TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC HỌC
-----------------------------------------------
NGÔ THỊ SÁNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI
TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
MAI ĐÌNH SỐ 1, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Giáo dục học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Hà Nội- 2018
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA TÂM LÝ- GIÁO DỤC HỌC
-----------------------------------------------
NGÔ THỊ SÁNG
GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI
TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC
MAI ĐÌNH SỐ 1, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành: Giáo dục học
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hồng
Hà Nội- 2018
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới PGS.TS. Nguyễn Thị
Thanh Hồng đã tận tình chỉ bảo, động viên, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý
báu cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới ban giám hiệu, các thầy cô giáo và các em
học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang đã
nhiệt tình giúp đỡ, hỗ trợ và cung cấp tư liệu, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khóa
luận này.
Tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo giảng dạy ở khoa Tâm lý- giáo dục học
đã giảng dạy tôi trong suốt 4 năm học trên giảng đường.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn bè đã ủng
hộ, động viên, tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu để hoàn thành khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong các quý thầy, cô giáo, bạn bè góp ý để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Ngô Thị Sáng
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản khóa luận này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi.
Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong khoá luận là trung thực. Kết quả nghiên
cứu này không trùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó.
Tôi chịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên
Ngô Thị Sáng
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NSPCC
ECPAT
WHO
UNICEF
XHTD
Hiệp hội quốc gia phòng chống bạo hành trẻ em
Tổ chức chấm dứt mại dâm, khiêu dâm và buôn bán
trẻ em nhằm bóc lột tình dục
Tổ chức y tế thế giới
Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
Xâm hại tình dục
DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thời gian gần đây, hàng loạt các vụ nghi xâm hại tình dục trẻ em bị phanh phui
và được báo chí, các kênh thời sự truyền hình đưa tin gây chấn động dư luận. Chưa
bao giờ như hiện nay, xâm hại tình dục trẻ em lại trở thành vận nạn lớn, đáng báo động
của toàn xã hội đến vậy.
Theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, năm 2016, Việt Nam
ghi nhận hơn 1.200 vụ xâm hại tình dục trẻ em. Cũng theo số liệu của Bộ này trong 5
năm từ 2011 đến 2015, cả nước có 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em trong tổng số
8200 vụ xâm hại trẻ nói chung. Điều này đồng nghĩa rằng, tính trung bình cứ 8 giờ trôi
qua lại có 1 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục. Đáng chú ý, 93% thủ phạm có mối
quan hệ quen biết các em, trong đó 47% kẻ xâm hại là họ hàng, người trong gia đình
các em. Tuy nhiên, tất cả những số liệu trên chỉ là “ phần nổi của tảng băng chìm”, còn
rất nhiều vụ nạn nhân bị chính kẻ xâm hại dọa dẫm hoặc vì lý do nào đó đã không
được thống kê.
Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của đất nước. Vấn đề của trẻ em
được các chính phủ và cộng đồng quốc tế quan tâm đặc biệt. Sáu trong tổng số tám
mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ (MDGs) là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và
thực hiện các quyền lợi của trẻ em, tạo cho trẻ em điều kiện sống và phát triển tốt nhất.
Tuy nhiên, số vụ xâm hại đặc biệt là xâm hại tình dục mỗi năm đang cho thấy sự an
toàn và phát triển của trẻ em đang bị đe dọa.
Hậu quả của việc xâm hại tình dục luôn để lại cho trẻ em những tổn thương lâu
dài về mặt thân thể, tâm lý và tình cảm. Theo thống kê của Hiệp hội Quốc gia Phòng
chống bạo hành trẻ em (NSPCC) độ tuổi trung bình của trẻ em bị xâm hại tình dục là 9
tuổi. Ở Việt Nam, độ tuổi này tương ứng với trẻ đang theo học chương trình lớp 4 tại
các trường tiểu học.
Chính vì thế, để phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại tình dục trẻ em cần có sự
vào cuộc của các nhà trường, đặc biệt là các nhà trường tiểu học trong việc giáo dục kỹ
năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho các em học sinh. Nhưng trên thực tế,
chương trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em của đa phần các
nhà trường còn rời rạc, chưa thực sự được quan tâm đúng mực. Xuất phát từ thực tiễn
8
đó, tôi quyết định chọn đề tài: “ Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
cho học sinh trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống
xâm hại tình dục của trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang,
từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho
học sinh tiểu học, qua đó góp phần giảm thiểu những ca trẻ em bị xâm hại trên địa bàn
tỉnh, tạo điều kiện tốt nhất để trẻ em phát triển và hoàn thiện nhân cách.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu của đề tài
3.1 Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường
Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh lớp 4
trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
4. Giả thuyết khoa học
Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục trẻ em cho học sinh của
trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang vẫn chưa thực sự
được chú trọng, quan tâm. Nếu đề xuất được các biện pháp giáo dục kỹ năng phòng
chống xâm hại tình dục trẻ em một cách chặt chẽ, đồng bộ thì sẽ phòng tránh được các
nguy cơ bị xâm hại tình dục cho trẻ, góp phần tạo điều kiện cho các em có một cuộc
sống lành mạnh, đảm bảo cho sự phát triển nhân cách một cách toàn diện.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lí luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
cho học sinh tiểu học.
5.2 Khảo sát và đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
cho học sinh của trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
5.3 Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học
sinh trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang và khảo
nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất.
9
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào nghiên cứu việc giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại
tình dục cho học sinh lớp 4 của trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh
Bắc Giang. Từ đó đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại
tình dục cho học sinh tiểu học.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Thông qua đọc tài liệu, sách, báo, tạp chí và các tài liệu khác để phân tích, tổng
hợp lý thuyết liên quan đến giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học
sinh tiểu học. Từ đó hệ thống hóa lý thuyết , xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên
cứu.
