Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Vay vốn & hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã phong Hải - Bảo Thắng – Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.3 KB, 55 trang )

Phần Mở đầu
1. tính cấp thiết của đề tài
Đói nghèo là vấn đề kinh tế xã hội sâu sắc, xoá đói giảm nghèo là một
trong những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài, đây là một chính sách xã
hội quan trọng của Đảng và của Nhà nớc. Trong công cuộc đổi mới do
Đảng Cộng Sản Việt Nam khởi xớng và lãnh đạo nhằm công nghiệp hoá-
hiện đại hoá đất nớc, xây dựng một nớc Việt Nam dân giàu, nớc mạnh, xã
hội công bằng, văn minh thì xoá đói giảm nghèo là một vấn đề trung tâm.
Kể từ khi bớc vào đổi mới, kinh tế Việt Nam đã có những bớc chuyển
mình lớn, đánh dấu một thời kỳ mang tính cách mạng. Những chính sách
kinh tế mới kích thích năng lực sản xuất trên mọi lĩnh vực kể cả công
nghiệp, dịch vụ cũng nh sản xuất nông nghiệp. Bộ mặt nông thôn ngày
một thay đổi, đời sống nông dân từng bớc đợc nâng lên Đã có một bộ
phận hộ gia đình có vốn, có kiến thức, biết cách làm ăn trở thành những
ngời khá, giàu, them hí có hộ cực giàu. Tuy vậy, nền kinh tế nông thôn
Việt Nam vẫn còn là một nền kinh tế manh mún, sản xuất nhỏ, phân
tánBởi vì sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào điều kiện tự nhiên
khắc nghiệt. Bão ũ thờng xuyên xảy ra hàng năm, cộng thêm hậu quả của
chiến tranh đã dẫn đến một bộ phận không nhỏ dân c nông thôn, vùng
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng cao đang có cuộc sống khó khăn, nghèo đói.
Khi chuyển nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trờng vấn đề nghèo đói
càng đợc thể hiện rõ nết ở một bộ phận dân, Vốn đã thiếu then. Không có
kiến thức làm ăn lại gặp rủi ro do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến
đã nghèo đói lại còn nghèo đói hơn
Để phát triển xã hội và để giảm bớt sự phân hoá giàu nghèo, giúp cho
nhóm ngời nghèo có đợc cuộc sống ổn định và dần thoát khỏi đói nghèo
Liên Hợp Quốc đã lấy năm 1996 là năm chống đói nghèo nhằm giải quyết
1
vấn đề nghèo đói trên toàn cầu. Đặc biệt ở các nớc nghèo, các nớc đang
phát triển hởng ứng sự vận động của Liên Hợp Quốc rất mạnh mẽ. Chính
phủ từng nớc căn cứ vào thực trạng đói nghèo và tình hình phát triển kinh


tế của nớc mình để xây dựng giải pháp, các bớc thực hiện cho quốc gia
mình. Hằng năm cứ đến ngày 17.10 Việt Nam lại phát động ngày vì ngời
nghèo nhằm gây dựng quỹ ủng hộ ngời nghèo.
Xoá đói giảm nghèo là một trong những bớc đi ban đầu để mang lại
thành quả của cách mạng, thành quả của đổi mới cho nhân dân. Quan
trọng nhất là xoá đói giảm nghèo sẽ khắc phục mặt trái của nên kinh tế thị
trờng nh sự phân hoá, phân tầng xã hội. Tuy nhiên, xoá đói giảm nghèo
chỉ trở thành hiện thực khi có các phơng pháp phù hợp với hoàn cảnh và
điều kiện cụ thể. Do vậy có sự khác nhau về thực trạng đói nghèo và công
tác xoá đói giảm nghèo ở các vùng khác nhau. Nông thôn miền núi phía
Bắc do nhiều đặc điểm tự nhiên, cộng đồng dân c, lại là vùng sâu, vùng xa
nên quá trình đổi mới, xoá đói giảm nghèo diễn ra theo nhiều đặc trng
riêng. Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, thuộc diện nghèo so với cả nớc,
nền kinh tế phát triển cha vững chắc, thu nhập bình quân đầu ngời còn
thấp, trình độ dân trí còn hạn chế, cơ sở hạ tầng ở nhiều nơi còn yếu kém,
diễn biến thời tiết phức tạp... Ngay sau ngày tái thành lập tỉnh năm 1991
Lào Cai đã là một trong những tỉnh có phong trào xoá đói giảm nghèo
sớm. Những năm qua phong trào xoá đói giảm nghèo của tỉnh đã đạt đợc
những kết quả đáng kể : năm 2001 giảm 3.440 hộ nghèo tơng ứng giảm
3%, năm 2002 giảm 3.784 hộ tơng ứng giảm 3.23%, năm 2003 giảm
4.140 hộ tơng ứng giảm 3.5%. Tổng nguồn vốn tín dụng cho ngời nghèo
trong 2 năm là 86.910 triệu đồng với 37.802 lợt hộ vay giúp các hộ tự vơn
lên thoát khỏi đói nghèo.
Cùng với chính quyền các cấp Hội phụ nữ, Hội nông dân thực sự đóng
vai trò xung kích giúp nhau vơn lên xoá đói giảm nghèo. Ngoài hỗ trợ tín
dụng, các hộ nghèo đợc hớng dẫn cách làm ăn, đợc hỗ trợ về y tế nh chăm
2
sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh theo định kỳ miễn phí, con em các hộ đói
nghèo đi học đợc miễn giảm tiền học phí, tiền xây dựng trờng lớp. Tuy
thế, công tác xoá đói giảm nghèo vẫn còn phân tán, phần nào còn mang

