Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Báo cáo "Thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và thẩm quyền giám đốc thẩm về hình sự của toà án " doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (68.91 KB, 4 trang )



xây dựng pháp luật
34 - tạp chí luật học

Thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm
và thẩm quyền giám đốc thẩm
về hình sự của tòa án

ThS. Mai Anh *
iám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc
quyết định đ có hiệu lực pháp luật
nhng bị kháng nghị vì phát hiện có
vi phạm pháp luật trong việc xử lí vụ án.
Nh vậy, bản án hoặc quyết định của tòa
án chỉ có thể bị giám đốc thẩm khi có
kháng nghị của ngời có thẩm quyền.
1. Những ngời có thẩm quyền kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đợc
quy định tại Điều 244 Bộ luật tố tụng
hình sự (BLTTHS) bao gồm: Viện trởng,
phó viện trởng Viện kiểm sát nhân dân
tối cao; viện trởng Viện kiểm sát quân
sự trung ơng và viện trởng viện kiểm
sát quân sự cấp quân khu; viện trởng
viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; chánh
án, phó chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; chánh án Tòa án quân sự trung ơng,
chánh án tòa án quân sự cấp quân khu;
chánh án tòa án nhân dân cấp tỉnh.


Trong số những ngời nêu trên, chỉ có
chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện
trởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là
có quyền kháng nghị bản án hoặc quyết
định đ có hiệu lực pháp luật của tòa án
các cấp. Những ngời còn lại chỉ có
quyền kháng nghị những bản án, quyết
định đ có hiệu lực pháp luật của các tòa
án cấp dới.
Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu
sửa đổi BLTTHS, có những ý kiến xung
quanh vấn đề thẩm quyền kháng nghị
theo thủ tục giám đốc thẩm của chánh án
tòa án cấp trên và phó chánh án Tòa án
nhân dân tối cao. Nổi lên là hai quan
điểm cơ bản sau:
Quan điểm thứ nhất, đồng ý nh quy
định hiện hành tại Điều 244 BLTTHS là
chánh án Tòa án nhân dân tối cao có
quyền kháng nghị bản án hoặc quyết định
đ có hiệu lực pháp luật trong đó có cả
quyết định giám đốc thẩm của ủy ban
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội
đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao,
bản án giám đốc của Tòa hình sự Tòa án
nhân dân tối cao và bản án, quyết định
của các tòa án cấp dới. Phó chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, chánh án Tòa án
quân sự trung ơng, chánh án tòa án quân
sự cấp quân khu, tòa án nhân dân cấp tỉnh

có quyền kháng nghị bản án, quyết định
của các tòa án cấp dới.
Những ngời theo quan điểm này cho
rằng quy định nh Điều 244 BLTTHS là
hợp lí vì tòa án cấp trên có quyền giám
đốc việc xét xử của tòa án cấp dới;
chánh án Tòa án nhân dân tối cao, chánh
án Tòa án quân sự trung ơng có nhiệm
vụ bảo đảm thống nhất việc áp dụng pháp
luật của các tòa án trong cả nớc. Hơn
nữa, tòa án là cơ quan quản lí hồ sơ vụ án,
G

* Tòa án quân sự trung ơng


xây dựng pháp luật
tạp chí luật học - 35

thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, trả lời
đơn, th khiếu nại nếu phát hiện có vi
phạm pháp luật trong việc xử lí các vụ án
thì ra ngay bản kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm để khắc phục những sai
sót của bản án đ có hiệu lực pháp luật.
Quan điểm thứ hai cho rằng BLTTHS
nớc ta chỉ nên quy định ngời có thẩm
quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm là viện trởng Viện kiểm sát nhân
dân tối cao, viện trởng Viện kiểm sát

quân sự trung ơng, viện trởng viện
kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và viện kiểm
sát quân sự cấp quân khu. Chúng tôi ủng
hộ quan điểm này vì các lí do:
Thứ nhất, chức năng của tòa án là xét
xử. Với chức năng đó, vị trí của tòa án
trong quá trình xét xử là đứng giữa, nghe
và chấp nhận sự thuyết phục của bên có lí
có tình bằng bản án.
Các bên buộc tội (công tố) và bên gỡ
tội có nhiệm vụ đa ra các chứng cứ, lí lẽ
để bảo vệ quan điểm của mình. Tòa án
chỉ hỏi để làm rõ vấn đề, khi ra bản án,
tòa án phải bảo đảm phán quyết của mình
là đúng, có lí và có tình. Do vậy, việc bảo
vệ quan điểm đánh giá của mình là đúng
thuộc về ngời đ ra bản án đó. Việc
khiếu kiện, thắc mắc bản án, quyết định
của tòa án là quyền tự vệ đơng nhiên
của mỗi bên tranh tụng. Chính vì lẽ đó
mà Điều 246 BLTTHS quy định kháng
nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phải
đợc gửi cho ngời bị kết án và những
ngời có quyền và lợi ích liên quan đến
việc kháng nghị. Quy định nh vậy để
cho những ngời này có điều kiện tự
vệ, tức là có điều kiện để chứng minh
bản án của tòa án là đúng (vì nó có lợi
cho họ). Nếu để cho chánh án tòa án cấp
trên có quyền kháng nghị theo thủ tục

