VAI TRỊ CỦA NGOẠI GIAO KÊNH 2 ĐỐI VỚI TÌNH HÌNH AN NINH
– CHÍNH TRỊ KHU VỰC ASEAN
Lê Thị Bích Ngọc1
1. Ngành Quan hệ quốc tế. Email:
TÓM TẮT
ASEAN là một tổ chức có sự đa dạng về thể chế chính trị, đặc điểm văn hố cũng như
trình độ phát triển kinh tế - xã hội. Trong những năm qua, bên cạnh kênh ngoại giao chính thức
(Kênh 1), thì ngoại giao học giả (Kênh 2) ngày càng thể hiện quan trọng trong việc duy trì và
tăng cường tình đồn kết lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Hình thức đối thoại,
tiếp cận khơng chính thức, tơn trọng sự đa dạng của Kênh 2 được đánh giá là phù hợp với
“phương cách ASEAN”. Trước sự biến đổi không ngừng của tình hình an ninh, chính trị trên
thế giới và khu vực, ASEAN càng có nhu cầu tăng cường hoạt động ngoại giao Kênh 2 giữa
các nước thành viên với nhau; cũng như giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực, góp
phần duy trì hồ bình và nâng cao vị thế của ASEAN trên trường quốc tế. Bài viết nhằm tìm
hiểu khái niệm, vai trị của ngoại giao Kênh 2 trong các vấn đề an ninh – chính trị ở khu vực
Đơng Nam Á nói riêng và Châu Á – Thái Bình Dương nói chung.
Từ khố: ASEAN; An ninh – chính trị; Ngoại giao Kênh 2.
MỞ ĐẦU
Mùa thu năm 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập. Qua 55
năm tồn tại và phát triển, ASEAN ngày càng lớn mạnh, trở thành một tổ chức khu vực có vai trị
quan trọng trong các vấn đề khu vực và quốc tế. Trong tuyên bố thành lập ASEAN năm 1967,
dường như kinh tế văn hóa và xã hội là trọng tâm hợp tác của ASEAN. Các mục tiêu được đề cập
trong bản Tuyên bố Bangkok chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực này. Chỉ có một mục tiêu đề cập
phần nào đến hợp tác an ninh – chính trị bằng cụm từ “góp phần thúc đẩy hịa bình và ổn định
khu vực bằng việc tơn trọng công lý và nguyên tắc luật pháp” (ASEAN, 2022). Tuy nhiên, trên
thực tế lại cho thấy sự hợp tác về an ninh - chính trị mới chính là động lực chính khiến cho các
nước trong khu vực Đơng Nam Á cần phải thay đổi quan điểm, tư duy, xóa bỏ những bất đồng,
tiến tới liên kết lại với nhau, từ đó dẫn đến sự ra đời của ASEAN, như lời tuyên bố của Ngoại
trưởng Indonesia Adam Malik vào năm 1974 “Mặc dù ASEAN là một tổ chức ra đời nhằm thúc
đẩy hợp tác kinh tế, xã hội và văn hóa, và cũng không nghi ngờ đây là những lĩnh vực hợp tác
trọng tâm. Tuy nhiên, chính mối quan tâm về an ninh và lo lắng về chính trị mới là động lực chủ
yếu để năm nước Đông Nam Á hội nhập vào ASEAN” (Duong L.T, tr.437-457, 2007).
1. NHU CẦU THIẾT LẬP KÊNH 2 CỦA ASEAN
ASEAN ra đời trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt. Trong bối cảnh đó, đối thoại là phương
thức cơ bản giúp các nước Đông Nam Á có thể xích lại gần nhau, gác lại những bất đồng, mâu
501
thuẫn, tìm kiếm sự hợp tác vì những mục tiêu chung phù hợp với lợi ích của từng quốc gia cũng
như của cả khu vực.
Bên cạnh đó, do đặc điểm của Hiệp hội ASEAN là một tổ chức liên chính phủ chứ không
phải là một tổ chức siêu quốc gia, cho nên ASEAN khơng có quyền lực bao trùm lên chủ quyền
tất cả các quốc gia thành viên. Mà mọi quyết định của ASEAN đều phải dựa trên sự đồng thuận,
nhất trí và tham gia của tất cả các nước thành viên. Với đặc điểm này, ASEAN khác với các tổ
chức khu vực khác như : Liên minh Châu Âu (EU), Liên minh Châu Phi (AU). Đây là các tổ
chức vừa có thành tố hợp tác liên chính phủ, vừa tạo ra các thể chế siêu quốc gia, được thể chế
hóa bằng pháp luật cụ thể, có quyền thực thi buộc tất cả các nước thành viên phải tuân theo.
