GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÔNG Á
KHOA QUẢN TRỊ
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOAHỌC
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý
ĐỊNH KHỞI SỰ KINH DOANH CỦA SINH VIÊN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI ĐÀ NẴNG
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Nguyên
Lưu Thái An Hòa
Lớp:
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
QK13A1.1
Page 1
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
LỜI CAM ĐOAN !
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng
dẫn khoa học của Ths. Nguyễn Thị Ngọc Dung . Các nội dung nghiên cứu, kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây.
Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được
chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội
dung nghiên cứu của mình. Trường đại học Đông Á không liên quan đến những vi phạm
tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có).
Tác giả nghiên cứu
Lưu Thái An Hòa & Nguyễn Thị Thảo Nguyên
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 2
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN !.......................................................................................................2
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................24
2.2 Các cơ sở lý thuyết về ý định KSKD...................................................................................................28
2.2.1 Lý thuyết sự kiện KSKD của Shapero và Sokol, 1982..........................28
2.2.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen, 1991 (TPB- theory of
planned behavior)............................................................................................30
2.2.3 Mô hình dự định Shapero- Krueger (2000)............................................31
2.3 Cơ sở lý luận.......................................................................................................................................32
2.3.1 Nghiên cứu có trước...............................................................................32
2.3.1.1 Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên của Nguyễn Thị Thanh Tiên & Cao
Quốc Việt.................................................................................................................................................32
2.3.1.2 Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên..................................................35
2.3.1.3 Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn....................................................36
2.3.2 Mô hình nghiên cứu...............................................................................38
2.4 Thực trạng về ý định KSKD của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Đà Nẵng.........................45
2.4.1 Thực trạng KSKD của sinh viên Việt Nam.......................................................................................45
2.4.2 Thực trạng KSKD cuả SV Đà Nẵng..................................................................................................47
2.4.3 Khó khăn của việc KSKD của SV......................................................................................................48
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..............................................................50
3.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................................50
3.2.3 Thiết kế bản câu hỏi...............................................................................53
3.3 Nghiên cứu định lượng......................................................................................................................54
3.3.1 Xây dựng phiếu điều tra.................................................................................................................54
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................56
4.1 Kết quả nghiên cứu............................................................................................................................57
4.1.1 Thống kê mô tả.......................................................................................57
4.1.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến......................................................65
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 3
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
4.2 Thảo luận...........................................................................................................................................69
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................70
5.1 Kết luận..............................................................................................................................................70
PHỤ LỤC....................................................................................................................77
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 4
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
LỜI CAM ĐOAN !.......................................................................................................2
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................24
Hình 2.1 Mô hình tự đánh giá khởi sự kinh doanh.........................................................................25
2.2 Các cơ sở lý thuyết về ý định KSKD...................................................................................................28
2.2.1 Lý thuyết sự kiện KSKD của Shapero và Sokol, 1982..........................28
Hình 2.2 Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh- SEE........................................................................29
2.2.2 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Ajzen, 1991 (TPB- theory of
planned behavior)............................................................................................30
Hình 2.3 Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB...................................................................................30
2.2.3 Mô hình dự định Shapero- Krueger (2000)............................................31
Hình 2.4 Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Shapero và Kueger...............................................32
2.3 Cơ sở lý luận.......................................................................................................................................32
2.3.1 Nghiên cứu có trước...............................................................................32
2.3.1.1 Tổng quan lý thuyết về ý định khởi nghiệp của sinh viên của Nguyễn Thị Thanh Tiên & Cao
Quốc Việt.................................................................................................................................................32
Hình 2.5 Mô hình của Nguyễn Thị Thanh Tiên & Cao Quốc Việt...................................................34
2.3.1.2 Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên..................................................35
Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên........................................36
2.3.1.3 Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn....................................................36
Hình 2.7 Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn.........................................38
2.3.2 Mô hình nghiên cứu...............................................................................38
Hình 2.8 Mô hình đề xuất................................................................................................................42
2.4 Thực trạng về ý định KSKD của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Đà Nẵng.........................45
2.4.1 Thực trạng KSKD của sinh viên Việt Nam.......................................................................................45
2.4.2 Thực trạng KSKD cuả SV Đà Nẵng..................................................................................................47
2.4.3 Khó khăn của việc KSKD của SV......................................................................................................48
CHƯƠNG III: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU..............................................................50
3.1 Thiết kế nghiên cứu...........................................................................................................................50
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu........................................................................................................50
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 5
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Bảng: 3.1 Các bước hoàn thiện bản câu hỏi...................................................................................53
3.2.3 Thiết kế bản câu hỏi...............................................................................53
3.3 Nghiên cứu định lượng......................................................................................................................54
3.3.1 Xây dựng phiếu điều tra.................................................................................................................54
Hình 3.2: Thiết kế quy trình xây dựng phiếu điều tra.....................................................................55
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................56
4.1 Kết quả nghiên cứu............................................................................................................................57
4.1.1 Thống kê mô tả.......................................................................................57
Hình 4.1 Cơ cấu theo khóa học.......................................................................................................58
Hình 4.2 Cơ cấu mẫu theo giới tính................................................................................................59
Bảng 4.3 Kết quả trả lời các câu hỏi điều tra..................................................................................59
Bảng 4.5 Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ý định KSKD................................................61
Bảng 4.8 Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố..........................................................................64
Hình 4.3 Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh.......................................................................................65
4.1.3 Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến......................................................65
Bảng 4.9 Kết quả phân tích tương quan Pearson các biến chính với YDKD..................................66
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng đến YDKSKD........................................................68
4.2 Thảo luận...........................................................................................................................................69
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................70
5.1 Kết luận..............................................................................................................................................70
PHỤ LỤC....................................................................................................................77
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 6
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
3.1
3.2
4.1
4.2
4.3
Tên hình
Mô hình tự đánh giá khởi sự kinh doanh
Mô hình sự kiện khởi sự kinh doanh- SEE
Lý thuyết hành vi có kế hoạch TPB
Lý thuyết về hành vi có kế hoạch của Shapero và Kueger
Khung lý thuyết đề xuất
Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú và Giang Thị Cẩm Tiên
Mô hình nghiên cứu của Phan Anh Tú & Nguyễn Thanh Sơn
Mô hình đề xuất
Quy trình nghiên cứu
Thiết kế quy trinh xây dựng phiếu điều tra
Cơ cấu theo khóa học
Cơ cấu mẫu theo giới tính
Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Trang
25
29
30
32
34
36
38
43
50
55
58
59
66
Page 7
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
DANH SÁCH BẢNG
Bảng
2.1
3.1
4.1
4.2
4.3
4.4
Tên bảng
Diễn giải biến trong mô hình
Các bước hoàn thiện bản câu hỏi
Phân loại khóa học của sinh viên
Giới tính
Kết quả trả lời các câu hỏi trả lời
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ý định
Trang
44
53
57
58
59
61
4.5
KSKD
Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo ý định
62
4.6
4.7
4.8
4.9
KSKD
Kết quả kiểm định KMO và Bartlett’s biến phụ thuộc
Bảng giải tổng phương sai trích biến phụ thuộc
Kết quả phân tích ma trận xoay nhân tố
Kết quả phân tích tương quan Pearson các biến chính
63
63
65
69
4.10
với YDKD
Kết quả hồi quy mô hình ảnh hưởng đến YDKSKD
76
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 8
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.