tính tự phát ở các địa phơng. Tỷ lệ hộ đói nghèo trong toàn tỉnh có giảm,
nhng cha vững chắc.
Để mục đích xoá đói giảm nghèo thành công trớc hết phải tìm ra và
loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đói nghèo. Theo báo cáo của
Sở Kế hoạch và Đầu t Tỉnh Lào Cai về tình trạng xoá đói giảm nghèo thì
có rất nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thiếu vốn cho sản
xuất. Toàn tỉnh có 34.016 hộ đói nghèo trong đó số hộ đói nghèo do thiếu
vốn sản xuất là 39. 102 hộ. Cũng qua báo cho thấy những năm qua biện
pháp chủ yéu của công tác xoá đói giảm nghèo ở tỉnh Lào Cai là cho các
hộ nghèo vay vốn để họ có cơ hội tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập để
vơn lên thoát khỏi đói rộng mức cho vay, thời hạn cho vayđể đảm bảo
100% số hộ nghèo đói đợc vay vốn để sản xuất? Việc sử dụng đồng vốn
có đúng mục đích và có hiệu quả ra sao, trả nợ ngân hàng cả gốc và lãi
nh thế nào?... Từ thực trạng cho vay vốn hiện nay của tỉnh Lào Cai đã và
đang nảy sinh nhiều vấn đề. Việc tìm hiểu vấn đề :
Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải-
huyện Bảo Thắng- tỉnh Lào Cai " là một vấn đề bức xúc. Do vậy tôi đã
chọn vấn đề này làm đề tài cho khoá luận tốt nghiệp của mình. Điều đó
nói lên tính cấp thiết và lý do chọn đề tài của khoá luận.
2. Mục đích và ý nghĩa của đề tài
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nh tên gọi đề tài nhằm đạt đợc những mục tiêu sau:
- Tìm hiểu thực trạng nghèo đói của xã Phong Hải, tỉnh Lào Cai.
- Việc sử dụng vốn vay và hiệu quả của việc sử dụng vốn vay.
3
- Đề xuất một số giải pháp khuyến nghị để giúp các hộ nghèo vay vốn
và sử dụng vốn vay có hiệu quả, thoát khỏi tình trạng đói nghèo hiện
nay.
Nghiên cứu vấn đề này sẽ có ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn sau:
2.2 ý nghĩa lý luận

Đề tài không thuộc nhóm nghiên cứu lý luận mà chủ yếu vận dụng một
số lý thuyết của xã hội học và kinh tế học để nghiên cứu thực tiễn.
2.3 ý nghĩa thực tiễn
Đây là một đề tài nghiên cứu về vấn đề nguồn vốn xoá đói giảm nghèo và
hiệu quả của nguồn vốn cho vay ở một địa phơng cụ thể, một tỉnh miền núi
phía Bắc, một nơi đời sống khá khó khăn bởi vậy các cố gắng về mặt lý
thuyết trong đề tài này nhằm chỉ ra các yếu tố tác động đến sự nghèo đói và
cách khắc phục ở địa phơng bằng hình thức hỗ trợ vốn vay.
Với cách tiếp cận này, dới góc độ xã hội học và công tác xã hội tôi hy
vọng có thể góp phần lý giải vấn đề vay vốn và hiệu quả của vay vốn xoá
đói giảm nghèo một cách khách quan biện chứng. Từ kết quả nghiên cứu
thực nghiệm tôi mong rằng sẽ đóng góp các khuyến nghị và giải pháp cho
việc hoạch định một chính sách kinh tế xã hội trong giai đoạn đổi mới
hiện nay cho các nhà quản lý kinh tế xã hội của tỉnh.
3. Phạm vi của đề tài và nguồn t liệu sử dụng của
khoá luận
3.1 Phạm vi của đề tài
Đói nghèo là vấn đề mang tính toàn cầu đặc biệt ở những nớc nghèo,
nớc chậm phát triển. Trong quá trình toàn cầu hoá của nền kinh tế thế
giới, những nơi còn tình trạng kém phát triển, trình độ dân trí thấp...
Nghèo đói trở thành vấn đề phổ biến, các cơ hội để ngời dân vơn lên đều
bị bỏ qua không tận dụng đợc triệt để. Do vậy nghèo đói trở thành vấn đề
của thế giới, của khu vực, của từng quốc gia, của từng vùng, và trong từng
4
gia đình. Cuộc chiến chống nghèo đói hiện nay là cuộc chiến mang tầm
quốc tế, xuyên suốt các châu lục. Theo tinh thần đó, phạm vi của đề tài về
mặt không gian đợc giới hạn trên phạm vi xã Phong Hải- huyện Bảo
Thắng-tỉnh Lào Cai.
3.2 Nguồn t liệu sử dụng
Trong khoá luận này tôi chủ yếu dựa vào các tài liệu thu thập đợc của

Sở Kế hoạch và Đầu t của tỉnh Lào Cai về vấn đề nghèo đói và xoá đói
giảm nghèo trong các năm 2001-2003 và Đề án xoá đói giảm nghèo trong
các năm 2001- 2005, bên cạnh đó tôi cũng tham khảo thêm một số tài liệu
khác có liên quan đến vấn đề này. Bởi vậy, trong phạm vi khoá luận tôi sử
dụng triệt để nguồn t liệu này.
4. Đối tợng, khách thể, thời gian nghiên cứu.
4.1 Đối tợng nghiên cứu
Vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ nghèo ở xã Phong Hải, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
4.2 Khách thể nghiên cứu
Các hộ nông dân nghèo ở xã Phong Hải, tỉnh Lào Cai theo chuẩn đói
nghèo đợc quyết định số 1143/2000/QĐ - LĐTBXH ngày01 tháng 11
năm 2000 của Bộ Lao Động TBXH.
4.1 Thời gian nghiên cứu
Tháng 12 năm 2003
5. Phơng pháp luận và phơng pháp nghiên cứu
5.1 Phơng pháp luận
5
Khoá luận từ góc độ xã hội học để nghiên cứu vấn đề, bởi vậy nó đòi
hỏi quán triệt các nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Việc xem xét vấn đề hỗ trợ vốn
vay ở xã Phong HảI, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai - một địa phơng cụ
thể ở miền núi phía Bắc phải có quan điểm toàn diện cụ thể lịch sử. Tức là
phải đề cập đền vấn đề trong mối quan hệ với các chơng trình kinh tế- xã
hội mà các cấp bộ Đảng cũng nh các cấp chính quyền và toàn thể nhân
dân trong tỉnh đã tiến hành.
5.2 Phơng pháp nghiên cứu
5.2.1 Phơng pháp phân tích tài liệu.
Để hoàn thành khoá luận tôi sử dụng triệt để nguồn t liệu có liên quan
nhằm phân tích chúng, phục vụ khoá luận nh : Báo cáo về tình hình kinh

tế - xã hội của địa phơng, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện đề án xoá
đói giảm nghèo 3 năm 2001-2003 , Đề án xoá đói giảm nghèo tỉnh Lào
Cai giai đoạn 2001-2005 do Sở Kế hoạch và Đầu t cung cấp. Và một số
tàI liệu khác có liên quan.
5.2.2 Phơng pháp phỏng vấn sâu.
Chọn 15 ngời thuộc các hộ gia đình nghèo ở xã Phong HảI, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai độ tuổi từ 36 trở lên theo tỷ lệ 9 nam, 6 nữ để tiến
hành phỏng vấn sâu.
5.2.3 Phơng pháp quan sát
Qua thực tế tôi sử dụng phơng pháp quan sát nghe, nhìn trong quá
trình đi phỏng vấn sâu thu thập những thông tin về các hiện tợng liên quan
đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá độ chính xác của
thông tin thu đợc.
6. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
6.1 Giả thuyết nghiên cứu
6
- Đói nghèo là một thực tế đang tồn tại khắp nơi. Tuỳ theo tình hình của
từng địa phơng mà vấn đề này đợc thể hiện một cách khác nhau.
- Dự án cho các hộ đói nghèo vay vốn sản xuất .
- Hiệu quả của việc vay vốn.
- Một số khuyến nghị cho việc hỗ trợ vay vốn khắc phục nghèo đói.
6.2 Khung lý thuyết
7
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
Đói nghèo
Chính sách cho vay vốn
Hộ nghèo
Vay vốn Sử dụng vốn Mục đính sử dụng
Hiệu quả vốn vay Hiệu quả xã hội
Đầu t chuyển

