Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.49 KB, 4 trang )

Câu chuyện dài kỳ về kỹ năng vệ sinh
Bạn có nên để con bạn tiếp tục giữ thói quen này vì con là như vậy
không? Bạn có nên tránh gây ra những cuộc chiến quyền lực không? Bạn
có nên cùng con tham gia vào việc giải quyết vấn đề để tìm ra điều gì phù
hợp với con - và làm thế nào để dọn sạch những đống bừa bộn khi con
mắc lỗi? Hay là bạn cảm thấy ngượng ngùng, hay bạn muốn cạnh tranh
với hàng xóm, và cố gắng bắt con làm điều mà bạn cho rằng con phải
làm?
Nếu như câu trả lời là có ở cuối mỗi câu hỏi trên đây, có thể bạn đang
tham gia vào một cuộc chiến quyền lực. Xem lại phần những cuộc chiến
quyền lực ở những chương trước có thể có ích cho bạn đấy. Vệ sinh cá
nhân là một trong số các công việc có lẽ là "bướng bỉnh nhất" mà một đứa
trẻ sẽ chứng minh cho bạn thấy rằng "mẹ không thể bắt con làm."
Câu hỏi: Tôi có một cậu con trai bây giờ đang cần được huấn luyện không
mang bỉm nữa. Hai tháng trước bé tròn 3 tuổi. Bé không thích dùng bồn
cầu. Bé cũng chẳng tỏ ra có dấu hiệu khi nào bé cần đi vệ sinh, nhưng bé
sẽ nói với tôi khi nào phải thay bỉm. Tôi cảm thấy rất chán nản. Hãy làm ơn
cho tôi một vài lời khuyên!
Trả lời: Chúng tôi có thể nghe thấy sự tuyệt vọng của bạn. Thật là khó để
thay bỉm cho những đứa trẻ đang trưởng thành hơn. Những đứa trẻ phát
triển theo những lịch trình của riêng chúng, mà việc đi vệ sinh có liên quan
đến những lịch trình đó. Sự trì hoãn việc tự đi vệ sinh của con bạn đang bị
thổi phồng quá đáng bởi sự chán nản của bạn. Cuối cùng cậu bé sẽ làm
được thôi, nhưng sẽ cần nhiều sự kiên nhẫn của bạn hơn nữa, Chúng tôi
biết bạn hoàn toàn có thừa.
Có lẽ thật khó khi phải cố gắng không nhấn mạnh đến vấn đề này. Con trai
của bạn có thể đọc được những ngôn ngữ không lời của bạn, và biết rằng
thói quen tự đi vệ sinh của cậu bé là rất quan trọng với bạn - điều này gây
ra một cuộc chiến quyền lực. Trong khi đó, vào thời điểm cậu bé cần phải
thay đổi, hãy chỉ cho cậu những cách mà cậu có thể vượt qua được tình
huống khó khăn này. Cậu bé có thể tự tắm rửa và lau khô người, giúp lau


