Tải bản đầy đủ (.docx) (107 trang)

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY XOÀI VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC XOÀI THEO HƯỚNG VIETGAP TRÊN MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN ĐĂK MIL, CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.89 MB, 107 trang )

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN KHKT NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN
***
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY XOÀI
VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC XOÀI THEO
HƯỚNG VIETGAP TRÊN MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN
ĐĂK MIL, CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG”
Chủ nhiệm đề tài : ThS. Đặng Đinh Đức Phong
VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
VIỆN KHKT NÔNG LÂM NGHIỆP TÂY NGUYÊN
***
BÁO CÁO KHOA HỌC
Tên đề tài
“ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY XOÀI VÀ XÂY
DỰNG MÔ HÌNH CANH TÁC XOÀI THEO HƯỚNG VIETGAP TRÊN
MỘT SỐ XÃ THUỘC HUYỆN ĐĂK MIL, CƯ JÚT TỈNH ĐĂK NÔNG”
Cơ quan quản lý : Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Nông
Cơ quan chủ trì : Viện KHKT-NLN Tây Nguyên
Cơ quan thực hiện : Viện KHKT-NLN Tây Nguyên
Chủ nhiệm đề tài : ThS. Đặng Đinh Đức Phong
Thời gian thực hiện : 2011-2013
Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên Chủ nhiệm đề tài
ThS. Đặng Đinh Đức Phong
ĐĂK LĂK, 2014

2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu do chính tôi và nhóm nghiên


cứu thực hiện. Ngoại trừ các số liệu trích dẫn đã ghi rõ trong báo cáo, số liệu và kết
quả trình bày trong báo cáo là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nghiên cứu nào trước đây. Thông tin được trích dẫn trong báo cáo là chính xác và
đáng tin cậy.
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Đặng Đinh Đức Phong
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đăk Nông đã phê duyệt đề tài và tạo điều
kiện thuận lợi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
- UBND xã Nam Dong, Ea Pô huyện Cư Jut; UBND xã Đăk Gằn huyện Đăk
Mil đã nhiệt tình giúp đỡ trong thời gian thực hiện đề tài.
- Chủ hộ dân tham gia thực hiện mô hình là:
1. Ông: Cao Tấn Vũ
Địa chỉ: Thôn Tân lợi – Xã Đăk Gằn – Huyện Đăk Mil - Tỉnh Đăk Nông
2. Ông: Đào Văn Vương
Địa chỉ: Thôn Tân lợi – Xã Đăk Gằn – Huyện Đăk Mil - Tỉnh Đăk Nông
3. Ông : Nguyễn Văn Lanh
Địa chỉ : Thôn Tân lợi – Xã Đăk Gằn – Huyện Đăk Mil - Tỉnh Đăk Nông
Đã nhiệt tình và nghiêm túc tham gia thực hiện mô hình.
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Đặng Đinh Đức Phong
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG BÁO CÁO
a.i Hoạt chất (activate ingredient)
CT Công thức
CV% Hệ số biến động
GAP Good Argriculture Practice
IPM Quản lý dịch hại tổng hợ (Integrated Pest Management)

ICM Quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management)
KHKT Khoa học Kỹ thuật
PBZ Paclobutrazol
SSTK So sánh thống kê
TB Trung bình
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
STT Tên bảng, biểu đồ, đồ thị Trang
Bảng 2.1 Thành phần dinh dưỡng trong quả xoài 4
Bảng 2.2
Một số đặc điểm chính của một số giống xoài phổ biến ở phía
Nam
13
Bảng 2.3
Giới thiệu giống xoài chính được trồng ở các nước trên thế
giới
15
Bảng 2.4.
Đặc điểm của một số giống xoài trên thế giới
18
Bảng 2.5.
Diện tích sản lượng xoài ở các quốc gia trồng chính trên thế
giới, năm 2011
23
Bảng 2.6 Tiêu thụ xoài tại EU, 2003 – 2007 24
Bảng 2.7 Năng suất, sản lượng của một số loại cây ăn quả chính 28
Bảng 4.1. Quy mô diện tích xoài trên địa bàn xã Nam Dong 41
Bảng 4.2 Tỷ lệ vườn cây và năng suất bình quân theo tuổi 41
Bảng 4.3 Quy mô diện tích xoài trên địa bàn xã Ea Pô 42
Bảng 4.4 Tỷ lệ vườn cây và năng suất bình quân theo tuổi 43

Bảng 4.5 Hiện trạng sử dụng phân bón cho xoài trên địa bàn xã Ea Pô 43
Bảng 4.6 Tỷ lệ vườn phân bố theo diện tích trên địa bàn xã Đăk Gằn 44
Bảng 4.7 Tỷ lệ vườn cây theo mật độ trồng 45
Bảng 4.8 Tỷ lệ vườn cây theo cấp tuổi 45
Bảng 4.9 Năng suất vườn cây theo cấp tuổi 46
Bảng 4.10 Quy trình xử lý ra hoa xoài nghịch vụ của hộ dân trên địa bàn
xã Đăk Gằn
47
Bảng 4.11 Quy trình xử lý bung hoa xoài nghịch vụ của hộ dân tại xã
Đăk Gằn
48
Bảng 4.12 Hiện trạng sử dụng phân bón của các hộ trồng xoài 49
Bảng 4.13 Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây xoài tại xã 49
6
Đăk Gằn
Bảng 4.14 Đánh giá hiện trạng canh tác xoài tại xã Đăk Gằn theo
VietGAP
50
Bảng 4.15 Đặc điểm hình thái (trọng lượng, kích cỡ quả) của xoài Đăk Gằn 54
Bảng 4.16 Kết quả phân tích các chỉ tiêu lý tính và cảm quan của xoài
Đăk Gằn
54
Bảng 4.17 Kết quả phân tích chất lượng xoài đầu vụ trên địa bàn xã Đăk Gằn 55
Bảng 4.18 Kết quả phân tích chất lượng xoài cuối vụ trên địa bàn xã Đăk Gằn 55
Bảng 4.19 Hàm lượng dinh dưỡng đất trồng xoài tại Đăk Gằn 56
Bảng 4.20 Tổng hợp số liệu khí tượng trên địa bàn tỉnh Đăk Nông 57
Bảng 4.21 Đặc điểm sinh trưởng của vườn xoài thí nghiệm (TN1) 59
Bảng 4.22 Tỷ lệ ra hoa ở các công thức thí nghiệm 60
Bảng 4.23 Tốc độ ra hoa sau khi xử lý ở các nghiệm thức 61
Bảng 4.24 Tỷ lệ đậu quả ở các công thức thí nghiệm 62