nghề
Giải quyết
lao động
Tăng thu
nhập
Công bằng
xã hội
Hạn chế tệ
nạn xã hội
7. Kết cấu của khoá luận
Khoá luận gồm phần mở đầu, phần nội dung chính (2 chơng), phần kết
luận và phần khuyến nghị, tài liệu tham khảo.
Phần mở đầu : nêu lên tính cấp thiết của đề tài, mục đích, ý nghĩa
nghiên cứu, phạm vi của đề tài, nguồn t liệu sử dụng, đối tợng và khách
thể nghiên cứu, phơng pháp nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý
thuyết và kết cấu của khoá luận.
Phần nội dung chính : Bao gồm 2 chơng
Ch ơng I : Tổng quan vấn đề và địa bàn nghiên cứu nhằm trình bày lịch
sử vấn đề nghèo đói và hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo ở địa bàn tỉnh
Lào Cai nói chung và ở xã Phong HảI nói riêng. Đồng thời đa ra các khái
niệm liên quan đến đề tài. Những thông tin đợc trình bày ở chơng này sẽ
là cơ sở cho việc nghiên cứu ở chơng II.
Ch ơng II : Hỗ trợ vay vốn xoá đói giảm nghèo và hiệu quả vốn vay
của các hộ nghèo ở xâ Phong HảI, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai nhằm
8
nêu lên thực trạng nghèo đói và cách khắc phục tình trạng nghèo đói ở
đây.
Phần kết luận và khuyến nghị : Nêu ra những kết luận đợc rút ra từ
thực tế phân tích và nghiên cứu. Qua đó đa ra một vài khuyến nghị mang
tính khả thi.

Phần nội dung chính
Chơng I
CƠ Sở lý luận và thực tiễn của đề tài
------------------- * * * --------------------
1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Nghèo đói và xoá đói giảm nghèo là vấn đề của thế giới, của quốc gia,
của dân tộc. Đó là một vấn đề bức xúc đang đặt ra cho mỗi quốc gia nhất
là các nớc nghèo, nớc chậm phát triển. Tuỳ theo tình hình kinh tế và thực
trạng đói nghèo của mỗi nớc mà chính phủ có những hoạch định, giải
pháp và chơng trình hành động để giảm đói nghèo cho quốc gia mình.
Việt Nam là một nớc nông nghiệp, theo thống kê của cuộc tổng điều
tra dân số và nhà ở ngày 01/ 04/ 1999 có tới 58.407.770 ngời đang sống ở
nông thôn trên tổng số dân là 76.324.753 ngời tức là chiếm tới 76.5% dân
9
số. Do hậu quả của cuộc chiến tranh kéo dài và điều kiện khắc nghiệt của
tự nhiên dẫn đến cuộc sống của một bộ phận không nhỏ dân c sống ở
vùng núi, vùng sâu, vùng xa... đang gặp khó khăn và mức sống của họ ở
mức nghèo đói. Để giải quyết vấn đề này Đảng và Nhà nớc ta đã đề ra
nhiều chính sách hỗ trợ cho dân nghèo. Hiện nay Đảng và Chính phủ
đang tập trung chỉ đạo thực hiện nhằm giảm tỉ lệ hộ đói nghèo, giúp đỡ
các hộ các hộ nghèo sống ở khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa giúp họ
nâng cao đời sống của mình. Vấn đề này luôn là đề tài cho các nhà
nghiên cứu, đã có nhiều nghiên cứu lý luận và nghiên cứu thực tiễn đặc
biệt quan tâm đến vấn đề nghèo đói. Sự tham gia của các nhà khoa học và
quản lý vào các công trình nghiên cứu đã và đang góp phần cung cấp
thêm thông tin định tính và định lợng làm cơ sở cho việc tổng kết và rút ra
bài học kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp xoá đói giảm nghèo, phát triển
kinh tế nông thôn cho thời gian tới, nhằm đẩy mạnh phát triển nông
nghiệp và xây dựng nông thôn theo hớng công nghiệp hoá- hiện đại hoá
đất nớc.

Trong những năm qua, đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề
nghèo đói. Mỗi công trình nghiên cứu đều đề cập giải quyết một vấn đề
cụ thể của phát triển sản xuất nông nghiệp, sử dụng đất đai, tài nguyên,
khí hậu, nguồn nhân lực nhằm giải quyết triệt để tình trạng đói nghèo.
Qua nghiên cứu cho thấy nổi bật lên vấn đề về vốn và nó trở thành mối
quan tâm chung của các nhà nghiên cứu khi đề cập đến mảng công
nghiệp hoá- hiện đại hoá nông thôn đất nớc nói chung và nông thôn, vùng
sâu, vùng xa nói riêng....
Trong cuốn Việt Nam tiếng nói của ngời nghèo . Báo cáo tổng hợp
do Ngân hàng Thế Giới và Bộ phận phát triển Quốc tế của Sứ quán Anh
phối hợp với Action Aid Việt Nam (Anh) và Oxfram (Anh), Quỹ hỗ trợ
nhi đồng Anh và chơng trình phát triển nông thôn miền núiViệt Nam-
Thuỵ Điển tiến hành nhằm tăng cờng sự hiểu biết về các khía cạnh nghèo
10
đói, giảI thích mối quan hệ nhân quả và quá trình làm cho ngời ta rơI vào
cảnh nghèo đói cũng nh thoát khỏi cảnh nghèo đói.
Trong cuốn Xoá đói giảm nghèo của Việt Nam do UNDP nghiên
cứu đề cập đến nguồn vốn tín dụng cho ngời nghèo nêu lên những bất cập
còn tồn tại trong việc vay vốn và chuyển giao vốn tới tận tay ngời nghèo.
Trong cuốn Vấn đề xoá đói giảm nghèo ở nông thôn hiện nay đề
cập đến các biện pháp cụ thể để xoá đói giảm nghèo trong đó cũng có
biện pháp vay vốn và sử dụng vốn của hộ nghèo.
Trong cuốn Vấn đề nghèo ở Việt Nam do Nhà Xuất Bản Chính Trị
Quốc Gia ấn hành các tác giả cuốn sách đó đã đề cập đến một phần nào
đó những hoạt động của thị trờng đối vốn đối với những ngời nghèo và đa
ra một số giải pháp song nhìn chung vẫn còn cha cụ thể.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đều viết dới góc độ kinh tế
học. Giải quyết vấn đề này các tác giả đã bám sát những vấn đề đặc biệt
là vấn đề vốn. Các đề tài luôn nhấn mạnh khó khăn bất cập trong việc vay
vốn, huy động vốn, bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn của các

