Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Báo cáo "Vấn đề quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật Hình sự" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.79 KB, 5 trang )



nghiên cứu - trao đổi
30 - Tạp chí luật học

Vấn đề Quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của Bộ luật hình sự

Dơng Tuyết Miên *
hi xây dựng các CTTP cụ thể tại Phần
các tội phạm của Bộ luật hình sự
(BLHS), nhà làm luật đ dự liệu và quy định
loại và mức hình phạt áp dụng cho các tội
phạm đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khi ngời
phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, mặc dù
tòa án có thể tuyên cho ngời phạm tội hình
phạt ở mức thấp nhất của khung hình phạt
nhng xét về mức độ tơng xứng giữa tội
phạm và hình phạt thì hình phạt đó vẫn còn
nặng. Vì vậy, luật cho phép tòa án quyết
định hình phạt dới mức thấp nhất của khung
hình phạt hoặc chuyển sang hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn. Trờng hợp này, khoa
học luật hình sự gọi là quyết định hình phạt
nhẹ hơn quy định của BLHS.
Trong BLHS năm 1985, chế định quyết
định hình phạt nhẹ hơn quy định của BLHS
đợc quy định tại khoản 3 Điều 38 nhng
cha có tên gọi riêng nh BLHS hiện hành.
Cụ thể nh sau: "Khi có nhiều tình tiết giảm
nhẹ, tòa án có thể quyết định một hình phạt


dới mức thấp nhất mà điều luật đ quy định
hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc
loại nhẹ hơn. Lí do của việc giảm nhẹ này
phải đợc ghi trong bản án".
Quy định trên của khoản 3 Điều 38 còn
chung chung, cha rõ ràng, gây nên tình
trạng vận dụng tùy tiện, thiếu thống nhất.
Chính vì vậy, để khắc phục tình trạng nói
trên, ngày 19/4/1989 Toà án nhân dân tối cao
ra Nghị quyết số 01/89/HĐTP hớng dẫn
việc áp dụng khoản 3 Điều 38.
Theo Nghị quyết số 01/89/HĐTP, điều
kiện để tòa án quyết định hình phạt dới mức
thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển
sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là
phải có nhiều tình tiết giảm nhẹ tức là phải
có ít nhất từ 2 tình tiết giảm nhẹ trở lên trong
đó phải có một tình tiết giảm nhẹ quy định ở
khoản 1 Điều 38 BLHS năm 1985. Việc
Nghị quyết số 01/89/HĐTP quy định trong
các tình tiết giảm nhẹ phải có ít nhất 1 tình
tiết quy định ở khoản 1 Điều 38 là tơng đối
hợp lí, hạn chế tình trạng tùy tiện trong việc
áp dụng bởi vì các tình tiết giảm nhẹ TNHS
không chỉ do BLHS trực tiếp quy định mà
còn có thể do tòa án tự xác định. Khoản 2
Điều 38 BLHS năm 1985 quy định: "Khi
quyết định hình phạt, tòa án có thể coi
những tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ
nhng phải ghi trong bản án". Trong thực tế,

các tình tiết giảm nhẹ rất đa dạng, phong
phú, nhà làm luật không thể dự liệu đợc hết.
Do vậy, luật đ trao quyền cho tòa án tùy
từng vụ án cụ thể xác định các tình tiết có ý
nghĩa giảm nhẹ TNHS cho bị cáo. Nếu so
sánh giữa 2 loại tình tiết giảm nhẹ nói trên
thì những tình tiết quy định ở khoản 1 Điều
38 có tính phổ biến hơn và đợc tổng kết từ
thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm.
Do vậy, ở mức độ nhất định, những tình tiết
giảm nhẹ này có giá trị pháp lí cao hơn
những tình tiết giảm nhẹ do tòa án tự xác
định. Cần lu ý rằng các tình tiết giảm nhẹ
do tòa án tự xác định phải là những tình tiết
có ý nghĩa thực sự trong việc giảm nhẹ
TNHS cho bị cáo. Tuy nhiên, trong thực tiễn
vận dụng, tại một số bản án, một số tình tiết
giảm nhẹ đợc xác định thuộc loại nói trên
cha phải là những tình tiết có ý nghĩa giảm
nhẹ TNHS cho bị cáo nh bị cáo là sinh viên,
bị cáo đ từng công tác tại địa phơng, các bị
cáo là anh em ruột Qua nghiên cứu 184
bản án có áp dụng khoản 3 Điều 38 BLHS
K

