Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Nhận thức và ý định phân loại rác của sinh viên chương trình Quản lý tài nguyên môi trường và đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.45 KB, 7 trang )

NHẬN THỨC VÀ Ý ĐỊNH PHÂN LOẠI RÁC CỦA SINH VIÊN
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ TÀI NGUN MƠI TRƯỜNG VÀ ĐẤT ĐAI
Nguyễn Thị Loan1
1. Khoa Khoa học Quản lý. Email: ,

TÓM TẮT
Thông qua việc khảo sát sinh viên ngành Quản lý tài ngun mơi trường và đất đai bằng
hình thức online, bảng hỏi được lập ra với 26 câu hỏi liên quan đến Nhận thức và kiến thức
của sinh viên về vấn đề môi trường, Điều kiện vật chất của nhà trường, Quy định của nhà
trường về phân loại rác, Công tác tuyên truyền của nhà trường về việc phân loại rác và sự
thuận tiện/bất tiện trong quá trình phân loại rác ảnh hướng đến ý định của sinh viên. Tổ chức
khảo sát cỡ mẫu là 210 sinh viên đại diện cho 444 sinh viên ngành với độ tin cậy được chọn là
95%. Nghiên cứu đã phân tích được nhận thức của sinh viên ngành về phân loại rác chủ yếu
từ việc giảng viên lồng ghép hướng dẫn vào giảng dạy (37%), thông qua trang mạng xã hội là
35% và thông qua các cuộc thi do nhà trường tổ chức là 28%. Đồng thời phân tích tỉ trọng %
các yếu tố ảnh hưởng đến ý định phân loại rác của sinh viên ngành Quản lý tài nguyên môi
trường và đất đai, từ đó đề xuất một số giải pháp thúc đẩy sinh viên tham gia phân loại rác.
Từ khóa: Ý định, phân loại rác, sinh viên
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tại trường đại học Thủ Dầu Một, với quy mô của trường là 16.000 sinh viên và 1000 sinh
viên sau đại học chưa kể các giảng viên và lao công đang làm việc tại trường (Thống kê đào
tạo của trường đại học Thủ Dầu Một). Với số lượng sinh viên đang theo học tại trường, lượng
rác phát sinh rất nhiều từ các hoạt động ăn uống trong giờ nghỉ giải lao. Nếu sinh viên khơng
có ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, khơng có kiến thức và ý định thực hiện phân loai rác tại
nguồn thì lượng rác này sẽ trở thành gánh nặng nhà trường và mơi trường xung quanh.
Chính vì vậy, việc áp dụng mơ hình phân loại rác tại nguồn đối với trường đại học Thủ
Dầu Một là vô cùng cần thiết để góp phần làm giảm chi phí xử lý rác, tiết kiệm nguồn tài nguyên
và làm giảm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Để việc áp dụng mơ hình phân loại rác tại nguồn
hiệu quả, cần nghiên cứu về nhận thức và ý định thực hiện phân loại rác của sinh viên, từ đó
giúp nhà trường có những phương án áp dụng mơ hình này tốt hơn.
Vì những lý do này, tác giả thực hiện nghiên cứu “ Nhận định và ý định phân loại rác tại


nguồn của sinh viên chương trình Quản lý Tài nguyên môi trường và đất đai”. Nghiên cứu sử
dụng công cụ khảo sát để thực hiện, từ đó đánh giá nhận thức và ý định phân loại rác của sinh
viên chương trình Quản lý Tài ngun mơi trường và đất đai nói riêng, đồng thời đưa ra những
giải pháp góp phần nâng cao ý định phân loại rác của sinh viên trường Đại học Thủ Dầu Một
nói chung
398


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách khảo sát các sinh viên đang theo học tại trường
đại học Thủ Dầu Một
Theo Yamane Taro (1967), khi biết quy mô tổng thể, cỡ mẫu được tính theo cơng thức:
n=

