Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Định hướng phát triển đô thị sinh thái ở Việt Nam: Trường hợp thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.82 KB, 9 trang )

QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SINH THÁI Ở VIỆT NAM:
TRƯỜNG HỢP THỊ TRẤN MĂNG ĐEN, HUYỆN KON PLÔNG,
TỈNH KON TUM
Nguyễn Xuân Dũng*
Trần Thị Vân Anh**

Tóm tắt: Ngày nay, với tốc độ đơ thị hóa diễn ra nhanh chóng đã gây ra những áp lực về rác
thải, khí thải... khiến cho lượng khí nhà kính tại các đơ thị gia tăng, dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi
trường. Phát triển “đô thị sinh thái”1 (Ecocity) được coi là giải pháp tạo ra khơng gian xanh và
cân bằng trong q trình phát triển của đô thị, hướng tới phát triển đô thị bền vững. Đặc biệt,
trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang
đặt ra những cơ hội, thách thức và yêu cầu phát triển mới cho các đô thị ở Việt Nam, thị trấn
Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cũng không phải là ngoại lệ.
Với lợi thế về nguồn lực tự nhiên chưa bị tận khai, đậm đà bản sắc dân tộc… nhưng do xuất
phát thấp, nghèo, các nguồn lực cơ bản về kinh tế - tài chính, nguồn lực con người, năng lực đổi
mới - sáng tạo đang là những rào cản để có thể đưa thị trấn Măng Đen lên một trình độ (đẳng
cấp) phát triển mới trên tất cả các mặt, nhất là đến nay chưa định hình chân dung đơ thị, càng
chưa định hướng đô thị theo hướng hiện đại và bản sắc. Theo đó, bài viết tập trung nghiên cứu
đánh giá thực trạng và đề xuất định hướng chiến lược xây dựng và phát triển thị trấn Măng Đen
thành “đô thị sinh thái” nhằm hướng tới phát triển đô thị bền vững giai đoạn đến năm 2030.
Từ khóa: Đơ thị sinh thái; Đô thị bền vững; Măng Đen; Kon Plông; Kon Tum.
1. Tổng quan về đô thị sinh thái
Đến nay, từ các tiếp cận khác nhau, có nhiều khái niệm khác nhau về “đô thị sinh thái”. Theo
KTS Bùi Kiến Quốc, cuối thế kỷ XIX, lần đầu tiên ý tưởng về một “đô thị sinh thái” xuất hiện
dưới tên gọi Thành phố vườn (Garden-City) - là một phương án quy hoạch đô thị của Ebenezer
Howard nhằm giải quyết các vấn đề môi sinh của đô thị ở thời điểm khởi đầu q trình hiện đại
hóa… Theo Tổ chức Sinh thái đơ thị của Úc thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự
PGS.TS, Viện Kinh tế Việt Nam, email:
TS, Viện Kinh tế Việt Nam, email:


1 “Sinh thái” hiểu theo nghĩa rộng là hệ thống thiên nhiên, trong đó các nhân tố hữu sinh và vơ sinh kết hợp với
nhau trong các mối quan hệ phức tạp và phụ thuộc lẫn nhau cùng với môi trường tự nhiên.
*

