Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh ở trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.45 KB, 7 trang )

GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHỊNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC
CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Triệu Quốc Thanh1
1. Email:

TÓM TẮT
Xâm hại tình dục trẻ em hiện nay đang trở thành mối quan tâm lớn của mọi gia đình và
tồn xã hội. Những sự việc xãy ra gần đây là sự cảnh báo đến các bậc cha mẹ, đòi hỏi cha mẹ
có sự quan tâm nhiều hơn đến con cái đồng thời cũng cần có đủ kiến thức, kỹ năng để bảo vệ
con em mình. Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng liên tục xuất hiện những tin
tức về xâm phạm tình dục trẻ em, đang có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp hơn. Xâm
hại tình dục trẻ em là một trong những vấn đề đang gây phẫn nộ trong cộng đồng xã hội. Giáo
dục cho học sinh tiểu học có kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục là trách nhiệm của gia
đình, nhà trường và xã hội. Trong phạm vi bài viết, chúng tơi trình bày một số vấn đề lý luận
về hoạt động giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục đối với học sinh tiểu học.
Từ khóa: xâm hại tình dục; kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giáo dục (GD) xâm hại tình dục cho HS trường tiểu học nhằm sớm hình thành cho các
em ý thức rèn luyện kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục góp phần hình thành nhân cách
tồn diện cho học sinh, đây là công tác đang được ngành giáo dục coi trọng, là một nhiệm vụ
trọng tâm địi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội tham gia.
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã
nêu: “Phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát
triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực
tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. (Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, 2013). Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng tiếp
tục khẳng định:“Tiếp tục đổi mới đồng bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương thức,
phương pháp GD&ĐT theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế, phát triển con người toàn diện”.
Như vậy, GD&ĐT thế hệ trẻ là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay (Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, 2021, tr.136).


Điều 44, Luật Trẻ em đã quy định: “Chương trình, nội dung giáo dục phải phù hợp với
từng độ tuổi, từng nhóm đối tượng trẻ em, bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn
diện và yêu cầu hội nhập; chú trọng giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa dân tộc và phát
triển nhân cách, kỹ năng sống, tài năng, năng khiếu của trẻ em; giáo dục giới tính, sức khỏe
sinh sản cho trẻ em”. (Quốc Hội Việt Nam, 2016).
532


Điều 29, Luật Giáo dục đã xác định nhiệm vụ cùa nhà trường: “Giáo dục tiểu học nhằm
hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của
học sinh (HS); chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”. (Quốc Hội Việt Nam, 2019);
Theo Quyết định số 1472/QĐ-TTg ngày 28/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu:
“Chỉ đạo ngành giáo dục và đào tạo, địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật,
kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng bảo vệ cho học sinh, chú trọng nhóm học sinh có hồn cảnh
đặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năng
xử lý tình huống cho giáo viên trong phịng, chống xâm hại trẻ em; cung cấp thơng tin, kỹ năng
phịng, chống xâm hại trẻ em cho các bậc cha, mẹ học sinh (thực hiện từ năm học 2020 - 2021
và các năm tiếp theo).” (Thủ tướng Chính phủ, 2020).
Lứa tuổi học tiểu học là lứa tuổi dễ bị tấn cơng tình dục do bản thân các em còn nhỏ dại,
trong sáng và khơng có kiến thức nên rất dễ bị xâm hại, thậm chí khi đã bị xâm hại nhiều trẻ
cũng không biết. Đối tượng xấu có thể là hàng xóm, là họ hàng người thân thường dụ dỗ các
em bằng việc cho quà bánh, bằng hành vi âu yếm khiến nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng
con không thể bị đưa vào “chuyện người lớn”. Sự xâm hại thể hiện dưới nhiều hình thức như
xâm hại về thể xác, về vật chất hoặc về tinh thần mà đôi khi không dễ nhận ra ngay nguy cơ và
mức độ nguy hiểm của chúng. Trẻ em khi bị xâm hại phải chịu sang chấn tâm lý mạnh mẽ, tật
nguyền về tinh thần và đau đớn về thể xác. Các em bị rơi vào mặc cảm tội lỗi, thấy mình khơng
có giá trị, tự ti về bản thân nên rất dễ trở thành nạn nhân của các vụ tiếp theo. Nghiêm trọng
hơn khi lớn lên các em không dám quan hệ với người khác giới, đánh mất niềm tin cuộc sống,
buông xuôi cuộc đời phụ thuộc vào các chất gây nghiện (ma túy, sex) trở thành gái mại dâm…
Theo UNICEF, trong 5 năm qua, có khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Việt

