HC VIN CHNH TR - HNH CHNH QUC GIA H CH MINH
BO CO TNG HP KT QU NGHIấN CU
TI KHOA HC CP B NM 2011
Mó s: B.11-15
chính sách phát triển văn hóa đô thị
ở nớc ta hiện nay - thực trạng và giải pháp
C quan ch trỡ :
VIN VN HểA V PHT TRIN
Ch nhim ti :
TS. Lấ TRUNG KIấN
Th ký ti :
ThS. Lấ XUN KIấU
9101
H NI - 2011
LỰC LƯỢNG NGHIÊN CỨU
Họ và tên Đơn vị công tác
1. PGS,TS Nguyễn Duy Bắc Vụ Tổ chức Cán bộ
2. PGS,TS. Phạm Duy Đức Viện Văn hóa và phát triển
3.PGS,TS. Lê Quý Đức Viện Văn hóa và phát triển
4. Ths. Vũ Phương Hậu Viện Văn hóa và phát triển
5. PGS,TS. Nguyễn Ngọc Hòa Học viện CT-HC khu vực III
6. PGS,TS. Nguyễn Thị Hương Viện Văn hóa và phát triển
7. TS. Lê Trung Kiên Viện Văn hóa và phát triển
8. Ths. Lê Xuân Kiêu Viện Văn hóa và phát triển
9. TS. Phan Công Khanh Học viện CT-HC khu vực II
10. TS. Nguyễn Văn Thăng Vụ Các trường chính trị
11. PGS,TS. Nguyễn Hữu Thức Ban Tuyên giáo Trung ương
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Bảng chữ viết tắt
MỞ ĐẦU
1
Chương 1:
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI CHÍNH SÁCH PHÁT
TRIỂN VĂN HOÁ ĐÔ THỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
11
1.1. Quan niệm về chính sách phát triển văn hoá đô thị
11
1.2. Những yêu cầu đối với chính sách phát triển văn hoá đô
thị ở nước ta hiện nay
35
Chương 2:
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ ĐÔ THỊ - THỰC
TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
45
2.1. Thực trạng chính sách và thực hiện chính sách phát triển
văn hoá đô thị ở nước ta hiện nay
45
2.1.1. Quy hoạch không gian và kiến trúc đô thị 45
2.1.2. Chính sách xây dựng nếp sống văn minh đô thị 61
2.1.3. Chính sách phát triển công nghiệp văn hóa ở các đô thị
nước ta hiện nay
87
2.1.4. Chính sách bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa đô
thị
98
2.2. Những vấn đề đặt ra trong chính sách phát triển văn hoá
đô thị của nước ta trong quá trình đẩy mạnh CNH,
HĐH, mở cửa hội nhập quốc tế
125
Chương 3:
PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC
CỦA CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ ĐÔ THỊ Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
129
3.1. Phương hướng chung của chính sách phát triển văn hóa đô
thị
129
3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực của chính sách
phát triển văn hóa đô thị thời kỳ phát triển nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
132
KẾT LUẬN
152
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
154
1
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
ACVN
Hiệp hội các đô thị Việt Nam
BDNT
Biểu diễn nghệ thuật
BSA
Liên minh Phần mềm Doanh nghiệp
CHXHCNVN
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CNH, HĐH, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQG
Chính trị quốc gia
JPHRD
Tổ chức Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nhật Bản
GDP
Tổng sản lượng nội địa
GIS
Công ngh
ệ thông tin địa lý
GS. TSKH. Giáo sư, Tiến sĩ khoa học
NXB
Nhà xuất bản
PPJ
Perkins Eastman-POSCO E&C-JINA
QL 32
Quốc lộ 32
UBTW
Ủy ban trung ương
UNESCO
Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên
hiệp quốc
VH-TT
Văn hóa - thông tin
VN
Việt Nam
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
WB
Ngân hàng Thế giới
Web (World Wide Web) Mạng toàn cầu
WTO
Tổ chức Thương mại Thế giới
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
1.1. Đô thị hoá và xã hội đô thị là kết quả tất yếu của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội, trong quá trình đó văn hoá đô thị trở thành một giá trị xã hội
đối với tất cả các quốc gia, dân tộc. Bước sang thế kỷ XXI, vấn đề đời sống đô
thị, lối sống đô thị, văn hoá đô thị đ
ang đặt ra trên bình diện toàn cầu. Đối mặt
với những vấn nạn của đời sống văn hoá đô thị nẩy sinh trong quá trình phát
triển, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang tìm tòi, thực thi những chính sách
phát triển văn hoá đô thị nhằm giữ gìn những giá trị văn hoá dân tộc, bảo tồn
bản sắc, hưóng đến một sự bền vững cho quá trình phát triển của mình.
1.2. Trong sự
nghiệp đổi mới hiện nay ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu,
vừa là động lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Nền văn hóa mà chúng
ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa kế thừa và
phát huy truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân t
ộc, vừa tiếp thu tinh hoa của
văn hóa nhân loại, khẳng định được tầm vóc, trình độ, bản lĩnh và bản sắc của
văn hóa Việt Nam trong giao lưu và hợp tác quốc tế. Đảng đã đề ra Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa với chính sách mở rộng, chủ động hội nhập
khu vực và quốc tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn liền với
kinh tế tri thức, phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành một nước
công nghiệp theo hướng hiện đại.
Trong quá trình thực hiện chiến lược đó, chính sách xã hội nói chung,
chính sách văn hóa nói riêng có vai trò to lớn với tư cách là động lực cho sự
phát triển bền vững của con người và xã hội. Khi những nhu cầu vă
n hóa
ngày càng vượt xa những nhu cầu về vật chất, khi con người được đặt vào vị
trí trung tâm của các chiến lược phát triển thì tầm quan trọng của chính sách
văn hóa càng được khẳng định. Chính sách xã hội mà hạt nhân ngày càng lớn
2
là văn hóa đều luôn hướng đến sự phát huy mọi khả năng của con người và
lấy việc phục vụ con người làm mục đích cao nhất. Coi nhẹ chính sách phát
triển văn hóa chính là coi nhẹ con người.
1.3. Quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá ở nước ta đã làm
cho tốc độ đô thị hoá đang diễn ra rất nhanh. Năm 1989 tỷ lệ dân số đô thị là
19,7%, trải qua 10 năm, đến nă
m 1999 tỷ lệ này đã tăng lên 23,5% (khoảng
gần 20 triệu người / 80 triệu dân), và năm 2005 đã là 26,88%. Đến tháng 4
năm 2009, con số này đã là 29,6 % (25.374.262 / 85.789.573 người)
1
Nhìn chung đô thị nước ta đang phát triển nhanh chóng cả về số lượng
và chất lượng và đảm nhiệm được vai trò trung tâm phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp, chuyển giao công nghệ, thương mại, du lịch, dịch vụ,
trung tâm phát triển văn hoá giáo dục, nâng cao dân trí và phát triển nguồn
nhân lực đảm bảo an ninh quốc phòng và đóng góp vào ngân sách nhà nước.
