Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

XK trong nền kinh tế quốc dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.15 KB, 84 trang )

Chơng I
Những vấn đề lý luận chung về xuất khẩu Trong
nền kinh tế quốc dân
1. Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuất khẩu trong
nền kinh tế quốc dân
I. Tầm quan trọng của việc thúc đẩy xuẩt khẩu trong nền kinh tế quốc dân
1. Khái niệm về xuất khẩu
Thơng mại quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là quá trình trao đổi
hàng hoá giữa các nớc thông qua mua bán nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Xuất
khẩu là lĩnh vực quan trong nhằm tạo điều kiện cho các nớc tham gia vào phân công lao
động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nớc.
Ngày nay, xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là buôn bán mà
là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động và chuyên
môn hoá quốc tế.
Xuất khẩu là một bộ phận của hoạt động ngoại thơng trong đó hàng hoá
và dịch vụ đợc bán, cung cấp cho nớc ngoài nhằm thu ngoại tệ. Đây là hoạt
động kinh doanh trên phạm vi quốc tế, nó không chỉ là một hành vi buôn bán
đơn lẻ mà là cả hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức bên trong
và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển,
chuyển đổi cơ cấu kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân.
Hoạt động xuất khẩu đợc diễn ra trên mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế.
Tất cả đều mục đích đem lại lợi nhuận cho các quốc gia tham gia hoạt động
này.
2. Các Hình thức kinh doanh xuất khẩu
Kinh doanh xuất khẩu hàng hoá hữu hình và vô hình các doanh nghiệp vận dụng
các hình thức khác nhau, thờng bao gồm các hình thức chủ yếu sau:
2.1. xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp sản
xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nớc, sau đó xuất khẩu những
hàng hoá đó ra nớc ngoài thông qua các tổ chức của mình.
Các bớc tiến hành một thơng vụ xuất khẩu trực tiếp khi doanh nghiệp không sản


xuất ra sản phẩm:
+ Kí hợp đồng nội, mua hàng và trả tiền cho các đơn vị sản xuất trong nớc.
+ Ký hợp động ngoại, giao hàng và thanh toán tiền với bên nớc ngoài.
2.2. Xuất khẩu gia công uỷ thác
Theo hình thức này doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra nhập nguyên
liệu hoặc bán thành phẩm cho các doanh nghiệp gia công, sau đó thu hồi thành
phẩm để xuất lại cho bên nớc ngoài. Doanh nghiệp se đợc hởng phí uỷ thác theo
thoả thuận với các doanh nghiệp trực tiếp chế biến.
Các bớc tiến hành của hình thức này:
- Ký hợp đồng gia công uỷ thác với đơn vị trong nớc.
- Ký kết hợp đồng gia công với nớc ngoài và nhập nguyên liệu.
- Giao nguyên liệu gia công.
- Xuất lại thành phẩm cho bên nớc ngoài.
- Thanh toán phí uỷ thác gia công cho đơn vị chế biến và đợc hởng phí uỷ
thác gia công.
2.3. Xuất khẩu uỷ thác
Trong hình thức này các doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất khẩu đứng ra
đóng vai trò là trung gian xuất khẩu, làm thay cho các đơn vị sản xuất những
thủ tục cần thiết để xuất khẩu hàng hoá và hởng phần trăm theo giá trị hàng
xuất khẩu đã đợc thoả thuận.
Các bớc tiến hành của hình thức này:
- Ký hợp đồng nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị sản xuất trong nớc.
- Ký hợp đồng với nớc ngoài, giao hàng và thanh toán tiền hàng.
- Nhận uỷ thác xuất khẩu cho các đơn vị trong nớc.
2.4. Buôn bán đối lu
Buôn bán đối lu là phơng thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ
với nhập khẩu, ngời bán đồng thời là ngời mua, lợng hàng trao đổi có giá trị t-
ơng đơng với giá trị lô hàng đã xuất chứ không vì mục đích thu ngoại tệ
2.5. Xuất khẩu theo nghị định th.
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hoá thờng để gán nợ đợc ký theo nghị định th

giữa các chính phủ. Thực tế thì hình thức xuất khẩu này xuất hiện rất ít, thờng
trong một số xã hội chủ nghĩa trớc đây và chỉ trong một số doanh nghiệp nhà n-
ớc.
2.6. Tái xuất khẩu
Là hình thức kinh doanh xuất khẩu trong đó doanh nghiệp xuất khẩu trở lại
những hàng hoá trớc đây đã nhập khẩu nhng không qua gia công, chế biến. Một
doanh nghiệp thực hiện tái xuất khẩu bao giờ cũng phải ký kết đồng thời hai loại
hợp đồng: Một loại hợp đồng nhập khẩu một loại hợp đồng xuất khẩu. Đã là hoạt
động tái xuất khẩu thì luôn co ba đối tác tham gia: Đối tác xuất khẩu, đối tác tái
xuất khẩu và đối tác nhập khẩu. Bên cạnh tái xuất khẩu theo đúng nghĩa của nó
cón có các hình thức biến tớng của nó nh: chuyển khẩu; tạm nhập; tái xuất; tạm
xuất; tái nhập.
2.7. Quá cảnh hàng hoá
Đó là hình thức kinh doanh xuất khẩu trong đó doanh nghiệp đa hàng hoá qua
lãnh thổ một quốc gia nào đó.

2.8. Xuất khẩu tại chỗ
Đó là hình thức kinh doanh xuất khẩu trong đó doanh nghiệp kinh doanh ban hàng
hoá, dịch vụ của doanh nghiệp cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nớc ngoài
tại quốc gia mình.
2.9. STA ( Special trade Agreement)
Đây là hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt. Ngày nay STA trở thành
hình thức kinh doanh khá phổ biến trên thế giới và đợc nhiều công ty áp dụng
trong quan hệ kinh doanh với các nớc đang phát triển. Trong hình thức này các đối
tác kinh doanh trao đổi hàng hoávới nhau dựa trên cơ sở giá trị của hàng hoá đó.
STA giúp cho các doanh nghiệp của các nớc đang phát triển nhập khẩu đợc hàng
hoá nhất là các thiết bị cần thiết thông qua trao đổi hàng hoá nông sản. Hình thức
STA khá phổ biến trong quan hệ kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam với
doanh nghiệp nớc ngoài (nh các doanh nghiệp Lào). Tuy nhiên, cũng lu ý rằng
giữa hình thức STA và hình thức buyback có sự khác nhau mặc dù cũng trên cơ sở

