Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Nghiên cứu xây dựng khu vực vùng ven các đô thị tại Bình Dương theo mô hình làng thông minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921 KB, 10 trang )

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG KHU VỰC VÙNG VEN CÁC ĐÔ THỊ
TẠI BÌNH DƯƠNG THEO MƠ HÌNH LÀNG THƠNG MINH
Huỳnh Kim Pháp1
1. Email: ,
TĨM TẮT
Sự phát triển của một đơ thị là một quá trình liên tục, trong đó sự mở rộng, định hình
khơng gian đơ thị khơng thể tách rời khu vực kế cận, ít phát triển hơn - khu vực ven đô thị. Đây
là một không gian rất đặc thù, có thế xem là một khơng gian “Quá độ” khi về tính chất và chức
năng vẫn đang là khu vực nông thôn, nhưng là cơ sở trong việc sáp nhập đô thị trong tương
lai. Và thực tế cũng đã cho thấy quá trình phát triển một khu vực, một thành phố, một tỉnh thành
không thể nào tách rời của sự phát triển song hành Đô thị - Nông thôn. Độ chênh lệch đô thị nông thôn không thể hướng đến một thành phố phát triển bền vững. Đề tài này sẽ hướng đến
việc vai trị chính của khu vực vùng ven các đô thị và đề xuất xây dựng các khơng gian này theo
mơ hình“Làng thơng minh”.
Từ khóa: Làng thông minh; phát triển nông thôn bền vững; quy hoạch vùng ven đô
1. KHÁI QUÁT VỀ KHU VỰC VÙNG VEN CÁC ĐƠ THỊ
Định nghĩa khu vực vùng ven đơ:
Khu vực vùng ven các đô thị (sau đây gọi tắt là Vùng ven đô) là các khu vực nằm tiếp
giáp với các ranh giới, phạm vi được xác lập là khu đô thị tại các đồ án quy hoạch xây dựng
chung đô thị đã được duyệt.
Đây là là nơi giao thoa giữa đô thị và nông thôn, là nơi các hoạt động vùng đô thị và nông
thôn diễn ra đan xen nhau, và những nét đặc trưng của khu vực biến đổi nhanh chóng do tác
động của con người. Về các đặc trưng cơ bản về kinh tế, văn hoá, xã hội có thể định nghĩa khu
vực ven đô thị theo 2 mặt:
Về mặt không gian: vùng ven đô thị có thể được hiểu là khu vực cận kề với thành phố.
Về mặt phương thức sản xuất, vùng ven đô là nơi vừa có các hoạt động nông nghiệp vừa
có các hoạt động phi nơng nghiệp, nghĩa là khơng hồn tồn là đô thị cũng không thuần tuý là
nông thôn và chịu tác động mạnh của đơ thị hố.
Nó là sự pha trộn của các hệ thống sinh thái nông nghiệp và đô thị. Bởi vậy, vùng ven đô
không tồn tại độc lập mà nằm trong một khơng gian liên hồn về chức năng cũng như tính chất
đặc thù nông thôn - ven đô - đô thị. Do đó, khó có thể xác định được ranh giới của một vùng
ven đô với các quy chuẩn hiện hành. Hiện nay, người ta xác định ranh giới của vùng ven đô


dựa vào các chính sách quy hoạch đô thị và các biện pháp quản lý hành chính.
Trong q trình đơ thị hố, vùng ven đô thường phải chịu tác động mạnh của việc mở rộng
khơng gian đơ thị. Theo quy trình phát triển, đô thị hóa sẽ biến đổi vùng ven đô thành đơ thị và đơ
thị hố vùng nơng thơn lân cận thành vùng ven đô mới. Đây được gọi là sự mở rộng đô thị. (1)
350


Hình 1. Bản đồ quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị
và khu dân cư nông thôn của tỉnh Bình Dương (nguồn ; 2021)
Sự tác động cả đơ thị đến vùng ven đô:
Khu vực trung tâm thành phố là điểm đến lý tưởng của các tổ chức, cá nhân và người dân
trong khu vực vùng tỉnh Bình Dương. Việc tập trung dân cư vào khu trung tâm sẽ là điều kiện
để tổng hợp nguồn lực phát triển thành phố nhưng cũng là một áp lực dồn vào khu vực ven đơ.
Vơ hình chung gây ra một thách thức và khó khăn trong công tác quy hoạch và quản lý quy
hoạch xây dựng, cụ thể như sau:
351


