Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chuyển đổi số ở Đài tiếng nói Việt Nam: Thực trạng và một số đề xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.61 KB, 6 trang )

Chuyển đổi số ở Đài tiếng nói Việt Nam:
Thực trạng và một số đề xuất
Ths. Đồng Mạnh Hùng1
Chuyển đổi số là dựa vào công nghệ số để thay đổi cách thức sản xuất, điều
hành cơng việc, thậm chí là thói quen trong cuộc sống của con người... Quá trình
chuyền đổi số là q trình giúp con người thích nghi dần với những lợi ích mà
chuyển đổi số mang lại. Trong hoạt động báo chí, chuyển đổi số đã và đang tác
động mạnh mẽ vào quá trình đổi mới mọi mặt của các cơ quan báo chí như
phương thức sản xuất, quy trình sản xuất, nguồn nhân lực, điều kiện làm việc...
Tham luận này đề cập tới quá trình chuyển đổi số từ ví dụ của Đài Tiếng nói Việt
Nam (TNVN)
1. Thực trang chuyển đổi số ở Đài TNVN
Đài Tiếng nói Việt Nam được thành lập ngày 7-9-1945, là một trong những cơ
quan báo chí đầu tiên của nước Việt Nam mới và có những đóng góp to lớn vào
thành cơng của hai cuộc kháng chiến. Bước vào thời kỳ Đổi mới, Đài TNVN đã có
những bước phát triển mạnh mẽ cả về nội dung và công nghệ. Hiện Đài TNVN là
một trong 6 cơ quan báo chí chủ lực quốc gia nhưng là cơ quan báo chí duy nhất có
đủ cả 4 loại hình báo chí là phát thanh, truyền hình, báo điện tử và báo in. Đài
TNVN có một q trình chuyển đổi số dài và bước đầu có những thành công.
Ngay từ năm 1992, vào đúng ngày thành lập Đảng 3-2, Báo Điện tử VOV
News (nay là VOVonline) chính thức được thành lập khởi đầu cho q trình chuyển
Đài TNVN từ một cơ quan báo chí đơn thuần về phát thanh sang mơ hình cơ quan
truyền thơng đa phương tiện. Mỗi năm, trên hai bản tiếng Việt và Tiếng Anh, Báo
điện tử VOV xuất bản trung bình 80.000 tin, bài, có lượng người đọc đến từ 225
quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Từ tháng 8/2005 VOV News bắt đầu phát
thanh trực tuyến 4 hệ phát thanh của Đài TNVN lúc đó là: hệ Thời sự - Chính trị -

1

Trưởng ban Thư ký biên tập, Đài Tiếng nói Việt Nam
140




Tổng hợp (VOV1); hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo (VOV2); hệ Âm nhạc và
Thông tin - Giải trí (VOV3); hệ Phát thanh Đối ngoại (VOV5) từ 5h đến 24h hàng
ngày.
Theo con số thống kê của Trung tâm Quảng cáo và dịch vụ truyền thông Đài
TNVN (VOVAMS) đến năm 2012, các kênh VOV1 (Thời sự), VOV2 (Văn hóa Xã
hội), VOV3 (Âm nhạc), VOVTV (Truyền hình VOV)... được xây dựng thành
những chuyên trang, có tên miền riêng trực thuộc VOV.VN, đây thực sự là một sự
khởi đầu mới để các chương trình phát thanh đến với cơng chúng theo đúng tinh
thần “Ở đâu có cơng chúng, ở đó có Đài Tiếng nói Việt Nam”.
Với sự có mặt của các webradio Tiếng nói Việt Nam số lượng truy cập của
báo Vovonline đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê của SimilarWeb, tháng 8/2020,
báo điện tử VOV thu hút 5,71 triệu lượt truy cập, có tổng tộng 9,87 triệu lượt đọc
tin/bài và nằm trong top 33 báo điện tử có lượng truy cập cao nhất Việt Nam. Đặc
biệt hai trang VOV4.vn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số với 13 thứ tiếng dân tộc
và VOV5 (vovworld.vn) dành cho người nước ngoài với Tiếng Anh và 12 thứ tiếng
nước ngoài đã thực sự thu hút đông đảo các đối tượng, đặc biệt là người dân tộc và
người nghe trên toàn thế giới mà khơng phải cơ quan báo chí nào cũng có thể có
được.
Bên cạnh đó, trên mạng xã hội, ngay từ năm 2005 đã xuất hiện các fanpage
của Đài Tiếng nói Việt Nam. Nhiều trang có số lượng truy cập lớn như Fanpage
Facebook VOV2: - Cuộc sống muôn màu: 111.500 lượt like, 135.500 lượt theo dõi;
Bạn hãy nói với chúng tôi: 26.800 like, 27.200 lượt theo dõi; Fanpage VOV4 - Hệ
phát thanh dân tộc: 15.006 like, 15.037 lượt theo dõi; Fanpage VOV5 English
Service: 15.758 like, 16.860 lượt theo dõi. Fanpage VOV Giao thông số lượng
người theo dõi kỷ lục: 144.000 like, 156.900 lượt theo dõi... Với việc tận dụng các
thế mạnh của mạng xã hội này, phát thanh Việt Nam đã đến được với đông đảo
công chúng hơn, đặc biệt là công chúng trẻ. Thông qua các fanpage, công chúng có
thể được “xem” các chương trình phát thanh thơng qua livestreaming; có thể được

tương tác, bình luận về các nội dung phát thanh ngay tức thì và đặc biệt họ có thể
“làm báo cùng VOV” khơng giới hạn.

