,00

3

3,00

8

Nhà nước cần quan tâm
xây dựng cảng sông, cảng
biển làm chỗ trú ẩn và neo
đậu cho tàu thuyền

100

4

4,00

7

7,00

25 25,00 22 22,00 42 42,00 3,91

Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ
gia đình, ngư dân tài chính,
cơ chế đổi mới, bổ sung
100
trang thiết bị khai thác trên

biển theo hướng hiện đại

4

4,00

8

8,00

20 20,00 15 15,00 53 53,00 4,05

8,00

SL

%

Hoàn toàn Điểm
đồng ý
TB

SL

202

SL

Đồng ý


SL

%

23 23,00 63 63,00 4,40


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT
Chính quyền có tổ chức
hoạt động phổ biến kiến
thức, kinh nghiệm khai
thác hải sản cho ngư dân

100

20 20,00 24 24,00 18 18,00 17 17,00 21 21,00 2,95

Ngư dân, hộ gia đình,
doanh nghiệp cần chủ động
trang bị thiết bị cứu hộ,
cứu nạn trên tàu, thuyền;
100
chủ động thời gian khai
thác tránh lúc thời tiết xấu;
khi gặp điều kiện bất lợi
cần tìm nơi trú ẩn an tồn

5

5,00


10 10,00 29 29,00 17 17,00 39 39,00 3,75

Cần phối hợp, hợp tác chặt
chẽ trong việc cung cấp,
duy trì thơng tin, cứu hộ
100
cứu nạn với các tàu khác
và với cơ quan cứu hộ, cứu
nạn địa phương

3

3,00

10 10,00 30 30,00 17 17,00 40 40,00 3,81

Chia sẻ, học hỏi, trau dồi
kỹ năng khai thác và kinh
nghiệm ứng phó với biến
đổi khí hậu

5

5,00

10 10,00 26 26,00 15 15,00 44 44,00 3,83

100


Ghi chú: Hồn tồn khơng đồng ý - 1 điểm; Không đồng ý - 2 điểm; Phân vân - 3 điểm; Đồng
ý - 4 điểm và Hoàn toàn đồng ý - 5 điểm.
Nguồn: Số liệu khảo sát của tác giả năm 2020-2021
Bảng 6 cho thấy, phần lớn doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư dân có hoạt động khai thác hải sản
trên biển đều nhận thức được một số khía cạnh liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Cụ thể
là, họ cho rằng: “Nâng cao khả năng dự báo sớm, dự báo chính xác địa điểm, diễn biến của mưa,
bão, áp thấp”, với số điểm trung bình là 4,40; tiếp đến là “Hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư
dân tài chính, cơ chế đổi mới, bổ sung trang thiết bị khai thác trên biển theo hướng hiện đại” với
số điểm trung bình là 4,05; tiếp đến “Nhà nước cần quan tâm xây dựng cảng sông, cảng biển làm
chỗ trú ẩn và neo đậu cho tàu thuyền” với số điểm trung bình là 3,91; tiếp đến là “Cần phối hợp,
hợp tác chặt chẽ trong việc cung cấp, duy trì thơng tin, cứu hộ cứu nạn với các tàu khác và với cơ
quan cứu hộ, cứu nạn địa phương” và “Chia sẻ, học hỏi, trau dồi kỹ năng khai thác và kinh nghiệm
ứng phó với biến đổi khí hậu” với số điểm trung bình là 3,81 và 3,83; tiếp đến “Ngư dân, hộ gia
đình, doanh nghiệp cần chủ động trang bị thiết bị cứu hộ, cứu nạn trên tàu, thuyền; chủ động thời
gian khai thác tránh lúc thời tiết xấu; khi gặp điều kiện bất lợi cần tìm nơi trú ẩn an tồn” và "Nhà
nước xây dựng và củng cố điều kiện, trang thiết bị cho ban chỉ đạo, cơ quan cứu hộ cứu nạn trên
203


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

biển để có thể ứng cứu khi cần thiết và tiến hành kiểm tra thường xuyên" với số điểm lần lượt là
3,75 và 3,70; và cuối cùng là “Chính quyền có tổ chức hoạt động phổ biến kiến thức, kinh nghiệm
khai thác hải sản cho ngư dân” với số điểm trung bình là 2,95.
Với đánh giá kể trên cho thấy, doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư dân tại các làng nghề khai thác
hải sản khu vực Bắc Bộ đã có nhận thức đúng về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu
đến hoạt động khai thác hải sản trên biển. Đây là cơ sở quan trọng để huy động sự tham gia của
họ vào hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu tại các làng nghề này trong tương lai.
4. Một số giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu tại làng nghề khai thác hải sản khu vực
Bắc Bộ