Ngoài ra, ASEAN còn là một tổ chức đa dạng về lịch sử, văn hóa, dân tộc, ngơn ngữ, tơn giáo,
thể chế, trình độ phát triển kinh tế; cơ chế của ASEAN cịn khá lỏng lẻo bởi khơng có sự ràng
buộc về pháp lý, mà chủ yếu chỉ dựa vào tinh thần hợp tác tự nguyện, sự nỗ lực của các thành
viên để tạp ra sự phối hợp nhịp nhàng trong hành động, và sự kết dính giữa các thành viên
ASEAN thường khơng cao. Đặc biệt, trong q trình hoạt động, ASEAN vận hành và ra quyết
sách thông qua các hội nghị, từ hội nghị cấp cao đến hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành. Do
những khác biệt như vậy, cho nên để đạt được sự đồng thuận, nhất trí của các nước thành viên
ASEAN cũng như sự thống nhất trong đa dạng thì bên cạnh những hoạt động ngoại giao chính
thức của chính phủ cần phải có các q trình vận động, giải thích để các nước thành viên thơng
qua, phải có sự thường xuyên trao đổi, giao lưu để đảm bảo kế hoạch hợp tác. Trong bối cảnh
đó, một cơ chế hợp tác phi chính phủ ra đời là cần thiết và nó cũng góp phần thúc đẩy việc thực
hiện những nguyên tắc hoạt động cơ bản của ASEAN phù hợp với “phương cách ASEAN”52.
2. KHÁI NIỆM NGOẠI GIAO KÊNH 2
Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành đàm phán, thương lượng giữa những người đại
diện cho một nhóm hay một quốc gia, nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc mình trên trường
quốc tế. Trong hệ thống chính trị quốc tế hiện nay, quốc gia vẫn được xem là chủ thể chính chi
phối quan hệ quốc tế. Song hành với sự thống trị của quốc gia trong nền chính trị quốc tế là nền
ngoại giao truyền thống. Chính phủ được xem là cơ quan duy nhất có quyền hoạch địch chính
sách, thực thi cơng tác đối ngoại. Vì vậy, ngoại giao mang tính chính thức ln thể hiện bản
chất chính trị cũng như ln đảm bảo những lợi ích của giai cấp cầm quyền.
Xử lý công việc quốc gia là nhiệm vụ của ngoại giao chính thức, chính phủ. Tuy nhiên,
dưới tác động của xu thế toàn cầu hóa, các xung đột quốc tế phát triển ngày càng phức tạp, nó
khơng chỉ phát sinh giữa các quốc gia, mà còn xuất hiện giữa các chủ thể quốc gia với các chủ
thể phi quốc gia. Hơn nữa, các xung đột cũng trở nên đa dạng, bao gồm các xung đột truyền
thống (lãnh thổ, an ninh, chính trị..) và các xung đột phi truyền thống (kinh tế, môi trường..).
Hơn nữa, nhiều khi ngoại giao chính phủ cũng tỏ ra bất lực trong việc giải quyết các tranh chấp,
xung đột truyền thống, vì các xung đột này thường quá nhạy cảm, phức tạp, xốy vào những
điểm yếu của ngoại giao chính thức.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau của cả cá nhân và tổ chức về “phương cách ASEAN” nhưng hiểu một
cách tổng quát nhất đó là bộ quy tắc ứng xử giữa các nước thành viên và một quy trình đưa ra các quyết định dựa
trên sự tham khảo, đối thoại nhất trí và đồng thuận của các nước thành viên, nhấn mạnh sự khơng chính thức,
khơng ràng buộc bởi bất kỳ quy chế nào. Quá trình này coi trọng sự tiệm tiến và kiên trì.
52
502
Mặt khác cùng với sự tiến bộ trong lực lượng sản xuất, xu thế dân chủ hóa trong đời sống
chính trị - xã hội đã làm xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức phi chính phủ với sự tham gia
ngày càng sâu vào q trình hoạch định chính sách của các chính phủ.
Thuật ngữ ngoại giao đa kênh được Joseph Montville đưa ra lần đầu tiên vào năm 1981
“Đó là sự kết hợp các hoạt động ngoại giao chính thức, chính phủ (Kênh 1), với các hoạt động
ngoại giao khơng chính thức, phi chính phủ (Kênh 2) nhằm xử lý các xung đột giữa các quốc
gia và trong một quốc gia” (Chigas D., 2003)
Nhìn chung, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về Ngoại giao Kênh
2 được nhiều người thừa nhận. Hiểu một cách chung nhất thì Ngoại giao Kênh 2 thuộc về kênh
ngoại giao khơng chính thức, ra đời để bù đắp các thiếu sót của Ngoại giao chính thức (Ngoại
giao Kênh 1). Thành phần tham gia thường là các học giả, nhân vật ưu tú, các nhà khoa học,
hoặc là các quan chức chính phủ tham gia với tư cách cá nhân. Về mặt danh nghĩa, họ không
đại diện cho quốc gia mà là đại diện cho khoa học.
Việc phân chia các kênh ngoại giao như thế nào là phụ thuộc vào tình hình cụ thể ở mỗi
nước nhất định. Trên thực tế, ở một số nước, đặc biệt là những nước có chế độ chun chế thì
chỉ tồn tại ngoại giao Kênh 1 – tức kênh ngoại giao Chính phủ, ngoại giao chính thức. Các tổ
chức phi chính phủ ở những nước này chỉ tồn tại trên danh nghĩa hoặc hầu như là khơng tồn tại.
Ngồi ra, ở những nước mà nền kinh tế cịn chậm và kém phát triển thì giới doanh nghiệp, tổ
chức tư nhân, truyền thơng chưa có điều kiện phát triển thì cũng chưa thể tồn tại kênh ngoại
giao riêng của mình.
Dựa trên tình hình, đặc điểm riêng của các nước Châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là
các nước Đông Nam Á, các kênh ngoại giao được chia như sau: Kênh 1 là Ngoại giao Chính
phủ , Kênh 2 là Ngoại giao của giới học giả, chuyên gia, cố vấn chính sách, nhân vật ưu tú;
Kênh 3 là Ngoại giao của xã hội dân sự, cơng dân (hay cịn gọi là Ngoại giao nhân dân).