* Giảng viên Khoa t pháp
Trờng đại học luật Hà Nội


nghiên cứu - trao đổi

Tạp chí luật học - 31

năm 1985 thì có 3 bản án thuộc trờng hợp
nói trên chiếm tỉ lệ 1,63%. Ví dụ, tại Bản án
số 163/HSST ngày 27/4/1999 của Tòa án
nhân dân tỉnh ĐN đ coi "Số tiền giả đ đợc
thu hồi một ít, các bị cáo tuổi đời còn trẻ, bị
cáo khi phạm tội còn trong độ tuổi vị thành
niên " là những tình tiết giảm nhẹ để áp
dụng khoản 3 Điều 38 là không đúng.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án cho thấy một số ít
tiền giả đ thu hồi đợc là do nỗ lực của cơ
quan điều tra, tuổi đời của hầu hết các bị cáo
là ngoài 20 tuổi, riêng bị cáo T vào thời điểm
phạm tội là 20 tuổi. Chính vì vậy, bản án nói
trên đ bị viện kiểm sát kháng nghị theo thủ
tục phúc thẩm để xét xử lại theo hớng tăng
hình phạt cho các bị cáo.
Khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ đồng thời
hành vi phạm tội của bị cáo phải tơng ứng
với mức cao của khung hình phạt thì tòa án
giảm nhẹ hình phạt trong khung hình phạt
cho bị cáo. Nghĩa là trong những trờng hợp
nếu không có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì bị
cáo phải bị phạt ở mức cao của khung hình
phạt còn khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ, họ
đợc hởng hình phạt ở mức thấp của khung
hình phạt.
Tòa án chỉ quyết định hình phạt dới
mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc

chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn khi có nhiều tình tiết giảm nhẹ đồng thời
hành vi phạm tội của bị cáo tơng ứng với
mức thấp của khung hình phạt. Nghĩa là
trong trờng hợp phạm tội này, nếu ngời
phạm tội không có nhiều tình tiết giảm nhẹ
thì cũng chỉ bị phạt ở mức thấp của khung
hình phạt. Nhng do có nhiều tình tiết giảm
nhẹ, nếu tòa án tuyên hình phạt ở mức thấp
của khung hình phạt thì hình phạt đó vẫn còn
nghiêm khắc không tơng xứng với tính
chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm
tội và nhân thân ngời phạm tội. Do đó,
trong trờng hợp này, luật cho phép tuyên
hình phạt dới mức thấp nhất của khung hình
phạt. Ví dụ, Bản án số 1389/HSPT ngày
22/7/1999 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân
dân tối cao tại Hà Nội đ kết luận Hoàng
Văn C phạm tội lu hành tiền giả theo khoản
1 Điều 98. Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 9 năm
1998, Hoàng Văn C đ nhận 100.000 đồng
tiền Việt Nam giả do một ngời Trung Quốc
đa tại Lạng Sơn để tiêu thụ thử. Hoàng Văn
C đ tiêu thụ trót lọt mà không bị phát hiện.
Do hám lời C đ sang Trung Quốc bỏ ra
250.000 đồng tiền Việt Nam thật để mua
500.000 đồng tiền Việt Nam giả đem về Việt
Nam tiêu thụ. Tại Hải Phòng C đ tiêu thụ
hết 350.000 đồng tiền giả. Khi bị bắt, C còn
giữ trong ngời 150.000 đồng tiền giả.