Bảng 4.25 Năng suất xoài ở các công thức thí nghiệm 63
Bảng 4.26 Đặc điểm sinh trưởng của vườn xoài thí nghiệm (TN2) 64
Bảng 4.27 Tỷ lệ quả/chùm sau 45 ngày và 80 ngày ở các công thức 65
Bảng 4.28 Trọng lượng quả và năng suất ở các công thức thí nhgiệm 65
Bảng 4.29
Đặc điểm sinh trưởng của vườn cây thí nghiệm
67
Bảng 4.30 Tỷ lệ chồi hoa xoài trong vụ thuận và vụ nghịch 67
Bảng 4.31 Số quả trên cây và trọng lượng trung bình quả 68
Bảng 4.32 Năng suất trung bình trên cây ở thí nghiệm và đối chứng 68
Bảng 4.33 Ước tính hiệu quả kinh tế của mô hình 69
Bảng 4.34 Kết quả tập huấn kỹ thuật và hội thảo đầu bờ 70
Biểu đồ 4.1 Năng suất xoài Đăk Gằn theo tuổi cây 46
Biểu đồ 4.2 So sánh chất lượng quả xoài Đăk Gằn thời điểm đầu vụ và
cuối vụ
55
Biểu đồ 4.3 Nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm không khí tỉnh Đăk Nông 58
7
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ iii
MỤC LỤC iv
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Sự cần thiết để tiến hành đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu tổng quát 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
8
1.3

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2
Phần II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược nguồn gốc, đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái của cây
xoài
3
2.2 Hóa chất xử lý ra hoa xoài 18
2.3 Sản xuất và tiêu thụ xoài trên thế giới 22
2.4 Sản xuất và tiêu thụ xoài ở Việt Nam 28
Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu 33
3.2 Phương pháp nghiên cứu 33
3.2.1 Cách tiếp cận 33
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng 34
PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1
Kết quả điều tra hiện trạng canh tác xoài trên địa bàn huyện Cư Jut
và Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
41
4.1.1
Hiện trạng canh tác xoài trên địa bàn xã Nam Dong, và xã Cư pô, huyện
Cư jut
41
4.1.2 Hiện trạng canh tác xoài trên địa bàn xã Đăk Gằn, huyện Đăk Mil 44
4.1.3 Đặc điểm chất lượng xoài trên địa bàn xã Đăk Gằn 53
4.1.4 Kết quả khảo sát về điều kiện tự nhiên tại khu vực trồng xoài
xã Đăk Gằn
56
4.2 Kết quả thí nghiệm xử lý ra hoa đậu quả trái vụ và thí nghiệm xử lý
phân bón lá cho cây xoài trên địa bàn xã Đăk Gằn, huyện Đăk Mil,

tỉnh Đăk Nông
58
4.2.1 Thí nghiệm xử lý ra hoa đậu quả nghịch vụ 59
4.2.2 Thí nghiệm phân bón lá 63
4.3 Kết quả xây dựng mô hình canh tác tổng hợp cho cây xoài trên địa
bàn xã Đăk Gằn, huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông
66
4.4 Kết quả tập huấn, hội thảo 70
9
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 71
5.1.1 Hiện trạng sản xuất xoài trên địa bàn huyện Cư Jut và Đăk Mil 71
5.1.2 Về xây dựng mô hình 71
5.2 Khuyến nghị 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: ẢNH MINH HỌA
PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH HỘ THAM GIA MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 3: XỬ LÝ THỐNG KÊ
PHỤ LỤC 4: TIÊU CHUẨN VIETGAP
PHỤ LỤC 5: SỐ LIỆU KHÍ TƯỢNG ĐĂK NÔNG
PHỤ LỤC 6: HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
PHỤ LỤC 7: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ
10
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết để tiến hành đề tài
Theo Bộ Nông nghiệp & PTNT, trái cây đặc sản của Việt Nam đã có mặt trên
thị trường hơn 50 nước trên thế giới. Giai đoạn 2010- 2020, nhu cầu tiêu thụ trái cây
nhiệt đới của thị trường thế giới sẽ tăng khoảng 24%- 25% so với hiện nay và xoài là 1
trong 4 loại trái cây nhiệt đới (xoài, bơ, dứa, đu đủ) mà nhu cầu tiêu dùng ngày càng
tăng và xoài Việt Nam được thế giới công nhận với chất lượng thơm ngon.

