Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Nhận diện những yếu tố an ninh phi truyền thống tại các đô thị ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.77 KB, 9 trang )

RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

NHẬN DIỆN NHỮNG YẾU TỐ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG
TẠI CÁC ĐÔ THỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Nhữ Văn Duy*
Văn Đức Giao**

Tóm tắt: Đơ thị là các địa bàn có vị trí, vai trị chiến lược trong phát triển kinh tế, xã hội và
quốc phòng, an ninh của đất nước. Do vậy, phát triển đô thị là con đường tất yếu của Việt Nam
trong quá trình hội nhập quốc tế. Bài viết tập trung nhận diện rõ những yếu tố an ninh phi truyền
thống (ANPTT) tại các đô thị ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, đưa ra một số khuyến nghị, đề
xuất nâng cao hiệu quả phịng ngừa, ứng phó với ANPTT góp phần phát triển đơ thị bền vững thời
gian tới.
Từ khóa: An ninh phi truyền thống; Phát triển đơ thị bền vững; Phịng ngừa, ứng phó.
1. Đặt vấn đề
Tại Việt Nam, trong khoảng 10 năm trở lại đây, quá trình đơ thị hóa diễn ra rất mạnh mẽ ở
các đơ thị lớn, như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng… chính điều này đã tạo ra một
hiệu ứng tích cực thúc đẩy đơ thị hóa nhanh lan toả diện rộng trên phạm vi cả nước. Nhìn một cách
tổng quan, hệ thống đơ thị ở nước ta có bước phát triển nhanh chóng, năm 1999, cả nước chỉ có
629 đơ thị (mức độ đơ thị hóa 23,7%) đến cuối năm 2019, tổng số đô thị là 835 (mức độ đơ thị hóa
39,2%) và theo định hướng phát triển đơ thị đến năm 2025, cả nước có khoảng 1.000 đơ thị (mức
độ đơ thị hóa chiếm khoảng 50%) (Nguyễn Tố Lăng, 2021). Những khu vực đô thị này là nhân tố
then chốt quyết định thành cơng của q trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất lao
động; đồng thời, đóng vai trị trung tâm thúc đẩy phát triển khoa học, cơng nghệ, đổi mới sáng tạo,
văn hóa, giáo dục và y tế, là động lực to lớn góp phần phát triển đất nước.
Nhận thức được vai trị, tầm quan trọng của phát triển đô thị, Đảng, Nhà nước ban hành nhiều
chiến lược, chính sách quan trọng, như: Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 2020; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ
2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Thời gian gần đây, Bộ Xây dựng đã tập trung nghiên cứu

*


Thượng úy, Giảng viên Trường Đại học An ninh nhân dân, email:
PGS.TS, Thượng tá, Trưởng khoa, Trường Đại học An ninh nhân dân.

**

427


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

điều chỉnh Chiến lược phát triển đô thị quốc gia; xây dựng Chương trình phát triển đơ thị quốc gia
giai đoạn 2021 - 2030; triển khai Kế hoạch phát triển đô thị tăng trưởng xanh; triển khai Đề án
“Phát triển các đơ thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu”. Đặc biệt, Văn kiện Đại hội đại biểu
tồn quốc lần thứ XIII của Đảng, khẳng định: “Đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đơ thị hóa
và kinh tế đơ thị. Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống đơ thị hài hịa, phù
hợp với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2021a,
trang 259), đây là những chủ trương quan trọng để đẩy mạnh phát triển đô thị thời gian tới.
Tuy nhiên, bên cạnh những điều kiện thuận lợi, q trình phát triển đơ thị bền vững cũng chịu
sự tác động, ảnh hưởng của những yếu tố an ninh phi truyền thống (ANPTT). Văn kiện Đại hội
đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định: “Những vấn đề an ninh
phi truyền thống ngày càng gia tăng, đặt ra yêu cầu ngày càng cấp bách về tăng cường hợp tác
xử lý, đặt ra nhiều vấn đề, thách thức lớn chưa từng có cho phát triển nhanh và bền vững” (Đảng
Cộng sản Việt Nam, 2021b, trang 89). Nếu khơng chủ động phịng ngừa, ứng phó với ANPTT có
thể dẫn đến nguy cơ làm suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, bất ổn chính trị - xã hội; gia tăng
các vấn đề liên quan đến an ninh truyền thống, nhất là các thảm họa thiên tai, như: Sóng thần, bão
lụt, dịch bệnh, sự cạn kiệt về tài nguyên thiên nhiên…, những vấn đề về khủng bố, tội phạm xuyên
quốc gia, tội phạm cơng nghệ cao hay khủng hoảng tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương
thực… Đây chính là những thách thức ANPTT đến sự phát triển bền vững ở nước ta nói chung và
đơ thị nói riêng
2. Thực trạng những yếu tố an ninh phi truyền thống tại các đô thị ở nước ta hiện nay