quan hệ đổi hàng. Trong hình thức buyback hàng hoá đợc dùng trao đổi phải do
chính công nghệ nhập khẩu tạo ra, còn trong hình thức STA điều này không đặt ra.
Ngày nay, khi các quan hệ kinh tế quốc tế càng đợc mở rộng và phát triển thì
các hình thức kinh doanh xuất nhập khẩu và các phơng thức thực hiện kinh doanh
càng đa dạng và phong phú. Điều đó dòi hỏi các doanh nghiệp phải tính toán, cân
nhắc và vận dụng cho thích hợp nhằm đa lại nhiều cơ hội mới trong kinh doanh ở
điều kiện quốc tế.
3. Vai trò và vị trí của xuất khẩu trong nền kinh tế quốc dân
Trong nền kinh tế quốc dân, xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn
bán trên phạm vi quốc tế trong và bên ngoài. Hoạt động kinh doanh xuất nhập
khẩu có một vị trí và vai trò vô cùng to lớn trong quá trình phát triển kinh tế của
mỗi quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thông qua xuất khẩu có thể làm gia tăng ngoại tệ thu đợc, cải thiện cán cân
thanh toán, tăng thu cho ngân sách, kích thích đổi mới công nghệ, cải biến cơ cấu
kinh tế, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống của ngời dân. Xuất khẩu có
một vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nớc ta, nó đợc thể hiện nh sau:
+ Xuất khẩu là một hoạt động tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu và tích
luỹ phát triển sản xuất, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.
Công nghiệp hoá đất nớc đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy
móc, thiết bị, vật t và công nghệ tiên tiến. Để nhập khẩu, thờng dựa vào các nguồn
vốn chủ yếu là: đi vay, viện trợ, đầu t nớc ngoài và xuất khẩu. Nguồn vốn vay rồi
cũng phải trả, còn viện trợ và đầu t nớc ngoài thì có hạn, hơn nữa các nguồn này
thờng bị phụ thuộc vào nớc ngoài. Vì vậy, nguồn vốn quan trọng nhất để nhập
khẩu chính là xuất khẩu. Thực tế là nớc nào gia tăng đợc xuất khẩu thì nhập khẩu
cũng tăng theo, ngợc lại, nếu nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu làm cho cán cân ngoại
thơng thâm hụt quá lớn có thể ảnh hởng xấu tới nền kinh tế quốc dân.
+ Xuất khẩu còn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang nền kinh tế hớng
ngoại, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Xuất phát từ nhu cầu thị trờng thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu
những sản phẩm mà các nớc khác cần. Điều đó có tác động tích cực đến chuyển

dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho
các ngành liên quan có cơ hội phát triển thuận lợi, mở rộng thị trờng tiêu thụ, cung
cấp đầu vào cho sản xuất, khai thác tối đa sản xuất trong nớc. Xuất khẩu tạo ra
những tiền đề kinh tế kỹ thuật nhằm đổi mới thờng xuyên năng lực sản xuất
trong nớc, hay nói theo cách khác, xuất khẩu là cơ sở tạo thêm vốn và kỹ thuật,
công nghệ tiên tiến từ thế giới bên ngoài vào nhằm hiện đại hoá nền kinh tế, tổ
chức lại sản xuất cho phù hợp với nhu cầu thị trờng thế giới.
+ Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống nhân dân.
Để đẩy mạnh xuất khẩu thì tất yếu phải đẩy mạnh sản xuất các loại hàng
hoá xuất khẩu và do đó dã thu hút hàng triệu lao động và tạo ra nguồn vốn để nhập
khẩu vật phẩm tiêu dùng thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân.
+ Xuất khẩu có vai trò tích cực đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.
Hoạt động xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thị trờng thế
giới, là nơi diễn ra cạnh tranh ngày càng ác liệt. Sự tồn tại và phát triển hàng hoá
xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lợng và giá cả. Điều này thúc đẩy các doanh
nghiệp sản xuất trong nớc phải luôn luôn đổi mới, luôn luôn cải tiến thiết bị, máy
móc nhằm nâng cao chất lợng sản xuất, đồng thời đòi hỏi các doanh nghiệp phải
nâng cao tay nghề, trình độ của ngời lao động.
+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nớc ta, làm cho nền kinh tế nớc ta gắn chặt với phân công lao động quốc tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cờng sự hợp tác Quốc tế với các nớc,
nâng cao địa vị và vai trò của nớc ta trên trờng Quốc tế , xuất khẩu và công
nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu thúc đẩy quỹ tín dụng, đầu t, mở rộng vận tải
Quốc tế Mặt khác, chính các quan hệ kinh tế đối ngoại mà chúng ta kể trên lại
tạo tiền đề cho việc mở rộng xuất khẩu.
+ Xuất khẩu có khả năng phát huy tính năng động sáng tạo của các cán bộ
xuất khẩu, các đơn vị kinh doanh.
Mặt khác, xuất khẩu tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, theo dõi kiểm tra lẫn
nhau rất chặt chẽ giữa các chủ thể tham gia xuất khẩu trong và ngoài nớc. Chính

nhờ sự cạnh tranh này góp phần từng bớc làm thay đổi chất lợng hàng hoá, giá cả,
mẫu mã hàng hoá thúc đẩy xuất khẩu, tăng trởng kinh tế đất nớc.
4. Nội Dung của
hoạt động
xuất khẩu
Nội dung của hoạt động xuất khẩu cũng gần giồng nh nội dung của các hoạt
động kinh doanh trong nớc, nhng khác biệt ở đây là có yếu tố nớc ngoài tham gia
và mang tính chất phức tạp, nhiều rủi ro so với hoạt động mua bán trong nớc.
Để có thể hoạt động đợc trên thị trờng quốc tế, tất cả các doanh nghiệp tham
gia vào kinh doanh đều phải tuân thủ một cách nghiêm túc những công đoạn của
một thơng vụ làm ăn thì mới có khả năng tồn tại đợc lâu dài.
Do đó việc tổ chức xuất khẩu đợc tốt và có hiệu quả, các doanh nghiệp phải năm đ-
ợc những vấn đề cơ bản của hoạt động xuất khẩu.
Các công việc chủ yếu trong kinh doanh xuất nhập khẩu bao gồm: Nghiên
cứu thị trờng, chuẩn bị hàng xuất khẩu, tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng xuất
khẩu và đánh giá hoạt động xuất khẩu để rút kinh nghiệm cho lần sau.
4.1. Nghiên cứu thị trờng
Nghiên cứu thị trờng xuất khẩu là công việc đầu tiên và cần thiết đối với
mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Mục đích
nghiên cứu thị trờng để xác định khả năng tiêu thụ của mặt hàng trên một địa bàn
nhất định, trong một khoảng thời gian nhất định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng
cung cấp để thoả mãn nhu cầu của thị trờng.
Tiến hành nghiên cứu thị trờng xuất khẩu thế giới cần trả lời đợc vấn đề
sau: đây là thị trờng có triển vọng không, khả năng tiêu thụ trên thị trờng này nh
thế nào, thị trờng đang cần những mặt hàng nào, tình hình cung cấp của các nớc
khác nh thế nào, luật pháp và các quy định bắt buộc khi đa hàng hoá vào thị trờng
đó ra sao, hệ thống phân phối trên thị trờng đó nh thế nào.
Tuỳ thuộc vào mặt hàng của mình mà tiến hành nghiên cứu ở các thị trờng
và thời điểm khác nhau.
Đặc biệt phải quan tâm nghiên cứu quy mô của thị trờng