Văn hoá đô thị đã và đang trở thành một giá trị xã hội củ
a đất nước.
Theo số liệu thống kê của Chương trình định cư con người của Liên
Hiệp Quốc tại Việt Nam (2008), Việt Nam hiện có 743 đô thị phân loại theo 4
cấp, hàng năm đóng góp 70% GDP, dân số thành thị tăng khá nhanh, trung
bình là 3% mỗi năm, có hàng triệu người di cư từ nông thôn ra thành phố.
2
Với sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Chính sách phát
triển nguồn nhân lực Nhật Bản (JPHRD), nhóm chuyên gia nước ngoài và
trong nước đã đưa ra những dự báo phát triển đô thị Việt Nam đến 2020.
3
Theo đó, đô thị hoá trong những năm tới sẽ hết sức năng động vì sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế sang công nghiệp hoá hiện đại hoá với tỷ lệ tăng trưởng
dân số đô thị cao, do luồng dân di cư ồ ạt từ nông thôn đổ về các thành phố.
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh sẽ là hai đô thị cuốn hút rất nhiều dân nhập
cư từ
các vùng nông thôn và sẽ là hai đô thị có dân số tăng nhanh nhất.
1
Tổng cục thống kê. Báo cáo sơ bộ kết quả Tổng điều tra dann số và nhà ở năm 2009.
2
www.Hanoinet. Kinh tế & đô thị ngày 06/10/2008.
3
www.Hanoinet. Kinh tế & đô thị ngày 02/10/2008.
3
Sự phát triển vô cùng năng động của quá trình đô thị hoá cùng với quá
trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và đẩy mạnh chủ động hội nhập và mở rộng giao lưu quốc tế đã làm
cho đời sống văn hoá đô thị ở nước ta diễn ra vô cùng phức tạp, và phong
phú. ngoài những hình thức văn hoá đáp ứng những nhu cầu v
ăn hoá trong
sáng lành mạnh, đem lại sức sống mới, sáng tạo cho con người, là những
luồng văn hoá kích thích những nhu cầu thiếu lành mạnh như: kích động bạo
lực, khơi gợi cuộc sống dâm ô truỵ lạc, thú tính và đây là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến sự tha hoá về đạo đức, lối sống xã hội, từ đó dẫn đến sự tha hoá
về chính trị - xã hội. Trong môi trường đó con ng
ười đô thị, nhất là giới trẻ dễ
dàng nẩy sinh những nhu cầu giải trí không phù hợp với thuần phong mỹ tục
của dân tộc, thậm chí dẫn đến những hành vi phản văn hoá, làm mất an sinh
xã hội, làm cho đời sống văn hoá đô thị càng trở nên phức tạp với những tệ
nạn văn hoá - xã hội mới.
Tất cả những hiện tượng trên đã tác động m
ột cách phức hợp đến đời
sống văn hoá của các giai tầng trong xã hội đô thị, làm cho văn hoá đô thị trở
thành một thể hỗn hợp giữa văn hoá bác học, văn hoá dân gian và văn hoá thị
dân. Trong khi văn hoá bác học đóng vai trò chủ yếu, làm nảy sinh ra những
giá trị văn hoá, chuẩn mực văn hoá mới làm cho đời sống văn hoá đô thị ngày
càng năng động, kích thích sự phát triển ti
ến bộ của xã hội con người, văn hoá
dân gian tạo nên những tiềm năng, môi trường nuôi dưỡng và chăm sóc các
giá trị chuẩn mực văn hoá truyền thống thì văn hoá thị dân dễ làm cho con
người bị tầm thường hoá, bị tha hoá dẫn đến chỗ dung dưỡng các hành vi
không văn hoá như mê tín dị đoan, cờ bạc, ma tuý, mại dâm, v.v… cùng các
tệ nạn xã hội khác làm ô nhiễm môi trường văn hoá đô thị.
Trong khi đó, ở
nước ta hiện nay, các chính sách phát triển văn hoá của
Nhà nước mới chỉ là những chính sách chung vận dụng cho cả nước. Những
chính sách này nhiều khi trở nên bất cập trước tính chất phức tạp, năng động
4
và vô cùng linh hoạt của đời sống văn hoá đô thị. Thực trạng đó đòi hỏi Đảng
và Nhà nước ta phải có những chính sách đặc thù riêng cho việc xây dựng và
phát triển văn hoá đô thị.
1.4. Để thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả chiến lược xây dựng
nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, công việc quan trọng hàng đầu
hiện nay là phải khẩn trươ
ng xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển văn
hóa đô thị cho phù hợp với điều kiện của đất nước và bối cảnh quốc tế. Chính
vì vậy, đề tài: “Chính sách phát triển văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay -
Thực trạng và giải pháp” là đề tài có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc, cần
được nghiên cứu để giải đáp những vấn đề vừa cấp bách, vừ
a cơ bản trong
quá trình đô thị hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
2.1. Vấn đề chính sách văn hoá trên thế giới
Sau hàng loạt những khủng hoảng về lối sống, về giá trị, về mô hình
phát triển của xã hội đô thị nhiều quốc gia, nhân loại chú tr
ọng hơn tới văn
hóa. Chính sách phát triển văn hoá (chính sách văn hoá) - khái niệm cốt lõi
của khoa học quản lý văn hóa đã trở thành một mối quan tâm của giới nghiên
cứu và lãnh đạo, quản lý vào thập kỷ 60 của thế kỷ XX.
Năm 1967, Tổ chức văn hóa, khoa học, giáo dục của Liên hiệp quốc
(viết tắt là UNESCO) đã tổ chức một hội nghị bàn tròn chuyên gia để bàn
luận về chủ
đề chính sách văn hóa. Sau rất nhiều tranh luận, các nhà khoa
học, các nhà quản lý văn hóa của nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa ra một
quan niệm về chính sách văn hóa như sau: “Chính sách văn hóa là một
tổng thể các thực tiễn xã hội, có ý thức và có suy nghĩ, những can thiệp và
không can thiệp nhằm mục đích thoả mãn một số nhu cầu văn hóa bằng
cách sử dụng tối ưu tất cả các ngu
ồn vật chất và nhân lực mà một xã hội
nào đó sắp đặt vào thời điểm được cân nhắc kỹ”.
5
Năm 1998, tại hội nghị ở Stockhom, trong chương trình hành động của
mình, UNESCO một lần nữa lại khẳng định muốn phát triển bền vững nền
văn hóa các quốc gia phải hoàn thiện chính sách văn hóa của mình.