Trờng hợp này, nếu không có các tình tiết
giảm nhẹ, hành vi của bị cáo tơng ứng với
mức thấp của khung hình phạt vì số tiền giả
C lu hành không lớn. Nhng vì C có nhiều
tình tiết giảm nhẹ nên tòa án đ cho bị cáo
đợc hởng hình phạt dới mức thấp nhất
của khung hình phạt là 4 năm tù (khoản 1
Điều 98 quy định hình phạt từ 5 năm đến 15
năm tù).
Trong trờng hợp mức thấp nhất của
khung hình phạt là 3 tháng tù hoặc 6 tháng
cải tạo không giam giữ, nếu tuyên cho bị cáo
hình phạt bằng mức khởi điểm của khung thì
vẫn còn nghiêm khắc nhng đồng thời cũng
không thể tuyên cho bị cáo hình phạt dới
mức tối thiểu bởi sẽ vi phạm Điều 24, Điều
25 BLHS năm 1985. Trờng hợp này, tòa án
sẽ chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn. Quyết định chuyển sang hình phạt
thuộc loại nhẹ hơn là việc tòa án quyết định
thay thế loại hình phạt đợc quy định trong
chế tài của điều luật quy định về tội phạm
đang đợc đa ra xét xử bằng hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn không đợc quy định
trong điều luật đó. Khi áp dụng khoản 3
Điều 38 BLHS năm 1985 để quyết định
chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ
hơn phải xuất phát từ mức độ nghiêm khắc
của từng loại hình phạt trong hệ thống hình
phạt để thay thế loại hình phạt này bằng loại

hình phạt khác nhẹ hơn. Ví dụ: Nguyễn Văn
A phạm tội theo khoản 1 Điều 206 nhng vì
A có 3 tình tiết giảm nhẹ, hành vi của A lại
tơng ứng với mức thấp của khung hình phạt


nghiên cứu - trao đổi
32 - Tạp chí luật học

nếu tuyên cho A 3 tháng tù vẫn còn nghiêm
khắc thì tòa án quyết định chuyển sang hình
phạt khác nhẹ hơn là cải tạo không giam giữ.
Qua nghiên cứu 184 bản án có áp dụng
khoản 3 Điều 38 BLHS năm 1985 thì không
có trờng hợp nào tòa án quyết định chuyển
sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Tìm
hiểu phần các tội phạm BLHS năm 1985 cho
thấy chỉ có 2 điều luật quy định mức thấp
nhất của khung hình phạt là 3 tháng tù. Đó là
tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự (khoản 1
Điều 206); tội không chấp hành các quyết
định hành chính về c trú bắt buộc, cấm c
trú, quản chế hoặc lao động bắt buộc (Điều
213). Rất nhiều điều luật quy định mức phạt
tù thấp nhất áp dụng cho ngời phạm tội là 3
tháng tù nhng trong những trờng hợp này
tù có thời hạn lại đợc quy định là chế tài lựa
chọn bên cạnh cải tạo không giam giữ hoặc
cảnh cáo (Điều 212, 214, 215, 216 ), do
vậy, mức thấp nhất của khung hình phạt sẽ là

cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ (tùy
từng trờng hợp). Hơn nữa, cải tạo không
giam giữ đợc quy định trong BLHS 1985
chỉ có mức tối đa mà không có mức tối thiểu.
Những lí do trên đ lí giải đợc về cơ bản tại
sao trên thực tế, tòa án hiếm khi áp dụng
khoản 3 Điều 38 để chuyển sang hình phạt
khác thuộc loại nhẹ hơn mặc dù bị cáo có
nhiều tình tiết giảm nhẹ và hành vi của bị
cáo tơng ứng với mức thấp của khung hình
phạt. Thực tế cho thấy trong những trờng
hợp này tòa án thờng cho bị cáo đợc
hởng án treo; trong số 184 bản án áp dụng
khoản 3 Điều 38 thì có 31 bản án cho hởng
án treo chiếm tỉ lệ 16,8%.
Khi kết án ngời phạm nhiều tội, nếu tội
nào của họ có nhiều tình tiết giảm nhẹ thì tòa
án áp dụng khoản 3 Điều 38 nêu trên để
quyết định hình phạt đối với riêng tội đó rồi
tổng hợp các hình phạt theo đúng quy định
của Điều 41 về quyết định hình phạt trong
trờng hợp phạm nhiều tội và tổng hợp hình
phạt khác loại (Điều 43). Tuy nhiên, thực
tiễn vận dụng cho thấy một số bản án không
nêu rõ tình tiết giảm nhẹ của từng tội mà gộp
chung cả lại nên rất khó xác định các tình
tiết giảm nhẹ đó thuộc về riêng tội nào hay
áp dụng chung cho cả 2 tội; trong số 184 bản
án áp dụng khoản 3 Điều 38 thì có 3 bản án
thuộc trờng hợp này chiếm tỉ lệ 1,6%.