Thuật ngữ ANPTT xuất hiện sau chiến tranh lạnh, nhưng cho đến nay, chưa có sự thống nhất
hồn tồn về khái niệm này. Mỗi quốc gia, tổ chức quốc tế và khu vực có cách tiếp cận ANPTT
khác nhau nhằm phục vụ cho mục đích của mình. Liên Hiệp Quốc quan niệm về ANPTT ở những
lĩnh vực kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị; các nước
Asean lại xác định ANPTT bao gồm: Tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, ma túy, buôn bán phụ
nữ và trẻ em, bn lậu vũ khí, rửa tiền, tội phạm kinh tế quốc tế, tội phạm công nghệ cao. Trong
giới nghiên cứu phương Tây, nhà kinh tế chính trị học Richard H. Ulliman có lẽ là một trong những
người đầu tiên đưa ra quan niệm đầy đủ nhất về ANPTT. Trong bài viết Định nghĩa lại an ninh
trên tạp chí An ninh quốc tế vào năm 1983, ông cho rằng “an ninh quốc gia không nên hiểu theo
nghĩa hẹp là bảo vệ nhà nước trước những cuộc tấn công quân sự qua biên giới lãnh thổ mà an
ninh quốc gia còn phải đối mặt với những thách thức phi truyền thống, bao gồm: Khủng bố quốc
tế, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, an ninh mơi trường, di cư bất hợp pháp, an ninh năng
lượng và an ninh con người” (Richard H. Ulliman, 1983).
Tại Việt Nam, vấn đề ANPTT đã được các nhà khoa học, các cơ quan quản lý đề cập đến.
Tùy vào từng cách tiếp cận khác nhau mà mỗi tác giả lại đưa ra những nhận định, quan điểm khác
nhau, song về cơ bản, họ đều thống nhất với nhau rằng những vấn đề toàn cầu như biến đổi khí
hậu, an ninh lương thực, an ninh mơi trường, an ninh năng lượng, an ninh con người, tội phạm có
428


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

tổ chức xuyên quốc gia, quốc tế hay dịch bệnh… là những vấn đề ANPTT đang có những tác động
rất mạnh mẽ đến tiến trình phát triển tại Việt Nam (Kỷ yếu hội thảo khoa học, 2014).
Qua nghiên cứu thực tiễn, có thể nhận thấy yếu tố ANPTT tại các địa bàn đô thị biểu hiện ở
một số vấn đề cơ bản sau:
Một là, vấn đề biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu và đơ thị hóa có liên quan, tương tác chặt chẽ với nhau. Q trình đơ thị
hóa đã cải tạo, xây dựng mới nhiều cơng trình xây dựng, kết cấu hạ tầng cơ sở dẫn đến tăng nguy
cơ ngập lụt khi mưa lớn, bão và triều cường. Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện

nay, có khoảng 300 đơ thị ven biển chịu sự tác động của tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều
cường, như: Thành phố Hải Phòng (5-10% diện tích bị ngập), Thành phố Hồ Chí Minh (20%
diện tích bị ngập), thành phố Cần Thơ (5-10% diện tích bị ngập, tỉnh Cà Mau (40-50% diện tích
bị ngập) và khoảng 140-150 đô thị ở miền núi chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn
hán (Thông tấn xã Việt Nam, 2021). Thời gian qua, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại lớn về người
và của ở các đô thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến q trình phát triển bền vững. Tại Thành phố
Hồ Chí Minh hiện có 154/333 phường, xã thường xuyên bị ngập úng và dự báo con số này sẽ
tăng lên 177 phường, xã vào năm 2050. Đáng báo động là tình trạng lượng mưa lớn, trái mùa,
nắng nóng, triều cường gây ngập lụt kéo dài, năm sau luôn cao hơn năm trước. Lũ lụt miền Trung
năm 2020 được xem là một đợt lũ lụt lịch sử mới, với mức báo động IV thuộc về cấp bậc thiên
tai nguy hiểm, rủi ro rất lớn của Việt Nam, đã ảnh hưởng sâu rộng và tác động gây tổn thất, thiệt
hại toàn khu vực, phá hủy, trì hỗn và đẩy ngược nền kinh tế, xã hội của các đô thị miền Trung
Việt Nam, đặc biệt tại các địa phương như: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,
Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Hai là, vấn đề ơ nhiễm mơi trường
Q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tại các đơ thị có tác động, gây ảnh hưởng đến môi
trường, điều kiện tự nhiên. Trong đó, ơ nhiễm mơi trường nước tại các đơ thị ngày càng tăng có
nguyên nhân xuất phát từ nguồn nước thải công nghiệp và nguồn nước thải sinh hoạt. Lợi dụng sơ
hở về pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư trong và ngoài
nước đã đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh tại các đô thị nhưng không chú trọng việc xây dựng
các hệ thống xử lý chất thải. Một số doanh nghiệp tuy có hệ thống xử lý chất thải, nhưng ln cố
tình vi phạm, lén lút xả thải ra mơi trường, điển hình như vụ Cơng ty Vedan Việt Nam, Công ty
Tungkuang, Công ty TNHH Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương… Bên cạnh đó, sự gia tăng các
phương tiện giao thông và hoạt động thi công các cơng trình xây dựng tịa nhà chung cư, văn phịng
thương mại, cơ quan, trụ sở nhà nước… cũng đã làm ơ nhiễm mơi trường khơng khí nghiêm trọng.
Ngồi ra, tại đơ thị cịn phát sinh ơ nhiễm về tiếng ồn, ánh sáng. Điển hình, tại Thành phố Hồ
Chí Minh, thống kê 150 điểm của 30 tuyến đường trung tâm thành phố, tiếng ồn đều vượt mức
cho phép. Nguyên nhân chủ yếu do lượng xe tải, xe cơ giới qua lại đông gây cộng hưởng tiếng ồn
quá lớn và nạn karaoke tự phát len lỏi vào từng hẻm nhỏ, xóm, ấp. Hầu hết các tuyến đường tại
429



QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Thành phố Hồ Chí Minh được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng 24/24. Bên cạnh đó, đèn từ các
biển hiệu quảng cáo có cơng suất từ 100W đến 500W sáng suốt đêm trên những tuyến phố chính,
như: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Trần Hưng Đạo, Hùng Vương, Nguyễn Trãi… đã gây ra tình trạng ơ
nhiễm ánh sáng.
Ba là, vấn đề dịch bệnh
Hiện nay, đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, được xem là thách thức ANPTT rất lớn,
chưa từng thấy đối với thế giới và Việt Nam. Tại các đô thị, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm
trọng đến chuỗi cung ứng hàng hóa bị gián đoạn và đứt gãy do phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ
liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Du lịch là một trong những ngành bị tác động mạnh của dịch Covid19. Điển hình, Thành phố Đà Nẵng là một trong những trung tâm thu hút lượng khách du lịch
trong và ngoài nước, nhưng khi bị tác động của dịch Covid-19, “sức khỏe” của ngành du lịch đã
bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong số hơn 5.000 doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực du lịch tại
Thành phố Đà Nẵng, có hơn 90% doanh nghiệp đóng cửa do ảnh hưởng của dịch, riêng Hiệp hội
Du lịch Đà Nẵng, có đến 1/10 doanh nghiệp hội viên (tương ứng 1.000 doanh nghiệp) đã giải thể,
số còn lại tiếp tục đóng cửa vì dịch bệnh (Lan Chi, 2021).
Thất nghiệp tại các đô thị do tác động của dịch bệnh đang là vấn đề nan giải ảnh hưởng đến
an sinh xã hội và an ninh, trật tự. Hiện, cả nước có khoảng 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi
đại dịch Covid-19, đáng chú ý, lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông
thôn với 15,6% lao động bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở nông thôn là 10,4%. Xét theo
khu vực kinh tế, khu vực ít chịu tác động nhất của đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản với 7,5% lao động chịu tác động. Đứng thứ hai là khu vực công nghiệp và xây dựng với 16,5%
lao động bị ảnh hưởng. Trong khi đó, lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất, chiếm tỷ lệ 20,4% (Tổng cục Thống kê, 2021). Đại dịch Covid-19, không chỉ tác động lớn
đến tăng trưởng kinh tế của các đơ thị mà cịn ảnh hưởng đến các hoạt động văn hóa - xã hội, giáo
dục, thể dục thể thao, giải trí, đời sống tinh thần của người dân.
Bốn là, tội phạm xuyên quốc gia
Đô thị là các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội quan trọng của cả nước, nơi “hội

tụ” mọi điều kiện thuận lợi để các loại tội phạm xuyên quốc gia hoạt động. Qua nghiên cứu thực
tiễn, có thể chỉ ra một số loại tội phạm xuyên quốc gia hoạt động tại các đô thị như sau:
Tội phạm về ma túy tại các đô thị là vấn đề rất phức tạp, đây là nguyên nhân của nhiều loại
tội phạm khác, đặc biệt là tội phạm xâm phạm sở hữu, tội phạm thực hiện hành vi nguy hiểm cho
xã hội do sử dụng ma túy dẫn đến ảo giác. Q trình đơ thị hóa kéo theo tình trạng thiếu việc làm
nhất là đối với thanh niên bỏ học giữa chừng, khơng có tay nghề tìm đến ma túy. Bên cạnh đó, đơ
thị hóa kéo theo phát triển các loại hình kinh doanh nhạy cảm như khách sạn, nhà hàng, quán bar,
vũ trường, karaoke… đây là môi trường thuận lợi để mua bán, dụ dỗ, lôi kéo, tổ chức sử dụng trái
phép chất ma túy. Với những đặc điểm như vậy, đô thị được đánh giá là các địa bàn có nguy cơ
trở thành trung tâm vận chuyển ma túy. Theo dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nhiều loại ma túy
430


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

mới do nhu cầu ngày càng đa dạng; yếu tố liên kết với nước ngoài của những đường dây ma túy
ngày càng rõ nét, kể cả phạm vi và quy mô.
Tội phạm mua bán người, mua bán bộ phận cơ thể người: Thời gian qua, tình hình tội phạm
mua bán người tại các đơ thị tiềm ẩn phức tạp, các đối tượng mua bán người chủ yếu lợi dụng địa
bàn làm nơi “tập kết” trung chuyển nạn nhân. Điển hình, trong 09 năm, từ năm 2012 đến 8/2020,
Cơng an Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 28 tin báo tố giác tội phạm về mua bán người, truy
tố 9 vụ, 26 bị can (có 6 vụ và 13 bị can đã đưa ra xét xử); triệt phá, ngăn chặn 39 vụ môi giới hôn
nhân trái phép với người nước ngồi, xử lý hành chính 168 đối tượng cị mồi, mơi giới dẫn dắt
(trong số đó có 76 người Việt Nam, 21 người Đài Loan, 30 người Hàn Quốc, 41 người Trung
Quốc) (Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, 2020). Bên cạnh đó, tình trạng mua bán, chiếm
đoạt mơ, bộ phận cơ thể người cũng diễn biến phức tạp với thủ đoạn dưới các hình thức mang thai
hộ, mua bán bào thai, trẻ sơ sinh. Tội phạm thường tìm đến những phụ nữ mang thai ngồi ý muốn
hoặc có hồn cảnh khó khăn dụ dỗ đưa ra nước ngoài nhất là Trung Quốc để sinh con, sau đó bán
trẻ sơ sinh cho người dân địa phương.
Tội phạm mạng và tội phạm sử dụng công nghệ cao: Đây là loại tội phạm mới xuất hiện

