Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán: Một số bất cập và định hướng hoàn thiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (447.13 KB, 14 trang )

PHÁP LUẬT VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHỐN: MỘT SỐ BẤT CẬP VÀ ĐỊNH HƯỚNG HỒN THIỆN
Nguyễn Hồng Anh1
1. Email:
TĨM TẮT
Minh bạch và cơng khai thơng tin là một trong những nguyên tắc quan trọng trong tổ
chức và hoạt động của thị trường chứng khoán (TTCK). Công bố thông tin (CBTT) là một trong
những nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội mà doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu
giám sát của các bên liên quan đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay quy
định về hoạt động CBTT trên TTCK vẫn cịn nhiều điểm chưa hợp lý, bất cập. Vì vậy, cần tiếp
tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định trong nội dung CBTT nhằm bảo vệ hiệu quả hơn nữa
nhà đầu tư và tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển bền vững. Bài viết tập trung
phân tích, đánh giá làm rõ một số số bất cập, hạn chế của pháp luật về CBTT trên TTCK từ đó
đưa ra một số kiến nghị hồn thiện.
Từ khóa: Cơng bố thơng tin, pháp luật, thị trường chứng khốn
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên TTCK, thơng tin đóng vai trị hết sức quan trọng xuất phát từ nét đặc thù của loại
thị trường này cũng như của những loại hàng hoá được trao đổi, mua bán trên thị trường. Thông
tin quan trọng vì thiếu thơng tin, người mua hàng tức nhà đầu tư trên TTCK không thể phân
biệt được “mặt hàng” sẽ đem lại nhiều lợi nhuận cho nhà đầu tư với những mặt hàng có nguy
cơ làm nhà đầu tư phá sản… Nói cách khác, nhà đầu tư khơng thể ra các quyết định đầu tư một
cách hiệu quả nếu thiếu thông tin về từng mặt hàng (từng loại cổ phiếu, trái phiếu) có trên thị
trường. Vì lẽ đó, ở tất cả các nước có TTCK, Luật chứng khốn đều có những quy định về nghĩa
vụ công bố thông tin trên TTCK của một số chủ thể tham gia thị trường nhằm đảm bảo cung
cấp thơng tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, đầy đủ và công bằng cho các nhà đầu tư, từ đó
giúp các nhà đầu tư có quyết định đầu tư đúng đắn.
TTCK Việt Nam còn non trẻ, ẩn chứa nhiều nguy cơ rủi ro do chịu sự tác động rất lớn
của tình trạng thơng tin thơng tin khơng đầy đủ, khó tiếp cận thơng tin, rị rỉ thơng tin, mua
bán chứng khốn sử dụng thơng tin nội gián... Những thăng trầm, biến đổi của TTCK Việt
Nam một phần do tác động của tình trạng thơng tin thất thường trên TTCK. Nhận thức được
điều đó, các nhà làm luật ở nước ta cũng đã quan tâm, xây dựng một hệ thống các quy định


pháp luật điều chỉnh hoạt động CBTT trên TTCK để bảo đảm TTCK vận hành một cách minh
bạch, an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, do pháp luật chứng khốn Việt Nam vẫn cịn ở giai
đoạn đầu của sự phát triển, bất cập và hạn chế vì vậy là điều khó tránh khỏi. Cùng với đó là
các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng, tổ chức cố tình vi phạm hoặc lạm dụng “lỗ hỏng” của
pháp luật để trục lợi, vụ lợi gây ảnh hưởng lớn đến TTCK, trong đó phải nhắc đến sai phạm
154


của ơng Trịnh Văn Quyết Chủ tịch Tập đồn FLC và Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã gây ảnh
hưởng đến nền kinh tế đất nước22.
Vì vậy, một vấn đề đặt ra hiện nay, đó là cần xem xét các quy định của pháp luật về CBTT
trên TTCK, đổi mới, hoàn thiện nhằm bảo đảm lợi ích chung. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện
và khắc phục các hạn chế, bất cập hiện tại để TTCK Việt Nam lành mạnh góp phần vào sự phát
triển kinh tế – xã hội bền vững, phồn vinh của người dân, doanh nghiệp.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để nghiên cứu đề tài, về mặt phương pháp luận, bài viết
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê
Nin. Về mặt phương pháp cụ thể, bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học sau đây:
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các nhận định của chuyên gia, cũng như tổng hợp các số liệu
về hoạt động của CBTT trên TTCK tại Việt Nam. Đồng thời, bài viết còn sử dụng phương pháp
phân tích: Phân tích các quy định của pháp luật hiện hành trong việc CBTT trên TTCK.
3. NỘI DUNG
Để bảo đảm TTCK phát triển bền vững, bảo đảm lợi ích chung và bảo vệ các nhà đầu tư,
pháp luật Việt Nam yêu cầu tổ chức phát hành và các bên liên quan đưa ra các thông tin cần
xem xét, công khai thông tin và điều tra về các thơng tin đó trước khi cơng bố, tổ chức phát
hành cũng như các chủ thế khác có nghĩa vụ cơng bố thơng tin trên TTCK thực hiện đúng quy
định của pháp luật về công bố thông tin, cần phải có một hệ thống quản lý và chế tài xử lý vi
phạm thích hợp và nghiêm ngặt. Để nghiên cứu vấn đề này một cách thấu đáo, trước hết, cần
hiểu rõ về CBTT trên TTCK, các quy định của pháp luật về CBTT trên TTCK và xác định các
điểm bất cập và hạn chế.
3.1. Khái quát chung về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn

3.1.1. Khái niệm công bố thông tin và thị trường chứng khoán
TTCK là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi các loại chứng khoán
trung, dài hạn. TTCK theo nghĩa rộng được gọi là thị trường vốn, là nơi tạo lập và cung ứng
vốn cho nền kinh tế, là nơi mua bán trao đổi các loại cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá
trung và dài hạn khác.
CBTT: Chứng khốn là hàng hóa trừu tượng - hàng hóa vốn, người đầu tư khơng thể
kiểm tra trực tiếp được các chứng khốn như các hàng hóa thông thường mà phải dựa trên cơ
sở các thông tin có liên quan. Vì vậy, để đảm bảo cho TTCK hoạt động hiệu quả và cơng bằng
thì các tin tức có tác động đến sự thay đổi giá cả của chứng khốn cần phải cơng khai cung cấp
cho các nhà đầu tư nhằm tạo cho họ có cơ hội đầu tư như nhau, đồng thời là biện pháp quan
trọng để ngăn chặn các hành vi gian lận trong kinh doanh chứng khốn, lũng đoạn thị trường.
Các thơng tin được cơng khai thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, sở giao dịch, các
cơng ty chứng khốn và các tổ chức có liên quan.
(Mai Chi, 2022). “Tán loạn” vụ Tân Hoàng Minh và vụ bán "chui" của đại gia Trịnh Văn Quyết. Truy cập tại
link: truy cập ngày 21/4/2022.
22

