Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng mô hình Công tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.37 KB, 5 trang )

XÂY DỰNG MƠ HÌNH CƠNG TÁC XÃ HỘI HỖ TRỢ THANH NIÊN
LAO ĐỘNG NHẬP CƯ CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN
TẠI XÃ HIẾU LIÊM, HUYỆN BẮC TÂN UYÊN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
Phạm Thị Ngà1
1. Email:
TĨM TẮT
Xã Hiếu Liêm có 1209 thanh niên trong độ tuổi lao động/3.326 nhân khẩu chiếm 36,35%
dân số trên địa bàn xã (Báo cáo số 669/BC-UBND, ngày 14/9/2021 của UBND xã Hiếu Liêm).
Do số lượng người nhập cư đơng, nên hệ thống chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức đến
đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cư. Sau giờ làm việc, họ sống co cụm
trong khu nhà trọ, khơng tham gia các hoạt động văn hóa, khơng có sự kết nối với địa phương.
Dựa trên những cơ sở dữ liệu có trước đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp,
tác giả tiến hành nghiên cứu để tìm ra các vấn đề về đời sống tinh thần của thanh niên lao động
nhập cư. Qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả nhận thấy đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên
lao động nhập cư còn nghèo nàn, đơn điệu. Do vậy việc cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho
thanh niên lao động nhập cư tại xã Hiếu Liêm hiện nay là vấn đề cấp thiết. Nhằm tìm hiểu nhu
cầu, mong muốn của thanh niên lao động nhập cư về sinh hoạt văn hóa, qua đó đề xuất các mơ
hình nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống cho thanh niên lao động nhập cư tôi lựa chọn
chủ đề: “Xây dựng mô hình Cơng tác xã hội hỗ trợ thanh niên lao động nhập cư cải thiện đời
sống văn hóa tinh thần tại xã Hiếu Liêm, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương”.
Từ khóa: Cải thiện đời sống văn hóa tinh thần, Mơ hình Cơng tác xã hội, Thanh niên lao
động nhập cư.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Bình Dương hiện nay là tỉnh có số lượng người nhập cư cao thứ hai cả nước (chỉ sau Tp.
Hồ Chí Minh), cụ thể có đến 53,5% trên tổng số 2,3 triệu người sinh sống hiện tại trong tỉnh là
dân nhập cư (Nguyễn Thúy Hằng, 2019). Riêng đối với xã Hiếu Liêm có 1.319 lao động nhập
cư, chiếm 39,66% trên 3.326 nhân khẩu tồn xã. Trong đó, thanh niên trong độ tuổi lao động
(từ đủ 16 đến 30 tuổi theo Luật Thanh niên số 57/2020/QH14) là 1209 người chiếm 91,66%
người nhập cư của xã (Báo cáo số 544/BC-UBND, ngày 27/7/2021 của UBND xã Hiếu Liêm).
Đây là cơ hội và cũng là thách thức của Hiếu Liêm khi phải thực hiện song song hai nhiệm vụ:
vừa đảm bảo về đời sống vật chất, vừa đảm bảo về đời sống tinh thần cho thanh niên lao động


nhập cư. Hiếu Liêm là xã nông nghiệp, việc xây dựng không gian văn hóa cịn chậm, việc trang
bị các thiết chế văn hóa cịn hạn chế. Do vậy, những vấn đề liên quan tới đời sống tinh thần của
người nhập cư dường như bị bỏ ngỏ. Theo Maslow, đời sống vật chất là một trong những nhu
cầu cơ bản của con người. Song song đó, đời sống tinh thần cũng vơ cùng quan trọng, là mảnh
ghép không thể thiếu để con người được phát triển toàn diện, là điều kiện để khẳng định chất
401