Các chỉ báo khác của quy mô thị trờng là:
- Trình độ sản xuất trong nớc và tình hình nhập khẩu vào thị trờng này mặt
hàng mà nhà sản xuất đang hớng tới.
- Số lợng các công ty đang phục vụ cho thị trờng này
- Mức xuất khẩu sản phẩm này của nớc ngoài
Cơ cấu dân số
Sự phát triển kinh tế
Thu nhập và sự giàu có
Môi trờng kinh doanh
Các phơng tiện kho bãi và vận chuyển
Các lý do chính trị
Cạnh tranh khu vực
Lựa chọn khách hàng nh thế nào?
Việc nghiên cứu tình hình thị trờng giúp chi đơn vị kinh doanh có thể
lựa chọn thị trờng, thời cơ thuận lợi, lựa chọn phơng thức mua bán và điều
kiện giao dịch thích hợp.
Việc lựa chọn bạn hàng phải tuân thủ theo nguyên tác đôi bên cùng
có lợi. Thông thờng, khi lựa chọn bạn hàng kinh doanh một mặt nên duy trì
các bạn hàng truyền thống, mặt khác phải mở rộng quan hệ với các đối tác
mới. Đối với các đối tác mới, cách tốt nhất là đặt quan hệ và thực hiện buôn
bán với các công ty, những doanh nghiệp lớn đã có uy tín nhiều năm trên thị
trờng quốc tế.
Đây là một trong những phơng sách quan trọng để giảm bớt rủi ro
trong kinh doanh.
4.2. Tiến hành đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu
Trong đàm phán và ký kết hợp đồng, các bên tham gia phải tiền hành
một loạt các công việc sau: Tổ chức giao dịch đàm phán, soạn thảo hợp
đồng kinh tế, chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Các bên có thể thực hiện đàm
phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp hoặc thông qua th từ giao dịch, qua điện
thoại hoặc qua internet. Kết quả đàm phán sẽ giúp các bên đi ký kết hợp

đồng xuất khẩu.
Ký kết hợp đồng cần chú ý:
- Hợp đồng cần đợc trình bày rõ ràng, sạch đẹp, nội dung phản ánh đùng,
đầy đủ các vấn đề đã thoả thuận.
- Ngời ký hợp đồng phải là ngời có thẩm quyền ký kết.
- Hợp đồng phải đề cập rõ ràng vấn đề khiếu nại, trọng tài để giải quyết
vấn đề tranh chấp phát sinh nếu có. Tránh tình trạng tranh cãi, kiện tụng
kéo dài, tốn kém.
4.3. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu
Sau khi hợp đồng mua bán ngoại thơng đợc ký kết với t cách là một bên
ký kết, phải thực hiện hợp đồng đó. Quá trình này gồm nhiều bớc, tuỳ thuộc
vào nghĩa vụ cụ thể của mỗi bên trong hợp đồng.
- Ngời bán chuẩn bị hàng xuất khẩu theo đúng yêu cầu của hợp đồng về số
lợng, chất lợng, bao bì nhãn mác.
- Yêu cầu bớc đầu ngời mua làm thủ tục thanh toán
+ Nếu thanh toán bằng tín dụng chứng từ thì hai bên phải làm thủ tục mở L/
C cho ngời bán hởng.
+Nếu thanh toán bằng phơng thức đổi chứng từ trả ngay(CAD) thì ngời mua
phải làm thủ tục chuyển tiền đến ngân hàng nớc bán để làm thủ tục ký thác
phục vụ cho thanh toán hợp đồng đã ký.
+ Nếu hợp đồng xuất khẩu có yêu cầu ngời mua ứng trớc tiền cho ngời bán
thì ngời mua phải làm thủ tục chuyển tiền ứng trớc sang ngân hàng bên bán,
thì ngời bán mới giao hàng.
- Kiểm tra chất lợng hàng xuất khẩu
- Làm thủ tục hải quan cho hàng xuất khẩu
Hàng trớc khi giao qua biên giới quốc gia để xuất khẩu phải làm thủ tục hải
quan bao gồm ba bớc sau:
+ Khai báo hải quan: chủ hàng khai báo hải quan đầy đủ các chi tiết cần
thiết về lô hàng xuất khẩu lên tờ khai. Nội dung bao gồm các mục nh: loại hàn, tên
hàng, khối lợng, giá cả, tên công cụ vận chuyển, xuất khẩu sang nớc nào tờ khai

hải quan phảI đựơc xuất trình kèm theo một chứng từ khác mà chủ yếu là: giấy
phép xuất khẩu hay nhập khẩu.
+ Kiểm tra hải quan: thủ tục hải quan là công cụ để quản lý hành vi buôn
bán theo pháp luật của nhà nớc, chống hành vi buôn lậu đồng thời cũng để thống
kê hàng hoá xuất nhập khẩu.
4.4. Giao hàng xuất khẩu: sau khi giao hàng, ngời bán cần nhận vận đơn do
hẵng tàu hoặc thuyền trởng cấp để làm thủ tục thanh toán. Và thông báo kết quả
giao hàng cho ngời mua.
4.5. Làm thủ tục thanh toán: kết thúc giao hàng ngời bán sẽ phải làm thủ tục
thanh toán theo đúng yêu cầu của ngân hàng phù hợp với phơng thức thanh toán đã
lựa chọn.
4.6. Đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng xuất khẩu: mục đích của công việc
này là xem xét hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, xem xét những đIểm gặp phải
rút kinh nghiệm cho lần sau.
4.7. Giải quyết tranh chấp: trong trờng hợp tranh chấp xảy ra, hai bên nên
tìm cách hoà giải khắc phục trong sự hợp tác thiện trí, giúp đỡ lẫn nhau. Nếu
không giải quyết đợc thì hai bên phải tìm đến trọng tài quốc tế.
II- VàI nét về Quan hệ thơng mại Việt Nam- Mỹ.
1. Giai đoạn trớc khi Mỹ huỷ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
Bớc sang thập kỷ 90, quan hệ ngoại giao cũng nh quan hệ kinh tế thơng mại
giữa hai nớc Việt Nam và Mỹ đã có những bớc tiến đáng kể, nỗ lực hớng tới các
mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, vì lợi ích chung của mỗi nớc
cũng nh vì hoà bình và thịnh vợng chung trong khu vực Châu á- Thái Bình Dơng
và trên thế giới.
2. Giai đoạn sau khi lệnh cấm vấn đợc huỷ bỏ.
Ngày 3/2/1994, căn cứ vào những kết quả rõ ràng của việc giải quyết vấn đề POW/
MIA và dựa vào cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Mỹ, Tổng thống Mỹ đã chính thức
tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận chống Việt Nam. Và ngay sau đó, Bộ thơng mại Mỹ
đã chuyển Việt Nam lên nhóm Y- ít hạn chế về thơng mại.
3. Hiệp định thơng mại Việt Mỹ.