Trong khi phối hợp với các kênh ngoại giao, điều quan trọng là các kênh phải thống nhất
với nhau mục đích giải quyết xung đột, gìn giữ hịa bình, xây dựng quan hệ hữu nghị và thúc
đẩy hợp tác phát triển giữa các quốc gia, dân tộc. Để phối hợp các kênh một cách có hiệu quả,
đồng bộ, cần phải có một lực lượng đứng ra làm trụ cột. Theo đó, tùy từng trường hợp cụ thể,
một kênh phù hợp nhất sẽ được lựa chọn để điều phối các kênh khác.
Kênh 2 thường được lựa chọn nhiều nhất trong tất cả các kênh, bởi những người tham gia
vào hoạt động kênh 2 ít phải gặp những áp lực về mặt thời gian cũng như về chính trị như ở
kênh 1. Hoạt động Kênh 2 tạo môi trường thuận lợi để khai thác các ý tưởng, vấn đề và sự lựa
chọn một cách phong phú hơn. Kênh 2 thường tập trung vào những vấn đề mang tính cơ cấu
sâu xa hơn và những nhu cầu mang tính thực tiễn, cấp thiết hơn đối với người dân ở các nước
trong khu vực. Vì vậy, Ngoại giao Kênh 2 thường dễ dàng gắn kết với các tầng lớp nhân dân
đông đảo trong xã hội, từ đó có thể đóng vai trị là cầu nối giữa chính phủ và nhân dân các nước,
tức giữa Kênh 1 và Kênh 3.
3. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KÊNH 2 CỦA ASEAN
Các giai đoạn phát triển của Hiệp hội tương ứng với các giai đoạn phát triển của Kênh 2
ASEAN. Có thể chia sự phát triển của Kênh 2 ra làm 3 giai đoạn chính:
503
Giai đoạn 1 (1967-1975): Trong giai đoạn này, các nước thành viên mới tập hợp lại, các
nước ASEAN chủ trương xây dựng một khu vực trung lập thoát khỏi sự ràng buộc vào các khối
liên minh quân sự trong bối cảnh Chiến tranh lạnh đang diễn biến phức tạp , tập trung vào phát
triển kinh tế, giải quyết các tranh chấp, mâu thuẫn và bất đồng bên trong , chống lại sức ép và
sự khống chế của các nước lớn ngoài khu vực. Ngoại giao Kênh 2 trong giai đoạn này có những
bước phát triển ban đầu, bởi ngồi việc tăng cường đối thoại, trao đởi ý kiến để hiểu nhau hơn,
thúc đẩy tìm kiếm hợp tác, Kênh 2 đã xử lý có hiệu quả các tranh chấp nội bộ như giữa Malaysia
– Philippines; Singapore – Malaysia; Malaysia – Indonesia. Trong giai đoạn này, Kênh 2 về an
ninh – chính trị chưa phổ biến thành một kênh hoạt động trong ASEAN vì chưa có một thể chế
hay một diễn đàn nào hình thành. Bên cạnh đó, ASEAN cũng bắt đầu mở đối thoại với các nước
bên ngồi khu vực, tìm kiếm vị thế trên trường quốc tế. Các học giả, các thành phần phi chính
phủ đơi khi được mời vào tham gia nhưng không thường xuyên và cũng chưa trở thành cơ chế.
Do vậy, Kênh 2 trong giai đoạn này chưa trở thành một hoạt động chính thức.
Giai đoạn 2 (1976- 1991): Đây là giai đoạn xảy ra nhiều biến động nhất trong lịch sử của
ASEAN. Quan hệ giữa các nước lớn như Mỹ - Liên Xô; Mỹ - Trung Quốc; Liên Xô – Trung
Quốc phát triển thăng trầm, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì ra sức chạy đua vũ trang, tăng
cường, thắt chặt các mối liên hệ với đồng minh. Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình thực
hiện chính sách đối ngoại thực dụng, tranh thủ các điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy cho
chương trình “bốn hiện đại hóa”53 trong nước. Trong khi đó, Liên Xơ đang rơi vào những khủng
hoảng trầm trọng, đặc biệt là dưới thời Tổng bí thư Gioocbachop cung với những chương trình
cải tổ của mình đã dẫn tới sự sụp đổ Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và kéo theo là sự sụp đổ của
hàng loạt các nước Đông Âu. Tuy nhiên, cũng trong thời gian này, các nền kinh tế ở Đông Á
chứng kiến sự phát triển thần kỳ và ở Châu Âu đang diễn ra quá trình nhất thể hóa mạnh mẽ.
Ở Đơng Nam Á, thắng lợi của Việt Nam 1975, cùng với việc Mỹ giải tán Tổ chứ Hiệp
ước Đông Nam Á (SEATO) và rút khỏi khu vực Đông Nam Á đã tạo ra một môi trường chiến
lược mới cho các nước Đông Nam Á. ASEAN trong giai đoạn này tích cực tìm kiếm những cơ
chế mới thúc đẩy quá trình liên kết khu vực, tìm giải pháp giải quyết “vấn đề Campuchia” –
vốn là trờ ngại chính, gây chia rẽ nội bộ của các nước Đơng Nam Á ra thành hai nhóm nước là
ASEAN – Đơng Dương.