Cũng với tinh thần đó, một vài công trình được xuất bản ở châu Âu và
Mỹ đã đề cập tới chính sách văn hóa với tư cách là một điều kiện khung của
quả
n lý văn hóa và là một phương diện của chính sách xã hội. Đơn cử như
cuốn sách của Thomas Heinz: Quản lý văn hóa, Opladen, 1997.
Quan niệm về chính sách văn hóa và chính sách phát triển văn hóa của
một số nước trên thế giới lần lượt được đăng tải trên Tạp chí Người đưa tin
UNESCO.
Nhằm phục vụ cho việc soạn thảo các dự án luật và những chế độ,
chính sách thuộc lĩ
nh vực văn hóa thông tin, Bộ Văn hoá - Thông tin cũng đã
lựa chọn dịch và giới thiệu chính sách văn hóa của một số quốc gia châu Á,
châu Âu, châu Phi và Bắc Mỹ trong cuốn sách Tổng thuật chính sách văn hóa
của một số nước trên thế giới, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội 1993.
Tuy chính sách văn hóa của mỗi nước có sự khác nhau do chịu sự qui
định của các điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, truyền th
ống văn hóa của mỗi
nước nhưng về cơ bản, có thể thấy chính sách văn hóa của các quốc gia được
giới thiệu trong các tài liệu trên nhằm hướng tới các mục tiêu sau:
- Sưu tầm, giữ gìn và phát huy vốn văn hóa nghệ thuật dân tộc hoặc
đa dân tộc.
- Xây dựng nền văn hóa vừa dân tộc, vừa hiện đại, làm nổi bật được
bản sắc dân tộc.
- Sáng tạ
o được nhiều giá trị và thành tựu văn hóa, nghệ thuật có chất
lượng tư tưởng và nghệ thuật cao.
- Xây dựng được một hệ thống bảo quản, phân phối và tiêu dùng những
sản phẩm văn hóa nghệ thuật một cách hợp lý, có hiệu quả.
- Đảm bảo cho đông đảo nhân dân đều được sáng tạo, hưởng thụ và
hoạt động văn hóa nghệ thuật, tiến tới công bằ
ng xã hội trên lĩnh vực này.
6
- Tạo được một phong trào văn hóa xã hội rộng lớn, phát huy được mọi
tiềm năng sáng tạo và hoạt động văn hóa nghệ thuật theo định hướng xây
dựng đời sống văn hóa tươi vui, lành mạnh.
- Xây dựng được một đội ngũ cán bộ văn hóa nghệ thuật đồng bộ (cán
bộ quản lý, nghiên cứu, nghiệp vụ, kỹ thuật trên các lĩnh vực hoạt động), có
kiế
n thức chính trị, nghiệp vụ chuyên môn, tư cách đạo đức, nhiệt tình.
- Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng mà trọng tâm là các thiết chế
văn hóa với đầy đủ các trang thiết bị hiện đại và các phương tiện truyền
thông đại chúng.
- Tăng cường sự hợp tác và giao lưu văn hóa quốc tế vừa làm phong
phú đời sống văn hóa của nhân dân mỗi nước, vừa tiếp thu nhữ
ng tinh hoa và
thành tựu văn hóa thế giới.
- Ngoài ngân sách do Nhà nước cấp cho ngành văn hóa, huy động được
nhiều nguồn tài chính của các tổ chức xã hội, tư nhân, nhân dân lao động
nhằm bảo vệ di sản văn hóa dân tộc, tài trợ cho những tài năng sáng tạo văn
hóa nghệ thuật, hỗ trợ các vùng, các địa phương có nhiều khó khăn trong việc
phát triển và hoạt động văn hóa nghệ thuật.
Như vậy có thể nhậ
n thấy vấn đề chính sách văn hoá nói chung, chính
sách phát triển văn hoá đô thị nói riêng đã thu hút được sự quan tâm của
nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trên thế giới.
2.2. Quá trình tư duy lý luận về chính sách phát triển văn hoá đô thị
ở nước ta
Ở Việt Nam, cùng với sự gia tăng nhanh chóng của tốc độ đô thị hoá,
văn hoá đô thị đã trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các
nhà khoa họ
c nước ta. Ngay từ năm 1999 Học viện Chính trị Quốc gia đã xây
dựng và đưa chuyên đề: “Văn hoá và sự phát triển đô thị” vào giáo trình “Lý
luận văn hoá và đường lối văn hoá của Đảng” do PGS, TS Phạm Duy Đức
làm chủ biên. Các cơ quan khoa học chuyên nghiên cứu văn hoá như
Viện nghiên cứu văn hoá (Viện khoa học xã hội Việt Nam), Khoa Văn hoá
7
học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, đã
có chuyên mục Văn hoá đô thị trên trang Web riêng của mình.
Từ năm 1998, GS Trần Văn Bính đã công bố cuốn sách ”Văn hoá
trong quá trình đô thị hoá ở nước ta hiện nay”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội. PGS, TS Phạm Duy Đức đã nghiên cứu và cho xuất bản các cuốn sách
như: “Hoạt động giải trí ở đô thị
Việt Nam hiện nay, những vấn đề lý luận và
thực tiễn” (2006); “Phát triển văn hoá trong thời kỳ đổi mới hiện nay” (2009).
Năm 2001, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội cũng cho ấn hành cuốn: Xây
dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá ở thủ đô Hà Nội trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, của tác giả
Nguyễn Viết Chức (chủ biên). Năm 2005 Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ
Chí Minh cho ra mắt cuốn “Vùng đô thị châu Á và thành phố Hồ Chí Minh”
của Nguyễn Minh Hoà, v.v
Trên các tạp chí khoa học như Tạp chí Cộng Sản, Tạp chí Văn hoá
nghệ thuật, Tạp chí Xây dựng & đô thị, Tạp chí Kiến trúc, Tạp chí Tia sáng,
thường xuyên có đăng tải các bài viết nói đến những vấn đề tồn tại trong đời
số
ng văn hoá đô thị ở nước ta. Có thể kể đến một số bài viết tiêu biểu như:
“Đô thị hoá và xây dựng văn hoá đô thị Việt Nam hiện đại” của tác giả Trần
Minh Tơn, đăng trên Tạp chí Cộng sản, thảng 4 năm 2008. “Vết xe đổ từ đô
thị khổng lồ” của tác giả Xuân Hoài, đăng trên tạp chí Tia sáng số 2 năm
2008.; “Bấ
t cập bộ máy quản lý đô thị” của tác giả Hoa Linh Lan đăng trên
trang báo điện tử Tổ quốc ngày 9/3/2009; “Đô thị hoá và sự biến đổi nhu
cầu văn hoá của cư dân đô thị nước ta” của Lê Trung Kiên, đăng trên tạp
chí Xây dựng & Đô thị số 6 - 2009.