N
1+ N *e

2

Trong đó:
n: Kích thước mẫu cần xác định
N: Quy mơ tổng thể
e: Sai số cho phép (Lựa chọn sai số là 0.05)
Như vậy, với quy mô tổng thể là 444 sinh viên ngành Quản lý Tài nguyên Môi trường và
Đất đai thì cỡ mẫu là 210 hồn tồn đáp ứng được kích thước mẫu tối thiểu.
Tương ứng với mỗi thang đo, có nhiều biến quan sát (Câu hỏi) được sử dụng để đo lường,
cụ thể được thể hiện ở bảng 2.1
Bảng 2.1 Câu hỏi khảo sát tương ứng từng thang đo
THANG ĐO


NHẬN THỨC
VÀ KIẾN THỨC

ĐIỀU KIỆN
VẬT CHẤT

QUY ĐỊNH
NHÀ TRƯỜNG

CÔNG TÁC
TUYÊN
TRUYỀN

SỰ BẤT TIỆN

Ý ĐỊNH
PHÂN LOẠI
RÁC

BIẾN QUAN SÁT (CÂU HỎI)
Anh/Chị đã biết cách phân loại rác?
Anh/Chị đã từng tham gia chương trình phân loại rác?
Anh/Chị cảm thấy phân loại rác tại nguồn là việc làm hữu ích
Phân loại rác dễ thực hiện
Theo Anh/Chị rác thải là một nguồn tài nguyên nếu chúng ta biết cách thu
hồi và tái sử dụng chúng
Số lượng thùng rác trong trường là đủ để đáp ứng nhu cầu bỏ rác của sinh viên
Bảng hướng dẫn phân loại ở khu vực bỏ rác rõ ràng và dễ hiểu
Thùng rác phân loại được chia theo màu (xanh lá, vàng, cam…)

Thùng rác đủ to để chứa toàn bộ rác mà khơng bị tràn ra ngồi
Thùng rác được bố trí một cách thuận tiện cho cho việc bỏ rác của sinh viên
Nhà trường có quy định về phân loại rác
Bạn sẽ phân loại rác nếu nhà trường bắt buộc
Quy định về phân loại rác có ảnh hưởng đến ý định phân loại rác của bạn
Thông qua Internet, đặt biệt là các trang mạng xã hội
Qua các hoạt động, các cuộc thi do trường tổ chức
Giảng viên lồng ghép hướng dẫn phân loại rác vào giờ học
Công tác tuyên truyền tác động tích cực đến ý định phân loại rác của
Anh/Chị
Việc phân loại rất khó khăn và phức tạp dù đã có bảng hướng dẫn
Việc phân loại rác tốn nhiều thời gian
Số lượng thùng rác phân loại được bố trí khơng đồng đều giữa các điểm
phân loại
Màu của thùng rác phân loại không thống nhất giữa các nơi
Anh/Chị sẽ thực hiện phân loại rác tại nguồn
Anh/Chị sẽ tuyên truyền cho bạn bè cũng phân loại rác

399

KÝ HIỆU
NT1
NT2
NT3
NT4
NT5
ĐK1
ĐK2
ĐK3
ĐK4

ĐK5
QĐ1
QĐ2
QĐ3
TT1
TT2
TT3
TT4
BT1
BT2
BT3
BT4
YD1
YD2


2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 26 để tiến hành phân tích dữ liệu đã được thu thập
bằng mẫu khảo sát. Tính tốn hệ số Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo.
Theo đó:
Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo thì thang đo cần phải có tối thiểu là ba biến đo
lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng [0,1] (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến – tổng (hiệu chỉnh) > 0.3 thì biến đó đạt
u cầu (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Một thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s Alpha biến thiên trong khoảng [0.7
– 0.8]. Tuy nhiên, đối với các nghiên cứu sơ bộ, nếu Cronbach’s Alpha > 0.6 thì thang đo đó
cũng có thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy (Nguyễn Đình Thọ, 2011).
Kết quả tiếp tục được sử dụng để phân tích sau khi kiểm định độ tin cậy đạt.
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phi xác suất, tiến hành gởi link Google form

cho sinh viên các lớp thơng qua lớp trưởng, nhóm lớp, cố vấn học tập. Tác giả thu thập thông
tin của 210 sinh viên bao gồm 47 sinh viên năm 1 chiếm 22%, 27 sinh viên năm 2 chiếm 18%,
69 sinh viên năm 3 chiếm 33% và 57 sinh viên năm 4 chiếm 27%.
3.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Sử dụng SPSS 26, tiến hành kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha, cho kết quả như
bảng 3.1
Bảng 3.1: Kiểm định độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Biến quan sát