Nam, nghĩa là cứ 8 giờ trôi qua lại có một bé bị xâm hại. Đau lịng hơn là hàng trăm trẻ dưới 6
tuổi cũng trở thành nạn nhân. Trong đó, thơng tin 5 tháng đầu năm 2018, có 735 trẻ em bị xâm
hại (Theo báo Tuổi Trẻ online ngày 28/7/2017). Tuy nhiên, những con số này trên thực tế còn
lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại vẫn còn bị che dấu do sự kém hiểu biết về pháp luật.
Diễn biến phức tạp của tình trạng xâm hại trẻ em và những hậu quả của nó để lại đã và
đang đặt ra cho xã hội, gia đình và ngành giáo dục, đặc biệt là trường tiểu học nhiệm vụ cấp
bách trong việc dạy cho học sinh các kỹ năng để nhận biết các tình huống và phịng chống xâm
hại tình dục. Học sinh trong độ tuổi tiểu học, do khả năng nhận thức, kinh nghiệm sống cũng
như khả năng tự bảo vệ còn nhiều hạn chế, nên công tác giáo dục kỹ năng này càng cần được
chú trọng hơn. Khi trẻ có kỹ năng nhận biết, phịng chống và xử trí khi bị xâm hại sẽ giúp các
em nhận rõ được giá trị của bản thân, thể hiện được lịng tự trọng và bản lĩnh của mình.
Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại
tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục. Kế hoạch đã xác định mục tiêu: “Xây dựng và bảo đảm
môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn
và kịp thời hỗ trợ can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em trong cơ sở giáo dục
mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên”. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2020).
Nghiên cứu hoạt động giáo dục xâm hại tình dục cho HS ở trường tiểu học là một việc
làm hết sức quan trọng, nhằm đánh giá thực trạng GD toàn diện cho HS. Đồng thời đề xuất một
số biện pháp GD xâm hại tình dục ở trường tiểu học, góp phần nâng cao chất lượng GD ở các
trường tiểu học nói riêng và học sinh phổ thơng nói chung.
533


2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Thực hiện bài viết này, tác giả sử dụng chủ yếu là
phương pháp nghiên cứu tài liệu, các văn bản, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Chính
phủ; chỉ thị, thông tư của ngành giáo dục và đào tạo; các đề tài nghiên cứu khoa học đã được
cơng bố có liên quan đến vấn đề hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục
cho HS trường tiểu học. Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa cho việc nghiên cứu
hoạt động hoạt động giáo dục kỹ năng phòng, chống xâm hại tình dục cho HS trường tiểu học.
3. NỘI DUNG

3.1. Một số khái niệm
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức ngược đãi về
thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những thương tổn về sức
khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi dụng chức phận, lòng tin hay
quyền hạn” (Tổ chức tầm nhìn thế giới, 2014). Các hành vi xâm hại trẻ bao gồm: Xâm hại thể
chất; Xâm hại tinh thần; Xâm hại tình dục; Xao nhãng.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham gia của một
đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó khơng có ý thức đầy đủ, khơng có khả năng đưa ra
sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm
sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy
định của pháp luật hoặc các thuần phong mỹ tục của xã hội” (Võ Nguyễn Minh Hoàng, 2017).
Về mặt pháp lý, theo khoản 8, điều 4 Luật Trẻ em 2016: “Xâm hại tình dục trẻ em là việc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên
quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em vào mục đích
mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” (Luật trẻ em, 2016).
Trong cuộc sống, con người cần có rất nhiều kỹ năng để sống, hịa nhập với cộng đồng,
đóng góp cho nền kinh tế hiện đại. Theo Nguyễn Như Ý (1999), kỹ năng là khả năng vận dụng
những kiến thức thu nhận được vào thực tế. Theo Nguyễn Công Khanh (2014): “Kỹ năng là
khả năng thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó, bằng cách lựa chọn và vận dụng
những tri thức, những kinh nghiệm, kỹ xảo đã có để hành động phù hợp với những mục tiêu và
những điều kiện thực tế đã cho”.
Kỹ năng là khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào
đó bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra. Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là khả năng của bản thân có thể nhận
biết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được
học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục là một q trình, trong đó người giáo
viên vận dụng các hình thức giáo dục để học sinh tiểu học có khả năng nhận biết các nguy cơ,
hành vi xâm hại tình dục và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và
tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.

