ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG
MỀM CHO SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trần Phạm Huyền Trang
Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thơng Việt - Hàn,
Đại học Đà Nẵng
Tóm tắt: Trong những năm gần đây, cụm từ “kỹ năng mềm” đã được nhắc đến nhiều
hơn trong môi trường đại học, nhưng không phải trường đại học nào cũng có những chính sách
đào tạo đặc biệt về kỹ năng mềm cho sinh viên. Đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh,
kỹ năng mềm là hành trang giúp thích nghi với sự biến hóa khơng ngừng của xã hội. Những kỹ
năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm… sẽ có
ảnh hưởng đến sự “thành - bại” trong công việc của một nhà quản trị sau này. Đặc biệt, cuộc
Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra một hướng tiếp cận mới nhất là trong cách đào tạo kỹ
năng này cho sinh viên. Bài viết này với mục đích ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong đào tạo
kỹ năng mềm cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
Từ khóa: kỹ năng mềm, sinh viên, quản trị kinh doanh
1. Đặt vấn đề
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con
người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,
vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới… Theo Tiến sĩ Đào Lê Hòa An (Học viện Cán bộ
TP. Hồ Chí Minh), bộ ba kỹ năng quan trọng mà một sinh viên cần phải có trước khi tốt nghiệp
chính là “kiến thức chun mơn, kỹ năng mềm và thái độ cư xử”. Do vậy, để sinh viên nhanh
chóng thích nghi với thị trường lao động và cuộc sống, việc đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên
trong các trường đại học hiện nay là vấn đề quan trọng trong thời kỳ kinh tế hội nhập và phát
triển. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giảng dạy các mơn học nói chung với
đào tạo kỹ năng mềm nói riêng sẽ giúp nhằm tăng hiệu quả và chất lượng của giáo dục. Qua đó
giúp người học trang bị được những kỹ năng, tri thức, giải quyết vấn đề… phát triển khả năng
tư duy, sáng tạo, phát triển toàn diện các giác quan của con người. Vậy, việc ứng dụng công
nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh như thế
nào? Bài viết sẽ làm rõ về vấn đề này.
2. Cơ sở lý thuyết
2.1. Khái niệm kỹ năng mềm
Có nhiều quan niệm hay định nghĩa khác nhau khi nói về kỹ năng mềm, tùy thuộc vào
lĩnh vực nghề nghiệp, ngữ cảnh, góc nhìn của mỗi người mà có cách tiếp cận riêng.
Theo trang Bách khoa toàn thư mở Wikipedia định nghĩa thì: “Kỹ năng mềm (hay cịn
gọi là kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lãnh
đạo, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian…” (trích Wikipedia).
268
- Kỹ năng mềm - kỹ năng tự quản lý (Soft Skill - Self-management skills) là những kỹ
năng giúp chúng ta có thể điều khiển cảm xúc và hành vi cá nhân. Ví dụ như: kiên nhẫn, tự tin,
quản lý căng thẳng, quản lý sự tức giận…
- Tác giả Forland, Jeremy cho rằng: “Kỹ năng mềm là một thuật ngữ thiên về mặt xã
hội để chỉ những kỹ năng có liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ giao tiếp, khả năng hòa nhập
xã hội, thái độ và hành vi ứng xử hiệu quả trong giao tiếp giữa người với người. Nói khác đi,
đó là kỹ năng liên quan đến việc con người hịa mình, chung sống và tương tác với cá nhân
khác, nhóm, tập thể, tổ chức và cộng đồng”. [6].
- Nhà nghiên cứu N.J. Pattrick định nghĩa: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức
chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chun
mơn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh về tính cách hay là những kiến
thức của sự hiểu biết lý thuyết mà đó là khả năng thích nghi với môi trường và con người để
tạo ra sự tương tác hiệu quả trên bình diện cá nhân và cả cơng việc” [7].