sạch nước dính quanh bồn cầu, và sau đó tự rửa tay. Ngay lúc đó, hãy
khen con, và tán dương những việc khác trong cuộc sống con đã làm
được. Hãy nhấn mạnh sự tin tưởng của bạn, rằng một ngày nào đó con
bạn sẽ sử dụng được bồn cầu. Cậu bé cũng cần cả sự động viên nữa.
Bạn sẽ thấy ngạc nhiên sao thời gian trôi đi thật nhanh vậy, khi bạn bỏ đi
tâm trạng của mình đối với vấn đề con đang tập sử dụng bồn cầu. Việc bỏ
đi tâm trạng này của bạn sẽ làm mất đi những cuộc chiến quyền lực, và
thực sự đẩy nhanh tiến độ học sử dụng bồn cầu của con. Trẻ con sẽ cảm
thấy thích thú hơn nhiều trong việc tập sử dụng bồn cầu, khi được phép
làm theo thời gian biểu của chính chúng - và khi chẳng có gì để chống lại.
Một phần lớn của việc bỏ đi tâm trạng không thoải mái và thư giãn, là phải
biết rằng một loạt các vấn đề có thể gây ra thất bại tạm thời.
Những thất bại: "HỤP!"
Khi một đứa trẻ đang trải nghiệm những điều mới mẻ - một ngôi trường
mới, một ngôi nhà mới, hay là một người em ruột mới - thì thất bại trong
tập sử dụng bồn cầu là quá bình thường. Một môi trường mới hay một
hoạt động kích thích đặc biệt, có thể làm một đứa trẻ không chú ý đến
những biểu hiện của cơ thể; những sự kiện lớn của cuộc đời khác như là
chết, ly dị, ốm, hay đi du lịch cũng có thể tác động đến việc đi vệ sinh. Tất
cả những sự kiện này đại diện cho những điều chỉnh chính trong cuộc đời
một đứa trẻ, và những vấn đề về vệ sinh thường xếp sau để ưu tiên giải
quyết thay đổi.
Thái độ của bạn với vai trò là một người cha/mẹ, một người giáo viên sẽ
làm thay đổi tất cả các vấn đề trong cách con bạn giải quyết nhiệm vụ khó
khăn này. Hãy thử tưởng tượng xem, một đứa trẻ sẽ cảm thấy lẫn lộn và
chán nản thế nào, khi nó không chỉ mất kiểm soát với cơ thể mình, mà còn
phải đối mặt với sự tức giận, cũng như thất vọng của cha mẹ.
Thời gian nào là tốt nhất?
Một nghiên cứu gần đây tại Bệnh viện Nhi của Philadelphia đã chỉ ra rằng:
trẻ em dễ dàng có được những kỹ năng đi vệ sinh, khi cha mẹ chúng lựa

chọn đúng thời điểm để bắt đầu dạy dỗ. Khi trẻ bắt đầu tập đi vệ sinh
trước 27 tháng tuổi, thì quá trình này sẽ mất một năm hoặc hơn; khi trẻ bắt
đầu tập luyện ở độ tuổi giữa 27 tháng tuổi và 36 tháng tuổi, thì quá trình
này sẽ mất từ 5 đến 10 tháng. Theo như nghiên cứu này, thời gian tốt nhất
để dạy trẻ đi vệ sinh là khi một đứa trẻ sắp đến sinh nhật 3 tuổi. Mất
khoảng 5 tháng để dạy sử dụng bồn cầu cho một đứa trẻ, khi nó bắt đầu
luyện tập ở độ tuổi 33 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi.

Khi được mời làm phù dâu trong đám cưới của dì, cô bé Tara lúc đó mới 4
tuổi. Cô bé đã mặc một một chiếc áo dài trắng đáng yêu, đã được may rất
đặc biệt cho chính cô bé, kết hợp với khăn che mắt bằng ren, và một chiếc
vòng đeo cổ bằng ngọc trai xinh xắn. Mọi người mỉm cười và gật đầu với
cô bé, khi cô bé bước xuống lối đi giữa hai hàng ghế đang trải đầy cánh
hoa hồng, và Tara đã đỏ bừng mặt với sự chú ý và náo nhiệt này.
Sự đón nhận của mọi người quả là tuyệt vời, và Tara đã cảm thấy xúc
động bởi sự hân hoan xung quanh cô bé. Cô bé đã bò xuống dưới một cái
bàn, và lắng nghe những người lớn đang nói chuyện. Khi cô bé nhận thức
được một điều gì đó mà cô bé đã lơ đi cả buổi chiều, trước khi cô bé có
thể đứng lên, điều đó đã xảy ra: cô bé đã đi đại tiện, và làm bẩn mất cái
váy dài trắng đáng yêu.
Khi mẹ của Tara phát hiện ra bé, cô đã rất kinh hoàng. Cô đã kể chuyện
cho những người dì và bà của cô bé: "Tôi không thể tưởng tượng nổi cái
gì ở trong Tara nữa, con bé không bao giờ được làm điều này thêm lần
nào nữa." Quay sang cô con gái đang khóc, cô nói với giọng đầy trách
móc: "Con nên cảm thấy xấu hổ với chính mình đi!" Tara đã được thay bộ
quần áo cũ, và suốt cả ngày phải trốn gặp mọi người.
Khi trẻ con gặp phải những rắc rối trong việc đi vệ sinh, điều tệ nhất chúng
ta có thể làm là trở thành một người khán giả không tán thành. Mẹ của
Tara có thể lặng lẽ đưa cô bé ra ngoài, giúp cô bé thay đồ, và giải thích
với con gái rằng đôi khi sự kích động làm chúng ta quên làm những thứ

chúng ta cần làm.

×