**

548


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

cân bằng với thiên nhiên”, cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện
chất lượng cuộc sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Richard Register
cho rằng, thành phố sinh thái bền vững là đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng
lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mơ giới hạn được phân cách bởi các
không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi
xe đạp1.
Các tiêu chí xem xét, đánh giá về đô thị sinh thái theo IES (International Ecocity Standard),
gồm các nhóm: i) Cơ cấu đơ thị: về sử dụng đất và kiến trúc đô thị; ii) Giao thông đô thị với thứ
tự ưu tiên: giao thông đi bộ, xe đạp, thang vận, giao thông công cộng bằng xe điện hoặc tàu điện
ngầm, giao thông công cộng bằng xe bus, rồi mới đến xe ô tô con; iii) Năng lượng: sử dụng năng
lượng có thể tái tạo như gió, mặt trời…, hạn chế sử dụng tài ngun khơng tái tạo được, dùng các
giải pháp bảo tồn năng lượng; iv) Xã hội: đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về kiến trúc và thiết kế chỗ
ở và sinh hoạt cho người dân, đảm bảo về giáo dục và việc làm…; v) Nông nghiệp; vi) Quy hoạch
các khu vực đặc thù và các cơng cụ quản lý; vii) Chính sách và thể chế quản lý, và viii) Kinh tế2…
Ở Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp luật3 nào quy định khái niệm cũng như các tiêu chí
cụ thể khi xem xét đánh gía về đơ thị sinh thái. Theo PGS. TS. Lưu Đức Hải, các khái niệm đô thị
sinh thái đầu tiên được tập trung vào sự trao đổi về những hoạt động diễn ra trong đơ thị (vịng
trịn năng lượng, nước, chất thải, khí thải…), cịn các tiêu chí quy hoạch đơ thị sinh thái, theo nhận
định của các nhà nghiên cứu về đơ thị sinh thái có thể được khái quát trên các phương diện: kiến

trúc công trình, sự đa dạng sinh học, giao thơng, cơng nghiệp và kinh tế đơ thị… Với 4 ngun tắc
chính để xây dựng thành phố sinh thái, gồm: i) xâm phạm ít nhất đến mơi trường tự nhiên; ii) đa
dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt động khác của con người; iii) trong điều
kiện có thể, cố giữ cho hệ thống đô thị được khép kín và tự cân bằng; iv) giữ cho sự phát triển dân
số đô thị và tiềm năng môi trường được cân bằng một cách tối ưu (GS.TS. Lê Huy Bá)4.
Theo Nguyễn Trọng Phượng (2008): Đô thị sinh thái là đô thị mà trong quá trình tồn tại và
phát triển của nó khơng làm cạn kiệt nguồn tài ngun thiên nhiên, khơng làm suy thối mơi
trường, khơng gây tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận tiện cho mọi người
sống, sinh hoạt và làm việc trong đô thị.

Bùi Kiến Quốc (2006), Đô thị sinh thái, - truy cập
5/8/2021
2 Lưu Đức Hải (2012). Đô thị sinh thái. Tạp chí Quy hoạch Đơ thị, số 5, 2011. Truy cập ngày 1/8/2021.
3 Ví dụ: Nghị định số 02/2006/NĐ-CP ngày 05/01/2006 của Chính phủ quy định về Quy chế khu đô thị mới,
Nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/05/2009 của Chính phủ về Phân loại đơ thị và Luật Quy hoạch đô thị
(2009) chưa đề cập đến đô thị sinh thái.
4 Lưu Đức Hải (2012). Đô thị sinh thái. Tạp chí Quy hoạch Đơ thị số 5, 2011. Truy cập ngày 1/8/2021.
1

549


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Như vậy, đô thị sinh thái được hiểu là đô thị có nhiều khơng gian xanh, chất lượng mơi trường
xanh, đạt được những tiêu chí về điều kiện và chất lượng mơi trường sống sinh thái, góp phần bảo
đảm sức khoẻ và tiện nghi cho cư dân, hướng tới sự phát triển bền vững của đơ thị đó. Nói cách
khác, đô thị sinh thái luôn hướng đến thiên nhiên và dựa trên các nguyên lí về sinh thái học. Khi
phát triển các mơ hình đơ thị mới cần gắn kết không gian đô thị này với những khu vực lân cận để
đảm bảo sự phát triển đồng bộ và toàn diện. Đây là mơ hình lí tưởng cho sự phát triển bền vững