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn giáo viên, học sinh và các cán bộ làm công tác Đoàn thanh niên về
thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh của nhà
trường, trên cơ sở đó có thêm các căn cứ thực tiễn quan trọng để xây dựng các biện
pháp phù hợp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh trường
Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
7.2.2 Phương pháp xin ý kiến chuyên gia
Gặp trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, tâm lý giáo dục, các giáo
viên có kinh nghiệm, các nhà quản lý giáo dục để xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề
có liên quan như thực trạng và khảo nghiệm các biện pháp phòng chống xâm hại tình
dục cho học sinh trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
7.2.3 Phương pháp điều tra giáo dục
Xây dựng và sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến của giáo viên, học sinh về thực
trạng giáo dục phòng chống xâm hại tình dục để thu thập thông tin cần nghiên cứu.
7.2.4 Phương pháp quan sát
Thu thập thông tin về thực trạng giáo dục giáo dục kỹ năng phòng chống xâm
hại tình dục cho học sinh của trường Tiểu học Mai Đình số 1 trên cơ sở tri giác trực
tiếp các hoạt động sư phạm.
10
7.3 Phương pháp thống kê toán học
Được sử dụng để xử lý kết quả nghiên cứu khảo sát thực trạng và khảo nghiệm
sư phạm.
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và khuyến nghị, Khóa luận gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học
sinh Tiều học.
Chương 2: Thực trạng giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh
trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Chương 3: Biện pháp giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh
trường Tiểu học Mai Đình số 1, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
11
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC KỸ NĂNG PHÒNG CHỐNG
XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Một số công trình nghiên cứu trên thế giới
Xâm hại tình dục trẻ em là vấn nạn không chỉ xảy ra ở Việt Nam mà trên toàn
thế giới. Việc trẻ bị xâm hại tình dục để lại những hậu quả khôn lường và nghiêm
trọng cả về thể xác lẫn tinh thần của trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức, các chính phủ,
các quốc gia trên thế giới đã quan tâm, nghiên cứu, điều tra về xâm hại tình dục trẻ
em.
Cuốn sách “Lạm dụng tình dục trẻ em- Nỗi phẫn uất của cộng đồng” của tác
giả Ron O’ Grady- một chuyên gia của tổ chức ECPAT (Tổ chức chấm dứt mại dâm,
khiêu dâm và buôn bán trẻ em nhằm bóc lột tình dục, được thành lập vào những năm
1990 ở Thái Lan) đã miêu tả một thực tế rằng hàng nghìn trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái
trên khắp châu Á đang là nạn nhân của nạn lạm dụng tình dục. Những câu chuyện
được Ron O’ Grady nói tới trong cuốn sách của mình là những câu chuyện về những
đứa trẻ nghèo, bị lừa bán vào các ổ mại dâm, bị ép bán thân, trở thành gái mại dâm
trong những “sex tour”, trở thành món đồ chơi trong những cuộc vui xác thịt của
người lớn. Cuốn sách đã gửi tới thông điệp nhằm kêu gọi sự quan tâm và huy động sự
nỗ lực của toàn xã hội cho cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn và diệt trừ một tệ nạn đang
có nguy cơ biến thành thảm họa lạm dụng tình dục trẻ em [21; tr16].
Nghiên cứu của tác giả Finkelhor vào năm 2009 về vấn đề này đã đưa ra nhận
định rằng, xâm hại tình dục trẻ em bao gồm toàn bộ hành vi phạm tội về tình dục mà
trẻ em dưới 17 tuổi là nạn nhân. Trong nghiên cứu của mình, Finkelhor đã kiểm tra,
khảo sát các sáng kiến nhằm ngăn ngừa lạm dụng tình dục trẻ em, tập chung vào hai
chiến lược chính, bao gồm quản lý người phạm tội và các chương trình giáo dục trong
nhà trường. Ông giải thích rằng các chương trình giáo dục ở nhà trường dạy cho trẻ
những kỹ năng như làm thế nào để xác định tình huống nguy hiểm, từ chối sự tiếp cận
của kẻ hành hung và huy động sự trợ giúp. Finkellhor cũng chỉ ra bằng chứng rằng sự
hỗ trợ các chiến lược tư vấn cho người phạm tội, đặc biệt là người chưa thành niên sẽ
giảm bớt sự tái phạm và ngăn ngừa những hệ quả tiêu cực về sức khỏe tâm thần và
cuộc sống sau này.
12
Một số nghiên cứu khác lại cho rằng xâm hại tình dục trẻ em xảy ra khi người
lớn hoặc một người nhiểu tuổi hơn hoặc một người có quyền lực hơn giao tiếp với trẻ
em về tình dục để cảm thấy thỏa mãn về tình dục (Danya Glaser and Stephen Frosh,
1993; S.N. Madu. 2001) [2, tr 50].
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Hiện nay, vấn nạn xâm hại tình dục trẻ em ở Việt Nam đang trở thành chủ đề
nhức nhối, số lượng lớn trẻ bị xâm hại mỗi năm đang trở thành hồi chuông cảnh báo
cho sự biến chất, suy đồi đạo đức xã hội và gây lên nhiều bức xúc trong dư luận xã
hội. Do đó, có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về vấn đề này.