Những phân tích ở trên cho thấy, biến đổi khí hậu có tác động rất lớn tới hoạt động của các
làng nghề khai thác và chế biến hải sản khu vực Bắc Bộ. Việc các doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư
dân nhận thức được đúng những tác động nghiêm trọng, khó lường của biến đổi khí hậu tới hoạt
động khai thác hải sản khá cao, như kết quả khảo sát đã cho thấy một tín hiệu “tích cực” về việc
các làng nghề nơi đây có thể đưa ra những giải pháp ứng phó phù hợp để tiếp tục phát triển hoạt
động khai thác hải sản trong điều kiện càng khó khăn do biến đổi khí hậu. Đương nhiên, các giải
pháp này có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân.
Thứ nhất, nhà nước cần chú ý hơn nữa tới việc nâng cao khả năng dự báo sớm, dự báo chính
xác địa điểm, diễn biến của mưa, bão, áp thấp. Chẳng hạn, có thể bổ sung thêm các trạm quan trắc
khí tượng ven biển hiện đại, với cơng nghệ dự báo có độ chính xác cao, sử dụng kết hợp giữa đo
đạc, quan trắc tự nhiên và trí tuệ nhân tạo để đưa ra các phân tích chính xác, kịp thời. Bên cạnh
đó, hệ thống cảnh báo, thơng tin, truyền thông tới cộng đồng, ngư dân, doanh nghiệp cũng cần
được chú ý xây dựng để thông tin về dự báo được truyền đi một cách liên tục, không bị gián đoạn,
kể cả trong điều kiện khí hậu và thời tiết cực đoan.
Thứ hai, đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư dân tài chính, cơ chế đổi mới,
bổ sung trang thiết bị khai thác trên biển theo hướng hiện đại. Thực tế khảo sát cũng cho thấy, các
doanh nghiệp, hộ gia đình khai thác hải sản tại làng nghề cũng mong muốn có được các tàu, thuyền
chắc chắn, đảm bảo được an toàn khi ra khơi, song họ còn hạn chế bởi nguồn vốn. Do vậy, việc
triển khai các chương trình, gói hỗ trợ từ các nguồn khác nhau là rất cần thiết.
Thứ ba, nhà nước cần quan tâm xây dựng cảng sông, cảng biển làm chỗ trú ẩn và neo đậu cho
tàu thuyền. Hiện nay, khả năng chống chịu của cơ sở hạ tầng, cơng trình phịng, chống thiên tai
cịn hạn chế. Chẳng hạn, có một số khu neo đậu được xây dựng xong chỉ tàu nhỏ (có cơng suất
dưới 300 CV) đang neo đậu, cịn tàu lớn hơn 500 CV không đậu được. Nguyên nhân dongư dân
đóng tàu có cơng suất, kích cỡ lớn nhiều nhưng khoảng cách giữa hàng trụ ngăn giữa các tàu q
nhỏ, khi bão gió lớn thì tàu này đụng với tàu kia gây hư hỏng; hoặc khu neo đậu quá trống trải,
sóng mạnh mỗi khi thuyền vào neo đậu thường bị sóng đánh gây va đập, khơng bảo đảm an tồn.
Có những tỉnh tàu, thuyền đi khai thác phải đi trú nhờ bão ở tỉnh khác, vừa không đảm bảo an toàn,
vừa kéo dài thời gian di chuyển, vừa tốn kém về nhiên liệu. Cho nên đến mùa mưa bão, ngư dân,
204



RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

hộ gia đình, doanh nghiệp có hoạt động khai thác trên biển rất lo lắng (Thắng Trung, 2021).
Thứ tư, doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư dân cần chia sẻ, học hỏi, trau dồi kỹ năng khai thác
hải sản và kinh nghiệm ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính quyền, cơ quan quản lý nghiên cứu
phối hợp, tổ chức hoạt động phổ biến kiến thức, kinh nghiệm khai thác hải sản cho ngư dân. Bởi
thực tế, nhiều bộ phận ngư dân, doanh nghiệp còn thiếu các kỹ năng phòng chống thiên tai, mưa
bão khi khai thác trên biển.
Cần phối hợp, hợp tác chặt chẽ trong việc cung cấp, duy trì thơng tin, cứu hộ cứu nạn với các
tàu khác và với cơ quan cứu hộ, cứu nạn địa phương
Thứ năm, ngư dân, hộ gia đình, doanh nghiệp cần chủ động hơn nữa trong việc trang bị thiết
bị cứu hộ, cứu nạn trên tàu, thuyền khi ra khơi. Trong q trình khai thác, khơng ít vụ tai nạn chìm
tàu, lật tàu, hư hỏng máy móc… xảy ra với các tàu cá đánh bắt hải sản khi gặp điều kiện thời tiết
xấu nhưng nhiều ngư dân chủ quan, thiếu các biện pháp, thiết bị phòng chống cứu hộ, cứu nạn.
Chẳng hạn, tình trạng thiếu phao cứu sinh xảy ra khá phổ biến ở các tàu cá, tàu câu mực khơi, hoặc
chỉ trang bị một vài phao cứu sinh đối phó. Bởi vậy, khi tàu cá bị chìm do thiên tai, các ngư dân
chỉ có thể thốt ra, bám víu vào các thùng, phuy đựng dầu, lênh đênh trên biển cho đến khi được
ứng cứu. Mặc dù việc trang bị đầy đủ áo phao, phao cứu sinh là yêu cầu bắt buộc trước khi tàu cá
được xuất bến nhưng một số trường hợp các đơn vị kiểm tra dễ dãi để ngư dân ra khơi khi thiếu
các trang bị này. Để giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu, các chủ thể khai thác cũng nên hạn
chế sử dụng máy cũ tiêu tốn nhiên liệu; tăng cường sử dụng các ngư cụ khai thác tĩnh, hạn chế ngư
cụ động; giảm thời gian chạy tàu ra vào bờ bằng cách tăng cường sử dụng các dịch vụ từ thu mua
hải sản, cung cấp hàng hoá, nhu yếu phẩm cho tàu khai thác xa bờ,....
Thứ sáu, nhà nước xây dựng và củng cố điều kiện, trang thiết bị cho ban chỉ đạo, cơ quan cứu
hộ cứu nạn trên biển để có thể ứng cứu khi cần thiết và tiến hành kiểm tra thường xuyên. Hiện
nay, trang thiết bị của lực lực phòng chống thiên tai còn hạn chế từ con người tới trang thiết bị,
công cụ hỗ trợ nên chưa thể theo dõi, giám sát, hỗ trợ, cứu hộ cứu nạn kịp thời. Các tỉnh ven biển
khu vực Bắc Bộ cần dành sự quan tâm đặc biệt tới công tác phịng chống lụt bão. Khi có bão cần
u cầu các địa phương cấm tàu, thuyền ra khơi. Ban chỉ đạo cứu hộ cứu nạncần phân công người

trực đầy đủ, tập trung toàn bộ nhân lực ứng trực vào những ngày thời tiết xấu. Thành lập hội, chi
hội khai thác hải sản trên biển theo từng khu vực để có thể giúp đỡ lẫn nhau trong tình huống xấu
khi khai thác trên biển.
5. Kết luận
Từ những phân tích về làng nghề khai thác hải sản, tình hình biến đổi khí hậu và tác động của
nó tới hoạt động khai thác hải sản kể trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Thứ nhất, làng nghề khai thác hải sản khu vực Bắc Bộ tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển.
Chúng được ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, đảm bảo an ninh chủ
quyền biển, đảo của dân tộc.

205


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Thứ hai, doanh nghiệp, hộ gia đình, ngư dân khai thác hải sản trên biển đều nhận thức được
vấn đề biến đổi khí hậu và tác động của nó tới hoạt động khai thác hải sản trên biển ở khu vực Bắc
Bộ. Điều này cho thấy mức độ quan tâm của họ là rất lớn tới vấn đề biến đổi khi hậu.
Thứ ba, trên thực tế biến đổi khí hậu, đặc biệt là các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ảnh
hưởng nặng nề tới hoạt động khai thác hải sản trên biển khu vực Bắc Bộ. Ngư dân, hộ gia đình,
doanh nghiệp đã có nhiều biện pháp khác nhau để ứng phó với biến đổi khí hậu, song kết quả thu
được vẫn chưa cao.
Thứ tư, một số biện pháp nhằm tăng cường việc ứng phó với biến đổi khí hậu cho ngư dân,
doanh nghiệp, hộ gia đình có hoạt động khai thác hải sản trên biển khu vực Bắc Bộ được tác giả
đưa ra gồm: nhà nước cần chú ý hơn nữa tới việc nâng cao khả năng dự báo sớm, dự báo chính
xác địa điểm, diễn biến của mưa, bão, áp thấp; đẩy mạnh việc hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình,
ngư dân tài chính, cơ chế đổi mới, bổ sung trang thiết bị khai thác trên biển theo hướng hiện đại;
nhà nước cần quan tâm xây dựng cảng sông, cảng biển làm chỗ trú ẩn và neo đậu cho tàu thuyền….
Cuối cùng, để “sống chung” với biến đổi khí hậu một cách tốt nhất, doanh nghiệp, hộ gia
đình, ngư dân tại các làng nghề khai thác hải sản ven biển khu vực Bắc Bộ cần có sự hợp tác trong

