Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Ba âm thầm... ''''lừa'''' con mắc lỗi pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.58 KB, 3 trang )

Ba âm thầm 'lừa' con mắc lỗi
Khi con vừa mới chập chững biết đi, cái gì con cũng muốn sờ mó.
Thấy nước con cũng sẵn sàng nhúng cả bàn tay nhỏ xinh vào mà
không hề biết rằng nước nóng có thể làm con bị phỏng tay. Nhưng
làm sao để con hiểu đây khi lần nào ba giải thích, con vẫn nhoẻn
miệng cười và chỉ chờ lúc ba quay lưng lại là thoăn thoát nhúng tay
vào. Con còn quá nhỏ để hiểu được lời ba dặn. Vì thế nên ba nghĩ
rằng chắc chỉ có cho con biết nóng là thế nào may chăng con mới
sợ.
Một lần, ba cố ý đặt cốc nước nóng ở chỗ con có thể với được. Kết
quả là con khóc toáng lên vì đau và sợ. Từ lần đó con không còn sờ
mó lung tung vào cốc nước nữa cho đến khi con học được cách
dùng mu bàn tay để thử độ ấm của nó trước.
Đến khi biết trèo, con cũng khiến ba mẹ nhiều phen hoảng hồn. Mới
đầu, con chỉ trèo từ ghế này sang ghế khác. Với độ cao an toàn ba
mặc con chơi thả sức. Nhưng với bản tính hiếu kỳ và thích mới lạ,
khi đứng được lên một chiếc ghế rồi con lại muốn chồng 2, 3 chiếc
ghế lên nhau để trèo mà đâu biết rằng với độ cao đó nếu ngã con
không gãy tay, gãy chân thì cũng sứt đầu mẻ trán. Biết làm sao đây?
Con chỉ sợ khi con bị đau. Nghĩ vậy nên một lần ba mang cả đống
ghế lên sàn nhà khu có trải đệm để dụ con trèo. Và đúng là sau một
hồi không thấy ba, con đã bắc 2 ghế lên nhau để trèo lên và kết quả
là con hoảng hồn khi thấy bị ngã ụp xuống đệm. Không đau nhưng từ
đó con hiểu rằng trèo cao là ngã đau. Ba không cần giải thích một lời
nào cả.

Suốt từ đó cho đến giờ, khi con đã học lớp 2, ba vẫn luôn âm thầm
khi thì chủ động tạo dựng hiện trường để lừa con mắc lỗi, khi thì để
con tự thân gây họa mỗi khi có cơ hội. Và lần nào cũng vậy ba luôn
ở bên để kịp thời chữa cho con. Điều này khiến con hết sức ngạc
nhiên còn ba thì hiểu con đã có một bài học đáng giá.


3 cách giúp trẻ nghe lời
1) Nói cụ thể vấn đề: Hạn chế đưa ra những mệnh lệnh không rõ
ràng kiểu "Đừng ồn ào", "Ngoan đi nào". Thay vào đó, bạn chỉ cho trẻ
biết chính xác phải làm gì: "Con hãy nói thầm khi mọi người đang
ngủ", "Nắm tay mẹ khi mình sang đường". Gợi ý này có thể làm tăng
đáng kể mức độ nghe lời của con bạn.
2) Tỏ ra cứng rắn. Giữ thái độ dứt khoát bằng giọng ra lệnh kèm cái
nhìn nghiêm túc, khi yêu cầu con dừng ngay hành động lại. Ví dụ
như:"Không hát nhại nữa" hay "Dừng ngay lại! Không chơi trò ném
em nữa". Bé sẽ làm theo lời ba mẹ
3) Yêu cầu rõ ràng. Trẻ dễ tiếp nhận những mệnh lệnh khẳng định
"Hãy làm" hơn là phủ định "Đừng (không được) làm". Nếu bạn nói
cho trẻ biết phải làm gì ("Hãy nói nhỏ!") sẽ tốt hơn nếu bạn nói
("Đừng có hét!"). Người ta nhận thấy rằng các bậc phụ huynh độc
đoán đưa ra các mệnh lệnh "Đừng", trong khi cha mẹ có quyền lực
lại thiên về các chỉ thị "Hãy làm."
Chuyện nghe có vẻ rất đỗi bình thường ở các gia đình, bố mẹ có thể
thoải mái mắng con dù mình đúng hay sai. Và cho đến khi biết là
mình sai cũng không thẳng thắn nhận lỗi với con. Thế nhưng, lối
sống này ngày càng được nhiều người tranh luận ở khía cạnh nên
hay không nên xin lỗi con.
Hơn nữa, cha mẹ nhận sai với con, xin lỗi con thật lòng sẽ khiến con
cái tôn trọng và kính nể cha mẹ hơn, đồng thời trẻ cũng cảm thấy
gần gũi với cha mẹ chứ không có suy nghĩ coi thường cha mẹ.

×