Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bé đi chơi mà không hề quấy! ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.97 KB, 3 trang )

Bé đi chơi mà không hề quấy!
Sau khi lên kế hoạch rõ ràng đường đi nước bước, vấn đề tiếp theo khiến
bạn phải bận tâm là các bé quấy khóc hoặc uể oải trên đường đi. Ban đầu,
con bạn có thể rất phấn khích với chuyến đi chơi, liến láu chỉ cái này cái
kia và nói luôn mồm. Nhưng quãng đường xa khiến các bé mệt mỏi Và
đột nhiên, bên cạnh bạn bùng nổ một trận mếu máo, nhăn nhó, thậm chí
cả khóc lóc ầm ĩ cho cả thế giới cùng thấy. Dưới đây là một số mẹo nhỏ
giúp giảm thiểu nguy cơ này:

1. Chuẩn bị "bí kíp"

• Đồ chơi, đồ chơi (con búp bê, thú bông, hay chiếc xe yêu thích của bé
chẳng hạn)! Nếu chuẩn bị nhiều thì bạn cũng chỉ nên đưa ra từng món
một, tránh để bé bày bừa, gây ảnh hưởng đến người khác.
• Thức ăn vặt và nước uống. Hãy đem theo những món mà bé yêu thích,
đừng quá bận tâm về giá trị dinh dưỡng. Ngay khi đã đến được nơi cần
đến, gia đình bạn lại có thể về lại khuôn phép.

2. "Phòng bệnh hơn chữa bệnh":

Điều người xưa hay nói nay cũng áp dụng cho những "cơn" của trẻ nhỏ:
nhiều khi chỉ cần bạn dành ra năm phút đọc truyện, chơi trò chơi cùng con
thôi là đã có thể tránh được rất nhiều cơn đau đầu do bé khóc lóc, ăn vạ
trong suốt chuyến đi.
Hãy đảm bảo những nhu cầu của con đã được đáp ứng trước khi chúng
kịp trở thành "tai họa". Bạn cũng nên lường trước các tình huống có thể
xảy ra và chuẩn bị. Có thể trước khi dẫn bé đi chơi, hãy thỏa thuận rằng:
"Hôm nay sẽ không mua đồ chơi gì được đâu nhé"; hoặc "Ở đấy có nhiều
ngựa lắm, nhưng con chưa đủ lớn để chơi trò cưỡi ngựa, nên mình chỉ
đứng xem thôi nhé"


3. Để ý những dấu hiệu

Để nhanh chóng có những thay đổi "kế sách" phù hợp. Bạn có thể đánh
lạc hướng bằng "ô, đám mây kia có hình như con miu nhà mình quá kìa",
hay kể chuyện cho bé nghe bằng giọng thật vui nhộn, hay chỉ cho bé xem
những điều thú vị trên đường
Và nếu chính bạn cũng bắt đầu "xì khói"

4. Cố lui quân, thay vì đeo gươm giáo chiến đấu.
• Cố hiểu cảm xúc của con
• Tìm cách giải quyết bằng tưởng tượng
• Đồng thời bạn cũng đừng quên làm chính mình phấn chấn hơn, tâm
trạng của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các bé.
5. Hiểu con

Một số đứa trẻ tỏ ra khá dễ chịu với việc đi du lịch, chúng có thể thích nghi
nhanh chóng, dễ hòa nhập nhưng một số khác lại không như vậy.
Nguyên do có thể là:
• do tính tình
• do khả năng thích nghi, hòa nhập
• do ngưỡng cảm giác. Vài đứa trẻ thật sự rất, rất để tâm đến những tiểu
tiết, cảm giác vụn vặt như đường may trong tất! Bố mẹ sẽ thường nói, "Kệ
nó đi, có sao đâu mà!" nhưng thật sự là có sao đấy.
Nếu cơn ầm ĩ đã nổ ra
Bạn cần phân biệt giữa việc trẻ đành hanh, làm mình làm mẩy với việc bé
mất tự chủ do mệt mỏi hay buồn chán thật. Nếu bé làm mình làm mẩy để
đòi hỏi có được thứ nó muốn, bạn phải làm rõ rằng cách đó sẽ không hiệu
quả. Tuy vậy, bé khóc cũng có thể do quá mệt, quá buồn chán, hay quá lạ
lẫm.
Trong trường hợp sau này, để giúp bé lấy lại bình tĩnh và tự chủ:

• bản thân bạn cũng phải bình tĩnh và tự chủ,
• có thể ôm bé, nếu bé chịu, và dỗ dành,
• hãy hỏi con xem điều gì làm bé không vui, nhưng không nhất thiết phải
làm cho ra chuyện, kiểu như "Nào, rốt cuộc là có chuyện gì?" Đôi khi bạn
nên lờ đi, nếu có thể.
• Và khắc phục tình hình, nếu có thể. Chẳng hạn như nếu bé không chịu
được cái áo khoác vì nó nóng, ngứa hay gì đó hãy cho bé cởi nó ra.
• Đến các trạm nghỉ, hãy cho bé xuống chạy chơi một chút cho đỡ "cuồng
chân" và buồn chán.

×