Các xã ở phía Bắc Đăk Mil và các xã của huyện Cư Jut có điều kiện thổ nhưỡng
và sinh thái ít thích hợp cho việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày như cà
phê, cao su, … nhưng lại có điều kiện thích hợp cho cây xoài sinh trưởng phát triển tốt
(Đăk Gằn, Nam Dong, Ea Pô ) và trên thực tế cho thấy xoài trồng ở đây cho năng
xuất cao, chất lượng ngon (theo đánh giá cảm quan của người tiêu dùng).
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, cây xoài đã phát triển theo quy mô sản xuất
hàng hóa và quả xoài được xem là một trong những loại trái cây chính trên địa bàn
tỉnh Đăk Nông. Cùng với sầu riêng Đăk Mil, xoài Đăk Gằn cũng được nhiều người
biết đến. Phát triển xoài trên địa bàn, tuy bước đầu mang lại thu nhập cho người dân
nhưng nhìn chung mang tính tự phát, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác
chưa hợp lý có ảnh hưởng nhất định đến năng suất cũng như chất lượng sản phẩm, làm
cho tính cạnh tranh cũng như giá sản phẩm không cao. Do vậy việc tiến hành đánh giá
hiện trạng canh tác và xây dựng các mô hình xoài theo hướng GAP nhằm nâng cao
năng suất và tạo ra sản phẩm quả xoài có chất lượng tốt, đồng đều là rất cần thiết. Xuất
phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá thực trạng phát triển cây
xoài và xây dựng mô hình canh tác xoài theo hướng VietGAP trên một số xã
thuộc huyện Đăk Mil, Cư Jut, tỉnh Đăk Nông”
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Đánh giá được khả năng phát triển cây xoài ở một số xã thuộc huyện Đăk Mil
và huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông và hướng dẫn kỹ thuật canh tác xoài theo hướng
VietGAP trên địa bàn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm quả xoài.
11
1.2.2. Mục tiêu cụ thể:
+ Đánh giá khái quát hiện trạng phát triển xoài trên địa bàn một số xã thuộc 2
huyện Cư Jut và Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
+ Đánh giá chất lượng xoài trên địa bàn một số xã thuộc huyện Cư Jut và Đăk Mil.
+ Hướng dẫn kỹ thuật trồng xoài theo hướng VietGAP trên địa bàn một số xã
thuộc huyện Cư Jut và Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả điều tra, đánh giá hiện trạng canh tác cây xoài trên địa bàn một số xã
của huyện Cư Jut và huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông sẽ đưa ra một bức tranh tổng quát
cũng như cung cấp những số liệu cụ thể về hiện trạng canh tác cây xoài trên địa bàn
qua đó giúp cho chính quyền địa phương trong việc định hướng, quy hoạch phát triển
cơ cấu cây trồng nói chung và cây xoài nói riêng một cách có hiệu quả và bền vững.
Thông qua việc xây dựng mô hình canh tác xoài theo hướng VietGAP sẽ giúp
cho người trồng xoài nắm bắt tốt hơn các tiến bộ kỹ thuật canh tác cho cây xoài từ đó
làm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần nâng cao thu nhập và chất lượng
cuộc sống ngày một tốt hơn.
1.4. Giới hạn đề tài
- Địa điểm thực hiện: Đề tài được triển khai thực hiện trên địa bàn xã Nam
Dong, Ea Pô của huyện Cư Jut và xã Đăk Gằn của huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Nông.
- Thời gian thực hiện: 6/2011- 6/2013
12
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Sơ lược nguồn gốc, đặc điểm sinh học và yêu cầu sinh thái của cây xoài
* Nguồn gốc của cây xoài.
Cây xoài thuộc: Ngành thực vật hạt kín : Angiospermes
Lớp 2 lá mầm: Dicotyledonae
Phân lớp hoa hồng: Rosidae
Bộ Bồ hòn: Sapindales
Họ đào lộn hột: Anarcardiceae
Chi: Xoài Mangifera
Cây xoài có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Myanmar, ở vùng đồi núi chân
dãy Hymalaya và từ đó lan ra khắp thế giới. Xoài có rất nhiều giống, nhưng có 2 nhóm
giống cơ bản là nhóm Ấn Độ (hạt đơn phôi) và nhóm Đông Nam Á (hạt đa phôi).
Nhóm đơn phôi thường cho trái quanh năm.
Các nước Đông Nam Á nằm trong số những nước trồng xoài sớm nhất. Việt
Nam thuộc nhóm 20 nước sản xuất xoài có tiềm năng của thế giới. Ở Việt Nam, xoài
được trồng từ Bắc vào Nam với cơ cấu giống thích hợp cho từng vùng là khác nhau.

Tuy vậy diện tích cũng như sản lượng tập trung nhiều nhất ở các tỉnh phía Nam: Tiền
Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long
* Đặc điểm sinh vật học và giá trị của cây xoài.
- Rễ: Rễ hút phân bố tập trung ở tầng sâu 0 - 50 cm, rễ xoài có thể ăn xa đến
9m, tuy nhiên tập trung chủ yếu ở vùng bán kính 2 m.
- Thân: Thân gỗ, cao đến 12 m, đường kính tán có khi hơn 10 m.
- Lá: Lá non có màu tím hồng hoặc phớt nâu. Lá già có màu xanh đậm. Lá có
kích thước lớn: rộng 6-10 cm, dài khoảng 35 cm. Một năm cây ra 3-4 đợt lộc. Thời
gian từ khi chồi non đến khi lá chuyển xanh khoảng 35 ngày.
13
- Hoa: Lưỡng tính, dạng chùm tụ tán, một chùm hoa có đến 6.000-7.000 hoa.
Hoa xoài thụ phấn chéo, tỷ lệ hoa lưỡng tính biến động từ vài phần trăm đến 60-70%.
Cây từ khi ra hoa đến khi thu hoạch khoảng 100 ngày.
- Quả xoài: Thuộc loại quả mọng, khi chín thường có màu vàng. Quả xoài được
xem là một trong những loại trái cây được ưa chuộng nhất bỡi màu sắc hấp dẫn, mùi vị
thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao.
Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong quả xoài
Các chỉ tiêu Giá trị trong 100g thịt quả
Giá trị Calo 62
Độ ẩm % 82,6
Đạm protein (gam) 0,6
Chất béo (gam) 0,3
Gluxit (cả xenlulô gam) 15,9
Xenlulô (gam) 0,5
Tro (gam) 0,6
Canxi (miligam) 10,0
Lân : P (miligam) 15,0
Sắt : Fe (miligam) 0,3
Natri : Na (miligam) 3,0
Kali : K (miligam) 214,0