giám đốc thẩm thì vô hình trung đ đặt
tòa án ở vị trí nh một bên tranh tụng
trong tố tụng hình sự.
Thứ hai, cũng xuất phát từ chức năng
của tòa án, giới hạn xét xử đợc quy định
tại Điều 170 BLTTHS là: Chỉ đợc xét
xử những bị cáo và những hành vi theo tội
danh mà viện kiểm sát đ truy tố và tòa
án đ quyết định đa ra xét xử. Mặc dù
là quy định đối với hoạt động xét xử sơ
thẩm nhng ở đây có sự logic về nguyên
tắc tòa án là cơ quan xét xử, theo đó, việc
xét xử chỉ có thể diễn ra khi có quyết
định truy tố của viện kiểm sát chứ tòa án
không phải là cơ quan tìm ra án để mà
xử. Nếu quy định chánh án có quyền
kháng nghị giám đốc thẩm thì có nghĩa là
đ giao cho chánh án làm cái việc thuộc
về nhiệm vụ của viện kiểm sát. Đồng
thời, pháp luật không quy định rõ trách
nhiệm khi để lọt không kháng nghị là
thuộc viện kiểm sát hay tòa án mặc dù
Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân quy
định mục đích của kiểm sát tuân theo
pháp luật trong việc xét xử là nhằm bảo
đảm việc xét xử đúng pháp luật
Thứ ba, chính việc cho phép chánh án
tòa án cấp trên có quyền kháng nghị theo
thủ tục giám đốc thẩm ít nhiều ảnh hởng
tới nguyên tắc "độc lập xét xử" trong hoạt

động của tòa án cấp dới. Vì đây chính là
cơ chế làm cho tòa án cấp dới phụ thuộc
vào tòa án cấp trên, nhất là trờng hợp vụ
án mà bị cáo, đơng sự là ngời mà
chánh án tòa án cấp trên có sự "quan tâm
đặc biệt". Nếu sự quan tâm đặc biệt ấy
không đợc tòa án cấp dới đáp ứng thì
việc kháng nghị rất có thể xảy ra.
Thứ t, để đảm bảo nguyên tắc độc
lập xét xử trong hoạt động của hội đồng
giám đốc thẩm thì càng không nên để
chánh án tòa án cấp trên có quyền kháng


xây dựng pháp luật
36 - tạp chí luật học

nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Bởi vì,
xét trờng hợp chánh án tòa án nhân dân
cấp tỉnh, tòa án quân sự quân quân khu kí
quyết định kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm và sau đó lại chủ tọa phiên họp
của ủy ban thẩm phán xét xử vụ án đó thì
chắc chắn chánh án là ngời đầu tiên và
kiên quyết bảo vệ kháng nghị của mình.
Mặt khác, ủy ban thẩm phán tòa án nhân
dân cấp tỉnh gồm một số thành viên trong
đó có chánh tòa, phó chánh tòa tòa
chuyên trách do chánh án tòa án nhân
dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách

chức. Với cơ chế bổ nhiệm nh vậy,
thành viên ủy ban thẩm phán sẽ không
phản đối kháng nghị của chánh án. Phải
chăng đây là câu trả lời cho câu hỏi tại
sao đa số kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm bị bác thờng là kháng nghị của
viện kiểm sát.
Vậy, nếu không cho chánh án tòa án
cấp trên kháng nghị theo thủ tục giám
đốc thẩm thì ai có quyền và làm thế nào
để kháng nghị những bản án đ có hiệu
lực pháp luật khi phát hiện có sự vi phạm
pháp luật. Theo chúng tôi, khi phát hiện
thấy những sai sót của bản án đ có hiệu
lực pháp luật cần phải kháng nghị thì tòa
án thông báo cho viện kiểm sát cùng cấp
bằng văn bản để viện kiểm sát nghiên cứu
và ra quyết định kháng nghị. Điều này
hoàn toàn logic với quy định về tái thẩm
tại Điều 262 BLTTHS là ngời bị kết án,
cơ quan nhà nớc và mọi công dân có
quyền thông báo cho viện kiểm sát hoặc
tòa án những tình tiết có thể dùng làm
căn cứ kháng nghị tái thẩm. Nhng theo
Điều 263 BLTTHS thì chỉ có viện trởng
viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh trở lên
mới có quyền kháng nghị theo thủ tục tái
thẩm. Do đó, nếu tòa án nhận đợc tin
báo và thấy cần thiết phải kháng nghị
theo thủ tục tái thẩm chắc chắn sẽ báo