155


3.1.2. Vai trị của việc cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khoán
Việc cổ phiếu tăng giá đối với các cơng ty phát hành mà nói thì đó một tín hiệu cho thấy
sự đi lên của cơng ty, do vậy, khơng có cơng ty nào giấu diếm kết quả kinh doanh tốt. Ngược
lại, việc làm ăn của công ty có nguy cơ xuống dốc hay sụp đổ, nhiều cơng ty muốn che giấu
việc này để tránh trường hợp giá cổ phiếu giảm. Lúc này thông tin kết quả kinh doanh của công
ty rất quan trọng. Do vậy, trong giai đoạn đó, ai có được thơng tin người đó sẽ có thời cơ kiếm
được lợi nhuận cao. Thơng tin có thể giúp công ty thu được lợi nhuận và cả che giấu được nhiều
thứ khác nữa. Chính vì vậy, việc CBTT trên TTCK có vai trị như sau:
Thứ nhất, đối với nhà đầu tư: Trong thời đại có quá nhiều thơng tin dễ kiếm thì điều muốn
tìm lại rất thiếu. Vì vậy mà việc thu thập thơng tin từ các nguồn tin cậy giúp cho các nhà đầu tư

có được một hướng phát triển tốt. Ngược lại sẽ bị đào thải ra khỏi thị trường. Việc CBTT tin
TTCK là cơ sở cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Trước khi đưa ra quyết
định đầu tư chứng khốn nhà đầu dù ít nhiều gì cũng tìm hiểu về mã chứng khốn mà mình
định giao dịch thơng qua hệ thống thơng tin tài chính và các thơng tin hỗ trợ khác như: quy mô
ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, trình độ, kỹ năng quản trị điều hành của người quản
trị doanh nghiệp và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp,… từ các nguồn tin này các nhà
đầu tư quyết định có nên đầu tư hay khơng mà nếu như nguồn tin này khơng chính xác thì có
thể dẫn đến những quyết sai lầm của nhà đầu tư trong việc đưa ra quyết định. Đồng thời, góp
phần hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro trong hoạt động đầu tư chứng khoán.
Thứ hai, đối với cơ quan quản lý thị trường: CBTT về hoạt động của các cơng ty phát
hành chứng khốn làm cho những người quản lý dễ đưa ra những quyết định cân bằng thị trường
hay chi phối thi trường. Ví dụ, chính phủ cần biết lãi lỗ những công ty này để điều chỉnh lãi
suất hay đánh thuế với những công ty này. Nắm được tình hình kinh doanh sẽ hạn chế được
những sai phạm trong q trình phát hành chứng khốn.
3.1.3. Đặc điểm cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn
Một là, CBTT trên TTCK là hoạt động thường xuyên của Công ty đại chúng, tổ chức phát
hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần
đầu ra công chúng, tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, cơng ty chứng khốn, cơng ty
quản lý quỹ đầu tư chứng khốn; chi nhánh cơng ty chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam và
chi nhánh cơng ty quản lý quỹ nước ngồi tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh cơng ty chứng
khốn và cơng ty quản lý quỹ nước ngồi tại Việt Nam); văn phịng đại diện cơng ty chứng
khốn và cơng ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam; quỹ đại chúng, cơng ty đầu tư chứng
khốn đại chúng, Sở giao dịch Chứng khốn (SGDCK) Việt Nam và cơng ty con (sau đây gọi
là Sở giao dịch chứng khoán), tổng cơng ty lưu ký và bù trừ chứng khốn Việt Nam, nhà đầu
tư thuộc đối tượng CBTT theo quy định pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
đến hoạt động CBTT trên TTCK (Điều 2 Thông tư 96/2020/TT/BTC).
Thông qua việc CBTT, các nhà đầu tư thấy được diễn biến hoạt động của công ty trong
thời gian dài, từ đó họ có thể dễ dàng đưa ra nhận định về xu hướng phát triển của công ty trong
thời gian tới. Là đầu mối tập trung hệ thống thơng tin, Uỷ ban Chứng khốn Nhà nước
(UBCKNN) là cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK, cùng với hệ

thống chuyên gia giỏi, có kinh nghiệm lại hồn tồn khách quan và cơng tâm trong việc phân
156


tích đánh giá hệ thống thông tin thị trường từ đó đưa ra các khuyến cáo đối với thị trường. Chỉ
khi việc CBTT được tiến hành thường xuyên, tính minh bạch, công khai của TTCK mới được
bảo đảm. Điều này càng có ý nghĩa hơn đối với thị trường mới nổi như TTCK Việt Nam.
Hai là, CBTT trên TTCK gắn liền với diễn biến hoạt động của tổ chức phát hành và của
thị trường. Đây là yếu tố sống còn để thị trường hoạt động có hiệu quả và phát huy được hiệu
lực của hoạt động giám sát theo cơ chế thị trường đối với công ty.
Ba là, CBTT gắn liền với thẩm quyền của các chủ thể nhất định. Cơng ty là một thực thể
nhân tạo, nên tự nó không thể thực hiện được các hoạt động mà phải thơng qua người đại diện
có thẩm quyền. Người đại diện có thẩm quyền sẽ là người thay mặt cho cơng ty công bố các
thông tin. Phạm vi quyền được công bố những thông tin nhất định do pháp luật và Điều lệ công
ty quy định. Chỉ những thông tin của người có thẩm quyền cơng bố mới được coi là nguồn
thông tin chính thức của công ty và công ty chỉ phải chịu trách nhiệm về các thông tin do người
có thẩm quyền của mình cơng bố.
3.2. Một số quy định của pháp luật về công bố thông tin trên thị trường chứng khốn
3.2.1. Đối tượng cơng bố thơng tin
Xác định nguồn gốc của thông tin là quan trọng nhất vì nó là nguồn cội của mọi rủi ro.
Khi đã truy tìm được rõ nguồn gốc của thơng tin cho phép nhà đầu tư: xác định được mức độ
tin cậy của thơng tin; có được cơ sở để phân tích đối chiếu thông tin; hỏi những vấn đề chưa
được rõ ràng; có thể truy cứu trách nhiệm của người cung cấp thông tin trong trường hợp gây
thiệt hại cho nhà đầu tư từ thông tin mà tổ chức, cá nhân đó cung cấp. Khi phát hiện thơng tin
của đối tượng CBTT khơng đầy đủ, mang tính chắp vá hoặc bị cắt xén; thơng tin khơng nói rõ
nguồn gốc trích dẫn và chủ thể có thẩm quyền cơng bố thì phải kiểm tra, đối chiếu để tránh các
rủi ro có thể phát sinh.
Tại Điều 2 Thông tư 96/2021/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK quy định các đối tượng
phải CBTT trên TTCK bao gồm: Công ty đại chúng, tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp
ra công chúng, tổ chức phát hành thực hiện chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, tổ chức