3.1. Nội dung cơ bản của Hiệp định thơng mại Việt Nam -Mỹ.
Với 7 chơng, 72 điều và 9 phụ lục, Hiệp định thơng mại Việt Nam-Mỹ đợc
coi là một văn bản đồ sộ nhất, đồng bộ nhất trong tất cả các Hiệp định thơng mại
song phơng mà Việt Nam đã ký kết. Không chỉ đề cập tới thơng mại hàng hoá mà
hiệp định còn đề cập tới thơng mại dịch vụ; đầu t; sở hữu trí tuệ; tạo thuận lợi cho
kinh doanh; những quy định liên quan đến tính minh bạch, công khai và quyền
khiếu nại
Thông qua những chơng mà Hiệp định đề cập ta có thể nhận thấy là khái
niệm thơng mại của Mỹ là rất rộng và bao hàm cả nghĩa kinh tế trong đó nữa.
Việc ký kết Hiệp định thơng mại Việt Nam-Mỹ đáp ứng đợc cả lợi ích của cả hai
bên, chắc chắn sẽ có tác dụng tích cực không chỉ đến quan hệ giữa Việt Nam và
Mỹ mà còn tới mối quan hệ đối ngoại khác trong khu vực và trên thế giới.
3. Đặc điểm của thị trờng Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
4.Đặc điểm về thị trờng Mỹ.
4.1. Đặc điểm về kinh tế.
Nền kinh tế Mỹ là nền kinh tế thị trờng, hoạt động theo cơ chế thị trờng
cạnh tranh. Hiện nay nó đợc coi là nền kinh tế lớn nhất thế giới với tổng giá trị sản
phẩm quốc nội bình quân hàng năm trên 10.000 tỷ USD, chiếm trên 20% GDP
toàn cầu và thơng mại chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thơng mại quốc tế. Với
GDP bình quân đầu ngời hàng năm trên 35.000 USD, và số dân khoảng 280 triệu
ngời, có thể nói Mỹ là một thị trờng có sức mua lớn nhất thế giới. Đồng USD là
đồng tiền mạnh nhất thế giới hiện nay. Mọi sự biến động của đồng USD và hệ
thống tài chính Mỹ đều có ảnh hởng đáng kể đến sự biến động của nền tài chính
quốc tế.
Thị trờng Mỹ vừa là nơi thuận lợi cho đầu t nớc ngoài lại vừa là nơi đầu t ra n-
ớc ngoài hàng đầu thế giới. Mỹ là nớc đi đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực nh công
nghệ máy tính và viễn thông, nghiên cứu hàng không vũ trụ, công nghệ gen và hoá
sinh và một số lĩnh vực kỹ thuật cao khác. Mỹ cũng là nớc nông nghiệp hàng đầu
thế giới
Mỹ còn là nớc đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy

tự do hoá thơng mại phát triển. Nhng Mỹ cũng là nớc hay dùng tự do hoá thơng mại
để yêu cầu các quốc gia khác mở cửa thị trờng của họ cho các công ty của mình nh-
ng lại tìm cách bảo vệ nền sản xuất trong nớc thông qua hệ thống các tiêu chuẩn kỹ
thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trờng...
Nền kinh tế Mỹ đang dần dần hạ cánh, tốc độ tăng trởng chững lại. Tuy
nhiên, hiện tại và trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21 này, Mỹ cũng sẽ vẫn tiếp
tục là một nền kinh tế mạnh nhất, có ảnh hởng lớn đến kinh tế toàn cầu.
4.2. Đặc điểm về chính trị
Hệ thống chính trị của Mỹ hoạt động theo nguyên tắc tam quyền phân lập.
Hiến pháp quy định ba nhánh quyền lực chính riêng rẽ: Lập pháp, Hành pháp và T
pháp. Mỗi nhánh là một bộ máy kiểm soát đối với hai nhánh kia, tạo nên một sự
cân bằng để tránh lạm dụng quyền lực hoặc tập trung quyền lực.
Quyền lập pháp tối cao ở Mỹ đợc quốc hội thực hiện thông qua hai viện: Th-
ợng nghị viện và Hạ nghị viện. Công việc của hai viện phần lớn đợc tiến hành tại
các uỷ ban.
Hệ thống hành pháp đợc phân chia thành hai cấp chính phủ: các Bang và
Trung ơng. Các Bang có những quyền khá rộng rãi và đầy đủ. Các Bang thực hiện
điều chỉnh thơng mại của Bang, điều chỉnh hoạt động của các công ty, đa ra các quy
định về thuế cùng với chính phủ trung ơng.
Một đặc điểm lớn về chính trị của Mỹ là thờng hay sử dụng chính sách cấm
vận và trừng phạt kinh tế để đạt đợc mục đích của mình.
4.3. Đặc điểm về luật pháp.
Mỹ có một hệ thống luật pháp chặt chẽ, chi tiết và phức tạp hàng đầu thế giới.
Khung luật cơ bản cho việc xuất khẩu sang Mỹ gồm luật thuế suất năm 1930, luật
buôn bán năm 1974, hiệp định buôn bán 1979, luật tổng hợp về buôn bán và cạnh
tranh năm 1988. Các luật này đặt ra nhằm điều tiết hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ;
bảo vệ ngời tiêu dùng và nhà sản xuất khỏi hàng giả, hàng kém chất lợng; định h-
ớng cho các hoạt động buôn bán; quy định của Chính phủ với các hoạt động thơng
mại.
Về luật thuế: Để vào đợc thị trờng Mỹ, điều cần thiết và đáng chú ý đối với

các doanh nghiệp là hiểu đợc hệ thống danh bạ thuế quan thống nhất (The
Harmonised Tariff schedule of the Unitedstated-HTS ) và chế độ u đãi thuế quan
phổ cập (Generalised System of Preferences-GSP).
Về hải quan: Hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ đợc áp dụng thuế suất theo biểu
thuế quan Mỹ gồm 2 cột: cột 1 quy định thuế suất tối huệ quốc, cột 2 quy định
thuế suất đầy đủ hoặc thuế suất pháp định áp dụng cho các nớc không đợc hởng
quy chế tối huệ quốc.
Một vấn đề nữa mà các doanh nghiệp cần lu ý về môi trờng luật pháp của Mỹ là
Luật Thuế đối kháng và Luật chống phá giá và những quy định về Quyền tự vệ,
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, Trách nhiệm đối với sản phẩm. Đây là những công cụ
để Mỹ bảo hộ các ngành công nghiệp trong nớc, chống lại hàng nhập khẩu.
4.4. Đặc điểm về văn hoá và con ngời.
Mỹ có thành phần xã hội đa dạng, gồm nhiều cộng đồng riêng biệt, đợc mệnh danh
là quốc gia của dân nhập c. Hầu hết ngời Mỹ có nguồn gốc từ Châu Âu. Chủ
nghĩa thực dụng là nét tiêu biểu nhất của văn hoá Mỹ và lối sống Mỹ. Họ rất quý
trọng thời gian, ở Mỹ có câu thành ngữ thời gian là tiền bạc. Chính vì vậy, họ
đánh giá cao hiệu quả và năng suất làm việc của một ngời.
Ngời Mỹ rất coi trọng tự do cá nhân, coi trọng dân chủ. Trong kinh doanh, chủ
nghĩa tự do cá nhân biểu hiện ở việc các cá nhân, doanh nghiệp đợc tự do lựa chọn
việc làm, nơi làm việc, chọn loại hình kinh doanh, loại hình đầu t.
Tôn giáo chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần của ngời
Mỹ. ở Mỹ có tới 219 tôn giáo lớn nhỏ, song chỉ có 3 trụ cột chính là Kitô giáo
chiếm hơn 40%, Thiên chúa giáo 30%, Do Thái giáo 3,2%. Đây chính là thuận lợi
đối với những doanh nghiệp muốn xâm nhập vào thị trờng Mỹ, bởi vì các doanh
nghiệp ít khi (nếu không muốn nói là không) gặp phải trở ngại nào do yếu tố tín
ngỡng hay tôn giáo nh các thị trờng khác.
II. Giới thiệu khái quát về tổ chức thơng mại thế giới (WTO)
và tác động của nó đối với mặt hàng thuỷ sản Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển của tổ chức WTO
1.1. GATT

