Dung hòa giữa phương thức tác nghiệp cũ và mới tại các cơ
quan báo chí vừa và nhỏ trước nhu cầu chuyển đổi số báo chí
Ths. Vũ Hồng Thúy1
Chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ
tại Việt Nam. Các cơ quan báo chí dù lớn hay nhỏ đều có nhu cầu tự thân phải
chuyển đổi để thích ứng với những thay đổi ngày càng nhanh chóng của cơng
nghệ làm báo. Chuyển đổi số khơng chỉ khiến cho độc giả của báo chí thay đổi
mà mơ hình hoạt động của các tồ soạn cũng thay đổi. Tuy nhiên, có một thực
tế là, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí khơng chỉ là vấn đề cơng nghệ mà
cịn là vấn đề con người và tư duy. Trong số hơn 800 cơ quan báo chí tại Việt
Nam hiện nay, có tới 90% được tính là các cơ quan báo chí vừa và nhỏ. Các
báo có q trình hình thành và phát triển với những đặc thù nhất định về cơ
sở vật chất là tổ chức bộ máy nhân sự đan xen giữa cũ và mới, giữa tư duy làm
báo cũ và cách thức làm báo theo công nghệ mới, giữa đội ngũ nhà báo kỳ
cựu, có tuổi và những phóng viên trẻ v.v… Làm thế nào để dung hoà giữa
phương thức tác nghiệp cũ và mới tại các cơ quan báo chí vừa và nhỏ trước
nhu cầu chuyển đổi số hiện nay là vấn đề mà nhiều cơ quan báo chí đang phải
đối mặt.
Từ khóa Keywords : chuyển đổi số báo chí, phương thức tác nghiệp, toà
soạn nhỏ và vừa.
1. Đặt vấn đề:
Theo cách thức tổ chức mơ hình tồ soạn, nhất là với các cơ quan báo chí
nhỏ và vừa ở Việt Nam, một tồ soạn thường được chia làm nhiều phịng, ban,
đứng đầu là Ban Giám đốc/Ban Biên tập hoặc Hội đồng biên tập. Các phóng
viên, nhà báo cũng được đào tạo theo hướng chuyên sâu về một lĩnh vực như
biên tập viên, phóng viên viết, phóng viên ảnh, quay phim, kỹ thuật viên v.v...
1
Báo Pháp luật Việt Nam
201
Các tồ soạn lại tiếp tục phân chia phóng viên theo dõi chuyên sâu về từng lĩnh
vực như phóng viên theo dõi mảng kinh tế, phóng viên theo dõi mảng văn hố,
phóng viên theo dõi mảng nơng nghiệp… Tuy nhiên, chuyển đổi số đã khiến cho
mơ hình tổ chức tồ soạn ở nhiều cơ quan báo chí thay đổi. Người ta đã nói nhiều
đến Tồ soạn hội tụ, báo chí đa phương tiện và một phóng viên “đa di – năng”.
Sự chuyển đổi từ phương thức tác nghiệp cũ sang phương thức tác nghiệp mới
đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số đã khiến cho nhiều Tồ soạn nhanh chóng bắt kịp
sự đổi mới của báo chí nhưng cũng khiến cho nhiều nhà báo bị tụt lại phía sau.
2. Những cơ hội và thách thức đối với các cơ quan báo chí khi chuyển
đổi số
Trên thế giới, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến nhiều vào khoảng năm
2015, phổ biến từ năm 2017. Ở Việt Nam, chuyển đổi số bắt đầu được nhắc đến
nhiều vào khoảng năm 2018. Chuyển đổi số là bước phát triển tiếp theo của tin
học hoá, có được nhờ sự tiến bộ vượt bậc của những cơng nghệ mới mang tính
đột phá, nhất là cơng nghệ số.
Có thể thấy, chuyển đổi số là q trình thay đổi tổng thể, toàn diện của cá
nhân, tổ chức về cách sống, cách làm việc và phương thức sản xuất dựa trên các
công nghệ số. “Chuyển đổi số là chuyển đổi mơ hình hoạt động dựa trên cơng
nghệ số, dữ liệu số. Khoa h c công nghệ và đổi mới sáng tạo là tạo ra giá trị mới
dựa trên các đột phá về nghiên cứu khoa h c và ứng dụng công nghệ”2.
So với các lĩnh vực khác, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo chí được đánh
giá là chậm hơn. Bên cạnh những lợi ích nhìn thấy ngay của q trình chuyển đổi
số báo chí, các cơ quan báo chí đều đứng trước những khó khăn, thách thức về
kinh phí đầu tư, nhân lực thực hiện khi bắt tay triển khai công việc này.