Khi giảm nhẹ hình phạt cho ngời phạm
tội theo khoản 3 Điều 38 BLHS năm 1985,
tòa án phải ghi rõ lí do của việc giảm nhẹ
trong bản án. Quy định này mang tính chất
bắt buộc nhằm đề cao tính nghiêm túc của
biện pháp này và hạn chế việc giảm nhẹ hình
phạt tuỳ tiện đối với ngời phạm tội. Mặt
khác, nó cũng là cơ sở để tòa án cấp trên
giám sát, kiểm tra việc xét xử của tòa án cấp
dới, phát hiện và sửa chữa kịp thời những
sai sót của tòa án cấp dới.
Mặc dù khoản 3 Điều 38 BLHS năm
1985 đ đợc Nghị quyết số 01/89/HĐTP
hớng dẫn thi hành nhng vẫn cha triệt để.
Khoản 3 Điều 38 quy định: "Khi có nhiều
tình tiết giảm nhẹ, tòa án có thể quyết định
một hình phạt dới mức thấp nhất mà điều
luật đ quy định " nhng lại không quy
định rõ thấp nhất ở mức độ nào, do đó, có thể
gây ra những cách hiểu khác nhau và việc
vận dụng sẽ không thống nhất, bởi vì điều
luật quy định về tội phạm cụ thể có thể có
một khung hình phạt hoặc nhiều khung hình
phạt. Có tòa án tuyên cho bị cáo hình phạt
quá nhẹ, không tơng xứng với tính chất mức
độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đồng
thời lại chênh lệch rất lớn so với mức thấp
nhất của khung hình phạt mà bị cáo đợc áp
dụng. Ví dụ: T.Đ.L là thủ kho vũ khí, trong
thời gian dài đ chiếm đoạt và bán trái phép

một số lợng rất lớn vũ khí quân dụng gồm
hàng chục khẩu súng và hàng vạn viên đạn
các loại. Viện kiểm sát truy tố L tội "chiếm
đoạt, mua bán trái phép vũ khí quân dụng"
theo khoản 3 Điều 95 BLHS. Tòa án cấp sơ
thẩm đánh giá sau khi phạm tội L đ ăn năn
hối cải, thật thà khai báo, tự nguyện nộp bồi
thờng và áp dụng khoản 3 Điều 95, điểm a,
h khoản 1 Điều 38 BLHS phạt T.Đ.L 3 năm
tù về tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, 2 năm


nghiên cứu - trao đổi
Tạp chí luật học - 33

tù về tội mua bán trái phép vũ khí quân dụng.
Tổng hợp hình phạt cho cả 2 tội là 5 năm tù.
Nh vậy, hình phạt mà tòa án tuyên cho cả 2
tội là quá thấp và tơng ứng với mức hình
phạt ở khoản1 Điều 95. Chính vì vậy, bản án
này đ bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc
thẩm. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đ hủy
án để xét xử sơ thẩm lại theo hớng tăng
hình phạt đối với T.Đ.L.
Thực tiễn xét xử cho thấy thực trạng tòa
án "áp dụng hình phạt dới mức thấp nhất
mà điều luật đ quy định" cha chặt chẽ,
thiếu chính xác không phải là hiếm. Một số
tác giả đ có bài viết cảnh báo về hiện tợng
này

(1)
.
Nhằm khắc phục hạn chế nói trên của
khoản 3 Điều 38, trên diễn đàn khoa học luật
hình sự, nhiều tác giả đ đa ra giải pháp
khác nhau nhng đa phần đều thống nhất là
"việc giảm hình phạt trớc hết phải lấy mức
thấp nhất của khung hình phạt đ đợc quy
định đối với trờng hợp phạm tội đó là cơ sở,
sau đó mới quyết định hình phạt dới mức cơ
sở đó nhng hình phạt đó không phải là dới
mức thấp nhất mà điều luật đ quy định mà
phải nằm trong khung hình phạt nhẹ hơn kế
tiếp trớc đó hoặc kế tiếp sau đó"
(2)
.
Chế định quyết định hình phạt nhẹ hơn
quy định của BLHS đợc sửa đổi về cơ bản
trong BLHS năm 1999. Lần đầu tiên, tên gọi
của chế định này đ đợc ghi nhận chính
thức trong BLHS. Từ khoản 3 Điều 38 BLHS
năm 1985, chế định này đ đợc tách ra
thành 1 điều độc lập. Theo BLHS năm 1999,
chế định này đợc quy định tại Điều 47 với
nội dung nh sau : "Khi có ít nhất 2 tình tiết
giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của
Bộ luật này, tòa án có thể quyết định một
hình phạt dới mức thấp của khung hình
phạt mà điều luật đ quy định nhng phải
trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của