những năm gần đây nhưng lại có sự gia tăng ngày càng nhanh cả ở số lượng và tính chất nguy
hiểm tại các địa bàn đô thị. Về tội phạm mạng: Các cá nhân, tổ chức phản động thông qua Website,
mạng xã hội, blog… truyên truyền, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nước; tội phạm mạng quốc tế lan truyền thư điện tử chứa mã độc hoặc virus là mất an ninh, an
tồn thơng tin mạng; thủ đoạn tạo, sử dụng các tài khoản ảo, lập trình các phần mềm bẻ khóa,
dùng phần mềm độc hại tấn công vào các trang web của tổ chức, doanh nghiệp, như: Vụ tấn cơng
hệ thống mạng của Tập đồn Dầu khí quốc gia Việt Nam và Cơng ty Cổ phần Bảo hiểm AAA tại
Thành phố Hồ Chí Minh, đe dọa tống tiền trên 2 triệu USD. Đối với tội phạm sử dụng cơng nghệ
cao, nổi lên các hình thức: Tội phạm tổ chức đánh bạc và đánh bạc trên mạng (phổ biến là cá độ
bóng đá, ghi số đề, thơng qua trị chơi trực tuyến tổ chức cá độ trá hình…); lừa đảo thương mại
điện tử dưới hình thức huy động tài chính thơng qua biến tướng của kinh doanh đa cấp kết hợp
kinh doanh tiền ảo; thông qua ứng dụng mạng xã hội (Facebook, Zalo, Viber…) nhiều đối tượng
nhắn tin làm quen, giao lưu, đặt vấn đề tình cảm, sau đó vờ gửi hàng đánh vào lịng tham dẫn dụ
người bị hại chuyển tiền thanh tốn cước phí vận chuyển qua tài khoản chúng; thủ đoạn giả danh
cán bộ cơ quan thực thi pháp luật điều tra vụ án kinh tế đe dọa buộc người bị hại chuyển tiền đến
“cơ quan pháp luật” đề phục vụ điều tra... (Lê Hồng Nam, 2021).
Năm là, tiềm ẩn nguy cơ hoạt động khủng bố
Đô thị là địa bàn tập trung nhiều cơng trình, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia, nhiều
cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài, các tổ chức
quốc tế, nhiều khu dân cư, khách sạn, trung tâm thương mại…. Vì vậy, các đơ thị ln là địa bàn
mà các thế lực thù địch, các đối tượng chống đối nhắm vào để thực hiện âm mưu, hoạt động khủng
bố. Mặc dù chưa xuất hiện hoạt động của các tổ chức khủng bố quốc tế nhưng thời gian qua các
431