Vấn đề cơ bản của văn hoá đô thị được các tác giả đề cập tới là chính
sách phát triển văn hoá
đô thị trong các lĩnh vực như: Nếp sống văn minh đô
thị, quy hoạch phát triển đô thị, kiến trúc đô thị, thiết chế văn hoá đô thị và
các hoạt động văn hoá - nghệ thuật, hoạt động vui chơi giải trí, bảo vệ môi
trường cảnh quan trong đời sống đô thị, v.v
8
Vấn đề chính sách văn hóa, trong đó có chính sách phát triển văn hoá đô
thị cũng được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà quản lý quan tâm. Một số cuộc
Hội thảo khoa học xung quanh chủ đề này đã được tổ chức. Năm 2003, Uỷ ban
Văn hóa, thanh thiếu niên nhi đồng của Quốc hội đã tổ chức Hội thảo bàn về
chính sách văn hóa, và năm 2006 Viện Văn hóa và Phát triển (Học viện CTQG
Hồ
Chí Minh) cũng tổ chức Hội thảo Chính sách văn hóa cấp bách hiện nay.
Các cuộc Hội thảo này đã đặt vấn đề nghiêm túc về việc xem xét, đánh giá
chính sách văn hóa ở nước ta ở nhiều góc độ, từ góc độ quản lý vĩ mô đến vi
mô. Thậm chí, có ý kiến đặt ra là nước ta đã có chính sách văn hóa hay chưa?
Tất nhiên, trong khuôn khổ của các cuộc Hội thảo, những tham luận, ý kiến đó
không phả
i là chân lý cuối cùng nhưng nó cũng là những gợi mở đáng lưu ý
trong quá trình nghiên cứu về chính sách phát triển văn hoá đô thị.
Trong khuôn khổ hợp tác giữa tổ chức SIDA (Thụy Điển) và Bộ
Văn hóa Thông tin Việt Nam, một Dự án nghiên cứu về chính sách văn hóa
đã được triển khai và giao cho Viện Văn hóa Thông tin là đơn vị chủ trì. Dự
án này đã hoàn thành giai đoạn 1 là điều tra về thực trạng văn hóa thông tin
của Việt Nam. Dự án được tiến hành với một quy mô lớn. Tuy nhiên, cho đến
nay, vấn đề chính sách văn hóa, trong đó có chính sách phát triển văn hoá đô
thị vẫn còn đang được nghiên cứu để làm sáng tỏ. Hy vọng kết quả của dự án
sẽ là một tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến vấn đề này.
Ngoài ra còn có một số công trình khác cũng đề cập đến vấn đề
chính sách văn hóa ở khía cạnh này hay khía cạ
nh khác.
Khi xây dựng chính sách văn hóa mới, chúng ta không thể không kế
thừa di sản của nhân loại, mà trong đó, một phần quan trọng là di sản của ông
cha nằm sâu trong lịch sử dân tộc. Các triều đại phong kiến Việt Nam trước
đây trong quá trình dựng nước cũng quan tâm đến vấn đề này ở những mức
độ khác nhau và đã thể hiện vai trò cầm quyền của mình thông qua một số
chính sách văn hóa cơ bản. Có thể nói, đây là m
ột loại di sản văn hóa chứa
đựng nhiều yếu tố tích cực, có giá trị đối với công cuộc xây dựng nền văn hóa
9
mới. “Ôn cố tri tân” không chỉ là một truyền thống của đạo lý mà còn là một
thao tác tất yếu của nghiên cứu khoa học để rút ra những bài học kinh nghiệm
vì các chiến lược phát triển hiện đại. Tinh thần ấy được thể hiện trong công
trình “Chính sách văn hóa của các triều đại phong kiến Việt Nam” của GS.
Hoàng Vinh. Tài liệu này nằm trong khuôn khổ của Chương trình nghiên
cứu khoa học cấp Nhà nước KX 06.
PGS,TS. Nguyễn Tri Nguyên trong một s
ố công trình của mình
cũng đã bàn đến khái niệm chính sách văn hóa và các công cụ của chính
sách văn hóa. Năm 2004, vấn đề chính sách văn hóa được đặt ra trong
cuốn Quản lý văn hóa trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa do Nxb Văn hóa - Thông tin ấn hành và năm 2006, ông tiếp
tục trở lại vấn đề này trong cuốn sách Văn hóa - tiếp cận lý luận và
thực tiễn, Nxb Văn hóa - Thông tin. Như
ng nhìn chung, tác giả này mới
chỉ dừng lại ở việc lược thuật, giới thiệu quan niệm về chính sách văn
hóa và cách thức triển khai chính sách văn hóa trong thực tiễn của một
số nước phương Tây, đặc biệt là Đức và Mỹ.
Một số bài viết đăng trên các tạp chí cũng đề cập tới chính sách
văn hóa như: Nguyễn Quang Long Về khái niệm hành chính công và
chính sách văn hóa, Tạp chí văn hóa nghệ thu
ật số 4/2004, … Về cơ
bản, các bài viết này mới chỉ dừng lại việc đặt vấn đề chính sách văn
hóa như một phương diện của chính sách xã hội và cố gắng đưa ra một
cách hiểu về chính sách văn hóa.
Trong quá trình khảo cứu các tư liệu liên quan đến chính sách phát triển
văn hóa đô thị trong và ngoài nước, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
Trên thế giới, nghiên cứu chính sách văn hóa đã được tiến hành nửa thế
kỷ nay. Việc xây dựng chính sách phát triển văn hoá đô thị tuỳ thuộc vào điều
kiện cụ thể của mỗi vùng, mỗi quốc gia, mỗi thể chế chính trị khác nhau.
Ở Việt Nam, việc nghiên cứu chính sách phát triển văn hóa đô thị vẫn
đang là một khoảng trống, sự thiếu hụt các công trình nghiên cứu về vấn đề
10
này đã nói lên điều đó. Xây dựng một khái niệm khoa học về chính sách văn
hóa, chính sách phát triển văn hoá đô thị, cũng như cơ cấu của nó, đặc biệt là
chỉ ra những điểm cần hoàn thiện trong quá trình xây dựng chính sách phát
triển văn hoá đô thị trong bối cảnh đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, mở
cửa, hội nhập quốc tế hiện đ
ang là những câu hỏi cần được làm rõ.