Những người dân có mức thu nhập trung bình thường tập trung sinh sống tại các khu vực
vùng ven, qua đó hình các xóm lao động, khu trọ sinh viên thậm chí là các khu ổ chuột. Điều này
phần nào làm mất đi thẩm mỹ đô thị và gây ra các tệ nạn xã hội tại đây. Các khu vực này lâu ngày
sẽ trở thành một khu dân cư hiện hữu trong các đồ án quy hoạch được lập, đây coi nhu và khu
vực “khó can thiệp” vì ảnh hưởng đến nhiều người, kinh phí đền bù cao... Theo hướng đó, hiện
nay các khu dân cư tự phát này hiển nhiên tồn tại gây khó khăn trong công tác định hướng phát
triển đô thị cũng như quản lý quy hoạch xây dựng.
Các khu sản xuất đô thị trước đây nằm trong thành phố nay vì trung tâm đã phát triển q
nhanh thì trở thành điểm gây ơ nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Từ đó việc di dời các
khu sản xuất này ra vùng ven đô là cần thiết, tuy nhiên việc định hướng và quản lý quy hoạch
không tốt làm các khu vực này nằm phân tán, manh mún và quy hoạch mang tính chắp vá.
Các công trình hạ tầng kỹ thuật xử lý mơi trường như: bãi rác, nghĩa trang nhân dân, khu

xử lý chất thải... đều được đặt tại vùng ven đô, trong khi đó cơng tác quản lý mơi trường quanh
các cơng trình này như: hành lang cây xanh cách ly, tiêu chuẩn về nước xử lý, ngăn cách mùi
ra không gian lân cận... chưa được quan tâm đúng mức gây nên ô nhiễm và ảnh hưởng đến sức
khỏe người dân
Vị trí và tầm ảnh hưởng của vùng ven đô:
Trong cấu trúc đô thị thành phố Bình Dương, vùng ven đơ đóng vai trị vô cùng quan
trọng, là một phần không thể tách rời. Vùng ven đóng vai trị là vùng đệm, khơng gian giao thoa
giữa hệ thống các đô thị trung tâm mới hình thành và khu vực nơng thơn của các tỉnh lân cận
tỉnh Bình Dương. Trong q trình đơ thị hố, vùng ven đô là nơi chịu tác động mạnh mẽ trong
việc dịch chuyển và mở rộng của đô thị trung tâm. Tại các đơ thị của Bình Dương nói riêng và
các thành phố của các nước đang phát triển khác nói chung đang diễn ra song song 2 quá trình
đó là đơ thị hố vung ven đơ thành đơ thị và biến các vùng nông thôn lân cận thành một vùng
đệm – vùng ven đô thị mới.
Như vậy, vùng ven có nhiệm vụ bảo tồn và cung cấp quỹ đất dự trữ cho sự phát triển của
đô thị sau này. Đây là khu vực có tiềm năng phát triển cao, nhanh và có cơ hội để phát triển
đồng bộ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội mới một cách đồng bộ. Với những người
di cư từ các tỉnh khác đến, khu vực vùng ven là một điểm đến phù hợp về giá cả và quỹ đất so
với khu vực trung tâm nội thành đang chật chội và rất đắt đỏ. Trong q trình đơ thị hoá đang
diễn ra mạnh mẽ hiện nay, khu vực vùng ven đang nổi lên với các vai trò quan trọng như sau:
Cung cấp quỹ đất để phát triển các khu đô thị, khu dân cư mới hay các chức năng định
hướng của đô thị.
Là khu vực đô thị vệ tinh thu hút sự tập trung dân cư nhằm giải toả áp lực dân số của đô
thị chủ.
Cung ứng các tài ngun đảm bảo sự sống cịn của đơ thị: tài nguyên nước mặt, tài nguyên
nguyên liệu sản xuất cho các khu công nghiệp…
Đảm bảo nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm của thành phố trung tâm. (1)
Nhận định vấn đề:
Đô thị có nhiều chuyển biến tích cực hơn khu vực nông thôn, và cũng từ đây sự chênh
lệch về phát triển mọi mặt của hai khu vực này càng trở nên lớn hơn.
352