- Michal Pollick tiếp cận dưới góc nhìn kỹ năng mềm là một năng lực thuộc về trí tuệ
cảm xúc (EQ): “Kỹ năng mềm đề cập đến một con người có biểu hiện của EQ (Emotion Intelligence
Quotient), đó là những đặc điểm về tính cách, khả năng giao tiếp, ngơn ngữ, thói quen cá nhân, sự
thân thiện, sự lạc quan trong mối quan hệ với người khác và trong công việc” [8].
- Tác giả Giusoppe Giusti cho rằng, kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng
lực hành vi: “Kỹ năng mềm là những biểu hiện cụ thể của năng lực hành vi, đặc biệt là những
kỹ năng cá nhân hay kỹ năng con người. Kỹ năng mềm thường gắn liền với những thể hiện
của tính cách cá nhân trong một tương tác cụ thể, đó là kỹ năng chuyên biệt rất “người” của
con người” [9].
Khác với kỹ năng cứng được hiểu là trình độ chun mơn, kiến thức chun mơn hay trình
độ chun mơn. Kỹ năng mềm tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi người. Kỹ năng cứng được
đánh giá qua trình độ học vấn hay sự thành thạo về chuyên môn. Theo đánh giá kỹ năng cứng chỉ
mang lại 25% sự thành công, trong khi đó kỹ năng mềm chiếm 75% yếu tố quyết định.
Tuy nhiên, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm có mối quan hệ với nhau. Khi nắm vững được
kiến thức thì mới có thể sử dụng kỹ năng mềm áp dụng vào thực tế. Nếu có kỹ năng mềm nhưng
khơng nắm vững được kiến thức thì cũng khơng tạo nên hiệu quả. Ngược lại, có đầy đủ kiến
thức nhưng lại khơng có kỹ năng mềm khi vận dụng vào thực tế thì cơng việc sẽ khó khăn, phức
tạp hơn. Kỹ năng mềm có thể được rèn luyện ở mọi lúc, mọi nơi không bị rằng buộc bởi nguyên
tắc hay chuẩn mực nào. Mỗi người tự lựa chọn khái niệm, cách thức rèn luyện kỹ năng mềm
cho riêng mình. Nói tóm lại, kỹ năng mềm là những gì thuộc về tính cách của mỗi con người,
là khả năng thích ứng với những vấn đề trong thực tế để đưa đến sự thành công.
2.2. Các kỹ năng mềm cần thiết cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh
Quá trình phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực kinh tế và sự tăng cường hợp tác với các
doanh nghiệp nước ngoài đã và đang mở ra cơ hội cho những bạn sinh viên u thích ngành
Quản trị kinh doanh. Để có thể khẳng định bản thân và sớm gặt hái những thành công trong
lĩnh vực kinh doanh, sinh viên ngành Quản trị kinh doanh không những phải chuẩn bị hành
trang vững chắc không chỉ kiến thức chun mơn mà cịn cả những kỹ năng mềm cần thiết trong
công việc:
269
• Kỹ năng lắng nghe (Listening skills): Kỹ năng này quyết định 90% thành công trong
mọi cuộc giao tiếp, đi kèm với kỹ năng nói. Và mặc dù nghe là một phản xạ của con người,
nhưng lắng nghe là một kỹ năng cần phải học tập và rèn luyện mới có thể thành thạo. Vậy, tại
sao sinh viên ngành Quản trị kinh doanh lại cần có kỹ năng lắng nghe? Câu trả lời chính là
khách hàng nào cũng muốn được lắng nghe và thấu hiểu, giúp bạn biết rõ nhu cầu của khách
hàng, khi bạn lắng nghe tích cực để đặt đúng câu hỏi, duy trì cuộc hội thoại, xây dựng kết nối
và mối quan hệ tin tưởng với khách hàng. Chính vì vậy, đây là một trong những năng mềm cần
thiết cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường và cả sự
nghiệp trong tương lai.
• Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem solving skills): Đây là một kỹ năng rất cần thiết
trong học tập, làm việc và mọi thứ khác xoay quanh cuộc sống của mỗi người. Giải quyết các
vấn đề một cách thành thạo, bình tĩnh và tự tin cũng sẽ giúp bạn thành một người tự tin và
nhanh nhạy hơn, giúp bạn tích cực phát triển bản thân trong môi trường công việc. Khi một sinh
viên ngành Quản trị kinh doanh có kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp giữ bình tĩnh và giải tỏa
căng thẳng, có nhiều kinh nghiệm, phát triển kỹ năng phân tích và phán đốn tình huống và
ln là người chủ động trong mọi tình huống.
• Kỹ năng thuyết trình (Oral communication skills): Kỹ năng thuyết trình đóng vai trị
rất quan trọng trong học tập, cuộc sống nói chung và trong cơng việc nói riêng. Theo các khảo
sát, có hơn 70% người đi làm đồng ý về tầm quan trọng của kỹ năng thuyết trình đối với sự
thành cơng trong cơng việc. Khi có kỹ năng thuyết trình tốt thì bạn có thể thể hiện tối đa giá trị
của bản thân khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng, rèn luyện được sự tự tin trước đám đông,
nâng cao kỹ năng giao tiếp trong công việc và cơ hội thăng tiến cao hơn. Chính vì vậy, đây là
một trong những năng mềm cần thiết cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.
• Kỹ năng tư duy sáng tạo (Creative thinking skills): Đối với sinh viên ngành Quản trị,
tư duy sáng tạo giúp sinh viên làm chủ được vốn kiến thức, chủ động tìm tịi những điều mới,
giúp tự tin đối mặt với những thử thách. Từ đó, các bạn sinh viên sẽ dễ dàng đạt được những
thành tựu cao trong học tập và sự nghiệp sau này. Bên cạnh đó, kỹ năng sáng tạo cũng giúp tạo
dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người xung quanh. Đặc biệt, với những ai tham gia vào
lĩnh vực truyền thông hay kinh doanh, để đạt được thành cơng, vượt trội so với những người
khác thì tư duy sáng tạo đóng vai trị vơ cùng quan trọng. Bởi vì, phải có tư duy sáng tạo, bạn
mới có thể đưa ra các chiến dịch, xu hướng (trend), chiến lược và phương pháp kinh doanh hiệu
quả. Đặc biệt, trong xã hội hiện nay, tư duy sáng tạo giúp cho con người phát minh ra những
cơng trình mới để cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại.
• Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ (Interpersonal skills): Đây là một trong
những kỹ năng mềm không thể thiếu đối với sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Kỹ năng này
đề cập đến các khía cạnh như nhân cách tốt, thân thiện, trưởng thành và hiểu biết. Nhiều người
cho rằng nó cũng giống như làm người tốt nhưng sự thật thì khơng phải như vậy. Có những kỹ
năng cần phải học và rèn luyện mới có được. Có rất nhiều kỹ năng ứng xử mang tính chất xã
hội và nó liên quan đến sự hòa hợp giữa bạn với cấp trên, đồng nghiệp và khách hàng.
• Kỹ năng làm việc nhóm (Teamwork skills): Nếu các bạn sinh viên muốn là một nhà
quản trị kinh doanh giỏi thì trước hết chính bản thân phải là một người quản lý giỏi sau đó mới
quản lý một doanh nghiệp tốt được. Muốn như vậy, các bạn phải nắm vững các kỹ năng mềm
270
cho bản thân mình, nhất là kỹ năng làm việc nhóm. Kỹ năng này mang lại nhiều lợi ích, rút ra
được nhiều kinh nghiệm cho bản thân chúng ta như là: rèn luyện kỹ năng lắng nghe, kỹ năng tổ
chức công việc, giúp các cá nhân biết cách trợ giúp và tơn trọng lẫn nhau, có trách nhiệm hơn
với cơng việc được giao và đưa ra được những quyết định đúng đắn.