Với khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi đề cập tới một vài nghiên cứu sau:
“Những hậu quả về tâm lý đối với nạn nhân của tội hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em
và giải pháp khắc phục”- một nghiên cứu của tác giả Dương Tuyết Miên ( giảng viên
khoa Luật Hình sự, trường Đại học Luật Hà Nội) được đăng tải trên Đặc san về Bình
đẳng giới, tạp chí Luật học. Nghiên cứu đã đi sâu phân tích những tổn hại tâm lý mà
người phạm tội gây ra cho nạn nhân của tội này. Đó không chỉ đơn thuần là thiệt hại về
thể chất mà còn là những thiệt hại về tinh thần, bị sốc, đau đớn về thể xác, bị lây
nhiễm các bệnh về tình dục trong đó có bệnh HIV hoặc có thai. Những hậu quả này
không chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn mà có thể tồn tại trong một thời gian dài sau
khi vụ hiếp dâm xảy ra. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất một số giải pháp khắc phục
như: Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về việc quy định biện pháp xử lý tội
hiếp dâm trong bộ luật hình sự cũng như việc xét xử tội này; thành lập những trung
tâm tư vấn về tâm lý để giúp cho người phụ nữ (là nạn nhân của tội hiếp dâm) có thể
tâm sự để trút gánh nặng tâm lý, vơi bớt nỗi đau đè nặng trong lòng; đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho công dân;… [23].
Đề tài “Cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và
giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta thời kỳ 2000- 2010” của các chuyên gia
thuộc Cục phòng chống tệ nạn xã hội, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội. Đề tài đã
đưa ra những nhận định, đánh giá và quan điểm về cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn trong
nước, từ đó xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình
dục thời kỳ 2000- 2010. Các chuyên gia của Cục Phòng chống tệ nạn xã hội đã phác
họa vắn tắt thực trạng tình hình trẻ em bị xâm hại tình dục ở nước ta cũng như thực
13
trạng công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em bị xâm hại tình dục; đề xuất một số
chiến lược tổng hợp với một tiêu tổng quát: “Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận
thức, trách nhiệm và hành động của các cơ quan, chính quyền các cấp, các tổ chức
đoàn thể xã hội, trong mỗi gia đình và toàn xã hội để ngăn ngừa, giảm dần và tiến tới
giảm thiểu tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục,…” [21, tr 18].
Đề tài “Nghiên cứu tình hình bị lạm dụng tình dục ở học sinh phổ thông trung
học tại thành phố Nha Trang” của Phạm Trung Thông và Võ Văn Thắng báo cáo trong
Hội nghị khoa học bện viện quận Thủ Đức TP. Hồ Chí Minh nhằm xác định tỷ lệ học
sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha Trang bị lạm dụng tình dục. Kết quả của
nghiên cứu chỉ ra rằng tỉ lệ trẻ em học sinh phổ thông trung học tại thành phố Nha
Trang bị lạm dụng tình dục chiếm tỷ lệ khá cao 36,19% [24].
Luận văn “Các tội phạm xâm hại tình dục trong Luật hình sự Việt Nam” của
Phan Thị Lương Hiền. Luận văn đã chỉ ra những tồn tại và hạn chế của thực tiễn pháp
luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đối với các tội phạm xâm hại tình dục trẻ em cũng
như nguyên nhân của những tồn tại đó, đồng thời đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
quả áp dụng các quy định của bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 về các tội phạm
xâm hại tình dục trẻ em, bao gồm các nhóm giải pháp: nhóm giải pháp về hoàn thiện
chính sách, pháp luật; nhóm giải pháp về tổ chức thực hiện; nhóm giải pháp cụ thể
[22].
Luận văn “Phối hợp các lực lượng cộng đồng trong phòng ngừa xâm hại tình
dục trẻ em 6-11 tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên” của Võ Nguyễn Minh Hoàng (năm
2107). Luận văn khảo sát thực trạng nhận thức của cộng đồng, thực trạng phối hợp
giữa các lực lượng cộng đồng trong việc phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em 6-11
tuổi trên địa bàn tỉnh Phú Yên, nhận thấy vấn đề cần quan tâm nhất trong việc phối
hợp phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em của các lực lượng cộng đồng chính là việc
trang bị những kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em cũng
như cho cả cộng đồng và các hình thức, cơ chế phối hợp các lực lượng cộng đồng chặt
chẽ hơn trong việc phòng ngừa xâm hại tình dục cho trẻ em [20].
Từ việc khái quát những nghiên cứu trên chúng ta có thể thấy, nghiên cứu về
phòng chống xâm hại tình dục trẻ em đã được nhiều tác giả, tổ chức trong và ngoài
nước quan tâm. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu về giáo dục phòng chống xâm
14
hại tình dục trẻ em trong nhà trường tiểu học còn chưa có. Vì vậy, việc nghiên cứu về
giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học là có ý nghĩa và
tính cấp thiết cao.
1.2 Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1 Trẻ em
Theo điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 (United
Nations Convention on the rights of the child- CRC) có quy định như sau: “Trong
phạm vi của công ước này, trẻ em có nghĩa là mọi người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp
luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn” [6].
Căn cứ vào khái niệm trẻ em trong công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ
em, các quốc gia dựa trên điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội cũng như khả năng của
nền kinh tế để đưa ra những quy định của mình về giới hạn độ tuổi của trẻ. Tại Trung
Quốc, theo điều 2 Luật Bảo vệ người chưa thành niên quy định trẻ em còn được gọi là
trẻ chưa thành niên, là công dân dưới 18 tuổi. Theo điều 1 Luật Liên bang Nga số 124FZ ngày 21/7/1998 (sửa đổi): Trẻ em được hiểu là người ở độ tuổi dưới 18 [19].