tầng lớp khác nhau trong xã hội nông thôn. Riêng việc sử dụng vốn vay là
đợc nhấn mạnh nhất. Hầu hết các đề tài trên đợc tiến hành nghiên cứu ở
một pham vi rộng (một huyện thạm chí trong cả nớc). Nhng ngoài những
đạt đợc thì các vấn đề nghiên cứu này hầu nh chỉ nhấn mạnh việc cho vay
vốn và sử dụng vốn vay, và đặc biệt quan tâm đến hiệu quả kinh tế chứ
không đề cập nhiều đến hiệu quả xã hội do việc vay vốn đem lại.
Bên cạnh đó các công trình này cha đi sâu vào việc tìm hiểu những tác
động của điều kiện địa lý tự nhiên, cơ chế thị trờng và đặc biệt là phong
tục, tập quán, chuẩn mực truyền thống, tác động đến việc vay vốn và sử
dụng vốn của ngời dân.
Qua những nghiên cứu trên, tôi tiến hành khoá luận về vấn đề nghèo
đói từ khía cạnh xã hội học, kết hợp giải quyết vấn đề từ khía cạnh kinh tế
11
nhằm chỉ ra những khó khăn trong việc vay vốn và sử dụng vốn của
những hộ nghèo ở một xã cụ thể.
Qua đó đề ra một số giải pháp có tính khả thi để giải quyết vấn đề vây
vốn và tạo điều kiện cho các hộ nghèo có đợc sự phát triển bền vững.
2. tổng quan về địa bàn nghiên cứu
* Về vị trí địa lý
Tỉnh Lào Cai đợc tái thành lập từ năm 1991 sau khi tách tỉnh Hoàng
Liên Sơn cũ. Nằm ở vùng biên giới với Trung Quốc, và là cực Tây Bắc
của Tổ quốc, Lào Cai có 9 huyện : Bảo Thắng, Bảo Yên, Bắc Hà, Mờng
Khơng, Sa Pa, Bát Xát, Than Uyên, Văn Bàn, Si Ma Cai, 2 thị xã : Lào
Cai , Cam Đờng và 180 xã với tổng diện tích đất đai khoản trên 8000
km2. Địa bàn bị chia cắt lớn, với phần thung lũng dọc sông Hồng và các
tuyến đờng bộ, đờng sắt chạy ngang qua vùng trung tâm của tỉnh. Các
huyện miền núi nằm bao quanh hành lang trung tâm từ đông- bắc sang
tây - nam gồm nhiều dãy núi và thung lũng nhỏ biệt lập với các cộng
đồng nông thôn sinh sống. Địa hình tự nhiên của tỉnh có độ cao thay đổi
từ 80m trên mực nớc biển lên tới 3.143m trên mực nớc biển tại Fan Si

Pan, đỉnh núi cao nhất Việt Nam. Địa hình vùng cùng với tác động của
tiểu khí hậu đã giúp tạo nên một môi trờng thiên nhiên rất đa dạng.
Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa miền núi, mùa đông lạnh
khô, rất ít ma. Mùa hề nóng, ma nhiều. Khí hậu Lào Cai có đặc điểm
phân hoá theo phía Đông và Tây của dãy Hoàng Liên Sơn và cũng phân
hoá theo đai cao của nền nhiệt, đa dạng của nền ẩm. Lào Cai ít bị ảnh h-
ởng của bão nhng dễ bị lũ lụt, trợt lở núi, sập đờng trong mùa ma lũ đe
doạ các cơ sở vật chất của hệ thống thông tin.
Lào Cai có hệ thông giao thông tơng đối phát triển cả đờng bộ, đờng
thuỷ, đờng sắt. Tỉnh Lào Cai có 203 km đờng biên giới với Trung Quốc,
Trong đó có 103 km đờng biên giới đất lion và 100 km đờng biên giới là
sông suối. Lào Cai là một cửa khẩu quốc tế và hai cửa khẩu quốc gia ở M-
12
ờng khơng và Bát Xát. Lào Cai còn có một số diểm giao lu kinh tế, văn
hoá có điều kiện có thể mở cửa khẩu nh : Y Tý, Bản Vợc (Bát Xát), Na
Lốc, Pha Long( Mờng Khơng), Si Ma Cai.
Lào Cai là một trong những tỉnh có tỉ lệ ngời mù chữ cao nhất Việt
Nam. Theo ớc đoán, chỉ có một nửa số dân từ 10 tuổi trở lên biết đọc và
biết viết. Tỷ lệ biết chữ thay đổi lớn giữa các nhóm dân tộc : Kinh 95%,
Tày 80%, Dao 30%, và H mông 8%. Tỷ lệ phụ nữ mù chữ còn cao hơn
rất nhiều so với nam giới, đặc biệt trong số ngời Hà Nhì và H mông.
* Về văn hoá - xã hội
Lào Cai có 33 dân tộc anh em cùng sinh sống và điều này đã tạo nên
những hình thái đa dạng trong hệ thống sử dụng đất và các đặc điểm văn
hoá- xã hội của tỉnh. ở vùng trung du của tỉnh thì ngời Kinh, Tày, Thái,
Lào và Giáy chiếm đa số. Trong khi đó, ngời H mông, Dao, Nùng, Phù
Lá và nhiều dân tộc khác sống ở vùng cao hơn. Nhóm dân tộc lớn nhất là
ngời Kinh chiếm 35%, H mông chiếm 20%, ngời Dao chiếm 15%, ngời
Tày chiếm 10%. Nhiều xã và nhiều thôn bản có hai, ba hay nhiều dân tộc
sinh sống.

