Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Trong suốt chặng đường 81 năm lãnh đạo nhân dân,tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, Đảng ta luôn quan tâm toàn diện, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và sức mạnh văn hóa đối v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.61 KB, 4 trang )

BÀI THU HOẠCH HỌC TẬP NGHỊ QUYẾT XI CỦA ĐẢNG
( lớp bồi dưởng chính trị hè năm học 2011-2012)
“Xây dựng nền văn hóa tiên tiến,đậm đà bản sắc dân tộc(theo nghĩa
rộng)cũng chính là xây dựng 1 xã hội dân chủ cơng bằng ,văn minh,vì lợi
ích chân chính và phẩm giá con người với trình độ tri thức,đạo đức,thể lực
và thẩm mỹ ngày càng cao”

Trong suốt chặng đường 81 năm lãnh đạo nhân dân,tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến
chống xâm lược, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa, Đảng ta ln quan tâm
tồn diện, nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trị và sức mạnh văn hóa đối với sự phát triển bền vững
của Đất nước.
Ý thức rõ về sức mạnh văn hóa đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của đế quốc
xâm lược, “Đề cương văn hóa Việt Nam" tháng 2 năm 1943 - Cương lĩnh văn hoá đầu tiên của
Đảng đã ra đời, làm nền tảng lý luận cho sự nghiệp xây dựng nền văn hóa kháng chiến, kiến quốc
những năm tiếp theo, xác định: "văn hóa là một trong ba mặt trận: kinh tế, chính trị, văn hóa" vì
vậy, "Phải hồn thành cách mạng văn hóa mới hồn thành được cơng cuộc cải tạo xã hội" và
"Đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong"; đồng thời đề ra ba nguyên tắc cuộc vận
động văn hóa mới: Dân tộc, đại chúng, khoa học.
Đề cương văn hóa Việt Nam là sự khẳng định tư tưởng Hồ Chí Minh: Văn hố "soi đường cho
quốc dân đi", góp phần động viên, tập hợp đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ vào Hội Văn hoá cứu
quốc, tạo sức mạnh to lớn làm nên cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thắng
lợi và Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Trong cuộc
kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược, sức mạnh nội sinh của văn hóa được phát huy mạnh
mẽ, trở thành niềm cổ vũ to lớn chiến sĩ và nhân dân ta. Trên nền tảng văn hóa dân tộc và tinh hoa
văn hóa thời đại, những tác phẩm thơ, văn, ca, múa, nhạc, họa được sáng tác, phục vụ kịp thời,
tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc, thôi thúc phong trào thi đua mạnh mẽ giữa tiền tuyến và hậu
phương, góp phần giải phóng hồn tồn Miền Nam, Thống nhất Đất nước.
Thời kỳ hịa bình, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đại hội IV của Đảng đã tiếp tục khẳng
định: Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng, trong đó tập trung "Xây dựng nền văn hóa mới,
con người mới xã hội chủ nghĩa" với những giá trị đạo đức, niềm tin, lý tưởng, lẽ sống cao đẹp.