Ở Việt Nam, theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì: “Trẻ
em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”[8]. Như vậy, quy định về tuổi của trẻ em
trong Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam đã có độ chênh tới 2
tuổi so với Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Vào ngày 5/4/2016, tại kỳ họp thứ 11
của Quốc hội khóa XIII, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em được đổi tên thành
Luật trẻ em. Luật có nhiều điểm đổi mới tích cực, dễ hiểu, dễ tiếp cận và phản ánh đầy
đủ hơn nội dung và phạm vi của Luật; tạo ra hành lang pháp lý quan trọng trong công
tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Luật trẻ em 2016 tiếp tục khẳng định “trẻ em
là người dưới 16 tuổi” [9] và không giới hạn trẻ em phải là công dân Việt Nam, đối
tượng áp dụng của luật bao gồm cả trẻ em là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Trong phạm vi đề tài này có giới hạn đối tượng trẻ em là học sinh tiểu học, vì
vậy có thể đưa ra khái niệm: Trẻ tiểu học là những trẻ em trong độ tuổi Tiểu học (từ 6
đến 11 tuổi).
1.2.2 Xâm hại trẻ em
Tổ chức Y tế thế giới định nghĩa: “ Xâm hại trẻ em bao gồm mọi hình thức
ngược đãi về thể chất và tinh thần, xâm hại tình dục, xao nhãng, bóc lột gây ra những
15
thương tổn về sức khỏe, tính mạng, khả năng phát triển hay phẩm giá bằng cách lợi
dụng chức phận, lòng tin hay quyền hạn” [4].
Các hành vi xâm hại trẻ theo quan niệm này, đó là:
Xâm hại thể chất: là khi một người chủ đích gây thương tổn hoặc đe dọa gây
thương tổn tổn cho trẻ, bao gồm: đánh, đấm, đá, bóp cổ, quăng quật, giam hãm,…
Xâm hại tinh thần: là việc ai đó lặp đi lặp lại các hình thức ngược đãi tinh thần
trẻ em trong một thời gian dài. Xâm hại tinh thần gây tổn hại đến lòng tự trọng của trẻ,
bao gồm: dọa dẫm, khủng bố tinh thần, chế nhạo, cô lập trẻ. Có một điều chúng ta cần
nhấn mạnh đó là tất cả các hình thức xâm hại đều gây ra những thương tổn về tinh
thần đối với trẻ.
Xâm hại tình dục: Là việc ai đó dùng quyền lực hoặc lợi dụng lòng tin để lôi
kéo trẻ em tham gia vào các hoạt động tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao
cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi
hình thức.
Xao nhãng: là việc ai đó không đáp ứng những hình thức chăm sóc cơ bản đối
với trẻ em, bao gồm: bỏ mặc trẻ trước những nguy cơ, từ chối việc chăm sóc y tế hoặc
các nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển về thể chất và tinh thần của trẻ.
Theo Luật Trẻ em 2016, khái niệm về xâm hại trẻ em được hiểu như sau:
“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân
phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán,
bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác” [9].
Theo quan điểm này, các hành vi xâm hại bao gồm:
Bạo lực trẻ em: là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức
khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý
khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.
Bóc lột trẻ em: là hành vi bắt trẻ em lao động trái quy định của pháp luật về
lao động; trình diễn hoặc sản xuất sản phẩm khiêu dâm; tổ chức, hỗ trợ hoạt động
du lịch nhằm mục đích xâm hại tình dục trẻ em; cho, nhận hoặc cung cấp trẻ
em để hoạt động mại dâm và các hành vi khác sử dụng trẻ em để trục lợi.
Xâm hại tình dục trẻ em: là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc,
lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp
16
dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại
dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em: là hành vi của cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không
thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc
chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “xâm hại trẻ em là việc
ai đó có những hành vi gây tổn hại đến thể chất và tinh thần, danh dự của trẻ dưới
các hình thức xâm hại tình dục, bóc lột, bạo lực, mua bán, bỏ mặc trẻ em và các
hình thức gây tổn hại khác”.
1.2.3 Xâm hại tình dục trẻ em
Có nhiều định nghĩa về xâm hại tình dục trẻ em. Tuy nhiên, trong khuôn khổ
của khóa luận có thể điểm qua một số khái niệm về xâm hại tình dục trẻ em như
sau:
Theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), xâm hại tình dục trẻ em
được định nghĩa: “Xâm hại tình dục trẻ em là mọi hành vi lôi kéo trẻ vào các hoạt
động liên quan đến tình dục, mà trẻ không đủ khả năng (hoặc không hiểu), hoặc
không đủ tâm thế để đưa ra quyết định đối với các hành vi này, hoặc các hành vi
đó vi phạm pháp luật hay các giá trị văn hóa của cộng đồng sở tại”[4, tr7].
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “ Xâm hại tình dục trẻ em là sự tham
gia của một đứa trẻ vào hoạt động tình dục mà đứa trẻ có không có ý thức đầy đủ,
không có khả năng đưa ra sự chấp thuận tham gia, hoặc hoạt động tình dục mà đứa trẻ
đó chưa đủ phát triển cả về mặt tâm sinh lý để tham gia và không thể chấp thuận tham
gia, hoặc hoạt động tình dục trái với các quy định của pháp luật hoặc các thuần phong
mỹ tục của xã hội” [20].
Về mặt pháp lý, theo khoản 8, điều 4 Luật Trẻ em 2016: “Xâm hại tình dục trẻ
em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia
vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm
ô với trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức” [9].