Giờ đây chúng ta có WTO nh một định chế chủ đạo trong thơng mại quốc tế,
thế nhng để hiểu đợc định chế này, nhất thiết chúng ta cũng phải hiểu rõ đôi điều
về " tiền thân" của nó, tức là GATT
Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ xx, lịc sử đã chứng kiến cuộc khủng hoảng, trì trệ
nghiêm trọng của nền thơng mại thế giới. Ngời ta nhận thấy, một trong những
nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng trên là chính sách bảo hộ thái quá của
mỗi quốc gia, vì những lợi ích riêng đã cố thi hành bất chấp ảnh hởng đến thơng
mại chung. Điều này cản trở nghiêm trọng sự phát triển của thơng mại hàng hoá,
tác động xấu đến nền kinh tế toàn cầu và do đó kìm hãm sự phát triển kinh tế của
từng quốc gia.
Nhằm nhanh chóng khắc phục những thiếu sót lớn của các chính sách bảo
hộ đã góp phần đẩy nền kinh tế thế giới vào cuộc suy thoái trầm trọng trong thời
gian đó, 23 nớc thành viên thuộc hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hiệp Quốc
(ECOSOC) đã tiến hành các cuộc đàm phán thơng lợng về thếu vào năm 1946.
Các cuộc thơng lợng này đã dẫn đến 45.000 sự nhợng bộ về thếu gắn với 10
tỷ USD giá trị hàng hoá, chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị thơng mại toàn cầu tại thời
điểm đó. Nhận thấy lợi ích to lớn mà các cuộc nhợng bộ về thuế này đem lại cho
nền kinh tế thế giới.
Ngày 30 tháng 10 năm 1947, 23 nớc này đã đi đến quyết định ký kết hiệp
địn chung về thuế quan và mậu dịch (gọi tắt là GATT). GATT đợc ký tại Gêneva
và có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 1948.
Hoạt động của GATT chủ yếu thông qua các vòng đàm phán lớn, mỗi vòng
kéo dài qua nhiều năm, vòng đàm phán sau có nội dung phong phú và kéo dài hơn
vòng đàm phán trớc. Có thể nói trong lịch sử 50 năm tồn tại của mình, thành quả
của GATT đạt đợc mà không ai có thể phủ nhận đợc đó là việc cắt giảm thuế quan
đối với hàng hoá nhập khẩu. Mức độ cắt giảm nhiều tới mức các nhà kinh tế học
cảm thấy rằng thuế quan dờng nh không còn là hàng rào bảo hộ có ý nghĩa nữa.
Mặc dù các vòng đàm phán của GATT diễn ra trong bối cảnh lịch sử, kinh tế và
chính trị khác nhau nhng đều nhằm vào những mục đích chung là tạo ra môi trờng
quốc tế an toàn và thúc đẩy quá trình tự do hoá thơng mại trên toàn thế giới.

GATT đã trở thành " nôi đàm phán" của mậu dịch quốc tế, phát động và
thúc đẩy tiến trình tự do hoá mậu dịch giữa các nớc; GATT cũng trở thành nơi giải
quyết các tranh chấp mậu dịch quốc tế, điều hoà những mâu thuẫn và va chạm về
mậu dịch quốc tế giữa các nứơc.
Đồng thời, GATT cũng thông qua những chế độ và cơ chế về mậu dịch của các n-
ớc đang phát triển, có tác dụng nhất định trong việc thúc sự phát triển về kinh tế và
mậu dịch của các nớc đang phát triển.
1.2. Tổ chức thơng mại thế giới và vòng đàm phán Uruguay(vòng đàm phán
cuối cùng của GATT)
Vòng Uruguay đợc bắt đầu từ năm 1986, tuy nhiên đến đầu những năm
1990, nhiều vấn đề vẫn đợc bàn luận vì Mỹ và một số nớc có nền kinh tế phát triển
muốn đa thêm vào chơng trình nghị sự những vấn đề mới nh: trao đổi dịch vụ quốc
tế, quyền sở hữu trí tuệ, đầu t, lao động,..
Bên cạnh đó, thắng lợi của GATT trong việc cắt giảm thuế cùng một loại nhân nh-
ợng kinh tế trong những năm 70, 80 của thế kỷ xx đã khiến chính phủ các nớc đa
ra một loạt những hình thức bảo hộ khác nh: tự nguyện hạn chế xuất khẩu, tăng c-
ờng các biện pháp kiểm dịch, nâng cao tiêu chuẩn nhập khẩu chính vì vậy mà th -
ơng mại thế giới đã trở nên phức tạp hơn nhiều so với những năm GATT mới hình
thành. Ngay cả đối với thơng mại hàng hoá, nhiềub lĩnh vực tuy đã đợc GATT xem
xét nhng vẫn còn nhiều lỗ hổng, cha hợp lý, đặc biệt nh hiệp định về thơng mại
hàng nông sản và hàng dệt may chủ yếu chỉ mang lại lợi ích cho các nớc phát triển.
Thể chế của GATT và hệ thống giải quyết tranh chấp cũng bị một số nớc thành
viên chỉ trích.
Hơn nữa thế giới đã chuyển từ xu thế " đối đầu" sang " đối thoại", thực hiện mở
cửa và hội nhập quốc tế.
Tình hình kinh tế, thơng mại thế giới có những biến đổi nhanh chóng và sâu
sắc dới tác động của toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới và sự phát triển vợt bậc của
thông tin liên lạc.
Do đó, nhiều vấn đề mới trong quan hệ kinh tế quốc tế phát sinh vợt xa
khuôn khổ của GATT, đòi hỏi các quốc gia thành viên phải xem xét lại xứ mạng

của GATT.
Cuối cùng để khắc phục những hạn chế nội tại không thể giải quết của
GATT và đáp ứng nhu cầu phát triển toàn cầu hóa mậu dịch và kinh tế quốc tế
ngày càng phức tạp, các bên tham gia vòng đàm phán Uruguay đã quyết định thiết
lập một thể chế mậu dịch đa phơng mới tiếp tục GATT và thay thế cho GATT, đó
là Tổ Thơng mại thế giới (WTO) vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
RA đời vào ngày 1/1/1995, WTO là tổ chức quốc tế lớn nhất đầu tiên trong
việc thiết lập các thoả thuận và cam kết chung trên quy mô toàn cầu trong lĩnh vực
thơng mại và phát triển kinh tế nói chung.
WTO hoạt động dựa trên 3 mục tiêu chính sau:
-Thúc đẩy tăng trởng thong mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới, phục vụ
cho sự phát triểnn ổn định, bền vững và bảo vệ môi trờng;
-Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trờng, giải quyết các bất đồng tranh
chấp thơng mại giữa các thành viên trong khuôn khổ của hệ thống thơng mại đa
phơng, phù hợp với nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế, đảm bảo cho các nớc
đang phát triển và đặc biệt là các nớc kém phát triển nhất đợc hởng những lợi ích
thực sự từ sự tăng trởng của thơng mại quốc tế và khuyến khích các nớc này ngày
càng hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới;
-Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho ngời dân các nớc thành viên,
đảm bảo các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu đợc tôn trọng.
Tóm lại, Tổ chức thế giới ra đời đã đánh dấu sự ra đời của một thể chế mậu
dịch quốc tế đã bớc vào một thời đại mới - thời đại của WTO.
2. Những lợi ích và nghĩa vụ của Việt Nam với t cách là thành viên của WTO
- Việt Nam trở thành viên WTO sẽ đẩy mạnh thơng mạivà các quan hệ Việt
Nam với các thành viên khác trong WTO
-Bãi bỏ Hiệp định đa sợi MFA sẽ tạo điều kiện cho việc xuất khẩu
- Tìm kiếm đợc nhiều thị trờng hơn
-Việt Nam sẽ có lợi do việc cắt giảm thuế đối với các sản phẩm cần nhiều
nhân công
- Việt Nam sẽ nhận đợc một số u đãi đặc biệt với những nguyên tắc của