Caroten (Vitamin A) (microgam) 1.880,0
Thiamin (B
1
) (miligam) 0,06
14
Riboflavin (B
2
) (miligam) 0,05
Niaxin (P) (miligam) 0,6
Axit ascorbic (C) (miligam) 36,0
(Nguồn: FAO,1976)
Quả xoài ngoài việc ăn chín ra, còn có thể dùng để ăn xanh, lúc này tuy ít
vitamin A nhưng nhiều vitamin C hơn khi chín. Xoài chín có tác dụng bổ não, có lợi
cho người làm việc trí óc, suy nhược thần kinh, tăng cường sức đề kháng, chống viêm,
phòng ngừa ung thư, giảm béo, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp hạ cholesterol máu, hạ huyết
áp, phòng bệnh mạch vành, ngừa ung thư ruột kết (do làm tăng nhu động ruột, chống
táo bón). Theo đông y, quả xoài chín có vị ngọt, chua, tính mát, tác dụng ích dạ dày,
tiêu tích trệ, làm hết nôn mửa, thanh nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận phế, tiêu đàm.
Ngoài công dụng chủ yếu là để ăn tươi, xoài chín còn được dùng để chế biến nước giải
khát, xoài lát xấy khô,
Ngoài việc trồng xoài để lấy quả, xoài còn có nhiều công dụng khác:
• Hạt của quả xoài (nhân xoài) chứa nhiều tinh bột, dầu, tanin, axit galic tự do,
có vị đắng chát. Tác dụng làm hết ho, mạnh dạ dày, trợ tiêu hóa. Hạt xoài phơi khô,
bỏ nhân, đem sao sơ, tán bột mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-5 gam với nước sôi để
nguội dùng chữa ho, kiết lỵ, tiêu chảy, trừ giun sán.
• Lá xoài chứa chất tanin và một hợp chất flavonoid là mangiferin.Tác dụng
hành khí, lợi tiểu, tiêu độc tiêu tích trệ. Dùng chữa bệnh đường hô hấp trên: ho, viêm
phế quản cấp và mãn tính; chữa thủy thũng. Dùng ngoài chữa viêm da ngứa da. Có thể
lấy lá nấu nước để rửa hoặc xông. Lưu ý: lá xoài có độc, thận trọng khi dùng. Không
dùng cho trẻ em và phụ nữ có thai.

• Vỏ thân cây xoài chứa tanin và mangiferin 3%.Tác dụng làm se niêm mạc, thu
liễm, sát trùng. Dùng chữa ho, đau sưng cổ họng, đau răng (vỏ tươi 50 - 60 g (khô 20 -
30 g) rửa sạch, sắc đặc, hòa với ít rượu hoặc muối).
* Yêu cầu sinh thái của cây xoài.
15
- Đất đai: Cây xoài không kén đất, có thể sinh trưởng phát triển được trên
nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là loại đất cát hay đất thịt pha cát, thoát nước
tốt và mực nước ngầm cách mặt đất 2 - 2,5 m. Xoài thích hợp ở loại đất có pH từ 5,5 –
7, nếu pH từ 5 trở xuống thì cây sẽ phát triển kém.
- Nhiệt độ: Xoài là loại cây trồng nhiệt đới và thích hợp với biên độ nhiệt
tương đối rộng. Cây xoài có thể chịu được với biên độ nhiệt từ 4
0
C đến 44
0
C, nhưng
nhiệt độ thích hợp nhất để cây xoài sinh trưởng, phát triển là từ 24
0
C - 26
0
C, giới hạn
thấp để trồng xoài có hiệu quả là nhiệt độ bình quân năm 15
0
C.
- Lượng mưa: Cây xoài có khả năng chịu hạn rất tốt, Xoài có thể sinh trưởng
tốt ở những vùng có lượng mưa từ 500 - 4.000 mm/năm, tốt nhất là từ 1.200 - 2.500
mm/năm. Nếu mưa phân bố đều chỉ cần lượng mưa từ 900 – 1000 mm/năm cũng có
thể trồng xoài mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, yêu cầu thiết yếu đối với cây xoài
là phải có khoảng thời gian khô hạn 2- 3 tháng trước mùa ra hoa để cây phân hóa mầm
hoa và ra hoa tập trung.
 GIỚI THIỆU VỀ CÁC GIỐNG XOÀI PHỔ BIẾN ĐƯỢC GÂY TRỒNG Ở

VIỆT NAM
Cho đến nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ về các
giống xoài ở các vùng trồng trong nước. Kết quả điều tra bước đầu của Trần Thế Tục
(1997); Võ Thanh Hoàng (1995) cho thấy ngoài các loài xoài dại và bán hoang dại
Việt Nam hiện có khoảng 50 giống xoài. [17],[13]
Theo Kết quả điều tra khảo sát giống xoài của Nguyễn Thị Thuận (1997) ở
vùng đồng bằng sông Cửu Long và Sông Bé cũ thu thập đựoc 60 giống. Trong số đó
đã chọn được những giống có phẩm chất tốt như Cát Hòa Lộc, Cát Chu, xoài Bưởi,
xoài Thanh ca [17]
Ở Cam Ranh, Khánh Hòa có giống xoài Cát trắng và Cát đen có chất lượng
tương đối ngon, thịt dẻo,chắc, mịn, ngọt thanh.
Ở Miền Bắc, Ngô Hồng Bình (1999) đã điều tra vùng xoài ở Yên Châu, Mai
Sơn (tỉnh Sơn La) đã tập hợp được 12 giống trồng và 7 giống nửa hoang dại; năm
2003 - 2005 đã điều tra vùng Hướng Hóa tỉnh Quảng Trị, đã tập hợp được 14 giống
trồng phổ biến ở trong vùng.[2]
16
Trên cơ sở Điều tra thu thập các giống xoài ở các vùng trong nước và nhập nội
các giống xoài thương mại chính trên thế giới, Viện nghiên cứu rau quả, Viện Cây ăn
quả miền Nam và một số viện nghiên cứu khác đã xây dựng tập đoàn giống xoài nhằm
tiếp tục nghiên cứu, phân loại, đánh giá, tuyển chọn và lai tạo các giống mới có năng
suất cao, chất lượng tốt để phục vụ sản xuất.
* Các giống xoài phổ biến ở miền Bắc
Ở miền Bắc, diện tích xoài chỉ có 12.100 ha (chiếm 15,8% so với diện tích xoài
của cả nước) gồm chủ yếu những giống địa phương, năng suất, chất lượng, mẫu mã đa
phần xấu, mang tính “ăn chơi” chứ ít tính hàng hoá. Những năm gần đây, một số giống
xoài mới đã được các cơ quan nghiên cứu, tuyển chọn từ các nguồn gen trong và ngoài
nước đã giúp cho chủng loại xoài ở miền Bắc thêm phong phú.
(1) Giống GL1
Cây sinh trưởng, phát triển khoẻ, bộ tán tròn đều, phân cành mạnh, trung bình
có từ 4 - 5 đợt lộc trong năm. Cành tạo với thân chính một góc từ 45 – 60