Hành vi xâm hại tình dục có thể thay đổi từ việc sờ mó bộ phận sinh dục của
trẻ, thủ dâm, tiếp xúc miệng với bộ phận sinh dục, giao hợp bằng ngón tay, giao
hợp qua đường sinh dục hoặc hậu môn. Xâm hại tình dục ở trẻ em không chỉ giới
17
hạn vào các tiếp xúc cơ thể mà còn bao gồm cả những hành vi không tiếp xúc như
khoe bộ phận sinh dục cho trẻ thấy, kể cho trẻ nghe về tình dục, cho xem phim,
truyện khiêu dâm, tìm cách hướng dẫn, kích thích tình dục trẻ, rình xem trộm hoặc
sử dụng hình ảnh khiêu dâm trẻ em.
Theo định nghĩa của Finkelhor (2009): “child sexual abuse to include the
entire spectrum of sexual crimes and offenses in which children up to age seventeen
are victims”[25, tr170].
Với định nghĩa này, xâm hại tình dục được hiểu là bao gồm toàn bộ hành vi
phạm tội về tình dục mà trẻ dưới 17 tuổi là nạn nhân. Cũng theo định nghĩa này, người
phạm tội hoặc có hành vi xâm hại tình dục trẻ em có thể là người lớn, người quen biết
hoặc không quen biết với trẻ em, thanh niên hoặc trẻ em khác. Bên cạnh những hành
vi phạm tội xâm hại tình dục có giao cấu, định nghĩa này cũng bao hàm cả những hành
vi phạm tội trong đó người phạm tội và nạn nhân thậm chí không có tiếp xúc với nhau
về mặt thể xác như: gạ gẫm, bắt trẻ em nhìn và xem các hành vi tình dục, sử dụng trẻ
để sản xuất các ấn phẩm khiêu dâm,…
Từ việc phân tích các khái niệm trên, theo chúng tôi, “Xâm hại tình dục trẻ em
là việc ai đó dụ dỗ, lô kéo, dùng vũ lực để đe dọa, ép buộc trẻ em tham gia vào các
hoạt động có liên quan đến tình dục”.
1.2.4 Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Kỹ năng
Kỹ năng là một vấn đề phức tạp, có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề này,
có thể kể ra ở đây một số tiếp cận của các tác giả khác nhau [10]:
Theo nhà tâm lý Liên Xô L.D Livetov: Kỹ năng là sự thực hiện có kết quả một
động tác nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa chọn và áp dụng
những cách thức đúng đắn, có tính đến những điều kiện nhất định. Theo ông, người có
kỹ năng hành động là người phải nắm được và vận dụng đúng đắn cách cách thức hành
động nhằm thực hiện hành động có kết quả. Theo quan điểm của ông, con người có kỹ
năng không chỉ nắm lý thuyết về hành động mà phải vận dụng vào thực tế.
Theo quan điểm của A.V.Petrovxki: Kỹ năng là sự vận dụng tri thức đã có để
lựa chọn và thực hiện những phương thức hành động tương ứng với mục đích đặt ra.
18
Theo quan điểm của K.K. Platonov: Kỹ năng là khả năng của con người thực
hiện một hoạt động bất kỳ nào đó hay các hành động trên cơ sở của kinh nghiệm cũ.
Từ những khái niệm trên, có thể thấy rằng:
+ Cơ sở và nền tảng để hình thành kỹ năng chính là tri thức. Tri thức ở đây bao
gồm tri thức về cách thức hành động và tri thức về đối tượng hành động.
+ Kỹ năng là sự chuyển hóa tri thức thành năng lực hành động của mỗi cá nhân.
+ Nhằm đạt được mục đích đã đặt ra, kỹ năng luôn gắn với một hành động hoặc
một hoạt động nhất định.
Từ việc phân tích trên, ta có thể hiểu một các chung nhất như sau: Kỹ năng là
khả năng của chủ thể thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hành động nào đó bằng
cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, cách thức hành động đúng đắn để đạt được
mục đích đề ra.
Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Từ những phân tích trên có thể hiểu: “Kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
là khả năng của bản thân có thể nhận biết các nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục và
vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã được học để tránh xa và tự bảo vệ bản thân
trước nguy cơ bị xâm hại tình dục”.
Đây là kỹ năng quan trọng trẻ cần được học và trang bị để có thể tự bảo vệ bản
thân trước nguy cơ bị xâm hại tình dục.
1.2.5 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Khái niệm giáo dục
Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình tác động có mục đích, có tổ chức, có kế
hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của nhà giáo dục tới người được
giáo dục trong các cơ quan giáo dục, nhằm hình thành nhân cách cho họ.
Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là quá trình hình thành cho người giáo dục lí tưởng,
động cơ, tình cảm, niềm tin, những nét tình cách của nhân cách, những hành vi, thói
quen cư xử đúng đắn trong xã hội thông qua việc tổ chức cho họ các hoạt động và giao
lưu nhằm giúp người học biến kinh nghiệm xã hội lịch sử thành kinh nghiệm cá nhân
người học.
Với khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi sử dụng khái niệm giáo dục (theo
nghĩa hẹp). Từ đây, có thể hiểu giáo dục trong nhà trường tiểu học là một quá trình,
19
trong đó dưới sự tác động sư phạm của người giáo viên, học sinh tự giác, tích cực, chủ
động tự tổ chức hoạt động nhằm hình thành ý thức, thái độ, niềm tin, hành vi phù hợp
với yêu cầu của xã hội.
Khái niệm giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục
Từ việc phân tích khái niệm giáo dục, khái niệm kỹ năng, theo chúng tôi:
“Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục là một quá trình, trong đó người
giáo viên vận dụng các hình thức giáo dục như tư vấn, tuyên truyền, tổ chức các buổi
nói chuyện để cung cấp kiến thức, kỹ năng hoặc lồng ghép vào các hoạt động, tiết học
trên lớp để học sinh có thể tránh được nguy cơ bị xâm hại và chống lại hành vi xâm
hại tình dục, chủ động tự bảo vệ bản thân mình.”