Chính trong bối cảnh quốc tế và khu vực như vậy, Ngoại giao Kênh 2 đã được hình thành,
đóng vai trị cực kỳ quan trọng. Đây chính là những nhân tố thúc đẩy việc lập ra một nhóm các
học giả, các cá nhân nghiên cứu chính sách ở khu vực. Từ đó dẫn đến việc ra đời của Mạng lưới
các viện nghiên cứu chiến lước và quốc tế của ASEAN (ISIS) vào năm 1988 tại Singapore.
Giai đoạn 3 (1992 đến nay): Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, cục diện chính trị - an ninh
ở Đơng Nam Á có những biến chuyển to lớn. Thứ nhất, vai trò của ASEAN trong bàn cờ chiến
lược của các nước lớn giảm sút đáng kể. Thứ hai, các xung đột sắc tộc, tôn giáo, các tranh chấp
lịch sử bắt đầu nổi lên. Bên cạnh đó, dưới tác động của tồn cầu hóa, các chủ thể mới trong
quan hệ quốc tế xuất hiện và phát triển mạnh mẽ, sự phát triển của khoa học – kỹ thuật…đã làm
cho các vấn đề an ninh phi truyền thống nổi lên, thách thức sự ổn định và phát triển của các
nước trong khu vực. Thứ ba, sự lớn mạnh của Trung Quốc, cùng với việc gia tăng chi phí cho
53
Cơng nghiệp hiện đại, Nơng nghiệp hiện đại, Khoa học kỹ thuật hiện đại và quốc phòng hiện đại
504
quốc phòng của Trung Quốc đã tạo ra các mối quan ngại cho các nước Đơng Nam Á. Bên cạnh
đó là sự cạnh tranh quyết liệt của Trung Quốc và Nhật Bản nhằm gia tăng ảnh hưởng của mình
trong khu vực, tìm kiếm cơ hội để nhảy vào lấp khoảng trống quyền lực tại Đông Nam Á, sau
khi Mỹ và Nga để lại.
Với những biến chuyển như vậy, các nước ASEAN đã nhận thức được những nguy cơ
bất ổn tiềm tàng, đã chủ trương gác lại những bất đồng, mâu thuẫn nội bộ, thúc đẩy việc mở
rộng hợp tác và đồn kết các nước trong khu vực, góp phần đưa ASEAN trở thành một thực thể
có tiếng nói quan trọng, nâng cao vị thế của mình. ASEAN đã đẩy mạnh q trình mở rộng từ
ASEAN 5 lên ASEAN 10.
Có thể nói sau chiến tranh lạnh, các nước Đơng Nam Á có cơ hội và bắt đầu thể hiện
quyết tâm xây dựng ASEAN thành một thực thể chính trị, có vai trò đối với an ninh và ổn định
khu vực với hàng loạt các Hội nghị và Hiệp định: Hội nghị Pari về vấn đề Campuchia 1991,
Tuyên bố ASEAN về biển Đông 1992, Ký hiệp ước Khu vực Đông Nam Á khơng có vũ khí hạt
nhân (SEANWFZ) 1995. Các nhà lãnh đạo ASEAN cịn xúc tiến các tiến trình đối thoại đa
phương trong khu vực về an ninh – chính trị. ASEAN thiết lập Diễn đàn khu vực ASEAN
(ARF) 1994, nhằm lôi kéo tất cả các nước lớn ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương tham gia
đối thoại và xây dựng lòng tin cùng với ASEAN.
Bên cạnh những hoạt động của Kênh 1, thì các nước ASEAN cũng thấy rõ sự cần thiết
phải thành lập một cơ chế đối thoại an ninh Kênh 2 phù hợp với đặc điểm riêng của khu vực.
Như đã phân tích ở trên, chính sự khác biệt và đa dạng của ASEAN đã làm cho lợi ích của các
quốc gia rất khác nhau, lập trường của các bên về các vấn đề an ninh – chính trị khơng thống
nhất. Với đặc điểm như vậy, một cơ chế đối thoại an ninh phi chính phủ với tính chất khơng
chính thức ra đời sẽ phù hợp và dễ được chấp nhận hơn cả. Cho nên có thể nói, trong giai đoạn
này cùng với q trình mở rộng ASEAN là quá trình mở rộng ASEAN – ISIS như việc thành
lập Hội nghị bàn tròn châu Á – Thái Bình Dương (APR), Diễn đàn Đơng Nam Á (SEAF), Hội
thảo các nhà lãnh đạo trẻ ASEAN (AYLC), Hội đồng hợp tác an ninh châu Á – Thái Bình
Dương (CSCAP), Tọa đàm của ASEAN – ISIS về nhân quyền (AICOHR).
4. VAI TRỊ CỦA TỒN BỘ MẠNG LƯỚI KÊNH 2 CỦA ASEAN
Vai trò của Kênh 2 đối với an ninh và phát triển ở khu vực Đông Nam Á được thể hiện
thông qua mối liên hệ biện chứng giữa Kênh 1 và Kênh 3.
Sự gắn kết Kênh 1
Như đã trình bày mạng lưới các Viện nghiên cứu Chiến lước và các vấn đề quốc tế
ASEAN (ASEAN – ISIS) là thể chế đầu tiên hình thành nên ngoại giao Kênh 2 của ASEAN.