Theo PGS.TS Vũ Văn Hà, Đại học Đại Nam: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực
báo chí, truyền thơng trước hết chính là việc sử dụng các công cụ, giải pháp
công nghệ số để đổi mới mô hình, cách thức tác nghiệp, sản xuất và phân phối
nội dung theo hướng tối ưu hóa mơ hình tổ chức hoạt động của các cơ quan báo
chí, truyền thơng . Đây chính là hoạt động ứng dụng cơng nghệ số để làm mới
2
Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), Cẩm nang chuyển đổi số, trang 23, Nxb Thông tin và Truyền
thông.
202
quy trình truyền thống trong sáng tạo và phân phối cũng như hưởng thụ các sản
phẩm và dịch vụ báo chí, truyền thơng”. 3
Chuyển đổi số là việc triển khai một loạt những thay đổi về công nghệ và
con người để tái cấu trúc cách thức hoạt động báo chí, truyền thơng, từ đó tạo ra
những cơ hội và giá trị mới trong hoạt động kinh doanh báo chí, truyền thông.
Yêu cầu này tưởng là đơn giản và tất yếu nhưng thực tế là một cuộc đấu tranh dữ
dội trong nội tại các cơ quan báo chí, giữa nhu cầu phát triển và thực tế nội tại
của các cơ quan báo chí.
Thống kê của Bộ Thơng tin và Truyền thơng cho biết, tính tới ngày
30/11/2021, cả nước có 816 cơ quan báo chí, trong đó có 557 báo và tạp chí in;
114 báo thực hiện cả 2 loại hình in và điện tử; 29 báo và tạp chí điện tử; 16 tạp
chí thực hiện cả 2 loại hình in và điện tử, 72 cơ quan có giấy phép hoạt động phát
thanh, truyền hình với khoảng 40 nghìn người cơng tác tại các cơ quan báo chí,
17.161 người được cấp thẻ nhà báo4.
Trong số gần 40 nghìn người hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, có một
thực tế là, phần lớn trong số đó được đào tạo từ nhiều nguồn khác nhau, ở nhiều
độ tuổi khác nhau. Liệu việc chuyển đổi số ở các Tồ soạn có xuất phát từ nhu
cầu hoặc mong mỏi của những người đang hoạt động báo chí hay khơng?
Theo nhận định của Bộ Thơng tin và Truyền thơng, khó khăn lớn nhất của
chuyển đổi số là thay đổi thói quen. Thách thức lớn nhất của chuyển đổi số là có
nhận thức đúng. “Chuyển đổi số là q trình thay đổi tổng thể và tồn diện. Với
một tổ chức, là sự thay đổi, nên trước tiên đó là việc của lãnh đạo, của người
đứng đầu, vì nếu khơng thì khơng ai dám làm và có thể làm. Vì là tổng thể và
tồn diện nên đó là việc của tất cả m i thành viên trong tổ chức”5. Điều này là
thực tế đúng đang diễn ra ở các cơ quan báo chí.
Các cơ quan báo chí đều sớm hiểu rằng, chuyển đổi số trong lĩnh vực báo
chí khơng chỉ giúp tăng năng suất, giảm chi phí mà cịn mở ra khơng gian phát
triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có. Tuy nhiên,
3
/> />5
Bộ Thơng tin và Truyền thơng (2021), Cẩm nang chuyển đổi số, trang 47, Nxb Thông tin và Truyền
thông.
4
203
với đại bộ phận nhà báo vốn được đào tạo tác nghiệp với công cụ chủ yếu là máy
quay/máy ghi âm/máy ảnh hoặc quyển sổ và cây bút, việc phải thích nghi để trở
thành một nhà báo cơng nghệ, tác nghiệp trên môi trường mạng với nhiều kỹ
năng cùng một lúc là cả một cản trở lớn và không phải ai cũng có thể nhanh
chóng thích nghi và mong muốn. Do vậy, nhu cầu chuyển đổi số ở các toà soạn
phải bắt đầu từ người lãnh đạo. Từ yêu cầu của lãnh đạo, cả bộ máy phải vận
hành theo.
Thực tế q trình chuyển đổi số ở nhiều tồ soạn trong thời gian qua cho
thấy, phần lớn các nhà báo đã quen với phương thức tác nghiệp cũ không mấy
mặn mà và khơng theo kịp các u cầu mà q trình chuyển đổi số đặt ra. Trong
khi đó, phần lớn các nhà báo trong số này lại đang giữ các vị trí chủ chốt tại các
tồ soạn. Bởi vậy, giải pháp mà các toà soạn thường phải áp dụng là thống nhất
về mặt nhận thức trong toàn toà soạn về tầm quan trọng của chuyển đổi số, đặc
biệt là đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt. Còn lại, việc triển khai thực tế các cơng
việc phụ vụ q trình chuyển đổi số sẽ giao cho một bộ phận riêng, thường là
những người trẻ, được đào tạo và đào tạo lại về cơng nghệ số.