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

tổ chức phản động lưu vong liên tục chỉ đạo cơ sở nội địa tiến hành các vụ khủng bố, phá hoại,
như: Tổ chức khủng bố “Việt Tân” đã nhiều lần thực hiện âm mưu đánh bom tại các đô thị lớn
nhân dịp lễ quan trọng của đất nước; tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”

chỉ đạo các cơ sở nội địa đặt bom xăng khủng bố tại nhà ga Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và đốt
phá kho xe số 01 của Công an thành phố Biên Hòa, Đồng Nai (2017); tổ chức khủng bố “Triều
Đại Việt” tại Canada chỉ đạo nhóm 6 đối tượng do Nguyễn Khanh làm “Trưởng nhóm” sử dụng
thuốc nổ TNT tấn công trụ sở Công an phường 12, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (2018)
(Nguyễn Xn Yêm, 2021). Ngoài ra, một số nguy cơ tiềm ẩn khủng bố luôn hiện hữu tại các địa
bàn đô thị, như: Tình trạng người nước ngồi cư trú trái phép cịn xảy ra nhiều; sơ hở, mất cảnh
giác trong cơng tác quản lý vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của lực lượng chức năng.
3. Khuyến nghị, đề xuất phòng ngừa, ứng phó những yếu tố an ninh phi truyền thống
góp phần phát triển đơ thị bền vững thời gian tới.
Trên cơ sở nguyên lý phát triển bền vững, với đặc thù của đơ thị thì khái niệm phát triển đô
thị bền vững dựa trên nguyên tắc hợp nhất: Kinh tế đô thị; xã hội đô thị; môi trường sinh thái đô
thị; cơ sở hạ tầng đô thị; không gian đô thị (chứa đựng yêu cầu không gian của các thành phần
trên trừ thành phần mềm); quản lý đô thị (thành phần mềm) để tìm ra vùng chung hay tiếng nói
chung đảm bảo u cầu: cơng bằng, sống tốt và tính bền vững. Theo đó, đơ thị bền vững là đô thị
đạt được sự thống nhất trong một khuôn khổ bền vững cả ba mặt kinh tế, xã hội và môi trường,
nhằm nâng cao chất lượng sống của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng tới các nhu cầu phát
triển của thế hệ tương lai.
Từ nghiên cứu thực tế cho thấy, ANPTT tác động rất lớn đến phát triển đơ thị bền vững, nó
tác động đến mọi lĩnh vực đời sống xã hội làm suy yếu nền kinh tế; ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường sinh thái, đời sống sinh hoạt, sức khỏe con người; giảm khả năng cung cấp điều kiện phát
triển, chất lượng cuộc sống con người; gia tăng các bất ổn chính trị, trở thành ngòi nổ cho những
bất ổn xã hội.
Để phòng ngừa, ứng phó với ANPTT góp phần phát triển đơ thị bền vững thời gian tới, nhóm
tác giả đưa ra một số khuyến nghị, đề xuất, như sau:
Thứ nhất, thường xuyên tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho
các lực lượng và mọi tầng lớp Nhân dân tại các đơ thị về bảo vệ Tổ quốc nói chung và phịng
ngừa, ứng phó mối đe dọa ANPTT nói riêng. Trong đó, tập trung vào phương thức, thủ đoạn hoạt
động của các loại tội phạm thuộc lĩnh vực ANPTT, như khủng bố, tội phạm sử dụng công nghệ
cao, tội phạm ma túy, rửa tiền, buôn bán phụ nữ và trẻ em… để quần chúng nhân dân nâng cao
cảnh giác, không bị lôi kéo vào con đường phạm tội và cung cấp thông tin cho lực lượng chức

năng phát hiện, đấu tranh. Đồng thời, tuyên truyền cho Nhân dân nắm được những kiến thức cơ
bản và tích cực tham gia phịng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa ANPTT từ các hành vi xâm
phạm an ninh mạng, môi trường, nguồn nước, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu nạn, cứu hộ và
phịng, chống dịch bệnh. Tun truyền, giáo dục thơng qua các phương tiện truyền thông đại
432