WTO đối với các nớc đang phát triển
Bên cạnh những lợi ích mà Việt Nam sẽ có khi là thành viên của WTO, Việt
Nam cũng sẽ đợc cam kết thực hiện một loạt các nghĩa vụ bao gồm :
thuế thấp cho các mặt hàng nhập khẩu, mở cửa thị trờng dịch vụ, cung cấp sự bảo
vệ phù hợp và hiệu quả cho sử hữu trí tuệ, thiết lập chính sách cho đầu t nớc ngoài
và tiếp tục cải cách kinh tế theo yêu cầu của WTO,
3.- Những yêu cầu và lộ trình cam kết trong hội nhập kinh tế
quốc tế tác động đến kinh tế Thuỷ Sản
3.1Thuế quan
Ngay khi tham gia hội nhập kinh tế khu vực, Thuỷ Sản đã chủ động xác định
lộ trình cắt giảm thuế theo yêu cầu của CEPT nh sau:
Bảng I: Lộ trình cắt giảm thuế quan theo yêu cầu của CEPT
( đơn vị: %)
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Thuỷ Sản tơi sống 15 15 10 10 10 5 5 5 5
Thuỷ Sản chế biến 40 40 35 20 20 20 15 10 5
Nguồn: Báo cáo của Bộ Thuỷ Sản tháng 6 năm 2003
Do thực tế nhập khẩu Thuỷ Sản của ta thấp, trong đó có nhập khẩu nguyên
liệu để chế biến tái xuất do năng lực chế biến mặt hàng có giá trị cao của ta ngày
càng tăng và trình độ công nghệ ngày một tiếp cận đợc trình độ khu vực và thế
giới, đáp ứng đợc yêu cầu của thị trờng thế giới kể cả thị trờng khó tính nh ( Mỹ,
EU) và để phần nào điều hoà nguyên do tác động của tính màu vụ cao trong nuôi
trồng và khai thác hải sản.
Tuy nhiên, khi thu nhập của ngời dân Việt Nam tăng lên thì nhu cầu về hàng
thuỷ hải sản giá trị cao đa dạng nhất là những loại mà việt Nam cha có sẽ tăng lên.
Vì vậy, Bộ Thuỷ Sản đã lựa chọn phơng án cắt giảm thuế nh trên, trong đó cắt
giảm nhanh thuế nhập khẩu nguyên vật liệu nhằm khuyến khích nhập khẩu
nguyên liệu để chế biến tái xuất và hạn chế nhập khẩu thành phẩm để bảo hộ sản
xuất trong nớc.
Đối với WTO: cũng giống quan điểm cắt giảm thuế quan nh đối với CEPT

là bảo hộ sản xuất trong nớc đối với sản phẩm Thuỷ Sản chế biến và khuyến khích
nhập khẩu nguyên liệu để chế biến tái xuất. Vì vậy phơng án cắt giảm thuế trong
cam kết gia nhập WTO thể hiện thuế nhập khẩu cắt giảm thuế với mức cao hơn và
nhanh chóng hơn Thuỷ Sản chế.
3.2. Phi thuế quan
3.2.1. Trợ cấp nhà nớc
Theo quy định của WTO đối với ngành Thuỷ Sản, các hỗ trợ của nhà nớc
nhằm tăng cờng quản lý nghề cá và phát triển bền vững ở mức độ quốc gia bao
gồm phát triển cơ sở hạ tầng, nghiên cứu, đào tạo, khuyến ng và phát triển thị trờng
không bị coi là trợ cấp của nhà nớc . Hoặc các hỗ trợ của nhà nớc nhng không vì
mục tiêu bảo hộ sản xuất trong nớc hoặc bóm méo thơng mại thì không đợc coi là
trợ cấp.
Thực tế tài trợ tài chính cho nghề cá của nớc ta trong thời gian qua chủ yếu
tập chung vào cơ sở hạ tầng nghề cá: cảng cá, khu neo đậu trú bão; đầu t giống
quốc gia phục vụ cho nghiên cứu và bảo tồn giống gốc; khuyến ng; Tuy nhiên,
mức độ tài trợ hàng năm cho những dự án trên còn thấp, không phù hợp với tiềm
năng phát triển của ngành. chẳng hạn, để thực hiện chơng trình phát triển nuôi
trồng Thuỷ Sản , những năm qua cần đầu t 500-700 tỷ đồng mỗi năm cho thuỷ lợi
phục vụ nuôi trồn, nhng thực tế nhà nớc chỉ cân đối đựoc 150-180 tỷ.
Bên cạnh những nội dung tài trợ từ nguồn ngân sách nhà nớc nói trên, từ
năm 1997 chính phủ có chơng trình cho vay vốn tín dụng u đãi đóng và cải hoán
tàu đánh cá xa bờ và từ năm 2000 có cơ chế cho vay vốn u đãi nuôi trồng Thuỷ Sản
theo chơng trình phát triển nuôi trồng Thuỷ Sản, nhằm chuyển đổi cơ cấu sản xuất
nghề cá theo hớng phát triển bền vững: chuyển dịch hợp lý khai thác gần bờ sang
khai thác xa bờ, chuyển một bộ phận lao động từ khai thác hải sản ven bờ sang
nuôi trồng Thuỷ Sản , chế biến và dịch vụ hậu cần cho nghề cá, góp phần tạo việc
làm và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Với những mục đích nh vậy, hoàn toàn không làm
bóp méo thơng mại, phù hợp với quy định.
Tuy nhiên, việc cho vay tín dụng u đãi để đóng góp cải hoán tàu đánh cá xa
bờ trong vài năm gần đây không đợc tiếp tục thực hiện do hiệu quả của một số dự