3. Mục tiêu của đề tài:
Khảo sát, đánh giá thực trạng chính sách và việc thực hiện chính sách
phát triển văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải
pháp và kiến nghị nhằm phát triển văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay theo
đúng định hướng của Đảng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dự
a trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật
lịch sử, quán triệt đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, đồng thời vận
dụng tổng hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp thống kê so sánh
- Phương pháp liên ngành, đa ngành.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Nội dung và Thư mục tham khảo, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Những yêu cầu đặt ra với chính sách phát triển văn hóa đô
thị ở nước ta hiện nay
Chương 2: Chính sách phát triển văn hóa đô thị - Thực trạng và những
ván đề đặt ra
Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu lực của chính sách
phát triển văn hóa đô thị ở nước ta hiện nay
11
Chương 1:
NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA VỚI CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ ĐÔ THỊ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
1.1. Quan niệm về chính sách phát triển văn hoá đô thị
Chúng ta đang sống trong một thế giới đô thị hoá - đó là một thực tế
đang được thừa nhận một cách phổ biến. Theo thông báo của Liên hiệp quốc,
từ năm 2007, dân số đô thị trong tổng số gần 7 tỷ người của trái đất vượt qua
tỷ lệ 50%. Có nghĩa nhân loại đang và sẽ sống trong một thế
giới đô thị hơn là
một thế giới nông thôn cổ truyền. Trong lịch sử, đô thị luôn giữ vai trò đầu
tầu, là người dẫn dắt các cộng đồng nông thôn đi theo mình trên con đường
tiến bộ và văn minh. Quá trình phát triển đô thị cũng thường là quá trình tiến
bộ, mang ánh sáng văn minh của xã hội hiện đại đến các vùng xa xôi hẻo
lánh, nâng cao trình độ hiểu biết và ý thức của người dân ở đ
ây.
Tại Việt Nam, trong hội thảo về phát triển đô thị bền vững gần đây,
lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết bình quân mỗi tháng cả nước mọc lên một đô
thị mới. Thông tin cũng cho biết theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ,
dự báo đến năm 2015 dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, đến năm
2020 con số này tăng lên khoả
ng 44 triệu người. Năm năm tiếp theo dân số đô
thị khoảng 52 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số cả nước.
Với tốc độ phát triển nhanh của các đô thị và cùng với nó là sự gia tăng
dân số đô thị như hiện nay, chính sách phát triển văn hóa đô thị giữ một vị trí
vô cùng quan trọng cho sự phát triển bền vững của đất nước và dân tộc.
Như
ng để chính sách làm tốt vai trò của nó, là “phát triển” văn hóa đô thị,
trước hết cần phải làm rõ nội hàm của văn hóa đô thị.
1.1.1 Văn hoá đô thị
Khi đề cập đến thuật ngữ văn hóa đô thị rõ ràng là đã bao hàm ý nghĩa
để phân biệt với văn hóa nông thôn. Vì thế, để làm rõ những đặc trưng của văn
12
hóa đô thị, cần đặt nó trong tương quan so sánh với văn hóa nông thôn.
Bảng 1. So sánh văn hóa đô thị và văn hóa nông thôn
Tiêu chí Văn hóa đô thị Văn hóa nông thôn
1. Không gian chính Vùng đô thị Vùng nông thôn
2. Chủ thể văn hóa Thị dân Nông dân
3. Lối sống Theo luật pháp
Tính độc lập cá nhân
Tình nghĩa
Tính cộng đồng làng xã
5. Tập quán sản
xuất, kinh doanh
Công nghiệp, dịch vụ Nông nghiệp
6. Tổ chức đời sống
cộng đồng
Phố phường Làng xã
7. Liên kết dân cư Nghề nghiệp, chuyên
môn hóa
Huy
ết thống, dòng tộc
8. Chuẩn đánh giá Theo quy luật kinh tế Theo đạo đức
Không gian chính để văn hóa nông thôn sinh thành và được nuôi dưỡng
là vùng nông thôn, mà ở Việt Nam, văn hóa làng nổi lên như một sắc thái đại
diện, một không gian văn hóa đặc sắc. Mốc giới tự nhiên của làng là các lũy
tre ngắt xanh và yên ả, hoặc một dòng sông êm đềm. Nơi đó, mái đình làng,
giếng làng, bến nước, gốc đa già… lớn hơn nhiều giá trị
sử dụng của chúng,
trở thành những biểu tượng văn hóa, góp phần kiến tạo nên không gian văn
hóa nông thôn. Còn không gian văn hóa đô thị là các vùng đô thị. Đây là các
trung tâm hành chính, thương mại của một vùng. Đô thị thường nằm ở các vị
trí thuận lợi về giao thông. Phố phường là những sắc thái đại diện cho đô thị.
Về mặt thời gian, đô thị ở Việt Nam ra đời muộ
n, trong đó, yếu tố “đô” nổi
trội hơn yếu tố “thị”, thậm chí, trong nhiều trường hợp, yếu tố “đô” quyết định
yếu tố “thị”, khi “đô” bị di dời sang một địa điểm khác hoặc suy yếu, thì “thị”
cũng tàn lụi theo. Biểu tượng văn hóa của đô thị chính là những công trình
13
kiến trúc, mang tính nghệ thuật cao, được quy hoạch bài bản rõ ràng định hình
cho không gian văn hóa đô thị.
Chủ nhân của văn hóa nông thôn là những cư dân làm nghề nông, chủ
yếu là trồng lúa nước. Chất “tĩnh” của nghề trồng lúa nước, tính mùa vụ của
nghề này chi phối mạnh mẽ lối sống, cách ứng xử, tâm lý, tập quán của người
nông dân. Những cư dân trồng lúa nước sống hài hòa với thiên nhiên, nhịp
sống c
ủa họ chậm rãi, tâm lý sản xuất nhỏ phổ biến. Trong khi đó, chủ nhân
của văn hóa đô thị là các thị dân. Nhiều người trong số các cư dân đô thị có
quan hệ mật thiết với những chủ nhân của văn hóa nông thôn, thậm chí, bản
thân họ từng là nông dân, nhưng vì những lý do khác nhau, họ ly nông, ly
hương và trở thành những cư dân đô thị. Khi trở thành thị dân, do điều kiện
sống thay
đổi nên họ trở nên năng động hơn, nhịp sống nhanh hơn.
Nếu như ở nông thôn, quan hệ huyết thống, quan hệ cùng nơi cư trú và
quan hệ lợi ích là những nguyên nhân gắn kết cá nhân thành các nhóm xã hội,
thành cộng đồng, trong đó, nguyên nhân thứ nhất là nguyên nhân quan trọng
nhất thì ở các đô thị, nguyên nhân thứ hai và thứ ba đáng kể hơn. Điều này chi
phối mạnh mẽ tới sự hình thành lối sống coi tr
ọng tình làng nghĩa xóm ở nông
thôn, vì người trong làng thường là “dây mơ rễ má” với nhau cả nên tồn tại
cách ứng xử “hòa cả làng”, “phép vua thua lệ làng”; trong khi đó, ở thành thị,
người ta “bán anh em xa, mua láng giềng gần”, tính độc lập, cá nhân rất cao và
lối sống tuân thủ luật pháp là phổ biến.
