Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Vua Minh Mệnh với việc áp dụng hình phạt " pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.95 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
8 - tạp chí luật học

Vua Minh mệnh với việc
Vua Minh mệnh với việc Vua Minh mệnh với việc
Vua Minh mệnh với việc


áp dụng hình phạt
áp dụng hình phạtáp dụng hình phạt
áp dụng hình phạt

TS. Bùi Xuân Đính *
ừ trớc đến nay, ở nhiều nớc trên
thế giới, trong đó có cả Việt Nam đ
có những ý kiến tranh luận khác nhau
xung quanh việc áp dụng các hình phạt
đối với tội phạm, nhất là vấn đề nên hay
không nên áp dụng hình phạt tử hình đối
với những trờng hợp phạm tội đặc biệt
nguy hiểm và nếu áp dụng thì nh thế
nào.
Tôi không có ý định bàn sâu về vấn
đề đó mà chỉ từ kinh nghiệm lịch sử nớc
nhà, góp thêm đôi chút t liệu để mọi
ngời cùng suy ngẫm. Bài viết này đề cập
những nét lớn về việc vua Minh Mệnh áp
dụng các hình phạt.
Nhiều ngời đ biết, vua Minh Mệnh


(1791- 1840) là một trong số ít các vị vua
chúa giỏi về mặt hành chính và cũng là vị
hoàng đế nổi tiếng nghiêm khắc về việc
áp dụng hình phạt trong lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam. Trong hơn 20 năm
trị vì (1820 - 1840), ngoài việc ban hành
số lợng lớn các văn bản pháp luật, ông
còn chú ý đến hiệu lực thực tế của các
văn bản ấy. Ông đặc biệt quan tâm đến
tình trạng phạm tội của cả quan lại và
thần dân đồng thời chủ trơng dùng hình
phạt nặng, trong đó phải sử dụng hình
phạt tử hình để ngăn chặn tình trạng
phạm tội. Điều ấy thể hiện qua lời dụ vào
tháng giêng năm Tân Mo (1831) khi ông
xử chém viên khố lại ăn bớt của công:
"Thánh nhân xa đặt ra pháp luật là ý
muốn trị tội để mong khỏi phải trị tội
nữa, giết ngời để khỏi giết ngời nữa.
Thế là giết một ngời mà làm muôn ngời
sợ. Nay nếu không theo luật nặng mà trị
tội thì chỉ đợc tiếng suông khoan hồng
mà không đúng với cái đạo sáng hình
phạt mà nghiêm khắc luật, sau này sẽ
phạm pháp nhiều ra thì giết không xuể
nữa"
(1)
.
Phân tích 44 vụ án tiêu biểu diễn ra
trong 20 năm vua Minh Mệnh trị vì đợc

ghi lại trong sách Đại Nam thực lục, tôi
nêu một số nhận xét về tính nghiêm khắc
trong áp dụng hình phạt của vị vua này:
1. Trớc hết, vua Minh Mệnh rất
nghiêm khắc đối với mọi trờng hợp
phạm tội, bất kể là quan đại thần hay dân
thờng. Điều đáng lu ý là trong số quan
lại thì quan triều đình là lực lợng vi
phạm pháp luật đông đảo nên là "đối
tợng" bị ông "quan tâm" xử nhiều nhất.
Tình hình đó đợc thể hiện ở biểu thống
kê 1.
Trong số các quan lại các cấp phạm
luật bị xử lí có 4 thợng th (tơng đơng
với bộ trởng ngày nay), 12 thị lang,
tham tri (tơng đơng với thứ trởng hiện
nay, trong đó có 2 tả tham tri, tơng
đơng với thứ trởng thứ nhất hiện nay),
27 quan đầu tỉnh, trong đó có 6 trấn thủ,
tổng đốc (tơng đơng với chủ tịch
T

* Viện dân tộc học
Trung tâm KHXH & NVQG


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 9
UBND tỉnh hiện nay); ngoài ra còn hàng
loạt quan lại có phẩm hàm từ tam phẩm

xuống đến lục phẩm. Nhiều ngời là quan
lại có nhiều công lao với triều đình nhng
đ "không giữ đợc mình" nên bị xử lí
bằng hình pháp. Nhiều vụ, cả "tập thể" 5-
6 quan to trong triều hoặc 4-5 quan tỉnh
phạm luật đều bị vua đích thân xử lí.