án đầu t loại này, mặt khác do ngời vay không chịu trả vốn vay ảnh hởng đến việc
thu hồi công nợcủa đơn vị cho vay nên hầu hết các địa phơng không đợc tiếp tục
vay vốn theo chơng trình này ảnh hởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất và khả
năng cạnh tranh của hàng Thuỷ Sản Việt Nam.
Trong khi đó các nớc phát triển thờng sử dụng trợ cấp nh một biện pháp bảo
hộ sản xuất trong nớc. Chẳn hạn, trợ giúp của EU với nghề cá cua rtoàn khối nh
sau:
-Tài trợ trong lĩnh vực khai thác Thuỷ Sản thời kỳ 1994-1999 là 1,84 tỷ
USD, tập trung vào tối u hoá tăng cờng độ khai thác 837,1 triệu USD chiếm 26,7%,
đổi mới hiện đại hoá hạm tàu , bảo vệ nguồn Thuỷ Sản, cảng cá.
- Tài trợ cho nuôi trồng Thuỷ Sản , tập trung vào quy hoạch mặt nớc nuôi,
sản xuất con giống, marketing, môi trờng
TRong kỳ tới EU quyết định sẽ tăng mức tài chính lên cao hơn. từ năm2001, hàng
năm sẽ trợ cấp 1 tỷ USD, tăng gần 2 lần so với trớc
Ngay trong khu vực, một số nớc cũng có những chơng trình trợ cấp cho nhề
cá, theo tài liệu do các nớc cung cấp tại hội nghị" cá cho mọi ngời" tổ chức tại Thái
Lan năm 2001 cho thấy: Malayxi, trợ cấp gia nguyên liệu cho nghề cá năm
1999-2000 với mức trợ giá khoảng 11,3 triệu USD, trợ cấp hỗ trợ khoản vay theo
tỷ giá thị trờng cho hợp tác khai thác cá ngừ biển sâu, khoảng 1,3 triệu USD
Chính do trợ cấp của các nớc phát triển cho nghề cá quá lớn đã tạo cạnh
tranh không bình đẳng trên trờng quốc tế, và ngời khó khăn vẫn là các nớc chậm
phát triển và các nứơc đang phát triển. Tuy nhiên, thực tế lại hay trái ngợc các n-
ớc đang phát triển lại hay bị kiệ là bán phá giá hoặc trợ giá khi sản phẩm của họ
xuất nhiều vào các nớc mạnh.
Vụ kiện doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá cá da trơn là một ví dụ.
3.2.2. thơng mại Thuỷ Sản với vấn đề nguồn lợi, môi trờng
Nhận thức rõ phát triển Thuỷ Sản phải đi đôi với công tác quản lý, bảo vệ
nguồn lợi và bảo vệ môi trờng sinh thái mới đảm bảo phát triển bền vững, Bộ
Thuỷ Sản đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luậtliên quan đến việc bảo vệ
nguồn lợi, môi trờng. Đồng thời trong quá trình chỉ đạo, điều hành sản xuất, vấn

đề này luôn đợc quan tâm. cụ thể trong các lĩnh vực sau:
-Trong khai thác hải sản: đã có các quy định cấm khai thác hải sản bằng các
nghề có tính huỷ diệt nguồn lợi; đăng ký và cấp phép hoạt động cho tàu cá trong
đó quy định loại ng cụ đợc sử dụng, khu vực và thời gian đánh bắt để tránh khai
thác hải sản vào mùa sinh sản, cấm sử dụng chất nổ, súng điện để khai thác hải
sản,, Đồng thời tổ chức thả giống tôm, cá ra biển để tái tạo nguồn lợi, tuyên
truyền cho nông ng dân hiểu rõ việc cần thiết phải bảo vệ và tái tạo nguồn lợi.
Thực hiện quy chế khai thác hải sản có trách nhiệm của FAO và ký thoả thuận bảo
vệ Rùa biển với các nớc trong khối Asean.
Tuy nhiên, các biện pháp về quản lý, bảo vệ tái tạo nguồn lợi hải sản hiện
nay cha thu đợc hiệu quả cao, một mặt do trình độ dân trí của ng dân còn thấp, thu
nhập và đời sống của họ còn khó khăn nên họ thiếu tự giác trong việc thực thi các
quy định về bảo vệ nguồn Thuỷ Sản . Mặt khác, do hệ thống văn bản pháp luật cha
đồng bộ, phơng pháp quản lý còn bất cập trong khi kinh phí cho công tác còn hạn
hẹp, thiếu trang thiết bị tiên tiến phục vụ cho công tác quản lý cũng nh điều hành
sản xuất.
Đối với nuôi trồng Thuỷ Sản, bên cạnh việc phát triển nuôi Thuỷ Sản theo
phơng thức thâm canh, bán thâm canh, còn quan tâm đến việc phát triển nuôi sinh
thái kết hợp tôm-rừng ngập mặn, tôm -lúa.từng bớc thực hiện quy phạm nuôi Thuỷ
Sản của FAO.
Đối với Thuỷ Sản lồng bè, Bộ Thuỷ Sản đã ban hành tiêu chuẩn quy định
khoảng cách, kích cỡ lồng bè và các quy định liên quan đến vệ sinh, môi trờng.
- Việt Nam đã tham gia công ớc quốc tế về bảo vệ động vật hoang dã trong
đó có các loại Thuỷ Sản quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. Ban hành danh mục
những loài Thuỷ Sản phải đáp ứng về điều kiện kích cỡ mới đợc khai thác và xuất
khẩu .
3.2.3. Vệ sinh an toàn thực phẩm
Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 ngành Thuỷ Sản đã quan tâm đến việc
đáp ứng yêu cầu của thị trờng về vệ sinh an toàn thực phẩm. năm 1990 cử ngời đi
học HACCP ở ấn Độ, năm 1991 học ở THái Lan

Từ năm 1994 đã nghiên cứu các quy định của EU để điều chỉnh, bổ sung các quy
định về kiểm soát an toàn vệ sinh Thuỷ Sản của Việt nam cho phù hợpvới yêu cầu
của EU. năm 1997 tiép tục điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của Mỹ.
Để theo kịp xu thế của thế giới quản lý an toàn vệ sinh "từ ao nuôi đến bàn
ăn", Bộ Thuỷ Sản đã ban hành hàng loạt các tiêu chuẩn ngành về điều kiện đảm
bảo về sinh an toàn của các cơ sở sản xuất và cơ sở dịch vụ nghề cá nh: tàu cá,
cảng cá, chợ cá,,.. Đã ban hành quy chế và thực hiện chơng trình kiểm soát chất
độc tố sinh học của vùng thu hoạch nhuyễn thể..
Ngoài ra nhiều tiêu chuẩn ngành nghề về phụ gia, ghi nhãn, bao gói và ph-
ơng pháp kiểm nghiệm đã và đang đợc ban hành nh tiêu chuẩn về hàm lợng các
chất độc tố, tiêu chuẩn về kim loại nặng, quy định sử dụng chất phụ gia thực pham
trong chế biến B ớc đầu thực hiện phơng pháp kiểm soát hệ thống mà các nớc
tiên tiến đang áp dụng.
Mặt khác, hớng dẫn các doanh nghiệp đợc hớng dẫn nâng cấp nhà xởng, đầu
t chiều sâu trang thiết bị, công nghệ và áp dụng HACCP. Nhiều lớp đào tạo về
HACCP đã đợc tổ chức cho cán bộ quản lý nhà nớc cũng nh cán bộ quản lý và cán
bộ thực hành của doanh nghiệp.
Nhờ sự tích cực chuẩn bị các điều kiện tơng đơng, năm 1999 Việt Nam đã
đợc vào danh sách I xuất khẩu Thuỷ Sản vào EU. Đồng thời EU cũng công nhận
chơng trình kiểm soát an toàn vệ sinh đối với nhuyễn thể và Thuỷ Sản nuôi.
Tuy nhiên, ta lại cha có kinh nghiệm về thiết lập cơ chế cũng nh điều kiện
để xây dựng hệ thống kiểm tra, kiểm soát về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với
Thuỷ Sản nhập khẩu theo SPS, nên hiện nay hàng Thuỷ Sản nhập khẩu đang thả
nổi, không có sự kiểm soát. Một mặt do phân công thực hiện giữa các Bộ, ngành
còn trồng chéo vừa có chỗ trống. Mặt khác, còn thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lý liên quan.
3.2.4. Cạnh tranh thơng mại bình đẳng
Nguyên tắc của WTO là cạnh tranh bình đẳng thơng mại hàng hoá cũng nh
thơng mại dịch vụ. Các cơ chế chính sách của Thuỷ Sản đến nay đầy đủ yêu cầu
này.