1.3 Lý luận về xâm hại tình dục trẻ em
1.3.1 Các mức độ xâm hại tình dục trẻ em
Kế thừa và phát triển Bộ luật Hình sự năm 1985, Bộ luật Hình sự hiện hành đã
cụ thể hóa các loại tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại các Điều 112- Tội hiếp dâm trẻ
em, Điều 114- Tội cưỡng dâm trẻ em, Điều 115- Tội giao cấu với trẻ em và Điều 116Tội dâm ô với trẻ em. Tương ứng với các loại tội phạm này chính là các mức độ xâm
hại tình dục trẻ em. Trong đó [22]:
Hành vi hiếp dâm trẻ em : Mọi trường hợp giao cấu với trẻ dưới 13 tuổi hoặc
dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn
nhân là trẻ em từ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc thủ đoạn khác giao cấu với nạn nhân là
trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ. Cụ thể như sau:
+
Hành vi dùng vũ lực là hành vi sử dụng sức mạnh vật chất (có hoặc không có
công cụ, phương tiện phạm tội) tác động vào nạn nhân là trẻ em nhằm đè bẹp
hoặc làm tê liệt sự kháng cự của nạn nhân chống lại việc giao cấu như xô ngã,
vật, đánh, trói, giữ, bóp cổ nạn nhân…
+ Hành vi đe dọa dùng vũ lực là hành vi dùng lời nói hoặc hành động uy hiếp tinh
thần nạn nhân, làm cho nạn nhân sợ hãi, tê liệt về ý chí, buộc họ phải chịu sự
giao cấu mà không dám kháng cự như dọa giết, dọa gây thương tích cho nạn
+
nhân nếu nạn nhân chống cự.
Hành vi lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân là hành vi lợi
dụng nạn nhân là trẻ em vì một lý do nào đó không thể chống lại được hành vi
20
giao cấu trái ý muốn của mình như lợi dụng nạn nhân đang lúc ốm đau để thực
+
hiện hành vi giao cấu.
Hành vi dùng thủ đoạn khác: Thủ đoạn khác là những thủ đoạn ngoài những
hành vi đã được quy định trong cấu thành tội phạm của tội hiếp dâm trẻ em
(ngoài ba hành vi: dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không
thể tự vệ được của nạn nhân) giúp cho người phạm tội có thể thực hiện được
việc giao cấu với nạn nhân là trẻ em trái với ý muốn của họ.
+ Hành vi giao cấu trái ý muốn của nạn nhân là trẻ em. Giao cấu trong tội hiếp
dâm trẻ em là quan hệ tình dục nhằm thỏa mãn dục vọng của người phạm tội.
Hành vi cưỡng dâm trẻ em là hành vi dùng mọi thủ đoạn khiến trẻ em từ đủ 13
tuổi đến dưới 16 tuổi lệ thuộc mình hoặc đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn
cưỡng giao cấu.
Hành vi giao cấu với trẻ em là trường hợp người thành niên có hành vi giao cấu
với đối tượng là trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi và hành vi này được thực hiện
với sự thuận tình của trẻ em.
Tuy nhiên, ở lứa tuổi này sự phát triển của trẻ em cả về thể chất và tâm sinh lý
là chưa đầy đủ. Ngoài ra, sự nhận thức cũng như hiểu biết về quan hệ tình dục và hậu
quả của nó nằm ngoài khả năng của trẻ em. Do vậy, người thành niên phải có trách
nhiệm hướng dẫn, giáo dục và chăm lo cho sự phát triển bình thường về mọi mặt của
trẻ em, nhằm tránh cho trẻ em không có ý thức và khả năng kiểm soát.
Hành vi dâm ô với trẻ em là hành vi của người đã thành niên dùng mọi thủ đoạn
có tính chất dâm dục đối với người dưới 16 tuổi nhằm thỏa mãn dục vọng của mình
nhưng không có ý định giao cấu với nạn nhân. Biểu hiện của hành vi dâm ô đó là:
+
Buộc trẻ thực hiện các động tác tác động vào bộ phận sinh dục và các bộ
phận khác trên cơ thể người phạm tội để tìm cảm giác khoái lạc.
+ Thực hiện các động tác tác động vào bộ phận sinh dục của trẻ em như: nắn,
sờ, xoa bóp, hôn hít,… nhằm tạo cảm giác khoái lạc cho mình.
Đây là hành vi tình dục nhưng không phải là hành vi giao cấu, hành vi đó có
đặc điểm thỏa mãn hoặc khêu gợi, kích thích nhu cầu tình dục.
1.3.2 Dấu hiệu trẻ bị xâm hại tình dục
Thông thường ở những trẻ bị xâm hại tình dục thường ít có dấu vết bên ngoài
cơ thể. Nhiều trường hợp không có bằng chứng của sự hoảng loạn hoặc tổn thương thể
21
chất. Do đó, việc khuyến khích trẻ chủ động nói ra được vấn đề mình gặp phải là cách
tốt nhất. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi một trẻ em bị xâm hại tình dục bộc lộ
với người lớn và nhận được sự giúp đỡ thì sẽ ít bị tổn thương và tình trạng bị xâm hại
cũng không dài như trường hợp trẻ không nói ra và không nhận được bất kỳ sự trợ
giúp nào.
Những dấu hiệu sau ở trẻ có thể gợi ý tới việc trẻ đã bị xâm hại tình dục
[1; tr247-248]; [20; tr21]:
Biểu hiện bên ngoài về việc trẻ có thể bị xâm hại tình dục bao gồm: Quần áo trẻ
bị rách, nhàu nát và bẩn; có vết máu hoặc vết bẩn trên quần áo, cơ thể của trẻ.
