Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Báo cáo "Hiện tượng chuyển giá của các công ti đa quốc gia và việc sử dụng pháp luật để chống chuyển giá " potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.71 KB, 6 trang )



nghiên cứu - trao đổi
30 - Tạp chí luật học


HIệN TƯợNG CHUYểN GIá CủA CáC CÔNG Ti
ĐA QUốC GIA Và VIệC Sử DụNG PHáP LUậT Để
CHốNG CHUYểN GIá

ThS. Bùi Thi Bích Liên *
rong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu
hoá, sự phát triển mạnh mẽ của các
công ti đa quốc gia (CTĐQG) đ làm
nảy sinh nhiều hiện tợng kinh tế phức
tạp. Điều đó đòi hỏi các chính phủ phải
có cơ chế hữu hiệu để quản lí những hoạt
động vợt khỏi biên giới của quốc gia.
Trong số các hoạt động đó, chuyển giá

đợc CTĐQG sử dụng thờng xuyên và
phổ biến nhằm giảm thiểu số thuế phải
nộp. ở Việt Nam, hiện tợng chuyển giá
và việc sử dụng pháp luật để kiểm soát
hoạt động chuyển giá vẫn là vấn đề tơng
đối mới và đang thu hút sự quan tâm của
nhiều ngời. Bài viết này xin đợc giới
thiệu cùng bạn đọc một số vấn đề cơ bản
về chuyển giá và sự điều chỉnh của pháp
luật đối với chuyển giá.
1. Khái niệm chuyển giá


Khái niệm chuyển giá gắn liền với sự
ra đời và hoạt động của các CTĐQG. Vì
vậy, để hiểu rõ khái niệm này, trớc hết
chúng ta phải tìm hiểu cấu trúc cơ bản
của CTĐQG và khái niệm định giá
chuyển giao.
Trớc tiên, CTĐQG đợc thành lập
tại quốc gia nhất định và công ti này đợc
gọi là công ti mẹ. Sau đó, công ti mẹ có
thể thành lập các công ti con của mình
hoặc các chi nhánh ở nhiều quốc gia khác
trên thế giới. Giữa công ti mẹ và các công
ti con hoặc giữa các công ti con với nhau
có mối liên kết nội bộ nhằm thực hiện
chiến lợc kinh doanh của cả tập đoàn.
Các công ti này đợc gọi là các công ti có
quan hệ liên kết với nhau hay công ti liên
kết.
Định giá chuyển giao là nghiệp vụ do
các công ti liên kết thực hiện nhằm xác
lập mức giá mua hoặc giá bán hàng hoá,
dịch vụ trong nội bộ tập đoàn
(1)
. Mức giá
hình thành gọi là giá chuyển giao. Khi
giá chuyển giao trong nội bộ cao hơn
hoặc thấp hơn giá thị trờng thì xảy ra
hiện tợng chuyển giá. Dới giác độ
thuế, chuyển giá là hành vi nhằm chuyển
thu nhập chịu thuế từ công ti con của

CTĐQG nằm ở quốc gia có mức thuế cao
sang công ti liên kết khác cũng thuộc
CTĐQG đó nhng đợc thành lập ở quốc
gia có mức thuế thấp nhằm làm giảm số
thuế phải nộp của cả tập đoàn
(2)
.
Ví dụ: Công ti P sản xuất hàng hoá tại
nớc A (nơi có thuế suất thuế thu nhập
công ti là 40%), sau đó bán những hàng
hoá này cho công ti F là công ti liên kết
của mình tại nớc B (nơi có thuế suất
thuế thu nhập công ti là 20%). Giả sử
mức giá trung bình của hàng hoá này tại
thị trờng A là 100 nhng công ti P chỉ
định giá bán của mình là 80. Với mức giá
thấp này, công ti P không thu đợc hoặc
T

* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 31

thu đợc rất ít lợi nhuận. Do đó, công ti P
không phải nộp hoặc nộp rất ít thuế thu
nhập công ti tại nớc A. Lợi nhuận của
công ti F tại nớc B có thể sẽ tăng lên (vì

chi phí đầu vào giảm do mua đợc hàng
rẻ) nhng khi đó số thuế thu nhập công ti
mà công ti F phải nộp (với mức thuế suất
20%) vẫn thấp hơn số thuế mà lẽ ra công
ti P phải nộp tại nớc A với mức thuế
suất 40% (khi xác định đúng giá thị
trờng là 100). Kết quả cuối cùng là tổng
số thuế mà CTĐQG này phải nộp tại hai
nớc A và B sẽ giảm đi.
Ngợc lại, nếu công ti F sản xuất
hàng hoá và bán cho công ti P thì công ti
F sẽ xác định mức giá cao hơn giá thị
trờng (giả sử là 120). Kết quả vẫn là
công ti F có lợi nhuận chịu thuế nhiều
hơn, công ti P có lợi nhuận chịu thuế ít
hơn trên thực tế và tổng số thuế phải nộp
tại hai nớc sẽ giảm nh trong trờng hợp
trên.
2. Pháp luật quốc tế về chống
chuyển giá
Hầu hết các quốc gia đều sử dụng
pháp luật để kiểm soát hoạt động chuyển
giá trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế đ đợc
công nhận rộng ri. Pháp luật về chống
chuyển giá thờng ghi nhận nguyên lí giá
thị trờng và các phơng pháp để thực
hiện nguyên lí này.
2.1.Nguyên lí giá thị trờng
Sử dụng giá thị trờng để xác định giá
chuyển giao trong các giao dịch liên kết

là nguyên lí cơ bản đợc luật pháp quốc
tế công nhận. Phơng pháp này đ đợc
đề cập trong hiệp định mẫu về tránh đánh
thuế hai lần của Tổ chức hợp tác kinh tế
và phát triển (OECD) và sau đó đợc hầu
hết các quốc gia trên thế giới sử dụng.
Hoa Kì đợc coi là nớc có hệ thống
pháp luật về chống chuyển giá phát
triển nhất
(3)
.
Theo nguyên lí này, mức giá giao
dịch đợc coi là thích hợp khi nó đợc
định giá theo tiêu chuẩn thị trờng.
Ngời nộp thuế phải xác định mức giá
giao dịch với những ngời có quan hệ
liên kết với mình sao cho số lợi nhuận mà
ngời đó thu đợc từ giao dịch này (lợi
nhuận kê khai để tính thuế) giống với số
lợi nhuận có đợc trong giao dịch tơng
tự với những ngời không có liên quan
(4)
.
Minh họa tốt nhất cho nguyên lí giá
thị trờng có thể tìm thấy tại Điều 482 Bộ
luật doanh thu nội bộ của Hoa Kì. Theo
điều luật này, nhân viên thuế có quyền ấn
định mức lợi nhuận hoặc các khoản chi
phí của những tổ chức, công ti có quan hệ
liên kết nếu nhận thấy mức lợi nhuận, chi

phí đó chắc chắn phản ánh đúng thực
trạng kinh doanh của họ hoặc mức mà
các công ti liên kết kê khai là không phù
hợp nhằm tránh thuế. Những tiêu chuẩn,
phơng pháp tính toán để xác định mức
độ hợp lí của lợi nhuận, chi phí đợc quy
định cụ thể và chi tiết.
Luật thuế thu nhập và thuế công ti
năm 1988 của Vơng quốc Anh cũng có
những quy định tơng tự. Điều 770 của
Luật này cho phép cơ quan thuế đợc
quyền xem xét lại và điều chỉnh giá của
các giao dịch giữa những công ti, tổ chức
có quan hệ liên kết.
Để thực hiện nguyên lí giá thị trờng,
luật pháp quốc tế cũng nh luật pháp của
các quốc gia quy định nhiều biện pháp
khác nhau. Phần tiếp theo sẽ giới thiệu ba
phơng pháp đợc áp dụng phổ biến
nhất
(5)
.
2.2. Các phơng pháp đợc sử dụng
để xác định giá thị trờng
(6)