và bảo vệ môi trường, đảm bảo các chức năng của con người trong một hệ thống sinh thái thuần
khiết.
Theo đó, trong khn khổ bài viết này, với việc sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên
cứu khác nhau như thống kê, phân tích, so sánh, dự báo và trên cơ sở khảo sát thực tế tại thị trấn
Măng Đen, huyện Kon Plơng (2019-2020), nhóm tác giả tập trung phân tích, đánh giá những lợi
thế và bất lợi thế, đề xuất định hướng xây dựng thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon
Tum trở thành “đô thị sinh thái” giai đoạn đến năm 2030.
2. Đánh giá khái quát về lợi thế và bất lợi thế của thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông,
tỉnh Kon Tum
Thị trấn Măng Đen1 có tổng diện tích tự nhiên là 148,07 km2 với 6.913 người (2019), mật độ
dân số là 47 người/km2. Nằm trên vùng đất khá bằng phẳng và rộng, cách trung tâm thành phố
Kon Tum hơn 50 km, là cửa ngõ phía tây của huyện Kon Plơng; phía đơng giáp xã Hiếu, tây giáp
xã Măng Cành, nam giáp huyện Kon Rẫy và tỉnh Gia Lai, bắc giáp xã Măng Cành và xã Ngọk
Tem. Thị trấn Măng Đen là thủ phủ của huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum (UBND huyện Kon
Plông, 2020).
Có thể khái quát một số lợi thế và bất lợi thế trong định hướng xây dựng thị trấn Măng Đen
đến năm 2030 trở thành “đô thị sinh thái” như sau:
2.1. Về lợi thế
i) Thị trấn Măng Đen có nguồn tài nguyên tuyệt vời chưa bị tận khai, với sự khác biệt của
nguồn lực tự nhiên về đất đai, thời tiết, đặc sản và nguồn lực xã hội, đó là bản sắc văn hóa của
vùng đất Tây Ngun.
Diện tích đất nơng nghiệp là 13.656,18 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp là:
1.909,39 ha; đất lâm nghiệp là 11.547,76 ha cộng với điều kiện tự nhiên thuận lợi (đất trồng đa
dạng, khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên) để phát triển nông nghiệp công nghệ cao (phát triển
rau hoa xứ lạnh). Quỹ đất xây dựng trên địa bàn thị trấn Măng Đen có khả năng đáp ứng nhu cầu
cho các dự án đầu tư có quy mơ lớn. Các cơ sở cho sự tăng trưởng dài hạn - hiện đại - đặc sắc của

1

Nghị quyết số 720/NQ-UBTVQH14 ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành

lập thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.

550


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

huyện Kon Plông vẫn được bảo tồn. Sự quan tâm phát triển với mức độ tăng dần cho địa bàn này
mới khoảng 10-15 năm gần đây.
Thị trấn Măng Đen thuộc đỉnh của dãy Trường Sơn, nằm ở độ cao trung bình 1.100 - 1.200
m so với mực nước biển, nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, quanh năm mát mẻ,
nhiệt độ trung bình hàng năm giao động từ 16-22oC, độ ẩm trung bình 82-84%, với rừng nguyên
sinh bao bọc xung quanh, rừng có độ che phủ hơn 82% diện tích tự nhiên. Măng Đen có diện tích
rừng lớn với khoảng 112.000 ha, trong đó rừng thơng cổ thụ rộng lớn dọc theo quốc lộ 24 quy mô
khoảng 4.000 ha. Nơi đây có những cảnh đẹp hoang sơ vẫn lưu giữ được những nét hùng vĩ, tự
nhiên vốn có của nó, có nhiều hồ thác như thác Đăk Ke, thác Pa sỹ, thác Lô Ba…; hồ Toong Dam,
Toong Zởi, Toong Pô, hồ Đăk Ke…; suối đá và cảnh quan thiên nhiên, văn hố bản địa độc đáo;
có nhiều hệ động vật, thực vật quý hiếm sinh sống… Với vị thế là địa phương nằm trong vùng du
lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, đơ thị Măng Đen có nhiều tiềm năng thuận lợi để trở thành khu
du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng cấp quốc gia gắn với nghiên cứu khoa học (UBND huyện Kon
Plơng, 2020).
Là địa danh có nhiều danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử như: di tích lịch sử văn hố
Măng Đen với cụm cứ điểm M11 (đồn A), M12, sân bay Măng Đen, đài tưởng niệm chiến thắng
Măng Đen, chùa Khánh Lâm và Tượng Đức mẹ Măng Đen khá nổi tiếng, thuận lợi để phát triển
du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng. Thị trấn Măng Đen cịn có
truyền thống văn hố lâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số, tạo nên sắc thái độc đáo. Các bản làng
văn hố dân tộc với mơi trường sống cịn lưu giữ được nét sinh hoạt văn hố truyền thống bản địa,
với những nhạc cụ dân gian lâu đời; trang phục bản địa của người Xê Đăng, Mơ Nâm, Ka Dong,
Hrê; văn hố kiến trúc nhà rơng, nhà dài… gắn với không gian núi rừng thiên nhiên. Ẩm thực đặc
sản riêng có của Măng Đen như Heo làng quay, dê núi quay, gà làng nướng với muối tiêu rừng…,