• Kỹ năng đàm phán (Negotiation skills): Một nhà quản trị kinh doanh bạn khơng chỉ
có năng lực quản lí tốt mà bạn phải có năng lực đàm phán. Chính vì vậy, một sinh viên ngành
Quản trị kinh doanh thì khơng thể kỹ năng này. Đây là kỹ năng quan trọng đối với nhân viên
kinh doanh để đạt được mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Nghệ thuật đàm phán là sự kết hợp hoàn
hảo giữa tư duy nhạy bén, ứng xử nhanh nhẹn, đồng thời phải biết nhẫn nại tranh luận, kiềm
chế cảm xúc và có lý lẽ để thuyết phục khách hàng một cách khéo léo, mang lại cảm giác dễ
chịu để thỏa hiệp, bảo vệ lợi ích của mình.
• Kỹ năng tổ chức cơng việc hiệu quả (Organizational effectiveness): Khi tuyển dụng
người quản lý, một trong những yếu tố được chú trọng nhất là kỹ năng tổ chức cơng việc. Đây
là kỹ năng có thể giúp bạn tồn tại được ở bất kỳ ngành nghề và cơng việc nào. Một người quản
lý có kỹ năng tổ chức sẽ sở hữu khả năng lên kế hoạch, ưu tiên hóa danh sách cơng việc để lần
lượt đạt các mục tiêu nhằm tiết kiệm chi phí và nguồn lực cho công ty.
3. Phương pháp nghiên cứu
Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích và tổng hợp các lý thuyết có liên
quan. Bên cạnh đó, bài viết cũng kết hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu thực tế nhằm đánh
giá thực trạng và đưa ra các kiến nghị có liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
4. Kết quả nghiên cứu
Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đại học nói chung và giảng dạy kỹ
năng mềm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh nói riêng đã mang lại những hiệu quả tích
cực cơng tác giảng dạy. Kết quả nghiên cứu như sau:
• Kết hợp giữa hình thức dạy online và offline
Giúp việc dạy và học không bị gián đoạn do các yếu tố như dịch bệnh, thời tiết hoặc
trong trường hợp học sinh bị ốm có thể học tại nhà. Trong trường hợp này, giảng viên sẽ kết
hợp các nền tảng dạy online qua Zoom, hoặc Google Meet và dạy offline tại lớp. Chính vì sử
dụng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học các giờ lý thuyết trong đào tạo kỹ năng mềm
cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh, giảng viên có thể tổ chức giờ dạy của mình một cách
linh động và sáng tạo nhất, mang đến những phút giây học tập đầy thư giãn và thú vị cho học
viên. Các yêu cầu cần có:
(1) Internet tốc độ cao để kết nối không gian học tập online và offline, nơi học sinh học
online đăng nhập bằng tài khoản để tham gia lớp học và tương tác với các bạn học offline.
(2) Bảng tương tác để khi giáo viên viết thì cả học sinh online và offline đều nhìn thấy.
(3) Hệ thống microphone đa hướng và loa tích hợp giúp giảm tiếng vang và học sinh dễ
dàng phát biểu.
(4) Camera góc rộng để học sinh online có thể nhìn thấy các bạn offline bao quát.
(5) Bộ máy tính bảng cho học sinh trong lớp sử dụng cho các hoạt động học tập tương tác.
271
• Tham gia vào các diễn đàn để chia sẻ thơng tin hoặc trên E-learning
E-learning là một hình thức giáo dục, học tập dựa trên sự kết nối của internet. Giảng
viên và sinh viên đều có thể tham gia vào lớp học được mở trên hệ thống thông qua máy tính
máy tính bảng hay điện thoại thơng minh có kết nối internet. Khi đăng nhập vào hệ thống,
không gian được tổ chức như một lớp học, giảng viên có thể trực tiếp giảng dạy cho người học
hoặc giao bài tập, lưu trữ bài giảng, tài liệu học tập dưới nhiều định dạng khác nhau như Word,
PDF, Video,… Sinh viên có thể theo dõi bài giảng trực tuyến hoặc có thể học tập bất cứ lúc
nào, nộp bài tập cho giảng viên, thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra trắc nghiệm,
tự luận, đúng sai,… Cụ thể, E-learning có những công cụ hỗ trợ giảng dạy như: sử dụng công
cụ soạn bài điện tử; công cụ mô phỏng; công cụ tạo bài kiểm tra; cơng cụ tạo bài trình bày có
multimedia; cơng cụ seminar điện tử,… Thơng qua E-learning giảng viên upload các bài giảng
điện tử, slide bài giảng cũng như hệ thống các giáo trình tài liệu tham khảo về kỹ năng mềm
cho sinh viên. Ngoài ra, giảng viên còn chủ động tạo các diễn đàn đưa ra các bài tập tình huống,
có quy định chặt chẽ về thời gian tham gia để sinh viên tham gia thảo luận bày tỏ các quan điểm
của mình nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng tư duy phản biện, giải quyết vấn đề và kỹ năng
quản lý thời gian một cách hiệu quả.
• Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong thiết kế bài giảng
Với phương pháp giáo dục truyền thống, giảng viên chỉ có thể giảng bài thơng qua giáo
trình, sách vở, phấn trắng và bảng đen, cảm giác rất tẻ nhạt và khó để khơi gợi hứng thú học
tập cho sinh viên. Công nghệ đã giúp loại bỏ những điều này. Với nhiều phương tiện như hình
ảnh, video…, nội dung và chất lượng bài giảng được cải tiến đáng kể. Các bài giảng khi sử
dụng công nghệ thông tin sẽ sinh động và hấp dẫn hơn rất nhiều so với bài giảng không sử dụng
công nghệ thông tin. Mỗi một giờ học được áp dụng công nghệ thông tin như vậy sẽ tích cực
hóa được hoạt động nhận thức của sinh viên, thu hút được sự chú ý xây dựng bài, dễ dàng lĩnh
hội tri thức mới. Lúc này, sinh viên thật sự là chủ thể hóa của hoạt động nhận thức, được đặt
vào những tình huống cụ thể của đời sống, trực tiếp quan sát, thảo luận, thí nghiệm… tìm hiểu
vấn đề một cách trực quan hơn để giải quyết các vấn đề đó theo cách của riêng mình. Khơng
những thế, một giờ học có ứng dụng cơng nghệ thông tin sẽ tăng cường việc học tập và lĩnh hội
tri thức theo từng cá thể, phối hợp với học tập tương tác nhóm và giúp hồn thiện tốt hơn kỹ
năng sử dụng máy tính cho sinh viên. Điều này càng gây hứng thú cho sinh viên trong quá trình
học tập và đương nhiên việc sinh viên tự tìm ra tri thức sẽ nâng cao hơn chất lượng và hiệu quả
của giờ dạy. Với nội dung bài giảng liên quan tới kỹ năng mềm cho sinh viên ngành quản trị
kinh doanh, giảng viên sử dụng các phần mềm như sau:
+ Microsoft Word: là phần mềm soạn thảo văn bản các nội dung liên quan đến kỹ năng mềm.
+ Microsoft Powerpoint: là phần mềm cho phép soạn các bài trình chiếu hấp dẫn để làm
bài giảng điện tử. Powerpoint có thể sử dụng được các tư liệu ảnh phim, cho phép tạo được các
hiệu ứng chuyển động khá hấp dẫn và các mẫu giao diện đẹp. Ngoài ra, giảng viên có thể tạo
ra các trị chơi như ơ chữ, rung chung vàng…
+ Macromedia Flash: là phầm mềm cho phép vẽ hình, tạo ra hình ảnh động, các hiệu
ứng chuyển động và biến đổi, lập trình tạo ra các hoạt động mô phỏng và tương tác sinh
động, hấp dẫn.
272
+ Sử dụng một số phần mềm cắt, ghép phim, tạo clip ảnh: như Movie maker, ứng dụng
CapCut. Các định dạng video hoặc trình chiếu làm tăng sinh động và trực quan hóa bài học giúp
sinh viên tiếp thu nhanh hơn, dễ hiểu và ghi nhớ sâu hơn.