+ Phơng pháp giá tự do có thể so
sánh đợc. Theo phơng pháp giá tự do
có thể so sánh đợc, giá thị trờng đợc
xác định bằng cách so sánh giá bán của



nghiên cứu - trao đổi
32 - Tạp chí luật học

các công ti liên kết với giá bán (sản phẩm
cùng loại và trong cùng hoàn cảnh) của
các công ti không có quan hệ liên kết.
Phơng pháp này đợc sử dụng trong
trờng hợp những giao dịch có thể so
sánh đợc nh vậy tồn tại trên thị trờng
và đối với những loại hàng hoá mà chất
lợng của chúng không phụ thuộc nhiều
vào nhn hiệu. Thực tế này thờng đợc
sử dụng để xác định giá bán các mặt hàng
nh dầu, sắt thép, bột mì
Ví dụ: Công ti P đợc thành lập ở
nớc X để sản xuất ghế gỗ. Chi phí cho
đơn vị sản phẩm hoàn thành là 30. Công
ti P bán cho những ngời phân phối sản
phẩm không có quan hệ liên kết ở nớc Y
với giá 41. Đồng thời, công ti P cũng bán
chính những sản phẩm ghế gỗ đó cho
công ti S là công ti liên kết của mình ở
nớc Y. Sau đó công ti S bán lại sản
phẩm tới những ngời tiêu dùng không có
quan hệ liên kết với giá 70. Nếu các điều
kiện bán hàng là nh nhau thì giá bán
hàng của công ti P cho công ti S sẽ đợc
xác định là 41. Nh vậy, công ti P sẽ thu

đợc khoản lợi nhuận là:
41 - 30 = 11
Công ti S thu đợc khoản lợi nhuận
là:
70 - 41 = 29
+ Phơng pháp giá bán lại. Phơng
pháp giá bán lại xác định giá thị trờng
cho việc bán sản phẩm giữa các công ti
liên kết bằng cách lấy mức giá bán sản
phẩm cùng loại cho những công ti không
có quan hệ liên kết trừ đi tỉ lệ nhất định
trên giá bán.
Nếu công ti P trong ví dụ trên không
bán sản phẩm của mình cho những ngời
phân phối sản phẩm không có quan hệ
liên kết ở nớc Y thì chúng ta sẽ không
có cơ sở để áp dụng phơng pháp giá tự
do có thể so sánh đợc. Nếu công ti S chỉ
thực hiện nghiệp vụ là bán lại ghế gỗ tại
thị trờng Y thì phơng pháp giá bán lại
sẽ là giải pháp thích hợp.
Giả sử tỉ lệ hoa hồng thông thờng
(giữa những ngời không có quan hệ liên
kết) mà ngời phân phối sản phẩm ghế gỗ
nhập khẩu trên thị trờng nớc Y đợc
hởng là 20% giá bán thì tỉ lệ này có thể
đợc sử dụng để tính toán giá bán của
công ti P cho công ti S. Nếu giá bán cuối
cùng của công ti S vẫn là 70 thì giá bán
của công ti P cho công ti S sẽ đợc ấn

định là:
70 - (20% ì 70) = 56
Nh vậy, công ti P sẽ thu đợc lợi
nhuận là:
56 - 30 = 26
Công ti S thu đợc lợi nhuận là:
70 - 56 = 14
+ Phơng pháp chi phí cộng thêm.
Với phơng pháp này, giá thị trờng đợc
xác định trên cơ sở cộng thêm khoản
nâng giá thích hợp vào chi phí sản xuất.
Các chi phí cộng thêm có thể bao gồm:
Chi phí giao hàng trong kì, chi phí quản lí
chung trong kì. Phơng pháp chi phí cộng
thêm thích hợp để định giá cho trờng
hợp sản xuất theo hợp đồng gia công, chế
biến sản phẩm giữa các công ti liên kết.
Công ti sẽ bán các sản phẩm cha hoàn
thiện cho công ti liên kết của mình, công
ti này tiếp tục hoàn thiện sản phẩm, sau
đó đem bán ra thị trờng cho những
ngời tiêu thụ không có quan hệ liên kết.

Giả sử công ti P trong ví dụ trên bán
ghế gỗ cha hoàn thiện cho công ti S.
Công ti S tiếp tục hoàn thành sản phẩm,
sau đó bán ra trên thị trờng Y và giả sử
rằng lợi nhuận bình quân mà ngành sản
xuất ghế gỗ thu đợc là 25% của chi phí
sản xuất. Theo sổ sách kế toán, chi phí

