Tải bản đầy đủ (.docx) (96 trang)

Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận tải hàng hoá tại công ty Vận tải hàng hóa ĐS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.23 KB, 96 trang )

Chuyên đề thực tậpTN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp Nhà nước
ĐSVN Đường sắt Việt Nam
VTĐS Vận tải Đường sắt
HHĐS Hàng hoá Đường sắt
CTY Công ty
TCTĐSVN Tổng công ty Đường sắt Việt Nam
CTVTHHĐS Công ty vận tải hàng hoá Đường sắt
KHĐT Kế hoạch đầu tư
ĐMTX Đầu máy toa xe
KTNV Kỹ thuật nghiệp vụ
TKMT Thống kê máy tính
HCTH Hành chính tổng hợp
TCLĐ Tổ chức lao động
BĐCT Biểu đồ chạy tàu
TSCĐ Tài sản cố định
TSLĐ Tài sản lưu động
CBCNV Cán bộ công nhân viên
VCĐ Vốn cố định
CTN Container
1
1
Chuyên đề thực tậpTN
lêi më ®Çu
1.Tính cấp thiết của đề tài
Toàn cầu hoá và thương mại hoá nền kinh tế đang diễn ra với tốc độ ngày
càng cao trên mọi lĩnh vực đời sống kinh tế như thương mại , tổ chức sản xuất, đầu
tư và trên phạm vi toàn thế giới.
Trong thời gian qua ,Việt Nam đã từng bước hội nhập quốc tế một cách vững chắc


bằng việc ra nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia khu vực
mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), gia nhập diễn đàn kinh tế Châu Á Thái Bình
Dương (APEC), gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO).Với việc hội nhập
quốc tế , Việt Nam có nhiều cơ hội thuận lợi cũng như phải đối mặt với nhiều thách
thức, khó khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế của mình.
Hội nhập quốc tế ,Việt Nam có điều kiện thâm nhập thị trường quốc tế đồng
thời có tiếng nói bình đẳng trong viêc thảo luận về các chính sách thương mại thế
giới, tạo điều kiên để các doanh nghiêp trong nước tiếp cận dần với các tiêu chuẩn
quốc tế ,trao đổi và tiếp thu các kỹ năng quản lý, tiếp thu được các công nghệ của
nước ngoài, từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam phát triển. Do đó lượng hàng hoá sản xuất ra ngày một nhiều,
nhu cầu vận chuyển hàng hoá giữa các vùng, miền trong nước và xuất nhập khẩu
hàng hoá trong khu vực và quốc tế cũng tăng lên là một tất yếu khách quan. Đây là
cơ hội tốt và có tiềm năng rất lớn cho các ngành vận tải nói chung và nghành
Đường Sắt nói riêng, song nó cũng là một môi trường cạnh tranh khốc liệt giữa các
loại hình vận tải trong nước và quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh vận tải
phải nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để chiếm lĩnh thị trường và thị phần với
mục tiêu tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tái đầu tư sản xuất mở rộng.
Với những kiến thức được họp tập ở trường KTQD và qua thời gian thực tập
thực tế tại Công ty Vận Tải Hàng Hoá Đường Sắt em mạnh dạn nghiên cứu đề tài:
“Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong vận tải hàng hoá tại
công ty VTHHĐS ”.
2
2
Chuyên đề thực tậpTN
Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo CTVTHHĐS và các phòng
ĐMTX , KHĐT, KTNV, TKMT, HCTH cùng sự hướng dẫn hết sức tận tình của cô
giáo .PGS.TS Lê Thị Vân Anh đã giúp em hoàn thành đề tài này. Do trình độ lý
luận cũng như kiến thức thực tế còn hạn chế, thời gian thực tập thực tế tại công ty
chưa nhiều nên đề tài của em sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất

mong nhận được sự góp ý của CBCNV trong công ty và cô giáo hướng dẫn, để đề
tài của em được hoàn thiện hơn.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Khái quát hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về năng lực cạnh
tranh của CTVTHHĐS
Nêu lên một số kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ĐS
Đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty VTHHĐS.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty vận tải HHĐS trong giai đoạn tới 2007-2010.
3.Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu , trong đó chủ yếu là
phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phân tích tổng hợp, phân tích
thống kê, so sánh ,sử lý hệ thống v.v..
4.Kết cấu của đề tài.
Đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận gồm 3 chương có các bảng ,sơ đồ ,biểu
đồ, tài liệu tham khảo
Chương1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành Đường sắt Việt
Nam.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty VTHHĐS trong
thời gian qua
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty VTHHĐS trong giai đoạn tới
3
3
Chuyờn thc tpTN
Chng I
Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngành
đờng sắt việt nam
I.Lý lun c bn v nng lc cnh tranh.
1.Cnh tranh.

1.1.Khỏi nim v cnh tranh:
Cnh tranh núi chung, cnh tranh trong kinh t núi riờng l mt khỏi nim cú
nhiu cỏch hiu khỏc nhau. Khỏi nim ny c s dng cho c phm vi doanh
nghip, phm vi ngnh, phm vi quc gia hoc phm vi khu vc liờn quc gia.v.v..
Theo K.Marx: Cnh tranh l s ganh ua, s u tranh gay gt gia cỏc
nh t bn nhm ginh git nhng iu kin thun li trong sn xut v tiờu th
hng hoỏ thu c li nhun siờu ngch.
Theo t in kinh doanh (xut bn nm 1992 Anh) thỡ cnh tranh c
nh ngha l: S ganh ua ,s kỡnh ch gia cỏc nh kinh doanh nhm tranh
ginh ti nguyờn sn xut cựng mt loi hng hoỏ v phớa mỡnh.
Theo T in Bỏch Khoa Vit Nam: Cnh tranh l hot ng tranh ua gia
nhng ngi sn xut hng hoỏ, gia cỏc thng nhõn, cỏc nh kinh doanh trong
nn kinh t th trng, chi phi bi quan h cung - cu, nhm ginh cỏc iu kin
sn xut, tiờu th v th trng cú li nht
Theo hai nh kinh t hc ngi M P.A. Samuelson v W.D. Nordhaus:
Cnh tranh(Competition) l s kỡnh ch gia cỏc doanh nghip cnh tranh vi
nhau ginh khỏch hng hoc th trng. Hai tỏc gi ny cho cnh tranh ng
ngha vi cnh tranh hon ho (PerjectCompetition)
Cỏc tỏ gi trong cun Cỏc vn phỏp lý v th ch v chớnh sỏch cnh
tranh v kim soỏt c quyn kinh doanh thuc d ỏn VIE/97/016 thỡ: Cnh
tranh cú th c hiu l s ganh ua gia cỏc doanh nghip trong vic ginh mt
s nhõn t sn sut hoc khỏch hng nhm nõng cao v th ca mỡnh trờn th
4
4
Chuyên đề thực tậpTN
trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, doanh số
hoặc thị phần. Cạnh tranh trong môi trường như vậy đồng nghĩa với ganh đua”
3
Theo Uỷ ban cạnh tranh công nghiệp của Tổng Thống Mỹ thì: “Cạnh tranh
đối với một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện thị trường tự do và