Dấu hiệu về thể chất bao gồm: Trẻ bị đau, sưng, ngứa, xước, bầm tím và chảy
máu ở cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc các cơ quan khác nhau trên cơ thể; đau buốt
khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện; xuất hiện bệnh lây truyền qua đường tình dục; trẻ có bất
thường ở hậu môn trực tràng hoặc mặt trong đùi; bị đau bụng mãn tính hoặc đau vùng
hậu môn, nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn; có thai dễ xảy ra với trường hợp nạn
nhân là bé gái đã đến tuổi dậy thì;…
Biểu hiện về hành vi bao gồm: Trẻ bỗng dưng di chuyển khó khăn, ngồi khó
khăn; có những hành vi sờ mó cơ quan sinh dục, thủ dâm, chăm chút hình thức bên
ngoài quá mức; thích hoặc sợ nói (né tránh) về chủ đề tình dục; trẻ đột nhiên có những
hành vi của trẻ nhỏ hơn hay đã bỏ từ lâu như đái dầm, mút ngón tay; không cho cởi
quần áo khi tắm, đi vệ sinh; đột nhiên có tiền, đồ chơi hay những món quà khác mà
không biết từ đâu mà có; thực hiện hành vi tình dục với đồ chơi hoặc thú nhồi bông;
kết quả học tập giảm sút; với thanh thiếu niên có thể có thêm các dấu hiệu như tự gây
thương tích cho bản thân, bỏ nhà đi, trầm cảm, tự tử,…
1.3.3 Hậu quả của việc trẻ bị xâm hại tình dục
Xâm hại tình dục trẻ em không chỉ để lại những hậu quả nghiêm trọng cả về thể
chất và tinh thần cho trẻ, nó còn gây ra những hậu quả đối với gia đình có trẻ bị xâm
hại cũng như hậu quả đối với cộng đồng và xã hội. Trong đó:
Hậu quả đổi với bản thân trẻ bị xâm hại tình dục: những hậu quả về mặt thể
chất thường có thể thấy từ sớm, ngay sau khi trẻ bị xâm hại tình dục như: gây ra những
tổn thương nặng nề tại bộ phận sinh dục của trẻ, nhất là ngay sau khi bị xâm hại tình
dục, trẻ đi lại hoặc ngồi khó khăn. Nghiêm trọng hơn, với những trường hợp đi kèm
22
với bạo lực, trẻ bị xâm hại có thể dẫn tới tử vong. Nhiều nạn nhân trẻ em bị nhiễm các
bệnh xã hội, bệnh lênh truyền qua đường tình dục và HIV/AIDS.
Với nạn nhân là trẻ em gái đã đến tuổi dậy thì, việc bị xâm hại tình dục có thể
khiến các em mang thai ngoài ý muốn. Khi cơ thể trẻ đang ở độ tuổi phát triển chưa
hoàn chỉnh, việc mang thai ngoài ý muốn rất nguy hiểm cho bản thân các em và cả thai
nhi. Nhiều trường hợp các em đã phải phá thai vì chưa ý thức được vai trò, trách
nhiệm làm mẹ. Điều này gây ra những tổn hại nghiêm trọng về sức khỏe, thậm chí có
khả năng dẫn đến vô sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản và hạnh phúc gia
đình của các em về sau,…
Xâm hại tình dục cũng gây ra những hậu quả về mặt tinh thần cho trẻ em trong
cả một thời gian dài. Trẻ có thể có những cảm giác bất an, giật mình, tưởng tượng ra
hình ảnh kẻ xâm hại hay tiếng nói của kẻ xâm hại; tức giận bất thường và có các hành
vi hung tính ( đạp phá đồ đạc, đánh người xung quanh,..). Nhiều trường hợp trẻ tự gây
hại cho bản thân như tự trẻ làm đau mình, tự cắn mình hoặc dùng dao rạch vào cơ thể,
… Trẻ rơi vào trạng thái hoảng sợ và không có lối thoát. Vì thế nhiều em rơi vào trạng
thái bế tắc và tìm đến cái chết.
Xâm hại tình dục còn gây ra những lệch lạc giới tính cho các em. Khi trẻ em bị
xâm hại tình dục có thể trẻ sẽ không phát triển một cách tự nhiên về mặt sinh lý mà có
nguy cơ bị lệch lạc về tình dục. Những ám ảnh về việc bị lạm dụng, đặc biệt là hành vi
tình dục đồng giới có thể khiến trẻ trở thành những người đồng tính luyến ái.
Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn, việc từng bị xâm hại tình dục có thể khiến trẻ cảm
thấy khó khăn trong việc tiếp xúc với bạn khác giới, khó vui chơi bình thường như các
bạn cùng trang lứa. Sự tổn thương sẽ trở thành nỗi đau âm ỉ trong tầm hồn các em,
khiến các em trở lên rụt rè, khép kín. Khi có những động chạm thông thường vào cơ
thể, đặc biệt là khi yêu ai đó, các em dễ mang tâm lý căng thẳng, hoảng loạn.
Đến tuổi trưởng thành, trẻ từng bị xâm hại tình dục có thể băn khoăn, trăn trở,
hoài nghi về tình yêu mà mình đang nhận được có thật không hay chỉ là họ cũng lợi
dụng để xâm hại mình. Các em thậm chí sợ sệt chính người yêu của mình, cảm thấy
hoảng loạn, sợ hãi mỗi khi hai người gần gũi. Thậm chí, khi đã kết hôn, người từng bị
xâm hại vẫn mang tâm trạng lo lắng không biết mình có thể có con bình thường được
23
không; sợ chồng và gia đình nhà chồng biết được câu chuyện trong quá khứ của mình,
… [20].