lượng cuộc sống của con người. Do đó, việc tìm hiểu về nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên
lao động nhập cư về các sinh hoạt văn hóa tinh thần là cần thiết. Để từ đó xây dựng mơ hình
sinh hoạt văn hóa phù hợp nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, tăng năng xuất
lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp người nhập cư gắn bó hơn với xã Hiếu Liêm và
góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tác giả đã tiến hành sưu tầm, thu thập các nghiên cứu thứ
cấp như: báo cáo của địa phương; các bài báo, tạp chí, hội thảo; các luận văn, luận án; sách và
các nghiên cứu khoa học đã được cơng bố, cơng khai, có chất lượng, uy tín. Sau đó, tác giả đọc
và tóm tắt để lấy nội dung viết tổng quan. Bên cạnh đó, tác giả xây dựng khung ma trận, chia theo
từng nội dung nghiên cứu để có sự so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra những đóng góp giá trị của
nghiên cứu, đồng thời chỉ ra những điểm trống, những khoảng hở mà nghiên cứu còn thiếu.
3. NỘI DUNG
Thời gian qua, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về người lao động nhập cư như:
Phạm Văn Quyết, Trần Văn Kham (2015) với nghiên cứu "Sự kỳ thị đối với lao động nhập cư
nghèo tại các đơ thị Việt Nam" đăng trên Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã nêu lên các
lĩnh vực mà người lao động nhập cư bị kỳ thị như: kỳ thị trong lĩnh vực lao động, việc làm; kỳ
thị trong tham gia đời sống cộng đồng nơi sinh sống; kỳ thị trong tiếp cận và sử dụng các dịch
vụ công và kỳ thị qua sự trải nghiệm trong đời sống đơ thị. Qua những phân tích của bài viết
cho thấy người lao động nhập cư nghèo là những đối tượng yếu thế, dễ bị tổn thương; họ dường
như hướng đến sự chịu đựng nhẫn nhục, từ đó xa lánh và ít tham gia vào các hoạt động chung
của cộng đồng cư dân đô thị. Tuy nhiên, nghiên cứu chủ yếu bàn về cơng nhân ở các đơ thị mà
chưa có sự mở rộng ra công nhân tại các khu vực nông thôn. Năm 2004, Tổng Cục Thống kê

thực hiện chuyên đề nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam”. Nghiên
cứu này quan tâm xem xét tác động của di cư với bản thân những người di cư. Chất lượng cuộc
sống của người di cư được đề cập trong nghiên cứu này đã mô tả các yếu tố quyết định sự thành
công của di cư (cả khách quan và chủ quan) liên quan tới thu nhập, nhà ở, phúc lợi và an ninh
nơi chuyển đến. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả di cư bao gồm từ các cơ hội kinh tế, tính sẵn
sàng về nhà ở và các điều lệ, quy định của địa phương nơi đến, loại di cư, tức là di cư tạm thời,
chuyển đến nơi mới rồi lại quay về, tạm trú dài hạn hoặc kết hợp của các hình thức trên, các hỗ
trợ mà người di cư có thể có được thông qua hệ thống phúc lợi xã hội chung hoặc mạng lưới xã
hội riêng của người di cư.
Bên cạnh đó, cịn có các nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của người lao động
nhập cư như: Phạm Minh Nguyệt (2015) “Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân
Đồng Nai – Thực trạng và giải pháp” đăng trên Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Mở TP.
HCM đã nêu ra được rất nhiều các hoạt động chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho đối tượng
công nhân lao động của tỉnh Đồng Nai về các lĩnh vực như: tư tưởng đạo đức, giáo dục, khoa
học, nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng chỉ ra thực trạng hiện nay là các hoạt động cịn
mang tính hình thức, chung chung, chưa tạo được sự lơi cuốn, hấp dẫn cho công nhân; việc đầu
tư về không gian sinh hoạt, các thiết chế văn hóa cịn cầm chừng; bên cạnh đó, sự phát triển các
loại hình văn hóa trá hình như: massage, karaoke, lơ đề, ma túy…đã lơi kéo nhiều công nhân
402