Khu vực nông nghiệp, nông thôn của nước ta trong thời gian qua dù đã có nhiều chuyển
biến, tuy nhiên so với quy mô và tiềm lực là chưa đáp ứng được kỳ vọng và chưa thể hướng
đến phát triển bền vững. Các hoạt động sản xuất hiện nay đang chuyển biến và có xu hướng
châm lại, sản lượng cao nhưng giá thành thấp một phần cũng là khâu sản xuất chưa tối ưu và
khâu quảng bá sản phẩm chưa hiệu quả. Suốt thời gian qua, “Chương trình mục tiêu quốc gia
về Nông thôn mới” đã có những thay đổi thực sự ở khu vực nông thôn nói chung. Tuy nhiên,
nông thôn tại khu vực vùng ven luôn có lợi thế về mặt dịch vụ khi nằm sát không gian đơ thi.
Do đó, cần nhìn nhận, đánh giá và đề xuất mơ hình phát triển phù hợp hơn, bền vững hơn.
Với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, xu hướng của công nghệ số đặt ra các
tiền đề phát triển vô cùng lớn; tuy nhiên các chuyển biến xã hội, chênh lệch thành thị - nông
thôn, tác động của dịch bệnh Covid 19, Biến đổi khí hậu… sẽ làm cho hoạt động của nông thôn
nói riêng và đô thị - nông thôn nói chung cần có sự chuyển biến để thích ứng. (2)
Qua đó, với phương hướng phát triển hướng đến mơ hình đơ thị thơng minh mà tỉnh đã
lựa chọn cần phải quan tâm phát triển một khu vực không thể tách rời: Nông thôn thông minh
hay Làng Thơng minh (Smart Village).
2. MƠ HÌNH VỀ LÀNG THƠNG MINH
a) Khái niệm:
Làng thông minh (LTM) là một khu vực đặt tại các khu vực nông thôn tiếp giáp với khu
vực phát triển đô thị (ở đây có thể hiểu là vùng ven đô thị) có cơ chế vận hành, quản lý dựa vào
ứng dụng của công nghệ thông tin để đạt hiệu quả cao trong việc hoạt động kinh tế - xã hội. Tất
cả các hoạt động đối nội như: dịch vụ công, kinh doanh, giao tiếp… cũng như các hoạt động đối
ngoại như: giao thương buôn bán, quảng bá sản phẩm đặc thù, liên kết tuyến du lịch với khu vực
lân cận…đều được thực hiện thông qua các giải pháp công nghệ thông tin thông minh. (2)
Thông qua đó, các giá trị truyền thống cốt lõi, các thế mạnh sẵn có của khu vực nông thôn,
các sản phẩm nổi tiếng sẽ được phát triển, mở rộng phạm vi ảnh hưởng thông qua công nghệ thông
tin. Điều này bắt buộc người dân trong khu vực này cũng phải thay đổi giao thức giao tiếp (trực
tiếp sang gián tiếp), năng động hơn, đầu tư nông nghiệp chuyên nghiệp hơn để có thể đón nhận sự
hiệu quả về mặt kinh tế, phúc lợi và giá trị cuộc sống mà mơ hình LTM có thể mang lại. (3)

Khái niệm LTM có thể được định nghĩa là một mơ hình phát triển nơng thôn đạt được sự
phát triển bền vững thông qua công nghệ dựa trên các đặc điểm riêng của nó. Trong nghiên cứu
về "thành phố thông minh", "thông minh" đại diện cho các giải pháp do ICT – (Information and
Communications Technology) (công nghệ thông tin và truyền thông) mang lại để giải quyết các
vấn đề đô thị và thúc đẩy đổi mới đô thị. Áp dụng từ “thông minh” cho nông thôn, cần thấy
rằng nông thôn/làng xã có tính chất vùng miền và không đồng nhất như thành thị, các chức
năng chính của các khu vực này rất khác nhau về điều kiện, thời gian và không gian. Do đó,
những vấn đề chính hạn chế sự phát triển của các khu vực này là không đồng đều. LTM nên
tập trung vào điểm mạnh / vấn đề / thách thức của các loại khu vực nông thôn khác nhau và
cung cấp cho họ các giải pháp mục tiêu. (4)
Trong khái niệm về LTM, có hai điểm khác cần được nhấn mạnh:
Trở thành “LTM” không phải là sự lựa chọn tất yếu đối với các khu vực nông thôn, nhưng
353