công bằng , có thể sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đáp ứng được các đòi hỏi của
thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của người
dân nước đó”.
Tại diễn đàn liên hợp quốc trong báo cáo về cạnh tranh toàn cầu năm 2002
thì định nghĩa cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Khả năng của nước đó đạt
được những thành quả nhanh và bền vững về mức sống, nghĩa là đạt được các tỷ lệ
tăng trưởng kinh tế cao được xác định bằng các thay đổi của tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) tính trên đầu người theo thời gian”
Từ những định nghĩa và các cách hiểu không giống nhau trên có thể rút ra
các điểm hội tụ chung sau đây:
Cạnh tranh là cố gắng nhằm giành lấy phần hơn, phần thắng về mình trong
môi trường cạnh tranh. Để có cạnh tranh phải có các điều kiện tiên quyết sau:
- Phải có nhiều chủ thể cùng nhau tham gia cạnh tranh: đó là các chủ thể có
cùng mục đích, mục tiêu và kết quả phải giành giật; Tức là phải có một đối tượng
mà các chủ thể cùng hướng đến chiếm đoạt trong kinh tế, với các chủ thể cạnh
tranh bên bán, đó là các loại sản phẩm tương tự có mục đích phục vụ một loại nhu
cầu của khách hàng mà các chủ thể tham gia cạnh tranh đều có thể làm ra và được
người mua chấp nhận. Còn với chủ thể cạnh tranh bên mua là sự giành giật mua
được các sản phẩm theo đúng mong muốn của mình.
- Việc cạnh tranh phải được diễn ra trong một môi trường cạnh tranh cụ thể,
đó là các ràng buộc chung mà các chủ thể tham gia canh tranh phải tuân thủ. Các
ràng buộc này trong cạnh tranh kinh tế giữa các doanh nghiệp chính là các đặc
điểm nhu cầu về sản phẩm của khách hàng và các ràng buộc của luật pháp và
thông lệ kinh doanh ở trên thị trường. Còn giữa những người mua với người mua,
5
5
Chuyên đề thực tậpTN
hoặc giữa những người mua với những người bán là các thoả thuận được thực hiện
có lợi hơn cả đối với người mua.
- Cạnh tranh có thể diễn ra trong một khoảng thời gian không cố định hoặc

ngắn (từng vụ việc), hoặc dài (trong suốt quá trình tồn tại và hoạt động của mỗi
chủ thể tham cạnh tranh ). Sự cạnh tranh có thể diễn ra trong khoảng thời gian nhất
định: hoặc hẹp ( một tổ chức,một địa phương, một ngành), hoặc rộng (một nước,
giữa các nước).
1.2 Các loại hình cạnh tranh
Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại:
a.Căn cứ vào chủ thể tham thị trường.
Cạnh tranh được chia thành 3 loại:
- Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá
của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất.giá cả cuối
cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữa hai bên.
- Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc
vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh
trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận
giá cao để mua được hàng hoá mà họ cần.
- Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc canh tranh nhằm
giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá giảm xuống và có lợi cho người
mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu
được sức ép sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thi phần của mình cho các đối
thủ mạnh hơn.
b. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế.
Cạnh tranh được phân thành hai loại:
- Cạnh tranh trong nội bộ ngành : Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả
của cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
6
6
Chuyên đề thực tậpTN
- Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá

trình này, có sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là
hình thành tỷ xuất lợi nhuận bình quân.
c. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh.
Cạnh tranh được phân thành 3 loại:
- Cạnh tranh hoàn hảo (Perject Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa
nhiều người bán trên thị trường trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế
giá cả thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng nhất, tức
là không khác nhau về quy cách, phẩm chất, mẫu mã.
- Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperject Comtition): Là hình thức cạnh
tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản
phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Đây là loại hình cạnh tranh phổ
biến trong giai đoạn hiện nay.
- Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Comtition): Trên thị trường chỉ có
một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản
phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào
quan hệ cung cầu.
d. Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh.
Cạnh tranh được chia thành hai loại
- Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng pháp luật, phù hợp với chuẩn
mực xã hội và được xã hội thừa nhận; nó thường diễn ra sòng phẳng, công bằng và
công khai.
- Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẽ hở của luật pháp,
trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như chốn thuế, buôn lậu, móc ngoặc,
hàng giả v.v..).
2.Năng lực cạnh tranh.
2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn
cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà
7
7

Chuyên đề thực tậpTN
chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh
ở cấp quốc gia, cấp ngành và cấp doanh nghiệp.
Theo từ điển thuật ngữ chính sách thương mại, năng lực cạnh tranh là
năng lực của một doanh nghiệp hoặc một ngành, thậm chí một quốc gia không bị
doanh nghiệp khác, ngành khác hoặc nước khác đánh bại về năng lực kinh tế.
Tổ chức UNCATAD thuộc liên hợp quốc cho rằng : Năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp trong việc giữ vững hoặc tăng thị
phần của mình một cách vững chắc hay năng lực hạ giá thành hoặc cung cấp sản
phẩm bền, đẹp, rẻ của doanh nghiệp.
Theo dự án VIE 01/025. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo
bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần ,thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong
môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước.
Những quan niệm trên cho thấy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp dựa
trên hai tiêu chí chủ yếu là thị phần và lợi nhuận. Năng lực cạnh tranh được xem là
một mômen động lực phản ánh và lượng hoá tổng hợp thế lực, cường độ và động
thái vận hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác
với đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu xác định và trong khoảng
thời gian xác định.
Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp tạo cơ sở cho năng lực cạnh
tranh quốc gia. Một đất nước có năng lực cạnh tranh quốc gia cao phải có nhiều
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh, ngược lại để tạo điều kiện cho doanh nghiệp
có năng lực cạnh tranh thì môi truờng kinh doanh phải thuận lợi, các chính sách
kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, có thể dự báo được; kinh tế phải ổn định; bộ máy nhà
nước phải trong sạch, hoạt động có hiệu quả…
2.2.Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh.
Năng lực cạnh tranh được đánh giá một cách tổng thể nhất thông qua các chỉ
tiêu sau:
* Sản lượng, doanh thu: Đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp thể
hiện năng lực đầu ra của doanh nghiệp. sản lượng tiêu thụ sản phẩm tăng cao,