các loại rau xứ lạnh… Dân cư và các giá trị văn hố độc đáo khơng chỉ là tiềm năng phát triển du
lịch mà còn là điều kiện tốt để phát triển kinh tế nói chung. Qua đó, tiếp nhận vốn, công nghệ sản
xuất và công nghệ quản lý thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo ra công ăn việc làm cho người
lao động, chuyển dịch cơ cấu lao động, cho phép mở rộng quy mô sản xuất, phát triển nhiều ngành
nghề mới tạo thêm nhiều sản phẩm có chất lượng cao phục vụ xuất khẩu.
Ranh giới quy hoạch xây dựng đô thị Kon Plông phù hợp với ranh giới hành chính thị trấn
Măng Đen1. Đây là cơ sở quan trọng để có thể phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong phát
triển du lịch, nghỉ dưỡng, là trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, lâm nghiệp, tiểu thủ
công nghiệp phục vụ phát triển du lịch sinh thái. Đồng thời, tạo lập môi trường hấp dẫn đầu tư để
phát triển và xây dựng các công trình kinh tế - xã hội và mở rộng khơng gian đô thị - thị trấn Măng

1Quyết

định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch xây dựng
vùng du lịch sinh thái Măng Đen và Quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến
năm 2030”.

551


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Đen phát huy tốt vai trị đơ thị động lực phát triển của huyện Kon Plơng nói riêng, là hạt nhân thúc
đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng phía Đơng Bắc của tỉnh Kon Tum.
Giáo dục và đào tạo: được quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường học, chương trình
kiên cố hóa trường học, lớp học. Chất lượng giáo dục được nâng cao, đội ngũ giáo viên, cán bộ
quản lý giáo dục đảm bảo về số lượng, hợp lý về cơ cấu. Văn hoá, thể dục, thể thao ngày càng
phong phú, đa dạng hơn; có mơi trường văn hóa đơ thị tiến tới văn minh, hiện đại; chất lượng các
hoạt động văn hóa được nâng cao; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị tinh thần
truyền thống đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa ngày càng cao của nhân dân thị trấn. Một số địa