Lý do chọn đề tài
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn Khởi sự kinh doanh qua việc tạo lập các doanh
nghiệp mới là động lực cho phát triển kinh tế. Một nền kinh tế phát triển được là nhờ sự
phát triển về cả số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp. Các nghiên cứu trên thế
giới của Malecki (1997), Reynolds (1994), Audretsch (2004)(trích dẫn trong Carree and
Thurik(2003)) chỉ ra rằng có mối quan hệ chặt chẽ giữa việc khởi sự kinh doanhvới tăng
trưởng kinh tế vùng và địa phương. Những nơi có tỷ lệ thành lập doanh nghiệp cao
thường có tốc độ phát triển kinh tế cao. Các doanh nghiệp mới thành lập ngoài việc
đóng góp vào GDP của nền kinh tế còn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội, và làm giàu
cho bản thân chủ doanh nghiệp. Chính vì lẽ đó chính phủ các nước phát triển cũng như
đang phát triển đều dành nhiều chính sách hỗ trợ và nỗ lực để thúc đẩy việc khởi sự
kinh doanhtrong giới trẻ, đặc biệt trong giới sinh viên khuyến khích họ không đi làm
thuê mà hãy tự tạo việc làm, gia tăng số lượng doanh nghiệp cho phát triển kinh tế. Lý
do có sự quan tâm đặc biệt đến thúc đẩy tinh thần doanh nhân trong giới sinh viên bởi vì
các nhà nghiên cứu hy vọng rằng những doanh nhân được đào tạo tốt sẽ tạo ra các
doanh nghiệp tăng trưởng nhanh và mạnh hơn doanh nghiệp của những người có trình
độ thấp. Ở Châu Âu và Mỹ, thúc đẩy tinh thần doanh nhân được coi là hạt nhân cho
tăng trưởng kinh tế. Các trường đại học ở Mỹ luôn tiên phong trong thúc đẩy đào tạo
khởi sự kinh doanh trong nhà trường. Kết quả là các trường đại học ở Mỹ như Học viện
Công nghệ MIT hàng năm có khoảng 150 công ty mới được thành lập, hiện nay MIT có
tổng số 5000 doanh nghiệp đã được thành lập tuyển dụng 1,1 triệu nhân viên và có
doanh thu trung bình năm lên tới 230 tỷ USD. Theo điều tra năm 2008 cho thấy 17,8%
sinh viên MIT sau khi ra trường đã thành lập ít nhất 1 doanh nghiệp, trong đó 23%
thành lập doanh nghiệp khi chưa đầy 30 tuổi. Trường Stanford hiện có 1200 công ty do
sinh viên trường sáng lập trong ngành công nghệ cao. Các quốc gia trên thế giới như
Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ đều có kế hoạch quốc gia và các hỗ trợ chính sách thúc
đẩy hình thành các doanh nghiệp nhỏ. Ở Việt Nam, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và
vừa ngày càng được xã hội công nhận bằng việc đóng góp đáng kể vào nền kinh tế của
đất nước, với GDP chiếm khoảng 45% tổng GDP của cả nước, hàng năm thu hút hơn
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 9
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
90% lao động mới vào làm việc. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhận thức được tầm quan
trọng của định hướng tinh thần doanh nhân cho sinh viên và giới trẻ Việt Nam - nhân tố
chính trong công cuộc xây dựng nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững. Hàng
loạt các chương trình hỗ trợ và khuyến khích người dân, thanh niên và sinh viên khởi
nghiệp đã được tổ chức như chương trình khởi nghiệp của VCCI (qua 8 năm huy động
được 15.000 thanh niên tham gia), Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, cuộc thi “Thắp sáng
tài năng kinh doanh trẻ”, chương trình truyền hình làm giàu không khó, Câu lạc bộ
Khởi Nghiệp Trẻ hoạt động tại thành phố Hồ Chí Minh cùng với sự ra mắt của Chương
trình Đào tạo Khởi nghiệp VYE 2011 “Thắp Sáng”, “Khởi nghiệp cùng Kawai" của đại
học Ngoại thương Hà Nội Chính phủ cũng đã có chính sách khuyến khích và thúc đẩy
thành lập doanh nghiệp và trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như sự
tích cực triển khai các hoạt động trợ giúp doanh nghiệp như việc thành lập các quỹ hỗ
trợ phát triển, quỹ tín dụng nhân dân. Ngoài ra, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi
chính phủ, Hiệp hội cũng có các chương trình tư vấn hỗ trợ, đào tạo quản trị doanh
nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm thúc đẩy và khuyến khích thành lập doanh
nghiệp.Việt Nam sở hữu một môi trường kinh doanh thuận lợi cho khởi sự kinh doanh
như nền kinh tế tăng trưởng nhanh, dân số đông.Tuy nhiên khởi sự kinh doanh ở sinh
viên Việt Nam còn thấp, phần lớn sinh viên ra trường đều có xu hướng đi đăng ký tuyển
dụng ở các doanh nghiệp đang hoạt động, rất ít người muốn khởi sự kinh doanh. Lý giải
cho tình trạng chỉ thích làm thuê, không thích làm chủ của sinh viên, có ý kiến cho rằng,
chương trình giáo dục phổ thông và đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu kiến
thức về khởi sự tại Việt Nam; giáo trình chú trọng vào lý thuyết, chưa đề cao thực hành
và kiến thức thực tiễn. Trên thị trường cũng vắng bóng những đơn vị đào tạo về khởi
nghiệp dành cho sinh viên đại học và các dịch vụ công cụ hỗ trợ khởi sự .
Chính vì những lý do đó, sinh viên Việt Nam thiếu kiến thức, thiếu tự tin và tầm
nhìn cần thiết để khởi sự. Vậy thì câu hỏi quản lý được đặt ra là các trường đại học, gia
đình và xã hội cần làm gì để sinh viên Việt Nam có niềm đam mê và tự tin khởi sự.Sinh
viên Việt Nam nói chung cũng như sinh viên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nói riêng
hiện nay đang được khuyến khích tự tạo việc làm cho bản thân không đi làm thuê nhằm
tạo thêm số lượng doanh nghiệp cho việt nam đồng thời kích thích tính sáng tạo cũng
như khả năng tư duy của giới trẻ hiện nay .