ASEAN – ISIS đã được đăng kí với Ban thư ký ASEAN như một thể chế phi chính phủ (
ASEAN NGO) và chính thữ đi vào hoạt động từ năm 1988. Bảy năm sau, năm 1995, cụm từ
“Kênh 2” chính thức được ghi vào văn kiện của ASEAN.
Hình thức liên hệ chính thức giữa ASEAN – ISIS (Kênh 2) và ASEAN (Kênh 1) là các
bản ghi nhớ về các vấn đề chính sách do ASEAN soạn thảo. Năm 1991, ASEAN – ISIS đánh
dấu một mốc mới trong việc tương tác với Kênh 1 bằng bản ghi nhớ mang tính lịch sử. Bản ghi
nhớ số 1 này có tựa đề “Thời điểm đưa ra Sáng kiến cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ tư”
505
(Duong L.T, 2010). Bản ghi nhớ đã được không những chính phủ các nước ASEAN mà cả các
đối tác của ASEAN hoan nghênh. Kết quả thực tế là một Diễn đàn Khu vực (ARF) đã được
thành lập năm 1994. Như vậy, Kênh 2 đã được Kênh 1 tiếp nhận thông qua những kiến nghị
thiết thực của mình.
Ngồi việc kiến nghị chính sách, ASEAN – ISIS cịn có vai trị thúc đẩy đối thoại, khai
thác ý tưởng. Các cuộc đối thoại của Kênh 2 quy tụ các chuyên gia và học giả, những người có
kiến thức sâu rộng và có khả năng đề xuất những ý tưởng mới. Từ những ý tưởng đó, có thể
dẫn tới sự hình thành những quan điểm và khuôn khổ chung làm cơ sở cho việc giải quyết các
vấn đề trong khu vực.
Không chỉ đưa ra cá ý tưởng, các thể chế Kênh 2 còn chuẩn hóa các khái niệm nhằm tạo
nền móng để đẩy mạnh hợp tác khu vực. Tiêu biểu phải kể đến vai trò của Hội đồng Hợp tác
an ninh Châu Á – Thái Bình Dương (CSCAP) trong việc đạt được sự thống nhất về khái niệm
và các nguyên tắc ngoại giao phòng ngừa trong khn khổ Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).
Có thể thấy trong việc xây dựng các chuẩn mực và khái niệm chung, Kênh 2 có lợi thế hơn
Kênh 1 ở chỗ nó quy tụ những người có chun mơn sâu về các lĩnh vực liên quan, có khả năng
khai thác các khía cạnh nhiều mặt của vấn đề, qua đó phát hiện được những điểm tương đồng
để xây dựng nhận thức chung. Các khái niệm và chuẩn mực chung do Kênh 2 cung cấp là cơ
sở quan trọng giúp Kênh1 dễ đi đến thống nhất hơn về đường hướng hợp tác, đặc biệt trong bối
cảnh Đông Nam Á và Châu Á – Thái Bình Dương là nơi quy tụ các quốc gia đa dạng có đường
lối, quan điểm khác nhau.
Ngồi ra, Kênh 2 cịn có vai trị góp phần xử lý xung đột. Giống với Kênh 1, ngoại giao
Kênh 2 cũng nhằm mục đích xử lý xung đột. Tuy nhiên, trong khi ngoại giao Kênh 1 chú trọng
đến lợi ích quốc gia, thì Kênh 2 chủ yếu tìm kiếm một nền hịa bình bền vững thơng qua nỗ lực
tìm hiểu những mối quan tâm riêng của các bên xung đột, thậm chí hướng đến vấn đề tâm lý, tình
cảm của các bên trong q trình thiết lập hịa bình thơng qua các hình thức như: đối thoại, tham
khảo ý kiến, tham vấn, tư vấn và bằng các biện pháp như hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đối thoại.
Kênh 2 cịn là nguồn cung cấp các khuyến nghị, chính sách cho chính phủ và trực tiếp
tham gia hỗ trợ quá trình triển khai chính sách trên thực tế. Với tư cách là một tổ chức phi chính
phủ, vai trị của toàn bộ mạng lưới ASEAN – ISIS được thừa nhận cả trong và ngoài phạm vi
khu vực. Trong khu vực, mạng lưới ASEAN – ISIS được xác nhận là có ảnh hưởng quan trọng
trong quá trình thúc đẩy các ý tưởng về hợp tác an ninh và kinh tế. Bên ngồi phạm vi Đơng
Nam Á, thì ASEAN – ISIS được xem là một cơ chế hỗ trợ chính phủ tương đối tốt trong việc
hoạch định các chính sách. Trên thực tế, bốn ý tưởng của ASEAN – ISIS đã trở thành hiện thực
trong lịch sử phát triển của ASEAN đó là : thiết lập Diễn đàn khu vực (ARF), Khu vực thương
mại tự do (AFTA), xây dựng Cộng Đồng ASEAN (AC) và xây dựng Hiến chương ASEAN.
Với tư cách là ngoại giao Kênh 2, ASEAN – ISIS đã có những hoạt động độc lập, thơng
qua các tiến trình và mạng lưới của mình, tìm kiếm các đối tác và các đồng minh trong và ngoài
khu vực để biến các ý tưởng hợp tác thành các hành động cụ thể. ASEAN – ISIS cũng làm tốt vai
trò vận động hành lang để tìm kiếm sự ủng hộ cho việc giải quyết các vấn đề nóng bỏng của khu
vực được coi là quá nhạy cảm trong Kênh 1 như : nhân quyền, tơn giáo, dân chủ hóa. Các cơ chế
và mạng lưới của ASEAN – ISIS, bao gồm cả các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính
phủ đã góp phần giúp các nước khu vực chia sẻ thông tin và tăng cường hiểu biết lẫn nhau.