8
8
Chuyên đề thực tậpTN
doanh thu tăng trưởng cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng duy trì và
giữ vững thị phần của doanh nghiệp
* Thị phần: Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm dịch vụ, cho biết khả
năng chấp nhận của thị trường với sản phẩm doanh nghiệp cung cấp.Thi phần sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp lớn hơn chứng tỏ nó có khả năng đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.
* Tỷ suất lợi nhuận: Được đo bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận doanh nghiệp thu được
với chi phí, doanh thu, tài sản hoặc vốn của doanh nghiệp bỏ ra để thu được khoản lợi
nhuận đó. Chỉ tiêu này đánh giá tính hỉệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng trên, năng lực cạnh tranh còn được đánh giá
qua các chỉ tiêu định tính như:
- Chất lượng hàng hoá - dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh .
- Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu trên là biểu hiện bên ngoài của năng lực cạnh tranh. Chúng
cho thấy kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhưng đồng thời chúng cũng là các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh theo lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu chứng tỏ sức mạnh của doanh
nghiệp trên thị trường khi đem so sánh với các đối thủ.
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1.Các nhân tố môi trường vĩ mô.
Một doanh nghiệp không tồn tại độc lập mà trong mối quan hệ hữu cơ với
chủ thể khác trong môi trường hoạt động của mình. Các yếu tố thuộc môi trường
bên ngoài doanh nghiệp có những tác động qua lại nhất định tới khả năng tồn tại
và phát triển của doanh nghiệp. môi trường kinh doanh của doanh nghiệp có thể sẽ
thúc đẩy hay kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần phân tích yếu tố môi trường vĩ mô.

a.Các nhân tố về kinh tế.
Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định tạo lập nền tài
9
9
Chuyên đề thực tậpTN
chính quốc gia ổn định, ổn định tiền tệ, lạm phát ở mức kiểm soát được. Kinh tế
phát triển thúc đẩy quá trình tích tụ, tập trung tư bản, tăng nguồn vốn đầu tư phát
triển…Sự phát triển kinh tế xã hội kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu
dùng của người dân tăng lên, đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh
nghiệp. Ngược lại, một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính
quốc gia sẽ không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm
sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối phó với nhiều khó khăn để
đứng vững và vượt qua, canh tranh trên thị trường sẽ khốc liệt hơn.
b.Nhân tố môi trường chính trị - pháp lý.
Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt
động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho
doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Vì vậy, tính
ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra một số thuận lợi cho một số doanh nghiệp
này nhưng tạo ra bất lợi cho doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay
đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới
là một yếu tố để doanh nghiệp thành công.
c. Các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hướng đến lĩnh vực kinh
doanh của doanh nghiệp.
Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá tác động đến tất cả các lĩnh vực của
các nước trên thế giới. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển nhưng cũng vừa đem lại
nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
Xu hướng tự do hoá thương mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong kinh doanh
ngày càng mạnh mẽ hơn. Xu hướng này làm cho thị trường có nhiều biến động

dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức quản lý, cơ cấu đầu tư…
Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới cũng như trong khuôn
khổ quốc gia đều ảnh hưởng mạnh mẽ tới năng lực của doanh nghiệp. Hoạt động
trong những ngành có tốc độ phát triển về công nghệ cao thì công nghệ chính là
nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh, là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Do
đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và đón đầu được sự phát triển
10
10
Chuyên đề thực tậpTN
khoa học công nghệ, phải có kế hoạch đổi mới công nghệ để nâng cao năng xuất,
nâng cao hiệu quả hoạt động nhằm tăng khả năng cạnh tranh.
d. Nhân tố văn hoá xã hội.
Các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu xã hội, sự ảnh hưởng
của các nền văn hoá cũng tác động nhiều đến hành vi tiêu dùng của người dân đối
với các dịch vụ công nghệ cao.
3.2.Các nhân tố môi trường vi mô.
a. Đối thủ cạnh tranh hiện tại.
Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp nhất tới khả năng
duy trì của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những tác
động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có
những chiến lược, sách lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình
trên thi trường.
b. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng.
Đó là các đối thủ mới xuất hiện tham gia đội ngũ các nhà canh tranh mà các
doanh nghiệp cần dự đoán chuẩn xác để có cách đối phó.
c. Đối thủ cạnh tranh ngẫu nhiên.
Đó là sự xuất hiện các sản phẩm mới có tính năng thay thế từ các ngành
nghề khác do thành tựu khoa học công nghệ đem lại. Đây là đối thủ bất ngờ và rất

khó đối phó mà doanh nghiệp phải lường trước.
3.3. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.
a. Năng lực về tài chính.
Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về
tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh
nghiệp trong cạnh tranh. Vốn là một trong những điều kiện cần để doanh nghiệp
duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy động vốn và sử
dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên.
11
11
Chuyên đề thực tậpTN
b. Năng lực sản xuất.
- Khả năng tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. Giá thành rẻ và quy mô sản
xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy mới tạo ra sức cạnh
tranh lớn cho doanh nghiệp .
- Trình độ công nghệ. Công nghệ trên thế giới hiện nay đã trải qua quá trình
phát triển nhanh chóng.việc lựa chọn công nghệ nào cho doang nghiệp có ý nghĩa
quyết định đến khả năng cạnh tranh của DN. Công nghệ được lựa chọn phải phù
hợp với nguồn lực của DN, phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh.
Trong điều kiện kinh doanh hiện tại và tương lai công nghệ đó phát huy như thế
nào, phải làm cho DN có ưu thế hơn đối thủ.
c. Nguồn nhân lực.
Con người là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại, phát triển của DN.
Trình độ, chất lượng của đội ngũ lao động ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm
dịch vụ mà DN đang cung cấp. Con người phải có trình độ, cùng với lòng hăng
say làm việc thì mới tiếp cận, vận hành được những máy móc thiết bị công nghệ
cao. Đó là cơ sở để tạo nên sức mạnh cạnh tranh cho DN.
d. Maketing.
Hệ thống bán hàng và các hoạt động maketing đưa sản phẩm đến với khách
hàng, thoả mãn nhu cầu tốt nhất của khách hàng. Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra

bởi hoạt động maketing và bán hàng hết sức to lớn. Chất lượng lao động phục vụ
khách hàng góp phần không nhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.
nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp của doanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ khách
hàng trung thành với sản của doanh nghiệp.
e. Hoạt động nghiên cứu và phát triển.
Nghiên cứu và phát triển đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển và
ứng dụng những công nghệ mới kịp thời tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường như:
phát triển sản phẩm mới trước đối thủ cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm,
cải tiến quy trình sản xuất để giảm chi phí…Hoạt động này có sự khác nhau giữa
12
12
Chuyên đề thực tậpTN
các doanh nghiệp, giữa các ngành đồng thời còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
Đặc trưng của sản phẩm, nguồn nhân lực, nguồn vốn, sự trợ giúp của Chính phủ…
Các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược phát triển sản phẩm mới rất quan
tâm đến hoạt động nghiên cứu phát triển, họ còn hợp tác với cơ quan nghiên cứu
như các trường đại học…để đưa các công trình nghiên cứu vào sản xuất.
f. Các chiến lược cạnh tranh.
Các chiến lược cạnh tranh bao gồm các mục tiêu, các giải pháp và các công
cụ cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đó là một mô hình tổng thể xác định việc doanh
nghiệp sẽ cạnh tranh như thế nào, mục tiêu cạnh tranh của doanh nghiệp là gì,
những chính sách nào cần có để thực hiện mục tiêu đó? Chiến lược cạnh tranh đưa
ra giải pháp biến các nguồn lực của doanh nghiệp thành sức mạnh cạnh tranh
nhằm vượt qua đối thủ cạnh tranh tạo ra vị trí vững chắc lâu dài trong ngành.
Như vậy năng lực quản lý chiến lược cạnh tranh có vai trò quyết định sự
thành công của doanh nghiệp trong cạnh tranh với đối thủ trên thị trường. Lựa
chọn đúng và thực hiện tốt chiến lược cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp khẳng
định và giữ vững vị trí trên thị trường.
Các chiến lược cạnh tranh cơ bản theo mô hình chiến lược cạnh tranh chung
của M.Porter, dựa trên hai yếu tố cơ bản là phạm vi cạnh tranh và ưu thế cạnh

tranh của sản phẩm, bao gồm :
- Chiến lược hướng vào chi phí.
- Chiến lược khác biệt hoá.
- Chiến lược tiêu điểm.
Miller và Mintzberg đã phát triển từ mô hình chiến lược cạnh tranh chung
của M.Porter và đưa ra năm mô hình chiến lược cạnh tranh bằng khác biệt hoá như
sau:
- Sự khác biệt sáng tạo .
- Sự khác biệt về tiếp thị.
- Dẫn đầu về chi phí.
13
13
Chuyên đề thực tậpTN
- Khác biệt về chất lượng.
- Khác biệt về dịch vụ khách hàng.
Tiếp cận tổng thể các môi trường bên ngoài(vĩ mô, vi mô) và môi trường
bên trong của doanh nghiệp, MC.kinsey đã xây dựng ma trận vị thế của doanh
nghiệp như sau:
B¶ng 1: Ma trận vị thế của DN
Khả năng cạnh tranh
Cao Trung bình Thấp
4 3 2 1
N
h
i

u

c
ơ


h

i
í
t

n
g
u
y

c
ơ
Phát triển Phát triển Ổn định
T
r
u
n
g

b
ì
n
h
Phát triển Ổn định Rút lui
N
h
i


u

n
g
u
y

c
ơ
í
t

c
ơ

h

i
Ổn định Rút lui Rút lui
Môi trường kinh doanh
II. Năng lực cạnh tranh của ngành vận tải Đường sắt.
1. Vai trò của ngành vận tải Đường sắt trong nền kinh tế quốc dân.
Cùng với sự ra đời của loài người thì cũng xuất hiện hình thái vận chuyển.
Cùng với sự phát triển của xã hội, các hình thức vận tải cũng phát triển đến một
mức độ nhất định. Như vậy giao thông vận tải cũng ra đời do nhu cầu khách quan
của xã hội. Do đó nó gắn liền với quá trình phát triển xã hội.
14
14
Chuyên đề thực tậpTN
Giao thông vận tải giữ vai trò liên kết các bộ phận của xã hội hoặc nền kinh

tế với nhau trong phạm vi toàn cầu. Nó là hệ thống mao mạch nối liền các khu dân
cư, khu công nghiệp, các vùng hẻo lánh với các vùng kinh tế lớn góp phần. Vào
giao lưu buôn bán, giao lưu văn hoá, đô thị hoá nông thôn, phát triển công nghiệp
nối các khâu sản xuất với tiêu dùng…Đáp ứng yêu cầu vận chuyển ngày càng tăng
của xã hội.
Trên thế giới VTĐS ra đời từ rất sớm với việc xuất hiện động cơ hơi nước.
Từ đó đến nay vận tải Đường sắt không ngừng thay đổi và phát triển nhanh chóng
cùng với sự phát triển của đường bộ, đường thuỷ và hàng không.
Đặc biệt hiện nay nền kinh tế sản xuất hàng hoá phát triển. Thì tỷ lệ giá trị
của sản phẩm không còn chiếm phần đa số mà thay vào đó là sự phân phối, lưu
thông sản phẩm hàng hoá thì mọi sản phẩm làm ra đều phải qua khâu vận tải cuối
cùng mới đến tay người tiêu dùng. So với các loại hình vận tải trong cả nước thì
vận tải Đường sắt có những đặc diểm nổi bật sau.
- Vận tải Đường sắt có năng lực chuyên chở lớn, có thể vận chuyển khối
lượng hàng hoá lớn đa dạng về chủng loại và kích thước.
- Tốc độ vận chuyển hàng hoá nhanh.
- Vận tải Đường sắt có tính chất liên tục quanh năm ít phụ thuộc vào điều
kiện thời tiết khí hậu…
- Giá thành vận chuyển tương đối thấp so với các phương tiện vận tải khác.
- An toàn cao đây là ưu thế của ngành vận tải Đường sắt.
- Đảm bảo được sự liên hệ hợp tác giữa thành thị và nông thôn, giữa công
nghiệp với nông nghiệp, giữa các vùng kinh tế với nhau thông qua sự đi lại của
con người.
- Góp phần vào việc phân bố sức lao động trong cả nước điều hoà lao động
giữa các vùng kinh tế, các khu vực trong cả nước.
- Đảm bảo sự đi lại cho mọi hoạt động chính trị, văn hoá khoa học…Góp
phần làm cầu nối giữa các dân tộc trên thế giới.
15
15
Chuyên đề thực tậpTN