Tuy vậy, văn hóa đô thị có mối quan hệ mật thiết với văn hóa nông
thôn, nó được hình thành trên cơ sở văn hóa nông thôn trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, h
ội nhập và phát triển. Xét ở bình diện chung, nếu
văn hóa nông thôn gắn liền với nông dân, nông nghiệp thì văn hóa đô thị
gắn liền với công nghiệp, công nhân, thương nhân và đội ngũ trí thức. Bởi
vậy, văn hóa nông thôn thường in đậm nét truyền thống văn hóa dân tộc còn
văn hóa đô thị lại in đậm yếu tố hiện đại của nền văn hóa dân tộc.
14
Bên cạnh đó, văn hóa đô thị có mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển
chung của kinh tế - xã hội đô thị, nó bị tác động, chi phối, ảnh hưởng của
kinh tế thành thị. Cho nên, tuỳ thuộc vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà
các phương thức sinh hoạt văn hóa và sự biểu hiện của nó cũng có sự phát
triển tương ứng. Chẳng hạn c
ơ cấu kinh tế chủ yếu của các đô thị nước ta
hiện nay là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp và trong tương lai có thể
sẽ là dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp thì sự phát triển của văn hóa cũng
theo sự chuyển dịch ấy, đó là: văn hóa dịch vụ, văn hóa công nghiệp và văn
hóa nông nghiệp. Nói cách khác, cơ cấu kinh tế chính là cơ sở quan trọng
hình thành nên văn hóa đô thị.
Quá trình công nghiệ
p hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá đã và đang
làm thay đổi tập quán kinh doanh, sản xuất của người dân đô thị theo hướng
công nghiệp hoá, đa thành phần, đa dạng dịch vụ theo kinh tế thị trường. Sự
biến đổi văn hoá sản xuất, kinh doanh đang thúc đẩy nhanh quá trình dân
chủ trong lĩnh vực văn hoá, xác lập ngày càng đầy đủ hơn các quyền và
nghĩa vụ của cư dân và các nhóm dân cư đ
ô thị trong sáng tạo, phát huy,
bảo tồn và hưởng thụ văn hoá, giá trị văn hóa. Người dân đô thị ngày càng
chú trọng đến chất lượng các loại hình dịch vụ văn hoá, có nhiều điều kiện
để chọn lựa cách thức hưởng thụ giá trị văn hoá khác nhau.
Trong tổ chức đời sống văn hoá, cộng đồng cư dân đô thị đã cơ bản
khắc phục được tác phong s
ản xuất nhỏ, trì trệ, luộm thuộm, manh mún;
hình thành nên tác phong công
nghiệp hiện đại; xây dựng được ý thức chấp
hành pháp luật, ý thức công dân và ý thức cá
nhân. Xã hội công dân đang
manh nha hình thành ở khu vực đô thị. Tuy nhiên, sự tác động của phương
thức sản xuất kinh doanh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội
nhập cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề về văn hoá không phù hợp với v
ăn hoá
dân tộc như các loại hình văn hoá “trái luồng”, độc hại: sách báo, băng đĩa
đồi trụy, xuất bản lậu…. Tình trạng văn hoá đọc, viết đang bị mai một là
15
một ví dụ tiêu biểu về phong cách sống của cư dân đô thị hiện đại, đặc biệt
đối với một bộ phận không nhỏ của thế hệ thanh thiếu niên hiện nay.
Đối với cư dân đô thị, kinh tế thị trường thậm chí đã làm thay đổi thế
giới quan, nhân sinh quan, tình cảm và tâm lý của họ. Về mặt tích cực, kinh
tế thị trường làm thay đổi thái độ đối v
ới lao động của người thành thị: tất cả
phải vươn ra thị trường, tất cả phải kiếm được việc làm, phải có thu nhập,
không trông chờ, ỷ lại vào sự bao cấp của nhà nước và sự ban phát của xã
hội. Thái độ đối với gia đình, bạn bè, xã hội cũng có sự thay đổi theo hướng
hiện đại, đó là sự thông cảm, sẻ chia và tôn trọng tự do cá nhân. Người dân
thành th
ị ngày nay đã vượt qua được tính ích kỷ, tự ti của người nông dân và
tiểu thương trước kia, vượt qua được các ràng buộc bởi lễ giáo phong kiến,
phong tục cổ hủ…. Nhân cách văn hoá của người dân đô thị trong quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập đã và sẽ tiếp tục được hình thành
theo hướng tích cực nhiều hơn, có nhiều đặc trưng khác với nhân cách văn
hoá truyền thống của ng
ười Việt Nam. Sự khác biệt lớn nhất sẽ là sự hình
thành nhân cách công dân với đặc trưng là khẳng định cái “tôi”, cái cá nhân
nhiều hơn và ít bị chi phối bởi cộng đồng. Về mặt tiêu cực, với bản chất
cạnh tranh, kinh tế thị trường là mảnh đất màu mỡ cho sự nảy sinh và phát
triển chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, nuôi dưỡng bản năng thấp hèn của con người.
Nhiều mối quan h
ệ chỉ được giải quyết thông qua giá trị của đồng tiền, kể cả
quan hệ ruột thịt trong một gia đình. Một bộ phận không nhỏ cư dân đô thị
có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, trong đó có cả cán bộ,
công chức và thanh niên, học sinh, sinh
viên.
Như vậy, có thể thấy, đặc điểm cơ bản của xã hội
đô thị l
à:
- Mật độ cao, quy mô lớn, đa dạng dân cư với mặt bằng trình độ
dân trí cao.
- Đời sống xã hội được vận hành, quản lý theo pháp luật.
- Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật ở đô thị mang tính chất
công nghiệp.
16
1.1.2. Quan niệm về chính sách phát triển văn hoá đô thị
Quan niệm về chính sách
Chính sách trong thực tế được dùng với nhiều nghĩa, có những nghĩa
mang tính nguyên tắc chung và dài hạn nhưng cũng có khi chỉ mang ý nghĩa
là một biện pháp nhất thời, cụ thể. Một hội nghề nghiệp, một câu lạc bộ, một
công ty hay một quốc gia đều có những chính sách của mình. Về phương
diện học thuật, chính sách là một ph
ạm trù quan trọng của khoa học chính
trị. Nó liên quan đến việc thực thi quyền lực của giai cấp cầm quyền được tổ
chức thành nhà nước. Thông qua việc thực hiện các chính sách của nhà
nước, giai cấp cầm quyền tiến hành các biện pháp nhằm đạt được các mục
tiêu của mình trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội. Chính vì vậy, khái
niệm chính sách được đề cập đến thực chất là chính sách công.