141


Khi các nền tảng số như OTT phát triển, Đài TNVN đã bắt kịp xu hướng này
để tạo ra các app để thu hút lượng công chúng đông đảo sử dụng điện thoại thơng
minh và máy tính bảng. Mở đầu là hệ thống phát thanh trực tuyến VOV Media với
các ứng dụng VOV Media trên các hệ điều hành iOS và Android giúp cho thính giả
có thể nghe đài TNVN ở mọi lúc, mọi nơi không giới hạn.
Nhưng tổng thế nhất đến nay là hệ thống nội dung số VOV Live có mặt trên
đầy đủ các nền tảng web, iOS, Android và các nền tảng facebook, youtube với tất cả
các kênh nghe trực tuyến và ondemand. Theo thống kê thì đến nay Fanpage VOV
Live đang có 32.000 lượt like, 234.000 lượt theo dõi. Mỗi tháng, Fanpage VOV
Live tiếp cận trung bình từ 14 đến 17 triệu người, có từ 23 đến 25 triệu lượt xem
video, 3 đến 4 triệu lượt tương tác. Nhiều sự kiện VOV Live tham gia truyền thơng,
ví dụ như chùm chương trình trực tiếp “Dân hỏi thành phố trả lời” của thành phố
Hồ Chí Minh, VOV Live đã có hàng triệu lượt xem, tiếp nhận và chuyển hàng chục
nghìn ý kiến, yêu cầu hỗ trợ của người dân đến với các cơ quan, tổ chức có trách
nhiệm của thành phố... Trên YouTube Kênh VOV Live - Đọc truyện có 155.000
sub, thu hút tổng cộng hơn 34 triệu lượt nghe/xem; Kênh VOV Live - Âm nhạc:
15.000 sub, đã có 2,3 triệu lượt nghe/xem.
Với truyền hình, có thể nói Đài truyền hình kỹ thuật số VTC (Đơn vị thuộc
Đài TNVN) cũng là đơn vị đi đầu trong chuyển đổi số. Đài Truyền hình Kỹ thuật số
VTC chính thức ra mắt hệ thống Nội dung số VTC Now trên các nền tảng Android,
iOS, AndroidTV, Tizen, WebOS và Web và các nền tảng truyền thông xã hội từ
ngày 24/04/2018. VTC Now được quản lý và vận hành bởi Trung tâm Nội dung số Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC. VTC Now phát trực tiếp tất cả các kênh truyền
hình của VTC thông qua ứng dụng OTT VTC Now, website www.vtc.gov.vn; cùng
với đó, VTC Now cung cấp các nội dung sản xuất riêng cho nền tảng số như các

Bản tin nhanh/Breaking News, các TV/Radio Show; các chương trình truyền hình
của VTC được phát lại dưới dạng video theo yêu cầu (VOD)…Bệnh cạnh đó, các
kênh của VTC trên YouTube, Facebook cũng thu hút được sự chú ý của công chúng
nhưp Kênh VTC Now: 2,56 triệu người đăng ký (subs); Kênh Now Giải trí: 163.000
subs; Kênh Now Thể thao: 169.000 subs; Fanpage VTC Now: 345.000 lượt like,
879.000 lượt theo dõi; Kênh VTC2: 42.300 sub; Kênh VTC9: 299.000 sub, Kênh
142


VTC14: 2,74 Triệu sub; Kênh VTC16: 1 triệu sub; fanpage VTC1 Tin Tức: 463.931
lượt like, 819.721 lượt theo dõi; VTC14 - Thời tiết - Môi trường & Đời sống:
669.649 lượt like, 1.935.100 lượt theo dõi; VTC16 Nông nghiệp - Nông thôn Nông dân: 107.139 lượt theo dõi...
Việc chuyển đổi số của VOV cũng được thực hiện ở các công đoạn sản xuất.
Đài TNVN đã số hóa các cơng đoạn sản xuất ngay từ năm 1995 với phần mền biên
tập audio thay thế cho việc sản xuất trên băng từ, sau đó Đài TNVN đã tiến hành số
hóa hệ thống lưu trữ thơng tin, dữ liệu với hàng chục nghìn giờ âm thanh. Hạ tầng
công nghệ, kỹ thuật của các đơn vị sản xuất nội dung được số hóa đã bước đầu đáp
ứng được việc chuyển đối số của Đài TNVN. Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu ngày
càng cao của chuyển đổi số Đài TNVN cần có sự đầu tư rất nhiều về công nghệ, về
nguồn nhân lực và đặc biệt là cần có một quyết tâm lớn. Bởi quá trình chuyển đổi số
cũng là một quá trình tác động mạnh mẽ vào việc đổi mới phương thức sản xuất của
Đài TNVN.
2. Một số kiến nghị cho việc chuyển đổi số của Đài TNVN
Chuyển đổi số được coi là cú hích cho sự chuyển đổi phương thức làm việc
của nhiều lĩnh vực, nhiều nghề nghiệp trong đó có báo chí. Theo định hướng phát
triển, Đài TNVN sẽ xây dựng thành cơ quan truyền thơng đa loại hình, đa phương
tiện chính vì vậy chuyển đổi số chính là điều kiện tiên quyết để Đài TNVN thực
hiện được mục tiêu này.
Trước hết, phải xây dựng được một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại. Hạ
tầng công nghệ thông tin này phải đồng nhất, phục vụ từ công đoạn biên tập. sản

