Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Những cách dạy dỗ “giết chết” con docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.06 KB, 3 trang )

Những cách dạy dỗ “giết chết” con
1. Ngay từ nhỏ đã bắt đầu đáp ứng mọi yêu cầu của con. Khi lớn lên
chúng sẽ hình thành tính cách ích kỷ, cho rằng mọi thứ hay sự việc
cần thuận theo ý mình.
2. Bạn chỉ cười với chúng mỗi khi trẻ lên tiếng. Điều này khiến ngôn
từ của trẻ thiếu một hệ thống hoàn chỉnh và khiến khả năng biểu đạt
của bé bị hạn chế.
3. Không bao giờ tiến hành giáo dục chỉ dẫn về tinh thần hay đạo
đức cho con. Bạn muốn chúng tự tìm hiểu cho đến khi dậy thì. Theo
bạn để con quyết định mọi việc càng khiến chúng nhanh chóng tự
lập.
4. Khi trẻ phạm lỗi, bạn không muốn chỉ cho chúng thấy hành vi sai
trái của mình, vì sợ trẻ cảm thấy tội lỗi. Nếu bạn làm như vậy, khi trẻ
phạm lỗi, chúng sẽ cảm thấy cả thế giới đang chống lại chúng và
thấy mình chỉ là nạn nhân!
5. Bạn nhặt nhạnh mọi thứ chúng tùy tay vứt bỏ, không cho con động
tay. Cách làm này của bạn dễ khiến trẻ hình thành thói quen lười
biếng và hình thành tính đổ mọi tội lỗi do mình gây ra cho người
khác.
6. Bạn không mấy quan tâm xem sách, truyện, tạp chí hay nội dung
những trang web mà trẻ thường xuyên cập nhập, không can thiệp
chuyện của chúng và càng không biết đầu óc con đang chứa đựng
những điều tệ hại gì.
7. Cha mẹ thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã to tiếng mà không quan
tâm đến sự hiện hữu của con.
8. Cho trẻ số tiền mà chúng cần, không quan tâm chúng tiêu xài vào
việc gì và không dạy trẻ biết cách tiết kiệm.
9. Chấp nhận mọi yêu cầu của trẻ trong việc ăn uống, thích gì được
nấy kể cả khi yêu cầu đó rất vô lý, đơn giản bạn sợ chúng giận và bỏ
ăn.
10. Khi trẻ nảy sinh mâu thuẫn với bạn bè, hàng xóm, thầy cô giáo


hoặc người xung quanh, cha mẹ nhất mực bênh vực con cái dù
chúng đúng hay sai, hành vi này khiến trẻ tự cho rằng mình luôn
đúng.
11. Khi trẻ gây rắc rối, cha mẹ lập tức đến tìm đối phương cãi lý.
Điều này hoàn toàn có hại cho tính cách sau này của trẻ.
12. Khi trẻ đang đọc sách trong phòng, cứ cách 15 phút mẹ lại quan
tâm mang cho chúng một cốc sữa, chuẩn bị gường ngủ, nhắc nhở
mặc thêm áo Trong mắt người mẹ, chăm sóc con cái là nghĩa vụ
cần làm, nhưng với trẻ hành động không ngừng làm phiền khiến
chúng cảm thấy khó chịu, bức bách. Với trẻ đã lớn hơn một chút,
hành động mẹ xem đồ đạc là xâm phạm đời tư của chúng. Trẻ đều
có cách nhìn riêng đối với cha mẹ, bạn hãy cố gắng thông cảm và
hiểu tâm lý con trẻ hơn.
13. Khi trẻ đang học bài, mẹ bên cạnh lau dọn, lúc thì đau lưng, lúc
thì thở dài. Trẻ nói mẹ nên đi nghỉ đi. Mẹ lại bảo con cứ học hành
chăm chỉ, mẹ làm gì cũng không mệt. Câu nói này của bạn vô hình
chung đã tạo một áp lực to lớn cho trẻ
Theo các chuyên gia tâm lý, sự vô tâm của người lớn khi thực hiện
những hành vi tưởng như rất đời thường chứa đựng nhiều nguy cơ
đối với con trẻ, sẽ tạo ra sang chấn tâm lý ám ảnh, thôi thúc trẻ tò mò
tìm hiểu và bắt chước. Nếu không kịp thời điều chỉnh sẽ gây ra nhiều
hậu quả đáng tiếc. Người lớn hãy bớt "vô tư" để không gây rối loạn
phát triển tâm hồn trong trắng của trẻ em.

×