Một khó khăn khác mà các tồ soạn cũng phải đối mặt khi tiến hành chuyển
đối số là kinh phí triển khai thực hiện. Ngồi các cơ quan báo chí lớn như Đài
Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân dân, Tạp chí Đảng
Cộng sản…., phần lớn các cơ quan báo chí thuộc cấp Bộ hiện nay là các đơn vị
sự nghiệp, sự nghiệp tự hoạch tốn kinh doanh, khơng có đủ kinh phí cho việc
thường xuyên đổi mới hệ thống máy móc, cập nhật công nghệ đáp ứng yêu cầu
chuyển đổi số. Nếu tiến hành một cách đơn lẻ và khơng có kế hoạch, các cơ quan
báo chí sẽ liên tục phải đối mặt với tình trạng vừa trang bị xong, hệ thống máy
móc thiết bị lại đã bị lạc hậu do cơng nghệ thay đổi quá nhanh.
Để giải quyết vấn đề này, tại Diễn đàn “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc
tốt hơn” do Hội Nhà báo Việt Nam và Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp tổ
chức đầu tháng 4/2022, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh
Tuấn cho biết, sẽ có một chiến lược chuyển đổi số riêng cho báo chí. Chiến lược
chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 sẽ giải quyết các
bài tốn khó cho các cơ quan báo chí. Trong khi chờ đợi Chiến lược được phê
204
duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết định trong năm 2022 dự kiến sẽ
đào tạo 10.000 công chức, viên chức số, trong đó riêng khối báo chí chiếm gần 1
nửa, khoảng từ 3.000-5.000 người.6
Mặc dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy, nhưng theo tính tốn của Bộ
Thơng tin và Truyền thơng, q trình chuyển đổi số báo chí địi hỏi một lượng
kinh phí rất lớn, đặc biệt ở công đoạn chuyển đổi số mảng sản xuất, quản lý và
lưu trữ nội dung. Trong chương trình chuyển đổi số của Bộ Thông tin và Truyền
thông xây dựng, đã có định hướng cụ thể những vấn đề liên quan nền tảng cho
quản lý sản xuất, lưu trữ nội dung. Khi chiến lược chuyển đổi số báo chí được
phê duyệt, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đầu tư xây dựng những nền tảng
chuyển đổi số lớn dùng chung, đặc biệt là đầu tư nền tảng lớn cho 6 cơ quan báo
chí chủ lực. Đối với các cơ quan báo chí vừa và nhỏ, Bộ Thơng tin và Truyền
thơng định hướng để các đơn vị này kết nối vào các nền tảng do nhà nước đầu tư
cho các cơ quan báo chí chủ lực, bên cạnh đó, sẽ xây dựng các nền tảng cho các
cơ quan báo chí vừa và nhỏ để các đơn vị chủ động triển khai, kết nối.
Vấn đề đặt ra là, ngay cả khi Chiến lược chuyển đổi số cho các cơ quan báo
chí ở Việt Nam được phê duyệt, các cơ quan báo chí nhỏ và vừa ở Việt Nam có
mặn mà và kiên trì chuyển đổi số hay khơng? Thực tế cho thấy, việc bắt buộc các
báo nhỏ và vừa chuyển đổi số là không khả thi nếu như các báo không thấy
chuyển đối số là nhu cầu tự thân, có yếu tố sống cịn tới sự tồn tại và phát triển
của tồ soạn.
Thời gian vừa qua, nhiều báo vừa và nhỏ nhanh chóng lên kế hoạch bắt tay
vào chuyển đổi số với kỳ vọng đạt được những bước tiến vượt bậc trong việc
phát triển hệ thống báo chí đa phương tiện, nhanh chóng khẳng định thứ hạng
trên hệ thống báo chí Việt Nam và tăng doanh thu, nhưng khơng lâu sau đó, các
báo này đã khơng đủ kiên trì tiếp tục đầu tư phát triển báo chí đa phương tiện do
khơng đủ nhân lực, kinh phí và do nguồn thu tăng lên khơng đáng kể cho với
kinh phí bỏ ra.
Đây là một thực tế có thực và theo ơng Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương
Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt
6
/>
205
Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân nhận định, trên thực tế, “Nhiều cơ quan báo
chí chưa hiểu r thế nào là chuyển đổi số. Nhiều cơ quan cho rằng đầu tư về
trang thiết bị, phần mềm, công nghệ là đã đi trên con đường chuyển đổi số,
nhưng thực ra không phải vậy. Chuyển đổi số không nằm ở vấn đề công nghệ mà
ở con người và tư duy, không phải là số hóa các nội dung đưa lên nền tảng số mà
phải tạo ra cả một quy trình sản xuất mới mẻ, tạo ra những thông tin mới mẻ,
thậm chí có cả văn hóa tịa soạn phù hợp trong chuyển đổi số”7.