Tuy nhiên, trong thực tế do xuất khẩu hàng Thuỷ Sản của ta tăng nhanh
trong thời gian qua, nên các nớc lớn đa ra cac hàng rào nhằm hạn chế xuất khẩu
của Thuỷ Sản Việt Nam. Nổi bật là những quy chế d lợng kháng sinh quá mức cần
thiết và không có cơ sở khoa học. Hơn nữa EU còn đốt các lô hàng bị nhiễm kháng
sinh của ta dù mức độ nhiễm rất nhỏ. Tơng tự các nớc Mỹ, Canada cũng đã áp
dụng quy chế của EU. Điều này gây khó khăn lớn cho xuất khẩu Thuỷ Sản Việt
Nam.
Việc gây khó khn đối với việc xuất cá tra, ba sa sang Mỹ cũng là một ví dụ
điển hình. Khi cá da trơn của ta xuất vào Mỹ tăng lên Hiệp hội cá nheo của Mỹ
(CFA) tìm mọi cách để hạn chế xuất khẩu của ta.
Với những động thái trên, các doanh nghiệp Thuỷ Sản của ta không khỏi lo
lắng, ảnh hởng rất lớn đến việc mở rộng sản xuất, công ăn việc làm của ngời lao
động. Vì thực tế Thuỷ Sản không đợc trợ cấp, các doanh nghiệp không bán phá giá,
chất lợng hàng của ta tốt, chúng ta đã thực hiện tốt những quy định về vệ sinh an
toàn thực phẩm, nhng ta vẫn bị đối xử không bình đẳng.
4. Vai trò của Mỹ trong WTO
WTO luôn luôn là chính sách tâm điểm của chính sách thơng mại Mỹ, chi
phối các lợi ích an ninh và kinh tế của nớc này. Mỹ luôn là nớc có ảnh hởng lớn
nhất tại WTO. Với vai trò là nớc đi tiên phong trong việc từ bỏ cơ chế thị trờng
đóng của kỷ nguyên suy thoái để chuyển sang cơ chế thị trờng mở quan điểm của
Mỹ là hội nhập các quốc gia có thể chế kinh tế, chính trị khác nhau vào một nền
kinh tế thế giới hiện đại.
Chơng II: Thực trạng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của
Việt Nam vào thị trờng Mỹ trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế
I. Tổng quan về ngành thuỷ sản Việt Nam
1. Tiềm năng mặt hàng thuỷ sản Việt Nam
Trong nền kinh tế quốc dân, thuỷ sản là một trong những ngành có nhiều
khả năng và tiềm năng huy động để phát triển, có thể đạt đợc tốc độ tăng trởng cao
vào những năm tới và tiến kịp các nớc trong khu vực nếu có các chính sách thích

hợp và đợc đầu t thoả đáng.
Với bờ biển dài 3260 km cùng 112 cửa sông, lạch, vùng đặc quyền kinh tế
khoảng 1 triệu km
2
và hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều eo, vịnh và đầm
phá, ng trờng Có thể nói, tiềm năng nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển và vùng
nớc nội địa Việt Nam là rất phong phú và có giá trị kinh tế cao, phục vụ cho nhu
cầu trong nớc và xuất khẩu. Sự giàu về tài nguyên, khí hậu, đa dạng về sinh thái đã
khiến cho ngành thuỷ sản nớc ta có nhiều u thế phát triển quá trình công nghiệp
hoá và hiện đại hoá đất nớc. Ngành thuỷ sản từ một lĩnh vực kinh tế nhỏ bé thuộc
khối nông nghiệp, đã vơn lên trở thành một ngành kinh tế quan trọng, mũi nhọn
của đất nớc.
Ngành thuỷ sản là ngành có nhiều tiềm năng. Riêng vùng biển đặc quyền
kinh tế với độ rộng hơn 200 hải lý và có khoảng hơn 2000 loài cá biển, trong đó có
hơn 100 loài tôm biển, 53 loài mực, 650 loài rong biển, 12 loài rắn biển và có 4
loài rùa biển, ngoài ra còn có nhiều loại đặc sản quý hiếm khác: yến sào, sò huyết,
ngọc trai, điệp, san hô đỏ Hàng năm cung cấp khoảng 1,7 triệu tấn hải sản các
loại cha kể hàng trăm ngàn tấn nhuyễn thể vỏ cứng. Theo tài liệu điều tra nguồn lợi
thuỷ sản của viện nghiên cú Hải Phòng, thì tổng trữ lợng thuỷ sản từ các nguồn
ngoài biển trong vùng nớc thuộc quyền tài phán của Việt Nam hiện ớc tính khoảng
3 đến 3,5triệu tấn và tổng khối lợng có thể đánh bắt vào khoảng 1,2 đến 1,5 triệu
tấn/năm. Về môi trờng, nếu biết tận dụng mặt nớc của các ao, vịnh biển, các vùng
đất nhiễm mặn ven biển và đất hoang hoá cao triều để mở rộng thêm diện tích
nuôi, kết hợp với đầu t chuyển đổi công nghệ, nâng cao năng suất nuôi trồng thì tới
năm 2005 ta hoàn toàn có khả năng thu đợc hơn 1 triệu tấn hải sản nuôi, trong đó
có các loại đem lại giá trị xuất khẩu cao.
Tiềm năng thuỷ sản đánh giá theo 4 vùng c trú hoặc còn gọi là môi trờng sống của
các loài thuỷ sinh vật nh sau:
+Môi trờng nớc mặn xa bờ. Nguồn lợi hải sản không giàu, mức phong phú
trung bình, càng ra xa mật độ càng giảm, tài nguyên hải sản càng nghèo. Nguồn lợi

đa loài, nhiều cá tạp không có chất lợng cao. Nguồn lợi mang tính phân tán, quần
tụ đàn nhỏ nên rất khó tổ chức khai thác công nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao.
+Môi trờng nớc mặn gần bờ. Đây là vùng sinh thái quan trọng nhất đối với
các loài thuỷ sinh vật. Vì vậy mà vùng này trở thành bãi sinh sản, c trú và phát
triển của nhiều loại thuỷ sản.

×