Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Câu 3: ( 5 điểm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.14 KB, 4 trang )

TRƯỜNG THPT NAM HẢI LĂNG

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỊCH SỬ 12
(ĐỀ THI ĐỀ NGHỊ)

A/ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm) Phân tích thực chất của phong trào Cần Vương(1885 – 1896)
Câu 2(2điểm): Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hoá như thế nào? Phân
tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội việt nam sau chiến tranh?
Câu 3 (2đ): Qua các nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo Hãy làm rõ nhận đinh: “Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc: nhuần nhuyễn
quan điểm giai cấp, thấm đượn tính dân tộc, độc lập - tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này”
Câu 4(1đ)
Tại sao nói chính quyền Xơ Viết Nghệ Tĩnh là mơ hình chính quyền Của dân, do dân, vì dân ?
B/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 3Đ)
Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng của khoa học- kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay? Tại sao nói cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật này là thời cơ đồng thời là thách
thức đối với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới?
Hết

Ghi chú: Giám thị không được giải thích gì thêm!


TRƯỜNG THPT NAM HẢI LĂNG

HƯỚNG DẪN CHẤM

A/ PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm) Phân tích thực chất của phong trào Cần Vương(1885 – 1896)
- Sau vụ phản công ở kinh thành Huế(5/7/1885), Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi ra Tân
Sở- Quảng Trị, ngày 13/7/1888, ông thay danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, kêu gọi


nhân dân kháng chiến.(0.25đ)
- Phong trào Cần Vương diễn ra trong 2 giai đoạn…(0.25)
- Phân tích thực chất:
Cuối thế kỷ XIX, chế độ phong kiến Việt Nam đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng, mất hết vai trò
lịch sử, phong trào nông dân nổi dạy chống triều Nguyễn rầm rộ  Khơng thể có 1 phong trào giúp
vua- triều Nguyễn được.(0.25đ)
Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, đưa sang đày ở Angiêri(1888), phong trào vẫn tiếp tục nổ ra, dù địa
bàn có hẹp hơn….(0.25đ)
 Thực chất phong trào Cần Vương là một phong trào yêu nước chống Pháp, chứ không
phải là một phong trào nổ dậy giúp vua đánh Pháp để khôi phục lại một triều đại phong kiến.(1đ)
Câu 2(2điểm): Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, xã hội Việt Nam phân hố như thế nào? Phân
tích thái độ chính trị và khả năng cách mạng của các giai cấp trong xã hội việt nam sau chiến tranh?
Trả lời:
- Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, pháp tuy là nước thắng trận nhưng bị tàn phá nặng nề,
nền kinh tế bị kiệt quệ. Để bù đắp những thiệt hại kinh tế to lớn đó và củng cố địa vị của Pháp trong
thế giới tư bản, Pháp tiến hành "Chương trình khai thác lần 2 "ở Đơng Dương. – Đây là hoạt động
khai thác triệt để với quy mô lớn, nhằm vơ vét càng nhiều càng tốt.
- Do ảnh hưởng của cuộc khai thác, kết cấu xa hội Việt Nam có sự phân hố ngày càng sâu
sắc nên thái độ chính trị và khả năg cách mạng của các giai cấp khác nhau.(0.5đ)
*Địa chủ phong kiến:
Là chỗ dựa của đế quốc, câu kết chặt chẽ với đế quốc, chiếm đoạt ruộng đất. đàn áp nơng
dân. Tuy nhiên cũng có một số bộ phận địa chủ nhỏ có tinh thần yêu nước, đã tham gia các phong
trào yêu nước khi có điều kiện.(0.25đ)
*Giai cấp tư sản:
Hình thành sau chiến tranh, phần đông họ la những tiểu chủ đứng trung gian làm thầu khốn,
cung cấp ngun liệu hay đại lí hàng hố cho tư sản pháp. Vừa mới ra đời đã bị tư sản Pháp chèn
ép, kìm hãm nên số lượng ít, thế lực kinh tế yếu, không cạnh tranh đựoc với tư sản pháp , giai cấp
tư sản việt nam phân hố thành 2 bộ phận:
+ Tư sản mại bản có quyền lợi gắn liền với đế
quốc, câu kết chặt chẽ với đế quốc.

+ Tư sản dân tộc, có khuynh hướng kinh
doanh độc lập, ít nhiều có tinh thần dân tộc, dân chủ chống đế quốc, dễ thoả hiệp, có tư tưởng cải
lương khi đế quốc mạnh. (0.25đ)
*Giai cấp tiểu tư sản:
- Gồm người buôn bán, chủ xưởng nhỏ viên chức, trí thức…
Hình thành sau chiến tranh thế giới thứ nhất, họ luôn bị tư sản Pháp chèn ép, bạc đãi nên đời sống
bấp bênh, là một lực lượng quan trọng trong cách mạng dân tộc, dân chủ ở nước ta. (0.25đ)
*Giai cấp nông dân:
Chiếm trên 90% dân số, bị đế quốc phong kiến áp bức bóc lột nặg nề, bị bần cùng hố phá
sản trên quy mơ lớn, một số rời làng đi làm trong các xí nghiệp, hầm mỏ trở thành công nhân. Là
lực lượng hăng hái và đông đảo nhất trong cách mạng.(0.25đ)