nó có thể là triển vọng nhất. Cơng nghệ khơng phải là lựa chọn duy nhất cho các cộng đồng nơng
thơn, hoặc thậm chí là lựa chọn quan trọng nhất trong một số trường hợp, nhưng nó rất quan trọng
đối với sự gắn kết của các cộng đồng thành thị (phi nông nghiệp) và cộng đồng nông thôn (nông
nghiệp). Đối với các cộng đồng nông thôn trong tương lai, xây dựng và tạo "LTM" đã trở thành
lựa chọn hứa hẹn nhất trong bối cảnh đơ thị hóa nhanh chóng và sự phân chia công nghệ ngày
càng tăng giữa thành thị và nông thôn.
Trở thành LTM không phải là mục tiêu cuối cùng của làng, mà là phương thức, phương
pháp và con đường để làng hiện thực hóa tầm nhìn của chính mình. Tầm nhìn của làng là đạt
được sự phát triển bền vững của làng, bao gồm điều kiện sống tốt hơn, tăng trưởng kinh tế bền
vững và cải thiện môi trường sinh thái cho người dân nông thôn.
b) Kinh nghiệm phát triển LTM của các nước thuộc liên minh Châu Âu (EU)
Tổ chức này đưa ra 10 điểm cần có để cải thiện chất lượng cuộc sống ở khu vực nông
thôn. Nhấn mạnh sự cần thiết phải vượt qua sự khác biệt giữa nông thôn và đô thị, phát triển
các tiềm năng được tạo nên bởi kết nối và số hóa ở khu vực nông thôn. Sau chưa đầy một năm
ý tưởng LTM này đã được phát triển và cụ thể hóa bằng kế hoạch hành động EU cho LTM

“Action for Smart Villages” của Ủy ban châu Âu. (5)

Hình 1. Mminh họa về kế hoạch hành động của Ủy ban Châu Âu
(nguồn ; 2021)
Để xây dựng các LTM, EU chủ trương phương pháp tiếp cận LEADER (Liaison Entre
Actions de Développement de l‘Économie Rurale – links between actions for the development of
the rural economy). Phương pháp tiếp cận này bao gồm 7 đặc trưng:
Tiếp cận từ dưới lên (lấy người dân làm chủ thể, bottom-up)
Với một vùng không gian cụ thể (Khu vực nông thôn với một lãnh thổ rõ ràng: Làng, xóm,
cộng đồng)
Dựa vào quan hệ đối tác chính quyền địa phương và người dân (local public-private
partnership)
354


Có một chiến lược bao quát tổng thể, liên ngành (Multi-sectoral)
Có mạng lưới kết nối(networking)
Có sự sáng tạo (innovation)
Có sự hợp tác (cooperation)
c) Kinh nghiệm phát triển LTM của Trung Quốc

Hình 2. Minh họa cấu trúc LTM của Trung Quốc (nguồn Xiaojuan Zhang and Zhengang
Zhang; Smart Village Planning and Practices in China; 2020)
Để miêu tả rõ hơn về hệ thống LTM, cấu trúc được xác định là sự kết hợp của 05 hệ thống
thứ cấp, bao gồm: hệ thống chiến lược, hệ thống xã hội, hệ thống kinh tế hệ thống thông tin và hệ
thống tài nguyên và môi trường. 05 hệ thống này được sắp xếp với độ phức tạp từ thấp đến cao
của tầng vật lý, tầng hành động và tầng chiến lược.
Tầm nhìn cuối cùng của phát triển nông thôn thông minh của Trung Quốc là đạt được sự
phát triển nông thôn bền vững, thể hiện cụ thể “nông nghiệp mạnh, nông dân giàu và nông
thôn đẹp”. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các mục tiêu ba