Biểu 1: Tình hình quan lại và thần dân phạm tội bị xử lí dới triều Minh Mệnh qua 44 vụ án
tiêu biểu

TT Đối tợng phạm tội

Số vụ án
có mặt
% so với tổng
số vụ án
Số ngời phạm
tội
(2)

% so với tổng số
ngời phạm tội
1 Quan triều đình 23 52,27 55 36,28
2 Quan tỉnh 19 43,18 39 25,66
3 Quan phủ huyện 5 11,36 9 5,92
4 Lại viên 4 9,09 13 8,55
5 Chánh phó tổng 1 2,27 1 0,65
6 Quan lại về hu 3 3,81 2 1,30
7 Võ quan và lính 8 18,18 10 6,50
8 Dân thờng 6 13,63 18 11,84

9 Thành phần khác 6 13,63 5 3,30
Cộng 152 100%

2. Về mức độ áp dụng hình phạt đối
với các đối tợng phạm tội, vua Minh
Mệnh cũng nổi tiếng là ngời nghiêm
khắc. Không kể một số lớn quan lại bị xử
lí nhẹ với các hình phạt nh phạt bổng,
giáng chức, đánh roi, đánh trợng, phần
lớn quan lại các cấp (và cả một số dân
thờng) phạm tội bị vua Minh Mệnh áp
dụng những hình phạt nặng nh đồ hình,
lu hình, bi chức về làm dân, phát vng
và hiệu lực, tử hình. Trong hình phạt tử
hình, vua Minh Mệnh áp dụng hai hình
thức là trảm (chém) và giảo (thắt cổ cho
chết). Mỗi kiểu hình phạt đó lại có hai
kiểu là quyết và hậu
(3)
. Tình hình đó đợc
thể hiện qua biểu 2.
Từ biểu thống kê 2 cho thấy, số ngời
bị xử bằng các hình phạt nặng chiếm
61,84% (94/152 ngời), trong đó số
ngời bị tội chết lại chiếm đến 38,30%
(36/94 ngời). Trong số này, số ngời bị
trảm quyết chiếm nhiều nhất (17 ngời).
ở đây, xin nêu một số ví dụ điển hình về
việc áp dụng các hình phạt hà khắc nhất
đối với các trờng hợp phạm tội nghiêm

trọng. Trong 17 ngời phải chịu "trảm
quyết" có 1 tả tham tri. Trong 3 án "giảo
quyết" có một tuần phủ (tơng đơng với
chủ tịch UBND tỉnh có số dân ít hiện
nay); trong 9 án "trảm giam hậu" có 1 thị
lang, 2 bố chính (tơng đơng phó chủ
tịch UBND tỉnh) còn trong 7 án "giảo
giam hậu" có 2 thị lang, 1 trấn thủ. Nhiều
vụ, vua Minh Mệnh áp dụng tới 3 án tử
hình một lúc nh vụ một số quan lại trong
Hàn lâm viện (cơ quan văn phòng nhà
vua) vào giữa năm 1832 viết sai chiếu
chỉ, tự ý viết lại tờ chiếu khác rồi lén
đóng dấu ngự bảo (dấu của vua), dẫn đến
6 viên quan to bị tội, trong đó có 1 ngời
bị "trảm giam hậu", 2 thị lang bị "giảo
giam hậu", 2 thị lang bị khổ sai,


nghiên cứu - trao đổi
10 - tạp chí luật học

vĩnh viễn không đợc bổ dụng lại. Hoặc
vụ một số quan lại ở vùng Nam Định vào
đầu năm 1827 hà lạm công quỹ, ức hiếp
dân chúng, có hai quan hàng tỉnh và một
tri phủ bị chém. Vụ các lại viên và ngời
coi kho ở Hải Dơng cân gian thóc của
dân đến nộp có tới 4 ngời bị chém, thắt
cổ.