Trung bình thang đo
nếu loại biến

Phương sai thang đo
nếu loại biến

Tương quan
biến tổng

Cronbach’s Alpha
nếu loại biến này

Nhận thức và kiến thức:  = .816
NT1
15.71
NT2
16.49
NT3
15.46
NT4
15.82

NT5
15.44

9.525
10.097
9.086
9.425
9.546

.703
.380
.677
.662
.681

.755
.858
.785
.764
.760

Điều kiện vật chất:  = .997
DK1
21.81
DK2
21.94
DK3
21.39
DK4
21.82

DK5
21.73

3913.141
3923.782
3898.378
3922.121
3917.202

.996
.995
.981
.993
.997

.996
.997
.998
.997
.996

Quy định của nhà trường:  = .994
QD1
11.41
QD2
10.92
QD3
11.29

991.825

982.840
985.110

.990
.977
.996

.990
.999
.986

Công tác tuyên truyền:  = .998

400


TT1
TT2
TT3
TT4

16.62
16.87
16.56
16.44

2224.005
2228.519
2226.331
2220.955


.999
.988
.998
.995

.996
.999
.997
.997

Sự bất tiện:  = .998
BT1
BT2
BT3
BT4

15.05
15.21
15.13
14.84

2168.547
2171.635
2154.197
2170.332

.998
.995
.995

.989

.996
.997
.997
.998

261.460
259.510

.999
.999

Ý định phân loại:  = .999
YD1
6.03
YD2
5.96

Nguồn: Kết quả xử lý từ dữ liệu điều tra của tác giả
Dựa vào bảng tổng hợp kết quả phân tích Cronbach’s Alpha của các thang đo ý định phân
loại rác, ta thấy:
Thang đo “Nhận thức và kiến thức” gồm có 05 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là
0.816 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng trong các thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy.
Thang đo “Nhận thức và kiến thức” đáp ứng đủ độ tin cậy và đủ điều kiện để phân tích.
Thang đo “Điều kiện vật chất” gồm có 05 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.997
> 0.6 và hệ số tương quan biến tổng trong các thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo
“Điều kiện vật chất” đáp ứng đủ độ tin cậy và đủ điều kiện để phân tích.
Thang đo “Quy định của nhà trường” gồm có 03 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha
là 0.994 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng trong các thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy.

Thang đo “Quy định của nhà trường” đáp ứng đủ độ tin cậy và đủ điều kiện để phân tích.
Thang đo “Cơng tác tun truyền” gồm có 04 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là
0.998 > 0.6 và hệ số tương quan biến tổng trong các thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy.
Thang đo “Công tác tuyên truyền” đáp ứng đủ độ tin cậy và đủ điều kiện để phân tích.
Thang đo “Sự bất tiện” gồm có 04 biến quan sát. Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.998 > 0.6
và hệ số tương quan biến tổng trong các thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo “Sự
bất tiện” đáp ứng đủ độ tin cậy và đủ điều kiện để phân tích.
Thang đo “Ý định phân loại” có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.999 > 0.6 và hệ số tương
quan biến tổng trong các thang đo > 0.3 nên đảm bảo độ tin cậy. Thang đo “Ý định phân loại”
đáp ứng đủ độ tin cậy và đủ điều kiện để phân tích.
3.2 Ý định phân loại rác của sinh viên ngành Quản lý tài nguyên môi trường đất đai
và các yếu tố ảnh hưởng
Với Cỡ mẫu 210, lượng sinh viên đã từng tham gia chương trình phân loại rác là 86, chưa
từng tham gia là 57 sinh viên và 67 bạn sinh viên phân vân đã tham gia hay chưa tham gia.
Về Nhận thức của sinh viên
Qua khảo sát, có đến 174 trong tổng số 210 sinh viên được khảo sát chiếm tỉ lệ 82.85%
đều đồng ý rằng phân loại rác tại nguồn là việc làm hữu ích, và 176 sinh viên chiếm tỉ lệ
83.8%.cho rằng rác là một nguồn tài nguyên nếu biết cách thu hồi và tái sử dụng chúng.
401