* Về dân số và tình hình di c
Tổng số dân năm 1998 của tỉnh khoảng 600.000 ngời với mật độ dân
c ở nông thôn thay đổi từ mức thấp là 50 ngời/ km2 ở một số xã vùng cao,
sâu lên tới hơn 200 ngời/ km2 ở vùng trung du.
Trong những thập kỷ qua, có những thay đổi và di chuyển dân số đáng
kể trong tỉnh cũng nh việc ngời Kinh di c từ dới xuôi lên vùng Kinh tế
mới ở phía Bắc.
* Về tình hình kinh tế
Kinh tế Lào Cai chủ yếu dựa vào nông nghiệp và tự cung tự cấp với
hơn 88% ngời đến độ tuổi lao động và làm nông nghiệp. Tại khu vực
trung du, nông dân làm ăn theo hệ thống canh tác hỗn hợp : trồng lúa nớc,
trồng nơng, thâm canh vờn hộ, và các hệ thống vờn - rừng sản xuất kết
13
hợp với chăn nuôi làm vờn, trồng rừng và nuôi cá ở nhiều nơi vì ở đây có
nhiều cơ hội thị trờng hơn.
Đất rừng chiếm khoảng 66% diện tích đất toàn tỉnh, mặc dù chỉ có
20% diện tích là có rừng, số diện tích còn lại đợc sử dụng với nhiều mục
đích khác nhau.
Lào Cai là một tỉnh giàu nguồn khoáng sản nhất Việt Nam. Các lợi thế
của tỉnh bao gồm tập đoàn cây đa dạng và phong phú, tiềm năng phát
triển du lịch ở vùng cao. Lào Cai là cầu nối, là điểm giao lu văn hoá và
kinh tế giữa miền ngợc và miền xuôI, giữa Việt Nam với Trung Quốc
2,1 Một vài nét về xã Phong Hải- huyện Bảo Thắng tỉnh Lào Cai
Xã Phong HảI thuộc huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có địa hình đồi
núi thấp. Phía đông giáp xã TháI Niên, phía nam giáp xã Phong Niên,
phía tây giáp xã Cốc Ly- huyện Bắc Hà, phía bắc giáp xã Bản Cầm.
Xã Phong HảI thuộc vùng khí hậu cận nhiệt gió mùa, khí hậu không
đồng đều, chia làm 4 mùa rõ rệt, mùa hè nắng nóng, mùa đông lạnh giá.
Xã có 8.007 ngời. Mật độ dân số: 90.4 ngời / km2. Có 10 dân tộc an
hem cùng sinh sống trên địa bàn xã ngời Kinh : 51.55 %, H mông:

24.89%, dao: 14.28%, Nùng: 6.76%, các dân tộc còn lại: 2.52%.
Các dân tộc sinh sống trên địa bàn xã có truyền thống cần cù, đoàn kết
, giúp đỡ nhau trong sản xuất - đời sống. Các tập tục tiến bộ của các dân
tộc sinh sống trong cộng đồng về cới hỏi, ma chay đợc duy trì theo tập
quán của từng dân tộc.
Về kinh tế Đời sống nhân dân còn hết sức khó khăn , nguồn thu chủ
yếu dựa vào độc canh lúa trên chân ruộng một vụ và ngô trên nơng rẫy.
Việc áp dụng khoa học kỹ thuật đa giống cây mới vào sản xuất còn hạn
chế. Theo số liệu thống kê của toàn xã ( năm 2001) tổng số hộ đói nghèo
là 901 hộ chiếm tỷ lệ 51.84%. Trong đó: Hộ đói là 60 hộ chiếm tỷ lệ
3.54%
Hộ nghèo là 841 hộ chiếm tỷ lệ 48.29%
14
Kinh tế kém phát triển, thu nhập bình quân đầu ngời còn thấp, tích luỹ
ít nên cho đến nay việc xây dung nhà ở của ngời dân còn quá nhiều khó
khăn. Đa số các hộ gia đình nghèo còn ở nhà lợp ngói Prôximâng, lợp
tranh kém và ván Pơmu từ trớc để lại. Công tác vệ sinh môI trờng rất kém,
hầu hết các hộ gia đình cha có ý thức giữ gìn vệ sinh chung trong cuộc
sống sinh hoạt chung của cộng đồng. Chăn nuôI gia súc còn thả rông, trâu
bò, lợn gà để gần nơI ở của ngời, gần nguồn nớc sinh hoạt.
Về y tế: Hiện nay, công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc bảo vệ
sức khoẻ nhân dân trên địa bàn xã do Phòng khám đa khoa khu vực đảm
nhận.
Về văn hoá: Các cơ sở văn hoá nh trạm phát thanh truyền hình, nhà bu
điện văn hoá xã đã đợc đầu t xây dung. Nhìn chung các công trình nêu
trên cha đồng bộ với các cơ sở văn hoá khác nh sân bãi thể thao tuy đã có
nhng còn quá thô sơ, không ở gần các khu trung tâm nên không đáp ứng
đợc yêu cầu luyện tập thi đấu.
Tỷ lệ phủ sang phát thanh đạt 90%, tỷ lệ phủ sang truyền hình đạt
80%. Trên địa bàn xã phong trào xây dựng gia đình văn hoá, thôn bản văn

hoá đã đi vào chiều sâu, đem lại lợi ích thiết thực, góp phần đẩy lùi các tệ
nạn xã hội, các hoạt động tôn giáo trái phép, xây dựng nếp sống mới văn
minh, tiến bộ.
Điện lới quốc gia đã đa về đến xã năm 1997, 9 thôn bản đợc sử dụng
điện lới bao gồm 720 hộ ( hơn 42%), còn 10 thôn bản cha đợc sử dụng.
Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 110 máy thuỷ điện nhỏ quy mô hộ gia
đình.
4. .Các khái niệm sử dụng
4.1 Khái niệm vốn
Tổng thể nói chung những tài sản bỏ ra lúc đầu, thờng thể hiện bằng
tiền, dùng trong sản xuất, kinh doanh nói chung là hoạt động sinh lời.
Từ điển Tiếng Việt- Nhà xuất bản Đà Nẵng
15
4.2 Vốn Nhà nớc
Do kế hoạch Nhà nớc cho vay để hỗ trợ ngời nghèo thông qua chơng
trình xoá đói giảm nghèo nh vay của hội phụ nữ, Đoàn thanh niên để làm
kinh tế, nguồn vốn do Nhà nớc cấp.
4.3 Khái niệm vay vốn
Vay là nhận tiền hoặc vật của ngời khác cho mục đích của ngời đi vay
với điều kiện sẽ trả lại bằng cái cùng loại hoặc ít nhất là số lợng tơng đ-
ơng. Nói cách khác vay vốn với điều kiện khi trả lại thêm một khoản phần
trăm cho vay.
Tất cả các hoạt động cho vay vốn đều nhằm thoả mãn một nhu cầu
nào đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, sinh hoạt... các nguồn vốn
vay rất đa dạng và phong phú từ vi mô đến vĩ mô, chính thức đến phi
chính thức, nó không giới hạn địa lý mà diễn ra mọi nơi, mọi lúc.
Ngời đi vay phải có nhu cầu thoả mãn cho mục đích của mình, ngời cho
vay thoả mãn một phần hoặc toàn bộ mục đích nhu cầu của ngời vay.
Việc vay mợn diễn ra giữa hai bên thông qua các thủ tục pháp lý đầy đủ
hoặc do mối quan hệ. Đây là tiêu chí để hoạt động này diễn ra suôn sẻ