Trong thời kỳ đổi mới của đất nước, với tư duy đổi mới tồn diện về kinh tế, chính trị, xã hội, đối
ngoại, quốc phòng, an ninh, Đảng đã chủ trương đổi mới tư duy trên lĩnh vực văn hóa. Tháng 11
năm 1987, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 05 về văn hóa-văn nghệ trong cơ chế thị
trường và những chỉ thị quan trọng về đổi mới và nâng cao chất lượng phê bình văn học-nghệ
thuật, cơng tác quản lý văn học-nghệ thuật và một số nhiệm vụ văn hóa-văn nghệ. Đến Hội nghị
Trung ương 5 (Khóa VIII) tháng 7 năm 1998, Đảng ra Nghị quyết chuyên đề về "Xây dựng nền
văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc", khẳng định vai trò của văn hóa trong tiến trình lịch sử
dân tộc và tương lai đất nước, “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là
động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội" với mục đích “Làm cho văn hóa thấm sâu vào tồn
bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng
địa bàn dân cư, vào mọi sinh hoạt và quan hệ con người, tạo ra trên đất nước ta đời sống tinh thần
cao đẹp". Hội nghị Trung ương 10 (Khóa IX) khẳng định: "Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ
phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với khơng ngừng nâng cao
văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội; tạo nên sự phát triển đồng bộ của ba lĩnh vực trên chính
là điều kiện quyết định bảo đảm cho sự phát triển toàn diện và bền vững của đất nước". Đại hội X
của Đảng tiếp tục nhấn mạnh chất lượng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
quan tâm chăm lo xây dựng, hoàn thiện những phẩm giá nhân cách tốt đẹp của con người Việt
Nam.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, bên cạnh những cơ hội thuận lợi, Đảng ta đã ý thức về tính
chất nguy hiểm trước vấn nạn của "luồng văn hóa độc hại" xâm nhập vào nước ta từ nhiều con
đường khác nhau, kịp thời ban hành Nghị quyết 23 –NQ/TƯ “Về tiếp tục xây dựng và phát triển
văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới” và Chỉ thị số 46-CT/TƯ của Ban Bí Thư Trung ương
Đảng, định hướng cho tồn Đảng, tồn dân và tồn qn quyết tâm giữ gìn, bảo vệ "bản sắc văn
hoá” trong thời kỳ hội nhập quốc tế; yêu cầu các Cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận, Đoàn thể
và đội ngũ đảng viên, cán bộ chung tay góp sức, kiên quyết ngăn ngừa, phịng, chống sự xâm
nhập của các sản phẩm văn hóa độc hại, ảnh hưởng đến văn hóa truyền thống và đạo đức xã hội.
Tiếp thu và phát triển đường lối văn hóa của Đảng, Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được bổ sung và phát triển trong năm 2011 đã nêu lên định
hướng về văn hóa : “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện,

thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn
hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng các
dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, xây dựng một xã hội dân chủ,
văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực và
thẩm mỹ ngày càng cao".


Những năm qua, lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Tư tưởng, đạo đức và
lối sống - lĩnh vực then chốt của văn hóa đã có những chuyển biến tích cực. Chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh ngày càng thấm sâu vào nhận thức và hành động của cán bộ,
đảng viên và nhân dân. Nhiều giá trị mới về văn hóa, chuẩn mực đạo đức được khẳng định và
nhân rộng, phát huy tính dân chủ trong xã hội; Thế hệ trẻ hăng hái tiếp thu những kiến thức khoa
học công nghệ tiên tiến, thể hiện mạnh mẽ ý chí vươn lên, lập thân, lập nghiệp để phát triển đất
nước. Cuộc vận động Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", "Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", các phong trào thi đua yêu nước ngày càng được mở
rộng và từng bước đi vào thực chất trong đời sống xã hội.
Công cuộc bảo tồn và phát huy các di sản văn hoá của dân tộc đã đạt được nhiều tiến bộ. Nhiều di
sản văn hoá vật thể và phi vật thể được bảo vệ và phát huy giá trị, các nghệ nhân được tôn vinh,
cơng tác xã hội hố được tăng cường và thu hút được đông đảo các tổ chức và cá nhân tham gia
bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hố. Cả nước hiện có 127 bảo tàng; có hơn 4 vạn di tích đã
được kiểm kê; 11 di sản được UNESCO vinh danh là di sản thế giới (trong đó có 6 di sản văn hố
vật thể và 5 di sản văn hoá phi vật thể).
Lĩnh vực văn hoá các dân tộc thiểu số, văn học nghệ thuật, giao lưu và hợp tác văn hóa quốc tế,
xây dựng thể chế văn hóa, các lĩnh vực gắn bó mật thiết với văn hóa như giáo dục, khoa học,
cơng nghệ, thông tin đại chúng... đều đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần tích cực gìn
giữ bản sắc văn hóa, phát huy những giá trị tốt đẹp trong kho tàng di sản văn hóa dân tộc, dần loại
bỏ những sự lỗi thời, lạc hậu.
Tuy nhiên, do những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, lĩnh
vực văn hóa cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định, tác động không nhỏ đến văn hóa truyền