Về Công tác tuyên truyền

28%
37%

35%

Giảng viên


Internet

Các hoạt động, cuộc thi do trường tổ chức

Biểu đồ 3.1: Cách thức tiếp cận thơng tin (Tác giả thực hiện)
Từ biểu đồ, có thể thấy kênh thông tin mà sinh viên tiếp cận dễ dàng và thuận tiện nhất
là từ giảng viên với 37%, tiếp đó là thơng qua Internet với 35%, cuối cùng là tiếp cận từ các
hoạt động, cuộc thi do trường tổ chức với 28%. Như vậy, thông tin về phân loại rác được sinh
viên tiếp cận gần như trải đều cho từng cách thức. Chính vì vậy, khơng những giảng viên chun
mơn có trách nhiệm truyển tải đến sinh viên những kiến thức về phân loại rác, mà từ phía nhà
trường, thông qua việc tổ chức nhiều hoạt động trong lĩnh vực môi trường cũng tác động rất lớn
đến sinh viên, bên cạnh đó, cần thơng tin tuyền truyền mạnh mẽ về việc phân loại rác thông qua
mạng xã hội, fanpage của trường để sinh viên tiếp cận những kiến thức về phân loại rác một
cách dễ dàng và rộng rãi.
Về cơ sở vật chất
Nhiều thùng rác khác màu nhau

17%

Thùng rác được bố trí thuận tiện

26%

18%
20%

Số lượng thùng rác đáp ứng
được nhu cầu bỏ rác của sinh
viên
Bảng hướng dẫn rõ ràng và dễ

hiểu

19%

Thùng rác đủ to để chứa toàn bộ
rác mà khơng bị tràn ra ngồi

Biểu đồ 2.2: Cơ sở vật chất (Tác giả thực hiện)
402


Yếu tố thuộc về cơ sở vật chất tác động nhiều nhất đến ý định phân loại rác của các bạn
sinh viên là “thùng rác khác màu nhau” với tỷ lệ 26%, “thùng rác phải được bố trí thuận tiện
cho việc bỏ rác của sinh viên” chiếm tỷ lệ 20%, “số lượng thùng rác đáp ứng được nhu cầu bỏ
rác của sinh viên” chiếm tỷ lệ 19%.
Hai yếu tố ít tác động nhất là “bảng hướng dẫn rõ ràng và dễ hiểu” và “thùng rác phải đủ
to để chứa toàn bộ rác mà khơng bị tràn ra ngồi” lần lượt chiếm tỷ lệ 18% và 17%. Chính vì
vậy, việc bố trí các thùng rác khác màu nhau có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành ý định
phân loại rác của sinh viên. Bản chất của việc phân loại rác phải bao gồm những thùng rác khác
màu nhau, do đó, để hình thành ý định phân loại rác cho sinh viên, cần trang bị các thùng rác
đúng theo hướng dẫn tại các điểm bỏ rác.
Về sự bất tiện
Việc phân loại rác gặp nhiều
khó khăn dù đã có bảng
hướng dẫn

25%

32%


Việc phân loại tốn nhiều thời
gian
21%
22%

Số lượng thùng rác phân loại
được bố trí khơng đồng đều
giữa các điểm phân loại
Màu của thùng rác phân loại
không đồng nhất tại các nơi

Biểu đồ 2.3: Sự bất tiện (Tác giả thực hiện)
Sinh viên nhận định, tại các điểm phân loại, khơng có sự đồng nhất việc bố trí các thùng
rác khác màu nhau để có thể thực hiện việc phân loại, chiếm 32%, việc phân loại rác gặp nhiều
khó khăn dù đã có bảng hướng dẫn có tác động mạnh nhất đến ý định phân loại rác của sinh
viên, chiếm 25%. Hai yếu tố tác động ít hơn bao gồm “số lượng thùng rác phân bổ không đồng
đều giữa các điểm phân loại” và “việc phân loại tốn nhiều thời gian”.
Như vậy có thể thấy, sinh viên đang cảm thấy bất tiện khi việc bố trí màu của thùng rác
tại các điểm phân loại khơng đồng nhất và việc phân loại đang gặp khó khăn khi sinh viên chưa
thực sự thành thục khi phân loại rác, dẫn đến mất thời gian và cảm thấy không muốn thực hiện.
3.3. Đề xuất một số giải pháp giúp gia tăng ý định phân loại rác của sinh viên
Thông qua các kết quả khảo sát, và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tác giả đề xuất
một số giải pháp giúp gia tăng ý định phân loại rác của sinh viên, tạo tiền đề để đưa ra quyết
định thực hiện hành động.
- Giảng viên rất có ảnh hưởng đến các bạn sinh viên trong việc định hướng sinh viên, vì
vậy giảng viên cần tiếp tục lồng ghép vào nội dung môn học những kiến thức bảo vệ môi trường
cũng như các kiến thức về phân loại rác, hướng dẫn và cho sinh viên quan sát, thực hành thực
tế tại trường.
403