giai đoạn, đồng thời đưa ra các nhiệm vụ và biện pháp thực hiện. Hệ thống chiến lược thứ cấp
vạch ra hướng phát triển trong tương lai của hệ thống thứ cấp còn lại bao gồm: xã hội, kinh tế, ài
nguyên và môi trường và thơng tin.
Ngồi ra, nó cịn hình thành các mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp thực hiện có liên quan
để đảm bảo sự phát triển của chúng theo hướng đã định. Trong hệ thống tài nguyên và môi trường
của tầng vật lý, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và nền tảng thông tin công cộng, tất cả
các loại chất và tài nguyên đã thay đổi sự tồn tại của chúng từ trạng thái phi thông tin sang trạng
thái kết nối thông minh lẫn nhau. Sự chuyển đổi này có ý nghĩa lớn trong các LTM:
Thứ nhất, nó giúp hệ sinh thái nơng thơn trong hệ thống tài nguyên và môi trường đạt được
sự phát triển bền vững với các giải pháp do ICT cung cấp.
Thứ hai, nó có thể hỡ trợ đầu vào cho hoạt động hiệu quả của các hoạt động kinh tế và xã
hội thông minh khác nhau trong tầng hoạt động.
Trong kế hoạch chiến lược của chính phủ Trung Quốc, các hoạt động kinh tế và xã hội
thơng minh được trình bày trong tầng hành động của hệ thống LTM; chủ yếu bao gồm chính phủ
355


điện tử nông thôn và dịch vụ công thông minh trong hệ thống xã hội và nông nghiệp thông minh,
thương mại điện tử nông thôn và du lịch thông minh nông thôn trong hệ thống kinh tế. Chuỗi
hành động kinh tế và xã hội thông minh ở cấp độ hành động này sẽ giúp cấp chiến lược đạt được
tầm nhìn “nông nghiệp mạnh, nông dân giàu và nông thôn đẹp”.
3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG LTM TẠI VÙNG VEN ĐÔ
a) Các giải pháp chính:
Thứ nhất, hồn thiện sớm hệ thống internet vạn vật IOT (Internet of Things) để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc điều hướng thông minh ở các vùng nông thôn. Định hướng lắp đặt các thiết
bị đầu - cuối thu thập thông tin được kết nối với nhau trong các Trụ sở hành chính và lắp đặt các
Trạm IOT ở các lối vào, lối ra và các nút giao thông chính của các làng. Các “Chip điều hướng”
tích hợp trong các Trạm IOT có thể truyền dữ liệu địa lý đến hệ thống định vị. Thiết lập một trạm
thu thập thông tin IoT mạnh mẽ với một thiết bị đầu cuối thu thập thông tin được kết nối với nhau,
công nghệ IOT trên đám mây nổi tiếng và một camera đa phương tiện phát tín hiệu. Sau khi thông

tin được thu thập, nó được gửi đến trạm điều khiển chính (nền tảng thông tin công cộng) thông
qua internet. Sau đó, sau khi điện tốn đám mây hồn thành việc sàng lọc và xử lý thông tin, bảng
điều khiển chính sẽ đóng gói thông tin đã xử lý và đưa nó trở lại trang web tương ứng.

Hình 3. Vạn vật IOT (Internet of Things) (nguồn ; 2020)
Thứ hai: phát triển Nông nghiệp theo hướng thông minh bằng cách hiện thực hóa việc
quản lý sản xuất nông nghiệp thông minh và truy xuất nguồn gốc nơng sản an tồn. Hệ thống nhà
kính trong làng được trang bị hệ thống giám sát thông minh IOT, sử dụng các cảm biến để thu
thập thông tin như nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, nhiệt độ đất, độ ẩm đất, ánh sáng, carbon
dioxide, hình ảnh tăng trưởng và thời tiết bên ngồi nhà kính... Hướng tới hiện thực hóa việc điều
khiển tưới tiêu tự động từ xa và điều khiển cửa tự động từ xa, lắp đặt hệ thống truy xuất nguồn
gốc sản phẩm…
356


Hình 4. Nơng nghiệp thơng minh (nguồn ; 2020)
Thứ ba: giải quyết hiệu quả vấn đề bán hàng nông sản nông thôn kém thông qua Thương
mại điện tử nông thôn. Việc hợp tác với các nền tảng thương mại điện tử trong và ngoài nước các
khu sản xuất chất lượng cao của LTM sẽ đến được tay của nhiều người tiêu dùng toàn cầu hơn.
Khi đó việc thị trường tiêu thụ được mở rộng, người nông dân mới chủ động và thốt nghèo.