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 10
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Tuy nhiên vấn đề khởi sự kinh doanh của sinh viên Việt Nam hiện nay chỉ là con
số nhỏ phần lớn sinh viên luôn muốn làm việc trong các doanh nghiệp lớn sẵn có không
muốn tự bản thân mình tạo ra công việc cho bản thân sinh viên ngành quản trị kinh
doanh hiện nay đang rơi vào tình trạng thất nghiệp nghiêm trọng một phần vì các bạn
không tìm được việc làm, một phần vì các bạn không định hình được bản thân cần làm
gì .Có nhiều trường hợp sinh viên có ý định khởi sự thì lại không có đủ điều kiện để
thực hiện kế hoạch của mình.Vậy, những nhân tố nào ảnh hưởng đến ý định KSKD của
sinh viên ngành QTKD tại Đà Nẵng đến nay vẫn chưa được nghiên cứu. Vì thế nhóm
chúng tôi quyết định chọn đề tài này. “Các nhân tố ảnh hưởng tới ý định khởi sự
kinh doanh của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Đà Nẵng” để nghiên cứu.
1.2.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiên nghiên cứu
•
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định Khởi sự KD của SV ngành
QTKD tại Đà Nẵng.
•
Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến ý định Khởi sự KD
của SV ngành QTKD tại Đà Nẵng.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, đề tài tiến hành giải quyết 2 nhiệm vụ.
•
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh
doanh của sinh viên ngành QTKD tại Đà Nẵng.
•
Nhiệm vụ 2: Đưa ra một số giải pháp giúp các trường học và cơ quan
quản lý vĩ mô trong việc thúc đẩy tiềm năng KSKD của sinh viên ngành QTKD tại Đà
Nẵng.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại Đà Nẵng.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Sinh viên ngành quản trị kinh doanh đang học tại Đà Nẵng.
- Không gian: Thành phố Đà Nẵng.
- Quy mô: 250 sinh viên
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp :
Nghiên cứu định lượng: mẫu được thu thập thông qua bảng câu hỏi sau
khi được thu thập đủ số lượng mẫu yêu cầu, dữ liệu con được xử lý bằng phần mềm
SPSS 16.0 nhằm thanh lọc dữ liệu phát hiện và xử lý dữ liệu bị khuyết nhằm khẳng
định các thang đo bảo đảm về độ tin cậy ,hiệu lực hội tụ hiệu lực phân biệt.
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 11
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Nghiên cứu định tính thực hiện thông qua nghiên cứu sơ bộ bằng kỹ thuật
phỏng vấn sâu để khám phá hiệu chỉnh các thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm
năng khởi sự kinh doanh của sinh viên cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu .
Phần mềm SPSS.
1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu
1.4.1.1Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:
-Tổng cục Thống kê.
-Các trang web khác trên internet.
1.4.1.2Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Phương pháp chọn mẫu: Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên
thuận tiện vì có ưu điểm là sự thuận lợi trong việc tiếp cận đối tượng, giúp tiết kiệm chi
phí và thời gian điều tra, thu nhận dữ liệu nhanh chóng. (Lưu Thanh Đức Hải, 2007).
Phương pháp này được dùng để khảo sát bảng câu hỏi, ước lượng sơ bộ về vấn đề
nghiên cứu, hoặc trong nghiên cứu khám phá dùng để xác định ý nghĩa vấn đề nghiên
cứu.
1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu
Bảng câu hỏi sau khi điều tra được mã hóa, nhập liệu và xử lý trên phần mềm
Excel và SPSS phiên bản 16.0.
-
Để phân tích thực trạng về ý định KSKD của sinh viên ngành QTKD tại
Đà Nẵng, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích thực trạng về ý định
KSKD của sinh viên tại Đà Nẵng.
-
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ý định KSKD của sinh viên ngành
QTKD tại Đà Nẵng.
+Kiểm định Cronbach’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy
và phù hợp giữa các biến quan sát được đưa vào mô hình. Mục đích của kiểm định này
nhằm tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay
không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến –
tổng (Corrected Item – Total Correlation). Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không
phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
+Phương pháp phân tích nhân tố khám phá, như đã được đề cập ở phần trên,
dùng để gộp các biến có liên quan thành nhóm. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối
quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến ban đầu.
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 12
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
+Phân tích hồi quy dùng để ước lượng và xác định các nhân tố tác động đến ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành QTKD tại Đà Nẵng.
1.4.3 Lý thuyết về các phương pháp phân tích số liệu
1.4.3.1 Thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phương pháp tóm tắt và mô tả các dữ liệu đã được thu thập
(Weiers et al., 2011, p.5). Các công cụ cơ bản để tóm tắt và trình bày dữ liệu trong
thống kê mô tả thường là: bảng tần số, các đại lượng thống kê mô tả (trung bình cộng
(Mean), độ lệch chuẩn (Standard Deviation), giá trị nhỏ nhất (Minimum), giá trị lớn
nhất (Maximum)).
1.4.3.2 Kiểm định độ tin cậy
Độ tin cậy là sự đánh giá về mức độ nhất quán giữa nhiều phép đo của một biến
nhằm kiểm tra sự thống nhất được đo giữa các câu trả lời cho một vấn đề cần nghiên
cứu (Weiers et al., 2011, p. 123).
-
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê được
dùng để kiểm tra mức độ chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát, dùng để loại bỏ
các biến không phù hợp. Cronbach’s Alpha được đánh giá là thang đo lường là tốt khi
nằm trong khoảng 0,8 đến 1, sử dụng được khi lớn hơn 0,7 hoặc trong nghiên cứu khám
phá hệ số Cronbach’s Alpha cho phép lớn hơn 0,6 (Hair et al., 2013, p. 123).
1.4.3.3 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Sau khi đã loại đi các biến không đảm bảo độ tin cậy qua phép kiểm định hệ số
Cronbach Alpha, quá trình phân tích EFA được tiến hành. Phương pháp phân tích EFA
là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng để thu nhỏ số biến trong mô hình
và tóm tắt dữ liệu (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Phân tích nhân tố
dùng cho việc nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các biến trong mô hình,
không có sự phân biệt giữa các biến phụ thuộc, biến độc lập hay biến dự đoán.