thống của dân tộc. Sự phát triển của văn hóa chưa đồng bộ và tương xứng với tăng trưởng kinh tế,
thiếu gắn bó với nhiệm vụ xây dựng và chỉnh đốn Đảng là một trong những nguyên nhân ảnh
hưởng đến quá trình phát triển kinh tế và nhiệm vụ xây dựng Đảng. Tệ nạn xã hội, bạo lực gia
đình, bạo lực học đường, coi thường pháp luật… những biểu hiện “thương mại hóa", xu hướng
vọng ngoại, lai căng, xa rời bản sắc, truyền thống văn hóa dân tộc ở một bộ phận chưa được ngăn
chặn một cách hữu hiệu. Những sáng tạo văn học nghệ thuật mới có giá trị nghệ thuật cao chưa
nhiều. Thực trạng đó là những nguy cơ tiềm ẩn làm xói mịn văn hóa - nền tảng tinh thần của xã
hội, làm cản trở bước đường đi tới hạnh phúc và phồn vinh của dân tộc ta. Chính vì vậy, việc cần
phải có những giải pháp khắc phục những yếu kém trong lĩnh vực văn hóa, đi đơi với việc phát
huy những thành tựu cơ bản đã đạt được, làm cho văn hóa thực hiện được sứ mệnh cao cả trong
sự nghiệp chung là mối quan tâm thường xuyên của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Từ nội dung cơ bản của dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội được Đại hội Đảng lần thứ XI bổ sung và phát triển, căn cứ Chiến lược phát triển
kinh tế-xã hội năm 2011-2020 trình bày tại Đại hội, để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh quan trọng của văn hóa đối với sự
phát triển đất nước, chúng tơi đề xuất một số giải pháp:
1) Xây dựng “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển". Lịch sử xây dựng và bảo vệ
quốc đã chứng minh con người là sức mạnh lớn nhất của dân tộc ta. Chính vì vậy, nhiệm vụ chủ
yếu của văn hóa là tập trung “Xây dựng con người việt Nam giàu lòng yêu nước, ý thức làm chủ,
trách nhiệm cơng dân; có tri thức, sức khoẻ, lao động giỏi, có văn hố; có tinh thần quốc tế chân
chính”.
2) Đồng thời với việc hồn thiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao


năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, phong
trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa” và đặc biệt là tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận
động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
3) Phát triển văn hóa và xây dựng con người có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau, vì vậy, cần
thiết phải quan tâm đến lĩnh vực văn học, nghệ thuật - lĩnh vực nhạy cảm của văn hóa, tác động
mạnh mẽ và sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của nhân dân.

4) Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa tinh thần của 54 dân tộc anh em là nhiệm vụ có ý nghĩa về
văn hóa và chính trị to lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
5) Quan tâm phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa (xuất bản sách báo, sản xuất phim ảnh...) theo
định định hướng của Đảng và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hoá nghệ thuật của nhân dân.
6) Hồn thiện thể chế văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa từ Trung ương đến cơ sở, tăng
cường hiệu quả các mối quan hệ phối hợp liên ngành. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật
pháp, các chính sách văn hóa. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho văn hóa ở trong nước và ở
nước ngồi. Tăng cường và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phương tiện cho hoạt động văn
hóa, cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng văn hóa, đặc biệt coi trọng nguồn lực xã hội hóa. Đẩy mạnh
giao lưu, hợp tác quốc tế về văn hóa, giới thiệu các giá trị văn hóa dân tộc đặc sắc với bè bạn năm
châu, góp phần tuyên truyền quảng bá hình ảnh đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân
được hưởng thụ tinh hoa văn hóa thế giới, làm phong phú văn hóa dân tộc.
7) Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước là giải pháp mang tính
quyết định trên các lĩnh vực văn hóa. Có chủ trương, đường lối, nhân sự chủ chốt, phân công,
phân nhiệm rõ ràng; phát huy trách nhiệm tập thể và cá nhân, phát huy tối đa sức mạnh sáng tạo
của toàn dân đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.
Tư tưởng Hồ Chí Minh đã khẳng định: Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bốn lĩnh
vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội gắn bó mật thiết với nhau, cần được coi trọng như nhau,
trong đó, văn hóa khơng đứng ngồi, đứng trên mà phải hiện diện ở mọi lĩnh vực. Thấm nhuần tư
tưởng sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta đã quán triệt sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát
triển kinh tế là trung tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là then chốt với khơng ngừng nâng cao văn
hóa - nền tảng tinh thần của xã hội[1] . Đây chính là điều kiện cần thiết cho văn hóa hồn thành tốt
vai trị là sức mạnh nội sinh quan trọng, góp phần phát triển đất nước toàn diện và bền vững./.



×