cho cả hai bên.
Có nhiều kiểu vay vốn:
- Vay lãi : Vay một khoản tiền nhất định sau một thời gian sẽ trả thêm
một tỉ lệ lãi nhất định .
- Vay không lãi : Vay một khoản tiền nhất định sau một thời gian sẽ trả
lại khoản tiền nh lúc vay.
- Vay lâu dài : Thời gian không hạn định.
- Vay nóng : Vay ngay tạm thời, thờng là trong khoảng thời gian rất
ngắn.
4.4 Phân tầng xã hội
16
Đối với nớc ta hiện nay phân tầng xã hội là một hiện tợng tất yếu kinh tế
xã hội mang tính phát triển xã hội.
Phân tầng xã hội và phân hoá giàu nghèo trong xã hội có hai mặt tích cực
và tiêu cực. Phát huy mặt tích cực chính là sự phát triển kinh tế xã hội.
Hạn chế mạt tiêu cực chính là hạn chế sự gia tăng bất bình đẳng xã hội.
Muốn xoá đói giảm nghèo phải dựa trên những căn cứ lý luận và thực tiễn
của sự phân tầng xã hội, phân hoá giàu nghèo, phải hoạch định chính sách
tạo ra việc làm và điều kiện làm việc của ngời nghèo.
4.5 Công bằng xã hội
Công bằng xã hội là sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của con ngời
trong mọi quan hệ xã hội và thiết chế xã hội mà cốt lõi của nó là sự bình
đẳng về kinh tế, chính trị, pháp luật. Công bằng xã hội đợc các thiết chế
xã hội bảo đảm thông qua chính sách xã hội và pháp luật. Công bằng xã
hội nguyện vọng chính đáng của nhân dân, là mục tiêu, động lực của chủ
nghĩa xã hội. Công bằng xã hội cũng chính là sự ứng xử hợp lý nhằm điều
hoà các mối quan hệ xã hội đặc biệt là trong việc tạo ra các mối quan hệ
các mối quan hệ xã hội đồng đều cho các cá nhân, các nhóm xã hội trong
quá trình tìm kiếm lợi ích và sự thăng tiến xã hội phù hợp với nguyên tắc
cống hiến và hởng thụ, đồng thời có sự điều hoà lợi ích giữa các nhóm xã

hội nhằm tạo ra sự ổn định xã hội để phát triển.
Đối lập với khái niệm công bằng xã hội là khái niệm bất bình đẳng xã
hội, đó là sự không ngang bằng nhau về các cơ hội hoặc lợi ích của các cá
nhân khác nhau trong một hay nhiều nhóm xã hội.
Có nhiều nguyên nhân tạo ra bất bình đẳng xã hội nhng nhìn chung bất
bình đẳng xã hội đợc tạo ra bởi nguyên nhân sau đây: Những cơ hội trong
cuộc sống, địa vị xã hội, ảnh hởng chính trị khi một cá nhân hoặc một
nhóm ngời trong xã hội tập hợp đợc những điều kiện trên thì họ sẽ chiếm
dụng hoặc tận dụng để có đợc những lợi ích xã hội trên cơ sở hợp lý. Bất
bình đẳng là một hiện tợng xã hội nó tồn tại song song cùng với nhiều
17
hiện tợng xã hội khác, chỉ khi nào những hiện tợng xã hội nh chính sách
xã hội, công bằng xã hội đợc giải quyết thì bất bình đẳng mới đợc hạn
chế.
4.6 Khái niệm chính sách xã hội
Theo văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI Nhà xuất bản
Sự Thật Hà Nội 1987
Chính sách xã hội là loại chính sách đợc thể chế hoá bằng pháp
luật của Nhà nớc, thành một hệ thống quan điểm, chủ trơng, phơng h-
ớng và biện pháp để giải quyết những vấn đề xã hội liên quan đến công
bằng xã hội và phát triển an ninh xã hội, nhằm góp phần ổn định
phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội.
Chính sách xã hôi đợc nhìn từ hai cấp độ:
- Theo nghĩa hẹp: tức là chính sách cho những nhóm mà ngành Lao
động xã hội gọi là đối tợng chính sách và đối tợng xã hội.
- Theo nghĩa rộng: có sự bao hàm các chính sách giai cấp tầng lớp.
Sự tồn tại của một chính sách luôn phục vụ cho một hợc một vài mục tiêu
xác định, chính vì vậy chính sách trở lên vô nghĩa khi không có mục tiêu
hoặc mục tiêu không rõ ràng. Mục tiêu không tự nhiên sinh ra mà do chủ
thể quản lý đa ra với chủ định cần đi tới, nó thay đổi theo thời gian. Các

chính sách đa ra nhằm ổn định xã hội và phát triển xã hội, thông qua các
chính sách cụ thể đối với từng nhóm đối tợng.
Nhằm phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo, căn cứ Luật Tổ Chức Chính Phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001 căn cứ quyết định số 143/2001/ QĐ - TTg
ngày 27/9/2001 của thủ tớng chính phủ phê duyệt Chơng trình mục tiêu
quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.
Căn cứ Quyết định số 177/2001/ QĐ - TTg ngày 9/11/2001 của Thủ t-
ớng Chính phủ thành lập Ban chủ nhiệm chơng trình mục tiêu quốc gia
xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.
18
Chính phủ ban hành quyết định số 67/2002/QĐ-TTg ngày 28/5/2002 về
quy chế hoạt động của ban Chủ nhiệm Chơng trình mục tiêu quốc gia
xoá đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2001-2005.
Thông t liên bộ số 01/LB: Bộ KH Bộ TC Bộ LĐTBXH ngày
15/3/1999 của liên Bộ: Bộ kế hoạch và đầu t Bộ tài chính Bộ Lao
Động Thơng binh xã hội về việc lồng ghép các chơng trình, dự án cho
chơng trình xoá đói giảm nghèo. Theo nguyên tắc tránh đầu t trùng lặp,
các công trình có cùng nội dung trên cùng một địa bàn.
Thông t số 05/1999/TTLT. BLĐTBXH- BTC- BYT ngày 29/1/1999
của liên Bộ: Bộ Lao động Thơng binh và xã hội Bộ tài chính
Bộ y tế hớng dẫn về các chính sách bảo hiểm y tế đối với ngời nghèo.
Thông t số 54/1998/ TTLT. BGĐ- ĐT BTC của Bộ Giáo dục và
Đào tạọ
- Bộ tài chính hớng dẫn về thu và miễn giảm đóng góp học phí cho
học sinh con các hộ đói nghèo.
4.7 Khái niệm đói nghèo
4.7.1 Khái niệm hộ đói
Là tình trạng một bộ phận hộ gia đình không có khả năng thoả
mãn các nhu cầu tối thiểu nhằm duy trì cuộc sống ( cơm không đủ
ăn, áo không đủ

mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị ).
4.7.2 Khái niệm hộ nghèo
Là tình trạng một bộ phận hộ gia đình có mức sống dới mức sống
trung bình của cộng đồng ( thiếu ăn, mặc không lành, không đủ ấm,
không có khả năng phát triển sản xuất )
Để cụ thể hoá xác định quy mô hộ đói nghèo Bộ LĐ- TBXH căn
cứ vào tình hình kinh tế xã hội, tốc độ tăng trởng kinh tế và khả năng
nguồn ngân sách để thực hiện chính sách hỗ trợ ngời nghèo đói. huẩn
đói nghèo đợc điều chỉnh theo quyết định số 1143/2000/QĐ ĐTBXH
19
ngày 01/11/2000 của Bộ LĐ - TBXH. Theo quyết định này hộ nghèo
là hộ có thu nhập bình quân đầu ngời nh sau:
- Vùng nông thôn miền núi, hải đảo : dới 80.000 đồng/ ngời/
tháng,960.000 đồng/ ngời/ năm.
- Vùng nông thôn đồng bằng : dới 100.000 đồng/ ngời/ tháng,
1.200.000 đồng/ ngời/ năm.
- Vùng thành thị : dới 150.000 đồng/ ngời/ tháng, 1.800.000 đồng
ngời/ năm.
Cũng theo quyết định này hộ đói là hộ có thu nhập dới 13 kg gạo
ngời/tháng, tơng đơng với 45.000 đồng ( cho tất cả các vùng ).
20
Chơng ii
Nội dung nghiên cứu
---------- * * * -------------
vay vốn và hiệu quả vốn vay của các hộ gia đình
nghèo ở xã phong hải- bảo thắng - Lào cai.
2.1.1. Thực trạng đói nghèo và chơng trình xoá đói giảm nghèo ở Lào
Cai
Đói nghèo là một vấn đề xã hội mang tính toàn cầu. Tại các vùng sâu,
vùng xa, vùng cao ... đời sống nhân dân còn chịu nhiều cực khổ, lâm vào

cảnh đói nghèo không đảm bảo đợc những điều kiện tối thiểu của cuộc
sống. Khi mới tái thành lập tỉnh năm 1991, tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh trên
50%, trong đó tỷ lệ hộ đói là 31%. Đến năm 1995, tỷ lệ hộ đói nghèo toàn
tỉnh là 33.75%, trong đó hộ đói khoảng 15%. Theo chuẩn đói nghèo quy
định tại Thông báo số 1751 ngày 20/5/1997 của Bộ Lao động- TBXH thì
tỷ lệ đói nghèo toàn tỉnh thời điểm cuối năm 1998 còn 24.86%.
Ngày 01/11/2000 của Bộ Lao động TBXH ban hành quyết định số
1143 quy định chuẩn đói nghèo mới. Đầu năm 2001 cả tỉnh đã thực hiện
cuộc tổng điều tra kinh tế hộ gia đình xác định hộ đói nghèo theo cả hai
tiêu chuẩn trên, kết quả điều tra toàn tỉnh có 113.550 hộ, tình hình đói
nghèo nh sau:
Theo chuẩn đói nghèo tại thông báo số 1751 thì số hộ đói nghèo toàn tỉnh
là 16.965 hộ chiếm tỷ lệ 14.94%, trong đó hộ đói là 6.94%, hộ nghèo là
8%.
Theo chuẩn đói nghèo quy định tại quyết định số 1143 thì tổng số hộ đói
nghèo là 34.016 hộ chiếm tỷ lề 29.96% tổng số hộ toàn tỉnh, trong đó hộ
đói là 6.94%, hộ nghèo là 23.02%. Chia theo khu vực thì khu vực thành
21
thị là 4.018 hộ chiếm 16.5% số hộ toàn tỉnh và chiếm 11.81% tổng số hộ
đói nghèo, khu vực nông thôn là 29.998 hộ chiếm 33.63% số hộ toàn tỉnh
và chiếm 88.19% tổng số hộ đói nghèo.
Bảng 1: Hộ đói nghèo ở tỉnh Lào Cai năm 2000
Dân số Số hộ đói nghèo Tỷ lệ(%) hộ đói nghèo
Số
khẩu
Số
hộ
Tổng
Số
Hộ

đói
Hộ
nghèo
Tổng
số
Hộ đói Hộ
nghèo
595.051 113.350 34.016 7.878 26.138 29.96 6.94 23.02
Căn cứ vào thực tiễn trên, căn cứ vào mong muốn nguyện vọng của
nhân dân Đảng và Nhà nớc đã phát động nhiều chơng trình xoá đói giảm
nghèo. Từ những năm 1992 xoá đói giảm nghèo trở thành phong trào ở tất
cả các tỉnh, thành phố trong cả nớc. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai nhiều mô
hình mới xuất hiện và đợc nhân rộng. Sự phối hợp lồng ghép với các ch-
ơng trình kinh tế xã hội khác về xoá đói giảm nghèo bớc đầu đã đem lại
những kết quả đáng kể.
Qua hai năm thực hiện chơng trình mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm
nghèo đời sống của phần lớn nhân dân đã đợc cải thiện, thu nhập bình
quân theo đầu ngời năm 1998 là 1.940 triệu đồng/ ngời đến năm 2000 đạt
2.258 triệu đồng/ ngời. Số hộ giàu, hộ sản xuất giỏi tăng nhanh, số hộ
nghèo, hộ đói thu hẹp. Theo số liệu điều tra họ nông dân và kết quả tổng
kết phong trào sản xuất giỏi của các huyện,thị xã năm 2000 trong tổng số
94.545 hộ nông dân toàn tỉnh có 6.467 hộ giàu chiếm 6.84%, có 9.836 hộ
khá chiếm 20.98%, có 47.156 hộ trung bình chiếm 49.88%, có 21.081 hộ
đói nghèo chiếm 22.30%.
Tuy nhiên, phong trào xoá đói giảm nghèo cha đồng đều ở các địạ
phơng, cha có giải pháp xoá đói giảm nghèo hữu hiệu mang tính vi mô trên
phạm vi toàn quốc. Hiệu quả xoá đói giảm nghèo cha cao, tỷ lệ hộ đói nghèo
22
vẫn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo phát sinh và tái nghèo còn cao. Trong 3 năm
toàn tỉnh có khoảng 4.300 hộ nghèo phát sinh chiếm tỷ lệ 3.5%, bình quân