niêm yết trái phiếu doanh nghiệp, công ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ đầu tư chứng khốn;
chi nhánh cơng ty chứng khốn nước ngồi tại Việt Nam và chi nhánh cơng ty quản lý quỹ nước
ngồi tại Việt Nam (sau đây gọi là chi nhánh công ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ nước
ngồi tại Việt Nam); văn phịng đại diện cơng ty chứng khốn và cơng ty quản lý quỹ nước ngồi
tại Việt Nam; quỹ đại chúng, cơng ty đầu tư chứng khốn đại chúng, SGDCK Việt Nam và công
ty con (sau đây gọi là Sở giao dịch chứng khốn), tổng cơng ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt
Nam, nhà đầu tư thuộc đối tượng công bố thông tin theo quy định pháp luật; cơ quan, tổ chức, cá
nhân khác có liên quan đến hoạt động công bố thông tin trên thị trường chứng khốn.
Cơng ty đại chúng là cơng ty cổ phần có một trong ba dấu hiệu sau: Cơng ty đã thực hiện
chào bán cổ phiếu ra công chúng, cơng ty có cổ phiếu niêm yết tại SGDCKhoặc Thị trường
giao dịch chứng khốn. Cơng ty có ít nhất 100 nhà đầu tư sở hữu cổ phiếu, không kể nhà đầu
tư chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp trên 10 tỷ VNĐ. TTCK Việt Nam hiện nay, công ty
đại chúng chiếm số lượng chủ yếu. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ nhà đầu tư, cũng như đảm bảo
sự phát triển linh mạnh của thị trường vốn, pháp luật đã sớm quy định nghĩa vụ CBTT cho công
ty đại chúng ngay những ngày mà TTCK mới chỉ còn rất sơ khai. Mặc dù khi Luật chứng khoán
157


2019 ra đời thì khái niệm “cơng ty đại chúng” mới được nhắc đến, nhưng tại các văn bản pháp
luật trước cũng đã quy định nghĩa vụ CBTT cho tổ chức niêm yết và tổ chức phát hành. Như
vậy, vô hình chung có một số lượng cơng ty đại chúng đã phải CBTT, mặc dù không phải là tất
cả. Cho đến khi Luật chứng khoán ban hành đã dành hẳn một chương quy định về công ty đại
chúng, cùng với những quy định về CBTT tại Chương VIII.
Đối tượng thứ hai có nghĩa vụ CBTT là tổ chức phát hành, đây là tổ chức thực hiện phát
hành chứng khốn (ngồi trừ trường hợp phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh). Cụ
thể theo Thông tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK do Bộ Tài chính ban hành
thì tổ chức phát hành thực hiện chào bán trái phiếu sẽ phải CBTT theo quy định. Công ty quản
lý quỹ, công ty chứng khốn, cơng ty đầu tư chứng khốn là những chủ thể đặc biệt của TTCK,
ba công ty này là những tổ chức thực hiện giao dịch trên cơ sở tài sản của khách hàng, mang lại
lợi nhuận cho khách hàng. Mặc dù, các công ty này không cung cấp hàng hóa cho thị trường,

nhưng chúng lại là những tổ chức trực tiếp, hoặc đưa ra quyết định thực hiện các giao dịch trên
thị trường, sử dụng tiền của nhà đầu tư để tham gia vào thị trường. Khi nhà đầu tư mở tài khoản
hay gặp vấn tại các tổ chức này nhà đầu tư đã phải chấp nhận những rủi ro nhất định khi đưa
tài sản của mình cho người khác quản lý và sử dụng. Vì vậy mà việc CBTT cũng là một giải
pháp để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư.
SGDCK là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm
hữu hạn hoặc cơng ty cổ phần, có chức năng tổ chức và giám sát hoạt động giao dịch chứng
khoán niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán. SGDCK là nhà quản lý và giám sát hoạt động
của chứng khoán khi giao dịch. Các thông tin mà SGDCK cung cấp có ý nghĩa rất lớn đối với
tất cả các nhà đầu tư, các thành viên giao dịch cũng như đối với việc quản lý và vận hành TTCK.
Theo quy định tại Luật chứng khốn, thì SGDCK là một đối tượng có nghĩa vụ
CBTT.Trung tâm lưu ký chứng khốn là tổ chức hoạt động theo mơ hình cơng ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên thuộc sự quản lý của nhà nước, được thành lập ngày 27/7/2005 với các
chức năng cung cấp dịch vụ đăng ký, lưu ký và thanh toán chứng khoán cho các chứng khoán
niêm yết trên SGDCK và các chứng khốn của cơng ty đại chúng chưa niêm yết phù hợp với
quy định của pháp luật. Thực hiện cấp mã chứng khoán bao gồm mã chứng khoán trong nước
và mã định danh chứng khoán quốc tế (ISIN) cho các loại chứng khoán niêm yết tại SGDCK
và chứng khoán của các công ty đại chúng. Với các chức năng hoạt động trên thì vai trị của
Trung tâm lưu ký chứng khoán đối với TTCK nước ta hiện nay là rất quan trọng.
Ngồi các chủ thể trên, tại Thơng tư 96/2020/TT-BTC hướng dẫn CBTT trên TTCK do
Bộ Tài chính ban hành thì cịn chủ thể khác có nghĩa vụ CBTT là Cổ động và nhà đầu tư sở hữu
từ 5% trở lên chứng chỉ quỹ của một quỹ đại chúng dạng đóng. Cổ đơng sáng lập trong thời
gian bị hạn chế chuyển nhượng cổ phần, Cổ đông nội bộ và nhà đầu tư nội bộ của quý dạng
đồng, người được ủy quyền công bố thông tin và người liên quan.
3.2.2. Nguyên tắc của việc công bố thông tin
Theo Điều 4 Thông tư 96/2020/TT-BTC quy định về nguyên tắc CBTT. Theo đó, việc
cơng bố thơng tin phải tn thủ ngun tắc sau đây:
Một là, CBTT phải đầy đủ, chính xác, kịp thời theo quy định pháp luật. Việc công bố các
thông tin cá nhân bao gồm: Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Chứng minh quân nhân,
158