điều luật; trong trờng hợp điều luật chỉ có
một khung hình phạt hoặc khung hình phạt
đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật
thì tòa án có thể quyết định một hình phạt
dới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển
sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.
Lí do của việc giảm nhẹ phải đợc ghi rõ
trong bản án".
Nh vậy, xét về nội dung cũng nh kĩ
thuật lập pháp, Điều 47 BLHS năm 1999 đ
quy định chặt chẽ hơn, logic hơn, khắc phục
đợc hạn chế của khoản 3 Điều 38 BLHS
năm 1985. Theo tinh thần Điều 47, để vận
dụng chế định này phải có ít nhất 2 tình tiết
giảm nhẹ TNHS đợc quy định ở khoản 1
Điều 46 đồng thời hình phạt đợc quyết định
phải trong phạm vi khung hình phạt liền kề
nhẹ hơn.
Ví dụ: Nguyễn Văn A phạm tội buôn bán
hàng cấm theo khoản 3 Điều 155 (có mức
phạt từ 8 năm đến 15 năm). Nhng vì bị cáo
có 3 tình tiết giảm nhẹ quy định ở khoản 1
Điều 46, tòa án sẽ áp dụng Điều 47 quyết
định cho bị cáo hình phạt dới mức thấp nhất
của khoản 3 nhng hình phạt này phải trong
giới hạn của khoản 2 Điều 155.
Trờng hợp điều luật chỉ có một khung
hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung
hình phạt nhẹ nhất của điều luật thì tòa án có
thể quyết định hình phạt dới mức thấp nhất

của khung nhng không đợc thấp hơn mức
tối thiểu mà luật quy định cho loại hình phạt
đó. Ví dụ, theo Điều 33 BLHS thì tù có thời
hạn có mức tối thiểu là 3 tháng tù. Tòa án có
thể quyết định hình phạt cho bị cáo dới mức
thấp nhất của khung nhng không thể thấp
hơn 3 tháng tù.
Trong trờng hợp có nhiều tình tiết giảm
nhẹ có thể áp dụng mức hình phạt nhẹ hơn
thì phải chuyển sang loại hình phạt nhẹ hơn
liền kề theo quy định tại khoản 1 Điều 28
BLHS. Ví dụ, nếu mức thấp nhất của khung
hình phạt là 3 tháng tù thì khi đó không thể
tuyên hình phạt dới mức thấp nhất của
khung mà phải chuyển sang hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn nhng phải là hình phạt
nhẹ hơn liền kề của tù có thời hạn - hình phạt


nghiên cứu - trao đổi
34 - Tạp chí luật học

cải tạo không giam giữ chứ không phải là
trục xuất vì trục xuất chỉ áp dụng đối với
ngời phạm tội là ngời nớc ngoài. Nếu loại
hình phạt nhẹ hơn liền kề đó là cảnh cáo thì
hình phạt đợc áp dụng là hình phạt cảnh cáo
chứ không lấy lí do bị cáo phạm tội trong
trờng hợp có nhiều tình tiết giảm nhẹ, đáng
đợc khoan hồng để miễn hình phạt cho