hành động, chặt chẽ trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường kể trên. Các giải pháp
này cũng cần phải được thực hiện một cách đồng thời, để chúng có thể “hỗ trợ” nhau trong việc
giảm thiểu ảnh hưởng do biến đổi khí hậu.
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho
Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ.
2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2019), Báo cáo môi trường năm 2018, Hà Nội, Nhà xuất
bản Tài nguyên, Môi trường và Bản đồ.
3. Brander, Keith (2010), Impacts of climate change on fisheries. Journal of Marine Systems,
79(3), 389-402.
4. Cục thống kê tỉnh Thái Bình (2017),Thực trạng làng nghề tỉnh Thái Bình. Hà Nội: Nhà
xuất bản Thống kê.
5. Diệu Thùy (2017), Năm 2017 kỷ lục của thiên tai: Xuất hiện 16 cơn bão, lũ lịch sử trái quy
luật. Truy cập từ (truy cập ngày 21/7/2021).
6. Đinh Xuân Nghiêm (2010), Một số chính sách chủ yếu phát triển bền vững làng nghề ở
Việt Nam, Hà Nội: Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương.
7. Hội Nghề cá Việt Nam (2007), Bách khoa Thuỷ sản. Hà Nội, Nxb. Nông nghiệp.
206


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

8. Hồng Giang (2020), Bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống. Truy cập từ
(truy cập ngày 21/6/2020)
9. Kiều Tuyết, Hải Hà (2020), Cải thiện ô nhiễm nước thải làng nghề không thể khoác chung
một áo. Truy cập từ (truy cập ngày 26.4.2020).
10. Minh Hiếu (2020), Những cơn bão lớn đổ bộ vào Việt Nam và nhiều quy luật bị phá vỡ.
Truy cập từ (truy cập ngày 15/9/2021).
11. Ngô Anh Tuấn và cộng sự (2013), 50 năm thủy sản Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản
Nông nghiệp.

12. Nguyễn Hồng Thuỷ (n.d), Tình hình biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường - Giải pháp
khắc
phục.
Truy
cập
từ
(truy cập ngày 21/7/2021).
13. Nguyễn Như Bình (2017). Du lịch làng nghề ở Đơng Nam Bộ - Thực trạng và một số giải
pháp phát triển". Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Nai, số 7.
14. Nguyễn Thơm (2017), Để làng nghề phát triển bền vững. Truy cập từ
htm (truy
cập ngày 15/5/2021).
15. Nguyễn Văn Thắng và nnk (2010), Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam, Hà Nội,
Nhà Xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
16. OpenDevelopment Việt Nam (n.d), Nhiệt độ trung bình và lượng mưa trung bình theo
tháng của Việt Nam từ 1901 - 2015. Truy cập từ ndevelopmentmekong
.net/vi/dataset/nhi-t-d-va-lu-ng-mua-trung-binh-hang-thang-t-i-vi-t-nam-t-1901-2015/resource/
5ff1487a-653e-49d5-8f76-f190451eb48a?view_id=5698509c-909b-4b9d-8f05-ad64d2b1c9ff,
truy cập ngày 20/7/2021.
17. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Văn hóa
dân tộc.
18. PowerGIS (n.d), Những con số biết nói về bão vào Việt Nam trong 70 năm qua. Truy cập
từ (truy cập ngày
21/7/2021)
19. Thắng Trung (2021), Quảng Ninh: đáp ứng nhu cầu neo đậu, tránh trú bão an toàn cho
tàu thuyền của ngư dân. Truy cập từ />
207


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG


dap-ung-nhu-cau-neo-dau-tranh-tru-bao-an-toan-cho-tau-thuyen-cua-ngu-dan.aspx, truy cập ngày
25/7/2021.
20. Tổng cục Thống kê (2018). Kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản
năm 2016, Hà Nội, Nhà xuất bản Thống kê.
21. Trịnh Thị Hòa (2007), Khái niệm “bảo tàng” qua một số định nghĩa của Hội đồng Bảo
tàng quốc tế. TrongNguyen Dinh Thanh (Eds.), Bảo tàng - Di tích một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, (tr.141 - 148). Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa - Thơng tin.
22. UNEP (n.d), Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu. Geneva: Climate
Change Secretariat.
23. United Nations (1992), United Nations framework convention on climate change.
Nations, United: Editor Editors, 3.
24. Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai (2020), Bảng
thống kê thiệt hại do thiên tai năm 2015, 2016, 2017, 2018, 2019. Truy cập từ
phongchongthientai.mard.gov.vn, (truy cập ngày 25/7/2021).
25. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2011), Tài liệu hướng dẫn Đánh giá
tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải pháp thích ứng, Hà Nội, Nhà xuất bản Tài
nguyên, Môi trường và Bản đồ Việt Nam.
26. Viện Kinh tế quy hoạch thủy sản (2012), Báo cáo tóm tắt Quy hoạch tổng thể ngành thủy
sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030, Hà Nội, Tổng cục Thủy sản.
27. Viện Nghiên cứu Hải sản (2018), Báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi hải sản biển Việt
Nam, giai đoạn 2011-2015, Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

208



×