Hộ chiếu còn hiệu lực, địa chỉ liên lạc, địa chỉ thường trú, số điện thoại, số fax, thư điện tử, số
tài khoản giao dịch chứng khoán, số tài khoản lưu ký chứng khoán, số tài khoản ngân hàng, mã
số giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi sở hữu trên
50% vốn điều lệ chỉ được thực hiện nếu cá nhân đó đồng ý.
Hai là, đối tượng cơng bố thơng tin phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung
thơng tin cơng bố. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, đối tượng công
bố thông tin phải công bố kịp thời, đầy đủ nội dung thay đổi và lý do thay đổi so với thơng tin
đã cơng bố trước đó.
Ba là, khi cơng bố thông tin phải đồng thời báo cáo UBCKNN và SGDCK nơi chứng
khốn đó niêm yết, đăng ký giao dịch về nội dung thông tin công bố, bao gồm đầy đủ các thông
tin theo quy định. Trường hợp thông tin công bố bao gồm các thông tin cá nhân và các đối
tượng công bố thông tin không đồng ý công khai các thơng tin này thì phải gửi UBCKNN và
SGDCK 02 bản tài liệu, trong đó 01 bản bao gồm đầy đủ thông tin cá nhân và 01 bản không
bao gồm thông tin cá nhân để UBCKNN và SGDCK thực hiện công khai thông tin.
Bốn là, việc CBTT của tổ chức phải do người đại diện theo pháp luật hoặc người được
ủy quyền CBTT thực hiện. Việc CBTT của cá nhân do cá nhân tự thực hiện hoặc ủy quyền cho
tổ chức hoặc cá nhân khác thực hiện.
Năm là, các đối tượng CBTT tin có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ thông tin đã công bố,
báo cáo theo quy định như sau:
- Các thông tin công bố định kỳ, thông tin về việc đăng ký công ty đại chúng phải được
lưu giữ dưới dạng văn bản (nếu có) và dữ liệu điện tử tối thiểu 10 năm. Các thông tin này phải
được lưu giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng công bố thông tin tối
thiểu là 05 năm;
- Các thông tin công bố bất thường, theo yêu cầu hoặc các hoạt động khác phải được lưu
giữ và truy cập được trên trang thông tin điện tử của đối tượng CBTT tối thiểu là 05 năm.
3.3. Thực trạng áp dụng quy định pháp luật về cơng bố thơng tin trên thị trường chứng
khốn
Mặc dù chịu tác động của dịch Covid-19, nhưng 9 tháng đầu năm 2021, TTCK Việt Nam

có nhiều dấu hiệu tích cực, TTCK tiếp tục được hỗ trợ, có nhiều yếu tố hỗ trợ để thu hút sự
quan tâm của giới đầu tư.
Từ đầu năm 2021, Luật Chứng khoán 2019, Luật Doanh nghiệp 2020, Luật Đầu tư 2020 và
các nghị định hướng dẫn Luật cùng có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động của
cộng đồng doanh nghiệp và TTCK. Cùng với sự ra đời của Thông tư hướng dẫn, và Nghị định
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK năm 2020 (Nghị định
số 156/2020/NĐ-CP của Chính phủ) đã giúp cải thiện tình hình tn thủ và thực thi quản trị cơng
ty ở các tổ chức phát hành ở Việt Nam, nhiều tổ chức đã có tiến bộ rõ rệt và chủ động trong việc
CBTT và đều có trang thơng tin điện tử của riêng mình để phục vụ cho việc CBTT.
Theo Báo cáo cuối năm 2021 TTCK Việt Nam đã có sự bứt phá mạnh mẽ, liên tục lập kỷ
lục mới về cả chỉ số, giá trị giao dịch, số lượng tài khoản của nhà đầu tư trong nước mở mới và
có được nhiều điểm nổi bật. Ngày 30/12/2021, UBCKNN tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm
2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022, ơng Phạm Hồng Sơn - Phó Chủ tịch UBCKNN cho biết
159


về chỉ số, tính đến ngày 28/12/2021, VN-Index (VN-Index là chỉ số thể hiện các xu hướng biến
động giá của toàn bộ cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh)
đạt 1.494,39 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020. Chỉ số HNX-Index (HNX-Index là một chỉ
số thị trường chứng khoán của Việt Nam bao gồm một số mã chứng khoán được giao dịch tại
SGDCK Hà Nội) đóng cửa ở mức 458,05 điểm, tăng 125,5% so với cuối năm 2020.23
Về vấn đề CBTT theo Báo cáo khảo sát toàn diện về hoạt động CBTT trên thị trường
chứng khốn năm 2021 do chương trình IR Awards 2021(Awards 2021 là chương trình hướng
đến mục tiêu nâng cao nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của IR, cải thiện tính minh bạch
thơng tin trên TTCK, gia tăng chất lượng CBTT và niềm tin của nhà đầu tư) phát hành cho thấy:
Quá trình thực hiện khảo sát hoạt động CBTT trên TTCK 2021 cho thấy việc chưa đáp ứng quy
định chủ yếu rơi nhiều vào trường hợp công bố tài liệu hay nghị quyết Đại hội đồng Cổ đông
thường niên, báo cáo quản trị, doanh nghiệp bị nhắc nhở hay xử phạt do vi phạm CBTT.

Nguồn: Báo cáo khảo sát toàn diện về hoạt động CBTT trên TTCK năm 2021 do chương trình

IR Awards 2021 phát hành.
Kết quả khảo sát toàn diện về hoạt động CBTT trên TTCK năm 2021 (tương ứng với giai
đoạn 01/05/2020 – 30/04/2021) cho thấy có 335/724 doanh nghiệp chưa đáp ứng được tất cả
các tiêu chí khảo sát của IR Awards 2021, tương ứng với tỷ lệ 46.27%. Các trường hợp chưa
đáp ứng quy định trong kỳ khảo sát 2021 chủ yếu rơi nhiều vào công bố tài liệu hay nghị quyết
Đại hội đồng Cổ đông thường niên (128 doanh nghiệp), công bố báo cáo quản trị (104 doanh
nghiệp), doanh nghiệp bị nhắc nhở hay xử phạt do vi phạm CBTT (88 doanh nghiệp)24.
So với thời gian trước thì hoạt động CBTT có cả thiện hơn nhưng hiện vẫn cần nhiều nỗ
lực hơn nữa để giúp nâng cao nhận thức của các tổ chức phát hành về tầm quan trọng của quản
(Anh Minh, 2021). Năm 2021, thị trường chứng khoán nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới. Truy cập tại link:
/>truy cập ngày 19/4/2022.
24
(Ban tổ chức IR Awards, 2021). Báo cáo khảo sát về CBTT trên TTCK năm 2021. Truy cập tại link:
truy cập ngày
19/4/2022.
23

160


trị công ty và CBTT trong sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nhà nước tăng cường công
tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động thị trường, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
để thị trường phát triển theo hướng minh bạch, bền vững
Pháp luật về CBTT trên TTCK Việt Nam nói chung và của tổ chức phát hành nói riêng
đã tạo được hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động CBTT đối với các chủ thể tham gia thị
trường. Hiện nay vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân chưa thực hiện CBTT một cách thường xuyên;
sử dụng báo cáo tài chính để che giấu những thua lỗ trong hoạt động kinh doanh; việc cập nhật
thông tin vẫn cịn tình trạng chậm trễ, thơng tin cơng bố không đầy đủ lượng thông tin phải
công bố, nội dung CBTT còn sơ sài. Trong thời gian gần đây vẫn còn một số vụ việc bị xử phạt
do vi phạm quy định về cơng bố thơng tin như sau:

Tính từ đầu năm 2021, UBCKNN đã phạt hành chính 303 vụ vi phạm, trong đó có 03 vụ
thao túng giá cổ phiếu tại Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM), Công ty Cổ
phần Nông nghiệp Công nghê cao Trung An (TAR) và Công ty Cổ phần Lousi Capital (TGG).
Xử phạt về việc doanh nghiệp, lãnh đạo doanh nghiệp, người có liên quan hoặc cá nhân khác vi
phạm CBTT, làm giá, thao túng cổ phiếu khiến TTCK “xấu xí” hơn trong mắt nhà đầu tư. Số tiền
thu được từ xử phạt năm 2021 nhích 5.6%, xấp xỉ 21 tỷ đồng (năm 2020 gần 19.8 tỷ đồng)25
Đầu năm 2022, TTCK Việt Nam và dư luận cả nước đã “chao đảo” với hồn loạt thơng tin
về các sai phạm của các cá nhân đứng đầu của các tập đoàn lớn. Vào 10/1 cơ quan cảnh sát điều
tra, Bộ công an đã bắt khởi tố, tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết Chủ tịch Tập đoàn FLC
(Công ty Cổ phần Tập đồn FLC là một cơng ty Việt Nam chủ yếu kinh doanh bất động sản, được
thành lập vào ngày 25/10/2011, trụ sở chính tại Hà Nội với vốn điều lệ của FLC gần
12.070 tỷ đồng) để điều tra về hành vi thao túng TTCK, che giấu thông tin trong hoạt động chứng
khoán gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động TTCKViệt Nam26.
Tiếp đó vào ngày 5/4 tiếp tục bắt tạp giam đối với ông Đỗ Anh Dũng Chủ tịch Hội đồng quản trị
kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh và 6 đồng phạm để điều tra về tội chiếm đoạt tài
sản khi đã hành vi gian dối khi đã có hành vi dùng 3 cơng ty thành viên và các công ty liên quan
phát hành 9 đợt trái phiếu trái quy định với tổng trị giá hơn 10.300 tỷ đồng27. Cụ thể như sau:
Vụ việc thứ nhất, đối với Chủ tịch Cơng ty Cổ phần Tập đồn FLC Trịnh Văn Quyết bị
bắt tạm giam và bị khởi tố vì hành vi "Thao túng TTCK", "Che giấu thông tin trong hoạt động
chứng khốn". Theo Bộ Tài chính, trước đó, Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết đã bán
"chui" 74,8 triệu cổ phiếu FLC hồi tháng 1/2022. Ông Quyết đã bán số cổ phiếu trên mà không
báo cáo, không CBTT trước khi thực hiện giao dịch. Ngay sau đó, UBCKNN đã có quyết định
phong tỏa tài khoản chứng khốn của ông Trịnh Văn Quyết, nhằm ngăn ngừa, ngăn chặn các
hành vi tiếp theo khơng đúng quy định. Sau đó, ơng Trịnh Văn Quyết bị phạt hành chính 1,5 tỷ
đồng theo quy định tại khoản 3 Điều 5, điểm h khoản 5 Điều 33 Nghị định số 156/2020/NĐ(Duy Na, 2021). Hơn 300 quyết định xử phạt trên thị trường chứng khoán năm 2021. Truy cập tại link:
truy cập ngày 18/4/2022.
26
(Nguyễn Hưởng, 2022). Bắt giam Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. Truy cập tại link:
truy cập ngày 19/4/2022.
27

(Bảo An, 2022). Bắt giam ông Đỗ Anh Dũng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh. Truy
cập tại link: truy cập ngày 19/4/2022.
25

161


CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng
khoán và TTCK. Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cũng chịu hình phạt bổ sung là đình chỉ hoạt
động giao dịch chứng khốn trong vịng 5 tháng.
Tiếp sau đó, ngày 29/3, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Cơng ty CP Tập đồn FLC, và
một số cá nhân thuộc Công ty CP Tập đồn FLC, Cơng ty Cổ phần Chứng khốn BOS và các
cơng ty có liên quan về hành vi "Thao túng TTCK", "Che giấu thơng tin trong hoạt động chứng
khốn" xảy ra ngày 10/01/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt
động của TTCK Việt Nam. Hành vi trên của Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cơng
ty CP Tập đồn FLC đã đủ yếu tố cấu thành tội “Thao túng TTCK”, quy định tại Điều 211 Bộ
luật Hình sự hiện hành. Bước đầu, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ban hành Quyết định
khởi tố vụ án hình sự số 06/QĐ-VP CQCSĐT, các Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam
đối với Trịnh Văn Quyết. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với
các đối tượng liên quan. Các Quyết định, Lệnh tố tụng của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an đã được Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phê chuẩn theo quy định pháp luật28.
Vụ việc thứ hai, ngày 5/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị
can, thực hiện lệnh bắt tạm giam ông Đỗ Anh Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập
đoàn Tân Hoàng Minh (Tập đồn Tân Hồng Minh có vốn điều lệ 10.000 tỉ đồng, trong đó ơng
Đỗ Anh Dũng - giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị sở hữu 51,48% cổ phần, tương ứng số
tiền 5.148 tỉ đồng. Cuối năm 2020, tổng tài sản của Tập đoàn Tân Hoàng Minh là 20.051 tỉ
đồng. Ngoài là người đứng đầu Tân Hồng Minh, ơng Dũng cịn đang giữ chức Chủ tịch HĐQT
Công ty Cổ phần Quản lý quỹ đầu tư Chứng khốn Minh Việt từ năm 2015 đến nay). Ơng Dũng
bị điều tra về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan việc phát hành trái phiếu, huy động tiền nhà
đầu tư của các công ty thành viên thuộc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khách sạn Tân

Hoàng Minh (Tập đồn Tân Hồng Minh).
Ngồi ơng Dũng, cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 người khác gồm: Đỗ
Hồng Việt - Phó Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH)công Thương mại và
Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu
tư Bất động sản Ngơi Sao Việt, phó tổng giám đốc Cơng ty TNHH thương mại dịch vụ khách sạn
Tân Hoàng Minh; Trần Hồng Sơn - Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Khách
sạn Soleil, Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng
Minh; Nguyễn Khoa Đức - Chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc Công ty Cổ phần Cung Điện Mùa
Đông; Lê Văn Thịnh -– Phó Tổng Giám đốc Cơng ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Khách sạn
Tân Hoàng Minh; Phùng Thế Tính -–Nguyên Giám đốc Trung tâm Tài chính kế tốn Cơng ty
TNHH Thương mại và Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh.
Kết quả điều tra xác định từ tháng 7/2021 đến tháng 3/2022, bị can Đỗ Anh Dũng và các cá
nhân tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh đã có hành vi gian dối, sử dụng 3 cơng ty thành viên gồm:
Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Ngôi Sao Việt, Công ty Cổ phần đầu tư và Dịch vụ Khách
sạn Soleil, Công ty Cổ phần Cung Điện Mùa Đông và các công ty liên quan, phát hành 9 đợt trái
phiếu trái quy định pháp luật, tổng trị giá 10.300 tỉ đồng, để huy động tiền của nhà đầu tư nhưng
(Chính phủ, 2022). Vụ bắt Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Tập đoàn FLC: Sai đến đâu xử lý nghiêm tới đó. Truy
cập tại link: truy cập ngày 22/4/2022.
28