mỗi năm khoảng gần 1.2%.
Nguồn vốn cân đối hàng năm cho xoá đói giảm nghèo còn thấp so với
nhu cầu thực tế ở địa phơng.
Thực trạng đói nghèo có rất nhiều nguyên nhân, mỗi hộ đói nghèo đều do
một hoặc một vài nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, hoặc do chủ quan của ng-
ời nghèo, hoặc do các yếu tố khách quan. Theo số liệu điều tra các hộ đói
nghèo theo tiêu chuẩn mới, trong 34.016 hộ đói nghèo có thể phân loại đói
nghèo theo từng nhóm nguyên nhân sau:
Bảng 2 : Các nguyên nhân dẫn đến đói nghèo
Nguyên nhân Số hộ Tỷ lệ %
Chủ
Quan
Thiếu kinh nghiệm làm ăn 13.059 38.39
Thiếu vốn 23.345 68.78
Đông ngời ăn và thiếu lao động 9.835 29.9
ốm đau, tàn tật
2.429 6.26
Mắc tệ nạn xã hội 2.78
Khách
quan
Thiếu đất sản xuất 9.292 27.13
Gặp rủi ro bởi thiên tai, khí hậu 870 2.56
Sản phẩm làm ra không có nơi tiêu thụ 823 2.42

Một số nguyên nhân khách quan có tính bao trùm chung là do:
- Điều kiện địa lý xa xôi cách biệt khu trung tâm thị xã, địa bàn là vùng
sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng kém, giao thông đi lại khó khăn.
- Do trình độ dân trí thấp, thiếu thông tin, giao lu giữa các vùng, các dân
tộc còn hạn chế.
- Xác định tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với

diều kiện của từng vùng còn chậm.
- Thời gian lao động ở những nơi sản xuát một vụ còn lãng phí ( trong 1
năm số ngày nhàn rỗi lên tới 90/360 )
23
Ngoài các nguyên nhân nêu trên còn có các nguyên nhân khác nh ăn tiêu
lãng phí, lời lao động hoặc do phong tục tập quán lạc hậu, do việc tổ chức
thực hiện các chính sách ở cơ sở cha tốt. Cha tạo điều kiện thuận lợi trong
làm ăn cho ngời nghèo để họ có điều kiện vơn lên ... Các nguyên nhân đói
nghèo thờng kết hợp đan xen vào nhau, một hộ đói nghèo có thể là do cùng
một lúc bị tác động bởi một vài hoặc tất cả các nguyên nhân, nhất là ở các hộ
đồng bào dân tộc ít ngời, các hộ vùng sâu, vùng xa. Nhóm nguyên nhân
khách quan tuy cha phải là nguyên nhân chính song nó cũng tác động không
nhỏ đến tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân c ở các xã vùng sâu, vùng
xa còn nhiều khó khăn của tỉnh.
Trên thực tế cho thấy, vấn đề xoá đói giảm nghèo là một trong những
mục tiêu quan trọng của chính sách kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nớc ta
hiện nay.
Ngày 25/12/2001 Chính phủ đã ban hành QĐ số 143/2001/QĐ - TTg phê
duyệt chơng trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo và việc làm 2001-2005 nhằm
đạt đợc các mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát: Gắn xoá đói giảm nghèo với phát triển kinh tế xã hội,
tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ ngời nghèo, xã nghèo trên địa bàn tỉnh Lào
Cai phát triển kinh tế, tự vơn lên thoát khỏi đói nghèo.
Mục tiêu cụ thể: Đến năm 2005 trên địa bàn tỉnh Lào Cai không còn hộ
đói kinh niên, giảm tỷ kệ hộ nghèo xuống dới 15% ( bình quân mỗi năm
giảm 3%) thông qua lồng ghép các nguồn vốn, chơng trình để thực hiện mục
tiêu hỗ trợ xoá đói giảm nghèo.
Nội dung của chơng trình này là:
- Tập trung cho việc phát triển nông, lâm nghiệp nông thôn, đầu t cơ sở
hạ tầng, khai thác có hiệu quả nguồn vốn ( ngân sách TW, ngân sách địa ph-

ơng, vốn các đề án và dự án tài trợ của các tổ chức trong nớc, Quốc tế, vốn
vay, vốn huy động trong nhân dân...)
24
- Tập trung tất cả các nguồn lực triển khai đồng bộ và có hiệu qua các đề
án, dự án hỗ trợ trực tiếp các hộ đói nghèo những điều kiện cần thiết để họ
phát triển sản xuất, tăng thu nhập, ổn định đời sống tự vơn lên thoát khỏi đói
nghèo, Thực hiện thắng lợi chơng trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo trên
địa bàn tỉnh Lào Cai một cách vững chắc, trên cơ sở lồng gháp các đề án và
dự án hỗ trợ xoá đói giảm nghèo chủ yếu sau:
- Giải quyết việc làm cho ngời lao động.
- Đào tạo cán bộ cơ sở.
- Hỗ trợ đầu t cơ sở hạ tầng.
- Quy hoạch sắp xếp ổn định dân c.
- Phát triển ngành nghề nông thôn.
- Vấn đề dân số và kế hoạch hoá gia đình.
- Hớng dẫn cách làm ăn cho ngời nghèo.
- Tín dụng nông thôn và tín dụng cho ngời nghèo.
- Hỗ trợ giáo dục cho ngời nghèo.
- Hỗ trợ y tế cho ngời nghèo.
Tổng nhu cầu vốn thực hiện chơng trình là 119.539 triệu đồng.
Trong đó :+ Hỗ trợ trực tiếp cho các hộ đói nghèo: 108.859 triệu đồng
+ Đào tạo cán bộ quản lý điều hành: 10.680 triệu đồng
2.1.2. Thực hiện chơng trình xoá đói giảm nghèo ở Lào Cai
Theo báo cáo đánh giá đề án xoá đói giảm nghèo 3 năm 2001-2003.
Cuối năm 2000 theo tiêu chí mới tại quyết định số 1143/QĐ- LĐTBXH của
bộ Lao động thơng binh xã hội toàn tỉnh còn 34.016 hộ nghèo chiếm tỷ lệ
29.96% tổng số hộ.
Trong 2 năm 200-2002 giảm đợc 11.8% hộ nghèo, đến hết năm 2002
còn 22.699 hộ nghèo, tỷ lệ còn chiếm 19.19% tổng số hộ. Trong đó năm
2001 giảm 4.19% hộ nghèo, năm 2002 giảm 6.95% hộ nghèo. Năm 2003

theo báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo toàn tỉnh giảm 7.585 hộ nghèo / 4.140
25

×