0
và phân bố
đều xung quanh tán, diện tích bề mặt tán lớn. Sau 4 năm trồng cây có chiều cao trung
bình từ 4 m, đường kính tán từ 4 - 4,5 m. Lá cây màu xanh thẫm, thuôn dài, phiến lá
phẳng dài trung bình 24 cm rộng 5,5 cm có từ 18 - 21 đôi gân lá, cây thường có 2 đợt
hoa, đợt đầu hoa nở vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 với số lượng ít, đợt 2 hoa tập trung
nở rộ xung quanh nửa đầu tháng 4. Tỉ lệ hoa lưỡng tính của giống này khá cao, từ 21 -
24% và khả năng đậu quả trung bình đạt 6%, sau đậu quả quá trình rụng quả sinh lý
xẩy ra khá mạnh và tập trung chủ yếu vào tuần thứ nhất đến tuần thứ 3. Đến thời điểm
thu hoạch còn lại 2 - 4 quả/chùm. Thời gian từ nở hoa đến thu quả của giống GL1 từ
120 - 130 ngày. Sau 3 năm trồng, năng suất trung bình đạt 5 - 8 kg quả/cây. Khi chín
vỏ quả màu vàng sáng, thịt quả thơm. Quả có hình thuôn dài, kính thước quả trung
bình đạt 220 g/quả, tỉ lệ phần ăn được đạt 75,6%, đường tổng số đạt 15,32%, thịt quả
vàng đậm, vị ngọt.
(2) Giống GL2
Cây sinh trưởng khoẻ, cành vươn ngang tạo cho cây có bộ tán thấp và rộng, bề
mặt tán thưa thoáng, hàng năm trung bình cây có 5 đợt lộc. Cây sau trồng 4 năm có
17
chiều cao trung bình 3,4 m, đường kính tán 4 m. Lá dài 24 - 25 cm, rộng 6 - 6,5 cm, có
từ 17 - 20 đôi gân lá.
Giống GL2 có khả năng ra hoa làm nhiều đợt trong năm, ngoài đợt chính nở rộ
trung tuần tháng 4 còn có các đợt hoa phụ vào đầu tháng 1, đầu tháng 2 và đầu tháng
7, tỷ lệ hoa lưỡng tính trên chùm trung bình là 27%, tỷ lệ đậu quả đạt 4%, mỗi chùm
khi thu hoạch có từ 2 - 5 quả. Giống GL2 có thời gian từ nở hoa đến thu hoạch quả
khoảng 120 ngày, quả chín không tập trung, thời gian thu quả từ trung tuần tháng 8
đến đầu tháng 9. Quả to, vỏ dầy, khi chín vỏ quả màu xanh vàng, trọng lượng quả
trung bình đạt 390 g, thịt quả màu vàng nhạt, ngọt đậm tỷ lệ phần ăn được đạt 73%,
năng suất trung bình sau trồng 3 năm đạt 10 - 15 kg quả/cây.
(3) Giống xoài GL4
Được trồng khảo nghiệm và theo dõi liên tục từ năm 2005 đến nay tại một số

vùng sinh thái khác nhau như: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Yên Minh (Hà Giang) và Gia
Lâm (Hà Nội). Kết quả nghiên cứu cho thấy, giống xoài GL4 tỏ ra thích ứng tốt với
điều kiện đất đai, khí hậu thời tiết ở các địa điểm khảo nghiệm nên sinh trưởng khỏe,
phát triển nhanh, ra hoa đậu quả, cho thu quả bói ngay trong năm thứ 2, bắt đầu cho
thu hoạch từ năm thứ 3 sau trồng.
Với điều kiện Bắc bộ, thời gian bắt đầu hình thành chùm hoa từ cuối tháng 11,
đầu tháng 12. Thời gian bắt đầu nở vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 nên tránh được hiện
tượng thối hoa do mưa phùn. Quả GL4 hình bầu dài, vỏ màu xanh vàng khi chín, vai
quả tím hồng, trọng lượng trung bình 650 g/quả, hạt lép, tỷ lệ phần ăn được đạt trên
81%, không xơ, ăn ngọt và thơm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng các tỉnh phía Bắc.
Năng suất thực thu cây 4 năm tuổi đạt 17,7 kg quả/cây, tương ứng 8,75 tấn/ha với mật
độ trồng 500 cây/ha (ở Vĩnh Phúc) và 14,2 kg quả/cây, tương ứng 7 tấn/ha (ở Hà Nội).
Một trong những ưu điểm nổi trội của GL4 là có thể sử dụng cho cả ăn chín (100 ngày
sau khi tắt hoa) và ăn xanh (sau tắt hoa khoảng 75 - 80 ngày) đều rất ngon, được nhiều
người ưa thích vì có vị chua ngọt, giòn mà các giống xoài xanh khác không có được.
(4) Giống GL6
Có khả năng sinh trưởng trung bình về chiều cao và đường kính tán, phân cành
ít, cành có thể vươn thẳng tạo thành tán thưa và thoáng, lá to rất dày và xanh thẫm. Bề
18
mặt lá gồ ghề, mép lá gợn sóng, phiến lá dài trung bình 21 cm rộng 6,5 - 7 cm có từ
15 - 16 đôi gân lá. Mỗi năm cây cho 4 đợt lộc. Hoa nở tập trung vào tháng 4 cho thu
hoạch quả vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, trên mỗi chùm chỉ có một đến hai quả. Quả
có dạng hình tim, khi chín vỏ quả xanh vàng, phớt hồng, kích thước quả lớn, trung
bình đạt từ 700 - 800 g/quả, cá biệt có quả nặng tới 1,5 kg, thịt quả màu vàng mùi
thơm, vị ngọt đậm tỷ lệ phần ăn được cao, đạt 85%. Sau 3 năm trồng, năng suất trung
bình từ 12 - 15 kg quả/cây.
(5) Giống ĐL4
Kết quả khảo nghiệm của Viện Nghiên cứu Rau quả phối hợp với Trung tâm
khuyến nông Vĩnh Phúc gần đây cho thấy, giống xoài ĐL4 có nguồn gốc Đài Loan là
một sự chọn lựa mới cho các nhà vườn phía Bắc xét về cả khả năng sinh trưởng, ra hoa