2. Đặc điểm của ngành vận tải Đường sắt.
Vận tải là quá trình thay đổi vị trí của hàng hoá và hành khách nhằm thoả
mãn nhu cầu về kinh tế, quốc phòng giao lưu văn hoá, phục đời sống vật chất và
tinh thần cho toàn xã hội. Là một phương tiện giao thông vận tải chủ yếu trong nền
kinh tế quốc dân, vận tải Đường sắt có đầy đủ đặc điểm chung của ngành giao
thông vận tải T-Km và HK-Km. Sản phẩm này không thể tích luỹ, do đó phải
thường xuyên dự trữ về phương tiện vận tải và năng lực chuyên chở phòng khi
khối lượng vận tải tăng đột xuất như các dịp lễ tết, hè…
Phạm vi hoạt động vận tải Đường sắt trên địa bàn rộng lớn, ở nước ta ngành
vận tải Đường sắt phân bố dọc triều dài đất nước từ Bắc tới Nam, nối liền ba miền
đất nước.
Trên mạng lưới Đường sắt các bộ phận đầu máy, toa xe, cầu đường thông tin
tín hiệu… là những bộ phận khác nhau nhưng đòi hỏi phải hoạt động thường
xuyên, liên tục ăn khớp chính xác, chặt chẽ với nhau theo một quy trình tác nghiệp
thống nhất để có thể thực hiện biểu đồ chạy tàu chính xác.
3. Các chỉ tiêu đo lường năng lực cạnh tranh của ngành Đường sắt.
Mặc dù đa số các doanh nghiệp vận tải hiện nay là của nhà nước. Nhưng
trong các hoạt động sản suất kinh doanh họ vẫn phải chấp nhận một sự cạnh tranh
trong khuôn khổ một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Việc tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào khả năng
cạnh tranh lành mạnh của nó với các doanh nghiệp vận tải khác. Để hoạt động có
hiệu quả mỗi doanh nghiệp phải biết đánh giá đúng các mặt mạnh, mặt yếu của
mình và của các doanh nghiệp khác. Thông thường người ta dựa vào các tiêu
chuẩn sau:
3.1. Khả năng thực hiện công việc vân tải:
Khả năng vận tải của doanh nghiệp được thể hiện qua :
- Khối lượng vận chuyển có thể đảm nhận được trong một giai đoạn kế
hoạch.
- Khả năng linh hoạt và cơ động trong quá trình tổ chức vận chuyển.
- Khả năng thích ứng với các yêu cầu và đòi hỏi của thị trường.

16
16
Chuyên đề thực tậpTN
- Những loại hàng mà doanh nghiệp chiếm ưu thế trong vận chuyển so với
các phương tiện vận chuyển khác.
- Sự đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.
3.2.Chất lượng vận t ải: Ở đây dùng các chỉ tiêu sau:
- An toàn
- Tốc độ vận chuyển.
- Tốc độ đưa hàng.
- Tỷ lệ hao hụt.
- Sự thuận tiện cho khách hàng.
3.3.Giá cả trong vận tải:
Giá cước và giá vé trong vận tải đóng vai trò rất quan trọng trong việc tồn
tại và phát triển của ngành. Trong quá trình thực hiện công việc sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp nào cũng mong muốn sản phẩm của mình bán được giá cao,
nhưng khi cạnh tranh với các nhà sản xuất khác thì cần có giá cả hợp lý. Nếu đặt
giá cao thì sẽ khó tiêu thụ các sản phẩn của mình. Muốn không giảm lượng tiêu
thụ thì cần phải có giá hợp lý được thị trường chấp nhận.
Khi đặt giá mỗi doanh nghiệp vận tải phải căn cứ vào:
- Chí phí sản xuất.
- Quan hệ cung cầu trên thị trường vận tải.
- Sự cạnh tranh trên thị trường.
- Sự điều tiết của nhà nước.
4. Cạnh tranh giữa đường sắt với các loại phương tiện vận tải khác:
Ngành Đường sắt tham gia vào công tác vận chuyển cùng với tất cả các loại
phương tiện vận chuyển khác. Tuy trong quá trình vận chuyển mỗi bên đều có
những ưu thế riêng và phạm vi riêng để phát huy sở trường của mình nhưng không
vì thế mà sự cạnh tranh ở đây không phức tạp. Muốn hiểu những điểm mạnh, điểm
yếu của ngành đường sắt chúng ta hãy xét những đặc điểm của từng loại phương