tham gia, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự xã hội. Tuy nhiên, nghiên cứu lấy đối
tượng là công nhân lao động tại các khu công nghiệp. Còn các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động tại các mơi trường ngồi khu, cụm cơng
nghiệp là chưa có. Nguyễn Khoa Hải (2015) với luận văn "Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần
cho thanh niên cơng nhân khu cơng nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương" đã nêu lên
thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên công nhân hiện nay và ảnh hưởng tiêu cực
lên các mặt của đời sống nếu như đời sống tinh thần khơng được đáp ứng thỏa đáng. Từ đó tác
giả đề xuất các giải pháp để xây dựng, nâng cao đời sốngvăn hóa tinh thần cho đội ngũ cơng
nhân, góp phần giảm ức chế tâm lý, cải thiện những mối quan hệ và nâng cao hiệu quả sản xuất.

T. Lý với bài viết "Bình Dương: nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân lao động",
đăng trên Báo Bình Dương ngày 29/5/2017. Bài viết đã nêu ra rất nhiều các hoạt động văn hóa
văn nghệ, thể dục thể thao mà các đơn vị, doanh nghiệp, các hiệp hội trên địa bàn tỉnh Bình
Dương tổ chức cho cơng nhân góp phần tạo khơng khí sơi nổi, hào hứng. Ngồi ra, tỉnh Bình
Dương cũng khơng ngừng cải tiến, nâng cao các thiết chế văn hóa nhằm phục vụ tốt nhất nhu
cầu giải trí của cơng nhân. Thục Văn có bài viết "Khi công nhân lao động mê đờn ca tài tử"
đăng trên báo Bình Dương, ngày 04-11-2019 nêu lên các hội thi, hội thao liên hoan đờn ca tài
tử trong cơng nhân lao động. Qua đó hoạt động đã thu hút được rất nhiều đối tượng là công
nhân lao động tại các khu công nghiệp tham gia; tạo nên không khí thi đua sôi nổi, hào hứng
khi được thỏa mãn niềm đam mê đờn ca tài tử. Hội thi đã góp phần giải tỏa áp lực cơng việc,
tạo sự thoải mái trong tinh thần, nâng cao chất lượng cuộc sống và tăng năng suất lao động của
người công nhân. Trong bài viết “Liên đoàn lao động huyện Bắc Tân Uyên: chăm lo mọi mặt
cho người lao động” (Quang Tám, 2021) đăng trên Báo Bình Dương ngày 22/3/2021 cũng đề
cập đến việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động trên địa bàn huyện như:
tư vấn, tuyên truyền pháp luật, hỗ trợ các hộ gia đình cơng nhân khó khăn; tổ chức nhiều cuộc
thi như: ca hát, đá bóng, cầu lơng, bóng chuyền, cờ tướng. Đối với các lao động nữ, Liên đoàn
lao động huyện cũng tạo ra các sân chơi như: thi cắm hoa, nuôi con khỏe, dạy con ngoan. Các
hoạt động trên đã phần nào giúp giải tỏa căng thẳng cho người lao động sau những giờ làm việc
mệt mỏi. Tuy nhiên, các hoạt động này chỉ được thực hiện đối với công nhân tại các khu, cụm
công nghiệp, chưa triển khai tới các khu nhà trọ của công nhân lao động tại các trang trại nông
nghiệp. Đồng thời các hoạt động được tổ chức theo “mùa vụ” nhằm chào mừng kỉ niệm các
ngày lễ lớn, chứ chưa được tổ chức thường xuyên, định kỳ. Nhà báo Hồng Phương (2021) với
bài viết “Huyện Bắc Tân Uyên triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội” đăng trên Báo Bình
Dương ngày 31/3/2021 đã đề cập tới việc ngoài tập trung phát triển kinh tế, huyện Bắc Tân
Un cịn chú trọng đến cơng tác bảo đảm an sinh xã hội cho các hộ chính sách, người có cơng,
hộ nghèo và các hộ khó khăn trên địa bàn huyện với các hoạt động như: hỗ trợ người dân phát
triển sản xuất, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, văn hóa.
Bài báo cũng chỉ ra được các kết quả mà huyện Bắc Tân Uyên đã đạt được như: trao tặng 78
phần quà, 55 tivi, tổ chức 10 lớp đào tạo nghề, giới thiệu 3.809 lượt lao động vào làm việc tại
các cơng ty, xí nghiệp trên địa bàn huyện. Hoặc các bài viết đăng trên Báo Bình Dương như:

“Chú trọng an toàn và bảo đảm đời sống công nhân lao động” (Thục Văn, 2021), “Tặng 1.190
phần quà cho cơng nhân lao động có hồn cảnh khó khăn” (Quang Tám, 2021) chủ yếu tập
trung vào việc chăm lo đời sống vật chất mà chưa đề cập sâu tới việc chăm lo đời sống tinh thần
cho người lao động.
403


Nhìn chung các đề tài, cơng trình nghiên cứu và các bài viết của các chuyên gia, học giả
về lao động nhập cư trong vài thập kỷ qua thể hiện sự quan tâm về lao động nhập cư theo hai
hướng: một là những khó khăn, cản trở cuộc sống của người nhập cư; hai là sự thiếu hụt về đời
sống tinh thần. Từ đó đưa ra những giải pháp, đề xuất kiến nghị nhằm nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho các đối tượng này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu lấy
đối tượng là cơng nhân tại các khu công nghiệp, khu đô thị mà chưa có cơng trình nào tìm hiểu
riêng về đời sống văn hóa tinh thần của đối tượng thanh niên lao động nhập cư tại một đơn vị
hành chính (xã, phường) cụ thể hoặc lao động nhập cư tại các địa phương thuần nông nghiệp
như xã Hiếu Liêm. Do vậy, đây là một vấn đề mới mẻ, góp thêm màu sắc vào bức tranh tổng
thể nghiên cứu về đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cư hiện nay.
4. KẾT LUẬN
Đời sống văn hóa tinh thần của thanh niên lao động nhập cư giữ vai trò quan trọng, góp
phần tái tạo sức lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của thanh niên lao động nói riêng và
của người lao động nói chung. Thanh niên lao động là một lực động đặc biệt, có sức khỏe, sự
nhanh nhẹn, sáng tạo và dễ dàng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật; tuy vậy họ cũng là
những người có nhiều sự nhạy cảm, nhiều chuyển biến về mặt tâm lý và dễ bị tác động bởi
những yếu tố bên ngoài. Việc đáp ứng tốt đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động
sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực trên nhiều phương diện. Từ nhiều năm qua, bên cạnh việc đẩy
mạnh phát triển kinh tế xã hội, tăng cường xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã rất quan tâm, chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho
nhóm đối tượngnày. Sự quan tâm đó đã góp phần định hướng đúng đắn cho sự phát triển toàn
diện về thể lực và tâm lực cho thanh niên lao động nhập cư, giúp họ bước đầu định hình diện
mạo đời sống văn hóa tinh thần phong phú, sơi động của mình; giúp họ tránh được nguy cơ từ