cũng như yếu tố hàng hoá, thị trường.
Đặc điểm của giống xoài ĐL4 là có thể ăn khi quả chưa chín nên mặc dù thời
kỳ ra hoa không khác nhiều so với các giống xoài khác nhưng thời gian thu hoạch lại
khá sớm và kéo dài từ 1/6 - 20/6. Kết quả theo dõi, trên vườn xoài trồng năm 2005 tại
Vĩnh Phúc cho thấy, năng suất thực thu 13,5 kg quả/cây năm 2009 (sau 4 năm trồng).
Quả xoài ĐL4 có màu sắc hấp dẫn, quả rất to, kích thước quả trung bình đạt
19,1 cm dài và 9,8 cm rộng, tỷ lệ phần ăn được đạt 82,6% do khối lượng hạt rất nhỏ,
gần như lép. Cũng như các giống xoài khác, ĐL4 cũng bị nhiễm các loại sâu bệnh như
ruồi đục quả, rầy xanh, bọ cánh cứng, rệp sáp, thán thư, phấn trắng, đốm đen vi khuẩn.
Hiện tượng nứt quả thường xảy ra trên quả bị nhiễm sâu, bệnh khi gặp điều kiện thời
tiết bất thường như mưa to, nắng gắt.
(6) Giống xoài Vân Du XPH11
Là giống được chọn tuyển từ quần thể cây gieo hạt ở Xã Vân du Huyện đoan
hùng Tinh Phú thọ và được cục trồng trọt Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn
công nhận giống ngày 30/12/2008. Đặc điểm chính của giống xoài này:
- Cây sinh trưởng mạnh trên đất đồi, sau trồng 5 năm cho năng suất bình quân
1,8 - 2,0 tấn quả/ha.
- Trọng lượng quả trung bình 220 g. Độ Brix đạt 20 – 22%, vitamin C 10%, axit
0,12%, đường 14,5% và carotein đạt 3,02 (mg/100g thịt quả ).
19
- Là giống có khả năng chống chịu một số loại sâu, bệnh nguy hiểm (thường gây
hại nặng trên các giống xoài khác) như: Ruồi vàng hại quả và bệnh nứt vỏ quả, khả năng
chịu hạn tốt.
* Những giống xoài phổ biến ở Miền Nam
Từ năm 1994-1998, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã thu thập và bảo
tồn 90 ký hiệu giống xoài, trong đó có 55 ký hiệu giống được tuyển chọn trong nước
và 35 ký hiệu giống nhập nội (từ Thái Lan, Mỹ, Úc, Mã Lai, Ấn Độ). Các giống xoài
du nhập có hương vị đặc trưng, vị từ ngọt chua đến chua và chất lượng kém ngon
ngoại trừ một số giống có chất lượng khá như: Khiêu Xa Vơi (của Thái Lan, dùng để
ăn xanh), R2E2 và Zillate (của Úc, dùng ăn chín, nưng không ngon bằng Cát hòa lộc).