Phân tích nhân tố được đảm bảo khi thỏa mãn các điều kiện: chỉ số KaiserMeyer-Olkin (KMO) – chỉ tiêu dùng để xem xét sự phù hợp của dữ liệu và mức ý nghĩa
của kiểm định nhân tố - phải đạt > 0,5 và KMO có giá trị trong khoảng [0,5;1] (Hoàng
Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Trong phương pháp này có sự xuất hiện của
hệ số tải nhân tố nằm trong bảng Rotated Component Matrix khi phân tích bằng phần
mềm thống kê SPSS là hệ số cho biết mối tương quan giữa các biến gốc và các yếu tố,
và chìa khóa để hiểu rõ bản chất của một yếu tố cụ thể. Hệ số truyền tải bình phương
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 13
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
chỉ ra tỷ lệ phần trăm của phương sai trong biến ban đầu được giải thích bởi một yếu tố
nào đó. (Hair et al., 2013, p. 90). Đề tài sử dụng phương pháp trích Principle
Components với phép xoay Varimax trong phân tích EFA. Phép xoay Varimax là một
trong các phương pháp xoay yếu tố trực giao phổ biến nhất được thực hiện trên cột
trong ma trận yếu tố - chứa các hệ số tải nhân tố của tất cả các biến đối với các yếu tố
được rút ra. Phép xoay này có ưu điểm so với các phương pháp khác nhờ việc làm đơn
giản hóa cấu trúc yếu tố. (Hair et al., 2013, p. 92). Cũng theo Hair et al. (2013, p.115),
các biến có hệ số tải nhân tố hay còn gọi là hệ số truyền tải (Factor loading) tối thiểu
phải > 0,3 với cỡ mẫu trên 350, được xem là có ý nghĩa khi ≥ 0,5 với cỡ mẫu trên 120.
Đề tài nghiên cứu với cỡ mẫu 250, vì vậy các biến có hệ số tải nhân tố > 0,5 được đưa
vào phân tích. Thêm vào đó, thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích
(Cumulative) – cho biết mức độ giải thích đúng của mô hình – có giá trị bằng hoặc lớn
hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Số lượng yếu tố được xác định dựa trên chỉ số
Eigenvalue đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi yếu tố. Theo tiêu chuẩn
Kaiser thì những yếu tố có Eigenvalue – đại diện cho phần biến thiên được giải thích
bởi mỗi nhân tố - nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình nghiên cứu. Kiểm định Bartlett’s
test sphericity xem xét giả thuyết H0 độ tương quan giữa các biến quan sát bằng 0 trong
tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê khi Sig. < 0,05 thì các biến quan sát có
tương quan (Correlation) với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc, 2008).
1.4.3.4 Xây dựng mô hình hồi quy
Đề tài xây dựng mô hình hồi quy nhằm mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa
các biến trong đó một biến biến phụ thuộc (hay còn gọi là biến được giải thích) và các
biến còn lại là các biến độc lập (hay biến giải thích), mô hình phân tích hồi quy giúp dự
đoán được giá trị của biến phụ thuộc khi biết trước giá trị của biến độc lập.
Mô hình được mô tả như sau:
Y= B0 + B1X1 + B2X2 + … BiXi
Trong đó:
Y: là biến phụ thuộc; X: là biến độc lập
Theo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008), giá trị sai lệch cho phép
(GTSL) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) có mối quan hệ tỷ lệnghịch với nhau. Khi
GTSL nhỏ thì VIF lớn và ngược lại, nên chọn VIF<10 vì khi VIF>10 sẽ xảy ra hiện
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 14
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
tượng đa cộng tuyến. Đây là yếu tố nhằm kiểm tra vi phạm giả định cần thiết trong mô
hình hồi quy tuyến tính bội, một khi cácgiả định này không bị vi phạm, mô hình hồi quy
tuyến tính bội được xây dựngcó độ tin cậy cao.
Mức độ phù hợp của mô hình được đánh giá bằng hệ số R 2 điều chỉnh.Giá trị R2
điều chỉnh không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R 2 do đó được sử dụng phù hợp
với hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh nên nhỏ hơn R2 vì nó không thổi phồng
mức độ phù hợp của mô hình và do đó mô hình sẽ an toàn hơn (Hoàng Trọng &Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
1.5.
1.6.
Bố cục nghiên cứu
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
Chương II: Cơ sở lý thuyết
Chương III: Thiết kế nghiên cứu
Chương IV: Kết quả nghiên cứu
Chương V: Kết luận và kiến nghị
Tổng quan nghiên cứu
1.6.1 Nghiên cứa ngoài nước
Kolvereid (1996b) điều tra 128 sinh viên Nauy đang học ngành kinh doanh và sử
dụng mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen (1991) để dự đoán ý định khởi sự.
Yếu tố đặc điểm nhân khẩu (nền tảng gia đình, giới tính, và kinh nghiệm làm việc..)
được tìm thấy ảnh hưởng gián tiếp đến ý định khởi nghiệp thông qua tác dụng của
chúng lên thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức điều khiển hành vi. Tác giả sử dụng
kiểm định tương Spearman để kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập (thái độ,
định mức chủ quan, nhận thức điều khiển hành vi, nền tảng gia đình, giới tính, và kinh
nghiệm làm việc) và biến phụ thuộc (ý định khởi sự kinh doanh). Kết quả của Kolvereid
(1996b) cho thấy có sự tương quan đáng kể giữa kinh nghiệm làm việc và giới tính với
ý định khởi sự. Nam giới được tìm thấy có sở thích làm chủ cao hơn đáng kể so với nữ
giới. Mối quan hệ giữa các nền tảng gia đình và ý định là không có ý nghĩa thống kê.
Trong khi thái độ cá nhân, quy chuẩn chủ quan, nhận thức điều khiển hành vi tác động
trực tiếp lên ý định khởi sự, không có biến nhân khẩu học nào được tìm thấy có ảnh
hưởng trực tiếp đáng kể lên ý định khởi sự. Hơn nữa, những tác động gián tiếp của kinh
nghiệm làm việc, nền tảng gia đình thông qua thái độ cá nhân, quy chuẩn chủ quan,
nhận thức điều khiển hành vi đều có ý nghĩa thống kê. Mặc dù ảnh hưởng gián tiếp của
giới tính đối với ý định tự làm chủ là không đáng kể, kinh nghiệm, giới tính, và nền tảng
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 15
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
gia đình ảnh hưởng gián tiếp đến ý định kinh doanh thông qua ảnh hưởng của họ trên
thái độ, quy chuẩn chủ quan, nhận thức hành vi kiểm soát.