Trong các án phải xử "trảm quyết" và
"giảo quyết", ngời phạm tội không chỉ
phải chịu chết mà có khi phải phơi thây
một cách thê thảm. Chẳng hạn, vào năm
Kỷ Sửu (1829), ở Nam Định có một số kẻ
phao tin đồn nhảm gây lo sợ trong dân,
lợi dụng tin đồn đó, tên Trần Văn Vũ giả
danh là quan triều đình đi lừa đảo, bị bắt
và bị chém, đầu bị cắm lên cây sào
cao, đem đi bêu ở các chợ lớn trong
Biểu 2: Các hình phạt nặng áp dụng cho các đối tợng phạm tội

Đối tợng Tội đồ

Tội lu

Phát
vãng và
hiệu lực
Bãi
chức
Trảm
quyết

Trảm
giam
hậu
Giảo
quyết
Giảo giam

hậu
Quan trong triều 1 0 23 1 1 3 0 2
Quan tỉnh 2 2 6 1 2 2 1 1
Quan phủ, huyện 1 1 0 0 1 1 0 1
Lại viên 0 0 6 0 5 0 2 0
Võ quan và lính 1 1 5 0 2 1 1 2
Cai tổng 0 0 0 0 1 0 0 0
Quan về hu 0 0 0 1 1 0 0 0
Dân thờng 0 1 2 0 4 2 0 1
Thành phần khác 0 0 3 0 0 0 0 0
Cộng 5 5 45 3 17 9 3 7

vùng, mỗi chợ 3 ngày "để cho những kẻ
phao tin đồn nhảm trông thấy mà sợ, còn
dân ngu không biết cũng bỏ đợc mê
hoặc". Giữa năm Canh Dần (1830), phó
tổng Đặng Văn Mai ở trấn Sơn Nam
Thợng vì hám lợi đ xẻ đê để bắt cá,
nớc lụt tràn về làm vỡ đê, gây ngập lụt
cả một vùng rộng lớn, bị vua ra lệnh
chém ngang lng rồi vất xác xuống dòng
nớc lũ đang chảy xiết. Đầu năm Tân
Mo (1831), Hoàng Hữu Nhẫn là khố lại
(nhân viên của ty Vũ khố ở kinh đô) tham
tang bằng cách làm các thoi bạc không đủ
kích cỡ theo quy định, sau khi bị thắt cổ
cho chết còn bị chặt một tay, treo ở cửa
kho công để răn những kẻ miệt pháp khi
quân, lại bắt quan lại và binh lính ở ty Vũ
khố hàng ngày phải đến cửa kho nhìn lên

bàn tay của kẻ tội phạm cho khiếp sợ để
khỏi phạm pháp nữa. Đầu năm Nhâm
Thìn (1832), Đinh Văn Tăng là ngời coi
kho ở tỉnh Sơn Tây đ dùng thuật xảo trá
để cân gian, ăn bớt khẩu phần của binh
lính, bị vua hạ lệnh chém và bêu đầu, lại
cho chặt một bàn tay đem ớp muối, phơi
khô rồi treo lên cửa kho để quan lại và
binh lính nhìn thấy mà ghê, không phạm
tội nữa. Cũng năm này, tại tỉnh Hải
Dơng, một số lại viên và ngời coi kho
phạm tội cân gian nh trên, bị xử tội bằng
cách hai kẻ chủ mu là Nguyễn Đình
Hiển và Lê Văn Thanh bị chém bêu đầu,
đục mỗi tên một mảnh xơng sọ, phơi
khô rồi treo ở cửa kho để răn đe những


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 11
ngời khác.
3. Vua Minh Mệnh cũng rất công
minh trong việc áp dụng hình phạt đối với
các đối tợng phạm tội dù thuộc thành
phần nào - là quan lại cao cấp và có công
hay dân thờng, thậm chí cả ngời thân
của mình, ông đều căn cứ vào mức độ
phạm tội mà xử. Ông từng tuyên bố với
các quần thần : "Ta từ khi lên ngôi, chỉ
nghĩ giữ phép công bằng, không hề thiên

vị, dù các hoàng tử tớc công hay hầu,
những khi nhàn hạ, họ cũng cha từng
dám thỉnh thác việc t bao giờ". Ông
từng cách chức, giáng chức 4 thợng th,
cả thợng th Bộ hình vì họ thiếu trách
nhiệm hoặc móc ngoặc, gây hậu quả xấu.
Có vị quan là Nguyễn Trữ có học vị tiến
sĩ, làm án sát tỉnh Hng Yên phạm tội đổi
lời cung của tội phạm, gây hậu quả
nghiêm trọng, bị các quan Bộ hình khép
vào tội đồ. Vua Minh Mệnh thấy việc xét
xử của Bộ hình không đủ chứng cứ nên
cho Trữ giảm xuống tội đánh trợng,
cách chức và bắt đi hiệu lực. Một vị quan
khác là Thân Văn Quyền làm thị lang nội
các, là ngời quen của Nguyễn Trữ xin
vua giảm tội cho Trữ với lí do Trữ là tiến
sĩ xuất thân, nhân tài đáng tiếc, vua Minh
Mệnh không những không nghe theo mà
còn truyền dụ tống giam và quở trách
Thân Văn Quyền: "Chẳng lẽ hễ tiến sĩ
phạm tội thì không xét hay sao?" và ông
lệnh cho Bộ hình xét tội "khi quân" của
Quyền. Sau đó Quyền bị trảm giam hậu.
Ngay cả ngời thân của mình phạm tội,
vua Minh Mệnh cũng thẳng thắn trừng
phạt để giữ nghiêm phép nớc. Ông đ
hai lần phạt anh trai và em trai của mình
vì những ngời này ỷ thế là anh, em của
vua mà làm bậy (một lần ông phạt em trai