điểm văn hóa tâm linh, các cơng trình văn hóa được quan tâm, đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu
cầu văn hóa tinh thần của nhân dân.
ii) Thị trấn Măng Đen là đầu mối giao thông và nơi giao thương, trao đổi hàng hóa, dịch vụ
giữa các xã trong huyện Kon Plơng và các địa phương lân cận; là giao điểm giữa đường tỉnh lộ
676 và Quốc lộ 24 (kết nối giao thông tỉnh Kon Tum với tỉnh Quảng Ngãi và cắt ngang tuyến
đường Đông Trường Sơn); thuận lợi trong giao lưu văn hóa, thương mại, phát triển kinh tế - xã
hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các tuyến đường phục vụ du lịch, các tuyến đường nội bộ
và đường khu dân cư trên địa bàn được đầu tư xây dựng mới bằng nhựa thâm nhập và bê tông.
Tổng diện tích mặt đường trong khu vực trung tâm nội thị là 377.990,09 m2; mật độ đường trong
khu vực trung tâm so với đất xây dựng trong khu vực trung tâm là 1,66%; bình qn diện tích đất
giao thơng 235,56 m2/người.
iii) Là đô thị đi sau - thị trấn Măng Đen có thể tiến vượt, ít bị trói buộc bởi những khn khổ,
nề nếp, thói quen cũ; có điều kiện rút kinh nghiệm từ những địa phương có điểm tương đồng đã
thành công hoặc chưa thành công trong phát triển đô thị.
2.2. Bất lợi thế
i) Thị trấn Măng Đen nói riêng, huyện Kon Plơng nói chung giàu tài ngun nhưng nghèo
kinh tế, trình độ phát triển thấp. Tổng gía trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 ước đạt 134,16 tỷ
đồng. Cơ cấu kinh tế nông - lâm - thủy sản: 24,5%; Công nghiệp - Xây dựng: 52,1%; Thương mại
- dịch vụ: 23,4%. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 38 triệu đồng (UBND thị trấn Măng Đen,
2020). Nhìn chung, điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn. Với các lợi thế tĩnh - truyền thống bắt
đầu quá trình phân bổ theo hướng khai thác triệt để trên các điều kiện về đất đai, nguồn nước,
phong cảnh thiên nhiên cho phát triển.
ii) Với xuất phát điểm thấp, nghèo các nguồn lực cơ bản về kinh tế - tài chính, nguồn lực con
người - năng lực đổi mới - sáng tạo, nguồn lực doanh nghiệp; thiếu các điều kiện hạ tầng kết nối
giữa huyện Kon Plông và TP. Kon Tum cũng như các địa phương lân cận. Việc tiếp tục đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đối với thị trấn Măng Đen đòi hỏi nguồn vốn lớn.
iii) Thị trấn Măng Đen (đô thị) mới được thành lập trên cơ sở xã Đắk Long (nông thôn), nơi
đây sẽ tập trung đông dân cư, mật độ dân số cao gồm nhiều thành phần, dẫn đến gia tăng các loại
552



RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

phương tiện tham gia giao thơng, tăng lượng chất đốt, khí thải, nước thải, chất thải rắn... và làm
tăng ô nhiễm môi trường. Lực lượng lao động chủ yếu là phi nông nghiệp, đa ngành, đa lĩnh vực,
là địa bàn hoạt động của các loại thị trường, là nơi hội tụ trao đổi thông tin, sự chênh lệch giàu
nghèo giữa các tầng lớp nhân dân có xu hướng tăng lên.
Như vậy, bên cạnh những lợi thế về thiên nhiên, sinh thái, môi trường và là đô thị “đi sau”...,
phát triển đô thị Măng Đen sẽ đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, bất lợi thế và chúng nằm
trong mọi chiều cạnh được nhìn nhận tích cực. Vì thế, có thể nói Măng Đen có điều kiện cần và
đủ để phát triển thành đô thị sinh thái giai đoạn đến năm 2030.
3. Định hướng phát triển thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông giai đoạn đến năm 2030
Thời gian gần đây, Việt Nam đã chủ động trong việc nghiên cứu kinh nghiệm nước ngồi,
tích cực thử nghiệm và áp dụng các ý tưởng phát triển mơ hình mới với những điều chỉnh phù hợp
để giải quyết các vấn đề của đô thị, kể cả các đơ thị loại nhỏ và trung bình hoặc các khu đơ thị mới
phát triển, mơ hình “đơ thị sinh thái” nhằm tìm kiếm những tiềm năng phát triển dựa trên nguồn
lực sẵn có. Với những lợi thế và bất lợi thế của thị trấn Măng Đen có thể định hướng phát triển đô
thị này đến 2030 như sau:
Thị trấn Măng Đen được xác định là vùng bảo tồn sinh thái, rừng quốc gia, vùng sản xuất
nông nghiệp công nghệ cao, tiểu thủ công nghiệp phục vụ phát triển sinh thái, du lịch, khơng làm
mất đi tính hài hịa với các hệ thống tự nhiên, là vùng trọng điểm phát triển kinh tế phía Đơng Bắc
của tỉnh Kon Tum1; là thủ phủ - trung tâm của huyện Kon Plông, với cấu trúc đô thị hiện đại, trung
tâm phát triển nông nghiệp - công nghệ cao, du lịch bản sắc; tiên phong - dẫn dắt - lan tỏa phát
triển; đầu tàu hội nhập trong phát triển của huyện Kon Plông và đầu mối kết nối phát triển phía
Bắc vùng Tây Nguyên với các địa bàn phát triển ngoài Tây Nguyên. Đến năm 2025, thị trấn Măng
Đen phấn đấu tiệm cận các thị trấn/ thị xã trung bình trực thuộc huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum
về các hạ tầng thiết yếu và những yếu tố cạnh tranh nền tảng; đến năm 2030 phấn đấu trở thành
“đơ thị sinh thái”.
Theo đó, khát vọng phát triển của đô thị Măng Đen là: phát triển nhanh, chất lượng cao, hướng
tới một đô thị cao nguyên đặc sắc - bản sắc đại ngàn (Xanh, Trung thực, Cơng bằng và Phóng