Đặc tính của một số giống xoài có triển vọng được Viện nghiên cứu Cây ăn quả
miền Nam khuyến cáo:
(1) Xoài cát Hoà Lộc
Xuất xứ từ huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) là một trong những giống xoài nổi
tiếng nhất ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và Việt Nam nói chung,
được trồng đầu tiên tại ấp Bình Hoà, xã Hoà Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Thời gian từ khi ra hoa đến khi thu hoạch 3,5 - 4 tháng. Giống xoài cát Hoà lộc cho
năng suất trung bình (100 kg quả/cây/năm, cây khoảng 10 năm tuổi) và khá ổn định.
Trọng lượng trái trung bình 400 – 500 g, hình dạng quả thuôn dài, bầu tròn ở phần
cuống. Khi chín vỏ quả có màu vành chanh, thịt có màu vàng tươi, tỷ lệ thịt quả cao 80
- 84%, chất lượng quả ngon, rất ngọt (độ brix 20 - 22%), thịt quả mịn, chắc, ít xơ, hạt
dẹt,
Cá thể CT1, C6 xoài cát Hòa Lộc do Trung tâm cây ăn quả Long Định tuyển
chọn đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận năm 1997.
(2) Xoài cát Chu
Được trồng phổ biến ở tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ và
các tỉnh miền Đông Nam Bộ do đặc tính dễ đậu trái và cho năng suất cao (400 kg
quả/cây/năm, cây 10 năm tuổi) và khá ổn định. Trọng lượng trái trung bình 350 g, độ
brix 18-20%, tỷ lệ phần ăn được 78 - 80%. Cây đầu dòng CD2 được Trung tâm cây ăn
quả Long Định tuyển chọn và được Bộ Nông nghiệp & PTNN công nhận năm 1997.
20
(3) Xoài Bưởi (xoài 3 mùa)
Còn gọi là xoài ghép Cái Bè. Lá và vỏ trái chứa nhiều tinh dầu có mùi như lá
bưởi. Giống có nguồn gốc từ huyện Cái Bè (Tiền Giang), thường được trồng từ hạt,
nhưng lại có khả năng cho trái sớm, chỉ sau 2 – 3 năm từ khi gieo hạt (nên còn được
gọi là xoài “3 mùa mưa”). Đây là loại giống lai và nhờ trồng từ hạt nên cho nhiều cây
có đặc tính nổi bật và đặc sắc như: vỏ trái dày hơn dễ chuyên chở, ít mùi hôi khi trái
còn xanh, thịt trái chắc hơn (không nhão như xoài bưởi thường)… Cây xoài Bưởi có
thể chịu phèn và khô hạn tốt, nhưng chịu úng tương đối kém. Trái nặng 300 – 400 g,
thịt vàng, hơi nhão, ngọt trung bình (độ brix 17%), hột hơi to với tỷ lệ xơ trung bình,

thịt trái chiếm 70% trái, năng suất cao (100 – 150 kg quả/cây/năm). Dạng trái dùng ăn
chín và ăn sống khi vỏ trái vừa chuyển sang màu vàng.
(4) Xoài cát cao sản (Ba Minh)
Cho trái quanh năm, chỉ cần đọt già là ra bông, không cần xử lý hóa chất. Cây
ra bông dễ đậu trái, mỗi bông đậu 5 - 10 trái, cho trái sớm từ 1 - 2 năm sau khi trồng.
Trái to có trọng lượng trung bình 1,2 - 1,6 kg/quả, cơm vàng, hạt nhỏ, không xơ, trái
còn xanh vỏ dày, dễ vận chuyển đi xa, trái chín vỏ mỏng, màu vàng cam. Chất lượng
trái ngon, khi còn xanh ăn sống rất ngon, có vị ngọt hơi chua, quả chín có mùi thơm
dịu, độ Brix đạt 17 - 18%. Giống xoài này nhanh ra trái, càng trồng lâu năm thì năng
suất càng cao, trọng lượng trái càng tăng: vụ đầu tiên đã cho 10 - 15 trái/cây, năng suất
8 - 15 kg quả/cây, 400 - 750 kg/1.000m
2
, năm thứ hai là 20 - 25 trái/cây, 16 - 26 kg
quả/cây, 800 - 1.250 kg/1.000m
2
; năm thứ 3 là 40 - 50 trái/cây và 1.800 - 2.500
kg/1.000m
2
.
(5) Xoài thơm:
Trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Trọng lượng quả trung bình
250 - 300 g. So với xoài cát, xoài thơm cho năng xuất khá cao và ổn định qua các năm,
trung bình đạt 200 kg quả/cây/năm.Quả chín ăn rất ngọt Độ Brix > 19%), thịt mịn, ít
xơ, tỷ lệ thịt quả >70%. Thời gian trỗ bông đến chín khá sớm, khoảng 80 ngày.
(6) Xoài Đài Loan
Cây có khả năng thích nghi rộng, sức sinh trưởng vượt trội so với các giống
xoài khác, cho năng suất cao, mau cho quả. Sau 2 năm trồng cây bắt đầu cho bói. Quả
21
to, trọng lượng trung bình đạt 1,0 -1,5 kg/quả, cùi dày, thịt trái rắn chắc, hột mỏng, vỏ
dày có màu xanh đậm, ăn có vị ngọt đậm, đặc biệt ăn sống ngọt, giòn.

(7) Xoài Khiêu sa vơi (Kiew-Sa voey)
Giống xoài Khiêu sa vơi có nguồn gốc từ Thái Lan, được du nhập vào trồng ở
nước ta từ năm 1996. Đây là giống xoài ăn xanh, có nhiều đặc tính tốt về khả năng
sinh trưởng, khả năng cho năng suất và phẩm chất trái. Giống xoài Khiêu sa vơi hiện
nay được trồng rải rác ở một số tỉnh của Đồng bằng sông Cửu Long, Trại Giống Đồng
Tiến, Thành phố Hồ Chí Minh. Do đây là giống nhập nội, chưa được nhà vườn biết
đến nhiều nên diện tích còn hạn chế.
- Cây có đặc tính sinh trưởng mạnh, tán dạng hình tháp. Lá dạng hình lưỡi mác
dài, đuôi lá nhọn.
- Cây cho trái 30 tháng sau khi trồng, nếu được chăm sóc tốt.
- Cây dễ ra hoa và đậu trái, cho thu hoạch tập trung vào tháng 3 - 4. Nếu áp
dụng kỹ thuật xử lý ra hoa nghịch, cho thu hoạch vào tháng 1 - 2 dương lịch
- Thời gian từ khi ra hoa đến thu hoạch 105 - 110 ngày. Giống này cho năng
suất cao (50 kg/cây/năm, cây 5 năm tuổi) và khá ổn định.
- Trái xoài không lớn, trọng lượng trung bình 250 - 300 g, dạng trái thuôn dài,
vỏ trái màu xanh đậm, trái khi già có lớp phấn phủ bên ngoài vỏ.
Chất lượng trái rất ngon, thịt màu vàng nhạt, mịn, ngọt, giòn, không xơ, hạt nhỏ
dài và tỉ lệ thịt ăn được cao (78 - 80%).
(8) Xoài Namdokmai
Xuất xứ từ Thái Lan, được nhập trồng phổ biến tại một số trang trại thuộc miền
Đông Nam bộ và đồng băng sông Cửu Long. Cây cho tán tròn, gọn, khá thấp cây so
với các giống nội địa. Trái trung bình 300 – 400 g, thịt mềm, hơi nhão, rất ngọt và ít
xơ, ít thơm. Cây tăng trưởng trung bình ở miền Đông, dễ ra hoa, dễ nhiễm bệnh thán
thư và thối trái. Dạng trái dùng để ăn chín.
(9) Xoài Thanh Ca:
Được trồng nhiều ở Bình Định, Cam Ranh, Bảy Núi Là một trong những
giống ngon được nhiều người tiêu dùng ưa thích (thị trường Trung Quốc rất thích
22
giống này). Quả thuôn dài, nặng trung bình 250 – 300 g, thịt quả màu vàng tươi, ít xơ,
ăn thơm và ngon.