506
Sự gắn kết với Kênh 3
Trong mối quan hệ với Kênh 3, Kênh 2 khơng chỉ đóng vai trị là cầu nối giữa Kênh 3 với
Kênh 1 mà quan trọng hơn, sự gắn kết giữa Kênh 2 và Kênh 3 cịn góp phần tạo lập ý thức cộng
đồng, tìm kiếm bản sắc khu vực, góp phần đẩy nhanh tiến trình khu vực hóa ở Đơng Nam Á.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN đã và đang phấn đấu thực hiện mục tiêu xây
dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 dựa trên ba trụ cột chính: Cộng đồng kinh tế (AEC),
Cộng đồng an ninh – chính trị (ASC) và Cộng đồng văn hóa xã hội (ASCC). Trong việc xây
dựng Cộng đồng, ý chí chính trị của các nhà lãnh đạo là yếu tố quyết định. Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á ASEAN đã và đang phấn đấu. Việc xây dựng được các chương trình hành
động cụ thể để biến mục tiêu thành hiện thực là yếu tố hàng đầu. Song để có thể xây dựng được
Cộng Đồng ASEAN, mang đậm bản sắc ASEAN, thì cơ bản phải xây dựng được “tinh thần
ASEAN”. Người dân cần phải hiểu về ASEAN, thấy được vai trị của ASEAN khơng thể thiếy
được trong đời sống của mình. Khi đó, họ mới trở thành lực lượng chủ lực, thực sự thúc đẩy
hội nhập ở khu vực, xây dựng ASEAN từ Hiệp hội trở thành Cộng đồng. Trong khi đó, trên
thực tế ASEAN – ISIS nhận thấy rằng các tổ chức xã hội dân sự chưa được tham gia vào quá
trình đưa ra các quyết định của khu vực. Vì vậy, tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ở Brunay năm
1995, Ngoại trưởng của Thái Lan, theo yêu cầu của ISIS Thái Lan đã kêu gọi thiết lập “tổ chức
nhân dân ASEAN”, mãi đến năm 1999 dự án thành lập Hội đồng nhân dân ASEAN (APA) mới
được ủng hộ. ASEAN – ISIS không chỉ sáng lập ra APA, mà cond đóng vai trị triệu tập các
cuộc họp của APA, tạo điều kiện thuận lợi giúp APA đi vào hoạt động ổn định. Qua APA,
ASEAN – ISIS thấy việc đánh giá triển vọng xây dựng Cộng đồng ASEAN rất khác giữa chính
phủ với nhân dân, và cũng khác nhau giữa các thành viên mới và cũ ASEAN.
Có thể nói, các tiến trình Kênh 2 của ASEAN đóng góp vào q trình này bằng 2 cách: Một
là, thông qua các cuộc thảo luận, tăng cường sự hiểu biết, giao lưu, tìm hiểu lẫn nhau, kiến nghị
những biện pháp thiết thực để xây dựng Cộng đồng. Hai là, Kênh 2 có tác dụng tạo dựng các mối
liên kết xã hội rộng rãi trong khu vực làm cơ sở vững chắc cho việc xây dựng Cộng đồng.
Ngoài ra, Kênh 2 của ASEAN khơng chỉ có tác dụng kết nối ngoại giao đa kênh trong
khu vực mà còn trải rộng ra phạm vi ngồi khu vực, nhằm mục đích tìm tiếng nói chung, xây
dựng lịng tin giữa nhân dân các nước, đây là một điều thực tế mà ngoại giao Kênh 1 khó có thể
thực hiện được. Một ví dụ thực tiễn, như trong thời gian gần đây, vấn đề tranh chấp trên Biển
Đông đang là một trong những đề tài nóng trên các diễn đàn từ khu vực cho đến quốc tế.
Có rất nhiều ý kiến bất đồng, trái chiều về vấn đề này. Trung tâm là do việc Trung Quốc
tiến hành hàng loạt các cuộc xâm phạm vào vùng lãnh hải của Việt Nam. Đài truyền Phượng
Hoàng là đài truyền hình vệ tinh tồn cầu, một trong những đài có ảnh hưởng đặc biệt với giới
người Hoa nói chung. Nhân sự kiện nóng lên ở biển Đơng, đài Phượng Hoàng đã tổ chức một
talk show và mời một số học giả ở các đầu cầu Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Đại Lục và
Việt Nam tham gia. Đây là cơ hội để các chuyên gia, học giả bày tỏ quan điểm của mình về vấn
đề biển Đơng, để nhân dân các nước ASEAN biết được cái gì đúng, cái gì khơng đúng xung
quanh việc này. Diễn đàn này quả thật là rất cần thiết để tạo nên sự đồn kết giữa các nước
trong khu vực, trao đổi thơng tin đa phương giữa các nước có liên quan, nhằm làm rõ những ý
kiến, luồng thông tin sai lệch trái chiều, góp phần cho dư luận giữa các bên liên quan cũng như
dư luận quốc tế có thể có cái nhìn khách quan hơn.