3.2. Mục tiêu giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học nhằm làm cho học
sinh nhận thức được mối nguy hiểm khi có nguy cơ bị xâm hại; học sinh có kỹ năng ứng phó
534


trong trường hợp bị xâm hại tình dục; học sinh học cách ứng xử phù hợp với người lạ; học sinh
biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ khơng thích. Từ đó giúp học
sinh bảo vệ bản thân trước các tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục.
Việc giáo dục kỹ năng phịng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học có ý nghĩa rất
quan trọng đối với chính bản thân các em và xã hội nói chung. Giáo dục kỹ năng phịng chống
xâm hại tình dục giúp các em có thể bảo vệ mình, sống an tồn và khỏe mạnh trong một xã hội
với nhiều biến đổi.
3.3. Nội dung giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học được thể hiện ở
một số nội dung như sau:
- Giáo dục học sinh kỹ năng gọi đúng tên vùng kín và vùng riêng tư: Ngay từ khi còn nhỏ,
cha mẹ và giáo viên nên dạy học sinh cách gọi tên đúng và vai trò của các bộ phận trong cơ thể,
bao gồm cả những vùng nhạy cảm. Lưu ý, không nên tránh né bằng cách đặt những cái tên khác
các bộ phận nhạy cảm. Điều này sẽ giúp học sinh dễ dàng nói chuyện và chia sẻ nếu chẳng may
có điều gì đó bất thường xảy ra.
- Giáo dục học sinh kỹ năng biết cự tuyệt- tránh xa- kể ra, khi học sinh gặp phải tình huống
có nguy cơ bị xâm hại tình dục: Cha mẹ hoặc giáo viên phải giúp học sinh nắm rõ các nguyên
tắc: không để người lạ chạm vào bộ phận riêng tư của mình và không động chạm vào bộ phận
riêng tư của người khác. Không tuân theo bất cứ hành động hay lời dụ dỗ nào của người lạ mặt.
Phải trình bày những lời dụ dỗ hay nói tên người dụ dỗ đó cho thầy cô hay cha mẹ biết.
- Giáo dục học sinh có kỹ năng mơ tả cảm xúc của bản thân: Dạy học sinh hiểu các cảm
xúc là điều quan trọng vì khi học sinh biết mình đang cảm thấy như thế nào thì học sinh có thể
biết cách ứng xử phù hợp trong các tình huống nhất định.
Khi hiểu cảm xúc của người khác và biết mình đang cảm thấy như thế nào, học sinh có

thể phát triển sự cảm thông và quản lý các mối quan hệ với bạn bè, giáo viên và các thành viên
trong gia đình. Kỹ năng này là rất quan trọng cho tương lai của học sinh khi bắt đầu công việc
và phải quản lý các mối quan hệ xã hội phức tạp hơn..
- Giáo dục học sinh kỹ năng nhận biết cảm giác an tồn và khơng an tồn: Giáo dục học sinh
nhận biết cảm giáo an tồn và phịng tránh các nguy cơ khơng an tồn là dạy học sinh nhận ra các
đối tượng có thể gây ra nguy hiểm và cách hoạt động đúng với đối tượng. Hoạt động đúng là cách
hoạt động đạt hiệu quả công việc mà không gây ra thiệt hại với bất cứ ai hoặc với môi trường sống.
- Giáo dục học sinh quy tắc năm ngón tay
Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình
như ơng bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ơm hơn những người này hoặc đồng ý đề các
thành viên trong nhà ơm hơn, thể hiện tình u thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã
lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phịng kín.
Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những
người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Cịn nếu ai chạm
vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.
Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những
người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.
535


Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé
chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.
Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hồn tồn xa lạ hoặc người có
cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé hồn tồn có thể bỏ chạy,
hét to để thông báo với mọi người xung quanh.
- Giáo dục học sinh khơng giữ bí mật một mình, học sinh có thể chia sẻ với người lớn mà
học sinh tin tưởng: Hầu hết những kẻ xâm hại trẻ em thường u cầu nạn nhân phải giữ kín bí
mật. Đó có thể là lời đe dọa hoặc những lời dỗ dành ngon ngọt. Cha mẹ hoặc giáo viên cần giúp
học sinh hiểu rằng, bất cứ ai yêu cầu giấu kín bí mật về cơ thể của con đều là bất thường và cần
thông báo ngay cho cha mẹ hoặc giáo viên biết.

- Giáo dục học sinh kỹ năng xử lý các tình huống mà học sinh có nguy cơ bị xâm hại tình
dục: Một số trẻ em cảm thấy khó từ chối đối với người khác, đặc biệt là người lớn tuổi. Cần
giúp học sinh nhận ra rằng, nói “khơng” trong những tình huống mình cảm thấy khơng thoải
mái là điều rất cần thiết. Khi có bất kỳ ai đó muốn xem hoặc động chạm vào vùng riêng tư của
trẻ, con cần nói khơng một cách dứt khốt và lập tức rời đi để tìm sự trợ giúp.
3.4. Biện pháp hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học
sinh tiểu học
3.4.1. Giáo dục, tuyên truyền kỹ năng sống cho các em học sinh
Nhà trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên, nhân viên và học sinh về sự cần thiết trong cơng tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Nhà trường cần xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể đối với công tác này.
Lồng ghép nội dung truyền thông vào sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần;
chương trình phát thanh; các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt chuyên đề của các tổ chức, đoàn
thể các cấp…
Tăng cường tuyên truyền cho các bộ, giáo viên, nhân viên, cha mẹ HS hiểu và ý thức rõ
về trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân đối với cơng tác phịng chống xâm hại tình dục trẻ em.
Hiện nay việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ln được gia đình và xã hội quan tâm
bởi đây là một chương trình giáo dục hết sức cần thiết đối với học sinh và phù hợp với mục tiêu
giáo dục hiện nay, nhằm đào tạo con người với đầy đủ các mặt “đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở” để đáp ứng yêu cầu xã hội.
Vì vậy trong giảng dạy, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức ban đầu về toán học, tiếng
việt, tự nhiên và xã hội cho các em, các em sẽ được cung cấp những tri thức sơ đẳng về những
chuẩn mực hành vi xã hội gắn với những kinh nghiệm, đạo đức để từ đó giúp học sinh hình
thành kĩ năng sống, biết phân biệt đúng sai, biết xử lý và ra quyết định đúng thời điểm, đúng
với tình huống là một kỹ năng thực sự cần thiết của trẻ.
3.4.2. Tổ chức, chỉ đạo giáo viên cung cấp những hiểu biết cơ bản và kỹ năng cần thiết
để học sinh tự bảo vệ
Dạy học sinh về giới tính và các vùng nhạy cảm: Kỹ năng đầu tiên mà chúng ta nên dạy
cho học sinh là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Chúng ta cần dạy cho