của công ti P cho một ghế gỗ cha hoàn


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 33

thiện (để bán cho công ti S) là 20. Khi đó,
giá bán sản phẩm của công ti P cho công
ti S sẽ đợc xác định là:
20 ì125% = 25
3. Hoạt động chuyển giá của các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài
tại Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng của các
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài
sau khi Luật đầu t nớc ngoài ở Việt
Nam (LĐTNN) đợc ban hành đ đóng
góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế đất
nớc trong hơn một thập kỉ qua. Tuy
nhiên, việc thực hiện LĐTNN hiện nay
đang gặp hai trở ngại lớn là xu hớng đầu
t giảm mạnh và số các doanh nghiệp có
vốn đầu t nớc ngoài khai lỗ càng nhiều.
Chỉ riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, tỉ lệ
doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài
khai lỗ lên đến 70%-80% trong hai năm
gần đây
(7)
. Theo các chuyên gia, hiện
tợng lỗ của doanh nghiệp có vốn đầu t

nớc ngoài có thể do yếu kém trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nhng cũng rất
có thể là hậu quả của hoạt động chuyển
giá.
Các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài thờng tìm cách kê khai tăng giá
đối với các chi phí đầu vào nh tài sản
góp vốn, chi phí nguyên, vật liệu, chi phí
khấu hao tài sản cố định, chi phí quảng
cáo, tiếp thị Đồng thời, đối với các yếu
tố đầu ra, một số doanh nghiệp lại kê
khai giá bán thấp hơn thực tế để giảm
doanh thu, lợi nhuận. Thủ thuật chuyển
giá đ giúp doanh nghiệp có vốn đầu t
nớc ngoài giảm thiểu đợc số thuế phải
nộp, gây thất thu cho ngân sách nhà nớc
Việt Nam đồng thời tạo nên u thế cạnh
tranh so với các doanh nghiệp trong nớc,
gây những xáo trộn nhất định cho nền
kinh tế nớc ta. Những tác động tiêu cực
này của chuyển giá đòi hỏi pháp luật phải
có sự điều chỉnh thích hợp
(8)
.
4. Pháp luật Việt Nam về chống
chuyển giá
4.1. Thực trạng pháp luật về chống
chuyển giá
Nh đ đề cập ở phần trên, luật thuế
của quốc gia (đặc biệt là thuế thu nhập

công ti) bao giờ cũng bao gồm những quy
định về chống chuyển giá. Tuy nhiên, ở
Việt Nam, Luật thuế lợi tức, sau này là
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cha có
quy định nào về vấn đề này.
Quy định chống chuyển giá đợc thể
hiện trong văn bản dới luật là Thông t
số 74/TCT hớng dẫn thực hiện quy định
về thuế đối với các hình thức đầu t theo
Luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam do
Bộ tài chính ban hành ngày 20/10/1997
(Thông t 74). Thông t 74 sau đó đợc
thay thế bởi Thông t số 89/1999/TT-
BTC do Bộ tài chính ban hành ngày
16/7/1999 (Thông t 89). Tuy nhiên,
những quy định về chống chuyển giá
trong hai thông t này không có gì thay
đổi.
Theo quy định của Thông t 89 thì cơ
sở để xác định chuyển giá là các hợp
đồng mua bán không theo giá thị trờng.
Hợp đồng mua bán không theo giá thị
trờng đợc hiểu là các hợp đồng giao
dịch, mua bán bị ảnh hởng bởi các quan
hệ thơng mại không bình thờng nh
giao dịch giữa các doanh nghiệp liên kết.
Các doanh nghiệp đợc coi là liên kết
khi doanh nghiệp tham gia trực tiếp hoặc
gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát
hoặc góp vốn pháp định hai doanh nghiệp

cùng chịu sự điều hành, kiểm soát trực
tiếp hay gián tiếp của doanh nghiệp khác
hoặc hai doanh nghiệp cùng có doanh
nghiệp khác tham gia góp vốn. Có thể
nhận thấy là khái niệm này còn rất chung
chung, việc xác định thế nào là tham gia


nghiên cứu - trao đổi
34 - Tạp chí luật học

gián tiếp cha đợc quy định cụ thể. Do
đó, chúng ta còn thiếu cơ sở rõ ràng, chi
tiết cho việc xác định các hành vi chuyển
giá.
Trên cơ sở thông lệ quốc tế, Thông t
89 quy định ba biện pháp chống chuyển
giá sau đây:
+ Biện pháp so sánh giá thị trờng
Cơ quan thuế có thể sử dụng giá sản
phẩm hàng hoá, dịch vụ trên thị trờng để
ấn định cho sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ
trao đổi trong nội bộ các doanh nghiệp
liên kết với điều kiện không có sự khác
nhau giữa hai nghiệp vụ kinh doanh đợc
so sánh ảnh hởng đến giá giao dịch hoặc
nếu có sự khác nhau trong việc so sánh
hai nghiệp vụ kinh doanh thì có thể sử
dụng các biện pháp tính toán để loại trừ
các nhân tố ảnh hởng đến giá giao dịch.