là Diên Khánh Công Đài một năm bổng
lộc vì tự tiện bắt giam ngời; một lần quở
trách anh trai là Kiến An Công Đài vì
mắc vào tội buôn lậu đờng, thu toàn bộ
số hàng lậu). Đặc biệt, có vụ án nổi tiếng
mà ngày nay, nhiều tờ báo vẫn nhắc đến.
Đó là vụ án do đích thân vua Minh Mệnh
xử con trai mình là hoàng tử Miên Phú
cùng bọn thuộc hạ tổ chức đua ngựa trái
phép gây chết ngời vào cuối năm ất Mùi
(1835). Ông ra lệnh tớc bỏ mũ áo của
Miên Phú, cắt hết lơng bổng, hàng ngày
chỉ đem đến một suất ăn bình thờng,
không đợc dự vào hàng của các hoàng
tử, chỉ đợc gọi tên là Phú, lại giam lỏng
trong nhà để Phú tự sửa lỗi; ngoài ra, ông
còn bắt Phú phải bồi thờng cho ngời bị
chết 200 lạng bạc. Mục đích của việc xử
nghiêm đó theo vua Minh Mệnh là "để
giữ phép công bằng, quyết không có lí
nghị thân, nghị quý
(4)
". Những tên thuộc
hạ của Phú cũng bị xử nặng nh Bùi Văn
Vân là kẻ trực tiếp gây ra cái chết cho
ngời đi đờng do cuộc đua ngựa bị
chém, hai tên khác là đồng phạm bị đày
đi nơi xa, đến nơi còn bị đánh 100 gậy để
răn những kẻ bám vào cửa quyền coi
thờng pháp luật.

Sự công minh và nghiêm khắc trong
áp dụng hình phạt của vua Minh Mệnh
qua việc phân biệt rất rõ tình và lí còn thể
hiện ở chỗ ông không chấp nhận việc
dùng "chữ hiếu" để chịu tội thay. Giáo lí
của Nho giáo coi trọng chữ "hiếu" nên
luật pháp phong kiến cho phép con đợc
chịu tội thay cha và các ông vua vì đề cao
chữ "hiếu" cũng chấp nhận việc chịu tội
thay đó, kể cả trờng hợp ngời cha phạm
tội nghiêm trọng nhng vua Minh Mệnh
lại có cách nhìn khác về quy định này.
Vào năm Mậu Tý (1828), tri phủ phủ


nghiên cứu - trao đổi
12 - tạp chí luật học

Thiên Trờng (Nam Định) là Nguyễn
Thờng phạm tội phải chịu hình phạt
"giảo giam hậu", con của Thờng là
Nguyễn Huyễn xin chịu tội thay cha;
Đặng Đình Dơng là thiêm sự bị tội "đồ"
vì để con là Tuấn làm càn, rồi Tuấn lại
xin chịu tội thay cha. Cả hai trờng hợp,
vua Minh Mệnh đều không cho. Ông dụ
các quan Bộ hình rằng:" Trẫm từ khi lên
ngôi vẫn khen ngợi ngời hiếu hạnh, xử
theo đạo trung chính, phải trái yêu ghét
không thiên lệch. Đời xa đặt ra hình