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

chúng, đài phát thanh, đài truyền hình; lồng ghép vào các đợt sinh hoạt chính trị, bồi dưỡng quốc
phòng - an ninh; các buổi họp dân; giáo dục trong hệ thống các trường học…
Thứ hai, cần xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ
chức diễn tập, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm về phòng ngừa, ứng phó với các mối đe dọa
ANPTT tại các đơ thị. Trong các chương trình, kế hoạch cần xây dựng các kịch bản và thường
xuyên diễn tập ứng phó với các mối đe dọa, như chống buôn bán ma túy; bạo loạn chính trị, xử lý
“điểm nóng” có khả năng chuyển hóa thành xung đột; ứng phó với bão, lụt, dịch bệnh lây lan
nhanh ở người và động vật/thực vật… Các kịch bản này phải được chuẩn bị thành nhiều phương
án khác nhau, định kỳ diễn tập để tạo thành kỹ năng trong tổ chức lực lượng, phân phối nguồn lực
và phương pháp tiến hành, tránh để rơi vào thế bị động khi xảy ra các tình huống bất thường.
Thứ ba, phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và tồn xã hội trong phịng ngừa,
ứng phó các mối đe dọa ANPTT đến phát triển đô thị bền vững. Trong đó, cần tăng cường vai trị
lãnh đạo của tổ chức đảng các cấp đối với hoạt động quản trị ANPTT. Các nghị quyết chuyên đề
của Đảng trên từng vấn đề, như năng lượng, tài chính - ngân hàng, tài ngun, ứng phó với biến
đổi khí hậu, phát triển công nghiệp, lao động, an ninh quốc gia... đều phải đề cập và tính tốn đầy
đủ các thách thức ANPTT. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội,
các tổ chức xã hội cần thường xuyên phản biện các chiến lược, chương trình, dự án có khả năng
tạo ra mối đe dọa ANPTT, bảo đảm phát triển bền vững; tổ chức cộng đồng tự quản để ứng phó
tại chỗ khi xảy ra các thảm họa do bão lụt, dịch bệnh lây lan nhanh, buôn bán ma túy, buôn bán
phụ nữ và trẻ em xuyên biên giới, an ninh nguồn nước... Đối với cộng đồng doanh nghiệp phải có
trách nhiệm trong phịng ngừa, ứng phó những đe dọa từ ANPTT đến phát triển bền vững. Cần

xây dựng những chế định pháp luật bắt buộc các doanh nghiệp tham gia ứng phó với các mối đe
dọa ANPTT là một giải pháp không thể thiếu trong các giải pháp tổng thể. Đối với người dân, phải
trách nhiệm trước các thách thức ANPTT, tỉnh táo trước các sự kiện mà bản thân mình có thể tham
gia phát tán, gia tăng mức độ uy hiếp của ANPTT một cách vô thức. Đồng thời, xây dựng cơ chế
để người dân tham gia ứng phó với các nguy cơ, thách thức ANPTT một cách tự giác, chủ động,
trách nhiệm.
Thứ tư, đẩy mạnh hoàn thiện quản lý nhà nước về an ninh phi truyền thống từ xây dựng hệ
thống thể chế đến tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và chế độ công vụ chuyên nghiệp.
Mặt khác, cần sớm luật hóa các chức năng chuyên ngành quản lý ANPTT để có cơ sở cho xây
dựng bộ máy, đội ngũ, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và phát triển một cách chuyên nghiệp. Lực
lượng chuyên trách phải được đào tạo một cách cơ bản thông qua phát triển các chuyên ngành đào
tạo đại học, sau đại học; được tập huấn thường xuyên; được tham gia hội nhập quốc tế để học hỏi
kinh nghiệm các nước. Đặc biệt, cần có cơ chế “đặt hàng” một số trường Đại học có uy tín để
thành lập ngành Quản lý nhà nước trên lĩnh vực ANPTT hoặc đưa môn học An ninh phi truyền
thống vào giảng dạy để có lộ trình đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những yêu cầu và địi hỏi phát
triển đơ thị bền vững thời gian sắp tới. Đồng thời, cần sớm thành lập Quỹ phòng ngừa, ứng phó
với các mối đe dọa ANPTT theo từng lĩnh vực, trong đó đẩy mạnh huy động nguồn vốn xã hội.
433