Hình 5. Thương mại điện tử nơng thơn (nguồn ; 2020)
Thứ tư: Vườn canh tác chung ở các LTM sẽ tạo ra một mơ hình du lịch nơng thôn thông
minh mới – Du lịch trải nghiệm. Du khách có thể trải nghiệm công việc đồng áng trên thửa đất
của chính họ đã đăng ký trong vườn canh tác chung trong thời gian rảnh rỗi và nông dân địa
phương cung cấp dịch vụ quản lý canh tác trong cuộc sống hàng ngày. Phương pháp này cung
cấp cho nông dân nhiều cơ hội việc làm hơn và nâng cao thu nhập của nông dân, cũng như nâng
cao trải nghiệm của khách du lịch và người mua nông sản và cung cấp các kênh mới để phát triển
du lịch nông thôn.
357



Hình 6. Du lịch trải nghiệm nơng thơn (nguồn ; 2021)
Thứ 5: tạo cơ hội, cho phép dân làng tiếp cận các dịch vụ chuyên gia từ các bệnh viện từ
đô thị ngay tại nhà. Điều này sẽ hướng đến thiết lập một hệ thống dịch vụ y tế thông minh với
tích hợp chia sẻ dữ liệu, điều trị y tế từ xa và phân loại chẩn đoán - điều trị giữa các cơ sở y tế ở
cấp làng, thị trấn, quận và thành phố. Trung tâm dịch vụ y tế thôn bản ghi lại huyết áp, lipid máu,
đường huyết, điện tâm đồ và các kết quả kiểm tra khác của dân làng vào hồ sơ sức khỏe của dân
làng và gửi dữ liệu liên quan đến nền tảng dịch vụ. Bác sĩ có thể liên hệ kịp thời với trạm y tế xã
dựa trên các dữ liệu và chẩn đoán ban đầu kế hoạch điều trị của bệnh nhân. Các trạm y tế xã có
thể cung cấp phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh nhân theo kế hoạch điều trị và cũng có thể
tiến hành tư vấn từ xa thơng qua Liên hệ trực tuyến.

Hình 7. Dịch vụ y tế thông minh (nguồn ; 2021)
4. KẾT LUẬN
Vùng ven đô là khu vực quan trọng mà sự phát triển của không gian này chính là yếu tố có
thể nói là then chốt trong việc phát triển bền vững của thành phố thơng minh Bình Dương theo
phương hướng mà Tỉnh đã lựa chọn.
358


Sự phát triển và mở rộng đô thị là điều tất yếu nên việc chuẩn bị kỹ lưỡng cho khu vực
vùng ven, vùng nông thôn về mặt kỹ thuật và con người là một vấn đề quan trọng. Từ đó việc mở
rộng đơ thị sẽ đúng lộ trình và kịch bản phát triển hơn. Và ở chiều ngược lại, các dịch vụ của đô
thị trước đây mang tính chất cục bộ, khép kín nay sẽ được mở rộng tiếp cận thơng tin dịch vụ
hơn. Q trình trao đổi thơng tin, phát triển cùng nhau của Đô thị - Nông thôn cũng trở nên liên
tục và chặt chẽ hơn.
Kiến nghị nên thí điểm mỗi đô thị hiện tại áp dụng cho một khu vực vùng ven đô tương
ứng để thí điểm. Kịp thời cập nhật tình hình đặc thù ở mỡi khu vực để có bước áp dụng đại trà;
nâng cao chất lượng và vai trị khu vực vùng ven đơ của những năm tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luận văn thạc sỹ kỹ thuật của KTS Huỳnh Kim Pháp (2014). Nghiên cứu công tác quản lý quy hoạch
xây dựng tại khu vực vùng ven đô thị ở TP.HCM hướng đến phát triển bền vững

2. Báo Đồng Nai điện tử (2022). Phát triển nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
/>
3. Lê Anh Hồng (2021). Mơ hình xây dựng xã thơng minh. Tham luận tại Diễn đàn kết nối OCOP
toàn cầu.

4. A.A Aziiza and T.D Susanto (2020). The Smart Village Model for Rural Area (Case Study:
Banyuwangi Regency).

5. Xiaojuan Zhang and Zhengang Zhang (2020). How Do Smart Villages Become a Way to Achieve
Sustainable Development in Rural Areas? Smart Village Planning and Practices in China. 15
December 2020, />
359



×