507
5. MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA KÊNH 2
Như trên phân tích, những vai trị của Kênh 2 là khơng thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh
đó, Kênh 2 ASEAN vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định.
Thứ nhất, mặc dù trên lý thuyết chủ thể tham gia vào hoạt động ngoại giao Kênh 2 là
những nhân vật có uy tín, là những học giả có kiến thức sâu rộng trong một lĩnh vực cụ thể hoặc
là những nhà hoạch địch chính sách tham gia với tư cách cá nhân, nhưng trên thực tế, khả năng
tác động của Kênh 2 là chưa đáng kể đối với Kênh 1. Bởi các quan chức chính phủ có thể u
cầu Kênh 2 tiến hành nghiên cứu để đưa ra những dữ liệu cần thiết góp phần tạo dựng cơ sở
cho việc hoạch định chính sách, song chính phủ cũng có thể làm giảm nhiệt huyết của Kênh 2
khi các quan chức chính phủ khơng để tâm đến những cơng trình nghiên cứu của Kênh 2. Đồng
thời, bản thân Kênh 2 thường khơng có cơ chế để gây ảnh hưởng đến Kênh 1 và các Kênh khác.
Thứ hai, việc triển khai các ý tưởng, giải pháp của Kênh 2 thiếu những nguồn lực cần
thiết. Bởi thực chất, Kênh 2 khơng có quyền lực chính trị, khơng có khả năng tài chính hay
nguồn nhân lực. Vì vậy, tính khả thi cho những ý tưởng, giải pháp thường không cao. Do ngoại
giao Kênh 2 thường được tiến hành khơng chính thức nên thơng tin về nó thường không được
truyền tải rộng rãi đến công luận.
Thứ ba, Kênh 2 chưa thực sự thể hiện được vai trò cảnh báo sớm và phòng ngừa khủng
hoảng và giải quyết xung đột. Nhiều người cho rằng, mạng lưới Kênh 2 đã thất bại trong việc
dự đoán trước cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận
khách quan rằng đây là thất bại chung của các nhà nghiên cứu kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn
cầu. Hạn chế của Kênh 2 ở đây khơng phải ở chỗ nó khơng đốn trước được mà là khơng có
được kế hoạch tổng thể để kịp thời đối phó với khủng hoảng. Kênh 2 cũng khơng đóng vai trò
làm cầu nối phối hợp hoạt động giữa các chính phủ, do đó khơng ngăn được những giải pháp
đơn phương của các nước trong việc giải quyết khủng hoảng. Về vấn đề an ninh, thực sự không
thể phủ nhận vai trị của ASEAN – ISIS đối với chính phủ các nước ASEAN, thể hiện qua việc
hàng năm ASEAN – ISIS đều có các cuộc gặp với các quan chức cấp cao ASEAN vào thời
điểm trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Tuy nhiên, trong nhiểu vấn đề,
chẳng hạn như vấn đề Biển Đơng, vai trị của ASEAN – ISIS vẫn chưa thật sự nổi rõ. Mặc dù
đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo trong những năm qua, nhưng ASEAN – ISIS vẫn chưa đạt
được một giải pháp cụ thể nào cho vấn đề biển Đông.
Thứ tư, khác với Kênh 1, ngoại giao Kênh 2 khơng mang bản chất chính trị. Ngoại giao
Kênh 2 khơng thể phối hợp với các biện pháp khác như quân sự, kinh tế nhằm tối đa hóa sức
mạnh để đạt tới mục tiêu chính trị đối ngoại của mình. Giải pháo của Kênh 2 khơng thể mang
tính áp đặt mà chỉ mang tính chất tham khảo. Bên cạnh đó, chủ thể tham gia Kênh 2 về mặt lý
thuyết, không đại diện cho quốc gia và cũng không nhằm thực hiện lợi ích quốc gia của mình
mà chỉ đại diện cho khoa học, và thực hiện lợi ích của hịa bình. Tuy nhiên, trên thực tế, khơng
thể có Kênh 2 thuần túy, cũng như khơng thể có được một sự khách quan tuyệt đối trong khoa
học. Bản thân các nhà khoa học cũng mang quốc tịch của mình, cho nên họ cũng chịu ảnh
hưởng và đứng ra bảo vệ quan điểm cũng như lợi ích của dân tộc mình. Điều này cũng ảnh
hưởng không nhỏ đến sự khách quan trong việc đưa ra các giải pháp giải quyết mâu thuẫn, xung
đột trong chính nội bộ của các nhà khoa học trong hoạt động ngoại giao Kênh 2.
508
KẾT LUẬN
Do hoàn cảnh đặc biệt khi ra đời, đồng thời do đạc điểm, bản chất của Hiệp hội, ASEAN
có nhu cầu thiết lập kênh đối thoại khơng chính thức – Kênh 2 – giữa các nước ASEAN với
nhau và giữa các nước ASEAN với các nước bên ngoài khu vực để khẳng định vị thế của mình.
Năm 1988, thể chế đầu tiên của ASEAN - ASEAN – ISIS - ra đời. Bảy năm sau, kênh này được
chính thức ghi nhận trong văn kiện của ASEAN, được công nhận rộng rãi và phát triển mạnh
mẽ kêt từ sau đó.