Khoa học nghiên cứ
u về chính sách đã có một bề dày phát triển trên
thế giới. Tại phương Tây, các nhà chính trị và khoa học bắt đầu tập trung
phân tích chính sách công từ giữa những năm 1940, chủ yếu do vai trò của
trung tâm của nhà nước trong công cuộc tái thiết sau Đại chiến thế giới lần
thứ II. Trước đó, họ mới chỉ tập trung vào các quá trình chính trị chứ không
phải là sản phẩm của quá trình đó. Vào những năm 1950, lĩnh vự
c nghiên
cứu độc lập về chính sách mới trở nên rõ ràng sau một loạt các nghiên cứu cơ
bản cũng như sự công nhận của giới khoa học và giới chính trị.
Trong những năm 1960, giới nghiên cứu chính sách ở phương Tây đã
đạt được những thành tựu nhất định, đặc biệt trong việc ứng dụng thực tiễn.
Năm 1970, 1980 đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng của lĩnh v
ực nghiên
cứu này. Các trường đại học đều thành lập chuyên ngành riêng về phân tích
chính sách, cung cấp các chuyên gia tư vấn và đánh giá chính sách cho toàn
bộ hệ thống chính trị.
Ở Việt Nam, những năm gần đây, các nghiên cứu về chính sách cũng
đã được công bố trên sách, báo và tạp chí chuyên ngành. Các nghiên cứu này
chủ yếu tập trung vào những nội dung cụ thể của chính sách từ góc độ
17
chuyên ngành hẹp như chính sách kinh tế, chính sách văn hóa, chính sách
ngoại giao… Tuy nhiên, ngay cả ở các nước phương Tây đã có bề dày
nghiên cứu về chính sách cho đến Việt Nam, nơi việc nghiên cứu chính sách
còn khiêm tốn thì cho đến nay, một định nghĩa thống nhất về “chính sách”
vẫn còn bỏ ngỏ.
Định nghĩa về chính sách là một trong những vấn đề gây tranh cãi của
khoa học xã hội vì nó không chỉ là vấn đề học thuật mà còn là vấn đề thể chế
chính trị, như Theodore Lowi (một nhà Chính trị học Mỹ định nghĩa):
“Chính sách là cái biểu hiện của chính trị”4. Các loại chính sách khác nhau
chứa đựng trong chúng những loại hình khác nhau về mối quan hệ giữa các
cá nhân, các nhóm và nhà nước, vì thế, chúng được đặc trưng bởi những môi
trường chính trị cụ thể.
Mặc dù có nhiều khuynh hướng định nghĩa về chính sách nhưng có thể
tạm chia thành hai nhóm sau đây:
1. Nhóm định nghĩa chính sách với tư cách cho là
sản phẩm có mục
đích của nhà nước, là tất cả những gì nhà nước lựa chọn làm hoặc không làm.
B. Guy Peters một đại biểu của nhóm này định nghĩa như sau: “Chính sách là
toàn bộ các hoạt động của nhà nước một cách trực tiếp hay gián tiếp, đều có
ảnh hưởng đến cuộc sống của mọi công dân”
5
.
2. Nhóm định nghĩa chính sách với tư cách là một tập hợp các bước
giải quyết các vấn đề công cộng. Tác giả John Dewey là người tiêu biểu nhất
cho kiểu định nghĩa này. Dewey phân chia quá trình hoạch định chính sách
thành năm giai đoạn: cảm nhận tình huống có vấn đề, xác định vấn đề, hình
thành các giải pháp, xem xét các khía cạnh của các giải pháp và lựa chọn một
giải pháp rồi thực hiện
6
.
4
T. Lowi (1964), "Chính sách công, nghiên cứu tình huống và lý thuyết chính trị", Tạp chí
Chính trị thế giới (16), tr.15-24.
5
B.Guy Peters (1990), Chính sách công ở Mỹ, Nxb Chatham House, trang 6.
6
Viện Khoa học chính trị - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Tìm hiểu về
khoa học chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 12.
18
James Anderson đưa ra một định nghĩa chung hơn: “Chính sách là một
quá trình hành động có mục đích được theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể
trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”
7
.
Chính các quan niệm triết học xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến quan
niệm về chính sách. Sự khác biệt trong các quan niệm về chính sách còn bắt
nguồn từ việc lựa chọn các phương pháp khoa học khác nhau để giải quyết
vấn đề. Hơn nữa, bản thân thuật ngữ khoa học cũng có lịch sử của nó được
gắn bó chặt chẽ với lịch sử tích luỹ và phát triể
n tri thức nhân loại.
Tuy có nhiều định nghĩa và giữa các định nghĩa có những khác biệt đáng kể,
nhưng cái cốt lõi của chính sách vẫn là vấn đề mang bản chất xã hội - nhà nước.
Nói đến chính sách là nói đến các nội dung quan trọng sau đây:
- Chính sách là sản phẩm của một quá trình thực thi quyền lực chính trị.
- Quá trình hoạch định chính sách chủ yếu được diễn ra trong nội bộ
nhà nước.
- Quá trình hoạch định chính sách bao hàm sự
trao đổi thông tin và các
nguồn lực, thảo luận, thương thuyết giữa và trong các thể chế nhà nước.
- Quá trình hoạch định chính sách cũng bao hàm sự tương tác với các tổ
chức bên ngoài nhà nước.
- Mục đích của chính sách là hướng tới việc làm tăng khả năng có thể
xảy ra của một hiện thực đáng mong muốn.
- Các thể chế nhà nước có quyền và trách nhiệm đối với các vấn đề
công cộ
ng thường chính thống hóa các hoạt động của họ khi tuyên bố rằng
các chính sách là hướng đến lợi ích chung, dù rằng thực chất vấn đề căn bản
của chính sách là vấn đề lợi ích giai cấp.
Về tổng quát, chúng ta có thể hiểu khái niệm chính sách như sau: Chính
sách là những chương trình hành động hướng đích của chủ thể nắm quyền
lực. Chính sách được thực hiện trong một thời gian nhất đị
nh, trên những lĩnh
7
Viện Khoa học chính trị - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (1999), Tìm hiểu về
khoa học chính sách công, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, trang 12.
19
vực cụ thể nào đó. Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách tùy
thuộc tính chất của đường lối, nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng
lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ đúng mục tiêu, phương hướng được xác
định trong đường lối, nhiệm vụ chung, vừ
a linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh
và điều kiện cụ thể.
Quan niệm về chính sách văn hóa
Để sự quản lý nhà nước về văn hóa có hiệu quả, đương nhiên chúng ta
không thể thiếu chính sách văn hóa, với tư cách là một công cụ quan trọng
hàng đầu của quá trình quản lý.