luật, lấy điều điển thờng làm quý mà tuỳ
nghi, châm chớc cũng là căn cứ theo
nhân tình, ấy là lòng nhân ở ngoài pháp
luật. Theo phép thờng của nhà nớc, có
tội thì xử hình, nếu cứ thuận nghe cho
con chịu tội thay cha thì thiên hạ sẽ bắt
chớc nhau, há chẳng phải tha kẻ có tội
mà phạt ngời vô tội sao? Nếu nghe cho
chết thay thì ra ngời bị giết là con hiếu,
mà kẻ có tội to cực ác lại đợc rộng tha,
thế có phải là đúng ý nghĩa dùng pháp
luật đâu? Vả lại nh thế sẽ khiến bọn giả
dối đợc theo đó mà ra mánh khoé. Cho
nên, luật không có điều thay cha chịu tội,
thực là để nghiêm pháp luật mà dứt
đờng cầu cạnh".
4. Tính nghiêm khắc của vua Minh
Mệnh trong việc áp dụng các hình phạt
của pháp luật còn thể hiện ông là ngời
rất sâu sát. Trong tất cả các vụ án, sau khi
chăm chú nghe lời tâu của quần thần, ông
đều phân tích kĩ lỡng các tình tiết rồi
trực tiếp chỉ đạo quan lại điều tra xét án,
trên cơ sở đó ông mới định ra hình phạt
đúng mức với hành vi của tội phạm.
Nhiều vụ, ông bác bỏ cách xử của Bộ
hình hoặc của các quan có trách nhiệm
khác, làm rõ các tình tiết nghi vấn trong
vụ án. Ví dụ, vào tháng 7 năm Bính Tuất
(1826), ở ty Vũ khố mất một con voi

bằng vàng, các quan trong Ty nghi thủ
phạm là khố lại Trơng Văn Tùng liền
giải Tùng lên Bộ hình xét hỏi. Tùng bị tra
tấn đau nên đành phải nhận và chịu tội.
Nhng rồi có ngời tố cáo kẻ trộm không
phải là Trơng Văn Tùng mà là hai kẻ
khác. Vua sai bọn thợng th Lơng Tiến
Tờng và Hoàng Kim Xán điều tra, xét
hỏi một trong hai tên trộm và lập án. Tên
trộm bị bắt thú nhận hành vi tội lỗi của
mình. Khi án trình lên vua mà vẫn cha
bắt đợc tên trộm còn lại nên bọn Tờng,
Xán vẫn giam giữ Trơng Văn Tùng. Vua
bèn dụ họ rằng: "án này nếu không có
ngời tố cáo thì hoá ra ngời không có
tội bị oan, kẻ chính phạm thì lọt lới. Nay
tên trộm đ thú thực thì Tùng là ngời bị
oan, đáng nên rửa ngay, sao lại có thể
một tên tội phạm cha bắt đợc mà có lời
lẽ nghi ngờ?". Sau đó rồi vua lệnh cho
đình thần bàn lại. Viên quan đầu tiên
nghi cho Trơng Văn Tùng ăn trộm voi
vàng bị giáng chức, hai thợng th Lơng
Tiến Tờng và Hoàng Kim Xán bị phạt
bổng lộc một năm, ngoài ra, Bộ hình và
ty Vũ khố phải bồi thờng cho Trơng
Văn Tùng 10 lạng bạc vì bắt và xử oan.
Vụ án tiêu biểu khác là vào cuối năm
1835, đầu năm 1836, hai viên quan đầu
tỉnh của tỉnh Ninh Bình là bố chính kiêm

tuần phủ Lê Nguyên Hy và án sát Nguyễn
Bá Thản vì mâu thuẫn dẫn đến nói xấu rồi
xô xát với nhau, trong đó, Nguyên Hy
đa lính đến dinh án sát dọa chém Bá
Thản. Việc đợc tâu lên, vua Minh Mệnh
sai bắt trói cả hai ngời và cử hai quan
mới đến thay là quyền tuần phủ Nguyễn
Văn và án sát Vũ Danh Thạc điều tra và
nghị án. Bọn Văn, Thạc đề nghị khép bọn