162


không sử dụng vào các hoạt động kinh doanh theo hồ sơ phát hành trái phiếu. Từ kết quả điều tra
trên, ngày 5/4, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án lừa đảo chiếm
đoạt tài sản xảy ra tại Tập đoàn Tân Hoàng Minh và các tổ chức, đơn vị liên quan.
Những vụ việc vi phạm trên TTCK và thị trường trái phiếu doanh nghiệp trên là những vụ
việc rất đáng tiếc, tuy nhiên qua đó cho thấy sự quyết tâm của cơ quan chức năng trong việc làm
minh bạch đối với TTCK và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
3.4. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong hoạt động công

bố thông tin trên thị trường chứng khốn
Quy định pháp luật về xử lý hình sự trong lĩnh vực chứng khốn đã ban hành có hiệu lực,
tuy nhiên đến nay bị xử lý hình sự vẫn chiếm một phần nhỏ khiến dư luận hoài nghi về việc bỏ
lọt tội phạm. Do đó, tiếp tục đặt vấn đề làm thế nào để nâng cao chất lượng minh bạch, chất
lượng quản trị công ty cho các doanh nghiệp, trước hết là doanh nghiệp niêm yết. Nguyên nhân
dẫn đến những hạn chế trong hoạt động CBTT trên thị trường chứng khoán xuất phát từ nhiều
nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau:
Thứ nhất, pháp luật về CBTT chưa xác định rõ cụm từ “người liên quan” trong đối tượng
CBTT. Sự không rõ ràng này trong các quy định pháp luật về CBTT đối với các cá nhân liên quan
đã làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đơng. Vì vậy, cần phải xác định cụ thể khái niệm “cá
nhân có liên quan trong việc CBTT” là gì. Cụ thể: Cá nhân có liên quan là các cổ đơng lớn, có sức
chi phối đến giá cổ phiếu của công ty trên thị trường và người quản lý công ty. Trên thực tế, hoạt
động kinh doanh, đầu tư của những chủ thể này ở nhiều lĩnh vực khác nhau, nếu không phân biệt
được tư cách chủ thể tham gia các giao dịch thì sẽ gây hậu quả rất lớn vì bất kỳ động thái mua, bán
nào của cổ đơng lớn cũng có thể gây ảnh hưởng lớn tới tâm lý đầu tư của công chúng đầu tư.
Thứ hai, quy định pháp luật về CBTT chưa quy định cụ thể trách nhiệm của người thực
hiện CBTT của công ty đại chúng, tổ chức niêm yết, cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ,
quỹ đại chúng. Việc CBTT của tổ chức phát hành tổ chức niêm yết công ty quản lý quỹ cơng
ty chứng khốn phải do Tổng giám đốc/Giám đốc hoặc nhân viên CBTT được uỷ quyền thực
hiện. Tổng giám đốc/Giám đốc phải chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do nhân viên CBTT
được uỷ quyền công bố. Pháp luật hiện hành mới chỉ yêu cầu Tổng Giám đốc/Giám đốc phải
chịu trách nhiệm về nội dung thông tin được công bố, mà chưa quy định trong trường hợp người
thực hiện CBTT công bố sai nội dung thông tin, cơng bố thiếu thơng tin hay chậm CBTT thì
phải chịu trách nhiệm như thế nào.
Thứ ba, quy định pháp luật về quyền được tiếp cận thông tin của cổ đông thiểu số, các
biện pháp chống lại các hành vi trục lợi từ tình trạng thơng tin bất cân xứng của cổ đông lớn
chưa được quy định cụ thể rõ ràng. Theo quy định của pháp luật, các cổ đông phải được đối xử
công bằng, mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho cổ đơng sở hữu nó các quyền và nghĩa
vụ và lợi ích ngang nhau. Trường hợp cơng ty phát hành có các loại cổ phần ưu đãi, các quyền
và nghĩa vụ gắn liền với các loại cổ phần ưu đãi phải được công bố đầy đủ cho cổ đông và phải

được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Thứ tư, nhiều doanh nghiệp chưa làm tốt vấn đề minh bạch thông tin, dẫn đến niềm tin
của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp và thị trường chứng khoán chưa cao. Tổ chức, cá nhân
chưa tự giác và có trách nhiệm cao khi thực hiện cơng bố thơng tin, họ chỉ chú trọng công bố
163


những thơng tin tốt, có lợi cho mình, cịn những thơng tin bất lợi thì khơng muốn cơng bố ra thị
trường. Cũng như, doanh nghiệp khơng có chiến lược cụ thể, dài hạn cho việc CBTT trong quá
trình phát hành, nhiều khi việc CBTT chỉ nhằm mục đích đối phó với quy định pháp luật, hoặc
sợ bị rị rỉ thơng tin, phải cạnh tranh với đối thủ nên tổ chức phát hành thường ngại CBTT về
sản xuất kinh doanh và các dự án đầu tư của mình.
Thứ năm, các quy định hiện hành vẫn chưa đi hết được đến tận gốc vấn đề, cịn bỏ ngỏ
nhiều mối nguy hại có thể làm ảnh hưởng đến tính độc lập của các chủ thể tham gia CBTT, từ
đó làm suy giảm chất lượng của các thông tin được công bố trên thị trường, gây tác động xấu
đến hoạt động chung của cả TTCK. Ngồi ra, mức phạt cịn khá thấp thời hạn CBTT cịn dài
nên cổ phiếu có thể bị chi phối bằng việc người nội bộ gom cổ phiếu trước giai đoạn CBTT.
3.5. Kiến nghị góp phần hồn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán
3.5.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn
Minh bạch hóa thơng tin trên TTCK. Minh bạch thơng tin là một trong những nhân tố
quan trọng nhất giúp TTCK phát triển. Với tư cách là một người chủ sở hữu của doanh nghiệp,
cổ đơng của cơng ty hồn tồn có thể được quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình,
thậm chí khi các doanh nghiệp này đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khốn thì câu
chuyện không chỉ dừng lại ở những người chủ sở hữu mà còn là những nhà đầu tư. Doanh
nghiệp niêm yết phải có trách nhiệm CBTT một cách rõ ràng minh bạch theo đúng pháp luật để
cho các nhà đầu tư có những quyết định đúng đắn. Do đó, để nâng hiệu quả hoạt động CBTT
trên TTCK hiện nay cần phải:
Thứ nhất, đẩy mạnh phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên
truyền thông tin về TTCK. Việc CBTT trên các phương tiện thông tin đại chúng là rất cần thiết