“Chính sách văn hoá” với tư cách là một thuật ngữ khoa học ra đời sau
chiến tranh thế giới lần thứ II và được phổ bi
ến trong giới hoạt động văn hoá.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều khái niệm khoa học khác, cho đến nay, có
khá nhiều những cách hiểu khác nhau về “chính sách văn hoá”.
Tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO)
định nghĩa: “Chính sách văn hóa là một tổng thể các nguyên tắc hoạt động,
các cách làm thực tiễn và các phương pháp quản lý hành chính hay ngân
sách dùng làm cơ sở cho hoạt động văn hóa của Nhà nước”
8
.
Hội nghị bàn tròn của các chuyên gia văn hóa tại Monaco 1967 thì
quan niệm về chính sách văn hoá như sau:
“Chính sách văn hóa là một tổng thể những thực hành xã hội hữu thức
và có suy tính kỹ về những can thiệp hay không can thiệp của nhà nước (vào
các hoạt động văn hóa), nhằm vào việc đáp ứng các nhu cầu văn hóa của
nhân dân, bằng cách sử dụng tối ưu tất cả những nguồn vật chất và nhân lự
c,
mà một xã hội nào đó sắp đặt vào một thời điểm thích hợp”.
Vấn đề chính sách văn hoá còn được tiếp tục bàn tới trong các hội
nghị quốc tế tiếp sau đó như Hội nghị toàn cầu về chính sách văn hoá tổ
8
Tổng thuật chính sách văn hóa của các nước trên thế giới, Nxb Văn hóa - thông tin,
H.1993, trang 12.
20
chức tại Venise năm 1970, Hội nghị Thế giới Chính sách văn hoá vì sự phát
triển tại Mêhicô năm 1982. Đặc biệt, Hội nghị liên chính phủ về Chính sách
văn hoá vì sự phát triển tổ chức tại Stockhlom, Thụy Điển tháng 3 - 1998 đã
thông qua một chương trình hành động nhằm đặt chính sách văn hoá vào
đúng vị trí cần thiết của nó trong phát triển như: Chính sách văn hoá là một
thành phần chủ yếu trong chính sách phát triển của m
ỗi quốc gia; Chính sách
văn hoá phải đi trước sự phát triển nhanh chóng của các nhu cầu văn hoá
trong xã hội; Chính sách văn hoá cần phải khuyến khích sự sáng tạo mới
dưới mọi hình thức của mọi tầng lớp, cộng đồng nhằm làm giàu thêm đời
sống tinh thần của nhân dân; Chính sách văn hoá của quốc gia là chính sách
của một cộng đồng nhiều thành viên bám rễ vào những giá trị truyền thống
và mọi cộ
ng đồng trong quốc gia đều có thể có vị trí và được tự thể hiện
mình ở trong đó; chính sách văn hoá phải tôn trọng quyền bình đẳng nam nữ
trong mọi cộng đồng xã hội; Chính phủ và tổ chức xã hội phải cùng phối
hợp để xây dựng các chương trình, kế hoạch thực hiện chính sách văn hoá;
sự trao đổi thông tin, giao lưu hợp tác văn hoá và hiểu biết về văn hoá của
nhau là nền tả
ng cho hoà bình và hoà hợp.
Mặc dù chính sách văn hoá của mỗi quốc gia đều xuất phát từ quan
điểm chính trị, điều kiện lịch sử và tình hình thực tiễn của mỗi nước nhưng
những mục tiêu trên đây của chính sách văn hoá đã được đa số đại biểu các
nước tham dự Hội nghị đồng tình, cam kết nghiên cứu, vận dụng để hoàn
thiện chính sách văn hoá của mỗi qu
ốc gia.
Như vậy, về cơ bản, vị trí trung tâm, vị trí chiến lược trong cơ cấu
chính sách văn hoá là các cơ quan quyền lực. Nhưng mặt khác, chính sách
văn hóa chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự tham gia đồng thời của cả
3 thành tố: cộng đồng văn hóa, giới chính trị và công chúng. Nói cách
khác, chính sách văn hóa không phải chỉ là sự hoạch định riêng của Nhà
nước mà nó phải thể hiện cả quyề
n lợi và trách nhiệm của cộng đồng văn
hóa và công chúng.
21
Những tiền đề quan trọng để hoạch định chính sách văn hóa là: định
hướng chính trị, những điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể nhất định trong từng
giai đoạn lịch sử, cũng như khả năng nắm bắt được những nhu cầu văn hóa
của các nhóm xã hội và công dân.
Ở đây, cũng cần phải phân biệt ba khái niệm: đường lối văn hóa, chính
sách v
ăn hóa và các giải pháp. Đường lối văn hóa bao gồm những nguyên tắc
và định hướng chung nhất nhằm phát triển văn hóa, thường mang tính dài
hạn. Chính sách văn hóa là sự cụ thể hóa, thể chế hóa định hướng đó của
đường lối, trong trung hạn và ngắn hạn. Các giải pháp là sự cụ thể hóa của
chính sách, thường có ý nghĩa là các hành động cụ thể, thực tiễn vì vậy
thường mang tính ngắn hạn hay tình huống.
Quan ni
ệm về chính sách phát triển văn hóa đô thị
Thuật ngữ “phát triển” ở đây được hiểu là làm cho thay đổi, làm cho
lớn lên về số lượng và chất lượng. Phát triển văn hóa đô thị là làm cho văn
hóa đô thị có sự biến đổi theo chiều hướng tích cực cả về số lượng và chất
lượng. Những giá trị hiện có của văn hóa đô thị sẽ được gìn giữ
, được nhân
lên, những giá trị mới được hình thành, được xây dựng để văn hóa đô thị trở
nên “tiên tiến”, hiện đại mà vẫn giàu bản sắc dân tộc.
Về mục tiêu, chính sách phát triển văn hóa đô thị là một bộ phận của
chính sách văn hóa. Do đó, mục tiêu tổng quát của chính sách phát triển văn
hóa đô thị cũng nhằm hướng tới việc xây dựng một nền văn hóa Vi
ệt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng đồng thời, nó cũng hướng tới mục
tiêu cụ thể: đó là xây dựng văn hóa trong một không gian nhất định - đô thị
mà chủ nhân của văn hóa đô thị, đồng thời cũng là đối tượng bị tác động của
chính sách văn hóa đô thị là các cư dân đô thị.
Về mặt tính chất, nếu như
văn hóa nông thôn đậm chất truyền thống, ít
nhiều mang yếu tố tĩnh, chậm biến đổi thì ngược lại, văn hóa đô thị mang
nhiều yếu tố động, luôn vận động và biến đổi, rất nhanh nhạy trong giao lưu,
tiếp biến văn hóa. Do vậy, văn hóa đô thị thường có sự đan xen giữa cổ truyền