- Nhà trường tiếp tục trang bị đầy đủ và đồng bộ màu sắc cho các thùng rác phục vụ cho
việc phân loại. Bố trí các điểm bỏ rác một cách thuận tiện để rút ngắn khoảng cách di chuyển
của các bạn sinh viên trong việc bỏ rác, từ đó giúp các bạn tiết kiệm được thời gian di chuyển.
- Thiết kể bảng hướng dẫn rõ ràng, cụ thể, sử dụng hình ảnh minh họa gần với loại rác
sinh viên thường xuyên thải bỏ để việc phân loại dễ dàng hơn. Có thể sử dụng hình ảnh thực tế
để sinh viên dễ dàng tiếp cận.
- Cần trang bị các thùng rác có thể tích đủ to để chưa rác, đồng thời tổ chức thu gom, tập
kết rác sau mỗi giờ ra chơi để tránh tình trạng rác bị tràn ra ngồi. Việc rác tràn ra ngồi hay
thùng rác khơng đủ chứa cũng làm ảnh hưởng tiêu cực đến ý định phân loại rác của sinh viên
- Thường xuyên đăng tải lên trang fanpage của trường, khoa, ngành những thông tin,
hướng dẫn, hình ảnh phân loại rác trong khn viên trường để nâng cao tinh thần, ý định phân
loại rác của sinh viên.
- Tổ chức nhiều hơn những cuộc thi về môi trường, tạo hiệu ứng đám đông cho sinh viên.
4. KẾT LUẬN
Thơng qua kết quả khảo sát, một phần nhìn nhận được thực trạng nhận thức của sinh viên
ngành Quản lý tài nguyên môi trường và đất đai về việc phân loại rác tại nguồn, đồng thời tìm
ra các yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến việc hình thành ý định phân loại rác của sinh viên ngành
và tiến tới quyết định hành động, cụ thể việc bố trí thùng rác có nhiều màu khác nhau một cách
đồng bộ và bố trí tại những vị trí thuận tiện sẽ làm gia tăng ý định phân loại rác của sinh viên.
Song song đó là tuyên truyền kiến thức về phân loại rác đến sinh viên thông qua những kênh
thông tin như Giảng viên lồng ghép và giảng dạy, kênh Fanpage của trường, khoa, ngành và
lớp, bên cạnh đó, cần tổ chức nhiều cuộc thi liên quan đến môi trường để sinh viên tìm hiểu và
tham gia, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ mơi trường cho sinh viên ngành nói riêng và sinh viên
tồn trường nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phùng Khánh Chuyên và Ngô Vân Thụy Cẩm (2010). Nghiên cứu xây dựng mơ hình phân loại rác
tại nguồn trong trường học tại thành phố Đà Nẵng. Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Đà
Nẵng, 5(40), 39-45
2. Nguyễn Thanh Hiệp (2019). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định của người dân

trong hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương (Luận văn
thạc sĩ), Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
3. Nguyễn Đức Phương (2019). Nghiên cứu những yếu tố tác động đến ý định phân loại chất thải rắn
sinh hoạt của người dân trên địa bàn Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh ( Luận văn thạc sĩ), Trường
Đại học Kinh tế TP.HCM.
4. Nguyễn Đình Thọ(2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội
5. Hoàng Trọng - Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB Hồng
Đức, Đại học Kinh tế TPHCM
6. Yamane, Taro. (1967). Statistics: An Introductory Analysis, 2nd Edition, New York: Harper and Row.

404



×