khống) - thơng minh, sánh vai quốc tế, bao gồm:
i) Về kinh tế: là “hạt nhân phát triển”, là tâm điểm/đầu mối kết nối phát triển và là “đầu tàu
kinh tế” - góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kon Plông; là trụ cột tăng
trưởng nhanh và bền vững ở các lĩnh vực nổi bật: nông nghiệp công nghệ cao và du lịch.
ii) Về văn hóa - xã hội: là trung tâm giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, y tế,
văn hóa của huyện Kon Plơng; là điểm đến nổi bật trong bản đồ du lịch Việt Nam.

định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về: “Quy hoạch xây dựng vùng du lịch
sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030”.

1Quyết

553


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

Các mục tiêu đầy tham vọng nêu trên chỉ đạt được nếu: (1) có sự đồng thuận của chính quyền
và nhân dân; (2) sự hợp tác chặt chẽ với các địa phương trong huyện Kon Plơng nói riêng, tỉnh
Kon Tum nói chung; (3) tháo gỡ những “nút thắt” thể chế với sự quan tâm đúng mức của tỉnh Kon
Tum, huyện Kon Plông tập trung dành nguồn lực cần thiết cho thị trấn Măng Đen - tạo đột phá
phát triển cũng như các xã khác trong huyện phát triển nhanh hơn, thu hẹp khoảng cách phát triển.
Vì vậy, định hướng xây dựng thị trấn Măng Đen trở thành “đô thị sinh thái” với kết cấu hạ
tầng đồng bộ, hiện đại, thân thiện với môi trường, liên kết và phân bố hợp lý trên địa bàn, xâm
phạm ít nhất đến mơi trường tự nhiên; đa dạng hóa việc sử dụng đất, chức năng đô thị và các hoạt
động khác của con người; xây dựng hệ thống đơ thị được khép kín và tự cân bằng; giữ cho sự phát
triển dân số đô thị và tiềm năng của môi trường được cân bằng một cách tối ưu, đảm bảo để đô thị
phát triển theo hướng bền vững. Tính hiện đại và phát triển theo hướng bền vững là đặc trưng nổi
bật của đô thị Măng Đen - với tư cách là một đô thị thuộc huyện Kon Plông, thể hiện qua các yếu
tố chủ yếu sau:

i) Thể chế vận hành đơ thị có “đẳng cấp” vượt trội, bảo đảm minh bạch, công khai và cơng
bằng; thực hiện thơng qua bộ máy chính quyền đô thị. Cơ cấu kinh tế định hướng phát triển với
nông nghiệp công nghệ cao, du lịch. Gắn với cơ cấu kinh tế là hệ thống hạ tầng kết nối (giao thông
- thông tin) hiện đại.
ii) Đô thị Măng Đen là “đơ thị sinh thái” có bản sắc văn hóa, tính nhân văn (nghĩa tình và
nghĩa hiệp), hịa hợp với môi trường thiên nhiên, là đô thị “xanh” (sinh thái), sử dụng năng lượng
sạch/hiệu quả (năng lượng mặt trời, năng lượng gió…), một đơ thị “đáng sống”, có sức hấp dẫn
mạnh mẽ với tầng lớp trung lưu.
iii) Dân cư đô thị: có phong cách sống văn minh - văn hóa, với quy mô dân số và cơ cấu dân
cư hợp lý (không bị quá tải, chất lượng cao).
iv) Các điều kiện bảo đảm: giao thông kết nối hiện đại và thơng suốt từ hệ thống đường giao
thơng hiện có được nâng cấp. Khơng có sự phân biệt địa giới hành chính và khơng có nút thắt tắc
nghẽn giao thương. Là đơ thị dẫn đầu đổi mới sáng tạo, hình thành và kết nối các chức năng phát
triển kinh tế - xã hội giữa các xã trên địa bàn huyện Kon Plông cũng như tỉnh Kon Tum.
Để xây dựng thị trấn Măng Đen trở thành “đô thị sinh thái”, hiện đại và theo hướng bền vững,
cần thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp, có thể bao gồm:
Một là, đảm bảo quy hoạch, thiết kế, đầu tư và quản lý đơ thị Măng Đen một cách tồn diện
và tích hợp, chuyển từ những mục tiêu đơn lẻ và ngắn hạn sang các giải pháp tổng thể, đa mục tiêu
và dài hạn. Ví dụ, có thể quy hoạch khu vực phía Bắc là trung tâm hành chính của huyện Kon
Plơng - về cơ bản giữ nguyên, cải tạo và chỉnh trang về kiến trúc tạo sự thống nhất và có bản sắc
của vùng Tây Nguyên. Khu vực phía Nam phát triển trung tâm mới (thị trấn Măng Đen) bao gồm:
khu vực hành chính, thương mại, dịch vụ và các khu vực chức năng với quan điểm: Xây dựng mật
độ cao và các cơng trình có khối tích lớn trong khu vực trung tâm thương mại; các khu vực ở và
554


RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT

dịch vụ du lịch khác xây dựng có mật độ thấp để đảm bảo khơng gian cây xanh. Khu vực nơng
thơn áp dụng mơ hình khu dân cư khu vực nông thôn với 3 loại: Mơ hình dân cư nơng nghiệp, mơ

hình dân cư lâm nghiệp, và mơ hình kinh tế trang trại nơng nghiệp. Khu vực phía Tây giáp khu
vực nội thị tập trung phát triển du lịch. Ngoài ra là vùng sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp công
nghệ cao1.
Hai là, chất lượng cuộc sống của cư dân trên địa bàn được nâng cao; thực hiện chính sách
cũng như đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, các chính sách bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cho người
dân; hồn thiện mạng lưới y tế cơ sở… làm cơ sở quan trọng cho hoạt động đô thị mang lại hiệu
quả cao hơn, từng bước góp phần xây dựng nên bản sắc hiện đại của đô thị Măng Đen trong mối
tương quan với các đô thị của các huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum cũng như các địa phương khác
của khu vực Tây Nguyên.
Ba là, sử dụng đất hợp lý (hài hòa giữa quy mơ dân số với diện tích đơ thị để có phương án kiến
trúc, xây dựng và cơ sở hạ tầng phù hợp), bố trí các cơng trình cơng cộng như: công viên cây xanh
với không gian mở, sân vận động thể dục - thể thao, hành lang cho người đi bộ - xe đạp,… dọc trên
tuyến đường và khu vực trung tâm huyện, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, khu nhà ở mới,
khu chợ... góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Nâng cấp hệ thống giao thơng hiện có,
phương tiện giao thơng đa dạng gắn kết các khu dân cư cũ với các khu quy hoạch mới trên địa bàn
thị trấn Măng Đen... chính là một trong những yếu tố tạo nên bản sắc của “đơ thị sinh thái”.
Bốn là, phát triển hài hồ các thiết chế văn hoá trên địa bàn, kết hợp giữa các yếu tố hiện đại
và truyền thống, chú trọng kế thừa tính địa phương và tính văn hố, lịch sử đặc thù của đơ thị với
việc duy trì các làng đồng bào dân tộc nằm trong khu vực thị trấn Măng Đen. Bảo tồn và phát huy
bản sắc văn hoá tốt đẹp của các dân tộc; xây dựng đời sống văn hố mới. Sự đa tầng văn hóa và
lịch sử được kết hợp khi xây dựng các cơng trình và cách thức mà sự đa tầng này là hiện thân cho
các nghi thức của con người sống trong những thắng cảnh giàu bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên.
Năm là, mơ hình “đơ thị sinh thái” cần được xem như một phương thức quản lý quy hoạch
đô thị nhằm phát triển kinh tế song song với bảo tồn môi sinh, môi trường, nâng cao chất lượng
cuộc sống… với mục tiêu góp phần tăng trưởng kinh tế đơ thị.
4. Kết luận
Xét về vị trí, về chiến lược, thị trấn Măng Đen có nhiều ưu thế trong xây dựng đơ thị giai
đoạn đến năm 2030 theo mơ hình “đơ thị sinh thái”, hiện đại và là hạt nhân liên kết/lan toả phát
triển trên địa bàn huyện Kon Plông đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững, đạt được các giá trị về
văn hóa, văn minh và tạo nên sự độc đáo riêng. Trở thành “đô thị sinh thái” cần được bắt nguồn