Krueger et al. (2000) thực hiện nghiên cứu so sánh hai mô hình dựa trên khả
năng để dự đoán ý định khởi sự kinh doanh: Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen
(1991) và mô hình các sự kiện kinh doanh của Shapero (1982). Trong khi Shapero
(1982) cho rằng ý định kinh doanh phụ thuộc vào nhận thức mong muốn cá nhân, tính
khả thi, và xu hướng hành động thì Ajzen (1991) lập luận ý định khởi sự phụ thuộc vào
thái độ cá nhân, quy chuẩn xã hội, và nhận thức điều khiển hành vi. Bằng việc sử dụng
phương pháp tiếp cận mô hình cạnh tranh và so sánh kết quả phân tích hồi quy cho hai
mô hình, Krueger et al. (2000) kiểm tra sự phù hợp của tổng thể, các thành phần của mô
hình và kết luận cả hai mô hình phù hợp và khả thi, là công cụ có giá trị để hiểu quá
trình xuất hiện doanh nghiệp. Kết quả cho thấy quy chuẩn xã hội không có ý nghĩa mặc
dù sự tương quan giữa quy chuẩn xã hội và ý định là có ý nghĩa (R 2 điều chỉnh = 0,31; p
< 0,01). Nhận thức điều khiển hành vi, thái độ cá nhân, và xu hướng hành động dự đoán
một cách đáng kể ý định kinh doanh.
Nghiên cứu về ý định khởi sự giữa các nước thuộc của bán đảo Scandinavia và
Mỹ, Autio et al. (2001) đã phát triển mô hình Lý thuyết hành vi kế hoạch của Ajzen
(1991) để phân tích yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự kinh doanh giữa các sinh viên
đại học các nước đến từ Thụy Điển, Phần Lan, Mỹ và Vương quốc Anh. Các sinh viên
được phỏng vấn chủ yếu là sinh viên các khối ngành công nghệ và kích thước mẫu là
3445 sinh viên. Autio et al. (2001) sử dụng phương pháp hồi quy và phân tích tương
quan để kiểm định giả thuyết. Đầu tiên, những ảnh hưởng của chuẩn mực xã hội và thái
độ đối với ý định khởi nghiệp đã được thử nghiệm trên nhận thức điều khiển hành vi.
Thứ hai, những ảnh hưởng của các biến tương tự đó đã được thử nghiệm trên ý định
khởi sự kinh doanh. Cuối cùng, một mô hình dùng chung cho tất cả các biến đã được
thử nghiệm trong đó cũng bao gồm các biến tình huống và biến nhân khẩu học. Kết quả
của tác giả Autio et al. (2001) phù hợp với các nghiên cứu của Krueger (1993);
Davidsson (1995) với R2 lần lượt theo thứ tự là 0,54 và 0,32. Tuy nhiên, quy chuẩn chủ
quan không phản ánh rõ về ý định khởi sự kinh doanh. Điểm đáng chú ý trong nghiên
cứu là nhận thức điều khiển hành vi và thái độ đối với ý định kinh doanh là giống với
nhận thức khả thi và mong muốn có được.
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 16
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Venesaar et al. (2006) nghiên cứu ý định khởi sự kinh doanh thông qua việc xác
định thái độ, đặc điểm cá nhân và kế hoạch trong tương lai của sinh viên đại học và học
viên cao học của trường đại học kỹ thuật Tallinn, Estonia. 443 sinh viên chủ yếu đến từ
các ngành cơ khí, kỹ thuật điện, công nghệ thông tin, hóa học được phỏng vấn. Thang
Likert 1-5 được sử dụng để đo lường thái độ của sinh viên, đặc điểm và thói quen hành
vi đến động cơ để bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù
phần lớn sinh viên trả lời có ý định khởi nghiệp kinh doanh, hầu hết trong số họ không
muốn bắt đầu ngay sau khi tốt nghiệp mà muốn đi làm trước. Các đặc điểm cá nhân và
hành vi của sinh viên có mối tương quan tích cực với ý định bắt đầu thành lập doanh
nghiệp. Nghiên cứu cũng đề xuất tăng cường vai trò của các trường đại học trong việc
phát triển ý định kinh doanh của sinh viên, cung cấp cho họ những kiến thức về kinh
doanh, phát triển ý tưởng kinh doanh, tìm kiếm và đánh giá các cơ hội kinh doanh, cũng
như kiến thức thực tế về quá trình bắt đầu một doanh nghiệp và cải thiện các chính sách
kinh doanh.
Ý định khởi sự kinh doanh được Wu & Wu (2008) nghiên cứu trên 150 sinh viên
các ngành của trường Đại học Tongji ở Thượng Hải. Bài nghiên cứu tập trung vào mối
quan hệ giữa yếu tố giáo dục của sinh viên và ý định kinh doanh của họ. Mô hình
phương trình cấu trúc được áp dụng để kiểm định sự hình thành ý định khởi nghiệp kinh
doanh. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy sự khác biệt về ý định khởi sự kinh doanh
của sinh viên trường Đại học Tongji. Các thành phần trong bảng câu hỏi khảo sát bao
gồm nền tảng giáo dục, các biến nhân khẩu học, thái độ cá nhân, quy chuẩn chủ quan,
nhận thức điều khiển hành vi, ý định khởi sự kinh doanh, giáo dục tinh thần khởi sự
kinh doanh. Phân tích tương quan cho thấy rằng trình độ học vấn ảnh hưởng đến ý định
khởi nghiệp kinh doanh thông qua tác động của nó đối với thái độ cá nhân. Bên cạnh
đó, nghiên cứu cũng chỉ ra sinh viên tốt nghiệp cao học có ít hấp dẫn về khởi sự kinh
doanh so với sinh viên chưa tốt nghiệp đại học. Điều này có thể lí giải do sinh viên chưa
tốt nghiệp có nhiều ý tưởng, đam mê, nhiệt huyết hơn, đối mặt chi phí cơ hội và nhu cầu
dòng tiền ổn định thấp hơn sinh viên đã tốt nghiệp cao học. Wu & Wu (2008) kết luận
không có mối liên hệ giữa thành tích học tập và nhận thức điều khiển hành vi qua kiểm
định . Vì vậy, giáo dục khởi sự kinh doanh nên được áp dụng cho tất cả các sinh viên
đại học mà không phân biệt trên cơ sở thành tích học tập.
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 17
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
Ali et al. (2011) khám phá thái độ khởi sự kinh doanh bằng việc sử dụng mô
hình gồm các yếu tố: sự chấp nhận kinh doanh, ý định khởi sự kinh doanh và các yếu tố
cá nhân. Cuộc khảo sát được tiến hành trên 480 sinh viên đang theo học khóa thạc sĩ
quản trị kinh sinh viên từ sáu trường đại học khu vực công Pakistan. Nghiên cứu cũng
đưa các yếu tố phạm vi kiểm soát, tự tin vào năng lực bản thân, quy chuẩn chủ quan vào
phân tích. Kết quả cho thấy đa số sinh viên có thái độ tích cực đối với khởi sự kinh
doanh ở sáu trường đại học. Nhìn chung, từ kết quả nghiên cứu, phần lớn các sinh viên
đại học ở Pakistan có thái độ tích cực đối với ý định khởi sự kinh doanh. Trong số các
yếu tố về nhân khẩu học, thu nhập của cha mẹ nổi lên như biến có ảnh hưởng mạnh
nhất. Các yếu tố còn lại như giới tính, nơi cư trú, trình độ chuyên môn và nghề nghiệp
của cha mẹ chỉ ảnh hưởng một phần. Các trường đại học khu vực công cộng khác ở
trong nước có một loại tương tự của văn hóa học tập.