tiện vận tải.
Hiện nay tham gia vào công tác vận chuyển ở nước ta có các loại hình
phương tiện Đường sắt, đường thuỷ, đường bộ và đường hàng không.
17
17
Chuyên đề thực tậpTN
Các loại phương tiện vận tải trên đều có những ưu và nhược điểm trong quá
trình khai thác. Sau đây là những đặc điểm cơ bản của các loại phương tiện vận tải.
*Đường hàng không:
Là phương tiện vận tải có tốc độ cao nhưng phụ thuộc nhiều vào thời tiết.
Trong những ngày nhiều sương mù các chuyến bay phải đình chỉ. Giá vé cao, giá
cước vận chuyển đắt, hành khách đi máy bay không được mang theo nhiều hành
lý. Hành khách ít có điều kiện để ngắm nhìn phong cảnh ở những nơi mình đi qua.
Độ an toàn không cao so với các loại phương tiện vận chuyển khác. Tuy vậy
ngành hàng không có thế mạnh là tốc độ vận chuyển cao, tiện nghi đầy đủ, do đó
họ có thể thu hút được những hành khách có thu nhập cao, các nhà doanh nghiệp,
những nhân vật quan trọng, các viên chức Nhà nước những người này thường phải
tận dụng thời gian. Tuy nhiên các loại khách này chiếm một phần không lớn trong
xã hội. Về vận chuyển hàng hoá ngành hàng không có ưu thế trong vận chuyển
những loại hàng quý hiếm, tươi sống như hoa, quả, đồ trang sức, bưu phẩm…
nhưng số lượng hàng này không nhiều. Những loại hàng thông dụng khác ít được
gửi trên hàng không vì giá cước hàng không quá đắt. Ngành hàng không chủ yếu
cạnh tranh với Đường sắt trong vận chuyển hành khách
* Đường thuỷ:
Có khả năng cạnh tranh với Đường sắt khi khối lượng vận chuyển lớn và cư
ly vận chuyển dài. Tàu thuỷ loại lớn có khả năng chuyên trở hàng nghìn hành
khách trên một chuyến tàu, có đủ tiện nghi sinh hoạt phục vụ hành khách đi đường
dài. Nhưng vận chuyển đường thuỷ phụ thuộc nhiều vào thời tiết nhất là các tàu
biển. Hành khách không có cảm giác dễ chịu như đi trên đường sắt. Tuy vậy vận
chuyển đường thuỷ có giá thành thấp. Đường thuỷ chiếm ưu thế lớn ở những nơi

có nhiều sông hoặc các vùng kinh tế ven biển. Nó có thể thu hút những luồng hàng
với các cự ly khác nhau, đa số là các loại hàng có giá trị không cao và không có
yêu cầu cao về tốc độ đưa hàng. Về hành khách, ngành đường thuỷ chủ yếu thu
hút hành khách ở các tuyến đi giữa các vùng có đường thuỷ, ven biển: vì tốc độ
của tàu thuỷ chậm, ở trên tàu không thoải mái và không tiện cho việc ngắm cảnh
nên nó ít được khách du lịch chú ý trừ các chuyến đi du ngoạn trên sông biển.
18
18
Chuyên đề thực tậpTN
* Đường ô tô:
Ô tô là loại phương tiện vận tải phổ biến nhất, có khả năng hoạt động ở
thành phố, nông thôn, cũng như rừng núi. Nó là một phương tiện vận tải cơ động
nhất. Tuy nhiên phương tiện ô tô chuyên chở được ít người, tải trọng thấp, không
thuận tiện khi đi đường dài, mặt khác do giới hạn bởi khuôn khổ của phương tiện
nên không đáp ứng những tiện nghi cần thiết cho hành khách. Hiện nay ở những
nước tiên tiến đã chế tạo những ô tô chở khách loại lớn hai tầng có trang bị ghế
ngồi, nằm nhưng đó mới chỉ tạo được sự thoải hơn những ô tô thông thường.
Những yêu cầu như ăn, ngủ và giải trí chủ yếu phải tiến hành ở những trạm nghỉ
dọc đường. Giá thành vận chuyển khá cao. Gần đây nền kinh tế thị trường đã làm
xuất hiện những doanh nghiệp vận tải ô tô tư nhân. Các doanh nghiệp này rất
mạnh ở điểm cơ động, linh hoạt trong sản xuất. Ngành ô tô là một đối thủ lớn cạnh
tranh với Đường sắt khi vận chuyển hàng hoá và hành khách trên cự ly ngắn và
khối lượng vận chuyển nhỏ.
* Đường sắt:
Ngành đường sắt có ưu thế trong vận chuyển đường dài, khối lượng vận
chuyển lớn và có giá thành tương đối thấp so với các loại phương tiện vận tải
khác. Ngành đường sắt với những toa xe hiện đại có đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt
và giải trí, đoàn tàu có thể chở hàng ngàn hành khách đi hàng vạn km qua nhiều
nước trong nhiều ngày đêm liên tục và hành khách không phải nghỉ lại dọc đường.
Độ an toàn cao, có thể ngắm nhìn phong cảnh, cảm giác dễ chịu hơn khi sử dụng

phương tiện vận tải khác.
Tàu Đường sắt với những đặc điểm của nó phù hợp với việc đi lại của nhiều
loại hành khách khác nhau, nên đã trở thành loại phương tiện phổ biến được nhiều
người sử dụng. Thực tế cho thấy trong mấy năm qua ngành Đường sắt có ưu thế
rất lớn so với các loại phương tiện khác trong vận chuyển hành khách đường dài.
Về hàng hoá cũng vậy và đặc biệt là các loại hàng hoá siêu trường, siêu trọng.
Trước những thách thức và cạnh tranh gay gắt của các loại phương tiện vận
chuyển khác, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, ngành vận tải Đường
sắt phải gấp rút có những biện pháp cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ đáp ứng
được những đòi hỏi của xã hội.
19
19
Chuyờn thc tpTN
Chng II
thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty
vận tải hàng hoá đờng sắt
I. Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty vn ti hng hoỏ
ng st.
1. S hỡnh thnh v phỏt trin ca Cụng ty.
Nm 1858 quc phỏp vo xõm lc Vit Nam, mt trong nhng vic
quan trng hng u m ngi Phỏp tin hnh l m ngay cỏc tuyn ng giao
thụng vn ti nhm ỏp t ch cai tr v khai thỏc thuc a lõu di.
Tri qua my chc nm u tiờn u t phỏt trin cỏc mng li giao thụng
ng thu, ng b nhng vn cha ỏp ng c yờu cu v vột ti nguyờn
em v Chớnh quc; Nhm tng cng khai thỏc ti nguyờn, khoỏng sn vn cú
c thiờn nhiờn u ói i vi t nc ta v tng cng kh nng iu ng lc
lng, kp thi n ỏp chn ng cỏc cuc khi ngha ca ngi Vit Nam trờn
khp mi min t nc. Gii thc dõn Phỏp ó nhn nh rng ng st Vit
Nam úng vai trũ rt quan trng trong h thng giao thụng vn ti do ú chỳng ó
tp trung u t xõy dng mng li ng st trờn khp ba min t nc qua