nhất là những người quan tâm đến TTCK. Có thể thấy rằng, đây là một kênh truyền tải thơng
tin hết sức hiệu quả, đảm bảo tính cơng khai và dễ dàng tiếp cận của thông tin. Do vậy, Chính
phủ cần chỉ đạo và giao trách nhiệm cho các phương tiện thơng tin đại chúng như đài truyền
hình, báo chí... phối hợp cùng UBCKNN trong việc đưa tin về các hoạt động liên quan đến
TTCK; Tuyên truyền, giáo dục kiến thức về chứng khốn, về TTCK cho cơng chúng nhằm thu
hút sự quan tâm của công chúng và nâng cao sự hiểu biết của họ về lĩnh vực mới mẻ này. Đây
là công việc cần được thực hiện một cách thường xuyên và lâu dài, chứ không phải chỉ tập trung
trong một thời điểm nhất định nào đó.
Thứ hai, tăng cường hoạt động giám sát, quản lý, thẩm định của UBCKNN đối với
phương án huy động vốn của các tổ chức phát hành, cải thiện cơ sở hạ tầng về CBTT, nâng cao
chất lượng thông tin công bố, nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức phát hành trong việc
CBTT. Đưa ra phương án phát hành chứng khoán của tổ chức phát hành và giám sát phải có
thẩm định để bảo đảm việc huy động vốn này là nhằm mục đích mở rộng, phát triển sản xuất
kinh doanh chứ khơng phải để đầu tư chứng khốn, tránh việc tạo ra hiện tượng bong bóng trên
TTCK. Ngồi ra, tổ chức thường xuyên hơn các khóa đào tạo, chương trình thảo thuận để phổ
cập đến các tổ chức phát hành những mơ hình quản trị cơng ty hiệu quả theo chuẩn mực chung
quốc tế, tăng cường nhận thức của tổ chức phát hành về sự quan trọng của việc CBTT. Nâng
cao vai trò của UBCKNN trong tham mưu cho Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung các văn bản pháp
lý, trong giám sát, quản lý việc thực hiện các quy định trong lĩnh vực chứng khoán, đặc biệt là
164


việc phát hành chứng khốn của các cơng ty niêm yết; có sự phối hợp đồng bộ và chặt chẽ trong
mối quan hệ giữa các cơ quan điều hành và các tổ chức cung ứng các dịch vụ công bố thơng tin
trên thị trường như: Hiệp hội kế tốn, kiểm toán Việt Nam (VAA), Hội kiểm toán viên hành
nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, xây dựng cơ chế giám sát thông tin. Hiện nay ở nước ta, hầu như khơng có một
cơ quan nào giám sát và đảm bảo chất lượng của các thông tin cơng bố trên TTCK. Với tình
hình hiện nay, rị rỉ thông tin là một điều không tránh khỏi nhưng trong đó có một số thơng tin
khơng chính xác. Điều này càng bị phóng đại khi mà các nhà đầu tư ở nước ta phần lớn là các nhà

đầu tư mới, họ rất dễ bị dao động bởi những tin đồn. Từ đó, giá chứng khốn bị biến động mạnh.
Trong những trường hợp này thì ai là người được lợi? Ai là người tung ra tin đồn? Tất cả đều
không được kiểm soát và giá chứng khoán bị tác động bởi nhân tố con người rất nhiều. TTCK Việt
Nam đang trong giai đoạn chuyển biến để trở thành một bộ phận của thị trường tài chính tồn cầu...
Một TTCK hiện đại và hội nhập không thể thiếu sự minh bạch trong hệ thống thơng tin.
3.5.2. Định hướng góp phần hồn thiện pháp luật về hoạt động công bố thông tin trên thị
trường chứng khốn
Minh bạch thơng tin có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy tính hiệu quả của việc đầu tư
kinh doanh chứng khoán và là lực đẩy cho sự phát triển của TTCK trong tương lai. Do đó hồn
thiện pháp luật về hoạt động CBTT trên TTCK là vấn đề hết sức cần thiết. Tác giả đưa ra một
số định hướng hoàn thiện pháp luật về vấn đề này như sau:
Thứ nhất, cần rà sốt để tìm ra các thiếu sót, bất cập trong quy định về cơng bố thơng tin
trên thị trường chứng khốn nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập nhằm hoàn thiện hệ
thống quy định về CBTT. Hoàn thiện phải thống nhất với chính sách tái cơ cấu thị trường chứng
khoán. Đồng thời, xây dựng hệ thống pháp luật về CBTT của tổ chức phát hành theo hướng
tiệm cận với thông lệ quốc tế chung, nhằm tạo điều kiện để thu hút được nguồn vốn đầu tư từ
các nhà đầu tư nước ngoài. Xây dựng cơ chế giám sát CBTT phù hợp với tình hình thực tế của
thị trường tránh tình trạng rị rỉ thơng tin và một số thông tin không chính xác.
Thứ hai, nên bổ sung quy định cấm các vị trí quản lý và người thân thuộc trong công ty
thực hiện giao dịch trong một số thời điểm công bố các thông tin quan trọng của công ty như
báo cáo tài chính năm.
Thứ ba, bổ sung quy định về CBTT bằng tiếng anh để thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài
cho nhà đầu tư nước ngồi dễ dàng tiếp cận thơng tin. Cũng như, bổ sung điều kiện đối với tổ chức
kiểm toán khi thực hiện soát xét, kiểm toán báo cáo tài chính cho tổ chức phát hành chứng khoán.
Thứ tư, việc công bố các thông tin bất thường phải được hiểu và quy định thực thi thống
nhất. Bởi theo quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC, tổ chức niêm yết phải công bố thông
tin trong thời hạn 24 giờ kể khi có các sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh
doanh hoặc tình hình quản trị của tổ chức niêm yết. Nhưng quy định này còn hạn chế ở chỗ:
Như thế nào là có ảnh hưởng lớn thì chưa rõ ràng, dẫn đến nhiều cách hiểu và quan điểm khác
nhau. Công ty được cấp một dự án lớn có quy mơ đầu tư hàng trăm tỷ đồng, cơng ty bán một