Wolfgang & Joseph (2011) sử dụng các biến liên quan đến tính cách cá nhân ảnh
hưởng đến nhận thức khả thi và nhận thức mong muốn để xây dựng mô hình ý định
khởi sự cùng với sự ảnh hưởng của các biến tình huống (bao gồm giới tính, tuổi tác, bạn
bè, điểm xếp hạng ở lớp, …). Bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến cho các sinh viên
trường cao đẳng St. Norbert ở 3 chuyên ngành kinh doanh (quản trị kinh doanh, kế toán,
kinh doanh quốc tế). Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn các yếu tố đặc điểm tính
cách (chủ yếu là thái độ tích cực và động lực đạt thành tích) cùng với nhận thức tính khả
thi tác động lớn đến ý định khởi nghiệp của sinh viên. Các biến phản ánh hoàn cảnh cá
nhân và gia đình đóng góp tương đối yếu trong việc giải thích ý định.
Peng et al. (2012) khảo sát hơn 2.000 sinh viên đại học từ chín trường đại học ở
tỉnh Tây An, Trung Quốc về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ ý định khởi sự kinh
doanh. Thái độ kinh doanh, quy chuẩn chủ quan, tự tin vào năng lực bản thân trong khởi
nghiệp là các yếu tố chính tác động đến ý định. Ngoài ra, Peng et al. (2012) đưa vào mô
hình các biến về đặc điểm tính cách (tính rủi ro, tính đổi mới, điều khiển hành vi, đạt
được thành tựu,..), đặc điểm gia đình, sự hỗ trợ, kiến thức kinh doanh, môi trường khởi
sự và phân tích tương quan các ảnh hưởng các biến trên lên ý định khởi sự. Kết quả cho
thấy kinh nghiệm kinh doanh trước khi sinh viên đại học tác động đáng kể lên quy
chuẩn chủ quan và tự tin vào năng lực bản thân. Các yếu tố quy chuẩn chủ quan, môi
trường xã hội, chính sách hỗ trợ, môi trường doanh nghiệp của sinh viên đại học ở tỉnh
Tây An có ảnh hưởng tích cực đáng kể lên thái độ khởi nghiệp kinh doanh và tự tin vào
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 18
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
năng lực bản thân trong khi đó các yếu tố nền tảng gia đình (tinh thần kinh doanh của
ông bà, cha mẹ, người thân và bạn bè), giới tính, tính đổi mới và đạt được thành tựu
không có tác động đáng kể lên thái độ khởi nghiệp kinh doanh, quy chuẩn chủ quan và
tự tin vào năng lực bản thân.
Kadir et al. (2012) đã nghiên cứu các mối quan hệ giữa sự hỗ trợ giáo dục và ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên trường cao đẳng chuyên nghiệp MARA ở
Malaysia. Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa hỗ trợ giáo dục hướng tới ý định kinh
doanh dựa trên lý thuyết của Ajzen (1991). Bảng câu hỏi được gửi đến 183 sinh viên
của bốn khóa học khác nhau (ngành Kinh doanh, Kế toán, Ngân hàng và Tài chính,
Quản trị) thuộc trường MARA. Phương pháp hồi quy tuyến tính và phân tích tương
quan được áp dụng trong bài nghiên cứu. Từ kết quả phân tích của cuộc khảo sát cho
thấy mối quan hệ có ý nghĩa giữa yếu tố thái độ, yếu tố hành vi và hỗ trợ giáo dục đối
với mục đích khởi sự kinh doanh. Hỗ trợ giáo dục đóng góp 40,8% vào yếu tố thái độ
và 57,6% vào yếu tố hành vi. Tất cả ba yếu tố (thái độ, hành vi và hỗ trợ giáo dục) đóng
góp 43,3% đối với ý định kinh doanh của sinh viên trường MARA. Kết quả của nghiên
cứu này có ý nghĩa có giá trị cho các nhà hoạch định chính sách tại các cơ sở giáo dục,
các nhà giáo dục tại các trường đại học. Kadir et al. (2012) đề xuất sự hỗ trợ giáo dục
kinh doanh trong các trường đại học là một cách hiệu quả để thu được kiến thức cần
thiết về ý định khởi sự kinh doanh. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy các sinh viên có
tham gia vào các chương trình đào và khóa tập huấn tạo kinh doanh sẽ có thái độ và
khuynh hướng kinh doanh. Sinh viên được tham gia các khóa này sẽ có hình ảnh tích
cực trong việc lựa chọn là doanh nhân như một nghề nghiệp tương lai.
Jianfeng (2013b) cũng sử dụng của lý thuyết hành vi hoạch định của Ajzen
(1991) để lập mô hình và điều tra khảo sát 1.330 sinh viên đang theo học tại các trường
Đại học của Trung Quốc. Kết quả cho thấy các yếu tố trong mô hình của Ajzen (1991)
đều có ý nghĩa giải thích ý định sự nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu tìm thấy giới tính và
kinh nghiệm của cha mẹ có tác động và ảnh hưởng đáng kể đến thái độ, quy chuẩn chủ
quan, nhận thức điều khiển hành vi, và ý định kinh doanh. Điểm khác biệt trong nghiên
cứu mà tác giả Jianfeng (2013b) nêu lên so với các tác giả phương Tây (Krueger et al.,
2000; Liñán & Chen, 2009) đó là quy chuẩn chủ quan là biến dự báo ý định khởi sự
kinh doanh tốt hơn nhận thức điều khiển hành vi. Điểm có thể giải thích cho lý do này
là tính chủ nghĩa tập thể được đề cao trong xã hội Trung Quốc; cá nhân bị ảnh hưởng
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 19
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
nhiều bởi thành viên trong nhóm, khác biệt với sự nhấn mạnh vào chủ nghĩa cá nhân
trong nền văn hóa phương Tây.