tng giai on. ng st Vit Nam qua tng thi k lch s ó chng minh truyn
thng yờu nc, on kt thng nht ca i ng CBCNV cho n nay vn duy trỡ
phỏt trin theo hng i lờn, vi chiu di 3353 km, trong ú ng chớnh 2588
km; ng Ga 363 km; ng nhỏnh 401 km. trong quỏ trỡnh xõy dng v trng
thnh, ngnh ng st ó tri qua nhiu bin i t mụ hỡnh Tng cc ng st
Vit Nam sang Liờn hip ng st Vit Nam v nay l Tng cụng ty ng st
Vit Nam.
Xớ nghip liờn hp vn ti ng st khu vc I c thnh lp theo quyt
nh s 366/Q-TCCB-L ngy 9/3/1989 ca B giao thụng vn ti vi nhim v
qun lý v khai thỏc ton b cỏc tuyn ng st H Ni i Thỏi Nguyờn, ng
ng, Lo Cai, H Long v tuyn ng st H Ni n ng Hi. Cú 37 n v
thnh viờn lm cụng tỏc vn ti v phc v vn ti. Xớ nghip Liờn Hp vn ti
20
20
Chuyên đề thực tậpTN
Đường sắt khu vực I có những phương tiện thiết bị vận chuyển an toàn, đội ngũ
CBCNV nhiệt tình, chu đáo, là đầu mối tổ chức vận tải hành khách và hàng hóa đi
các Ga trên toàn mạng lưới Đường sắt Việt Nam. Qua 15 năm hình thành và phát
triển, Xí nghiệp Liên Hợp vận tải Đường sắt khu vực I đã có nhiều đóng góp quan
trọng trong công tác vận chuyển hành khách và hàng hóa, trong việc cải tiến và
nâng cấp đầu máy, toa xe trở thành một đơn vị có uy tín trong ngành Đường sắt nói
riêng và ngành giao thông vận tải nói chung. Tuy nhiên, đứng trước những khó
khăn của nền kinh tế thị trường và để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng và chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất khoa học kỹ thuật hội nhập
với Đường sắt khu vực và Đường sắt quốc tế mô hình Xí nghiệp liên hợp vận tải
Đường sắt khu vực không còn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay. Để đáp ứng
yêu cầu đổi mới về cơ cấu tổ chức, hoàn thiện bộ máy quản lý của ngành Đường
sắt Việt Nam, ngày 07/7/2003 hội đồng quản trị tổng công ty đường sắt Việt Nam
đã ban hành quyết định số 02 QĐ/ ĐS-TCCB-LĐ về việc thành lập Công ty vận tải
hàng hoá Đường sắt trên cơ sở tổ chức lại 3 xí nghiệp Liên Hợp vận tải Đường sắt

khu vực1,2 và3 và chính thức đi vào hoạt động.
Công ty vận tải hàng hoá Đường sắt là doanh nghiệp nhà nước hạch toán
phụ thuộc Tổng công ty đường sắt Việt Nam. Có quyền tự chủ hoạt động kinh
doanh theo phân cấp, có tư cách pháp nhân, có các quyền và nghĩa vụ dân sự theo
luật định. Tự chịu trách nhiệm về hoạt động khai thác kinh doanh vận tải, có con
dấu và được mở tài khoản riêng. Công ty có trách nhiệm bảo toàn và phát triển
nguồn vốn kinh doanh, thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động tài chính trong
toàn Công ty. Các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc theo phân cấp đảm bảo
nguyên tắc quản lý thống nhất tập trung trong toàn Công ty và Tổng công ty
Đường sắt Việt Nam.
- Tên giao dịch: Công ty vận tải hàng hoá Đường sắt
- Tên giao dịch quốc tế: The railway Freight transport company.
- Trụ sở chính tại : 130 đường Lê Duẩn, quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
- Điện thoại: 04 9426056
- Fax : 04 9426055
21
21
Chuyên đề thực tậpTN
- Mã số thuế: 0100106264
- Số đăng ký kinh doanh: 0116000010
- Tài khoản : 0101403767.Tại sở giao dịch I Ngân hàng công thương Việt
Nam
1.1 - chức năng
- Tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu và
nhiệm vụ nhà nước và Tổng công ty đường sắt Việt Nam
- Đổi mới công nghệ, trang thiết bị vì đứng trước yêu cầu thời kỳ đổi mới,
nhất là đứng trước thách thức của cơ chế thị trường.
- Đề nghị Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thành lập xí nghiệp, nhà máy,
trung tâm, các đơn vị tương đương, các XN thành viên.
- Kinh doanh những ngành nghề phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ Tổng

công ty Đường sắt Việt Nam và nhà nước giao; mở rộng quy mô kinh doanh theo
khả năng của Công ty và nhu cầu của thị trường; kinh doanh bổ sung những ngành
nghề khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép
- Tự quyết định mua bán vật tư; nguyên vật liệu; sản phẩm và dịch vụ từ
những sản phẩm; dịch vụ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam ban hành hoặc do nhà
nước định giá.
- Xây dựng vốn áp dụng các định mức vật tư, lao động, đơn giá tiền lương
trên đơn vị sản phẩm công đoạn trong khuôn khổ các định mức, đơn giá của Tổng
công ty Đường sắt Việt Nam và nhà nước.
- Tuyển chọn, thuê mướn. bố trí sử dụng, đào tạo lao động, lựa chọn theo
quy định của bộ luật lao động, các quy định khác của pháp luật và phân cấp của
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; được quyền quyết định mức lương, thưởng cho
người lao động trên cơ sở các đơn giá tiền lương trên đơn vị sản phẩm công đoạn
hoặc chi phí dịch vụ và hiệu quả hoạt động của Công ty.
- Được sử dụng vốn và các quỹ của Công ty để phục vụ kịp thời các nhu cầu
trong sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và có hoàn trả.
- Tự huy động vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi
hình thức sở hữu; được thế chấp giá trị quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản
22
22
Chuyên đề thực tậpTN
thuộc quyền quản lý của Công ty tại các Ngân hàng Việt Nam để vay vốn kinh
doanh theo quy định của pháp luật hoặc vay vốn kinh doanh tại các Ngân hàng
Việt Nam trên cơ sở có bảo lãnh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
- Được lập và sử dụng quỹ khấu hao cơ bản, quỹ đầu tư và phát triển, và các
quỹ khác của Công ty để đầu tư, phát triển và nâng cao đời sống cán bộ công nhân
viên theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng công ty Đường sắt Việt
Nam.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi của nhà nước khi thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ phục vụ an ninh quốc phòng, phòng chống thiên