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 13
Lê Nguyên Hy và Nguyễn Bá Thản cùng
bị tội đánh trợng và đồ. Nhng vua
Minh Mệnh đ không y theo. Ông phân
tích kĩ tội của từng ngời rồi định án: Lê
Nguyên Hy bị trảm giam hậu, Nguyễn Bá
Thản bị đi đày đồng thời bọn Nguyễn
Văn và Vũ Danh Thạc bị giáng xuống
hàm thấp nhất vì tội lạo thảo, khinh xuất
trong định án.
Vua Minh Mệnh cũng rất "nhạy cảm"
với các "khuyết tật" của quan lại, ông
luôn "cảnh giác" với những lời tâu có ý
đồ cá nhân của họ. Đ có 4 vị quan (hai
quan đầu tỉnh, hai quan triều đình) bị ông
tống giam vì có những lời tâu vụ lợi.
Qua một vài ví dụ nêu trên có thể thấy
vua Minh Mệnh là ngời chủ trơng dùng

hình phạt nặng để "trị tội răn ngời",
trong đó, ông không ngần ngại áp dụng
án tử hình với các mức độ khác nhau đối
với những trờng hợp phạm tộị nghiêm
trọng, gây hậu quả xấu cho x hội. Những
hình phạt đó rất nặng nề, có phần tàn
khốc và d man nhng xét trong bối cảnh
"liều luật" và "nhờn luật" tơng đối phổ
biến trong đội ngũ quan lại các cấp và
tình trạng "mù luật" của dân chúng thì
việc áp dụng các hình phạt nặng đó là
điều cần thiết, không chỉ nhằm loại bỏ
những phần tử nguy hiểm, những kẻ "mọt
dân" ra khỏi đời sống x hội mà còn có
tác dụng giáo dục, răn đe rất hữu hiệu,
ngăn chặn phạm tội và tái phạm. Điều
này đợc vua Minh Mệnh khẳng định
trong lời dụ Thợng th Bộ hình Hoàng
Kim Xán vào tháng 10 năm Canh Dần
(1830): "Hình phạt là để răn kẻ ác thành
ngời, không bao giờ bỏ đợc. Trẫm từ
khi lên ngôi thờng tuyên bố lệnh ân xá,
nhng những kẻ đại ác, đại nghịch thì
không đợc dự, vì tha kẻ có tội thì hại cho
lơng dân, không thể mua cái tiếng
thơng mà bỏ cái nghĩa xử đoán rõ ràng
đợc". Ông còn tuyên bố: "Dùng hình
phạt để mong đi đến không phải dùng
hình phạt nữa".
Tóm lại, từ thực tế tình hình phạm tội

của quan lại và thần dân, vua Minh Mệnh
chủ trơng dùng hình phạt nặng để vừa
trừng trị vừa răn đe giáo dục, ngăn chặn
phạm tội và tái phạm. Vua Minh Mệnh là
ngời tiêu biểu nhất cho "trờng phái
pháp trị" trong các ông vua, chúa giàu t
tởng pháp trị ở nớc ta thời phong kiến./.

(1). Tất cả các lời dẫn của Vua Minh Mệnh (in
nghiêng trong ngoặc kép) cùng các vụ án nêu trong
bài viết đợc dẫn từ sách Đại Nam thực lục, từ tập V
đến tập XXIV, do các Nhà xuất bản Khoa học và
Khoa học x hội ấn hành từ năm 1964 đến 1970. Do
khuôn khổ của bài báo, chúng tôi không trích tờng
tận xuất xứ từng tập sách của các vụ án, các lời dụ.
Xin bảo đảm độ tin cậy của các t liệu đợc trích dẫn.
(2). ở đây, chúng tôi chỉ thống kê đợc số ngời là
những "nhân vật trung tâm" của các vụ án, ngoài ra
còn một số ngời trong một số vụ án không thống kê
đợc chính xác do cách ghi chép của ngời viết sử.
(3). Đồ hình (tội đồ): Bắt đi làm lao dịch với nhiều
hình thức. Lu hình: Đi đày ở nơi xa. Phát vng và
hiệu lực: Đày đến một nơi và bắt làm các lao dịch để
lập công chuộc tội. Tất cả các phạm nhân trớc khi
nhận hình án phạt này đều bị cách giáng chức, có thể
bị đánh thêm roi hoặc trợng tùy theo tội nặng nhẹ.
Trảm quyết: Chém ngay, không cần xét lại. Trảm
giam hậu: Bị tội chém nhng còn giam lại, đợi đến án
thu thẩm (xét lại án vào mua thu hàng năm) có thể y
án hoặc đợc tha, giảm tội. Cũng vậy, đối với hình

phạt giảo (thắt cổ), có giảo quyết và giảo giam hậu.
(4). Nghị thân là những ngời thân thích của vua,
nghị quý là ngời có công với vua. Cả hai loại ngời
này có quyền đợc chuộc tội hay xin giảm tội khi
phạm pháp.

×