* Giai cấp công nhân:
Ra đời trước chiến tranh thế giới thứ nhât, sau chiến tranh thế giới thứ nhất, nên giai cấp công nhân
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Trước chiến tranh tổng số công nhân có khoảng 10 vạn, đến
1929 lên tới 22 vạn, phần lớn tập trung trong các trung tâm kinh tế của Pháp(đồn điển, hâm mỏ như
Hà Nội, sài gòn, Nam Định). Ngồi những đặc điểm chung của giai cấp cơng nhân quốc tế(Đại biểu
cho lực lượng sản xuất tiến bộ nhất của xã hội, điều kiện lao động và sinh sống tập trung) giai cấp
cơng nhân việt nam cũng có những đặc điểm riêng:
+ Bị 3 tầng lớp áp bức bóc lột: đế quốc, phong kiến và tư sản người việt.
+ Có quan hệ gắn bó với giai cấp nơg dân.
+ Kế thừa truyền thống yêu nước, anh hung bất khuất của dân tộc.
+ Sớm tiếp thu phong trào cách mạng thế giới và chủ nghĩa Mác Lênin(0.55đ)
Câu 3 (2đ): Qua các nội dung của Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn
thảo Hãy làm rõ nhận đinh: “Đây là một cương lĩnh cách mạng giải phóng dân tộc: nhuần nhuyễn
quan điểm giai cấp, thấm đượn tính dân tộc, độc lập - tự do là tư tưởng cốt lõi của cương lĩnh này”
- Hội Nghị thành lập ĐCS VN (6.1 – 8.2. 1930) đã thông qua những văn kiện do NAQ
soạn thảo, xác định các vấn đề chiến lược quan trọng của cách mạng Việt Nam (0.5đ)
-Tính chất: 2giai đoạn liên tục: Cách mạng DTDCNDC  cách mạng XHCN

- Nhiệm vụ, mục đích: (0.5đ)
+ Đánh đổ đế quốc (Pháp)  Giành độc lập dân tộc
+ Đánh đổ phong kiến  giành ruộng đất dân cày
- Lực lượng CM: Công – nông là động lực, tranh thủ khả năng cách mạng của các lực lượng XH
khác(0.25đ)
- Lãnh đạo: Công nhân , tiên phong là ĐCS Việt Nam (0.25đ)
- Quan hệ quốc tế: CM VN là bộ phận khăng khít của CM thế giới(0.25đ)
 Điều đó chứng minh nhận đinh trên đúng đắn.(0.25đ)
Câu 4(1đ)
Tại sao nói chính quyền Xơ Viết Nghệ Tĩnh là mơ hình chính quyền Của dân, do dân, vì dân ?
* Xơ Viết Nghệ- Tĩnh là chính quyền của dân, do dân, vì dân vì:
- Chính quyền ra đời từ trong phong trào CM của quần chúng.(0.25đ)
-Chính quyền đem lại nhiều lợi ích cơ bản cho nhân dân: (0.25đ)
+ Chính trị: kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng.
+ Quân sự: Lập các đọi tự vệ vũ trang.
+ Kinh tế: Bãi bỏ các thứ thuế, giảm tơ, xóa nợ, chia lại ruộng đất cho nhân dân.
+ Xã hội: Học chữ quốc ngữ, bài trừ mê tín.(4ý-0.5đ)
- Tuy chỉ tồn tại 4 tháng nhưng XVNT đã tỏ rõ bản chất CM, tính ưu việt và thực sự đem lại quyền
lợi cho nhân dân.
B/ PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI( 3Đ)
Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng của khoa học- kỹ thuật từ sau chiến tranh thế giới
thứ hai đến nay? Tại sao nói cuộc cách mạng khoa học- kỹ thuật này là thời cơ đồng thời là thách
thức đối với tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới?
Thành tựu (1.5 điểm)
a- Trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã thu được những thành tựu hết sức to lớn, đánh dấu
những bước nhảy vọt chưa từng có trong lịch sử ở các ngành tốn học, VLý, hóa học, sinh vật học...
(0.25đ)


b- Sáng tạo những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa to lớn nhất là

sự ra đời của máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, người máy.(0.25đ)
c- Con người tìm ra những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận: năng lượng nguyên
tử, năng lượng nhiệt hạch, năng lượng mặt trời, năng lượng thủy triều..(0,25đ).
d- Sáng chế ra vật liệu mới, trong đó quan trọng có chất Pơlime(0.25)
e- Tạo ra cuộc "CM xanh" trong nơng nghiệp(0.25)
F- Đạt được những tiến bộ thần kỳ trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc..
(0.25).
g- Tạo ra khả năng chinh phục vũ trụ(0.25đ)
Kết luận- Trải qua hơn nữa thế kỷ, cuộc CM khoa học- kỹ thuật lần thứ hai đã thu được
những thành tựu to lớn và kỳ diệu.(0.25đ)
2- Thời cơ và thách thức:
( 1.5 điểm)
a- Thời cơ: Những thành tựu của cuộc CM này đã tạo ra những điều kiện, những cơ hội cho
các dân tộc…(0.5đ)
b- Thách thức:(1đ)
- Sự thách thức gắn liền với thời cơ. Trong bối cảnh hiện nay, đặt ra cho các dân tộc phải có khả
năng tiếp thu, ứng dụng sáng tạo những thành tựu khoa học kỹ thuật, nếu khơng có khả năng sẽ bị
tụt hậu, lệ thuộc vào các nước phát triển và xuất hiện các loại hình bóc lột mới.
- Hứng chịu hậu quả của các nước phát triển, đó là những dây chuyền sản xuất cũ, kĩ thuật
lạc hậu, công nghệ lạc hậu, chất độc hại.
- Tình trạng chảy máu "Chất xám"(khơng những ở ngồi nước mà cả trong nước)
- Con người khai thác thiên nhiên một cách "tàn nhẫn" và xuất hiện vũ khí hủy diệt, nạn ô
nhiểm môi sinh, bệnh tật... ảnh hưởng đến cuộc sống con người.
----------------Hết-------------------



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×