tai; hoạt động công ích hoặc cung cấp sản phẩm dịch vụ đột xuất mà Nhà nước
giao.
- Được hưởng các chế độ ưu đãi đầu tư hoặc tái đầu tư theo quy định của
Nhà nước.
1.2 Nhiệm vụ
- Thực hiện nhiệm vụ khai thác kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao
gửi; tham gia vận tải hàng hóa, vận tải đa phương thức trong nước và liên vận quốc
tế; bảo dưỡng, chỉnh bị, sửa chữa đầu máy, toa xe, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ
thuật, trang thiết bị vận tải; tổ chức quản lý công tác nghiệp vụ chạy tàu trong khu
vực; cung cấp đầu máy theo kế hoạch của Tổng công ty; tổ chức triển khai và phối
hợp chặt chẽ với các đơn vị hữu quan trong và ngoài ngành Đường sắt để thực hiện
công tác cứu chữa và đảm bảo an toàn giao thông vận tải Đường sắt.
- Công ty có nghĩa vụ nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển
vốn do Nhà nước giao bao gồm cả phần vốn Công ty đầu tư vào vào doanh nghiệp
khác; nhận, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác Nhà
nước giao để thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh và nhiệm vụ do Nhà nước
giao.
- Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký; chịu
trách nhiệm trước Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Nhà nước về kết quả hoạt
động của Công ty và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản
23
23
Chuyên đề thực tậpTN
phẩm và dịch vụ do Công ty thực hiện; chấp hành nghiêm chỉnh sự điều hành
quản lý thống nhất của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch sản xuất kinh doanh dài hạn,
hàng năm phù hợp với mục tiêu nhiệm vụ được Nhà nước giao và nhu cầu của thị
trường. Trình Tổng công ty Đường sắt Việt Nam thẩm hạch trình Bộ giao thông
vận tải phê duyệt.
- Xây dựng chương trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ và phương pháp

quản lý, phương án sử dụng thu nhập từ chuyển nhượng tài sản để tái đầu tư, đổi
mới thiết bị công nghệ của doanh nghiệp.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của bộ luật
lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý Công ty.
- Thực hiện các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường,
quốc phòng và an ninh Quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, báo cáo định kỳ, bất thường
theo quy định của Nhà nước và của Tổng công ty; chịu trách nhiệm về tính xác
thực của các báo cáo tài chính cũng như báo cáo tăng giảm tài sản của doanh
nghiệp .
- Chịu sự kiểm tra của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam; tuân thủ các quy
định về thanh tra của cơ quan tài chính cũng như của cơ quan thuế Nhà nước và
của các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng chế độ thu chi tái chính theo chế độ
của Nhà nước quy định như quản lý vốn, tài sản, về kế toán, hạch toán, chế độ
kiểm tra và các chế độ khác do Nhà nước quy định.
- Công ty có nghĩa vụ công bố công khai báo cáo tài chính như ba tháng
sáu tháng, chín tháng và một năm, các thông tin đánh giá đúng đắn và khách
quan về hoạt động của Công ty theo quy định của Nhà nước.
2.Tình hình tổ chức bộ máy quản lý.
Từ khi chuyển đổi đến nay Công ty đã đi vào hoạt động một cách có hiệu
quả , Công ty vận tải hàng hoá Đường sắt đã và đang tiếp tục vươn lên để hoàn
thành nhiệm vụ; Công ty vận tải hàng hoá được kế thừa các cơ sở vật chất sẵn có
của 3 Xí nghiệp Liên Hợp chuyển giao từ đó phát triển và xây dựng lại bộ máy
24
24
Chuyên đề thực tậpTN
quản lý. sắp xếp lại đội ngũ cán bộ và lực lượng lao động, tận dụng năng lực sản
xuất sẵn có. Nhằm phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh cùng chung với các
hoạt động của toàn Tổng công ty Đường sắt Việt Nam .

Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình quản lý công ty sản
xuất kinh doanh vận tải đa ngành, đa phương thức. bao gồm: ban lãnh đạo Tổng
giám đốc và các phó Tổng giám đốc, các phòng ban tham mưu và các đơn vị, các
xí nghiệp thành viên. Mỗi phòng ban thực hiện nhiệm vụ theo chức năng tham
mưu cho Tổng giám đốc trong từng hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra việc
thực hiện kế hoạch, các nội quy công tác, hướng dẫn sản xuất và các hoạt động
khác ngoài dây chuyền sản xuất chính phục vụ đắc lực cho công tác kinh doanh
của Công ty. Các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau đảm bảo cho quá
trình chỉ đạo sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng, có hiệu quả và không
bị chồng chéo.
Các đơn vị, các xí nghiệp thành viên có chức năng, nhiệm vụ riêng. Bộ máy
quản lý được xây dựng như mô hình tổ chức của Công ty. Lãnh đạo các đơn vị, các
xí nghiệp thành viên là Giám đốc, Trưởng ga hoạt động theo chế độ một thủ
trưởng, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, công tác xã hội trước
Tổng giám đốc công ty vận tải hàng hoá Đường sắt, Tổng giám đốc công ty vận tải
Đường sắt Việt Nam và trước pháp luật. Giúp việc cho Giám đốc có các phó Giám
đốc do Giám đốc phân công.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, quản lý kỹ thuật
- Tài chính được Công ty giao.thực hiện chế độ hạch toán kinh tế theo quy
chế phân cấp quản lý của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và của Công ty, chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện đầy đủ chính sách
kinh tế và luật pháp của Nhà nước.
- Thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh
doanh của đơn vị, cải thiện điều kiện làm việc, không ngừng chăm lo đời sống vật
chất, tinh thần, bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ cho
công nhân viên chức. Các đơn vị trực thuộc được mở tài khoản tại Ngân hàng, có con
dấu riêng để giao dịch theo quy định của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
25
25

×