Ngược lại, nhiều báo lại không mặn mà gì với việc chuyển đổi số và cho
rằng việc này không cấp bách, mặc khác, cũng chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Tại
Diễn đàn “Chuyển đổi số để phục vụ bạn đọc tốt hơn” tổ chức tháng 4/2022, Thứ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn cho biết, q trình chuyển
đổi số của báo chí đang chậm hơn xu thế chung do “Hiện nay, quá trình chuyển
đổi số báo chí cịn gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh những lãnh đạo cơ quan
báo chí có kiến thức, hiểu biết về công nghệ, dễ dàng chuyển đổi số, thì nhiều cơ
quan báo chí từ lãnh đạo đến phóng viên đều thiếu kiến thức về công nghệ,
không biết nên làm từ đâu, định hướng thế nào”8. Đó là một thực tế có thực đối
với các cơ quan báo chí vừa và nhỏ ở nước ta.
Vậy giải pháp nào là tối ưu cho quá trình chuyển đổi số ở các cơ quan báo
chí vừa và nhỏ khi các tồ soạn ở cấp độ này chiếm tới 90% số lượng các báo
đang hoạt động ở nước ta. Câu trả lời vẫn là phải dung hoà giữa phương thức tác
nghiệp cũ và mới trong quá trình chuyển đổi số. Trong bối cảnh Cách mạng công
nghiệp lần thứ 4, công nghệ số không phải là vấn đề quan trọng nhất, mà là sự
vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia
của toàn dân mới là yếu tố đảm bảo sự thành công của chuyển đổi số. Tương tự
như vậy, đối với sự chuyển đổi số báo chí, sự thống nhất về mặt nhận thức từ
lãnh đạo tới phóng viên, sự vào cuộc và kiên trì theo đuổi con đường chuyển đổi
số của cả tồ soạn mới là giải pháp đem lại thành cơng. Một tồ soạn khơng thể
ngay lập tức bỏ hết cơ sở vật chất cũ để đầu tư toàn bộ máy móc thiết bị mới đáp
7
/>8
/>
206
ứng yêu cầu chuyển đổi số. Một toà soạn cũng khơng thể u cầu tất cả cán bộ,
phóng viên cũ nghỉ việc hoặc chuyển công tác do không làm được báo đa
phương tiện, không biết dùng công nghệ hiện đại để kết nối với độc giả. Nhưng
một toà soạn cũng không thể không đổi mới. Bởi vậy, trong bối cảnh báo chí ở
nước ta hiện nay, để các tồ soạn nhỏ và vừa có thể đổi mới và tham gia sâu vào
q trình chuyển đổi số, cần có bệ đỡ về đầu tư công nghệ, đào tạo nhân lực của
Nhà nước và các cơ quan chức năng.
3. Kết luận
Chuyển đổi số là xu hướng phát triển tất yếu của báo chí nước ta hiện nay.
Chuyển đổi số là câu chuyện chung của tất cả các cơ quan báo chí, khơng phân
biệt báo lớn hay báo vừa và nhỏ. Những đột phá về công nghệ số đang được kỳ
vọng sẽ làm thay đổi diện mạo nền báo chí nước ta với nhiều cơ hội, nhiều thành
tựu hơn bất cứ một giai đoạn phát triển nào. Tuy nhiên, ngay khi bắt tay vào công
cuộc chuyển đối số, các báo đã và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức cả về nhận thức, cơng nghệ, kinh phí và nguồn nhân lực. Điều này địi hỏi
Chiến lược chuyển đổi số báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 phải
đưa ra được bài toán cụ thể, vừa định hướng, hỗ trợ, vừa gỡ vướng cho các cơ
quan báo chí trong quá trình thực hiện một nhiệm vụ vừa hấp dẫn, vừa khó khăn
này.
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bộ Thơng tin và Truyền thông (2021), Cẩm nang chuyển đổi số. Nxb
Thông tin và Truyền thông.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (2021), Câu chuyện chuyển đổi số 2021.
Nxb Thông tin và Truyền thông.
3. Đại học Đại Nam, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia (2021), Quản trị
thông minh trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, Nxb Khoa học và Kỹ thuật.
4. Đặng Thị Thu Hương (chủ biên),(2021), Quản lý báo chí và quản trị
truyền thơng trong bối cảnh truyền thông mạng xã hội, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội.
207
5. />6. />7. />8. />9. />
208