từ sự đồng thuận của người dân, của toàn xã hội. Cư dân sống trong các khu dân cư, khu đô thị

1

Định hướng đầu tư phát triển sản xuất nhóm cây trồng rau hoa quả cao cấp; một số loại cây thực phẩm, cây
dược liệu quý hiếm, như rau, hoa, cà phê xứ lạnh, sâm Ngọc linh và các loại cây dược liệu khác...

555


QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG

mới có thể chủ động thiết lập và phát huy bản sắc đơ thị. Theo đó, họ cần thấy mình là một phần
quan trọng của đô thị và nơi họ đang sống là mục tiêu cần thiết trong xu thế phát triển đô thị hiện
nay. Hệ thống hạ tầng, cấu trúc nhà ở tận dụng không gian, hệ thống dịch vụ, cùng môi trường tự
nhiên đáp ứng các điều kiện xây dựng đô thị phát triển… Đặc biệt, để “đô thị sinh thái” Măng
Đen có thể tạo nên bản sắc riêng vốn có của nó, bản sắc con người và bản sắc tự nhiên phải được
kết hợp một cách hài hịa, theo đó cần có hệ thống quy hoạch minh bạch, tinh thần hợp tác và tầm
nhìn trong quản lý đô thị hiện đại hướng đến sự phát triển bền vững.

Tài liệu tham khảo
1. Đảng bộ huyện Kon Plông (2020), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện Kon
Plông nhiệm kỳ 2015-2020 và phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025, Kon Plông.
2. Nguyễn Trọng Phượng (2008), Môi trường đô thị, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
3. Quyết định số 298/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về: “Quy hoạch
xây dựng vùng du lịch sinh thái Măng Đen và quy hoạch chung đô thị Kon Plông, huyện Kon
Klông, tỉnh Kon Tum đến năm 2030”.
4. Nghị quyết số 720/NQ-UBTVQH14 ngày 16 tháng 7 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội về việc thành lập thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
5. Lưu Đức Hải (2012), “Đô thị sinh thái”, Tạp chí Quy hoạch Đơ thị, số 5, 2011.

Truy cập ngày 1/8/2021.
6. UBND huyện Kon Plông (2020), Số liệu thống kê kinh tế - xã hội huyện Kon Plông, tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2015-2020, Kon Klông.
7. UBND thị trấn Măng Đen (2020), Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH,
QPAN năm 2020; kế hoạch phát triển KT-XH, QPAN năm 2021, Kon Plông.
8. />rable/note4.htm, 18/08/2006.
9. Bùi Kiến Quốc (2006). Đô thị sinh thái. truy cập ngày 5/8/2021.

556



×