Rasli et al. (2013) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định kinh doanh của
sinh viên trường Đại học kỹ thuật Malaysia. Bài nghiên cứu đề cập đến sự phân loại ý
định kinh doanh và niềm tin kinh doanh. Ý định kinh doanh là trạng thái tâm trí của một
người nuôi dưỡng và thúc đẩy việc sáng tạo kinh doanh mới trong khi đó niềm tin kinh
doanh được xem là thước đo của sự cảm nhận một cách dễ dàng tính khả thi thành lập
một công ty mới. Tuy nhiên, khi niềm tin kinh doanh của một người cao hơn so với các
yêu cầu nhận thức của một cơ hội cụ thể nào đó thì người đó sẽ bắt đầu hoạt động kinh
doanh. Do vậy, niềm tin là lời giải thích chính và yếu tố quyết định của ý định khởi sự
kinh doanh (Davidsson, 1995). Kết quả nghiên cứu của Rasli et al. (2013) cho thấy giới
tính và kinh nghiệm làm việc ảnh hưởng đến ý định kinh doanh. Tỷ lệ nam thành công
trong lĩnh vực tài chính và đổi mới cao hơn đáng kể so với nữ, phát hiện này cũng phù
hợp với nghiên cứu của Carter et al. (2003).
Bên cạnh đó, đề tài về ý định kinh doanh cũng được tác giả Ghazali (2013)
nghiên cứu. Phạm vi của nghiên cứu này bao gồm các thông tin về nhân khẩu, các yếu
tố về thái độ và hành vi, và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên về ý định
kinh doanh. Tác giả sử dụng thang đo Liker 5 điểm để đo lường các biến bao gồm sự
đổi mới và sáng tạo (11), thái độ và kỹ năng xã hội (10), tự quản lý (12), mong muốn
thành công (11), kỹ năng giải quyết vấn đề (8), kỹ năng lãnh đạo (7), kỹ năng tài chính
(4), kỹ năng tiếp thị (8), và ý định kinh doanh (14). Ghazali (2013) phát hiện ra rằng
những sinh viên đã từng tham gia khóa học về khởi nghiệp có thái độ và kỹ năng xã hội
cao hơn đáng kể so với nhóm sinh viên còn lại.
Công trình nghiên cứu của Malebana (2014) về ý định khởi sự kinh doanh của
hơn 300 sinh viên năm cuối ngành thương mại tại một tỉnh vùng nông thôn nước Nam
Phi. Kết quả cuộc khảo sát cho thấy mô hình lý thuyết hành vi kế hoạch (TPB) của
Ajzen (1991) mà tác giả Malebana (2014) áp dụng trong mô hình có giá trị đo lường
trong việc xác định yếu tố ảnh hưởng quyết định lập nghiệp ở Nam Phi gồm thái độ,
quy chuẩn chủ quan và nhận thức điều khiển hành vi, củng cố tính tin cậy bảng khảo sát
của Liñán & Chen (2006; 2009) trong việc đo lường các yếu tố ảnh hưởng ý định khởi
nghiệp kinh doanh. Cuối cùng, tác giả đề xuất các nhà hoạch định chính sách, các nhà
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 20
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
quản lý giáo dục khởi sự kinh doanh và các nhà nghiên cứu có sự hợp tác và ý thức rõ
vấn đề khởi sự doanh nghiệp của sinh viên.
Nieuwenhuizen & Swanepoel (2015) đánh giá sự khác biệt các mức độ của ý
định khởi sự kinh doanh của sinh viên ngành cao học quản trị kinh doanh ở hai trường
đại học Johannesburg ở Nam Phi và trường kinh doanh Krakow ở Ba Lan. Bảng số liệu
được thu thập từ 182 sinh viên của 2 trường. Nghiên cứu áp dụng mô hình của Ajzen
(1991) để kiểm định sự tương quan giữa giữa các biến chủ yếu gồm thái độ cá nhân,
quy phạm chủ quan và nhận thức điều khiển hành vi tác động lên ý định khởi sự kinh
doanh. Kết quả cuộc khảo sát này cho thấy hầu hết các sinh viên đang học ở trường
Johannesburg có điểm số về ý định khởi sự kinh doanh vượt trội so với sinh viên trường
kinh doanh Krakow, cụ thể ở các yếu tố thái độ hướng tới trở thành một doanh nhân,
nhận thức điều khiển hành vi, phát triển sản phẩm mới, sự nhạy bén về tài chính và hỗ
trợ kinh doanh. Điều đó có thể được giải thích do định hướng văn hóa, định hướng
tương lai và tiềm ẩn trong kinh doanh ở Ba làm ảnh hưởng lớn đến ý định khởi sự của
sinh viên.
1.6.2 Nghiên cứu trong nước
Mai Ngoc Khuong & Nguyen Huu An (2016) nghiên cứu các ảnh hưởng của các
đặc điểm cá nhân, kinh nghiệm bản thân, môi trường bên ngoài, quy chuẩn xã hội và
tính khả thi nhận thức lên ý định khởi sự kinh doanh thông qua nhận thức tích cực và
tiêu cực đối với khởi sự kinh doanh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng với
các kỹ thuật thống kê được sử dụng như phân tích nhân tố, hồi quy đa biến và phân tích
đường dẫn dựa trên kết quả khảo sát từ 400 sinh viên tại Đại học Quốc gia Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu chỉ các biến độc lập (kinh nghiệm bản thân, môi trường bên ngoài
và tính khả thi nhận thức) ảnh hưởng tích cực đáng kể đối với ý định khởi sự kinh
doanh. Điều này nhấn mạnh thực thế rằng có một nguồn vốn đủ lớn sẽ giúp cho công
việc khởi nghiệp kinh doanh được bắt đầu nhanh hơn. Mặt khác, từ kết quả phân tích,
đặc điểm cá nhân (quyền tự chủ, mức năng lượng và nhu cầu thành tích) ngăn cản ý
định khởi sự kinh doanh. Cuối cùng, bài nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm thúc
đẩy ý định khởi sự kinh doanh của sinh viên như (1) các trường đại học ở Việt Nam nên
cung cấp các khóa học về khởi sự nhiều hơn vì hiện nay có rất ít trường đại học đưa các
khóa này vào chương trình, dẫn tới việc sinh viên thiếu thực tế và bi giới hạn về kỹ
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 21
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
năng và (2) khuyến khích sinh viên làm các công việc ngoài giờ học liên quan đến
ngành nghề nhằm tích lũy kinh nghiệm.
Nguyễn Thu Thủy (2015) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tiềm năng khởi sự
kinh doanh của sinh viên đại học. Tiếp nối các nghiên cứu theo lý thuyết hành vi hợp lý
và dự định khởi sự, luận án đặt ra mục tiêu nghiên cứu là xây dựng và kiểm định mô
hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng (bao gồm các yếu tố môi trường và các yếu tố
trải nghiệm cá nhân) tới tiềm năng KSKD của 2 nhóm sinh viên học ngành kinh tếquản trị kinh doanh và nhóm sinh viên học ngành kỹ thuật. Trong luận án, tác giả đã
làm rõ các khái niệm KSKD, các loại hình KSKD, tiềm năng KSKD và các mô hình lý
thuyết về chỉ báo của tiềm năng KSKD; xây dựng và kiểm định mô hình lý thuyết và
các giả thuyết về mối quan hệ giữa các yếu tố môi trường vàtrải nghiệm cá nhân (bao
gồm kinh nghiệm cá nhân và kinh nghiệm qua quá trình đào tạo đại học) với tiềm năng
KSKD của sinh viên đại học trong bối cảnh Việt Nam- một nền kinh tế chuyển đổi.