xuất nội dung đến kiểm sốt, kiểm định, phát sóng và phân phối trên đa nêng tảng.
Về công nghệ sản xuất nội dung phải tạo ra các phần mền biên tập âm thanh,
hình ảnh để đáp ứng yêu cầu cao nhất của các loại hình. Các phần mền này phải có
sự đồng nhất, kết nối giữa các đơn vị phát thanh, truyền hình, báo in, báo điện tử...
để việc sử dụng chung nguồn tư liệu, dữ liệu không gặp bất cứ một cản trở nào,
khơng bị cát cứ. Cùng với đó, là ứng dụng AI trong biên tập để việc biên tập có thể
được nhanh chóng nhất ví dụ như các ứng dụng chuyển voice sang tex và ngược lại.

143


Đài TNVN rất cần một kho dữ liệu lớn. Kho dữ liệu lớn big-data. Kho tư liệu,
dữ liệu báo chí của VOV (VOVdata) sẽ là hạ tầng để các phóng viên có thể chia sẻ
tư liệu gốc, thơ cũng như các sản phẩm đã hoàn thiện để tất cả các loại hình báo chí
của Đài có thể dùng chung. Cùng với kho dữ liệu này, Đài cần có một đường truyền
tốc độ lớn, nó giống như trục cao tốc để thu hút tất cả các nguồn dữ liệu, đường
phát sóng, truyền dẫn của các đơn vị.
Về hạ tầng truyền dẫn: Xác định việc phân phối của VOV sẽ là phân phối trên
đa nền tảng (web, OTT và các mạng xã hội),,, vì vậy cần tạo một super app
(VOVapp) để có thể quy tu nội dung, quy tụ công chúng. Chỉ khi có một supper app
thì mới có thể kiểm sốt dược nội dung đầu ra, tạo ra dữ liệu lớn và kiểm sốt dược
cơng chúng cũng như tạo ra sự tương tác mạnh mẽ giữa công chúng và VOV.
Với một cơ quan báo chí, điều quan trọng nhất là nội dung được sản xuất như
thế nào? Đặc thù của VOV là có đủ 4 loại hình báo chí, nên cần phải có một cách
thức quản lý, giám sát điều hành cơng việc trong một mơi trường hồn tồn số từ
việc lập kế hoạch, phân cơng cơng việc, kiểm sốt cơng việc, lưu trữ công văn giấy
tờ, ký duyệt sản phẩm... Chúng tơi cho rằng, VOV cần có một Hệ sinh thái tịa soạn
hội tụ (Group superdesk). Có thể thiết kế các bàn siêu biên tập (superdesk) thành
phần cho các loại hình báo chí để triển khai các chỉ đạo của bàn siêu siêu biên tập
(Group superdesk) từ hệ sinh thái nội dung hội tụ của Đài TNVN. Đây là vấn đề

khó, cần có sự nghiên cứu chuyên sâu, nhưng từ thực tế của quá trình chuyển đổi
số, rõ ràng Đài TNVN hiện nay rất cần một Hệ sinh thái nội dung hội tụ để thống
nhất các nội dung sản xuất ở tất cả các loại hình, các kênh phát thanh, truyền hình,
các tờ báo in và điện tử, các hạ tầng số.
Hiện nay, Chính phủ đã ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến
năm 2025, định hướng đến năm 2030”, xác định chuyển đổi số là quá trình tất yếu
của Việt Nam và tầm nhìn đến năm 2030 Việt Nam sẽ trở thành Quốc gia số, ổn
định và thịnh vượng. Với các cơ quan báo chí, chuyển đổi số khơng đơn giản chỉ là
q trình số hố và nâng cấp mức độ ứng dụng công nghệ thông tin mà đây thực sự
là cuộc cách mạng trong đổi mới phương thức sản xuất, quy trình sản xuất, cách
thức quản lý và thiết lập tòa soạn từ truyến thống sang môi trường số. Để làm được
144


chuyển đổi số các cơ quan báo chí trong đó có Đài TNVN cần thay đổi nhận thức,
tư duy từ lãnh đạo đến từng các nhân. Bên cạnh việc đầu tư, đổi mới cơng nghệ thì
cần đào tạo và đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có để có thể làm việc trong môi
trường số; cần nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số để
việc chuyển đổi số thực sự hiệu quả và đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn
mới./.
Hà nội, tháng 6/2022.

145



×