+ Sử dụng Canva là một trang web công cụ thiết kế đồ họa. Thơng qua phần mềm này,
giảng viên có thể soạn Template giáo án, Bảng trắng trực tuyến, Mẫu bài tập viết, Bộ cơng cụ
trang trí cho lớp học, Bảng kế hoạch học tập theo tuần, soạn slide bài giảng, các video… Với
Canva, sinh viên sẽ dễ tiếp cận nội dung bài giảng.
• Sử dụng Google Classroom: là lớp học trực tuyến giúp giảng viên và sinh viên có thể
dễ dàng truy cập, trao đổi bài tập, điểm số cùng các thao tác học tập khác trên ứng dụng. Để
thuận tiện cho việc dạy và học, giảng viên trước hết phải tạo lớp học trên phần mềm này.
• Thiết bị điện tử trong dạy học: như Laptop, Máy tính bảng, Camera và webcam, bảng điện tử…
• Xây dựng kho học liệu điện tử.
• Ứng dụng cơng nghệ thơng tin trong lưu trữ dữ liệu, chia sẻ thơng tin: giảng viên có
thể tải lên tài liệu, bài giảng, ghi hình bài giảng,… Các nền tảng thường dùng như Google Drive,
đây là nền tảng cho phép người dùng tải tệp lên, sắp xếp dưới dạng các thư mục và có thể tìm
kiếm dễ dàng thông qua việc nhập tên tài liệu trên thanh tìm kiếm…
• Sử dụng thư điện tử để trao đổi thông tin hay giải đáp các thắc mắc cho sinh viên mà
không cần gặp trực tiếp như truyền thống. Hơn nữa, thư điện tử cũng chưa rất nhiều các thông
tin, văn bản… giúp quá trình học tập và trao đổi dễ dàng hơn.
• Dùng thành thạo cơng cụ tìm kiếm: nâng cao kỹ năng học tập suốt đời cho sinh viên
bằng các trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng liên quan tới kỹ năng tìm kiếm thơng
tin, kỹ năng đọc sách…
5. Kết luận
Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy và học được nhiều nước trên thế giới
chú trọng. Đây được xem là xu hướng tất yếu của thời đại khi mà công nghệ thông tin phát triển
vượt bậc. Nó mang lại nhiều lợi ích thiết thực và mở ra triển vọng to lớn cho nền giáo dục nước
nhà. Vì vậy, việc ứng dụng cơng nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên ngành
Quản trị kinh doanh là rất thiết thực và cần thiết. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài sẽ tập
trung vào việc khảo sát ý kiến của người học để làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giảng
dạy kỹ năng mềm cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Hệ thống Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Aptech (2019), “Kỹ năng mềm - Sự cần
thiết cho một sinh viên Công nghệ thông tin”, (truy cập ngày 13/12/2019)
2. Nguyễn Hùng Cường, “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các nhà
trường phổ thông hiện nay”, />
273
3. Nguyễn Thị Kiều Nga - Huỳnh Thanh Vũ (2019), “Thực trạng và giải pháp rèn luyện
kỹ năng mềm cho sinh viên Trường Cao đẳng Giao thông vận tải trung ương V”, Tạp chí Giáo
dục, số 456, trang 15-20.
4. Trần Thanh Mai (2019), “Những yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập kỹ năng mềm
của sinh viên trong môi trường đại học”, />(truy cập ngày 13/12/2019).
5. Bùi Đoan Trang (2019), “Một số kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên trường đại
học cơng đồn”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kỳ 3 tháng 5/2019.
Tiếng Anh
1. Forland - Jeremy (2006), Managing Teams and Technology. UC Davis, Graduate
School of Management.
2. Nancy J. Pattrick (2008), Social skills for teenagers and adults with esperger
syndrome. Jessica Kingsley Publisher.
3. Michal Pollick (2008), Soft skills for Bussiness Man. Boston, American.
4. Giusoppe Giusti (2008), Soft Skills for Lawyer. Chelsea Publisher.
274