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để kiểm định mô hình gồm 2 bước chính:
nghiên cứu sơ bộ (gồm nghiên cứu định tính và định lượng sơ bộ) và nghiên cứu định
lượng chính thức trên mẫu điều tra 693 sinh viên thuộc 2 ngành học kỹ thuật và kinh tế
- quản trị kinh doanh. Kết quả luận án xác định được các yếu tố tác động tới tiềm năng
KSKD của sinh viên. Cụ thể, luận án cho thấy các yếu tố tác động thuận chiều tới mong
muốn KSKD (khía cạnh thứ nhất của tiềm năng khởi sự) là ý kiến người xung quanh, vị
trí xã hội của doanh nhân, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực KSKD, truyền cảm
hứng của nhà trường, học môn KSKD, ngành họcvà tham gia hoạt động ngoại khóa
KSKD. Các yếu tố tác động thuận chiều tới tự tin KSKD (khía cạnh thứ hai của tiềm
năng khởi sự) là ý kiến người xung quanh, hình mẫu chủ doanh nghiệp, năng lực
KSKD, ngành học, truyền cảm hứng của nhà trường, học môn KSKD, ngành học,
phương thức học qua thực tế và tham gia hoạt động ngoại khóa KSKD. Trong đó, ý kiến
người xung quanh là nhân tố tác động mạnh nhất tới mong muốn KSKD trong khi năng
lực KSKD là yếu tố tác động mạnh nhất tới cảm nhận về tự tin KSKD. Với các phát
hiện trong nghiên cứu này, luận án có các giá trị cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Về mặt
lý luận, luận án đã khẳng định tác động của các hoạt động tích lũy kinh nghiệm cá
nhântrong quá trình đào tạo đại học tới tiềm năng KSKD của sinh viên bên cạnh các yếu
tố môi trường và kinh nghiệm cá nhân đã được khẳng định ở các nghiên cứu trước đó.
Về mặt thực tiễn, luận án giúp các nhà hoạch định chính sách có thêm hiểu biết để đưa
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 22
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
ra các biện pháp phù hợp thúc đẩy KSKD ở đối tượng sinh viên. Luận án cũng làm rõ
một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực này để tiếp tục khai phá
hiểu biết trong lĩnh vực nghiên cứu về KSKD.
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 23
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Các khái niệm liên quan
2.1.1 Khái niệm và phân loại KSKD
2.1.1.1 Khái niệm KSKD
Khái niệm về khởi sự kinh doanh đã có từ lâu đời, được xem là việc “tạo ra một
tổ chức mới” (Bygrave & Zacharakis, 2011) hay “quá trình tạo ra của cải” (Kao,
1993). Tác giả Hisrich et al. (2005) có định nghĩa về khởi sự kinh doanh: “Khởi sự
kinh doanh là quá trình tạo ra một cái gì đó mới có giá trị bằng cách dành thời gian và
nỗ lực, giả định bao gồm các rủi ro về tài chính, tâm linh và xã hội, nhận được những
phần thưởng bằng tiền tiền tệ, sự hài lòng bản thân và độc lập”.
Định nghĩa này nhấn mạnh bốn khía cạnh của một vấn đề khởi sự kinh
doanh. Điều trước tiên, nó liên quan đến việc tạo ra một sản phẩm, dịch vụ nói chung có
giá trị cho doanh nhân và đối tác. Kế đến, khởi sự kinh doanh đòi hỏi sự cống hiến và
tận tâm trong nghề, lĩnh vực với sự đam mê. Hầu hết nhiều người khởi sự gặp rất
nhiều khó khăn khi đưa sản phẩm dịch vụ lần đầu ra thị trường. Các rủi ro trong quá
trình kinh doanh có thể có nhiều hình thức. Cuối cùng,các nhà doanh nghiệp nhận được
phần thưởng cho những nỗ lực của mình. Tiền thưởng thường được xác định là chỉ báo
cho sự thành công của các doanh nhân. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp cho thấy
tính độc lập và sự hài hòa của cá nhân như là những phần thưởng cá nhân quan trọng
nhất. Một khía cạnh nữa mà khái niệm muốn chỉ ra là những rủi ro phải đối đầu khi
khởi sự. Rủi ro luôn xuất hiện và tham gia vào quá trình kinh doanh. Cuối cùng, người
khởi nghiệp nhận được thành quả và phần thưởng sau những nỗ lực làm việc.Vậy người
tạo ra giá trị cho doanh nghiệp hay còn gọi là doanh nhân xuất hiện trong khái niệm trên
là gì?
“Doanh nhân là người đã phá hủy trật tự kinh tế hiện tại bằng cách đưa ra các
sản phẩm và dịch vụ mới, giới thiệu các phương pháp sản xuất mới, tạo ra các hình
thức tổ chức mới, hoặc bằng cách khai thác nguyên vật liệu mới”.
Khái niệm trên được nhà kinh tế và chính trị học người Áo, ông Joseph
Schumpeter như trích dẫn ở Bygrave & Zacharakis (2011, p.1). Như vậy để trở thành
doanh nhân đòi hỏi người đó dấn thân vào công việc muốn làm, có nhiều động cơ thúc
đẩy, có sự đam mê và sáng tạo trong công việc và xác định được nhiệm vụ khó khăn
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Page 24
GVHD: Th.S Nguyễn Thị Ngọc Dung
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HOC
trong quá trình thực hiện (Kariv, 2011, p.308). Để thực hiện được mục tiêu đề ra, doanh
nhân cần xác định được các giá nhằm từng bước xác định mục tiêu kinh doanh phù hợp
(Kariv, 2011,p.307). Hình 2.1 được xem là công cụ giúp cho người khởi nghiệp đánh
giá đúng đắn và chính xác để đưa đến sự thành công của quá trình khởi sự kinh doanh.
Hình 2.1 Mô hình tự đánh giá khởi sự kinh doanh
Nguồn: Kariv (2011, p.307)
Thành tựu muốn đạt được
qua việc khởi nghiệp (hữu
hình, vô hình).
Điều cần làm tiếp theo để
thực hiện hóa bản thân
thông qua khởi nghiệp.
So sánh thành tựu chính
so với lần phản hồi trước
đó.
SVNC: Nguyễn Thị Thảo Nguyên_Lưu Thái An Hòa
Lớp :QK13A1.1
Làm cách nào đạt được
mục đích.
Điều cần làm nào để đạt
được mục đích.
Những thành tưu muốn
đạt hiện tại.
Page 25