Kênh 2 của ASEAN có vai trị thúc đẩy đối thoại, tìm kiếm sự đồng thuận, tăng cường đoàn
kểt nội bộ, thực hiện các chương trình hợp tác và đưa liên kết ASEAN đi vào chiều sâu. Sự ra đời
của Kênh 2 cịn góp phần quan trọng vào việc phát triển “phương cách ASEAN”, đưa phương
cách này vào nhiều thể chế đa phương ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á và châu Á – Thái Bình
Dương, qua đó ASEAN có thể nâng cao uy tín và ảnh hưởng của mình trên trường quốc tế.
Kênh 2 thường ra đời sau Kênh 1, hỗ trợ cho những phần cịn thiếu sót của Kênh 1. Tuy
nhiên Kênh 2 cũng có tính độc lập nhất định, Kênh 2 đã cùng Kênh1 thúc đẩy liên kết khu vực
Đơng Nam Á – Đơng Á – Thái Bình Dương, qua đó nâng cáo cai trị trung tâm của ASEAN
trong quá trình hội nhập khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Ngồi ra, Kênh 2 cịn trở thành
kênh gần nhất với Kênh 1 và Kênh 3, nên đóng vai trị là cầu nối giữa hai kênh này, góp phần
làm cho quá trình phát triển ASEAN thành sự nghiệp chung của nhân dân ASEAN, tạo tiếng
nói chung trong các vấn đề của khu vực, từng bước xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Việt Nam tham gia Kênh 2 từ năm 1995 có ý nghĩa rất quan trọng. Nó phù hợp với đường
lối, chủ trương mới của Đảng, tạo thêm cơ hội cho Việt Nam giao lưu và hội nhập thế giới. Sự
kết hợp giữa Kênh 2 với Kênh 1 và Kênh 3 giúp Việt Nam thực hiện đường lối đối ngoại đa
phương hóa, đa dạng hóa, thúc đẩy quan hệ khơng chỉ giữa chính phủ với chính phủ mà cịn
giữa các đảng cầm quyền, và giữa các tầng lớp nhân dân với nhau. Kênh 2 đang cùng với Kênh
1 tuyên truyền và thể hiện đường lối đối ngoại rộng mở của Việt Nam, đồng thời làm cho các
nước thấy được tinh thần trách nhiệm của Việt Nam trong quá trình hội nhập, từ đó tích cực
làm bạn và đối tác tin cậy với Việt Nam.
Ngày nay, ngoại giao Kênh 2 đã thực sự trở thành một cơ chế không thể tách rời của hầu
hết các diễn đàn đa phương ở khu vực, đồng thời đã trở thành một trong những mũi nhọn trong
mặt trận ngoại giao của một số nước chủ chốt. Các mạng lưới Kênh 2 đang khẳng định vai trị
là nguồn cung cấp trí tuệ, đồng thời là nguồn truyền bá thông tin cho đại chúng, cũng như đưa
ra những khuyến nghị ứng phó với các thách thức đối với nền hồ bình và anh ninh. Nói cách
khác, kênh II sẽ có tác động ngày càng mạnh vào quá trình hoạch định chính sách của các chính
phủ cũng như q trình phối hợp chính sách và xây dựng đồng thuận tại các diễn đàn quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phương Bình. (2000). Vai trị của ASEAN đối với các nước thành viên và đối với khu vực
Châu Á – Thái Bình Dương. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, Số 3 (34), tr.12-17
2. Chigas D. (2003). Track II (Citizen) Diplomacy. Beyond Intractability. August, 2003. Truy cập ngày
26/4/2022 tại: />3. Luận Thùy Dương. (2005). Hướng tới Cộng đồng an ninh ASEAN: triển vọng và vai trị của Việt
Nam. Tạp chí Nghiên cứu quốc tế. Học viện Quan hệ quốc tế, số 3(62), 9/2005, tr.66-72.
509
4. Luận Thùy Dương. (2010). Kênh đối thoại khơng chính thức về an ninh và chính trị - Kênh 2 của
ASEAN. Hà Nội: Chính trị quốc gia.
5. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Văn kiện Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ở Đông Nam Á, Indonesia 242-1976.
Truy
cập
ngày
26/4/2022
tại:
/>s090811163431#2PiGexlnRIFp
6. Bộ Ngoại giao Việt Nam. Tuyên bố Bangkok 8 tháng 8 năm 1967. Truy cập ngày 26/4/2022 tại:
/>s090811160801#2kHCbV97BPtz
7. Đỗ Thanh Hải. (2010). Bàn về trách nhiệm của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tạp chí Nghiên cứu
quốc tế. Số 3 (82), 9/2010
8. Lê Thanh Hương. (2010). ASEAN và xã hội dân sự. Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á. Viện KHXH
Việt Nam – Viện nghiên cứu Đông Nam Á, số 1 (118 ), tr.21-28.
9. Trần Khánh (c.b). (2002). Liên kết ASEAN trong bối cảnh tồn cầu hóa. Hà Nội: Khoa học xã hội.
10. Nguyễn Kim Lân. (2000). ARF với các vấn đề chính trị và an ninh trong khu vực. Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, Số 1 (40), tr.23-29
11. Vũ Dương Ninh (c.b). (1996). Đông Nam Á – truyền thống và hội nhập. Hà Nội: Thế giới
12. Nguyễn Xuân Sơn (c.b). (1996). Một số vấn đề về tổ chức ASEAN. Hà Nội: Chính trị quốc gia.
13. Phạm Đức Thành. (2006). Liên kết ASEAN trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Hà Nội: Khoa học xã
hội />
510