tịa nhà thu lợi nhuận bằng 1/4 vốn điều lệ, công ty bị truy thu thuế hơn chục tỷ đồng…, thông
tin nào là sự kiện lớn? Chính vì vậy, các thơng tin bất thường thường được công bố chậm hoặc
không được công bố, là điều kiện cho sự phát triển của tin đồn, của thông tin không chính thức,
làm giảm tính minh bạch của thông tin trên thị trường. Do vậy, việc hướng dẫn cụ thể hơn về
165


tiêu chí của sự kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh mà công ty phải công
bố trong 24 giờ là cần thiết. Chẳng hạn: sự kiện làm thay đổi lợi nhuận từ 30 vốn điều lệ ; ngưng
hoạt động của một bộ phận chiếm trên 50 doanh số…
Thứ năm, cần tăng mức phạt xử lý do chậm CBTT trên TTCK. Đối với vi phạm chậm
CBTT của các cơng ty niêm yết, mà nó có thể dẫn đến sự thiếu minh bạch của thị trường, hay
nguy hại hơn là sự sụt giảm niềm tin của nhà đầu tư, chế tài xử phạt vi phạm cần phải nặng tay
hơn, vừa mang tính cảnh báo, vừa mang tính răn đe và nâng cao ý thức của công ty niêm yết
trong việc công bố các thông tin. Tùy theo mức độ vi phạm trong việc chậm công bố thông tin,
UBCKNN có thể phạt tiền hành chính từ 100 triệu đến 200 triệu (thay vì mức phạt tối đa 70
triệu như hiện nay), đồng thời đưa ra tín hiệu cảnh báo cho nhà đầu tư. Cần có quy định, trong
một số trường hợp đặc biệt, vì những lý do khách quan, các cơng ty niêm yết có thể xin lùi thời
hạn công bố thông tin BCTC quý hoặc năm nhưng quy định thời hạn tối đa không quá 5 ngày
đối với BCTC quý và 10 ngày đối với BCTC năm, để đảm bảo sự khách quan và công bằng
giữa các công ty và tính kịp thời của thông tin cho nhà đầu tư. Tác giả nghĩ rằng, trong trường
hợp chưa có những quy định về xử phạt hành chính đối với các trường hợp phải giải trình BCTC
với những sai sót nghiêm trọng, cơ quan quản lý thị trường vẫn có thể áp dụng biện pháp như
cơng bố rộng rãi danh sách các cơng ty thường xun có hiện tượng bất nhất số liệu trong BCTC
trước và sau kiểm toán, công ty thường xuyên lặp lại các lỗi đã từng bị nhắc nhở... Có như vậy,
nhà đầu tư mới có thể tránh rơi vào “bẫy” có thể có của các công ty, bản thân các công ty cũng
ý thức hơn, cẩn trọng hơn khi xây dựng và công bố BCTC.
4. KẾT LUẬN
CBTT trên TTCK có vai trị quan trọng, là cơ sở cho nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư
chứng khốn. Vì vậy việc CBTT phải được đảm bảo tính minh bạch. Ngồi ra, cần xây dựng

cơ chế giám sát thông tin, một TTCK hiện đại và hội nhập không thể thiếu sự minh bạch trong
hệ thống thông tin. Minh bạch thơng tin có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy tính hiệu quả của
việc đầu tư kinh doanh chứng khoán và là lực đẩy cho sự phát triển của TTCK trong tương lai.
Bên cạnh đó, phải tăng cường phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng trong việc
tuyên truyền thông tin về TTCK.
CBTT trên thị trường chứng khoán nguyên tắc quan trọng nhằm thu hút nguồn vốn từ các
nhà đầu tư trong và ngoài nước. Thơng tin được cơng bố trên thị trường chứng khốn là yếu tố
quyết định để nhà đầu tư mua chứng khốn chính là niềm tin của người mua vào tổ chức phát hành.
Tuy nhiên hoạt động CBTT của tổ chức phát hành chứng khốn vẫn cịn nhiều điểm hạn chế và bất
cập qua thực tiễn áp dụng, thực tiễn thực hiện pháp luật về CBTT vẫn còn nhiều bất cập, thiếu sót.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính. Thơng tư hướng dẫn một số nội dung về chào bán phát hành chứng khốn, chào mua
cơng khai, mua lại cổ phiếu, đăng ký công ty đại chúng và hủy tư cách công ty đại chúng. Thông tư
số 118/2020/TT – BTC, ngày 31/12/2020.
2. Bộ Tài chính. Thông tư định giao dịch cổ phiếu, niêm yết, đăng ký giao dịch và chứng chỉ quỹ, trái
phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có bảo đảm niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khốn. Thơng
tư số 120/2020/TT – BTC, ngày 31/12/2020.

166


3. Bộ Tài chính. Thông tư quy định về hoạt động của cơng ty chứng khốn. Thơng tư số 121/2020/TT
– BTC, ngày 31/12/2020.
4. Bộ Tài chính. Thông tư hướng dẫn cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn. Thơng tư số
96/2020/TT – BTC ngày 16/11/2020.
5. Chính phủ (2020). Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và
thị trường chứng khoán. Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, ngày 31/12/2020.
6. Chính phủ (2021). Nghị định Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP ngày
31 tháng 12 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị
trường chứng khoán. Nghị định 128/2021/NĐ-CP, ngày 30/12/2021.

7. Lê Vũ Nam (2017). Tiếp tục hoàn thiện các quy định về công bố thông tin của công ty niêm yết trên
thị trường chứng khoán để đáp ứng nhu cầu hội nhập. Tạp chí nghiên cứu lập pháp.
8. Nguyễn Thúy Anh và nnk. (2013). Xây dựng chỉ số minh bạch thông tin đối với cơng ty niêm
yết. Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (14), 21-30.
9. Phạm Thị Hằng Nga (2014). Công bố thông tin của công ty đại chúng trên thị trường chứng khoán
theo pháp luật Việt Nam (Luận văn thạc sỹ). Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Hà Nội.
10. Quốc hội (2015). Bộ luật Dân sự. Luật số 91/2015/QH13, ngày 24/11/2015.
11. Quốc hội (2005). Luật Thương mại. Luật số 36/2005/QH11, ngày 27/06/2005.
12. Quốc hội (2020). Luật Doanh nghiệp. Luật số 59/2020/QH14, ngày 17/06/2020.
13. Quốc hội (2019). Luật Chứng khoán. Luật số 54/2019/QH14, ngày, 26/11/2019.
14. Trương Đông Lộc, Nguyễn Thị Kim Anh (2017). Xây dựng chỉ số minh bạch và công bố thông tin
cho các công ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Tạp chí Ngân
hàng. />15. Tạ Thanh Bình (2015). Thơng tư 155/2015/TT-BTC nới rộng phạm vi người phải cơng bố thơng tin.
Tạp chí Chứng khốn Việt Nam, (206), 15-17.
16. Trường Đại Học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2016). Giáo trình Luật Ngân hàng. Hà Nội: Nhà
xuất bản Hồng Đức.

167



×