cho viện kiểm sát.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi
đề nghị sửa Điều 244 BLTTHS theo
hớng chỉ để cho viện kiểm sát có quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
nh sau:
Điều : Những ngời có quyền
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:
1. Viện trởng viện kiểm sát nhân dân
tối cao có quyền kháng nghị bản án hoặc
quyết định đ có hiệu lực pháp luật của
tòa án các cấp.
2. Viện trởng Viện kiểm sát quân sự
trung ơng, viện trởng viện kiểm sát
nhân dân cấp tỉnh, viện trởng viện kiểm
sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng
nghị bản án hoặc quyết định đ có hiệu
lực pháp luật của tòa án cấp dới.
2. Thẩm quyền giám đốc thẩm đợc
quy định tại Điều 248 BLTTHS theo
nguyên tắc tòa án cấp trên trực tiếp giám
đốc thẩm bản án của tòa án cấp dới nh
sau:
- ủy ban thẩm phán tòa án nhân dân
cấp tỉnh (tòa án quân sự cấp quân khu)
giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định
của tòa án nhân dân cấp huyện (tòa án
quân sự khu vực).
- Tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao,
Tòa án quân sự trung ơng giám đốc

thẩm bản án hoặc quyết định của tòa án
nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân sự cấp
quân khu.
- ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định
đ có hiệu lực pháp luật của các tòa thuộc
Tòa án nhân dân tối cao (tòa phúc thẩm
và tòa hình sự) và của Tòa án quân sự
trung ơng.
- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân


xây dựng pháp luật
tạp chí luật học - 37

dân tối cao giám đốc thẩm quyết định của
ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao bị kháng nghị.
Về nguyên tắc phân định thẩm quyền
giám đốc thẩm cùng những hạn chế của
nó, chúng tôi đồng tình với ý kiến của tác
giả Nguyễn Văn Hiện
(1)
. ở đây, chúng tôi
xin nhấn mạnh một số vấn đề đợc các
nhà khoa học pháp lí bàn luận nhiều.
Thứ nhất là vấn đề có nên quy định
tòa án nhân dân cấp tỉnh và tòa án quân
sự cấp quân khu là cấp giám đốc thẩm
hay không? Theo chúng tôi, nên quy định

tòa án nhân dân cấp tỉnh, tòa án quân sự
cấp quân khu là cấp giám đốc thẩm và
thành phần hội đồng giám đốc thẩm gồm
3 hoặc 5 thẩm phán vì:
Một là, nếu quy định thành phần hội
đồng giám đốc thẩm là ủy ban thẩm phán
thì chắc chắn đa số thành viên ủy ban
thẩm phán sẽ là những ngời không
chuyên về hình sự, bởi lẽ thành viên ủy
ban thẩm phán gồm chánh án, các phó
chánh án, chánh tòa tòa hình sự và các
chánh tòa tòa chuyên trách khác. Hai là,
việc quy định hội đồng giám đốc thẩm
của tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm 3 hoặc
5 thẩm phán tòa chuyên trách cũng giống
nh hội đồng giám đốc thẩm của Tòa
hình sự Tòa án nhân dân tối cao. Thực
tiễn giám đốc thẩm của Tòa hình sự Tòa
án nhân dân tối cao đ khẳng định hội
đồng giám đốc thẩm gồm 3 thẩm phán
chuyên trách là hợp lí.
Thứ hai là vấn đề nên để mấy cấp
giám đốc thẩm ở Tòa án nhân dân tối cao.
Theo quy định của pháp luật hiện hành
thì ở Tòa án nhân dân tối cao có 3 cấp
giám đốc thẩm về hình sự là Tòa hình sự,
ủy ban thẩm phán và Hội đồng thẩm
phán. Đây là vấn đề phức tạp cần nghiên
cứu, tổng kết thực tiễn và tính tới cả yếu
tố kinh tế của vấn đề. Theo chúng tôi, chỉ

cần quy định ở Tòa án nhân dân tối cao
có 2 cấp giám đốc thẩm là Tòa hình sự và
Hội đồng thẩm phán, vì:
- Theo Điều 20 và Điều 22 Luật tổ
chức tòa án nhân dân thì Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan
xét xử cao nhất theo thủ tục giám đốc
thẩm, tái thẩm. ủy ban thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao là tổ chức thờng trực
của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân
tối cao. Do đó, ủy ban thẩm phán Tòa án
nhân dân tối cao không thể có đầy đủ
quyền hạn nh Hội đồng thẩm phán Tòa
án nhân dân tối cao.
- Hiện nay, trong cơ cấu của Hội đồng
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, số
thẩm phán chuyên về hình sự chiếm tỉ lệ
cao hơn trong cơ cấu của ủy ban thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao. Vì ngoài
số thành viên đ là thành viên của ủy ban
thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
(chánh tòa Tòa hình sự, chánh án Tòa án
quân sự trung ơng), Hội đồng thẩm phán
còn có một số thành viên khác nh phó
chánh tòa Tòa hình sự, phó chánh án Tòa
án quân sự trung ơng và một số thẩm
phán Tòa hình sự, Tòa án quân sự trung
ơng là những ngời có kiến thức chuyên
sâu về hình sự. Do đó, chắc chắn chất
lợng nghiên cứu và quyết định của Hội

đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
sẽ hơn ủy ban thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao./.

(1).Xem: Tạp chí TAND, số 3, 1997, tr.1 - 4.

×