ngời phạm tội.
Mặc dù Điều 47 BLHS năm 1999 quy
định rõ ràng điều kiện để áp dụng chế định
quyết định hình phạt nhẹ hơn quy định của
BLHS là "phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ
trở lên quy định ở khoản 1 Điều 46 ''
nhng trong thực tế xét xử vẫn có bản án cho
bị cáo đợc áp dụng chế định này khi bị cáo
chỉ có 1 tình tiết giảm nhẹ quy định ở Điều
46. Ví dụ: Bản án số 309/HSST ngày
12/7/2000 của Tòa án nhân dân tỉnh QN đ
vận dụng Điều 47 khi bị cáo chỉ có một tình
tiết giảm nhẹ quy định ở điểm P khoản 1
Điều 46 là ngời phạm tội khai báo thành
khẩn
Thực tiễn xét xử hiện nay còn gặp vớng
mắc khi vận dụng Điều 47 BLHS năm 1999.
Đó là trờng hợp bị cáo đợc áp dụng điều
luật này khi bản thân bị cáo có 3 tình tiết
giảm nhẹ quy định ở Điều 46. Tòa án cho bị
cáo hởng hình phạt dới mức thấp nhất của
khung hình phạt. Mặc dù hình phạt tòa án
tuyên cho bị cáo không thấp hơn nhiều so với
mức thấp nhất của khung hình phạt nhng
hình phạt này lại không thuộc khung hình
phạt nhẹ hơn kế tiếp. Và trờng hợp này, cán
bộ xét xử hoàn toàn tuân thủ pháp luật nhng
vô hình trung lại trở thành ngời vi phạm
Điều 47. Ví dụ: Bị cáo phạm tội hiếp dâm trẻ
em theo khoản 4 Điều 112 (có mức phạt tù là

12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử
hình) nhng vì bị cáo có 3 tình tiết giảm nhẹ
quy định ở khoản 1 Điều 46 nên tòa án đ
vận dụng Điều 47 cho bị cáo đợc hởng
hình phạt dới mức thấp nhất của khung hình
phạt là 10 năm tù. Tuy nhiên, khoản 3 Điều
112 lại quy định hình phạt là tù 20 năm, tù
chung thân hoặc tử hình. Điều đó có nghĩa là
khoản 3 Điều 112 không phải là khung hình
phạt nhẹ hơn liền kề. Nh vậy, hình phạt mà
tòa án tuyên cho bị cáo thực tế lại tơng ứng
với mức hình phạt của khung 1. Trờng hợp
này, mặc dù hình phạt mà toà án tuyên cho
bị cáo không thấp hơn nhiều so với mức thấp
nhất của khung hình phạt nhng vì điều luật
không quy định khung hình phạt nhẹ hơn
liền kề khung hình phạt đợc áp dụng nên
hình phạt mà thực tế toà án tuyên cho bị cáo
lại thuộc về một khung hình phạt khác, cách
xa khung hình phạt đợc áp dụng.
Nhìn chung chế định quyết định hình
phạt nhẹ hơn quy định của BLHS năm 1999
đ tỏ ra phù hợp với thực tiễn. Tuy nhiên
Điều 47 vẫn còn bộc lộ hạn chế trong áp
dụng nh đ phân tích ở trên. Để việc vận
dụng chế định này có hiệu quả trong thực
tiễn, chúng tôi cho rằng Điều 47 nên sửa lại
nh sau:
Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy
định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này,

tòa án có thể quyết định hình phạt dới mức
thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật
đ quy định nhng phải trong khung hình
phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật trong
trờng hợp điều luật chỉ có một khung hình
phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình
phạt nhẹ nhất của điều luật thì toà án có thể
quyết định hình phạt dới mức thấp nhất của
khung hoặc chuyển sang hình phạt khác
thuộc loại nhẹ hơn. Trờng hợp khung hình
phạt liền kề không phải là khung hình phạt
nhẹ hơn thì toà án có thể quyết định hình
phạt dới mức tối thiểu nhng không đợc
thấp hơn 4 năm so với mức tối thiểu. Lí do
của việc giảm nhẹ phải đợc ghi rõ trong bản
án./.

(1).Xem: Quách Thành Vinh "Vài suy nghĩ về việc áp
dụng khoản 3 Điều 38 Bộ Luật hình sự". Tạp chí tòa
án nhân dân số 12/1992.
(2).Xem: Trần Văn Sơn "Một số ý kiến về trờng hợp
quyết định hình phạt nhẹ hơn luật quy định". Tạp chí
tòa án nhân dân số 12/1996.

×