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng ngừa, ứng phó những thách thức từ an ninh
phi truyền thống đến phát triển đơ thị bền vững. Trong đó, tăng cường chia sẻ thông tin giữa Việt
Nam với các nước trên từng nội dung về các mối đe dọa ANPTT thông qua thiết lập cơ chế hợp
tác cụ thể và hữu hiệu, cần định hình một cơ chế chia sẻ thông tin cả cấp quốc gia, giữa các cơ
quan chuyên ngành của các nước trên nhiều lĩnh vực, như thơng tin, dữ liệu tồn cầu về tình trạng
biến đổi khí hậu; thơng tin dự báo và cảnh báo khả năng tai biến môi trường các khu vực; thông
tin về dữ liệu nguồn nước, năng lượng trên thế giới; thông tin về tổ chức tội phạm xuyên quốc gia
mà khả năng có thể thâm nhập vào bất cứ quốc gia nào từ tội phạm rửa tiền, sản xuất và buôn bán

ma túy, buôn bán phụ nữ và trẻ em, tội phạm công nghệ cao, khủng bố… Những thông tin này
nếu có cơ chế phối hợp tốt, cả quan hệ song phương hoặc qua các tổ chức quốc tế (như Interpol,
Aseanpol), đều có khả năng giúp phát hiện các mối đe dọa từ sớm và nhờ đó việc phịng ngừa,
ứng phó có hiệu quả hơn.
5. Kết luận
Phát triển đơ thị là con đường tất yếu của Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế. Đây là
những địa bàn có vị trí chiến lược về phát triển kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh, là động lực
thúc đẩy phát triển cả nước. Tuy nhiên, phát triển đô thị đang chịu sự tác động của những yếu tố
ANPTT, những yếu tố này đã, đang và sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển đơ thị bền vững.
Để phịng ngừa, ứng phó với ANPTT nhằm phát triển đơ thị bền vững cần có những giải pháp
đồng bộ, cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong đó,
phải phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, đồng thời huy động mọi nguồn lực cả nội lực
và ngoại lực góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ XIII về đẩy
nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng đơ thị hóa và kinh tế đơ thị.
Tài liệu tham khảo
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu Toàn quốc lần thứ XIII Đảng
Cộng sản Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.
2. Lan Chi (2021). Tập trung các giải pháp phục hồi du lịch Đà Nẵng,
[Truy cập ngày 02/8/2021].
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học (2014). Phòng ngừa và ứng phó với các thách thức, đe dọa an
ninh phi truyền thống theo chức năng của Lực lượng Công an nhân dân, Hà Nội
4. Tố Lăng (2021). Nhận diện vấn đề đô thị và quản lý phát triển đô thị khi đất nước dần trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại (kỳ 2),
/web/guest/media-story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/nhan-dien-van-de-do-thi-va-

434


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT


quan-ly-phat-trien-do-thi-khi-dat-nuoc-dan-tro-thanh-nuoc-cong-nghiep-theo-huong-hien-dai,
[Truy cập ngày 12/7/2021].
5. Lê Hồng Nam (2021). Tình hình nổi bật trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh có liên quan
đến an ninh phi truyền thống, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thành phố Hồ Chí Minh.
6. Tổng cục thống kê (2021). Báo cáo tác động của dịch Covid-19 đến tình hình lao động,
việc làm quý I năm 2021, [Truy cập ngày
02/8/2021].
7. Thông tấn xã Việt Nam (2021). Phát triển đô thị Việt Nam thích ứng với tác động của biến
đổi khí hậu, [Truy cập ngày 7/8/2021].
8. Richard H. Ullman (1983). Redefining Security, International Security, Summer 1983,
P.129.And: Paul B. Stares (Ed.): The New Security Agenda A Global Survey.
9. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2020). Báo cáo tổng kết 9 năm thi hành luật
phòng chống mua bán người, Thành phố Hồ Chí Minh.
10. GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm (2021). Nhận thức về an ninh phi truyền thống và quản trị an
ninh phi truyền thống trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Thành
phố Hồ Chí Minh.

435



×