sự tiếp nhận thụ động, học đòi các khuynh hướng, trào lưu văn hóa, lối sống lai căng, độc hại
đang ngày càng phổ biến. Bên cạnh những kết quả tích cực trong việc thay đổi các thể chế liên
quan tới việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cư thì vẫn cịn
đó những tồn tại, hạn chế rất khó để giải quyết như: hệ thống các cơ sở vật chất phục vụ hoạt
động văn hóa tinh thần khơng được quy hoạch và khơng được chú trọng đầu tư; vì vậy hệ thống
thiết chế văn hóa phục vụ thanh niên lao động cịn rất thiếu thốn; trình độ văn hóa, chun môn,
tư tưởng, nếp sống và tác phong lao động của cơng nhân cịn nghèo nàn. Họ hưởng thụ một
cách thụ động, chưa được phát huy khả năng sáng tạo văn hóa trong khơng gian sống của mình,
thậm chí một bộ phận còn xem nhẹ đời sống tinh thần, sống khép kín trong phịng trọ, lệ thuộc
những hình thức giải trí đơn thuần như dùng điện thoại nghe nhạc, nhắn tin, chơi game hoặc
nhậu. Do vậy, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên lao động nhập cư là một q
trình lâu dài, địi hỏi cần có sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành, đoàn thể và của chính
người cơng nhân lao động. Xây dựng hệ thống giải pháp phát triển đời sống văn hóa tinh thần
cho thanh niên công nhân cần kết hợp các giải pháp chính sách dài hạn và cả những biện pháp
trước mắt, cần tập trung xây dựng những chính sách, mơ hình thiết thực, hữu ích tránh hình
thức, màu mè, lãng phí. Thực tế cho thấy rằng, những giải pháp, mơ hình cải thiện đời sống văn
hóa tinh thần sẽ khơng đạt hiệu quả nếu khơng có những giải pháp đồng bộ và tồn diện về chế
độ làm việc, chính sách nhà ở, tiền lương cho công nhân lao động. Đời sống văn hóa tinh thần
404


sẽ chưa được nâng cao nếu đời sống vật chất cịn nghèo nàn, trình độ nhận thức cịn hạn hẹp.
Do vậy cần đầu tư, chú trọng phát triển văn hóa nhận thức, văn hóa ứng xử cho thanh niên cơng
nhân, đồng thời từng bước cải thiện chế độ tập luyện thể dục, thể thao phát triển lực lượng thanh
niên công nhân khỏe về thể chất, mạnh về tinh thần, đối xử với nhau hợp tình, hợp nghĩa; linh
động thích ứng với mọi tình huống trong trạng thái bình thường mới hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Khoa Hải (2015). Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho thanh niên cơng nhân khu cơng
nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương (Luận văn Thạc sĩ). Trường Đại học Trà Vinh. Trà
Vinh.

2. Nguyễn Thúy Hằng (2019). Bình Dương và bài tốn về dân nhập cư. Báo Thị trường Today, ngày
17/10/2019 từ ay/binh-duong.
3. T. Lý (2017). Bình Dương: nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cơng nhân lao động. Báo Bình
Dương, ngày 29/5/2017 lúc 10:16:28 từ />4. Phạm Minh Nguyệt (2015). Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân Đồng Nai – Thực
trạng và giải pháp. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Mở TP. HCM, số 10 (1) 2015.
5. Hồng Phương (2021). Huyện Bắc Tân Uyên triển khai hiệu quả công tác an sinh xã hội. Báo Bình
Dương, ngày 31/3/2021 08:06:38 từ />6. Phạm Văn Quyết và nnk., (2015). Sự kỳ thị đối với lao động nhập cư nghèo tại các đơ thị Việt Nam,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 11 (96)-2015.
7. Quang Tám (2021). Liên đoàn lao động huyện Bắc Tân Uyên: chăm lo mọi mặt cho người lao động.
Tặng 1.190 phần q cho cơng nhân lao động có hồn cảnh khó khăn. Báo Bình Dương, ngày
22/3/2021 08:09:37 từ />8. Tổng Cục Thống kê (2004). Chất lượng cuộc sống của người di cư Việt Nam.
.
9. Ủy ban nhân dân xã Hiếu Liêm (2021). Báo cáo tình hình phát triển Kinh tế - Văn hóa – Xã hội –
Quốc phịng – An ninh 6 tháng đầu năm 2021. Báo cáo số 544/BC-UBND, ngày 22/7/2021.
10. 10. Ủy ban nhân dân xã Hiếu Liêm (2021). Báo cáo kết quả xây dựng nông thôn mới nâng cao năm
2021của UBND xã Hiếu Liêm. Báo cáo số 669/BC-UBND, ngày 14/9/2021.

405



×