Hậu quả đối với gia đình trẻ bị xâm hại: không chỉ trẻ chịu những ảnh hưởng
nghiêm trọng của việc bị xâm hại tình dục, những người thân trong gia đình, đặc biệt
là cha mẹ trẻ sẽ có cảm giác đau đớn, u buồn, căng thẳng.
Gia đình trẻ bị xâm hại tình dục sẽ bị dư luận xã hội chú ý và đôi khi còn bị coi
thường, khinh miệt. Trong nhiều trường hợp, thậm chí còn ảnh hưởng đến cuộc sống
tương lai của chị em trong gia đình. Thậm chí, bản thân nạn nhân và gia đình phải
chuyển chỗ ở, chuyển đổi nơi làm việc và sống trong tình cảnh ức chế, căng thẳng.
Hậu quả đối với cộng đồng xã hội: xâm hại tình dục trẻ em là hành động trái
pháp luật. Tội phạm xâm hại tình dục trẻ em gây mất an toàn xã hội. Xâm hại tình dục
trẻ em tác động lớn đến đạo đức xã hội, đến luân thường đạo lý, đến truyền thống văn
hóa lâu đời của người Việt Nam. Loại hình tội phạm này cần phải hạn chế và loại bỏ
khỏi xã hội.
1.4 Giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh tiểu học
1.4.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học
1.4.1.1 Đặc điểm về sự phát triển của các quá trình nhận thức
Bước sang giai đoạn tiểu học, hoạt động chủ đạo của trẻ chuyển dần từ hoạt
động vui chơi sang hoạt động học tập, nhận thức của trẻ có những bước phát triển mới.
Trong đó:
Sự phát triển của tri giác
Tri giác của học sinh tiểu học đã có những thay đổi đáng kể so với trẻ mẫu giáo,
chuyển từ tri giác chi tiết sang tri giác tổng hợp. Một dạng tri giác mới với chất lượng
cao hơn tri giác thông thường bắt đầu xuất hiện và phát triển mạnh- đó là quan sát. Các
thao tác trí tuệ ở lứa tuổi này được học sinh thực hiện tốt trên các dữ liệu hình tượng
cụ thể dưới dạng các vật thật hoặc mô hình.
Sự phát triển của chú ý
Nếu như ở trẻ mầm non chú ý có chủ định còn nhiều hạn chế thì ở học sinh tiểu
học chú ý có chủ định đã dần phát triển. Học sinh tiểu học đã có khả năng tập trung
chú ý ở mức độ nhất định với những tài liệu không mấy thú vị. Tuy nhiên, chú ý có
chủ định ở các em vẫn ở mức độ thấp, chú ý không chủ định vẫn chiếm ưu thế, sức tập
24
trung chưa cao, dễ bị phân tán, lơ đãng với những ý nghĩ đâu đâu. Do đó, tài liệu học
tập cho trẻ ở lứa tuổi này cần dễ hiểu, trực quan, sinh động.
Sự phát triển của tư duy
Trong các quá trình phát triển nhận thức của học sinh tiểu học thì sự phát triển
tư duy diễn ra mạnh mẽ nhất. Giai đoạn này tư duy trừu tượng bắt đầu hình thành. Ở
học sinh tiểu học bắt đầu xuất hiện khả năng lý giải logic, sử dụng các thao tác trí tuệ
như cộng trừ nhân chia, phân loại, bảo toàn, xếp hạng,…. Năng lực khái quát hóa và
trừu tượng hóa còn hạn chế, tư duy còn mang nặng tính xúc cảm.
Sự phát triển của trí nhớ
Ở lứa tuổi này, trí nhớ có chủ định phát triển dần. Khả năng ghi nhớ có chủ định
những tài liệu không mấy sinh động, hấp dẫn cũng dần phát triển. Học sinh đã có khả
năng ghi nhớ ý nghĩa và nội dung chính của tài liệu. Tuy nhiên ghi nhớ chủ định vẫn
chiếm vị trí rõ nét. Nhiều học sinh tiểu học vẫn ghi nhớ máy móc bằng cách đọc đi đọc
lại tài liệu nhiều lần. Quá trình ghi nhớ vẫn chịu nhiều ảnh hưởng và bị chi phối nhiều
bởi các yếu tố trực quan.
Sự phát triển của tưởng tượng
Khả năng tưởng tượng của học sinh tiểu học đã có sự chuyển biến cơ bản và
phát triển phong phú. Càng về cuối cấp, khả năng tưởng tượng của trẻ càng gần với
hiện thực hơn, sáng tạo và phát triển cao hơn. Tuy nhiên khả năng tưởng tượng của
học sinh tiểu học còn mang tính trực quan, cụ thể. Các hình ảnh chủ yếu mới dựa vào
tưởng tượng tái tạo, chắp ghép, bắt trước và thay đổi chút ít. Vì vậy, sản phẩm của
tưởng tượng còn nghèo nàn, ít có tổ chức.
1.4.1.2 Những đặc điểm nhân cách nổi bật của học sinh tiểu học
Đời sống tình cảm
- Với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt, gắn nhận thức với hoạt động
của trẻ. Ở lứa tuổi này, các em dễ xúc cảm trước hiện thực và rất dễ hình thành những
tình cảm tốt đẹp. Học sinh tiểu học bị ảnh hưởng nhiều bởi tình cảm; dễ xúc động
mạnh và đã có ấn tượng khá sâu sắc và bền vững.
- Những tình cảm cao cấp đang dần được hình thành. Trong đó, tình cảm gia
đình giữ vai trò khá quan trọng trong đời sống của trẻ. Nhiều trường hợp, chính lòng
yêu thương của cha mẹ đã trở thành động cơ học tập của trẻ tiểu học.
25