Về nguyên tắc, biện pháp này giống
với phơng pháp giá tự do có thể so sánh
đợc. Tuy nhiên, các quy định còn rất
chung chung. Trong thực tế, khả năng tồn
tại hai nghiệp vụ kinh doanh hoàn toàn
giống nhau theo trờng hợp thứ nhất để
so sánh là rất hiếm. Trờng hợp thứ hai
xảy ra nhiều hơn nhng nội dung quan
trọng nhất là các biện pháp tính toán để
loại trừ nhân tố ảnh hởng đến giá giao
dịch cha đợc định nghĩa cụ thể. Thông
t 89 chỉ đa ra ví dụ đơn giản để so sánh
giá thị trờng cho giao dịch liên kết. Do
đó, việc áp dụng những quy định này
trong thực tế rất khó khăn đặc biệt là khi
các cán bộ thuế Việt Nam cha đợc đào
tạo cơ bản để có thể nhận diện những
nghiệp vụ chuyển giá vốn rất tinh vi của
các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài.
+ Biện pháp sử dụng giá bán ra để xác
định giá mua vào
Trờng hợp đơn vị thơng nghiệp có
nguồn hàng hoá mua vào do xí nghiệp
liên kết ở nớc ngoài cung cấp và không
thể xác định đợc giá mua thực tế trên thị
trờng thì cơ quan thuế có thể sử dụng
giá bán ra của đơn vị thơng nghiệp để
xác định giá mua vào theo công thức:
Giá mua vào = Giá bán ra cho XN độc lập

(trừ thuế nhập khẩu nếu có) - [giá bán cho XN
độc lập (trừ thuế nhập khẩu, nếu có) ì tỉ lệ li
gộp bình quân ngành thơng nghiệp]
Về nguyên lí, biện pháp này giống với
phơng pháp giá bán lại. Vấn đề cơ bản
là phải xác định đợc chính xác tỉ lệ li
gộp bình quân ngành thơng nghiệp. Tuy
nhiên, việc áp dụng công thức tính tỉ lệ
li gộp bình quân theo Thông t 89 cũng
không phải là vấn đề đơn giản và mang
tính khả thi cao vì số liệu để tính toán là
dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh của
doanh nghiệp.
+ Biện pháp sử dụng giá thành toàn
bộ để xác định thu nhập chịu thuế
Nếu có đơn vị sản xuất, chế biến bán
thành phẩm và giao toàn bộ cho xí nghiệp
liên kết, không có sản phẩm bán ra trên
thị trờng để xác định giá so sánh thì cơ
quan thuế có thể căn cứ vào sổ sách kế
toán hạch toán chi phí của đơn vị để xác
định thu nhập của đơn vị đó theo công
thức:
Thu nhập ấn định = Tổng giá thành toàn bộ
sản phẩm ì Tỉ lệ thu nhập ròng bình quân ngành
sản xuất
Giống nh hai trờng hợp trên, Thông
t 89 mới chỉ dừng lại ở việc đa ra
những quy định mang tính nguyên tắc
cho biện pháp này mà thiếu những hớng

dẫn cụ thể cho việc thực thi. Do đó, việc
áp dụng nó trong thực tế cũng gặp nhiều
khó khăn.
4.2. Hớng tới sự điều chỉnh hiệu quả
của pháp luật chống chuyển giá
Nh đ phân tích ở trên, thực trạng
hoạt động chuyển giá của các doanh
nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đòi hỏi


