Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Vai trò của trò chơi với trẻ em. docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80 KB, 3 trang )

Vai trò của trò chơi với trẻ em.
hi tham gia các trò chơi, chúng vừa là một người chơi vừa là một nhà
nghiên cứu nghiệp dư. Chúng sẽ thắc mắc tại sao cái xúc cắc kêu ra tiếng,
tại sao chong chóng lại có 3 cánh, mẹ có vui không nếu mình đổ nước ra
cả nhà thế này ?

Bên cạnh sự phát triển những mối quan hệ đó, các trò chơi cũng sẽ giúp
trẻ phát triển những kỹ năng vận động và logic Chẳng hạn như chơi trò
gia đình, nó sẽ tạo nhận thức cho trẻ suy nghĩ về mái ấm, vai trò của bố
mẹ Chúng cũng sẽ khám phá được các tình huống, vị trí. Nếu bố mẹ
tham gia vận động cùng trẻ, trò chơi có thể xây dựng cho chúng thêm tính
tự tin.

Làm thế nào để biết được liệu trò chơi của con mình có phù hợp với độ
tuổi đó? Một cách để kiểm tra là hãy đối chiếu sự phát triển của trẻ với
những câu hỏi của bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên thích hợp
nhất. Trẻ phát triển vào mỗi mức khác nhau. Nhưng nếu trẻ của bạn vẫn
chưa chạm đến "bước ngoặc" của sự phát triển, bạn nên giúp đỡ trẻ để
tiến thêm nấc tiếp theo.

Có thể vì trẻ được chăm sóc chu đáo quá, bạn luôn sợ trẻ gặp "sự cố" khi
chơi một mình thì trẻ rất khó mạnh dạn được. Như một người bạn chơi
cùng trẻ, hãy chỉ cho trẻ thấy nên làm thế nào chứ không phải là làm dùm
trẻ. Tham gia vào trò chơi, bố mẹ sẽ giúp trẻ phát triển tốt.

Trò chơi cảm nhận và vận động

Trong trò chơi này, trẻ và sơ sinh và trẻ đang tuổi tập đi cảm nhận mọi thứ
bằng cảm giác và sự di chuyển qua những vật xung quanh và qua con
người. Trẻ 6 tháng tuổi phát triển còn đơn giản, chúng tự cảm thấy thú vị
với cách tự mò mẫm khám phá. Một đứa trẻ có thể chơi dội bóng đi đi lại


lại nhiều lần chỉ để thấy vui. Khi trẻ lớn hơn, có nhiều kỹ năng hơn những
hành động đơn giản sẽ "liên kết" với nhiều trò chơi phức tạp hơn.

Khi 18 tháng tuổi, trẻ sẽ nhìn thế giới với những mô hình rõ ràng hơn và
bắt đầu hiểu về chức năng xã hội của các đồ vật. Chúng cho gấu bông ăn
bằng thìa hay cho búp bê uống nước với một chiếc ly rỗng.

Theo các nhà khoa học trò chơi biểu tượng là trò chơi "sơ khai". Đó là khi
trẻ bắt đầu biết thay thế vật này cho vật khác. Khi trẻ
khoảng 3-4 tuổi, cái mền trở thành áo choàng của siêu nhân và mảnh bìa
cứng được cuộn tròn lại trở thành chiếc mũ đầu nhọn của bà phù thủy.

Những nhận thức và suy nghĩ của trẻ ở độ tuổi này về gia đình và thế giới
sẽ qua những trò chơi như lái xe, gia đình, khám bác sĩ. Trẻ cũng thích
những trò mang tính xây dựng như xếp hình (lego hay block).

Làm chủ

Là trò chơi khi trẻ đạt đến độ kiểm soát được bản thân. Trong hầu hết hình
thức này, tự chủ là cách để trẻ cảm thấy được bay bổng, và thể hiện cá
tính trong mỗi hành động. Những trò chơi này có thể giúp trẻ tạo được
niềm tin. Trong một giây ngắn ngủi gắn trên đôi cánh chúng có thể tưởng
tượng rằng mình đang ở trên chiếc tên lửa hay đang được bay lượn như
con bướm. Điều này sẽ giúp trẻ có khả năng điều khiển được cơ thể và
cũng bật đèn xanh cho trẻ có nhiều trí tưởng tượng bay xa hơn.

Khi lên 5 tuổi, trẻ trở nên thích thú với những trò chơi theo luật hay chia
thành hai đội, đặc biệt là hoạt động đối kháng rõ ràng. Cờ vua, chơi bài,
trượt băng, bập bênh đều là sự lựa chọn cho nhóm tuổi này. Chúng cũng
bắt đầu thích thể thao và các hoạt động thể chất có luật như bóng đá,

bóng ném

Bố mẹ không cần phải viết trên lịch các giai đoạn phát triển từ trò chơi
cảm nhận và vận động đến trò chơi mô hình, thì họ cũng cảm nhận được
sự phát triển và đưa cho trẻ những món đồ chơi phù hợp. Rất nhiều trò
chơi của các hãng sản xuất đều có chỉ dẫn cho từng độ tuổi, món đồ chơi
phù hợp ngay trên bao bì, bố mẹ có thể mẹ có thể tham khảo trước khi
mua

×