536


học sinh nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các em và dạy cho học
sinh biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu học sinh không thích.
Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm: Nên dạy cho học sinh cách bảo vệ cơ
thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu
học sinh không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng các em, kể cả bố mẹ cũng khơng được chạm
vào nếu khơng có sự đồng ý của các em. Hãy dạy cho học sinh cách từ chối và phản ứng lại nếu
có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến học sinh thấy khó chịu.
Khơng chạm vào vùng nhạy cảm của người khác. Giống như việc dạy học sinh tự bảo vệ
cơ thể của mình thì chúng ta cũng nên dạy học sinh chú ý không nên chạm vào vùng nhạy cảm
của người khác, nhất là người khác giới. Đặc biệt không nên tò mò về cơ thể người khác để
tránh bị lợi dụng dụ dỗ hay vơ tình kích thích thú tính của những kẻ xấu.
Tránh xa người lạ mặt: Dạy cho học sinh cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện
hay làm quen với bất kỳ ai mà học sinh gặp trên đường nếu khơng có sự đồng ý của cha mẹ.
Đồng thời, nên cảnh báo cho học sinh những nguy hiểm có thể gặp phải khi đi chơi một mình
với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.
Không cho người lạ mặt vào nhà: Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ lưu ý an tồn và
tuyệt đối khơng được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý khơng cho các em
đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà khơng có sự theo
dõi của bố mẹ.
Dạy học sinh cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác: Để đề phịng
trường hợp khơng may bị tấn công, nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn học sinh cách chạy
trốn. Có thể dạy học sinh tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn
cầu cứu người xung quanh. Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản
kháng gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo
lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thơng minh và những kỹ năng mới có thể giúp thốt thân an
tồn. Ngồi ra, cũng nên dạy cho học sinh ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn
cấp để học sinh có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Báo ngay cho cha mẹ khi bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào: Cần dạy cho học
sinh rằng các em khơng cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương.
Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa phải giữ bí mật thì nên thơng báo cho cha mẹ và người thân
biết. Ngồi ra, khi các em khơng thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, cũng nên chia sẻ cho cha
mẹ biết và tránh xa những người mà mình khơng thích hay có những hành vi đụng chạm.
3.4.3. Cơng tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và chính quyền địa phương
Cần phối hợp chặc chẽ với Cha mẹ học sinh trong việc phịng chống nạn xâm hại thơng
qua các buổi họp Cha mẹ học sinh. Tuyên truyền kiến thức về xâm hại và phòng chống nạn
xâm hại trẻ. Vận động Cha mẹ học sinh cần dành nhiều thời gian cho trẻ như thường xuyên hỏi
về tình hình học tập và sinh hoạt trong ngày, đưa đón con đến trường đúng giờ quy định, thông
báo cho nhà trường những vấn đề xảy ra với trẻ để cùng phối hợp ngăn chặn.
Phối hợp với Ban điều hành khu phố, lực lượng bảo vệ khu phố, Công An phường trong
việc cảnh giác và ngăn chặn các tệ nạn xã hội thâm nhập học đường. Phản ảnh những vấn đề
về an ninh trật tự trường học trong các buổi họp giao ban với chính quyền địa phương.
537


4. KẾT LUẬN
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một q trình, trong đó người giáo
viên vận dụng các hình thức giáo dục như tư vấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi nói chuyện để
cung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động, tiết học trên lớp để học sinh có
thể tránh được nguy cơ bị xâm hại và chống lại hành vi xâm hại tình dục, chủ động tự bảo vệ
bản thân mình. Hoạt động giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu
học là hệ thống những tác động tự giác, có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp
quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học
sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu
quả mục tiêu giáo dục kỹ năng phịng, chống xâm hại tình dục cho học sinh của nhà trường tiểu
học. Nhà trường tiểu học cần nhận thức rõ tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng phịng
chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học, từ đó có những biện pháp giáo dục tích cực và
phù hợp cho học sinh.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Quyết định ban hành Kế hoạch hành động phòng ngừa, hỗ trợ, can
thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục giai đoạn 2020-2025. Quyết định
số 987/QĐ-BGDĐT, ngày 17/4/2020.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam. (2013). Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng vể đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng u cầu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nghị quyết số 29-NQ/TW,
ngày 4 /11/2013 .
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập 1. Hà Nội:
Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật. Trang 136.
4. Võ Nguyễn Minh Hoàng. (2017). Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại tình
dục trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư
phạm Hà Nội. Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
5. Quốc Hội Việt Nam (2016). Luật Trẻ em. Quyết định số 102/2016/QH13, ngày 05/4/2016.
6. Quốc Hội Việt Nam (2019). Luật Giáo dục. Quyết định số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019.
7. Thủ tướng Chính phủ (2020). Kế hoạch triển khai, thực hiện Nghị quyết số 121/2020/QH14 ngày
19/6/2020 của Quốc hội về việc tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách,
pháp luật về phịng, chống xâm. Quyết định số 1472/QĐ-TTg, ngày 28/9/2020.

538



×