Bảng 2.2. Một số đặc điểm chính của một số giống xoài phổ biến ở phía Nam
Tên giống
(tên địa
phương)
Khả năng
sản xuất
(kg/cây/năm)
Trọng
lượng
quả (g)
Tỷ lệ
thịt
quả
(%)
Tỷ lệ
hạt
(%)
Độ
Brix
(%)
Độ

Mùi
vị
Cấu
trúc thịt
Cát Hòa Lộc 100-150 400-500 77,2 11,8 19 1 2
Mịn,
chắc
Cát chu 400-600 300-400 74,6 15,8 18,2 1 5

Mịn,
dẻo
Ghép xanh 120-150 300-400 71,5 16,4 17,0 2 6
Hơi
nhão
Ghép nghệ 120-150 300-350 69,3 18,0 18,2 2 6
Hơi
nhão
Xiêm núm 200-300 350-450 82,8 10,0 22,0 1 1
Mịn,
chắc
Thanh ca 150-250 250-300 63,8 17,3 20,0 2 4
Mịn,
nhão
Thơm <100 200-300 71,9 15,8 20,0 3 3
Mịn,
nhão
Châu hạng

400-500 300-400 69,3 16,7 15,0 4 8 Nhão
(Nguồn: Đào Thị Bé Bảy, 1998, 2000)
Ngoài các giống xoài nêu trên còn một số giống xoài khác ít được biết đến hơn
nhưng sở hữu một số đặc điểm nông học quý:
Xoài Gòn:
23
Quả tròn, nhỏ, trọng lượng quả 180 – 200 g, thường dùng để ăn sống khi quả
vừa chín tới. Quả già nhiều bột, ăn không chua, thịt quả giòn như đu đủ nên còn được
gọi là xoài đu đủ. Quả chín vỏ màu xanh vàng, thịt màu vàng tươi, ngọt vừa.
Xoài tượng:
Quả to nhất trong các giống xoài ở Việt Nam. Trọng lượng quả 700 - 800g. Quả

chín ăn không ngọt, hơi chua, thường được dùng ăn xanh khi quả già .
Xoài cát mốc:
Giống được tuyển chọn ở Tây Sơn, Bình Định. Quả già có một lớp phấn màu
mốc trắng bao phủ, trọng lượng quả 360 – 472 g. Quả chín hàm lượng chất khô 18,8%,
đường tổng số 22,95%, axit tổng số 0,4%, vitaminC 34,5 mg/100g thịt quả, carotein
2,0mg/100 g thịt quả.
Xoài trứng:
Là sản phẩm đặc biệt của vùng Tây Bắc. Cây sinh trưởng khỏe, quả tròn, bé, trọng
lượng trung bình 150 – 220 g. Quả chín màu xanh vàng, thịt quả chắc, mịn, màu vàng
đậm, vị ngọt đậm, thơm ngon. Nhược điểm là quả nhỏ, hạt to, tỷ lệ thịt quả 55,6%
Một số giống địa phương khác có thể kể tên: xoài cơm, xoài mật, xoài cóc, xoài
bát tam bang, xoài hôi
 4 GIỐNG XOÀI CHÍNH HƯỚNG ĐẾN XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM
Xoài Cát Hòa Lộc
- Hình dạng: hình trái xoan, đỉnh nhọn, sắc nét.
- Trọng lượng: 400 – 500 g/quả.
- Màu sắc: khi chín vỏ vàng nhạt, thịt màu vàng
tươi.
- Vị: ngọt và có mùi thơm.
24
Xoài Cát Chu
- Hình dạng: hình trái xoan, đỉnh tròn
- Trọng lượng: 300 – 400 g/quả
- Màu sắc: khi chín vỏ vàng xẩm, thịt màu
vàng.
- Vị: ngọt và chua dịu
Xoài Bưởi
- Hình dạng: quả hơi hơi dài, vỏ bong và dày.
- Trọng lượng: 300 – 400 g/quả
- Màu sắc: khi chín vỏ và thịt có màu vàng

xẩm.
- Vị: ngọt nồng
Xoài Thanh Ca
- Hình dạng: hình trái xoan và nhẵn.
- Trọng lượng: 250 – 300g/quả
- Màu sắc: khi chín vỏ và thịt có màu vàng
xẩm.
- Vị: ngọt
 GIỚI THIỆU VỀ CÁC GIỐNG XOÀI PHỔ BIẾN ĐƯỢC GÂY TRỒNG
CHÍNH TRÊN THẾ GIỚI
Bảng 2.3. Giới thiệu giống xoài chính được trồng ở các nước trên thế giới
TT Nước Giống trồng Thời vụ thu hoạch
1 Ấn Độ Alphonso, Langra, Mlgoa,
Banganballi, Dashehari
Tháng 4-7
2 Brazil Haden, Kent, Keitt, Tomy
Atkins, Palmer, Rosa, Calota
Tháng 10-2
3 Đài Loan Irwin, Haden,YellowN
0
1 Tháng 7-10
25

×