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 35

phải có sự điều chỉnh phù hợp của pháp
luật. Nhiều ý kiến trao đổi xung quanh
vấn đề này mang tính trái ngợc nhau.
Theo một số nhà kinh doanh, trớc
mắt Việt Nam nên hon việc áp dụng
pháp luật chống chuyển giá cho đến khi
hệ thống thuế mới, đặc biệt là thuế giá trị
gia tăng đợc ổn định. Việc áp dụng các
quy định chống chuyển giá sẽ làm tăng
thêm chi phí cho các CTĐQG, do đó có
thể không khuyến khích đầu t nớc
ngoài vào Việt Nam
(9)
. ý kiến này có lẽ
là không hợp lí vì đối với mọi quốc gia
thì việc kiểm soát, hạn chế những tác
động tiêu cực của hoạt động chuyển giá

luôn luôn là cần thiết trong mọi trờng
hợp. Hơn nữa, hon áp dụng chống
chuyển giá cha hẳn đ là sự bảo đảm
cho việc cải thiện môi trờng đầu t ở
Việt Nam.
Một số chuyên gia khác cho rằng
những quy định của Thông t 89 đến nay
không còn phù hợp nữa và chúng ta cần
thay đổi nó bằng cách áp dụng các
phơng pháp chống chuyển giá theo mô
hình của luật Hoa Kì và luật mẫu của
OECD
(10)
. Tuy nhiên, theo chúng tôi, việc
áp dụng các mô hình này tại Việt Nam ở
thời điểm hiện tại là không mang tính khả
thi. Mặc dù các mô hình đó rất u việt
nhng chúng đợc xây dựng là để áp
dụng ở những nớc có nền kinh tế thị
trờng đ phát triển, nơi điều kiện kĩ
thuật cũng nh đội ngũ cán bộ chuyên
môn có đủ năng lực để thực thi pháp luật.
Việc chúng ta nên làm trong thời gian
trớc mắt có lẽ là sửa đổi các biện pháp
chống chuyển giá trong Thông t 89 theo
hớng cụ thể và rõ ràng hơn. Định giá
không phải là môn khoa học chính xác
nên việc tuân thủ chỉ có thể thực hiện
đợc khi các quy tắc đợc quy định chi
tiết và nhất quán. Tuy nhiên, các quy tắc

cũng phải đảm bảo độ linh hoạt cần thiết
để tiện việc phán đoán, nhận định trong
vô số các tình huống mà ngời đóng thuế
phải xử lí
(11)
. Bên cạnh đó, việc gấp rút
đào tạo đội ngũ cán bộ thuế có kinh
nghiệm và năng lực trong giám sát hoạt
động của các CTĐQG cũng là yếu tố vô
cùng quan trọng góp phần vào sự thành
công của việc chống chuyển giá.
Pháp luật về chống chuyển giá cần
phải đợc hoàn thiện nh thế nào đòi hỏi
sự tiếp tục đóng góp, trao đổi ý kiến của
các chuyên gia và những ngời quan tâm.


(1).Xem: Arnol, J.B & McIntyre, J.M, (1995),
International Tax Primer, (Kluwer Law International,
The Netherland), tr. 53.
(2).Xem: Picciotto, S., (1992), International Business
Taxation, (Weidenfeld & Nicolson, London), tr. 171.
(3).Xem: Muchlinski, P.T., (1995), Multinational
Enterprises and the Law, (Blackwell Publisher,
London), tr. 284.
(4).Xem: Arnol, J.B & McIntyre, J.M, Sđd, tr. 57.
(5). Các biện pháp mô tả trong phần này đợc sử dụng
để xác định giá thị trờng của tài sản hữu hình.
(6).Xem: Arnol, J.B & McIntyre, J.M, Sđd, tr. 57 -
61.

(7).Cảnh báo những tác hại nguy hiểm về việc
chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc
ngoài tại Việt Nam, Tạp chí tài chính, số 11-1999,
tr.4.
(8).Xem: Nguyễn Ngọc Thanh - Hiện tợng chuyển
giá của các công ti đa quốc gia: Tác động tiêu cực và
giải pháp khắc phục, Tạp chí tài chính, số 11-1999,
tr. 19.
(9).Xem: Steven Ng, "ý kiến", Tạp chí tài Chính, số
11-1999, tr. 5.
(10).Xem: Nguyễn Thị Liên Hoa - "Đề xuất một số
phơng pháp chống chuyển giá trong các doanh
nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam", Tạp chí tài
chính, số 11-1999, tr. 22 - 24.
(11).Xem: Nigel Russell, "ý kiến", Tạp chí tài chính,
số 11-1999, tr. 6.

×